Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.28 KB, 58 trang )

ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ
RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ
VẤN DCPA
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU,
RỦI RO CỦA CÔNG TY DCPA
Chất lượng cuộc kiểm toán là vấn đề ban lãnh đạo công ty DCPA rất quan
tâm, tạo nên uy tín cho công ty. Để có một cuộc kiểm toán đạt chất lượng cao,
tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán đều được chú trọng, đặc biệt là những
giai đoạn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của kiểm toán viên như giai đoạn đánh giá
rủi ro, xác định mức trọng yếu của cuộc kiểm toán, đều do quản lý cấp cao, có
nhiều năm kinh nghiệm của công ty thực hiện.
Mặc dù được cụ thể hoá thành nhiều giai đoạn nhưng nhìn chung quy trình
thực hiện kiểm toán của công ty DCPA tuân theo quy trình kiểm toán chung,
gồm 3 bước: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
Việc đánh giá rủi ro được thực hiện trong cả 2 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán và
thực hiện kiểm toán
2.1.1. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại
công ty DCPA
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện các công
việc:
• Tìm hiểu về khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng
kiểm toán.
• Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán.
2.1.1.1. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty DCPA
a) Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Trước khi chấp nhận một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá ban
đầu về rủi ro trong việc chấp nhận cuộc kiểm toán đó, đánh giá việc chấp nhận
một khách hàng mới hay tiếp tục với một khách hàng cũ có làm ảnh hưởng đến
uy tín, danh tiếng của công ty không, công ty có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán
có chất lượng cao cho khách hàng hay không.
Đối với công ty DCPA, việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán


do chủ nhiệm kiểm toán cấp 3 thực hiện, bao gồm đánh giá: tính liêm chính của
ban giám đốc công ty khách hàng, khả năng thực hiện cuộc kiểm toán, tính độc
lập của kiểm toán viên đối với công ty khách hàng. Các thông tin được dùng để
đánh giá được thu thập từ các nguồn sau:
• Kinh nghiệm của kiểm toán viên;
• Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm;
• Trao đổi với ban giám đốc;
• Thu thập thông tin từ báo chí, ấn phẩm;
• Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan;
• …
Các bảng hỏi thường được công ty sử dụng để tìm hiểu đầy đủ các khía
cạnh cần thiêt.
Dựa trên các thông tin thu được, rủi ro được đánh giá trên 3 cấp độ: thấp,
trung bình, cao. Nếu rủi ro được đánh giá ở mức thấp, hợp đồng kiểm toán
đương nhiên được chấp nhận. Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức trung
bình, chủ nhiệm kiểm toán cần thảo luận với giám đốc kiểm toán trước khi đưa
ra quyết định chấp nhận hợp đồng. Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức
cao, chủ nhiệm kiểm toán thảo luận với giám đốc kiểm toán về vấn đề này
nhưng thông thường hợp đồng kiểm toán không được chấp nhận.
b) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Khi quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành
tìm hiểu kỹ hơn về khách hàng để đưa ra mức rủi ro cụ thể hơn nhằm lập kế
hoạch phù hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán, rủi ro kiểm toán được xác định bao gồm: xác định mức rủi ro mong
muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát,
rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính. Rủi ro được đánh giá tại 1 trong 3
mức độ: thấp , trung bình, cao.
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán có thể được minh họa qua công
thức sau:
AR = IR x CR x DR

Trong đó: AR : mức rủi ro kiểm toán mong muốn
IR: rủi ro tiềm tàng
CR: rủi ro kiểm soát
DR: rủi ro phát hiện
Do đó, rủi ro phát hiện được xác định sau khi xác định rủi ro mong muốn,
rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát bằng cách:
DR =
CR x IR
AR
 Xác định mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính
Việc xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài
chính phụ thuộc vào các yếu tố:
 Quy mô của khách hàng;
 Số lượng người sử dụng thông tin tài chính;
 Tình hình công nợ của khách hàng, khả năng thanh toán của khách
hàng;
 Khả năng tăng doanh thu, lợi nhuận của khách hàng;
 …
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính
Rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính được đánh giá dựa trên các
yếu tố sau:
 Sự liêm khiết, năng lực của ban giám đốc;
 Sự thay đổi thành phần quản lý trong niên độ kế toán;
 Trình độ, kinh nghiệm, thái độ của kế toán trưởng, các nhân viên kế
toán, kiểm toán viên nội bộ;
 Những áp lực bất thường đối với ban giám đốc và kế toán trưởng có
thể khiến họ trình bày báo cáo tài chính không trung thực;
 Đặc điểm hoạt động của đơn vị;
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như: thị
trường mua, bán, cạnh tranh, những thay đổi về pháp luật ảnh hưởng

