Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 906

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.71 KB, 55 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SÔNG ĐÀ 906
1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty cổ phần Sông Đà 906 ảnh hưởng đến kế toán CPSX
và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần Sông Đà 906 được thành lập ngày 26/12/2003 theo quyết định số
1749/QD-BXD, trên cơ sở vật chất kỹ thuật nền tảng của Công ty Sông Đà 9 và được
tập thể cán bộ công nhân viên thuộc Tổng Công ty Sông Đà, do Công ty Sông Đà 9
nắm quyền chi phối với giá trị là 53% vốn điều lê. Điều lệ của công ty đã được Đại
hội cổ đông thông qua ngày 03/01/2004.
Trụ sở chính của Công ty tại: Số 47 Phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân – TP Hà
Nội
Nay chuyển về địa điểm: Nhà A1-Ngõ 100B Đường Hoàng Quốc Việt- TP Hà Nội
Số điện thoại: 048688022 Số Fax: 048688022
Vốn điều lệ của công ty: 5 tỷ đồng
Trải qua hơn 18 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã qua nhiều lần đổi tên, bổ
sung các chức năng, nhiệm vụ, công ty đã không ngừng lớn mạnh về quy mô, tổ chức
sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người lao
động ngày càng được nâng cao.
* Giai đoạn I(1988-2001 )
Đây là giai đoạn rất khó khăn của công ty, vừa phải ổn định tổ chức để thích
ứng với sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, vừa phải khắc phục
những hậu quả của lịch sử để lại nhằm thích ứng được với cơ chế mới và xây dựng
cơ sở vật chất phát triển.
Năm 1988 công ty bước vào hoạt động và lấy tên là “Xí nghiệp sản xuất kinh
doanh vật tư thiết bị xây dựng và xây lắp”. Với số vốn nhỏ nhoi, trang thiết bị làm
việc và cơ sở vật chất nghèo nàn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu nên hoạt động
kém hiệu quả. Trong khoảng thời gian này vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty
gặp rất nhiều khó khăn, giá trị sản lượng hàng năm chỉ khoảng 3-4 tỷ đồng. Do hiệu
quả kinh doanh không cao, chưa phát huy được những thế mạnh sẵn có nên đời sống
1


của cán bộ công nhân viên công ty trong thời kì này hết sức khó khăn. Hoạt động của
các đoàn thể chưa phát huy tác dung trong việc thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời
sống của cán bộ công nhân viên công ty.
Tuy nhiên, đến năm 1990 công ty đổi tên thành “Công ty kinh doanh vật tư và
xây lắp Sông Đà 15” và đã bắt đầu tự tìm hướng đi đúng trên cơ sở tìm hiểu và nắm
bắt, tích luỹ kinh nghiệm về đặc điểm của nền kinh tế thị trường, bước đầu đặt nền
móng cho sự phát triển trong những năm tiếp theo.
* Giai đoạn II ( 2001-2006)
Sau một thời gian bươn trải trong cơ chế thị trường đến năm 2001 công ty đổi
tên thành “Xí nghiệp Sông Đà 906”. Ban lãnh đạo công ty cùng tập thể cán bộ, công
nhân viên trong công ty đã đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo, đưa công ty phát
triển đi lên, liên tục làm ăn có lãi, tạo được uy tín trên thị trường.
Có thể nhận thấy rõ ràng nhất trong thời kì này, đó là việc công ty liên tục đầu
tư cải tiến, thay thế các thiết bị cũ bằng hệ thống các thiết bị mới tiên tiến, hiện đại,
phục vụ tốt cho quá trình thi công các công trình, các hạng mục lớn. Có thể nói, đây
là bước đi đúng đắn nhằm xác lập lại các định mức kinh tế- kỹ thuật, cải tiến sản
xuất, tiến hành quản lý khoán công việc – khoán tiền lương, giảm bớt chi phí quản lý
một cách hợp lý, nhất là những chi phí trong hội họp, tiếp khách.
Đối với những bộ phận kinh doanh kém hiệu quả, công ty đã mạnh dạn cho
ngừng hoạt động để tìm hướng kinh doanh mới. Mặt khác, Ban lãnh đạo công ty đã
chỉ đạo các phòng ban, chức năng kiểm tra việc tổ chức sản xuất ở cơ sở theo dõi và
thực hiện tốt các các pháp lệnh thống kê kế toán, lên các kế hoạch sát thực để điều
tiết và quản lý vốn. Do đó, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh và bảo toàn vốn cho đơn
vị. Đối với từng bộ phận, thường xuyên duy trì chế độ báo cáo thường xuyên lên ban
giám đốc để đánh giá đúng việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kịp thời
chấn chỉnh, giải quyết các hiện tượng phát sinh.
Bên cạnh đó, công ty còn luôn lấy hiệu quả kinh tế để chỉ đạo sản xuất kinh
doanh là mục tiêu, phương hướng hoạt động, đồng thời triển khai mở rộng đa dạng
hoá nghành nghề, lấy đầu tư kinh doanh điện nước làm nghành mũi nhọn.
2

