Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Xác định tiềm năng các vật dụng, đồ dùng học tập sinh hoạt có khả năng tái sử dụng của sinh viên trường đại học cần thơ​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TNTN



QUÁCH VĂN ĐEN

XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG CÁC VẬT DỤNG, ĐỒ
DÙNG HỌC TẬP – SINH HOẠT CÓ KHẢ
NĂNG TÁI SỬ DỤNG CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN HỮU CHIẾM

CẦN THƠ
2010


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: PGS.TS NGUYỄN HỮU CHIẾM

LỜI CẢM TẠ

EM XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!
Thầy Nguyễn Hữu Chiếm, thầy Dương Trí Dũng, cơ Bùi Thị Nga đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ về chun mơn và đóng góp nhiều ý kiến quý báo trong quá


trình thực hiện và viết luận văn.
Xin cám ơn tất cả quý Thầy Cô Bộ Môn Môi Trường và QLTNTN đã hướng
dẫn, giảng dạy em trong suốt q trình học tập để em có kiến thức chuyên môn, tạo
cơ sở ban đầu cho em làm việc, nghiên cứu và học hỏi sau này.
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên đã cung cấp cho tôi những thông tin
trong các bài phỏng vấn, các bạn học cùng lớp Khoa Học Mơi Trường K32 đã hết
lịng động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Cần Thơ, tháng 04/ 2010
Quách Văn Đen

SVTH: QUÁCH VĂN ĐEN

1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CBHD: PGS.TS NGUYỄN HỮU CHIẾM

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ hình thức trao đổi đồ cũ của sinh viên ....................... 15
Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ mục đích trao đổi đồ cũ của sinh viên ....................... 16
Hình 3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ mốc thời gian trao đổi đồ cũ của sinh viên ................17

SVTH: QUÁCH VĂN ĐEN


MỤC LỤC


Chƣơng 1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Kiến thức chung ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.3 Nội dung ............................................................................................................ 2

Chƣơng 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1 Khái quát về trƣờng Đại học Cần Thơ và đối tƣợng nghiên cứu .......... 3
2.1.1 Trƣờng Đại học Cần Thơ .......................................................................... 3
2.1.2 Sinh viên Đại học Cần Thơ ....................................................................... 3
2.2 Các khái niệm và hoạt động của tái sử dụng vật dụng, đồ dùng ........... 3
2.3 Các hoạt động tái sử dụng, 3R trên thế giới.......................................... 7
2.3 Các hoạt động tái sử dụng, 3R tại Việt Nam ........................................7
Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 8
3.1 Thời gian và địa điểm .................................................................................... 8
3.2 Nội dung đề tài .................................................................................................. 8
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 8
3.3.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin .................................................................... 8
3.3.2 Xử lý số liệu ................................................................................................... 8

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT .........................................................................9
4.1 Nguồn gốc các vật dụng, đồ dụng đƣợc khảo sát ................................... 9
4.2 Hiên trạng đồ dùng, vật dụng sinh viên đang sử dụng .......................... 10
4.3 Số lƣợng, khối lƣợng đồ dùng – vật dụng có khả năng tái sử dụng
trong quá trình phỏng vấn .................................................................................................... 12
4.4 Phƣơng pháp xử lý vật dụng, đồ dùng đã qua sử dụng hàng năm, khi
tốt nghiệp ................................................................................................................................ 13
4.5 Sự ủng hộ của sinh viên đối với dịch vụ trao đổi đồ cũ ...................... 15
4.6 Các hình thức trao đổi ..................................................................................... 15
4.7 Ý nghĩa mục đích trao đổi đồ cũ của sinh viên....................................... 16

4.8. Mốc thời gian trao đổi đồ dùng của sinh viên ....................................... 17
4.9 Nhận định về việc sử dụng đồ tái sử dụng của sinh viên ..................... 17
4.10 Lợi ích kinh tế từ việc tái sử dụng sách cũ trong sinh viên ............... 17

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .....................................................................19
5.1 Kết luận. ......................................................................................................... 19
5.2 Đề xuất ........................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 20


Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
Ngày nay, các sản phẩm và vật dụng dùng trong sinh hoạt, phục vụ cho cuộc sống con
người, khi đã khơng cịn sử dụng, lại khơng được xử lý (thu gom, tái chế) mà thải vào môi trường
là một trong những ngun nhân góp phần làm ơ nhiễm mơi trường. Do hầu hết người dân chưa
có những hiểu biết nhất định về giảm thải, tái sử dụng hay tái chế (Reduce, Reuse, Recycle - 3R),
nên các vật dụng (bọc nilon, bàn ghế cũ - hư, quần áo cũ,…) thường được thải trực tiếp vào mơi
trường. Từ đó đã gây ra hiện tượng sử dụng hoang phí các đồ dùng. Một bộ phận cộng đồng do sự
lưu trú có thời hạn. Sau khi đã hồn thành q trình học tập hay công tác tại một địa phương, do
phải chuyển đi nơi khác đã thải ra một lượng đồ dùng lớn vào mơi trường do khơng có nơi giải
phóng vật dụng cũ, cồng kềnh hay vật dụng khơng cịn sử dụng nữa. Đây là nguồn nguyên liệu
cần thiết cho quá trình tái chế, tái sử dụng, đem lại lợi nhuận kinh tế, đồng thời làm giảm chi phí
xử lý chất thải cho xã hội.
Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo nguồn tri thức cho cả nước nói chung và
đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Trường có số lượng sinh viên, học viên và nghiên
cứu sinh đang theo học cũng như nghiên cứu tại trường là rất lớn với hơn 22000 sinh viên. Mỗi
năm, tân sinh viên trang bị đồ dùng sinh hoạt, học tập với giá thị trường rất đắt đỏ (1cái thau giặt
đồ gía thị trường trung bình là 35.000 đồng, khi bán lại cho ve chai dù cịn hay khơng cịn sử dụng
được thì cũng có giá là 5.000 đồng; 1kg giáo trình mới photo có giá 40.000 đồng, khi bán 1kg
giáo trình đã qua sử dụng lại cho ve chai chỉ còn giá là 1500 đồng). Trong khi đó sinh viên ra

trường phải giải phóng các đồ dùng sinh hoạt sau vài năm học đại học với giá rất rẻ hoặc phải thải
bỏ sách vở, giáo trình. Người thu mua lại xếp sách vở, giáo trình này vào loại giấy vụn gây lãng
phí và sử dụng khơng đúng mục đích. Thực trạng này đã tồn tại trong một khoảng thời gian dài do
sinh viên khơng có nơi để giải phóng, phân loại, đồng thời cũng khơng có dịch vụ để trao đổi các
vật dụng đó. Nếu nhìn ở một khía cạnh khác, đó là một trong những việc làm gây ơ nhiễm môi
trường gián tiếp. Nhu cầu sử dụng vật dụng sinh hoạt của sinh viên là điều tất yếu, nếu có thể tái
sử dụng các vật dụng của sinh viên để phục vụ sinh viên là điều cần thiết và nên làm.


Vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề mà thế giới đang rất quan tâm. Đặc biệt là đồng bằng sông
Cửu Long, một trong những đồng bằng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Chung
tay giảm thiểu tác động của biến đối khí hậu là vấn đề cấp thiết và nó cần phải được thực hiện từ
những việc làm nhỏ nhất và thiết thực nhất. Trong đó vấn đề giảm thiểu lượng phát thải, tái sử
dụng, tái chế - 3R là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Từ những thực trạng trên đề tài: “Xác định tiềm năng các vật dụng, đồ dùng học tập –
sinh hoạt có khả năng tái sử dụng của sinh viên trƣờng Đại học Cần Thơ” được thực hiện với
những mục tiêu sau:
Mục tiêu:
Xác định tiềm năng các vật dụng, đồ dùng học tập – sinh hoạt có khả năng tái sử dụng của
sinh viên trường Đại học Cần Thơ.
Qua đó ứng dụng các kết quả từ phiếu phỏng vấn và phân tích vào mơ hình trao đổi hàng
hóa 3R tại trường Đai học Cần Thơ, giúp giảm chi phí mua các vật dụng và giáo trình mới cho
sinh viên. Tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên trong thực hành tiết kiệm
thông qua việc tái sử dụng các vật dụng trên, tạo nếp sống văn minh, môi trường xanh – sạch –
đẹp cho sinh viên trường.
Nội dung:
+ Xác định số lượng và khối lượng các vật dụng sinh hoạt và học tập của sinh viên trường
Đại học Cần Thơ thải ra trong năm học 2009 - 2010;
+ Tìm hiểu nhu cầu và mức độ chấp nhận của sinh viên trường Đại học Cần Thơ đối với
từng loại sản phẩm được tái sử dụng nêu trong bảng phỏng vấn;

+ So sánh lợi ích về mặt kinh tế và mơi trường từ việc có thể tái sử dụng đúng cách các vật
dụng.


Chƣơng 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về trƣờng Đại học Cần Thơ và đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Trƣờng Đại học Cần Thơ
Đại học Cần Thơ (ĐHCT) là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước
ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hồn thiện
và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, trường đã cũng cố, phát triển thành một trường
đa ngành và đa lĩnh vực. Hiện nay trường đào tạo 76 chuyên ngành đại học, 28 chuyên ngành cao
học, 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 1 chuyên ngành cao đẳng. Trường hiện có 76 chuyên
ngành đào tạo đại học và 1 chuyên ngành cao đẳng với 21.370 sinh viên hệ chính qui, 10.014 sinh
viên hệ vừa làm vừa học và 3.654 sinh viên hệ khác (cử tuyển, liên thông, bằng 2...); 28 chuyên
ngành cao học và 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh với 1.846 học viên. Hàng năm, trường còn tiếp
nhận sinh viên từ các truờng đại học nước ngoài (Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật Bản,...) đến học tại Trường
trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. (Nguồn: www.ctu.edu.vn)
Trường có khu kí túc xá chia làm hai loại: Kí túc xá trường dành cho các sinh viên ở tập trung, kí
túc xá tỉnh của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long dành cho sinh viên các tỉnh. Khu kí túc xá đáp
ứng 4600 chổ ở cho sinh viên khoảng (20.9 %) sinh viên của trường. ( Nguồn: Phịng Cơng Tác
Sinh Viên trường Đại học Cần Thơ, năm 2009).
2.1.2 Sinh viên Đại học Cần Thơ
Hiện tại trường có khoảng trên 22.000 sinh viên, chủ yếu từ các tỉnh xa: Cà Mau, Bạc Liêu,
Kiên Giang, Long An,… đến học tập. Nhưng kí túc xá chỉ đáp ứng khoảng 20.9 % chỗ ở, cịn lại
phải ở trọ bên ngồi. Sinh viên đa phần là con nơng dân, hồn cảnh khó khăn. Vì vậy việc theo
học tại thành phố Cần Thơ vấn đề tài chính cho tài liệu học tập, vật dụng sinh hoạt là gánh nặng
cho sinh viên và gia đình trong suốt quá trình học tập.



2.2 Các khái niệm và hoạt động của tái sử dụng vật dụng, đồ dùng
3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- Reuse-Recycle.
+ Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống, cách tiêu
dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay
cho túi nilon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon…
+ Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính
mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng
nước…
+ Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác.
3R là hoạt động góp phần: ngăn ngừa các vấn đề suy thối mơi trường, tiết kiệm nguồn tài
nguyên thiên nhiên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải. Giảm quỹ đất giành cho việc chôn
lấp rác. “Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu như chúng bị trộn lẫn, nhưng rác thải sẽ trở thành tài
nguyên nếu bạn phân loại chúng đúng cách!” Đây là câu nói đầy ấn tượng của Giáo sư Kitanomột giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực môi trường của Nhật Bản. (Nguồn:www.3rhn.vn)
Tái sử dụng là sử dụng một sản phẩm nhiều hơn một lần. Điều này bao gồm việc tái sử
dụng thông thường, nơi mặt hàng được sử dụng một lần nữa cho cùng chức năng, và sử dụng lại
cuộc sống mới nơi nó được sử dụng cho một chức năng mới. Ngược lại, tái chế là vi phạm xuống
của sản phẩm được sử dụng vào nguyên liệu được sử dụng để thực hiện các sản phẩm mới. Bằng
cách tham gia các sản phẩm hữu ích và trao đổi nó, mà khơng cần tái chế, tái sử dụng giúp chúng
ta tiết kiệm thời gian, tiền bạc, năng lượng và nguồn lực. Trong điều kiện kinh tế rộng lớn hơn, tái
sử dụng cung cấp các sản phẩm chất lượng cho người dân và các tổ chức có nghĩa là hạn chế ô
nhiễm môi trường, trong khi tạo ra cơng ăn việc làm và hoạt động kinh doanh có đóng góp cho
nền kinh tế. Trong lịch sử, động lực tài chính là một trong những quy trình điều khiển chính của
tái sử dụng. Trong thế giới đang phát triển quy trình điều khiển này có thể dẫn đến hiệu quả rất
cao việc tái sử dụng. Tuy nhiên, tăng lượng và nhu cầu tiêu dùng cho sự tiện lợi của sản phẩm
dùng một lần đã thực hiện tái sử dụng các giá trị thấp như đóng gói phi kinh tế ở các nước giàu
hơn, dẫn đến sự sụp đổ của nhiều chương trình tái sử dụng. Nhận thức về mơi trường hiện tại
đang dần thay đổi thái độ và các quy định, chẳng hạn như các quy định bao bì mới, đang từng
bước khởi đầu để đảo ngược tình hình. Ví dụ điển hình của việc tái sử dụng thơng thường là giao