đến đơn vị;
 …
 Đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính
Rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính được đánh giá dựa trên hiệu
quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, bao gồm:
 Môi trường kiểm soát: bao gồm đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức,
chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, uỷ ban kiểm soát và môi
trường kiểm soát bên ngoài.
 Hệ thống kế toán: kiểm toán viên cần quan tâm đến việc tổ chức hệ
thống bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế
toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế
toán, quy trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.
 Các thủ tục kiểm soát: kiểm toán viên cần xem xét các thủ tục kiểm
soát có được xây dựng trên 3 nguyên tắc cơ bản không: nguyên tắc
bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc uỷ
quyền và phê chuẩn.
 Bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị (nếu có). Đối với những đơn
vị tồn tại bộ phận kiểm toán nội bộ, hoạt động và vị trí của bộ phận
này trong đơn vị là một yếu tố rất quan trọng để kiểm toán viên đánh
rủi ro kiểm soát đối với báo cáo tài chính của đơn vị đó.
 Xác định mức rủi ro phát hiện cần thiết cho báo cáo tài chính
Để đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên dựa vào kết
quả đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng để xác định mức rủi ro phát
hiện cho cuộc kiểm toán theo công thức
DR =
CR x IR
AR
c) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán
Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh
giá rủi ro kiểm toán đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ trong báo

cáo tài chính để có thể thiết kế các thử nghiệm kiểm toán phù hợp. Quá trình
đánh giá rủi ro trong giai đoạn này cũng bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro phát
hiện và rủi ro kiểm soát được đánh giá trên 3 mức độ: thấp, trung bình, cao.
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng loại
nghiệp vụ
Rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ được
đánh giá dựa trên các nhân tố sau:
 Báo cáo tài chính có nhiều điều chỉnh liên quan đến niên độ trước;
 Báo cáo tài chính có nhiều ước tính kế toán;
 Có sự thay đổi chính sách kế toán trong năm kế toán;
 Cần chú ý đến số dư của các tài khoản dự phòng, các chi phí phát
sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định;
 Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi ý
kiến của chuyên gia;
 Các nghiệp vụ kinh tế bất thường;
 Mức độ biến động của các số dư tài khoản;
 Bản chất của các khoản mục và rủi ro có thể xảy ra đối với từng loại
khoản mục;
 …
 Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng loại
nghiệp vụ
Công ty sẽ lập ra một bảng hỏi để đánh giá hiệu quả kiểm soát đối với từng
số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ. Đối với mỗi số dư tài khoản hay nghiệp vụ
sẽ có yêu cầu về kiểm soát khác nhau.
 Đánh giá rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, tưng loại
nghiệp vụ
Để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức mong muốn, kiểm toán viên cần dựa
vào kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định mức rủi ro
phát hiện cần thiết cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính theo công thức
DR =

CR x IR
AR
2.1.1.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty
DCPA
Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên dựa vào đó để xác định
mức trọng yếu cần thiết.
Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính
Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính đã được thực
hiện, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính trên
cơ sở tổng tài sản, cụ thể như sau:
Mức rủi ro phát hiện Mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC
Thấp 0.25%*tổng tài sản
Trung bình 0,5%*tổng tài sản
Cao 1%* tổng tài sản
a) Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trong báo cáo taì chính
Mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính
căn cứ vào mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và đánh giá của kiểm
toán viên về rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục đó.
Tuỳ thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên về mức rủi ro phát hiện cho
từng khoản mục, các khoản mục được xếp vào 3 nhóm:
 Nhóm 1 tương ứng với hệ số 1 gồm các khoản mục được đánh giá
mức rủi ro phát hiện là thấp;
 Nhóm 2 tương ứng với hệ số 2 gồm các khoản mục được đánh giá
mức rủi ro phát hiện trung bình;
 Nhóm 3 tương ứng với hệ số 3 gồm các khoản mục được đánh giá
mức rủi ro phát hiện cao.
Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục được xác định theo công thức
sau:
Mức trọng
yếu phân bổ

cho khoản
mục A
=
Mức trọng yếu cho toàn
bộ BCTC
*
Số dư
khoản mục
A
*
Hệ số của
khoản
mục A
Tổng số dư từng khoản
mục đã nhân hệ số
2.1.2. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại
công ty DCPA
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, sau khi tìm hiểu sơ lược về khách
hàng, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán để từ đó đưa ra mức trọng yếu
cho cuộc kiểm toán và tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Tuy nhiên, những đánh
giá này của kiểm toán viên cũng chỉ là những đánh giá ban đầu, dựa vào kinh
nghiệm của kiểm toán viên. Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, có thể
kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng để chứng tỏ nhận định ban đầu
của mình về rủi ro kiểm soát là không chính xác, kiểm toán viên có thể dựa vào
đó để thay đổi đánh giá, thay đổi kế hoạch kiểm toán.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA, em
được tham gia vào nhiều cuộc kiểm toán với nhiều khách hàng khác nhau. Đối
với mỗi khách hàng, công ty DCPA đều tiến hành đầy đủ các bước đánh giá rủi
ro, trọng yếu. Trong khuôn khổ chuyên đề thực tập này, em xin được trình bày
quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu đối với hai khách hàng A và B với nhiều

