Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦAG CÔNG TY CPXD VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THỦ ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.98 KB, 18 trang )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦAG CÔNG TY CPXD VÀ
THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THỦ ĐÔ
1.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp
tại Công ty CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô
Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu công tác quả lý, công tác hạch toán của công ty nói
chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp của xí nghiệp nói riêng.
Em xin đưa ra một số nhận xét về thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm xây lắp như sau:
a. Những ưu điểm:
Quá trình tìm hiểu thực tế về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác
quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp nói riêng ở công ty CPXD và TM
tổng hợp Thủ Đô, em nhận thấy công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc. Tuy nhiều
mặt còn hạn chế nhưng công ty đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán khoa học
hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động được trong sản xuất kinh
doanh, có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đảm bảo đứng vững trong cạnh
tranh và phát triển trong điều kiện hiện nay.
* Về công tác tập hợp chi phí:
Nhìn chung công ty tập hợp chi phí đầy đủ các khoản mục chi phí liên quan đến từng
công trình, hạng mục công trình như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Việc tập hợp như thế này làm cho
công tác tính giá thành cũng được chính xác hơn và cũng giúp cho kế toán thuận tiện trong việc
tập hợp chi phí.
Tất cả các chi phí phát sinh cho công trình nào thì được tập hợp cho công trình đó. Do
đó cuối kỳ không phải thực hiện phân bổ nhiều nên đã giảm nhẹ được công việc kế toán.
* Về tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp:
Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này công ty dễ dàng quản lý
vì phòng kế toán là ở công ty, còn kế toán công trường chỉ có nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm
tra để định kỳ gửi lên phòng kế toán trung tâm. Trong điều kiện có thể thì phòng kế toán trung
tâm còn giao cho nhân viên hạch toán thực hiện một số phần công việc hạch toán khác như:
Ghi chép các chỉ tiêu cần thống kê, hạch toán một số nghiệp vụ đơn giản, định kỳ lập báo cáo
đơn giản gửi về phòng kế toán tập trung. Như vậy mô hình tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ và


hiệu quả. Quy trình làm việc khoa học với nhân viên kế toán có trình độ, có trách nhiệm.
* Về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:
Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng cao. Công ty đã áp dụng kịp thời
công nghệ phần mềm máy tính trong công tác hạch toán kế toán. Do đó công việc của nhân
viên kế toán được giảm nhẹ, dễ theo dõi và tránh được những sai sót.
b.Nhược điểm:
Bên cạnh những yêu điểm xí nghiệp không tránh khỏi những tồn tại khó khăn cần khắc
phục, nhất là trong việc hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp. Cụ thể:
*Về công tác luân chuyển chứng từ
1
Theo quy định của bộ tài chính, các nhân viên kế toán công trường phải thu thập và gửi
các chứng từ gốc phát sinh ở từng công trình, hạng mục công trình lên phòng kế toán của công
ty vào hàng tuần, hoặc hàng tháng, hàng quý. Nhưng trên thực tế, việc giao nộp các chứng từ
này thường chậm có thể là do nhiều nguyên nhân như: địa điểm công trình ở xa, do thời tiết…
nên đã làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán. Đồng thời ảnh hưởng đến việc kê khai và quyết
toán thuế giá trị gia tăng và làm cho việc tập hợp chi phí vất vả không đúng thời điểm phát
sinh.
* Về sổ sách kế toán
Mặc dù công ty đã thực hiện việc tập hợp chi phí và tính giá thành trên máy vi tính
nhưng sổ sách trên máy vẫn chưa đúng với chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành:
VD: Trong sổ nhật ký chung chưa có cột “ Đã ghi sổ cái” và ở sổ cái chưa có cột “
Trang sổ nhật ký chung”. Như vậy không theo dõi được kế toán có nhập vào sổ nhật ký chung
một cách thường xuyên hay không và hạn chế trong đối chiếu số liệu giữa sổ cái và sổ nhật ký
chung.
Công ty chưa sử dụng hết các sổ có trong hình thức nhật ký chung như nhật ký thu
tiềnC, nhật ký chi tiền
Do đo làm cho công việc nhập số liệu vào sổ cái lớn hơn và phức tạp hơn rất nhiều.
* Về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Mặc dù công ty đã tiến hành hạch toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục tuy nhiên
việc hạch toán các khoản mục chi phí này chưa hợp lý và còn nhiều thiếu sót gây khó khăn cho