Từ những giải pháp đồng bộ trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện trên, năm
2003 công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành “Công ty cổ phần Sông Đà
906”. Lúc này công ty đã hoạt động trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực có thể kể
ra một số ngành nghề kinh doanh của công ty như sau:
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ điện, thuỷ lợi, giao
thông, đường dây và trạm biến áp điện thế đến 35KV.
+ Tư vấn thiết kế xây dựng, đầu tư hạ tầng và kinh doanh bất động sản
+ Kinh doanh vật tư, vận tải, sản xuất đồ gỗ gia dụng
+ Kinh doanh và đầu tư tài chính
+ San lấp, đào đắp, nạo vét bằng cơ giới các loại công trình xây dựng
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông
+ Xây dựng các công trình kiến trúc hạ tầng đô thị và công nghiệp.
+ Sửa chữa máy thiết bị và gia công cơ khí
Có thể minh hoạ một số chỉ tiêu của công ty trên cơ sở báo cáo tài chính đã được
kiểm toán của năm 2005 và 2006
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006
1 Tổng Tài sản có đ
43,077,372,663 41,092,216,043
2 Tài sản có lưu động đ
32,636,531,851 3,458,638,510
3 Tài sản nợ lưu động đ
25,501,492,265 23,083,777,898
4 Giá trị ròng (lãi) đ
1,402,867,343 1,716,422,894
5 Vốn lưu động đ
12,472,509,821 9,400,439,590
6 Doanh thu đ
63,766,554,784 76,409,917,935
7 Thuế phải nộp ngân sách đ
1,423,656,987 1,210,236,986

8
Thu nhập bình quân/
người/ tháng
đ
2,503,023 2,236,029
1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần Sông Đà thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh theo phương
thức hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ trang trải về tài chính. Công ty là một doanh
nghiệp XDCB với ngành nghề chính là xây dựng dân dụng, công nghiệp, xây dựng
3
các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, tư vấn thiết kế xây dựng, đầu tư hạ tầng và kinh
doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng giao thông đường bộ…Do
đó đặc điểm sản xuất của công ty là:
+ Thời gian thi công kéo dài, giá trị công trình lớn, sản phẩm đơn chiếc và được
xây dựng theo đơn đặt hàng và các hợp đồng kinh tế.
+ Tỷ trọng tài sản cố định và NVL chiếm từ 70-80% giá thành công trình.
+ Thiết bị thi công không cố định một chỗ mà phải di chuyển liên tục từ vị trí
này sang vị trí khác dẫn đến việc quản lý rất phức tạp.
+ Thiết bị thi công đa dạng, ngoài những thiết bị thông thường còn phải có
những thiết bị rất đặc chủng mới thi công được như: búa đóng cọc, xà lan, hệ
thống phao cần cẩu…
* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Do sản phẩm của công ty được sản
xuất theo đơn đặt hàng do đó quá trình sản xuất sản phẩm được tiến hành theo công
đoạn bao gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị sản xuất. Bao gồm: Lập dự toán công trình, lập kế hoạch sản xuất,
kế hoạch mua sắm NVL, chuẩn bị vốn và các điều kiện khác để thi công công trình
và các trang thiết bị chuyên ngành để phục vụ cho việc thi công công trình.
Bước 2: Khởi công xây dựng: Quá trình thi công được tiến hành theo công đoạn,
điểm dừng kỹ thuật, mỗi lần kết thúc một công đoạn lại tiến hành nghiệm thu.
Bước 3: Hoàn thiện công trình, bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

Công ty cổ phần Sông Đà 906 là doanh nghiệp cổ phần, có tư cách pháp nhân, quản
lý chỉ đạo mọi hoạt động kinh tế phát sinh diễn ra tại 2 xí nghiệp và 7 đội có bộ máy
trực thuộc cơ quan công ty thi công. Công ty tự đứng ra vay vốn, đấu thầu công trình,
nhận thầu xây dựng. Sau khi ký kết hợp đồng với chủ đầu tư công ty tiến hành giao
khoán cho các xí nghiệp thông qua hợp đồng giao khoán. Tiến độ thi công công trình
đến đâu đều có biên bản nghiệm thu sản phẩm thực hiện. Đến khi hoàn thành xong
công trình các đội phải tiến hành bàn giao và quyết toán.
4
Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau, thời gian thi công khác nhau, lực
lượng lao động của công ty được chia thành 2 xí nghiệp và 7 đội thi công công trình.
Ở mỗi đội có một đội trưởng, đội phó, các công nhân, thống kê kế toán đội…Các đội
theo dõi tình hình lao động trong đội, lập bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
công…Các đội hạch toán riêng theo hình thức báo sổ lên xí nghiệp sau đó xí nghiệp
báo cáo lên công ty.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Nguyên tắc tổ chức sản xuất: Bảo đảm sự chỉ đạo tập trung thống nhất trong quản lý
điều hành cũng như trong thực hiện các nhiệm vụ sản xuất ở tất cả các lĩnh vực hoạt
động của công ty.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Phòng hành chính tổ chức
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phòng dự án đầu tư
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Kinh tế Kỹ thuật
Phòng quản lý cơ giới
Phòng kinh doanh vật tư
Xí nghiệp 961
Xí nghiệp 962