điểm khác biệt, phản ánh được sự linh hoạt của công ty DCPA trong việc áp
dụng quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro với từng khách hàng cụ thể.
Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất. Cuộc kiểm toán công ty A lại là
cuộc kiểm toán năm đầu tiên. Do đó, rủi ro kiểm toán thường được đánh giá
cao. Những tìm hiểu ban đầu về công ty A tương đối khó khăn.
Công ty B là một doanh nghiệp thương mại lại là khách hàng thường niên
của công ty DCPA với kết quả kiểm toán các năm trước tốt. Do đó, kiểm toán
viên không gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu về công ty B để đưa ra đánh giá về
rủi ro kiểm toán.
2.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM
TOÁN KHÁCH HÀNG A
2.2.1. Đánh giá trọng yếu, rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách
hàng A
2.2.1.1. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng A
a) Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Công ty DCPA đã gửi thư chào hàng đến công ty cổ phần A trong năm
2007 và được công ty này chấp nhận. Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng kiểm
toán, công ty DCPA cần đánh giá rủi ro của hợp đồng, đánh giá khả năng ảnh
hưởng đến uy tín của công ty khi chấp nhận một khách hàng mới là công ty A.
Để tiến hành đánh giá rủi ro ban đầu về việc chấp nhận hợp đồng kiểm
toán, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu sơ bộ về khách hàng và đánh giá tính
độc lập của kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán.
Qua tìm hiểu ban đầu về khách hàng, kiểm toán viên thu được các thông tin
ban đầu được lưu vào giấy tờ làm việc như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN A
Loại hình doanh nghiệp: Công ty A thuộc loại hình công ty cổ phần được
thành lập năm 2000 theo giấy phép số 1250/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp.
Lĩnh vực hoạt động : Công ty A hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, tiêu
thụ tại thị trường Việt Nam.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị công ty A bao gồm

Ông Hoàng A - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc
Bà Nguyễn Ngọc B – phó chủ tịch hội đồng quản trị thứ nhất
Ông Dương Mạnh C – phó chủ tịch hội đồng quản trị thứ hai
Ông Phạm Lê D – Ủy viên
Ông Nguyễn Tiến E - Ủy viên
Bà Trần Ngọc F - Ủy viên.
Kiểm toán viên tiền nhiệm: báo cáo tài chính năm 2006 do công ty kiểm
toán ACPA thực hiện với ý kiến chấp nhận toàn phần.
Nhận định ban đầu: Từ khi ra đời, công ty cổ phần A chưa có những sai phạm
lớn, doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, sản phẩm của công ty chiếm
50% thị trường gỗ đã qua chế biến tại miền Bắc. Hội đồng quản trị và ban Giám
đốc công ty có thái độ hợp tác tích cực với kiểm toán viên. Kiểm toán viên tiền
nhiệm đánh giá cao hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty.
Để đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán,
công ty DCPA lập bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên như sau:
Bảng 2. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán
công ty cổ phần A năm 2007
STT Câu hỏi Trả lời
Có Không
1 Kiểm toán viên có phải thành viên hội đồng quản trị
của công ty A không? X
2 Kiểm toán viên có góp vốn vào công ty A không? X
3 Kiểm toán viên có cho công ty A vay tiền không? X
4 Kiểm toán viên có ký hợp đồng cung cấp hàng hoá dịch
vụ với công ty A không? X
5 Kiểm toán viên có vay tiền của công ty A không? X
6 Kiểm toán viên có trực tiếp ghi sổ, giữa sổ kế toán và
lập báo cáo tài chính cho khách hàng A không?
X
7 Kiểm toán viên có họ hàng thân thiết giữ các chức vụ

quản lý trong công ty A không?
X
8 Kiểm toán viên tham gia kiểm toán khách hàng A có
đảm bảo nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp của kiểm
toán viên không?
X
Qua tìm hiểu về khách hàng A và đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên,
công ty DCPA xét thấy tính liêm chính của ban Giám đốc công ty và hội đồng
quản trị công ty A được đánh giá cao,hoạt động kinh doanh của công ty tương
đối tốt, kiểm toán viên của DCPA hoàn toàn độc lập với công ty A, do đó DCPA
có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho khách hàng A và quyết
định ký kết hợp đồng kiểm toán.
b) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
 Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn
Để xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với cuộc kiểm toán
khách hàng A, kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về quy mô, tình hình
hoạt động, tình hình tài sản, công nợ… của khách hàng thông qua giấy phép
đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, báo cáo kiểm toán năm trước, quan sát thực tế hoạt động… Có thể khái
quát những thông tin kiểm toán viên thu thập và tiến hành phân tích như sau:
Trước hết, xem xét khái quát về quy mô, tổ chức của công ty A
CÔNG TY CỔ PHẦN A
Vốn đầu tư: 7.000.000.000 VND
Ban giám đốc:
Ông Hoàng A - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc : tốt nghiệp
đại học kinh tế quốc dân, có 12 năm kinh nghiệm quản lý, đã từng là tổng giám
đốc công ty VICECO.
Bà Dương Thu G - phó tổng giám đốc: tốt nghiệp đại học lâm nghiệp, am
hiểu về lĩnh vực chế biến lâm sản.
Bà Trần Tuyết H - giám đốc tài chính: tốt nghiệp học viện tài chính kế toán,

