Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận Văn Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRẦN QUANG HUY

NHÂN TỐ CHỦ QUAN
VỚI VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HỐ DÂN TỘC
TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HỐ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRẦN QUANG HUY

NHÂN TỐ CHỦ QUAN
VỚI VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HỐ DÂN TỘC
TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HỐ

Chun ngành: Triết học
Mã số
: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU MINH VĂN


HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

Chương 1. TỒN CẦU HỐ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VỚI BẢN SẮC VĂN
HOÁ DÂN TỘC ...................................................................................................... 9

1.1. Tồn cầu hóa và thực chất của tồn cầu hóa .................................................. 9
1.1.1. Khái niệm tồn cầu hố ....................................................................... 9
1.1.2. Thực chất của tồn cầu hố ............................................................... 11
1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc ............................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm văn hố, bản sắc văn hóa và bản sắc văn hố Việt Nam
........................................................................................................14
1.2.2. Vai trị của bản sắc văn hố đối với dân tộc...................................... 23
1.3. Tồn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc .................................................... 32
1.3.1. Sự tác động của tồn cầu hoá đối với bản sắc văn hoá dân tộc ........ 32
1.3.2. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc dưới tác động của tồn
cầu hố ................................................................................................. 49
Chương 2. NHÂN TỐ CHỦ QUAN VỚI VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC
VĂN HỐ DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HÓA HIỆN NAY
Ở NƯỚC TA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ......................................... ... 56

2.1. Vị trí của nhân tố chủ quan trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc......................................................................................................... 56
2.1.1. Phạm trù nhân tố chủ quan ................................................................ 56
2.1.2. Những yếu tố cấu thành nhân tố chủ quan trong giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hố dân tộc ....................................................................... 61
2.2. Nhận diện vai trò nhân tố chủ quan trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn

hóa dân tộc trong điều kiện tồn cầu hóa hiện nay ở nước ta ............. 64
2.2.1. Vai trò của nhân tố lãnh đạo, quản lý trong giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc .............................................................................. 65
2.2.2. Vai trò của quần chúng nhân dân trong giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc .................................................................................... 72


2.3. Thực trạng và một số giải pháp nâng cao vai trị của nhân tố chủ quan
nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh
tồn cầu hóa hiện nay ở nước ta .......................................................... 76
2.3.1. Thực trạng việc thực hiện vai trò của nhân tố chủ quan trong việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay ........ 76
2.3.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan trong việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay ........ 86
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 106


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, toàn cầu hố khơng cịn là hiện tượng xa lạ, nó là một xu thế
khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay khơng cũng đều chịu sự tác động
của nó. Việt Nam là nước đang phát triển, q trình tồn cầu hố tạo cho
chúng ta những thời cơ thuận lợi, có thể “đi tắt đón đầu” để phát triển, nhưng
cũng đặt ra nhiều thách thức trong đó có vấn đề bảo vệ và phát huy, phát triển
bản sắc văn hóa dân tộc. Tham gia hội nhập quốc tế để phát triển nhưng phát
triển tách khỏi cội nguồn văn hóa dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tự
đánh mất chính mình. Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của
một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Bản sắc văn hóa

dân tộc là cái "hồn", là sức sống nội sinh, là cái thẻ căn cước của mỗi dân tộc,
để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ một cách
trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hội nhập. Làm
thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển
kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc như
một sức mạnh nội sinh để phát triển là một vấn đề cần được nghiên cứu để có
những định hướng đúng đắn cho con đường phát triển của dân tộc.
Con người Việt Nam là kết tinh của nền văn hóa Việt Nam, q trình
xây dựng nền văn hóa tiến tiến nhưng đảm bảo giữ gìn, phát huy bản sắc dân
tộc cũng chính là thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy
nguồn lực con người. Từ việc nhận thức đến thực hiện những hoạt động cụ
thể để bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của
chính các chủ thể của nền văn hoá Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố hiện
nay. Trước hết là vai trị khẳng định, xác định những nguyên tắc và quan điểm
cơ bản định hướng của Đảng về văn hoá. Tiếp theo là vai trò, chức năng quản
lý của Nhà nước đối với văn hoá. Nhà nước tạo ra những điều kiện thuận lợi