Các đội tổng hợp
Ban giám đốc
 Hội đồng cổ đông:
5
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông có các quyền
và nghĩa vụ đã được cụ thể hoá tại điều lệ của Công ty như sau:
+ Thông qua định hướng phát triển của công ty
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết
định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy
định khác
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát
+ Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài
sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không
quy định một tỷ lệ khác.
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do
bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định
tại Điều lệ công ty.
+ Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.
+ Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho
công ty và cổ đông công ty.
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
 Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 5
người. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị đã được cụ thể hoá trên cơ sỏ
Luật Doanh nghiệp Nhà nước của Công ty Cổ phần ban hành như sau:
+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng
năm của công ty.
+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.

6
+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
+ Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty.
+ Quyết định mua lại cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước đối Công
ty Cổ phần.
+ Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn cho phép.
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng
mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị
tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ
hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định;
quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện
theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết
định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó.
+ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp
Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định …
 Ban kiểm soát:
Là người thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị, điều
hành của công ty. Chức năng nhiệm vụ của Ban kiểm soát đã được cụ thể hoá tại điều
lệ của công ty như:
+ Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo
cáo tài chính.
7
+ Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của

công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
+ Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành
hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của
Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định…
 Ban Giám đốc
+ Giám đốc là người lãnh đạo có thẩm quyền cao nhất trong công ty, có trách
nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty trên cơ sơ chấp hành đúng
đắn chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước, chịu trách nhiệm về kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Các phó giám đốc công ty: Gồm phó giám đốc công nghệ KH-TT, phó giám
đốc phụ trách điều hành miền trung, phó giám đốc kiêm giám đốc chi nhánh tại
miền nam, phó giám đốc kiêm giám đốc xí nghiệp.
+ Các phó giám đốc giúp giám đốc giải quyết các công việc được phân công, có
quyền ra lệnh cho các bộ phận thuộc quyền quản lý với quan hệ mang tính chất
chỉ huy và phục tùng.
 Các phòng ban chức năng:
Có nhiệm vụ thực hiện các công trình do ban giám đốc giao hoàn thành các công
việc được giao theo đặc điểm riêng của từng phòng.
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng
+ Phòng Tổ chức hành chính
Thực hiện công tác đào tạo và tuyển dụng lao động hàng năm cho công ty
Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trong công ty
Quản lý về mặt nhân sự
+ Phòng Kinh tế - kỹ thuật
- Bộ phận kỹ thuật: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty - bộ phận trực tiếp
nghiên cứu, quản lý về lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý chất lượng
8
công trình. Là bộ phận quản lý tất cả các hoạt động về khoa học, kỹ thuật, đổi mới
công nghệ trong sản xuất kinh doanh của công ty.
- Bộ phận kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của công ty trên cơ sở

nhiệm vụ được giao và tiến độ công trình đồng thời lập và giao kế hoạch cho đội,
các chủ công trình trên cơ sở kế hoạch của công ty. Kiểm tra kế hoạch hàng tháng,
quý, năm của công ty và thường xuyên duy trì chế độ báo cáo tình hình thực hiện
nhiệm vụ đều đặn..
Theo dõi công tác ký kết và thực hiện hợp đồng, thường xuyên cập nhật định mức
đơn giá…xây dựng một số chỉ tiêu khoán cho các đội và chủ công trình…
+ Phòng Tài chính kế toán:
- Thực hiện tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm của công ty và phù hợp
với chế độ kế toán thống kê, pháp luật kế toán hiện hành.
- Thực hiện việc tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán
- Thông tin kế toán quản trị phục vụ lãnh đạo. Lập kế hoạch Tài chính, dự trù ngân
sách tài chính, các phương thức huy động vốn.
+ Phòng Kinh doanh vật tư:
- Tổ chức mua vật tư phụ tùng. Cấp cho các đơn vị sau khi đầy đủ thủ tục hoàn vật
tư về đến kho
- Theo dõi quản lý tình hình nhập xuất vật tư, dụng cụ thi công, tình hình sử dụng,
quyết toán vật tư theo các quy định của Nhà nước và quy chế của công ty.
- Thực hiện việc điều chuyển, xuất vật tư cho đơn vị thi công theo đúng dự trù, định
mức, dự toán đã được Giám đốc công ty phê duyệt…
+ Phòng Quản lý cơ giới:
- Nghiệm thu phụ tùng trước khi nhập kho đưa vào sử dụng
- Tham mưu cho giám đốc về định mức nhiên liệu và quyết toán nhiên liệu theo định
mức hàng tháng, kiểm kê đánh giá tài sản cố định, máy móc…
+ Phòng Dự án đầu tư:
9
- Nghiên cứu thị trường, lập các dự án tiền khả thi, khả thi trình Hội đồng quản trị
duyệt để đầu tư. Theo dõi tình hình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật, nghị
định của Chính phủ, quy định của Công ty.
- Tổ chức bộ máy quản dự án, tiếp thị đấu thầu
+ Các đơn vị thi công trực tiếp