đã từng là kiểm toán viên tại công ty kiểm toán KPMG.
Ông Vương Lâm I – giám đốc kinh doanh: tốt nghiệp đại học kinh tế quốc
dân.
Kế toán trưởng : Bà Trần Hải J: tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân, có 3
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán.
Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty A
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư
Phân xưởng sản xuất số 1
Phân xưởng sản xuất số 2
Phân xưởng sản xuất số 3
Nhận xét: công ty A có bộ máy tổ chức tương đối hợp lý, ban giám đốc và
người đứng đầu các phòng ban đều có trình độ quản lý, am hiểu về lĩnh vực
kinh doanh của công ty và có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên
quan. Bộ máy kế toán được phân chia đầy đủ các phần hành, các kế toán viên
đều có trình độ đại học.
Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần A
K toán tr ngế ưở
Kế
toán
h ngà
t nồ
kho
K toánế
t i s nà ả
c nhố đị
K toánế
bán

h ngà
Kế
toán
t ngổ
h pợ
Kế
toán
mua
h ngà
K toánế
ti n về à
các kho nả
ph i trả ả
Sau khi tìm hiểu khái quát về công ty A, kiểm toán viên tiến hành phân tích
tình hình tài chính của công ty A thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán và
báo cáo kết quả kinh doanh.
Bảng 3: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty cổ phần A
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Số tiền Chênh lệch
Năm 2006 Năm 2007 Số tiền %
A. Tài sản
I. Tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn 8.672.531.797 10.479.205.536 1.806.673.739

20,
83
1. Vốn bằng tiền 979.654.254 2.093.312.708 1.113.658.454 113,68
- Tiền mặt 129.084.567 394.876.950 265.792.383 205,91
- Tiền gửi ngân hàng 850.569.687 1.698.435.758 847.866.071 99,68

2. Hàng tồn kho 4.124.598.654 5.475.989.987 1.351.391.333 32,76
- Nguyên vật liệu 1.567.098.954 1.897.098.076 329.999.122 21,06
- Công cụ dụng cụ 456.932.714 389.380.384 (67.552.330) (14,78)
- CP sản xuất kinh
doanh dở dang
904.643.710 876.954.034 (27.689.676) (3,06)
- Thành phẩm 1.195.923.267 2.312.557.493 1.116.634.226 93,37
3. Phải thu 1.568.524.939 1.149.805.783 (418.719.156) (26,70)
-Phải thu khách hàng 1.568.524.939 1.149.805.783 (418.719.156) (26,70)
4.Tài sản lưu động khác 1.999.753.950 2.030.097.058 30.343.108 1,52
- Chi phí trả trước ngắn
hạn
1.999.753.950 2.030.097.058 30.343.108 1,52
II. Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn 8.376.688.500 10.097.874.950

1.721.186.450 20,55
1. Tài sản cố định 7.979.604.000 8.956.947.972 977.343.972 12,25
- Tài sản cố định hữu
hình
7.979.604.000 8.956.947.972 977.343.972 12,25
2. Tài sản dài hạn khác 397.084.500 1.140.926.978 743.842.478 187,33
- Chi phí trả trước dài
hạn
397.084.500 1.140.926.978 743.842.478 187,33
Tổng tài sản 17.049.220.297 20.847.080.486 3.797.860.189 22,28
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả 8.424.570.000 10.957.087.030 2.532.517.030 30,06
1. Nợ ngắn hạn 5.454.570.000 6.970.790.058 1.516.220.058 27,80
-Vay ngăn hạn 2.650.000.000 2.450.000.000 (200.000.000) (7,55)

- Phải trả người bán 2.804.570.000 4.520.790.058 1.716.220.058 61,19
2. Nợ dài hạn 2.970.000.000 3.986.296.972 1.016.296.972 34,22
- Vay dài hạn 2.970.000.000 3.986.296.972 1.016.296.972 34,22
II. Nguồn vốn chủ sở
hữu
8.624.650.297 9.889.993.456 1.265.343.159 14,67
1. Nguồn vốn kinh
doanh
7.000.000.000 7.000.000.000 0 0
- Vốn góp 7.000.000.000 7.000.000.000 0 0
2. Nguồn kinh phí, quỹ 567.000.000 754.000.000 187.000.000 32,98
- Quỹ khen thưởng phúc
lợi
567.000.000 754.000.000 187.000.000 32,98
3. Lợi nhuận chưa phân
phối 1.057.650.297 2.135.993.456
1.078.343.15
9 101,96
Tổng nguồn vốn 17.049.220.297 20.847.080.486 3.797.860.189 22,28
Bảng 4: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch
2006 2007 Số tiền %
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
16.087.884.950 21.987.059.060 5.899.174.110 36,67
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu 230.090.067 - (230.090.067) (100)
3. Doanh thu thuần

