Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Tự Học Của Trường THCS Nguyễn Trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.25 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7</b>
<b>A. Phần Tiếng Việt.</b>


<b>BÀI 1. TỪ GHÉP</b>
<b>I. LÝ THUYẾT</b>


<b>a. Khái niệm:</b>


- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập


- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng
trước, tiếng phụ đứng sau.


- Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (khơng phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
<b>b.Ý nghĩa:</b>


- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghãi của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các
tiếng tạo nên nó


<b>II.Bài tập : </b>


<b>Bài 1.Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:</b>
a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ
- Từ ghép chính phụ: xe lam, …


- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, …


b. Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ.
- Từ ghép chính phụ:



- Từ ghép đẳng lập:


<b>Bài 2. Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng,</b>
hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.


<b>Bài 3. Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng</b>
giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh gía.


<b>BÀI 2.TỪ LÁY</b>
<b>I. LÝ THUYẾT</b>


<b>a. Khái niệm:</b>


Từ láy có hai loại: từ láy tồn bộ và từ láy bộ phận


Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hồn tồn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh
điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hoà về âm thanh).


Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
<b>b. Ý nghĩa:</b>


Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các
tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có
những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, …
<b>II. BÀI TẬP</b>


<b>Bài 1:</b>


a. Những từ nào là từ láy



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Bài 2: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:</b>
a. da người c. lá cây đã già


b. lá cây còn non d. trời.


<b>Bài 3: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, </b>
<i>vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.</i>


<b>Bài 4: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.</b>
a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.


b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.
<b>Bài 5: Cho đoạn văn sau:</b>


<i>"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sơng. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu</i>
<i>cịn lống thống dần dần tiếng tũng toẵng xơn xao quanh mạn thuyền".</i>


a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.


b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
<b>Bài 6: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng</b>


<b>Bài 7: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:</b>
<i>Gió nâng tiếng hát chói chang</i>


<i>Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời</i>
<i>Tay nhè nhẹ chút, người ơi</i>


<i>Trơng đơi hạt rụng hạt rơi xót lịng.</i>
<i>Mảnh sân trăng lúa chất đầy</i>


<i>Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình</i>


<i>Nắng già hạt gạo thơm ngon</i>
<i>Bưng lưng cơm trắng nắng cịn thơm tho.</i>
<b>Bài 8: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:</b>


<i>Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngồi bờ ruộng đã có bước chân </i>
<i>người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.</i>


<i>Tảng sáng, vịm trời cao xanh mênh mơng. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.</i>
<b>BÀI 3. ĐẠI TỪ</b>


<b>I. LÝ THUYẾT</b>
<b>a. Khái niệm:</b>


Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất, … được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định
của lời nói hoặc dùng để hỏi


Địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ,
của động từ, của tính từ, …


<b>b. Phân loại:</b>


<b>Đại từ dùng để trỏ:</b>


- Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hơ). VD: nó, bác, tơi, …
- Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, …


- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, …
<b>Đại từ dùng để hỏi:</b>



- Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, …
- Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, …


- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, …
<b>II. BÀI TẬP</b>


<b>1.</b> <b> Điền các đại từ để hỏi vào chỗ trống sau :</b>
<b> Đại từ dùng để:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

– hỏi về số lượng ………
– hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc ………..


<b> 2. Chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng đại từ trong các câu sau : .</b>


<i><b> a) – Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và </b></i>
<i>sai lầm một li cố thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.</i>


<i>(Cổng trường mở ra)</i>
<i> – Ai làm cho bể kia đầy/ Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?</i>


<i>(Ca dao)</i>
<i><b> b) – Hắn nghĩ bụng : “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu. ”</b></i>


(Thạch Sanh)
<i> – Theo các bạn, hoa cúc có bao nhiêu cánh ?</i>


<i> – Phật nói thêm : “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm. ”</i>
<b> </b>



<b>BÀI 4. QUAN HỆ TỪ</b>
<b>I. LÝ THUYẾT</b>


<b>a. Khái niệm:</b>


Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, … giữa các bộ phận
của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.