Lập biện pháp tổ chức thi công, biện pháp thi công và kế hoạch tiến độ thi công trình
giám đốc của công ty hoặc người được uỷ quyền quyết định, lập dự trù yêu cầu vật
tư, máy móc, nhân lực và các chi phí khác theo kế hoạch tiến độ và dự toán thi công
hợp đồng giao khoán trình giám đốc phê duyệt.
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh địa bàn hoạt động, sự phân cấp
quản lý, tình hình trang bị kỹ thuật tính toán và thông tin, trình độ nghiệp vụ của cán
bộ nhân viên kế toán công ty, Công ty cổ phần Sông Đà 906 đã lựa chọn tổ chức công
tác kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán thực hiện tập
trung tại phòng tài chính kế toán, ở các đội không có bộ phận kế toán riêng
Về cơ cấu tổ chức
Bộ máy kế toán của công ty gồm có 6 người
+ Kế toán trưởng : Phụ trách chung toàn bộ công tác Tài chính kế toán của Công
ty, tổ chức giám sát hạch toán kế toán từ công ty đến các xí nghiệp, đội trực
thuộc công ty, phản ánh kịp thời mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong kỳ, chịu
trách nhiệm trước pháp luật, giám đốc công ty, về tính chính xác, tính pháp lý về
lĩnh vực kinh tế tài chính của đơn vị.
+ Kế toán thuế, công nợ : Phụ trách tất cả các tài khoản công nợ, tập hợp đối chiếu
công nợ, giám sát thu hồi thanh toán công nợ kê kho, hàng tháng lập báo cáo thuế
GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, tham gia quyết toán thuế.
+ Kế toán vật tư, lương : Phụ trách tất cả các Tk 152, Tk 334, Tk 338, phân bổ
khấu hao và các tài khoản đầu 6. Xuất nhập vật tư (làm thủ tục), tính lương cho
10
các cán bộ công nhân viên của công ty và một số dự án. Quản lý các khoản chi
tiêu tại các quỹ của doanh nghiệp, các khoản trích nộp bảo hiểm
+ Kế toán ngân hàng : Phụ trách các khoản tiền gửi, tiền vay. Giám sát các khoản
vay ngắn, trung và dài hạn. Lên cân đối mức trả nợ tín dụng. Quan hệ giao dịch
kịp thời cho các dự án.
+ Kế toán TSCĐ : Quản lý tình hình tăng giảm TSCĐ, theo dõi việc trích khấu hao
TSCĐ hàng tháng, quý, năm.

+ Thủ quỹ : Có nhiệm vụ quản lý tiền, kiểm tra kiểm kê đối chiếu kế toán tiền
mặt, chịu trách nhiệm về số liệu trên sổ quỹ, về tính chính xác của các loại tiền
phát ra. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi ghi sổ quỹ.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán thuế công nợ
Kế toán vật tư lương
Kế toán TSCĐ
Kế toán
ngân hàng
Thủ quỹ
Ban TC-KT Xí nghiệp
Kế toán trưởng
1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty
1.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
Công ty Sông Đà 906 áp dụng chế độ kế toán theo hệ thống kế toán Việt Nam được
ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ
Tài chính, hình thức kế toán áp dụng là Nhật ký chung
+ Niên độ kế toán:
11
Công ty Sông Đà 906 áp dụng niên độ kế toán như phần lớn các doanh nghiệp khác,
niên độ tài chính của công ty được tính từ ngày 1/1 cho tới ngày 31/12 hàng năm.
+ Phương pháp tính thuế:
- Thuế giá trị gia tăng: áp dung theo phương pháp khấu trừ.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28% theo quy định.
- Các loại thuế khác được công ty kê khai và nộp ngân sách theo đúng quy định của
pháp luật hiện hành.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc tính giá: hàng tồn kho của công ty được ghi nhận theo nguyên tắc giá
gốc.
- Phương pháp hạch toán: công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