bán hàng và cung cấp
dịch vụ
15.857.794.883 21.987.059.060 6.129.264.17
7
38,65
4 Giá vốn hàng bán 12.057.987.095 16.098.954.300 4.040.967.20
5
33,51
5 Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3.799.807.788 5.888.104.760 2.088.296.97
2
54,96
6 Doanh thu hoạt
động tài chính - - - -
7 Chi phí hoạt động
tài chính 239.098.098 340.000.058 100.901.960 42,20
8 Chi phí bán hàng 123.789.065 150.098.134 26.309.069 21,25
9 Chi phí quản lý
doanh nghiệp 1.783.025.543 2.034.659.023 251.633.480 14,11
10Thu nhập khác 23.098.087 - (23.098.087) (100)
11 Chi phí khác 28.097.054 30.845.109 2.748.055 9,78
12 Lợi nhuận khác (4.998.967) (30.845.109) (25.846.142) 517,03
13 Tổng lợi nhuận
trước thuế 1.648.896.115 3.332.502.436 1.683.606.32
1
102,11
14 Chi phí thuế
TNDN

461.690.912 933.100.682 471.409.770 102,11
15 Tổng lợi nhuận sau
thuế
1.187.205.203 2.399.401.754 1.212.196.55
1
102,11
Bảng 5: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty A
Chỉ tiêu 2006 2007
Chênh lệch
Số tuyệt đối Số tương đối (%)
1.Hệ số khả năng
thanh toán nhanh 0,4671 0,4652 (0,0019) (0,41)
2. Hệ số khả năng
thanh toán tức thời 0,1796 0,3003 0,1207 67,2
3. ROA 0,0967 0,1599 0,0632 65,29
4. Tỷ suất lợi nhuận
theo doanh thu
0,0738 0,1091 0,0353 47,88
Qua phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
kinh doanh của công ty A, có thể thấy tốc độ gia tăng doanh thu, lợi nhuận của
doanh nghiệp cao, tình hình tài chính khả quan, khả năng thanh toán của doanh
nghiệp tốt.
Kết luận: Mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính của doanh
nghiệp là mức thấp.
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính
Các câu hỏi kiểm toán viên sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn
bộ báo cáo tài chính đước thể hiện qua bảng 5
Bảng 6: Câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính
Câu hỏi Trả lời
1. Kiểm toán viên có nghi ngờ

tính liêm chính của ban giám
đốc công ty A không?
Không
2. Đánh giá của kiểm toán
viên về trình độ của Ban Giám
đốc công ty A?
Các thành viên trong Ban Giám đốc đều có trình
độ quản lý tốt, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh.
3. Sự thay đổi thành phần Ban
Giám đốc, hội đồng quản trị
trong năm 2007?
Không
4. Trình độ của kế toán trưởng Kế toán trưởng là người có nhiều năm kinh
và các nhân viên kế toán chủ
yếu, kiểm toán viên nội bộ?
nghiệm, các nhân viên kế toán chủ yếu đều có
trình độ đại học, ý thức làm việc tốt, kiểm toán
viên nội bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực kiểm toán.
5. Những áp lực bất thường
đối với Ban Giám đốc và nhân
viên kế toán?
Không
6. Lĩnh vực hoạt động của
công ty A?
Chế biến gỗ
7. Đặc điểm về quy trình công
nghệ?
Công ty sử dụng dây chuyền chế biên gỗ tiên tiến
được nhập khẩu từ Hà Lan.

8. Các đơn vị thành viên Công ty không có chi nhánh, chỉ mở các văn
phòng giao dịch tại Hải Phòng, Hưng Yên.
9. Sự thay đổi chính sách kế
toán?
Từ năm 2007, công ty áp dụng chế độ kế toán mới
ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
10. Những biến động về thị
trường, cạnh tranh?
Thị trường đầu vào của công ty trong những năm
gần đây có sự biến động lớn về giá cả, hàng hoá
khan hiếm, tuy nhiên thị trường đầu ra rất lớn,
cạnh tranh không nhiều.
Kết luận về mức rủi ro tiềm
tàng cho toàn bộ báo cáo tài
chính của công ty A
Trung bình
Thông qua những tìm hiểu về công ty A theo các nội dung như bảng hỏi
trên, có thể thấy: tính liêm chính của ban Giám đốc công ty A được đánh giá
cao, trình độ của ban Giám đốc và các nhân viên kế toán tốt, hoạt động của
công ty ổn định, không có những biến động đáng kể. Tuy nhiên, có một vấn đề
cần xem xét, trong năm vừa qua, thị trường đầu vào của công ty tương đối khan
hiếm, giá cả tăng cao, điều này có thể dẫn tới những biến động trong sản xuất.
Do đó, mức rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A được
đánh giá ở mức trung bình.
 Đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính
Rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên đánh giá dựa trên đánh giá từng yếu
tố của hệ thống kiểm soát nội bộ.
 Môi trường kiểm soát
Để đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty A, kiểm toán viên chủ yếu
dựa vào việc xem xét các chính sách, thủ tục quản lý trong công ty, phỏng vấn

Ban Giám đốc và quan sát thực tế hoạt động của công ty.
Bảng 7: Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty A
Câu hỏi Trả lời
1. Phân chia trách nhiệm quản lý giữa các thành viên
trong Ban Giám đốc?
Các vấn đề quản lý đều phải
được thông qua bởi phó
tổng giám đốc phụ trách và
tổng giám đốc.
2. Kiểm toán viên có nghi ngờ tính trung thực của
các thành viên trong hội đồng quản trị không?
Không
3.Các thành viên ban kiểm soát có đủ trình độ
không?