<b>b. Cách sử dụng:</b>


Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu
khơng có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc khơng rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp
không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, khơng dùng cũng được)


Có một số quan hệ từ được dụng thành cặp
<b>c.Các lỗi thường gặp:</b>


- Thiếu quan hệ từ


- Dùng quan hệ từ khơng thích hợp về nghĩa
- Thừa quan hệ từ


- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
<b>II. BÀI TẬP</b>


<b> 1. Hai từ cho sau đây, từ cho nào là quan hệ từ ?</b>
– Ông cho cháu quyển sách này nhé.


<i> – Ừ, ông mua cho cháu đấy.</i>



<b> 2. Giải thích ý nghĩa của các quan hệ từ in đậm trong các câu sau :</b>
<i> – Để tơi nói cho nó một trận.</i>


<i> – Để tơi nói với nó.</i>


<i> – Để tơi nói về nó cho mà nghe.</i>


Đặt các tình huống để sử dụng các câu trên (có thể biến đổi các từ xưng hơ trong câu cho phù
hợp).


<b> 3. Điền các quan hệ mà các cặp quan hệ từ sau có thể biểu thị.</b>
<b> Cặp quan hệ từ :</b>


<i> nếu… thì… </i>


<b> Quan hệ ………</b>
<i> vì… nên… </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i> tuy… nhưng… </i>


<b> Quan hệ ………</b>
<i> để… thì… </i>


<b> Quan hệ ………</b>


<b> 4. Cặp quan hệ từ nếu… thì trong câu sau biểu thị quan hệ gì Thay cặp quan hệ từ đó bằng một </b>
quan hệ từ khác (mà vẫn giữ được quan hệ ý nghĩa trong câu).


<i> (…) Nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ là kẻ hùng mạnh.</i>
<b> 5. Chọn các quan hệ từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau :</b>


<i><b> a) Chiến lược… sự phát triển của phụ nữ</b></i>


<i><b> b) Tặng quà… trẻ em nghèo vượt khó</b></i>


<i><b> c) Xây dựng nếp sống văn hoá… thanh thiếu niên.</b></i>


<b> 6. Tìm các lỗi sai về quan hệ từ trong các câu sau. Hãy chữa lại các câu đó cho đúng.</b>


<i><b> a) Bằng trí tuệ sắc bén, thơng minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn</b></i>
<i>đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến.</i>


<i><b> b) Với nghệ thuật so sánh của tấc giả đã làm nổi bật sự hi sinh to lớn của những người mẹ Việt </b></i>
<i>Nam.</i>


<i><b> c) Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phong trào nơng dân khởi nghĩa.</b></i>
<i><b> d) Qua “Truyện Kiều” kể lại cuộc đời đau khổ của người con gái có tài sắc.</b></i>
<i> đ) Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những bài học quý báu.</i>
<b> 7. Trong hai cách diễn đạt sau, cách nào là đúng ? Tại sao ?</b>


<i><b> a) Em tôi thông minh và lười.</b></i>
<i><b> b) Em tôi thông minh nhưng lười.</b></i>


<b>BÀI 5. TỪ ĐỒNG NGHĨA</b>
<b>I. LÝ THUYẾT</b>


<b>a. Khái niệm:</b>


Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc
vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.



<b>b. Phân loại:</b>


Từ đồng nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hồn tồn (khơng phân biệt nhau về sắc thái
nghĩa) và những từ đồng nghĩa khơng hồn tồn (có sắc thái nghĩa khác nhau)


<b>c. Cách sử dụng:</b>


Khơng phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần
cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái
biểu cảm.


<b>II. BÀI TẬP</b>
<b>Bài 1:</b>


Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:
a- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)


b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)


d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)
e- Suối dài xanh mướt nương ngơ. (Tố Hữu)


<b>Bài 2:</b>


Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào khơng cùng nhóm với các từ còn lại:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chơn rau
cắt rốn.



<b>Bài 3:</b>


Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:


a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.


b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ cơng, thủ cơng nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.


<b>Bài 4:</b>


Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., khơng gian..., khơng một tiếng động nhỏ.