1


thơng qua hệ thống văn bản pháp quy và chính sách cụ thể, đồng thời tổ chức
điều hành trực tiếp các hoạt động văn hoá để văn hoá phát triển vừa đúng
hướng vừa phong phú. Trên cơ sở những chủ trương, đường lối và các chính
sách của Đảng và Nhà nước thì cùng với sự chủ động, tích cực của mình, các
lực lượng quần chúng nhân dân đóng vai trị thực hiện trực tiếp trong việc xây
dựng nếp sống mới, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc.
Trong giai đoạn vừa qua, trước những ảnh hưởng tiêu cực của q trình
tồn cầu hóa, các chủ thể của nền văn hóa dân tộc đã có những hoạt động cụ
thể để có được những kết quả tích cực. Một số giá trị văn hố truyền thống
được chú ý giữ gìn, khôi phục và phát huy; một số di sản văn hố phi vật thể

đã được thế giới cơng nhận; đời sống văn hố tinh thần của nhân dân có nhiều
đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn có nhiều vấn đề nảy sinh và có ảnh
hưởng khơng tốt đối với đời sống văn hố tinh thần. Có khơng ít sự đảo lộn
các giá trị văn hoá, các giá trị văn hố tốt đẹp như trọng tình nghĩa, vị tha, ưu
tiên về mặt đạo đức bị lấn lướt, xâm hại; sự lên ngôi một số giá trị ngoại lai,
xa lạ; sự bị động trong lối sống và thị hiếu xuất hiện ở một bộ phận quần
chúng. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu, xác định lại đúng đắn và cụ thể vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể văn hoá để đảm bảo mục tiêu xây
dựng đời sống văn hoá tinh thần mà Đảng đã đề ra. Đảm bảo xây dựng một
nền văn hóa tiên tiến nhưng đồng thời bản sắc văn hóa dân tộc được bảo vệ,
giữ gìn và phát huy.
Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả chọn đề tài “Nhân tố chủ quan với
việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc trong bối cảnh tồn cầu
hố” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Triết học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố ở nước ta
khơng phải là vấn đề mới, từ trước đến nay có khá nhiều cơng trình nghiên
cứu với tầm cỡ, quy mơ và nhiều khía cạnh khác nhau:

2


- Cuốn sách Giá trị truyền thống trước những thách thức của tồn cầu
hố do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS.TS Nguyễn Văn Huyên đồng
chủ biên (2002) đã tập hợp những bài viết của những nhà khoa học ở những
cơ quan khác nhau. Cuốn sách gồm hai phần, phần một là những bài viết về
giá trị truyền thống của Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong xu thế tồn
cầu hố. Các tác giả đã nhìn từ góc độ triết học và giá trị học đã đề cập đến
nhiều vấn đề cơ bản như: thực chất của toàn cầu hoá trong giai đoạn hiện nay;
vấn đề truyền thống, giá trị truyền thống, cái dân tộc và cái nhân loại trong giá

trị truyền thống, nội dung và vị thế của giá trị truyền thống; những nguyên
nhân tác động đến truyền thống; những chiều hướng biến đổi và khả năng
phát huy những giá trị truyền thống trong sự sự giao lưu, đối thoại giữa các
nền văn minh trong q trình tồn cầu hoá. Phần thứ hai của cuốn sách, các
tác giả tập trung làm sáng tỏ vấn đề làm thế nào để có thể giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoá của dân tộc trong điều kiện những ảnh hưởng tác động của
tồn cầu hố.
- Cuốn sách Tồn cầu hố và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống
của dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay của TS. Mai Thị Quý, Nxb
Khoa học Xã hội, năm 2009. Tác giả đưa ra cách giải quyết vấn đề làm thế
nào để trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện tồn cầu
hố, chúng ta không những không đánh mất những giá trị truyền thống của
dân tộc mà cịn có thể giữ gìn, kế thừa, phát huy và đổi mới những giá trị đó,
biến chúng thành sức mạnh đưa đất nước lên một tầm cao mới, đủ sức nắm
bắt những cơ hội mới do chính q trình tồn cầu hố đem lại. Cuốn sách
gồm có 3 chương, trong Chương 1, từ góc nhìn triết học, tác giả chỉ ra thực
chất và những nhân tố thúc đẩy q trình tồn cầu hố, chỉ ra sự tác động tích
cực và tiêu cực của q trình này đối với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hố, môi trường và an ninh xã hội. Chương 2, tác giả tập trung phân tích
những tác động của q trình tồn cầu hố làm biến đổi theo hướng tiêu cực