4. Các thành viên ban kiểm soát có bị nghi ngờ về
tính trung thực không?
Không
5. Doanh nghiệp có các văn bản cụ thể quy định về
phân cấp quyền hạn, trách nhiệm phê chuẩn các
nghiệp vụ không?

6. Việc phê chuẩn các nghiệp vụ có được tiến hành
theo đúng cấp có thẩm quyền không?

7. Có sự chồng chéo về quyền hạn, trách nhiệm giữa
các bộ phận không?
Không
8. Có sự phân chia rành mạch 3 chức năng: xử lý
nghiệp vụ, ghi sổ và bảo quản tài sản không?


9. Có những nghiệp vụ bị bỏ sót trong phân chia
quyền hạn và trách nhiệm không
Không
10. Công ty có văn bản quy định cụ thể về chính sách
tuyển dụng không?

11. Có nhân viên kế toán của công ty chưa được đào Không, các nhân viên kế
tạo qua trường lớp chính quy không? toán của công ty đều tốt
nghiệp chuyên ngánh kế
toán của các trường đại học
12. Nhân viên kế toán có thái độ hợp tác với kiểm
toán viên không?

13. Các chính sách của công ty có được phổ biến
rộng rãi tới các nhân viên của công ty không?

14. Đường lối chiến lược của công ty có được lập cụ
thể, rõ ràng không?

15. Kế hoạch của công ty có được thực hiện khoa
học và nghiêm túc không?

16. Ban giám đốc và hội đồng quản trị có theo dõi
thường xuyên việc thực hiện kế hoạch và có những
điều chỉnh phù hợp khi cần thiết không?

17. Trong năm kiểm toán, có những thay đổi về chế
độ chính sách ảnh hưởng đến hoạt động của công ty
không?

Không
Đánh giá chung về môi trường kiểm soát của công
ty cổ phần A
Tốt
Thông qua đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ của công ty A theo các
nội dung trên, có thể thấy thành viên hội đồng quản trị và ban Giám đốc công ty
A được đánh giá cao về tính trung thực và trình độ, cơ cấu tổ chức của công ty
tương đối hợp lý, góp phần hiệu quả vào việc ngăn chặn các sai phạm, năng lực
của các nhân viên trong công ty phù hơp với công việc, công ty thiết lập và duy
trì được ban kiểm soát hoạt động có hiệu quả. Do đó, môi trường kiểm soát của
công ty A được đánh giá tốt.
 Hệ thống kế toán
Bảng 8: Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty A
Câu hỏi Trả lời
1.Nhân sự kế toán trong công ty A Phòng kế toán gồm 7 người: kế toán
trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán hàng
tồn kho, kế toán tài sản cố định, kế toán
tiền và các khoản phải trả, kế toán bán
hàng, kế toán mua hàng. Phân chia công
việc giữa các nhân viên không bị chồng
chéo.
2. Chính sách kế toán được doanh
nghiệp áp dụng
Công ty A áp dụng chế độ kế toán được
ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-
BTC. Trong năm 2007, không có sự thay
đổi về chính sách kế toán đối với công
ty.
3. Nguyên tắc ghi nhận ngoại tệ Ghi theo tỷ giá hạch toán
4. Nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố

định
Công ty A tính khấu hao theo phương
pháp số dư giảm dần
5. Tính giá xuất kho nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá
Theo phương pháp FIFO
6. Công ty có quy định cụ thể về quy
trình luân chuyển chứng từ không?

7. Quá trình luân chuyển chứng từ có
theo đúng quy định của công ty không?

8. Hình thức ghi sổ kế toán được áp
dụng trong công ty
Nhật ký chung
9. Có tồn tại các bút toán không thường
xuyên ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài
chính của công ty không?
Không
10. Có tồn tại số lượng lớn các giao dịch
tại thời điểm trước và sau kết thúc niên
độ kế toán không?
Không
Đánh giá chung về hệ thống kế toán
của công ty A
Tốt
Thông qua đánh giá hệ thống kế toán của công ty A theo các tiêu chí như
trên, có thể thấy hệ thống kế toán của công ty A hoạt động hữu hiệu, đảm bảo
các mục tiêu kiểm soát chi tiết: tính có thực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh
giá, sự phân loại, tính đúng kỳ, tính chính xác cơ học. Do đó, hệ thống kế toán

của công ty A được đánh giá tốt.
 Các thủ tục kiểm soát
Bảng 9: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty A
Câu hỏi Trả lời
1.Công ty có quy định cụ thể về phân công chức
năng nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người trong
bộ phận không?