công tác tính giá thành sản phẩm. Cụ thể:
- Đối với việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: do đặc điểm của ngành xây
dựng, của sản phẩm xây dựng việc sử dụng nguyên vật liệu là thường xuyên, khối lượng
nguyên vật liệu sử dụng lại rất nhiều, giá cả nguyên vật liệu không đồng bộ và luôn biến động
vật liệu cung cấp cho sản xuất thi công theo phương thức dựa trên tiến độ thi công công trình,
trên kế hoạch cung ứng vật tư cụ thể cho từng công trình, vật liệu mua về được xuất dùng ngay.
Nhưng mặt khác mỗi khối lượng thi công xây lắp đều được định mức vật tư cụ thể, định mức
này do phòng kế hoạch kỹ thuật lập trên cơ sở các định mức thiết kế công trình và điều kiện thi
công từng công trình cụ thể. Các công trường lại ở các địa điểm khác nhau, do đó việc theo dõi
vật tư xuất dùng hàng ngày theo từng phiếu xuất vật tư ỏ từng kho công trình gửi lên phòng kế
toán là rất khó khăn và phức tạp. Do đó vật tư ở các công trường dễ bị mất mát.
- Đối với việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Tại xí nghiệp sử dụng hai tài khoản là 334 “ Phải trả công nhân viên” và TK 338 (8) “
Phải trả, phải nộp khác” để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
TK 334 được áp dụng đối với công nhân trong danh sách, còn TK 338 (8) được áp
dụng với những công nhân thuê ngoài có hợp đồng ngắn hạn. Việc hạch toán chi phí nhân công
như vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì cùng một lúc kế toán phải theo dõi những khoản thanh
toán, tạm ứng, những khoản chưa thanh toán của công nhân trên cả hai tài khoản, gây phiền hà
cho việc ghi sổ.
Hiện tại, ở công ty có sử dụng bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm . Tuy nhiên mẫu
này là không đúng với quy định của bộ tài chính.
2
Việc trích các khoản bảo hiểm của công ty hiện nay cũng không đúng với quy định của
ngành . Theo ngành xây dựng, các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản
xuất, của công nhân sử dụng máy thi công và công nhân sản xuất chung được hạch toán vào TK
627 “ Chi phí sản xuất chung”. Tuy nhiên ở xí nghiệp khoản này vẫn được trích vào TK 622 “
Chi phí nhân công trực tiếp” đối với những công nhân trực tiếp sản xuất và trích vào TK 623 “
Chi phí sử dụng máy thi công” đối với công nhân đội máy, hạch toán vào TK 627 “ Chi phí sản
xuất chung” đối với công nhân quản lý đội. Như vậy, việc hạch toán này là không đáp ứng
được yêu cầu tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành

Tại công ty khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp có tiến hành lập bảng phân bổ tiền
lương và bảo hiểm . Tuy nhiên bảng này không đúng với quy định của bộ tài chính
- Đối với việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung: Tại
công ty chỉ tiến hành trích khấu hao chi phí tài sản cố định sử dụng cho bộ phận văn phòng
công ty mà không tiến hành trích khấu hao tài sản cố định sử dụng ở bộ phận các đội sản xuất
và đội máy. Các khoản này được xí nghiệp hạch toán vào TK 623 (4) “ Chi phí sử dụng máy thi
công” và TK 627 (7) chi phí dịch vụ mua ngoài. Việc hạch toán như vậy sẽ làm cho công tác
phân tích chi phí và giá thành sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn
1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây
lắp
Với sự phát triển kinh tế không ngừng của đất nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh phải quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy vai trò
của công tác hạch toán kế toán là rất quan trọng và cần thiết. Vì thế, cần phải hoàn thiện công
tác kế toán ở mỗi doanh nghiệp nhằm tạo sự thống nhất trong toàn nền kinh tế theo một hệ kế
toán chung. Từ năm 2001 các hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã lần lượt ban hành và áp
dụng vào thực tiễn. Điều đó cũng chứng tỏ vai trò to lớn của kế toán trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ tài chính luôn luôn phải nghiên cứu đổi mới các chuẩn mực
kế toán sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính và sự
vận động của tài sản nhằm kiểm tra, giám sát, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp luôn muốn đạt được mức lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất, do
đó việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là rất quan trọngkhông những đối với những
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Việc hoàn thiện công tác chi phí
xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp xuất phát từ những lý do sau:
Ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc thù riêng, sản phẩm
mang tính đơn chiếc, thời giant hi công dài…Vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm càng hoàn thiện bao nhiêu thì việc quả lý và đầu tư cho ngành càng dễ dàng và
thuận lợi bấy nhiêu. Đảm bảo cho việc hạch toán đúng, đủ chính xác các khoản chi phí
Các chuẩn mực kế toán thường xuyên thay đổi và bổ sung, do đó kế toán luôn phải hoàn
thiện để phù hợp với chuẩn mực kế toán mới do bộ tài chính ban hành đồng thời cũng phù hợp