hàng đựng trong chai; ví dụ khác bao gồm việc sử dụng các hộp nhựa tái sử dụng (quá cảnh đóng
gói) thay vì đóng hộp các tơng như trước đây. (Nguồn: />Khái niệm tái sử dụng các chất/rác thải của q trình sản xuất và sinh hoạt:
Từ xưa, ơng cha ta đã tận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng
sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt. Những hoạt động tái chế sơ khai
này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất
thời đó. Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái chế như là nguồn cung cấp
nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi
là vơ tận, vì có sản xuất là có rác thải và có cơ hội cho tái chế. Mặt khác, tái chế còn là một giải
pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản
phẩm. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại mơi trường do rác
thải gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh thái cho các sản phẩm của công ty.
Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp tái chế đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức
khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của
xã hội.
Ở các nước công nghiệp phát triển, tái chế có mặt trong khắp các lĩnh vực sản xuất và đời
sống, đóng vai trị là một nguồn cung cấp nguyên, vật liệu quan trọng cho các chu trình sản xuất
tiếp theo. Thành công của các nước này trong tái chế rác thải là nhờ các chính sách đồng bộ và
nhất quán của chính phủ và ý thức tự giác của người dân trong việc phân loại rác trước khi vứt bỏ.
Chẳng hạn như ở Nhật, luật xúc tiến sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái chế năm 1991,
luật cơ bản về môi sinh năm 1993, luật xúc tiến việc thu gom, phân loại và tái chế bao bì năm
1995, luật sửa đổi về thải rác và vệ sinh công cộng các năm 1991 và 1997... đã làm thay đổi hẳn
thói quen xả rác của người dân cũng như các nhà sản xuất. Kể từ đó, xả rác đã trở nên đắt đỏ hơn,
và người dân cũng phải cân nhắc cẩn thận hơn trước khi vứt bỏ một món đồ. Người ta thường
đem bỏ những đồ khơng sử dụng của mình ra ngồi cổng, chẳng hạn như những chiếc radio, TV,
xe đạp, ô, xoong nồi cũ ... với hy vọng ai đó sẽ sử dụng chúng. Tại những trung tâm xử lý rác thải,
người ta tái phân loại và tân trang những đồ dùng cịn có thể sử dụng được sau đó bán lại cho
những khách hàng cần mua với giá rẻ.


Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất mang lại thành công cho các hoạt động tái chế rác là nhờ

lợi nhuận mang lại do nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách
khuyến khích. Lợi ích kinh tế chính là động lực quan trọng nhất thu hút dịng đầu tư vào phát triển
các cơng nghệ tái chế rác thải hiện đại và xây dựng các cơ sở tái chế. Có nhiều nguồn thu nhập
đối với ngành công nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản
phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang và từ việc bán điện do các lò đốt rác sản xuất ra.
Việc tham khảo các mơ hình tái chế rác thải của các nước phát triển có thể giúp chúng ta
xử lý các vấn đề về nguyên liệu sản xuất và ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả hơn. Bài viết
này xin đề cập đến một số ví dụ tái chế điển hình đem lại lợi nhuận cho các cơng ty tái chế có thể
áp dụng ở nước ta. Các ví dụ này có thể coi là những gợi ý cho việc đề xuất ra các giải pháp tái
chế hiệu quả và phù hợp.
Một trong những loại vật liệu được tái chế phổ biến nhất là nhựa (plastic). Nhựa được phân
loại, thu gom, làm sạch sau đó được đưa vào một quy trình tái sinh. Các ngun liệu sợi cơng
nghiệp làm từ nhựa tái chế được dùng để chế tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau: quần áo, giày,
khăn tắm, chăn.
Các vật liệu composite vốn được xem là loại vật liệu khó tái chế. Tuy nhiên, một số cơng
nghệ mới phát triển đã sử dụng composit cùng với thủy tinh trong sản xuất gạch lát vỉa hè.
Trong canh tác nông nghiệp, phân bón từ rác thải nhà bếp hoặc rác thải sinh hoạt giúp giảm
đáng kể lượng phân bón hóa học và cải thiện chất lượng đất. Tại Nagai- Nhật Bản, kể từ năm
1998, rác thải nhà bếp cần xử lý của thành phố 33.000 dân này đã giảm 70% nhờ đưa vào sử dụng
dây chuyền sản xuất phân bón từ rác.
Một số nhà sản xuất còn đi xa hơn nữa trong nỗ lực tái sử dụng và tái chế các sản phẩm của
mình nhằm hạ giá thành sản phẩm và thu hút sự chú ý của những khách hàng quan tâm đến vấn đề
môi trường. Kể từ năm 1992, công ty FujiFilm đã quyết định thiết kế lại sản phẩm máy ảnh sử
dụng một lần QuickSnap của mình theo hướng tái sử dụng triệt để. Trước đó, sau khi chụp, toàn
bộ chiếc máy ảnh, trừ phim, bị vứt bỏ. Nhưng sau khi được thiết kế lại, kính, thân máy và đèn
flash được tái sử dụng, còn các bộ phận khác được tái chế thành các hạt nhựa nguyên liệu. Việc
thu gom máy ảnh đã qua sử dụng cũng rất đơn giản: khách hàng chỉ việc mang cả máy ảnh lẫn


phim đến hiệu ảnh rồi lấy ảnh về, tất cả các cơng việc cịn lại do cửa hiệu và hệ thống thu gom của