2. Quy định của công ty về phân công chức năng,
nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người trong bộ
phận có được thực hiện khoa học và nghiêm túc
không?

3. Các chức năng nhiệm vụ có được phân chia cho
những nhân viên khác nhau để đảm bảo không ai
thực hiện toàn bộ các khâu trong một quá trình quản
lý không?

4. Công ty có quy định rõ về nhiệm vụ phê chuẩn và
chế độ uỷ quyền không?

5. Những quy định về chế độ phê chuẩn và uỷ quyền
của công ty có được thực hiện nghiêm túc không?

6. Công ty có quy định cụ thể về chứng từ, sổ sách,
quá trình kiểm soát đối với tài sản và các hoạt động
của đơn vị không?

7. Quy định của công ty về chứng từ, sổ sách, quá
trình kiểm soát đối với tài sản và các hoạt động của

đơn vị có được thực hiện nghiêm túc không?

Đánh giá chung về các thủ tục kiểm soát của công
ty A
Tốt
Thông qua đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty A, có thể thấy công
ty có đầy đủ các quy định và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nhằm đảm
bảo các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng các thủ tục kiểm soát: nguyên tắc bất
kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm và chế độ uỷ quyền. Do đó, các
thủ tục kiểm soát của công ty A được đánh giá tốt.
 Kiểm toán nội bộ
Bảng 10: Đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ trong công ty A
Câu hỏi Trả lời
1. Trong công ty A có tồn tại bộ phận
kiểm toán nội bộ không?

2. Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty
A trực thuộc cấp nào?
Hội đồng quản trị
3. Đánh giá về phạm vi hoạt động của
bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty A
Tương đối rộng rãi, bao phủ tất cả các
mặt hoạt động của công ty
4. Kiểm toán viên có nghi ngờ về tính
trung thực của bộ phận kiểm toán nội bộ
của công ty A không?
Không
Đánh giá chung về bộ phận kiểm toán
nội bộ của công ty A
Tốt

Trong công ty A tồn tại bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản
trị, được trao quyền tương đối rộng rãi và hoạt động hiệu quả. Do đó, bộ phận
kiểm toán nội bộ của công ty A được đánh giá tốt.
Kết luận về rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty : qua
tìm hiểu, có thể thấy môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm
soát và bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty A đều được đánh giá ở mức tốt, do
đó, rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A được đánh giá ở
mức thấp.
 Xác định mức rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính
Theo đánh giá của kiểm toán viên, rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài
chính ở mức trung bình, rủi ro kiểm soát thấp, do đó, để rủi ro kiểm toán mong
muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức thấp, kiểm toán viên xác định rủi ro
phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức trung bình.
c) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán
Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành
đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo
cáo tài chính
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo
cáo tài chính
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền
Bảng 11: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền của công ty A
Câu hỏi Trả lời
1. Quy mô khoản mục tiền 2.093.312.708
2. Tỷ trọng khoản mục tiền trong tổng tài sản 10,04% chiếm tỷ trọng lớn, đây
là khoản mục quan trọng
3. Kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản
mục tiền
Không có sai phạm trọng yếu
4. Mức biến động số dư tài khoản tiền so với
năm trước

Số tuyệt đối : 1.113.658.454 VND
Số tương đối: 113,68%
 mức biến động lớn
5.Tài khoản có chứa đựng nhiều ước tính kế
toán không?
Nhà cung cấp và khách hàng của
A đều là các doanh nghiệp trong
nước, các giao dịch chủ yếu băng
tiền Việt Nam, do đó, không có
các ước tính kế toán
6. Tài khoản tiền có chưa đựng nhiều nghiệp
vụ phức tạp không?
Không
7. Tài khoản tiền có chứa đựng các nghiệp vụ
ít xảy ra trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền
không?
Không
8.Trong năm 2007, công ty có thay đổi gì về
chính sách kế toán liên quan đến tiền không?
Không
9. Rủi ro đối với khoản mục tiền của công ty A Số dư khoản mục tiền của công ty
A trong năm 2007 tăng khá lớn so
với năm 2006, mặt khác công ty A
đang cần vay vốn ngân hàng để
mở rộng sản xuất, cần chú ý khả
năng ghi tăng các khoản tiền để
tăng khả năng thanh toán.
Kết luận về mức rủi ro tiềm tàng đối với
khoản mục tiền của công ty A
Cao