với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Đối với nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào không
chỉ riêng mình doanh nghiệp xây lắp hoàn thiện kế toán chi phí và giá thành sản phẩm là tất
yếu.
3
1.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại công ty CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô
Để quản lý công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm xây lắp nói riêng, Công ty phải phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm
yếu. Là sinh viên thực tập với kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều em
xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành
sản phẩm xây lắp tại Công ty.
* Giải pháp 1: Về hạch toán ban đầu và luân chuyển chứng từ:
Để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác đầy đủ, kịp thời, công ty
phải yêu cầu các kế toán công trường tập hợp chứng từ đầy đủ và theo định kỳ vào ngày 10, 20,
30 hàng tháng phải gửi về phòng kế toán tập trung. Nhưng do số lượng chứng từ phát sinh lớn,
công trình lại ở xa nên việc nộp các chứng từ về phòng kế toán thường chậm trễ làm cho công
tác hạch toán chi phí và tính giá thành không kịp thời, và công việc phòng kế toán gặp nhiều
khó khăn.
Do đó công ty nên giao cho nhân viên kế toán công trường làm thêm việc hạch toán đơn
giản và định kỳ gửi báo cáo về phòng kế toán công ty.
* Giải pháp 2: Về sổ sách kế toán
Để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ một cách khoa
học và logic theo em Công ty nên sử dụng mẫu sổ có đầy đủ các cột như sau:
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Công ty CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô
Ngày ghi
sổ
Chứng từ Diễn giải
Đã ghi sổ

cái
SH
TK
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
…. … … …. … … … …
31/12 KC/CG 31/12
Kết
chuyển
chi phí
nguyên
vật liệu
CT Như
Quỳnh -
HY
x
154
621
2.303.433
.740
2.303.433
.740
… … … … … … … …
Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
4

SỔ CÁI TK621
Công ty CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô
Ngày
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã
ghi
sổ
NKC
T
K
Đ
Ư
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
…. … … …. … … … …
31/12 KC/CG 31/12
Kết chuyển chi
phí nguyên vật
liệu CT Như
Quỳnh - HY
x
1
5
4
2.303.433.740
… … … … … … … …
Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
* Giải pháp 3: Công tác hạch toán chi phí nguyên vât liệu trực tiếp
- Do đặc điểm của ngành xây dựng, của sản phẩm xây dựng cơ bản nên công ty không
tổ chức kho nguyên vật liệu chung tại công ty mà các kho vật liệu được công ty bố trí tại các
công trường, mỗi công trình, hạng mục công trình đều có một kho tương ứng. Trong khi đó,
công ty lại tổ chức thi công nhiều công trình, hạng mục công trình lớn nhỏ khác nhau, tại các
địa điểm khác nhau và nhu cầu sử dụng vật tư tại các công trường đó là thường xuyên. Do đó
việc theo dõi vật tư, xuất dùng hàng ngày theo từng phiếu xuất vật tư ở từng kho công trình gửi
lên phòng kế toán là rất khó khăn và phức tạp. Trong điều kiện thực tế hiện nay, nhu cầu về xây
dựng, kiến thiết lại đất nước được tăng lên không ngừng, do đó nhu cầu về vật tư xây dựng
cũng vì thế mà tăng lên, giá cả vật tư không đồng bộ, luôn biến động, vật liệu cung cấp cho sản
xuất thi công theo phương thức dựa trên tiến độ thi công công trình, trên kế hoạch cung ứng vật
tư cụ thể cho từng công trình, vật liệu mua về được xuất dùng ngay. Nhưng mặt khác mỗi khối
lượng thi công xây lắp đều được định mức vật tư cụ thể, định mức này do phòng kế hoạch kỹ
thuật lập trên cơ sở các định mức thiết kế công trình và điều kiện thi công từng công trình cụ
thể.
Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát vật tư cho sản xuất, kiểm tra được
số vật liệu tiêu hao theo định mức, vượt định mức, góp phần kiểm tra được tình hình thực hiện
kế hoạch sản xuất thì công ty nên sử dụng “ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức”
Sử dụng “ phiếu xuất vật tư theo hạn mức” sẽ tạo điều kiện theo dõi quản lý chặt chẽ
hơn việc xuất vật tư ở từng kho công trình và của kế toán viên phòng kế toán của công ty. Mặt
khác, nó còn hạn chế được những hao hụt, mất mát vật liệu, nếu có hao hụt, mất mát, thì việc
kiểm tra, phát hiện cũng dễ dàng hơn, việc quy trách nhiệm vật chất cho đối tượng liên quan có
cơ sở sát đáng hơn.
5
Ví dụ: Đối với công trình Như Quỳnh – HY có thể sử dụng mẫu phiếu xuất vật tư theo
hạn mức như sau:

PHIẾU XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC
STT
Tên, nhãn
hiệu vật t
ư
Mã số ĐVT
Hạn mức
được
duyệt
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Ngày
8/12
Ngày Cộng
04 Gạch 2 lỗ 122G Viên 220.000 220.000 505 111.000.000
Cộng
Người
nhận
(ký,
ghi
họtên)
Phụ
trách
bộ
phận
sử
dụng
( ký,

ghi rõ
họ tên)
Phụ
trách
cung
tiêu
( Ký,
ghi rõ
họ tên)
Thủ kho
(ký, ghi họ tên)
Với giải pháp thứ tư: Nếu được áp dụng em hi vọng rằng sẽ giúp công ty tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cấp phát vật tư cho sản xuất, kiểm tra được số vật liệu tiêu hao theo định
mức, vượt định mức, góp phần kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. Sử dụng “
phiếu xuất vật tư theo hạn mức” sẽ tạo điều kiện theo dõi quản lý chặt chẽ hơn việc xuất vật tư
ở từng kho công trình và của kế toán viên phòng kế toán của công ty. Mặt khác, nó còn hạn chế
được những hao hụt, mất mát vật liệu, nếu có hao hụt, mất mát, thì việc kiểm tra, phát hiện
cũng dễ dàng hơn, việc quy trách nhiệm vật chất cho đối tượng liên quan có cơ sở sát đáng
hơn.
* Giải pháp 4: Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
- Hiện nay, ở công ty CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô sử dụng hai tài khoản để
hạch toán các khoản tiền công, tiền lương của công nhân viên. Đó là TK 334 “ Phải trả công
nhân viên” và TK 338 (8) “Phải trả phải nộp khác”
TK334 “Phải trả công nhân viên” được áp dụng đối với số công nhân trực tiếp trong
danh sách, công nhân gián tiếp đội và bộ máy quản lý công ty.
TK338(8) được áp dụng đối với công nhân thuê ngoài. Khi nhận được bảng thanh toán
khối lượng thuê ngoài của từng công trình kế toán tiến hành vào sổ kế toán theo định khoản:
Nợ TK622 (Chi tiết cho từng công trìnhC)
6
Có TK 338 (8) chi tiết cho từng công trình)

Việc thanh toán tiền lương cho nhân công thuê ngoài được tiến hành cùng với việc
thanh toán tiền lương của nhân công toàn công ty. Khi thanh toán kế toán ghi sổ theo định
khoản:
Nợ TK111
Có TK338 (8) (chi tiết)
Với việc hạch toán như vậy vẫn đảm bảo tính đủ cho chi phí nhân công trực tiếp.
Nhưng việc hạch toán chi phí nhân công sẽ gặp khó khăn, vì cùng một lúc kế toán phải theo dõi
những khoản thanh toán, tạm ứng, những khoản chưa thanh toán cuả công nhân trên cả hai tài
khoản, gây phiền hà cho việc ghi sổ. Hơn nữa, TK338(8) “Phải trả, phải nộp khác” không chỉ
bao gồm khoản phải trả tiền công cho nhân viên mà còn nhiều khoản khác nữa (như phụ phí
công trình…)
Do đó để thuận tiện cho việc thanh toán với nhân viên, theo em kế toán nên sử dụng:
TK334(1): đối với nhân công trong danh sách
TK 334(2): đối với công nhân thuê ngoài
Ví dụ đối với công trình Như Quỳnh - HY theo chứng từ tháng 12/2006 nếu áp dụng
giải pháp trên thì chi phí nhân công trực tiếp sẽ được hạch toán như sau:
Tiền lương phải trả công nhân viên trong danh sách là: 6.365.000 đồng
Tiền lương thuê ngoài là: 7.500.000 đồng
Như vậy, kế toán sẽ tiến hành vào sổ sách kế toán theo định khoản:
Nợ TK 62201 :13.865.000
Có TK 334 (1) : 6.365.000
Có TK 334 (2) : 7.500.000
(trích) SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu
tài khoản
Số phát sinh
Sô Ngày Nợ Có

… …. …….. …. …. ….
116/CG 31/12 Trả lương cho công nhân thi
công công trình Như Quỳnh -
HY
622
334
13.865.00 13.865.000
PC312 31/12 Chi phí tiếp khách 642
111
712.000
712.000
…. …. … …. ….. …..
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
7

×