cơng ty đảm nhiệm.
Thậm chí một số người làm nghệ thuật còn sử dụng rác thải làm chất liệu cho các sáng tác
của mình, chẳng hạn giấy vẽ làm từ giấy tái chế, tranh làm từ card điện thoại hay tượng làm từ các
mảnh kim loại. Dĩ nhiên đây không phải là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề rác thải.
Điều đáng nói là cách nhìn nhận của nghệ sỹ và cơng chúng đối với rác thải đã thay đổi, rác đã
khơng cịn bị coi là đồ bỏ đi nữa mà đã được sử dụng vào các mục đích có ích.
Các lợi ích của việc tái chế rác thải không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất. Nhiều khi, những
lợi ích mơi trường và xã hội gián tiếp còn to lớn hơn những lợi ích kinh tế đo đếm được. Chẳng
hạn, tái chế giúp khơi phục và duy trì một mơi trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các
chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm. Mơi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du
lịch, kéo theo là các hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng...
Về lâu dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nóng trong
một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng và
gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng. Một xã hội phát triển bền vững là xã hội không
những đảm bảo được các nhu cầu hiện tại của mình mà cịn có khả năng đảm bảo nhu cầu cho các
thế hệ tương lai. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một
cách hiệu quả và quan trọng hơn là chúng có thể được tái sinh. Trong sản xuất bền vững lý tưởng,
các nguyên, vật liệu được sử dụng trong những vịng khép kín với số chu kỳ vô hạn. Điều hiển
nhiên là chúng ta chỉ có thể tiệm cận chứ khơng bao giờ đạt tới khái niệm sản xuất bền vững lý
tưởng này. Nhưng "tiệm cận" đã là quá tốt so với tình hình hiện nay.
Hy vọng rằng các ví dụ trên đây sẽ là những gợi ý cho các nhà đầu tư và sản xuất trong
nước về những quan điểm và phương thức sản xuất, kinh doanh mới mẻ. Một khi những suy nghĩ
lạc hậu về cách thức tạo ra và sử dụng sản phẩm đã thay đổi thì những cơ hội kinh doanh mới sẽ
tự đến. Chúng sẽ góp phần biến vấn đề thành giải pháp, biến rác thải thành một nguồn tài nguyên
và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của sản xuất và tiêu thụ đến môi trường. (Nguyễn Hồng
Long, Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam, 2006)
Các hoạt động tái sử dụng, 3R trên thế giới:


Đối với thế giới, mơ hình 3R rất thành cơng và áp dụng phổ biến đa dạng dưới nhiều hình thức.

Đặc biệt kết hợp với kinh doanh trong cộng đồng: Các cửa hàng đồ cũ ở nước ngồi, các cơng ty
tái chế, công ty sản phẩm thân thiện sinh thái: 3r Living tại Mỹ, Body Shop, Organic Bug,… sản
phẩm các công ty này làm từ những vật dụng bị loại thải hay những nguyên liệu tự nhiên thành
sản phẩm hữu dụng, sản phẩm thân thiện với môi trường. Với tuyên ngôn là bảo vệ môi trường
thông qua sản phẩm của mình và họ đã thành cơng. Mơ hình trao đổi đồ dùng cũ dành cho sinh
viên qua web “goinghomesale.com” của hai sinh viên người Việt đang du học tại Úc đã và đang
rất thành công, doanh thu mỗi tháng chỉ từ nguồn quảng cáo trên web đã khoảng 6000 đô la Úc.
Các hoạt động tái sử dụng, 3R tại Việt Nam:
3R Hà Nội đây là tổ chức 3R đầu tiên của Việt nam, thành lập năm 2007, được sự tài trợ của
JICA&URENCO. Hoạt động của 3R Hà Nội là vận động cộng đồng phân loại rác, giáo dục ý
thức môi trường cho cộng đồng, tổ chức hội chợ Mottainai trao đổi vật dụng, đồ dùng đã qua sử
dụng,…
Hội chợ Mottainai ở Hà Nội, Hồ Chí Minh hay gọi là hội chợ 3R. Đây là hội chợ được tổ chức để
cộng đồng đem những đồ dùng, vật dụng đã qua sử dụng đến trao đổivới nhau.
(Nguồn: />

Chƣơng 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2009 đến 04/2010.
- Địa điểm:
Tại năm khoa: Nông nghiệp, Công nghệ, Sư phạm, Khoa Khoa học, Khoa Kinh tế trực thuộc
khu I & Khu II trường Đại học Cần Thơ thuộc địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.
3.2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tiến hành phỏng vấn 207 sinh viên tại năm đơn
vị chuyên ngành trực thuộc trường Đại học Cần Thơ: Nông nghiệp, Công nghệ, Sư phạm, Khoa
học, Kinh tế. Phỏng vấn ngẫu nhiên các đối tượng theo phiếu soạn sẵn với các nội dung sau:
- Số lượng, loại, tình trạng, mức độ sử dụng, các hình thức xử lý các vật dụng, đồ dùng đã
qua sử dụng có khả năng tái sử dụng của sinh viên trường Đại học Cần Thơ.
- Nhu cầu sử dụng và trao đổi hoặc mua bán đối với các vật dụng, đồ dùng đã sử dụng của

sinh viên trường Đại học Cần Thơ.
- Xử lý các số liệu thu thập được, phân tích so sánh lợi ích của việc tái sử dụng đúng cách
các vật dụng, đồ dùng đó với các vật dụng mới mua. Từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị.
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Tiến hành điều tra, thu thập các số liệu về số lượng, loại, tình trạng, mức độ sử dụng, các
hình thức xử lý, nhu cầu sử dụng các vật dụng, đồ dùng đã qua sử dụng của sinh viên trường Đại
học Cần Thơ.
- Chọn ngẫu nhiên 200 sinh viên chia đều ở năm đơn vị chuyên ngành của trường Đại học
Cần Thơ: Nông nghiệp, Công nghệ, Sư phạm, Khoa học, Kinh tế. Mỗi đơn vị 40 sinh viên (10


sinh viên năm 1, 10 sinh viên năm 2, 10 sinh viên năm 3, 10 sinh viên năm 4). Phân bố số lượng
phỏng vấn được tỷ lệ: 25% sinh viên trong kí túc xá, 75% sinh viên ngồi kí túc xá.
- Phỏng vấn trực tiếp sinh viên bằng phiếu phỏng vấn và câu hỏi soạn sẵn.
3.3.2 Xử lý số liệu
- Xử lý số liệu các mục trong bảng phỏng vấn: Số lượng, loại, tình trạng, phương pháp xử lý,
nhu cầu trao đổi hoặc mua bán, bằng phần mềm Microsoft Excel 2003


Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đa phần sinh viên ĐH Cần Thơ thuộc tầng lớp trung nông của các tỉnh đồng bằng sơng Cửu
Long. Điều đó cũng hợp lý khi kết quả phỏng vấn cho thấy kinh tế gia đình của sinh viên chủ yếu
rơi vào mức trung bình hoặc đủ sống (8.2% nghèo, 64.7% trung bình, 27% khá). Qua kết quả
phỏng vấn nhận thấy 97.6% sinh viên phụ thuộc việc mua sắm các vật dụng sinh hoạt, đồ dùng
học tập vào gia đình. Do đó, việc chăm lo học tập của sinh viên luôn là một gánh nặng cho gia
đình.
Đồng thời sinh viên chủ yếu ở trọ, kí túc xá nên diện tích nơi ở rất hạn chế, địi hỏi sinh viên
cần cân nhắc trong việc mua sắm vật dụng, đồ dùng thích hợp. Vì vậy các đồ dùng, vật dụng trong

đề tài chỉ là những vật dụng, đồ dùng cơ bản sinh viên cần.
4.1. NGUỒN GỐC CÁC VẬT DỤNG, ĐỒ DỤNG TRONG PHỎNG VẤN
Bảng 1: Nguồn gốc một số đồ dùng, vật dụng có khả năng tái sử dụng
Nguồn gốc

Mua từ siêu

Mua từ bạn; bạn hoặc

Mua từ cửa hàng

thị, hàng mới

người thân cho

đồ cũ

Giáo trình

57.9%

33.3%

8.8%

Xe đạp

49.3%

37.2%


13.5%

Bàn, ghế

51.0%

32.9%

16.1%

Bếp ga

63.0%

21.9%

15.1%

Xoong nồi, thau

75.3%

19.1%

5.6%

Quần áo

98.9%


1.1%

0.0%

Đèn học

90.3%

9.1%

0.6%

Bọc, chai nhựa

97.4%

2.6%

0.0%

Qua số liệu bảng 1 ta nhận thấy, vật dụng, đồ dùng của sinh viên sử dụng có nguồn gốc từ tái
sử dụng tương đối lớn:
- Giáo trình: Tái sử dụng (42.1%), mua mới (57.9%)
- Xe đạp: Tái sử dụng (50.7%), mua mới (49.3%)


- Bàn ghế: Tái sử dụng (49%), mua mới (51%)
- Bếp ga: Tái sử dụng (37%), mua mới (63%)
- Xoong nồi, thau: Tái sử dụng (24.7%), mua mới (75.3%)

Đồ dùng của sinh viên có nguồn gốc từ vật dụng tái sử dụng (đồ dùng đã sử dụng rồi, được
cho hoặc mua lại) có số lượng lớn. Nhu cầu sử dụng các vật kể trên là điều kiện cần thiết và quan
trọng khi xây dựng dịch vụ trao đổi đồ cũ sau này.
Vật dụng tái sử dụng sinh viên đang dùng chiếm 70% là mua lại trực tiếp từ bạn bè hoặc
được cho từ bạn bè và người thân, còn khoảng 30% mua từ các cửa hàng đồ cũ (chủ yếu là xe đạp
và bàn ghế).
Đặc biệt lượng đồ dùng có khả năng tái sử dụng như: giáo trình, xe đạp, bàn ghế, xoong, nồi,
thau chiếm tỉ lệ lớn. Các vật dụng này có thời gian sử dụng bền, vận chuyển dễ dàng. Bên cạnh
đó, theo kết quả khảo sát thực tế thì hầu hết các sinh viên sống trong kí túc xá hay nhà trọ đều có
khuynh hướng sử dụng chung một số vật dụng (bàn, ghế, xe đạp, xoong nồi,…). Chính vì thế khi
một sinh viên chung phịng tốt nghiệp thì những vật dụng trên của sinh viên đó được cho hoặc bán
rẻ lại cho các sinh viên khác.
Quần áo, chai – bọc nhựa: Quần áo chủ yếu có nguồn gốc mua mới từ siêu thị, cửa hàng. Sau
khi sử dụng các mặt hàng thực phẩm, thức uống và các hàng hóa cơng nghiệp thì chai – bọc nhựa
là các vật phát thải mà sinh viên có thể tự giữ lại để tái sử dụng. Hai loại này chỉ phù hợp với mục
tiêu của dịch vụ trao đổi để tái chế (chai – bọc nhựa chỉ có thể bán phế liệu).
4.2. HIỆN TRẠNG ĐỒ DÙNG, VẬT DỤNG SINH VIÊN ĐANG SỬ DỤNG
Đa phần các đồ dùng, vật dụng sinh viên đều đang được sử dụng tốt (75%), tùy từng loại có
sự khác biệt về hiện trạng sử dụng.


Bảng 2: Hiện trạng đồ dùng, vật dụng sinh viên đang sử dụng
Hiện trạng

Mới mua

Đang sử dụng

Đã hư, không
sử dụng


Giáo trình

25.2%

76.8%

0.0%

Xe đạp

16.7%

72.2%

11.1%

Bàn, ghế

22.3%

71.7%

6.0%

Bếp ga

16.8%

74.3%


8.9%

Xoong nồi, thau

10.5%

89.5%

0.0%

Quần áo

14.5%

85.5%

0.0%

Đèn học

21.5%

70.4%

8.1%

Bọc, chai nhựa

21.3%


69.3%

9.4%

Chúng ta biết rằng giáo trình và sách ln có số lượng đầu vào thay đổi tương đối lớn theo
năm học (năm nhất trung bình 5kg giáo trình, năm 4 khoảng 30 kg), giới tính (nam ít giáo trình
hơn nữ), chương trình học (học phần hoặc tín chỉ)…100% có thể tái sử dụng (25.2% mới mua và
76.8% đang sử dụng). Đây là loại vật dụng học tập có khả năng tái sử dụng rất cao. Sách, giáo
trình gắn liền với việc học tập nghiên cứu của sinh viên. Khi sử dụng loại vật dụng này, bên cạnh
sự quan tâm đặc biệt về phần nội dung của giáo trình thì giá cả cũng là điều đáng cân nhắc. Chính
vì thế cùng 1 loại sách, giáo trình mà giá nơi nào càng rẻ thì càng được ưa chuộng.
Giáo trình có thể tái sử dụng trung bình từ 2 đến 3 lần, vì đa số môn học do sự thay đổi, bổ
sung kiến thức của cán bộ giảng dạy. Đòi hỏi khi thu mua hay trao đổi cần tìm hiểu về kiến thức
trong giáo trình, sách đó cịn sử dụng được hay khơng? Nếu khơng cịn sử dụng lại được có thể
chuyển sang tái chế giấy.
Bên cạnh đó, xe đạp là phương tiện đi lại chiếm tỉ lệ lớn của sinh viên (chiếm hơn 80% tổng
số phương tiện đi lại của sinh viên). Khả năng tái sử dụng đối với loại vật dụng này là rất lớn, cần
tu sửa, tân trang một số bộ phận khi tái sử dụng. Các cửa hàng xe đạp cũ làm việc này rất tốt. Kết
quả từ bảng 2 cho thấy có hơn 80% xe đạp sinh viên đang trong tình trạng tái sử dụng tốt. Từ thực
tế cho thấy một chiếc xe đạp có thể được sử dụng từ 6 đến 7 năm nên đây là nguồn cung cấp đầu
vào khả quan cho hoạt động tái sử dụng đối với sản phẩm xe đạp trong dịch vụ trao đổi.