Số dư khoản mục tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty A,
khoản mục này lại có mức biến động lớn trong năm được kiểm toán. Khoản
mục tiền lại là một khoản mục dễ bị ghi tăng nhằm gia tăng khả năng thanh toán
cho công ty, tạo thuận lợi cho việc vay vốn. Do đó, rủi ro tiềm tàng cho khoản
mục tiền của công ty A được đánh giá ở mức cao.
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục các khoản phải thu
Trong tổng số tài sản của công ty A, khoản mục các khoản phải thu chiếm
tỷ trọng không quá lớn là 5,52%, kết quả kiểm toán năm trước đối với khoản
phải thu không có sai phạm trọng yếu, khoản mục này không chứa đựng các
ước tính kế toán và các nghiệp vụ phức tạp, các chính sách liên quan đến các
khoản phải thu không thay đổi trong năm 2007. Tuy nhiên, so với năm 2006, số
dư khoản mục phải thu giảm đáng kể (26,7%), cần chú ý khả năng gian lận
nhằm làm thay đôi khả năng thanh toán và cách nhìn của các nhà đầu tư về
chính sách tín dụng của công ty. Mặt khác, trên bảng cân đối kế toán của công
ty không tồn tại khoản mục phải thu nội bộ, cần chú ý khả năng cộng các khoản
phải thu nội bộ vào phải thu khách hàng.
Với phân tích như trên, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu của
công ty A được đánh giá ở mức trung bình.
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho
Bảng 12: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của
công ty A
1. Quy mô khoản mục hàng tồn kho 5.475.989.987 VND
2. Tỷ trọng khoản mục hàng tồn kho trong
tổng tài sản
26,27%
3. Kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản Không có sai phạm trọng yếu
mục hàng tồn kho
4. Mức biến động số dư tài khoản hàng tồn
kho so với năm trước
Số tuyệt đối: 1.351.391.333VND

Số tương đối: 32,76%
5.Tài khoản hàng tồn kho có chứa đựng nhiều
ước tính kế toán không?
Có, thường là các ước tính liên
quan đến chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang.
6. Tài khoản hàng tồn kho có chứa đựng nhiều
nghiệp vụ phức tạp không?
Không
7. Tài khoản hàng tồn kho có chứa đựng các
nghiệp vụ ít xảy ra trong các nghiệp vụ liên
quan đến hàng tồn kho không?
Không
8.Trong năm 2007, công ty có thay đổi gì về
chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho
không?
Không
9. Rủi ro đối với khoản mục hàng tồn kho của
công ty A
-Hàng tồn kho có thể bị ghi tăng
bằng cách ghi tăng giá.
- Hàng tồn kho có thể bị phân loại
sai như nhầm lẫn giữa hàng gửi
bán, thành phẩm, hàng mua đang
đi đường…
Kết luận về mức rủi ro tiềm tàng đối với
khoản mục hàng tồn kho của công ty A
Trung bình
Khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công
ty A (26,27%), chứa đựng nhiều ước tính kế toán. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối

với khoản mục hàng tồn kho của công ty A được đánh giá ở mức trung bình.
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản lưu động khác
Số dư tài khoản tài sản lưu động khác của công ty A biến động rất ít trong
năm 2007 (tăng 1,52%), khoản mục không chứa đựng các nghiệp vụ phức tạp
và các nghiệp vụ bất thường, kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản mục
này không có sai phạm trọng yếu và trong năm 2007, công ty A không có thay
đổi về chính sách kế toán liên quan đến tài sản lưu động khác. Tuy nhiên, trong
tổng tài sản của công ty A, khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối lớn
(9,74%) lại chứa đựng các ước tính kế toán liên quan đến chi phí trả trước ngắn
hạn. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản lưu động khác của công
ty A được đánh giá ở mức trung bình.
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định
Khoản mục tài sản cố định của công ty A biến động không lớn trong năm
2007 cả về số dư (tăng 12,25%) và chính sách kế toán có liên quan, không có
các nghiệp phức tạp và các nghiệp vụ bất thường. Tuy nhiên, khoản mục này
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản (42,96%) lại chứa đựng các ước tính kế
toán, cần chú ý khả năng tính sai giá trị khấu hao. Mặt khác, tài sản cố định
thường bị ghi tăng bằng cách ghi nhận các tài sản không thuộc quyền sở hữu
của đơn vị. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định của công
ty A được đánh giá ở mức trung bình.
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục chi phí trả trước dài hạn
Khoản mục chi phí trả trước dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản
(5,74%), không chưa đựng các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường.
Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục chi phí trả trước của công ty A được
đánh giá ở mức thấp.
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ ngắn hạn
Khoản mục nợ ngắn hạn của công ty A chiếm tỷ trọng lớn (33,44%). Tuy
nhiên, mức biến động không nhiều (tăng 27,08%), không chứa đựng các ước
tính kế toán, các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường, trong năm
2007 công ty không có thay đổi về chính sách kế toán có liên quan, kết quả

kiểm toán năm 2006 đối với khoản mục này không có sai phạm trọng yếu. Do
đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ ngắn hạn của công ty A được đánh
giá ở mức thấp.
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ dài hạn
Khoản mục nợ dài hạn của công ty A chiếm tỷ trọng lớn (19,12%). Tuy
nhiên, mức biến động không nhiều (tăng 34,22%), không chứa đựng các ước

×