<b>Bài 5:</b>


Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) Cắt, thái, ...


b) To, lớn,...


c) Chăm, chăm chỉ,...
<b>Bài 6:</b>


Dựa vào nghĩa của tiếng "hoà", chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng "hồ" có trong mỗi
nhóm:


Hồ bình, hồ giải, hồ hợp, hồ mình, hồ tan, hồ tấu, hồ thuận, hồ vốn.
<b>Bài 7:</b>



Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn
miêu tả sau:


Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh
sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khơn cùng. Hình như từng kẽ đá khơ cũng ... vì một lá cỏ non
vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., khơng lúc nào n vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.


(theo Nguyễn Đình Thi)


(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.


(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở, nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.


(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
<b>Bài 8:</b>


Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây:
Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó...


<b>Bài 9. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được?</b>
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.


- Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế
khách quan và sắc thái biểu cảm.


<b>Bài 10. Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa: Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm,</b>
siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó.



a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhìn, nhịm, ngó, liếc, dòm


c) cho, biếu, tặng d) chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó
<b>Bài 11. Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

b. Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
c. Đi tu phật bắt ăn chay


Thịt chó ăn được, thịt cầy thì khơng !
d. Tìm từ đồng nghĩa trong 2 câu ca dao sau
- “Giữa dòng bàn bạc việc quân


Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
(Hồ Chí Minh )


- “Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.
(Việt Bắc – Tố Hữu )


<b>BÀI 6. TỪ TRÁI NGHĨA</b>
<b>I. LÝ THUYẾT</b>


<b>a. Khái niệm:</b>


Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau


Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
<b>b. Cách sử dụng:</b>



Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho
lời nói thêm sinh động


<b>II. BÀI TẬP: </b>
<b>Bài 1:</b>


Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:


thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn
thận, siêng năng, nhanh nhảu, đồn kết, hồ bình.


<b>Bài 2:</b>


Đặt 3 câu với 3 cặp từ trái nghĩa ở BT1
<b>Bài 3:</b>


Với mỗi từ gạch chân dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:
a) Già:


- Quả già
- Người già
- Cân già
b) Chạy:
- Người chạy
- Ơtơ chạy
- Đồng hồ chạy
c) Chín:


- Lúa chín
- Thịt luộc chín


- Suy nghĩ chín chắn
<b>Bài 4:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Bài 5. Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:</b>
a) Non cao non thấp mây thuộc,


Cây cứng cây mềm gió hay. (Nguyễn Trãi)
b) Trong lao tù cũ đón tù mới,


Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa. (Hồ Chí Minh)
c) Còn bạc, còn tiền,còn đệ tử,


Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
d) Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa,


Chỗ ồn ào đang hóa than rơi. (Phạm Tiến Duật)


e)Đất có chỗ bồi, chỗ lở, người có người dở, người hay.
<b>Bài 6. . Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:</b>


a) Một miếng khi đói bằng một gói khi……… b) Chết………. cịn hơn sống đục


c) Xét mình cơng ít tội …… d) Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại …………..
e) Nói thì………. làm thì khó g) Trước lạ sau……….


<b>BÀI TẬP TỪ ĐỒNG ÂM</b>
<b>Bài 1:</b>


Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu.



b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò.


c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.


<b>Bài 2: Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.</b>


<b>Bài 3: Với mỗi từ, hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm: Giá, đậu, bị, kho, chín </b>
<b>Bài 4. Các từ “châu” dưới đây có phải là từ đồng âm khơng? Vì sao?</b>


a. Châu chấu đá xe.


b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi.
c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều.


Bài 5. Giải thích nghĩa của từ “chân” trong các ví dụ sau và cho biết chúng có phải là từ đồng âm
khơng?


a. Cái ghế này chân bị gãy rồi.


b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi.
c. Nam đá bóng nên bị đau chân.


<b>BÀI 7. ĐIỆP NGỮ</b>
<b>I. LÝ THUYẾT</b>


<b>a. Khái niệm:</b>


· Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý,
gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.


<b>b. Phân loại:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

1. Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ
đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)


a) Mình về với Bác đường xuôi


Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời


Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo


Người đi, rừng núi trơng theo bóng Người...
(Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu)


b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa
tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bôn hoa lay
ơn màu đen nhung hiếm quý.


(Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách)
c) Người ta đi cấy lấy công


Tôi nay đi cấy cịn trơng nhiều bề.
Trơng trời, trơng đất, trơng mây


Trơng mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm



Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng
(Đi cấy – Ca dao)


<b>BÀI 8. RÚT GỌN CÂU</b>
<b>I.LÝ THUYẾT</b>


<b>a. Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.</b>
<b>b. Ý nghĩa: Việc rút gọn câu làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn, vừa tránh lặp những</b>
từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. Ngụ ý hành động , đặc điểm nói trong câu là của chung mọi
người.


<b>II. BÀI TẬP</b>


1. Trong các câu dưới đây, câu nào được rút gọn? Thành phần nào của câu được lược bỏ?
(1) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.


(Nguyễn Công Hoan)


(2) - Bao giờ cậu đi Hà Nội?
<i>- Ngày mai.</i>


<i><b>2. Trong những câu dưới đây, câu nào thiếu thành phần? Có nên rút gọn như vậy khơng? Vì sao?</b></i>
<i>Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. </i>
<i><b>Chơi kéo co.</b></i>


<b>B. Phần đọc hiểu.</b>


<i><b>Đề 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hồ</i>
<i>quyện với nhau tạo nên khơng gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh</i>
<i>cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt</i>
<i>này, chủ vườn đã gọi đàn ông yêu hoa về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản</i>
<i>hợp xướng cổ suý cho những cánh hoa rộn rã với đất trời”.</i>


<i>(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời)</i>
a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.


b. Nhân vật tơi trong đoạn trích trên “trở về ngơi nhà chênh vênh giữa đồi vải” để làm gì?
c. Tìm hai từ láy có trong đoạn trích. Đặt câu với mỗi từ láy vừa tìm được.


d. Qua đoạn trích trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của
giấc mơ ngọt ngào? Hãy trả lời bằng đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 dòng.


<i><b>Đề 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:</b></i>


<i> “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.</i>


<i> Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tơi hị hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm</i>
<i>mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.</i>
<i>Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.</i>


<i> Ban đêm, trên bãi thả diều thật khơng cịn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trơi trên dải</i>
<i>ngân hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm</i>
<i>hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi</i>
<i>một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi!</i>
<i>Bay đi!”Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.”</i>


<i>(Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam)</i>


a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.


b. Tìm một câu rút gọn có trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc rút gọn đó.


c. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Hãy trả lời bằng một đoạn văn ngắn
khoảng 3 -5 dòng.


<i><b>Đề 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:</b></i>


<i>“Cái giản dị trong phong cách sống của Bác đã tạo nên hình ảnh về một vị lãnh tụ rất đỗi gần gũi với</i>
<i>dân. Giản dị thôi, nhưng không hề giản đơn. Bởi bên trong chính một con người giản dị đó là một trí</i>
<i>tuệ vĩ đại, một thiên tài về nghệ thuật qn sự, một nhà văn hố có tầm nhìn rộng. Đó cũng là hiện</i>
<i>thân của một dân tộc có sức mạnh tiềm tàng, bền bỉ và tự lực. Một vị lãnh tụ đáng kính với căn nhà ba</i>
<i>gian (Nhà 58 – Khu Di tích Phủ Chủ tịch), hay sau đó là một ngơi nhà sàn đơn sơ. Nếu có ai đó được</i>
<i>biết đến các giai thoại về mấy lần chuyển nhà của Bác trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch thì cịn có thể</i>
<i>hiểu sâu sắc hơn nữa cái chất giản dị nơi Bác. Chính sự giản dị đó đã làm kinh ngạc bao vị khách cao</i>
<i>cấp quốc tế, các nhà báo nước ngoài khi đến thăm nơi ở và làm việc của Bác.”</i>


(Nhật Minh – Bác Hồ - kết tinh hồn dân tộc)
<b>a. Qua đoạn trích trên tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? </b>


<b>b. Chỉ ra một câu rút gọn được sử dụng trong đoạn trích.</b>


</div>

<!--links-->

×