Do tính chất của vật liệu mà bàn ghế là loại vật dụng có khả năng tái sử dụng cao. Trung
bình một chiếc bàn xếp đa năng khổ 50 cm x 70 cm bằng ván ép sản xuất tại Việt Nam sử dụng
tốt trên 5 năm. Có khoảng 94% bàn ghế đang trong tình trạng sử dụng tốt, có thể tái sử dụng của
sinh viên trường.
Xoong nồi và thau có thời gian sử dụng trên từ 5 năm. Đây là loại vật dụng có tuổi thọ cao,
100% đang trong tình trạng sử dụng hoặc mới mua.

Đèn học, bếp ga: Hai loại vật dụng này mua mới khoảng 15 - 20%, đang sử dụng khoảng
80%. Vì tâm lý an tồn khi sử dụng nên đèn và bếp ga ít được tái sử dụng. Đèn học, bếp ga là mặt
hàng khó có khả năng tái sử dụng do tâm lý e ngại về tính an tồn khi tái sử dụng của khách hàng.
Bảng 2 cho thấy có khoảng 15 - 20% mặt hàng này được mua mới và khoảng 80% đang sử dụng.
4.3. SỐ LƢỢNG, KHỐI LƢỢNG ĐỒ DÙNG – VẬT DỤNG CĨ KHẢ NĂNG TÁI SỬ
DỤNG TRONG Q TRÌNH PHỎNG VẤN
Số lượng, khối lượng đồ dùng vật dụng của 207 sinh viên:
- Giáo trình, sách: 3700 kg
- Xe đạp: 162 chiếc
- Bàn, ghế: 200 cái
- Bếp ga: 184 cái
- Xoong nồi, thau: 799 cái
- Quần áo: 4182 cái
- Đèn học: 213 cái
- Bọc, chai nhựa: 208,6 kg
Từ kết quả trên cho thấy, có một lượng rất lớn các vật dụng có thể tái sử dụng và là nguồn
cung cấp dồi dào cho dịch vụ trao đổi. Nếu tính theo tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm (6500
sinh viên/năm) của trường Đại học Cần Thơ. Tương ứng sẽ có một lượng vật dụng, đồ dùng cần
giải phóng rất lớn như sau:
- Giáo trình, sách: 116183.6 kg
- Xe đạp: 5087 chiếc
- Bàn, ghế: 6280 cái


- Bếp ga: 5777 cái
- Xoong nồi, thau: 25089 cái
- Quần áo: 131318 cái
- Đèn học: 6688 cái
- Bọc, chai nhựa: 6550.2 kg
Nếu toàn bộ các vật dụng, đồ dùng trên của sinh viên được tái sử dụng hết cho sinh viên các

khóa sau, sẽ tiết kiệm được một lượng tài chính khá lớn cho sinh viên. Tương ứng, sức ép cho
dịch vụ trao đổi các vật dụng trên cũng rất lớn về tài chính khi thu vào, kho bãi lưu trữ, tiếp thị quảng cáo đến các sinh viên…
4.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ VẬT DỤNG, ĐỒ DÙNG ĐÃ QUA SỬ DỤNG HÀNG NĂM,
KHI TỐT NGHIỆP
Phương pháp xử lý đồ dùng đã sử dụng của sinh viên ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố: Kinh tế
gia đình, giáo dục gia đình – nhà trường, ngành học, tính chất loại vật dụng,… Nội dung nghiên
cứu của đề tài chỉ xét về yếu tố tính chất của loại vật dụng, đồ dùng có mặt trong q trình
phỏng vấn (thống kê số lượng các hình thức xử lý đối với các vật dụng mà sinh viên đã làm từ
trước đến nay).
Bảng 3: Một số phương cách xử lý đồ dùng, vật dụng hàng năm sau khi tốt nghiệp
Phương cách

Giáo

Xe

Bàn,

Bếp

trình

đạp

ghế

ga

Xoong Quần
nồi,


áo

Đèn

Bọc,

học

chai
nhựa

thau
Đem về nhà

99

98

57

74

94

161

74

11


Cho bạn bè

29

22

36

33

43

7

78

7

Bán rẻ lại bạn bè

54

26

60

42

19


0

13

0

Bán phế liệu

5

5

1

4

4

1

6

78

Bỏ thùng rác

0

0


1

0

1

3

5

25

Tái sử dụng, tái chế

3

3

2

2

2

6

6

6


Không biết

0

1

3

2

3

2

2

13


Kết quả từ bảng 3 cho thấy: Khuynh hướng chung xử lý các vật dụng cá nhân sau khi
tốt nghiệp là đem về nhà, sau đó là bán rẻ hoặc cho bạn bè. Mỗi loại vật dụng sẽ có các phương
pháp xử lý khác nhau, đòi hỏi khi dịch vụ trao đổi khi hoạt động sẽ đáp ứng tốt cả mặt kinh tế
lẫn mơi trường so với hình thức xử lý truyền thống sinh viên đã áp dụng. Do đó, chúng ta thấy
rằng tùy theo tính chất loại vật dụng, đồ dùng mà sẽ có khả năng tái sử dụng khác nhau. Cụ thể,
số lượng quần áo thải ra hàng năm là rất lớn (4182/ 207 sinh viên), thế nhưng cách xử lý chủ
yếu là đem về nhà 90%. Mặt khác, khi muốn sử dụng mặt hàng này, sinh viên chủ yếu mua mới
chứ khơng thích sử dụng quần áo cũ của bạn. Chính vì thế mà khả năng tái sử dụng tại cộng
đồng sinh viên của loại vật dụng này là khơng khả quan. Ngược lại, giáo trình, xe đạp và bàn
ghế hầu như được tái sử dụng, tái chế hồn tồn trong q trình học tập hay sinh hoạt của sinh