3


những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Trong Chương 3, tác giả khái quát
những kinh nghiệm của dân tộc và của một số quốc gia trong giao lưu, tiếp
xúc văn hố, từ đó đưa ra giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy một số giá trị văn
hố truyền thống của dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay.
- Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền
thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập (đề tài KX.03.14/06-10)

tổ chức tại Biên Hoà - Đồng Nai vào tháng 9 năm 2009 với gần 40 bài viết
của các nhà nghiên cứu đã được trình bày tại hội thảo. Phần thứ nhất gồm các
bài viết về những vấn đề chung về giá trị văn hố, các tác giả trình bày những
vấn đề lý luận trong nghiên cứu giá trị văn hoá và hệ giá trị văn hố truyền
thống với các góc nhìn khác nhau. Phần thứ hai gồm tập hợp các bài viết về
giá trị văn hoá Việt Nam, chỉ ra những nét đặc sắc của nền văn hoá dân tộc và
những vấn đề đặt ra đối với bản sắc văn hố Việt Nam trong q trình đổi mới
và hội nhập. Phần ba và Phần bốn là các bài viết về những nét đặc trưng và
việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá ở Nam Bộ và Đồng Nai.
- Cuốn Những vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, năm
1999, do Lê Quang Trang và Nguyễn Trọng Hoàn tuyển chọn và giới thiệu.
Cuốn sách là tập hợp gần 60 bài viết của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà văn hố,
các nhà nghiên cứu, phê bình khoa học xã hội và nhân văn. Các bài viết tập
trung phân tích chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, đồng
thời đưa ra những ý kiến của cá nhân về vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc trong điều kiện đất nước thực hiện chủ trương mở cửa hội nhập
hiện nay.
- Có nhiều cơng trình, bài viết nhìn nhận văn hố và bản sắc văn hố từ
góc độ triết học như: Vũ Đức Khiển, Văn hoá với tư cách một khái niệm triết
học và vấn đề xác định bản sắc văn hoá dân tộc, Tạp chí Triết học, số 6/2000;
Vũ Tình, Một số vấn đề về triết học Ấn Độ với đời sống tinh thần của dân tộc
Việt, Tạp chí Cộng sản, (4-2003); Nguyễn Văn Huyên, Triết lý phát triển xã

4


hội Hồ Chí Minh, Tạp chí Triết học, số 4 (8-2000); Hồ Sỹ Quý (2005), Về giá
trị và giá trị Châu Á, Nxb Chính trị quốc gia. Các cơng trình nghiên cứu về hệ
thống các quan niệm về giá trị, hệ giá trị văn hố truyền thống từ nhiều góc độ
tiếp cận khác nhau như: Phẩm An Ninh, Quan niệm về giá trị và hệ giá trị văn

hoá, Đề tài KX.03.14/06-10 TP.HCM - Biên Hồ, 2009; Hồng Chí Bảo, Hệ giá
trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Tạp chí Cộng
sản, 2009; Hà Minh Đức, Giá trị văn hoá, nhận thức và chuyển đổi, Tạp chí
Viện văn học, 2009; Lê Thị Lan, Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống Việt
Nam trong giá trị nhân loại, Tạp chí Triết học, số 7/2001…
- Các cơng trình nghiên cứu, các bài viết về mối quan hệ giữa phát triển
và bản sắc văn hoá dân tộc. Chỉ ra những đòi hỏi bức thiết, đồng thời đưa ra
một số giải pháp để gắn liền định hướng phát triển nền kinh tế với việc giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam như các bài viết của các tác giả:
Đặng Hữu Toàn, Gắn phát triển con người Việt Nam hiện đại với giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hố dân tộc, Tạp chí Triết học, số 4 (8-2000); Phạm
Xuân Nam, Bản sắc văn hoá dân tộc và qúa trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, Tạp chí Cộng sản, số 11 (6-1998); Nguyễn Duy Quý, Phấn đấu
vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Tạp chí Cộng
sản, số 20 (7-2003); Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 2004; Nguyễn Văn Hun, Cơng nghiệp hố, hiện đại hố và vấn
đề giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc, Tạp chí Triết học, số 1/1999; Lê Thị Tuyết
Ba, Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam, Tạp chí Triết học, số 1/1999;
- Một số luận văn thạc sỹ tìm hiểu, nghiên cứu về vai trị của nhân tố chủ
quan trong việc giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc - tộc người ở địa phương như:
Đinh Thị Hoa, Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay (2006). Trong luận văn này, trên cơ sở làm rõ