+ Tỷ giá quy đổi ngoại tệ:
- Báo cáo tài chính của công ty được lập trên cơ sở giá gốc và đơn vị sử dụng là Việt
Nam đồng.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong năm tài chính được chuyển
sang Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế mua của ngân hàng ngoại thương Việt Nam
tại thời điểm phát sinh. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá do
đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Tỷ giá ngoại tệ sử dung khi quy đổi để lập báo cáo tài chính là tỷ giá bình quân
liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh. Các ngoại tệ
khác ngoài USD cũng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua của ngân hàng
ngoại thương Việt Nam đối với các loại ngoại tệ đó.
+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định:
- Nguyên tắc đánh giá: Gía trị của tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc:
Nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế. Trong đó:
Nguyên giá = giá mua + chi phí thu mua
Chi phí thu mua là những chi phí phát sinh để đưa tài sản váo sử dụng.
12
- Khi bán, thanh lý tài sản cố định, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ và
các khoản lãi, lỗ do thanh lý phát sinh đều được tính vào báo cáo tài chính.
- Phương pháp khấu hao được áp dụng là phương pháp đường thẳng. Gía trị khấu
hao được trừ dần vào nguyên giá của tài sản cố định để xác đinh giá trị còn lại của tài
sản cố định.
+ Hình thức kế toán áp dụng:
Công ty Sông Đà 906 là một trong những đơn vị trực thuộc công ty cổ phần Sông Đà
9, Tổng công ty xây dựng Sông Đà, do đó hình thức kế toán mà công ty áp dụng cũng
là hình thức Nhật ký chung được thiết lập và sử dụng bằng phần mềm máy tính, đem
lại hiệu quả cao trong quản ký nói chung và trong công tác hạch toán kế toán nói
riêng.
1.1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ là một yếu tố rất quan trong trong hệ thống kế toán của công ty, là căn cứ

để kế toán tiến hành các hoạt động theo dõi và quản lý tình hình tài chính, là bằng
chứng đối chiếu tin cậy nhất khi có các vấn đề kinh tế phát sinh. Tại công ty Sông Đà
906 có sử dụng các nhóm chứng từ sau:
* Lao động và tiền lương:
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng thanh toán tiền thưởng
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
+ Phiếu báo làm thêm giờ
+ Hợp đồng giao khoán
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động
* Hàng tồn kho:
+ Phiếu nhập kho
13
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư
+ Thẻ kho
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa
* Bán hàng:
+ Hóa đơn GTGT
+ Hóa đơn bán hàng
+ Phiếu kê mua hàng
+ Thẻ quầy hàng
* Tiền tệ:
+ Phiếu thu, chi
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng
+ Biên lai thu tiền

+ Biên bản kiểm kê quỹ
* Tài sản cố định:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+ Thẻ TSCĐ
1.1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán
14
- Hệ thống tài khoản mà công ty Sông Đà 906 sử dụng được xây dựng theo quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính.
- Quy định danh mục tài khoản trên máy, chi tiết hoá các tài khoản cấp 2,3,4,…theo
các đối tượng quản lý là các công trình, hạng mục công trình. Đội sản xuất…Khi
thực hiện kế toán trên máy, chỉ được phép hạch toán trực tiếp vào tài khoản chi tiết
nếu tài khoản đó đã mở chi tiết. Khi tìm , xem hoặc in sổ sách kế toán, người dùng có
thể “lọc” theo cả tài khoản tổng hợp và chi tiết tài khoản.
1.1.5.4. Hệ thống sổ kế toán
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị, nhằm tạo điều kiện cho việc điều hành và
quản lý kinh tế ở đơn vị, Công ty cổ phần Sông Đà 906 đã lựa chọn hình thức ghi sổ
kế toán cho đơn vị là hình thức Nhật ký chung.
Sơ đò 3.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
tại Công ty Cổ phần Sông Đà 906
Căn cứ pháp lý của công tác kế toán trong công ty là văn bản quyết định chung của
Bộ tài chính. Cụ thể là hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp ban hành
15
Ch ng tứ ừ
S , th kổ ẻ ế
S cáiổ
B ng t ng h pả ổ ợ
Báo cáo

S nh t kýổ ậ
Bảng cân đối số phát sinh
theo quyết định 186 ngày 16/12/1998 và các văn bản quyết định hạch toán chung cho
Tổng công ty và do Tổng công ty hướng dẫn cụ thể bằng văn bản dựa trên hoạt động
thực tế của Tổng công ty Sông Đà. Công ty Cổ phần Sông Đà 906 áp dụng hệ thống
sổ kế toán theo QĐ 15 của Bộ Tài chính và toàn bộ công tác ghi chép tính toán, xử lý
thông tin kinh tế tài chính của công ty được thực hiện trên máy vi tính được Tổng
công ty trang bị theo hệ thống phần mềm kế toán SAS (SONGDA ACCOUNTING
SYSTEM )sử dụng cho toàn bộ Tổng công ty Sông Đà. Hệ thống phần mềm này
được cài đặt tự động để phù hợp với đặc điểm tổ chức công tác hạch toán của doanh
nghiệp.
- Theo đó, chu trình xử lý chứng từ được thực hiện như sau :
1.1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo của công ty được lập hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Các báo cáo mà công
ty sử dụng được thiết lập theo quy định kế toán hiện hành, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Do yêu cầu quản lý doanh nghiệp, kế toán lập một số báo cáo quản trị phục vụ đắc
lực cho công tác quản lý tài chính tại công ty. Giúp các nhà quản lý có đầy đủ thông
tin một cách cụ thể nhất về hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa được ra những
quyết định quản lý hữu hiệu trên cơ sở thực tế của công ty:
16
Kho
á sổ
Nh pậ
ch ngứ
X lýử
nghi pệ