viên. Mặt khác, xoong nồi sau khi sử dụng đa phần sinh viên đem về nhà, đây là một phương
cách tái sử dụng tốt, một số sinh viên bán phế liệu hoặc cho bạn bè sử dụng. Vì vậy, nhóm hàng
giáo trình, xe đạp, bàn ghế và xoong nồi là những mặt hàng rất có lợi cho dịch vụ trao đổi vì khả
năng tái sử dụng là rất lớn.
Bên cạnh đó, đèn học và bếp ga là loại vật dụng thường chỉ được sử dụng trong một khóa
học của sinh viên (trung bình 4 năm). Vì đây là vật dụng được sử dụng xuyên suốt trong quá trình
học tập của sinh viên tại nhà trọ, kí túc xá. Nên khi tốt nghiệp hầu như các vật dụng này đều đã hư
hỏng hay khơng cịn sử dụng tốt. Giải pháp được sinh viên chọn là chủ yếu bán phế liệu.
Ngoài ra, bọc và chai nhựa cũng là một trong các loại mặt hàng được sinh viên sử dụng
nhiều nhất nhưng chỉ lưu trữ để bán phế liệu, một lượng nhỏ được sinh viên tự tái sử dụng. Thực
tế, đây là loại rác vơ cơ phổ biến có ở khắp nơi, nhờ vào tính tiện dụng của nó mà mặt hàng này
đã được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, việc tái sử dụng hay lưu trữ bán phế liệu là rất ít. Đa
phần bọc, chai nhựa được bỏ thùng rác hay vứt bất kì nơi nào sau khi đã sử dụng xong. Chính bởi
điều này đã làm ơ nhiễm cảnh quan và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại một số khu vực nhất
là các khu nhà ổ chuột trên sông hay các công viên công cộng.
Sinh viên chỉ tái sử dụng hoặc bán các vật dụng khi chúng mang lại lợi ích kinh tế cao. Các
vật dụng mà việc tái sử dụng hay lưu trữ không mang lại lợi ích kinh tế đáng kể sẽ khơng được
thực hiện.


4.5. SỰ ỦNG HỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRAO ĐỔI ĐỒ CŨ
Qua kết quả phỏng vấn cho thấy có 97% sinh viên trường Đại học Cần Thơ ủng hộ dịch vụ
trao đổi đồ cũ.
Đây là một tiềm năng rất lớn cho việc hình thành một dịch vụ mà tại đó có khả năng đáp ứng nhu
cầu trao đổi, mua bán vật dụng tái sử dụng trong sinh viên trường Đại học Cần Thơ. Ngược lại số
không ủng hộ chỉ có 3%.
Đây là một dịch vụ giúp sinh viên giải phóng được các vật dụng khi vệ sinh phòng hay khi
tốt nghiệp ra trường. Là nơi thu mua, trao đổi tất cả các vật dụng, đồ dùng của sinh viên đã, đang
và sẽ dùng. Giải quyết các chi phí phát sinh trong việc xử lý vật dụng sau khi tốt nghiệp như:
giảm chi phí vận chuyển khi phải mang vật dụng về quê. Hay phải bỏ thùng rác các vật dụng cịn

có khả năng sử dụng, bán phế liệu…Đồng thời mang lại lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ mơi
trường.
4.6. CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI

26%
32%

42%

Lấy đồ dùng

Lấy tiền

Qun góp

Hình 1: Tỉ lệ hình thức trao đổi đồ cũ của sinh viên
Qua kết quả hình 1 cho thấy trong các hình thức trao đổi mà sinh viên chọn, hình thức trao
đổi bằng tiền được ưu tiên nhất (41.55%). Sinh viên khi tốt nghiệp là giai đoạn đem đồ dùng, vật
dụng trao đổi nhiều nhất, vì muốn có được một ít tài chính từ các đồ dùng đó để về quê hay giải


quyết một số vấn đề tài chính khi ra trường. Ngồi ra cịn có một số sinh viên cần tiền (đóng học
phí, trang trải sinh hoạt,…) nên mang đồ trao đổi lấy tiền. Bên cạnh đó, hình thức lấy đồ dùng
khác chiếm 32%, đây là lượng sinh viên đang theo học tại trường nên muốn trao đổi đồ đã sử
dụng để lấy vật dụng mình cần thiết. Ngồi ra, tỉ lệ quyên góp chiếm 26%, đây là lượng sinh viên
có ý thức cao vì cộng đồng và mơi trường, muốn đem đồ dùng, vật dụng khơng cịn dùng nữa để
giúp đỡ những người khác cần.
Với kết quả này, dịch vụ trao đổi đồ cũ rất có lợi về đầu vào, có đến 26% lượng sinh viên
muốn quyên góp đồ cũ cho dịch vụ, 41% muốn trao đổi đồ.
4.7. Ý NGHĨA MỤC ĐÍCH TRAO ĐỔI ĐỒ CŨ


8%

49%
43%

Mơi trường

Cộng đồng

Kinh tế

Hình 2: Tỉ lệ mục đích trao đổi đồ cũ của sinh viên
Từ kết quả hình 2 cho thấy mục đích trao đổi đồ cũ của sinh viên phần lớn vì mơi trường và
cộng đồng (92%), cịn vì mục đích kinh tế rất ít (8%). Bởi vì sinh viên là thành phần có kiến thức,
nhận thức tốt về vấn đề chung của xã hội như môi trường, cộng đồng, nên các bạn hiểu về ý nghĩa
việc tái sử dụng. Do đó phần lớn mục đích sinh viên tham gia trao đổi vật dụng, đồ dùng cũ vì
mục đích mơi trường và cộng đồng.
Thế nhưng khi so sánh cùng số liệu về hình thức trao đổi đồ cũ với mục đích trao đổi, ta thấy
khơng hợp lý: Mục đích kinh tế khơng đến 10%, trong khi đó hình thức trao đổi bằng tiền chiếm
đến 42% và hình thức qun góp chỉ chiếm 26%. Sở dĩ có sự bất hợp lý này vì sinh viên khi ra


trường tuy có tâm lý giải phóng đồ dùng với giá rẻ, để vừa có thể ủng hộ các bạn sinh viên khác,
đồng thời cũng được một phần tài chính khi về quê. Đây là một việc làm vừa mang lại lợi ích bản
thân vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng.
4.8. MỐC THỜI GIAN TRAO ĐỔI ĐỒ DÙNG