Nghi pệ
v ụ
- Ghi s NKCổ
- S cái, sổ ổ
chi ti tế
B ng cân i sả đố ố
phát
sinh
Các báo cáo quản trị cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thanh
toán, tình hình tạm ứng cho các đội thi công
- Báo cáo thanh toán tạm ứng của ban đội đối với công ty
- Báo cáo về công nợ của khách hàng
- Báo cáo về tình hình sử dụng vật tư
- Báo cáo về tình hình sử dụng hoá đơn
- Báo cáo quyết toán tài chính
-Báo cáo hoàn thành kế hoạch
Hàng tháng, ban tài chính của xí nghiệp có trách nhiệm lập và nộp báo cáo đã được
phê duyệt đầy đủ cho công ty Sông Đà 906 theo thời gian đã qui định, để công ty lập
và duyệt báo cáo gửi lên Công ty Sông Đà 9 và Tổng công ty
1.2. Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 906
1.2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại công ty:
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Đặc điểm riêng biệt của ngành XDCB khác với các ngành khác là quá trình thi công
kéo dài, phức tạp, sản phẩm mang tính cố định về không gian, đơn chiếc, mỗi công
trình có một thiết kế riêng biệt. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của mình,
Công ty cổ phần Sông Đà 906 đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
là công trình, hạng mục công trình và được tập hợp theo từng khoản mục chi phí.
Hiện nay, Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp. Các chi phí
phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp chi phí cho công

trình, hạng mục công trình đó.
- Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành:
Cũng như phần lớn các doanh nghiệp XDCB khác, Công ty cổ phần Sông Đà 906 xác
định đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp phù hợp với đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất, Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là các công trình hoàn
thành bàn giao hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và thực
hiện quyết toán.
17
Do sản phẩm xây lắp được sản xuất theo từng Hợp đồng xây dựng, chu kì sản xuất
dài, công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kì sản xuất
sản phẩm cho nên kì tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình,
hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.Kỳ tính giá thành của
Công ty thường là 6 tháng/1 lần, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về giá thành
sản phẩm.
Hàng tháng, kế toán tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất theo các đối tượng tính
giá thành (Hợp đồng xây dựng). Khi nhận được Biên bản nghiệm thu bàn giao công
trình hoàn thành đưa vào sử dụng mới tiến hành xác định giá thành căn cứ trên các số
liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng từ khi bắt đầu thi công cho đến
khi hoàn thành. Như vậy, kì tính giá thành có thể không phù hợp với kì báo cáo kế
toán mà phù hợp với chu kì sản xuất sản phẩm
- Về phương pháp tính giá thành, hiện nay Công ty Cổ phần Sông Đà 906 tiến hành
tính giá thành sản phẩm xây lắp theo hai phương pháp tính giá chủ yếu là: phương
pháp trực tiếp và phương pháp tổng cổng chi phí.
Tùy theo đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương thức thanh toán mà
Công ty lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Đối với phương pháp thanh toán là từng
giai đoạn thi công thì Công ty sử dụng phương pháp trực tiếp, giá thành của công
trình và hạng mục công trình sẽ được tính bằng cách lấy tổng số chi phí sản xuất
cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm xây lắp dở dang đầu kỳ so với cuối
kỳ. Còn nếu Công ty thanh toán theo từng công trình, hạng mục công trình bàn giao
thì Công ty sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp chi phí để tính giá thành công trình.

- Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty:
Khi các đội tiến hành thi công các công trình, hạng mục công trình thì căn cứ vào dự
toán chi phí công trình, hạng mục công trình sẽ tạm ứng các khoản tiền cho đội và kế
toán đội sẽ viết giấy đề nghị tạm ứng và đến phòng Tài chính - Kế toán công ty để
nhận tiền chi phí. Khi đó kế toán Công ty lập phiếu chi và hạch toán vào TK141 chi
tiết theo từng đội thành viên. Hàng tháng, các đội xây lắp sẽ tiến hành tập hợp các
khoảm chi phí phát sinh theo từng công trình thi công và vào sổ chi tiết cho từng
18
công trình, hạng mục công trình. Đến kỳ hạch toán, trợ lý kinh tế ở các đội lập bảng
kê chứng từ kèm theo các chứng từ gốc gửi lên phòng Tài chính – Kế toán của Công
ty đeer tiến hành thanh toán hoàn chứng từ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ.
Phòng Tài chính – Kế toán Công ty nhận được chứng từ, bảng kê của các đội tiến
hành tập hợp vào sổ kế toán của Công ty sau khi quyết toán những khoản mục chi phí
hợp lý để đưa khoản mục chi phí cho công trình đó theo tiến độ thi công các cônhg
trình, hạng mục công trình.
1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại Công ty:
Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 906 bao gồm nhiều loại
khác nhau, với tính chất và nội dung khác nhau. Khi phát sinh, trước hết chi phí sản
xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục
giá thành sản phẩm
* Dựa vào nội dung, tính chất của chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất của công ty được
chia thành các loại sau đây:
+ Chi phí nguyên vật liệu
+ Tiền lương và các khoản phụ cấp
+ Khấu hao tài sản cố định và chi phí sử dụng máy thi công
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
Cách phân loại này là cơ sở để Công ty lập Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trong
Báo cáo tài chính. Bên cạnh đó cách phân loại này còn giúp cho công ty xây dựng
được định mức vốn lưu động, kế hoạch mua sắm vật tư, tổ chức lao động và thuê
máy thi công.

* Dựa vào mục đích, công dụng của toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty
được chia thành các loại sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
19
+ Chi phí sử dụng máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung
Cách phân loại này là cơ sở để xác định giá thành, phân tích được tình hình thực
hiện giá thành cũng như là căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí.
Trong phạm vi của chuyên đề này, em chỉ đề cập đến quá trình hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Công trình: Cải tạo và nâng cấp trạm 200KV
Hà Đông. Công trình này được khởi công vào ngày 06/04/05 và dự kiến sẽ hoàn
thành vào ngày tháng 06/2007. Công trình được Giám đốc công ty giao cho đội dựng
số 6 do ông Phạm Ngọc Chinh làm chủ công trình.
Bảng dự toán công trình
STT Chỉ tiêu chi phí Giá trị đầu chi
I CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1 Chi phí vật liệu 784.583.766
2 Chi phí nhân công 304.603.000
3 Chi phí máy xây dựng 15.000.000
Cộng chi phí trực tiếp 1.104.186.766
II CHI PHÍ CHUNG 27.752.426
III PHỤ PHÍ CÔNG TY 79.987.680
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế 1.211.926.872
IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU RA 121.192.687
GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY LẮP SAU THUẾ 1.333.119.559
LÀM TRÒN 1.333.119.559
Mẫu số 1: Bảng dự toán công trình
1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Nội dung hạch toán:

20
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty cổ phần Sông Đà 906 không chỉ bao
gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu
công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc
giúp cho việc hình thành và hoàn thành khối lượng xây lắp. Đó là giá trị thực tế của
toàn bộ vật liệu chính như: xi măng, sắt thép, cát, đá,…Vật liệu phụ như: sơn, đinh,
bột màu,…Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm cả giá trị công cụ dụng cụ
sử dụng thi công từng công trình, hạng mục công trinh.
Khi phát sinh, chi phí nguyên vật liệu được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng sử
dụng. Công ty sử dụng tài khoản TK621 “Chi phí nguyên vật liệu” để hạch toán.
* Phương pháp hạch toán:
- Chứng tử sử dụng:
Công ty sử dụng phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan như Giấy yêu cầu vật tư,
bảng kê khối lượng…; hay Phiếu chi kèm giấy đề nghị thanh toán, hóa đơn mua hàng
và các chứng từ liên quan khác.
- Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng TK 621 – Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công
trình.
Ví dụ: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
62101: Nhà hỗn hợp Mỹ Đình
62106: Công trình Na Hang
……………………………
62126: Trạm biến áp Hà Đông
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK khác có liên quan như: TK 111, 112, 331…
- Sổ sách sử dụng:
Công ty đã sử dụng các loại sổ sách theo mẫu quy định của nhà nước. Công ty theo
dõi và hạch toán chi phí NVL trực tiếp qua các sổ sau: sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết
TK, sổ cái TK 621.
- Trình tự ghi sổ:

21
Căn cứ vào tiến độ thi công khi có nhu cầu sử dụng vật tư và bảng dự toán chi phí
nguyên vật liệu thi công công trình, đội trưởng sẽ viết giấy yêu cầu vật tư và được ký
duyệt bởi cán bộ kỹ thuật công trình và phòng vật tư ký duyệt. Công ty sẽ căn cứ vào
giấy yêu cầu vật tư và tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp. Sau
khi mua NVL theo hợp đồng NVL sẽ được chuyển đến trực tiếp tại chân công trình.
Kế toán dựa trên liên 2 của hóa đơn giá trị gia tăng do nhà cung cấp giao cho để tập
hợp chi phí NVL. Trường hợp đội thi công mua NVL tại địa điểm gần nơi công trình
đang thi công thì đội trưởng làm thủ tục tạm ứng tiền, sau khi được câc phòng ban ký
duyệt đội trưởng nhận tiền và tự mua sắm NVL phục vụ cho công trình đó. Kế toán
sẽ tập hợp chứng từ và lập “Báo cáo chi tiêu tiền tạm vay” của đội đang thi công
công trình.
Căn cứ vào báo cáo chi tiêu tiền tạm vay của đội theo công trình, kế toán sẽ định
khoản như sau:
Nợ TK 621 – Chi tiết công trình, hạng mục công trình
Nợ TK 133
Có TK 152,153…
Có TK 111,112,331
Sau đây là mẫu hóa đơn GTGT mua NVL chuyển thẳng đến chân công trình và giấy
đề nghị tạm ứng của đội trưởng Phạm Ngọc Chinh:
22
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên 2: (Giao cho khách hàng)
Ngày 21 tháng 07 năm 2006
Mẫu số: 01 GTKT-BLL
Số: 097851
LB/2006
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần xây dựng & vật tư Quyết Thắng
Địa chỉ: Trần Phú – Hà Đông
Họ tên người mua hàng: Phạm Ngọc Chinh

Đơn vị: Công ty cổ phần Sông Đà 906
Địa chỉ: Số 47 Phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân – TP Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A
1
B
Gạch
C
M
2
1
66
2
70.122
3 = 2x1
4.628.072
Cộng tiền hàng: 4.628.072
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 462.808
Tổng cộng tiền thanh toán: 5.090.880
Số tiền viết bằng chữ: Năm triệu không trăm chín mươi ngàn tám trăm tám mươi
đồng
Người mua hàng
(Ký, Họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, Họ tên)
Giám đốc
(Ký, Họ tên)
Mẫu số 2: Hoá đơn GTGT
Đơn vị: Công ty cổ phần Sông Đà 906

23
Đội xây dựng số 6
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 20 tháng 04 năm 2006
Số: 08
Kính gửi: Giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 906
Tên tôi là: Phạm Ngọc Chinh
Địa chỉ: Đội xây dựng số 6
Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 10.311.800
Viết bằng chữ: Mười triệu ba trăm mười một nghìn tám trăm đồng
Lý do tạm ứng: Mua vật tư cho công trình Trạm biến áp Hà Đông
Giám đốc Công ty
(đã ký)
Kế toán trưởng
(đã ký)
Người đề nghị tạm ứng
(đã ký)
Mẫu số 3: Giấy đề nghị tạm ứng
- Quy trình nhập chứng từ vào máy:
Căn cứ vào những chứng từ phát sinh, kế toán sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào máy như
sau: Kích chuột vào nút “Nhập chứng từ” trên màn hình giao diện để xuất hiện cửa sổ
chứng từ kế toán. Tại đây, làm thao tác chọn chứng từ va nhập đầy đủ các thông tin
cần thiết vào máy như ngày tháng phát sinh, chứng từ ghi sổ số, nguồn, số hiệu, ngày
ghi sổ, diễn giải, bộ phận…Sau đó nhấn nút ghi để ghi lại chứng từ và chứng từ sẽ
được lưu vào máy. Số liệu sẽ được chuyển ghi vào sổ Nhật ký chung, các sổ chi tiết
TK 62123, hạng mục công trình, sổ cái TK 621.
Sổ chi tiết và sổ cái TK 621 của công trình Trạm biến áp Hà Đông do đội trưởng
Phạm Ngọc Chinh làm chủ công trình được hạch toán chi tiết như sau:
24
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 906 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621

MST: 0101437741 Từ tháng 7/2006 đến tháng 9/2006
62123 - Trạm biến áp Hà Đông - Chinh
Số CT Ngày CT Diễn giải Đối
ứng
P/s Nợ P/s Có Số dư
HĐ097851 21/07/06 Chinh mua gạch của Cty CPXD&VT Quyết Thắng 3311 5.090.880 5.090.880
HĐ097853 21/07/06 Chinh mua dã, cát của Cty CPXD&VT Quyết Thắng 3311 21.365.000
KC_1 31/07/06 K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 154 26.455.880
HTU05/8 22/08/06 Chinh hoàn tạm ứng tiền mua vật tư cho công trình 141 10.311.800
KC_1 31/08/06 K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 154 10.311.800
HĐ33701 26/09/06 Chinh mua vật tư của DNTN Quang Trúc 3311 67.913.645
HĐ35697 26/09/06 Chinh mua thép của Cty CP gỗ và thép 3311 61.558.000
HĐ35698 26/09/06 Chinh mua thép của Cty CP gỗ và thép 3311 71.152.100
HĐ35699 26/09/06 Chinh mua xi măng của Cty CP gỗ và thép 3311 26.680.000
KC_1 30/09/06 K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 154 227.303.745
Tổng phát sinh 264.071.425 264.071.425
Ngày 30 tháng 9 năm 2006
Người lập biểu Kế toán trưởng
Mẫu số 4: Sổ chi tiết TK 621
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 906 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
25

×