9%
23%


68%

Cuối mỗi năm học

Khi tốt nghiệp ra trường

Khi nào có

Hình 3: Tỉ lệ mốc thời gian trao đổi đồ cũ của sinh viên
Hình 3 đã mơ tả mốc thời gian trao đổi đồ của sinh viên chủ yếu vào cuối năm học (68.6%),
hay khi tốt nghiệp ra trường (22.7%). Tất nhiên vào cuối năm học là thời điểm sinh viên về quê,
vệ sinh phịng, giải phóng các đồ đạc, hoặc sinh viên khi tốt nghiệp thì muốn thanh lý hết để về
nhà, đến nơi làm việc… Nên có đến hơn 90% chọn thời điểm cuối năm và tốt nghiệp để trao đổi.
Với số liệu này giúp chúng ta có sự chuẩn bị về nhân lực, kho bãi, tài chính đúng thời điểm để
hoạt động trao đổi đồ cũ của sinh viên được thuận tiện.

4.9. NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ TÁI SỬ DỤNG
Sinh viên đa phần từ các miền quê, tỉnh lẻ đến Cần Thơ để học tập, vì vậy việc tiết kiệm
được đặt lên hàng đầu, mà việc sử dụng các đồ dùng cũ là một trong những hành động mà sinh
viên làm được để tiết kiệm tài chính. Các bạn sinh viên khi mua được hoặc được cho một cái
radio cũ, tivi cũ, xe đạp cũ,… họ xem như là tài sản quý trong thời gian học tập. Việc tái sử dụng


cịn mang ý nghĩa là bảo vệ mơi trường nên sinh viên rất ủng hộ. Kết quả phỏng vấn cho thấy
80% lượng sinh viên đồng ý sử dụng đồ dùng tái sử dụng, cùng với 97% ủng hộ dịch vụ trao đổi .
Như vậy, xét về tiềm năng thị trường (đầu vào và đầu ra) rất khả quan cho hoạt động tái sử
dụng đồ dùng, vật dụng trong cộng đồng sinh viên.
4.10. LỢI ÍCH KINH TẾ TỪ VIỆC TÁI SỬ DỤNG SÁCH CŨ
Qua các kết quả phỏng vấn và phân tích trên ta thấy vật dụng, đồ dùng có khả năng tái sử

dụng rất nhiều và phức tạp. Nên đề tài chỉ xin đề cập lợi ích kinh tế về tái sử dụng giáo trình, sách
là một trong những vật dụng học tập và nghiên cứu rất cần thiết, chúng luôn gắn liền với sinh
viên. Trước đây đa phần giáo trình, sách qua sử dụng sẽ được sinh viên giữ lại (nhưng không sử
dụng) hoặc bán cho phế liệu, nhà sách cũ, mặc dù họ khơng thích điều này. Thứ nhất, nhà sách có
bán lại cho sinh viên nhưng họ không phân loại được theo chuyên ngành để bán cho sinh viên
khác, đồng thời mua với giá quá rẻ , bằng giá giấy vụn = 1.500 đồng/ kg. Nếu bán cho các cơ sở
thu mua phế liệu, tại đây họ chỉ xem sách, giáo trình là giấy vụn và đem đi tái chế. Nhiều sinh
viên khi phỏng vấn có mong muốn sách, giáo trình của mình khi sử dụng xong, sẽ được các em
sinh viên khóa sau sử dụng tiếp. Sinh viên sẵn sàng mang đến qun góp chứ khơng cần bán lấy
tiền (26%). Trung bình một sinh viên sau 4 năm đại học có ít nhất 30 kg sách, giáo trình. Trong đó
khoảng 5 đến 10kg được giữ lại sử dụng sau này, còn lại 20 đến 25kg cần giải phóng.
Dưới đây là bài tốn lợi ích kinh tế từ giáo trình, sách cũ mà dịch vụ trao đổi mang lại:
+ Giáo trình, sách sinh viên bán cho nhà sách cũ, ve chai từ 1.500 – 2.000 đồng
+ Dịch vụ trao đổi thu mua thấp nhất với giá 6.000 đồng/kg giáo trình
+ Giá photo 1kg giáo trình 200 tờ: 200 tờ x 200 đồng = 40.000 đồng
+ Dịch vụ trao đổi giáo trình, sách cho sinh viên với 1/3 giá photo = 40.000/3
đồng
+ Nếu dịch vụ trao đổi giáo trình, sách hoạt động tốt, sinh viên sẽ tiết kiệm được:
40.000 – 13.300 = 26.700 đồng/kg giáo trình.
Do đó, dịch vụ này sẽ giúp sinh viên tiết kiệm được tiền mua giáo trình :
30 (kg giáo trình) x 26.700 (VNĐ/kg giáo trình) = 801.000 đồng/năm học

= 13.300


Tuy nhiên, giáo trình sau khi được sử dụng xong, có thể bán lại: 20 (kg giáo trình) x 6.000
đồng/kg giáo trình) = 120.000 đồng. Vậy nếu tái sử dụng tốt giáo trình, một sinh viên sau 4 năm
đại học sẽ tiết kiệm được: 801.000 + 120.000 = 921.000 đồng.
Chính điều này cho thấy trung bình mỗi năm tiết kiệm được:
921.000 đồng x 6.500 (sinh viên tốt nghiệp hằng năm)= 5.986.500.000 đồng cho cộng đồng.

Ngoài ra, một số sinh viên còn yêu cầu bổ sung một số vật dụng và đồ dùng có thể tái sử dụng
như: máy tính, xe máy, hộp giấy, loa, kệ sách.
Thông qua các phiếu phỏng vấn, một số sinh viên đã có ý kiến sau:
- Cần có những dịch vụ trao đổi các sản phẩm tái sử dụng, đồ cũ, tái chế như thế trong cộng
đồng sinh viên nói riêng và cộng đồng người dân nói chung.
- Tập huấn các bạn về mơ hình 3R, tái chế các phế liệu thành các vật dụng hữu ích.
- Nên vận động đồ dùng, vật dụng trao đổi hoặc quyên góp từ nhà tư nhân, doanh nghiệp đến
các tầng lớp cộng đồng: Dân nghèo, học sinh – sinh viên, vùng sâu – vùng xa.


×