5


tính đặc thù của giá trị văn hóa dân tộc Mường, những yêu cầu cấp thiết của
việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ít người nói chung và dân

tộc Mường nói riêng, tác giả đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của
dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay. Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Thảo:
Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện
nay (Qua thực tế ở tỉnh Sơn La), (2006). Trên cơ sở làm rõ thực trạng kế thừa
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay qua thực tế ở
tỉnh Sơn La, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm kế thừa và phát huy
bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung, và dân tộc Thái ở Sơn
La nói riêng.
Các cơng trình, bài viết nêu trên đã luận giải về mặt lý luận và đưa ra quan
niệm về giá trị, giá trị văn hoá, bản sắc văn hoá, vai trị của nó trong việc xây
dựng nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và vai trị của văn hố đối
với sự phát triển đất nước. Dù đã chỉ ra địi hỏi phải giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc và đưa ra những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ đó, nhưng các
tác giả mới chỉ dừng lại ở việc xác định định hướng giải pháp chung mang tính
phương pháp luận. Tuy có cơng trình mà tác giả đã đưa ra giải pháp cụ thể
nhưng lại chỉ mang tính khu biệt ở một địa phương cụ thể. Trong bối cảnh đất
nước hội nhập quốc tế, tham gia vào q trình tồn cầu hố, trước những tác
động tiêu cực của nó đối với nền văn hố thì vấn đề địi hỏi phải tích cực, chủ
động trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống để giữ vững
bản sắc của nền văn hố dân tộc là u cầu khơng thể lảng tránh. Trách nhiệm đó
thuộc về tất cả các chủ thể - nhân tố chủ quan của nền văn hố. Vì vậy việc tìm
hiểu để có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trị, vị trí của nhân tố chủ quan
trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc, từ đó đưa ra những giải
pháp để nâng cao vai trị của nó trong vấn đề này. Chính vậy, đề tài “Nhân tố

6


chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc trong bối cảnh tồn

cầu hố” sẽ góp phần thực hiện mục đích này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Nghiên cứu sự biến đổi, vai trị của văn hóa trong tồn cầu hóa là chủ
đề rất rộng. Trong luận văn này, chỉ hướng vào nhận thức, phân tích nhân tố
chủ quan (hay chủ thể) của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với
tư cách là nguồn lực nội sinh, là nhân tố góp phần định dạng sự hội nhập của
Việt Nam vào q trình tồn cầu hóa hiện nay.
* Nhiệm vụ:
Để đạt mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Định hình các khái niệm cơng cụ: văn hố, bản sắc văn hoá; nhân tố
chủ quan trong bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tồn cầu hố.
- Luận chứng vai trò và điều kiện phát huy nhân tố chủ quan trong giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc dưới tác động của tồn cầu hố.
- Phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp nâng cao vai trò của
nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc hiện
nay ở nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là vai trò của nhân tố chủ quan
với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc dưới tác động của tồn cầu
hố.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nhận diện nhân tố chủ quan trong giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hố dân tộc Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay.

7


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa chủ yếu trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước ta về nhân tố chủ quan, vai trò của nhân tố chủ quan, về văn
hoá, bản sắc văn hố. Ngồi ra, luận văn cịn kế thừa các cơng trình nghiên
cứu của một số tác giả khác có nội dung liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, lý giải; đồng thời kết hợp sử dụng các
phương pháp: lịch sử và lơgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch ...
nhằm đạt tới mục đích mà luận văn đã đề ra.
6. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn
Sản phẩm của nghiên cứu này có thể giúp ích trong những tìm kiếm kiến
giải lý luận về mặt triết học cho công tác văn hóa, làm cơ sở lý luận cho việc
hoạch định các chính sách, định hướng hoạt động trong việc giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc và trong chừng mực nhất định có thể sẽ giúp ích đối với công
tác giảng dạy một số lĩnh vực liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, 02 chương 06 tiết.
Chương 1: Tồn cầu hóa và những thách thức với bản sắc văn hóa dân tộc
Chương 2: Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay ở nước ta - Thực trạng và giải
pháp

8


Chương 1
TỒN CẦU HỐ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC

VỚI BẢN SẮC VĂN HỐ DÂN TỘC
1.1. Tồn cầu hóa và thực chất của tồn cầu hóa
1.1.1. Khái niệm tồn cầu hố
Thuật ngữ tồn cầu hố (globalization) xuất hiện lần đầu tiên trong Từ
điển của Anh vào năm 1961 và nó được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập
niên 1980 trở lại đây. Tồn cầu hố được hiểu theo cả quan niệm rộng và hẹp.
Theo quan niệm rộng thì nó như là một quá trình làm gia tăng mạnh mẽ các
mối liên hệ gắn kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau; là việc mở rộng quy mô và
cường độ hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu; là
q trình phổ biến hố trên phạm vi tồn cầu những giá trị, hoạt động, mơ
hình... (kinh tế, xã hội, văn hố, chính trị, khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ...)
nhất định. Theo quan niệm hẹp thì tồn cầu hố trước hết và chủ yếu là đề cập
đến toàn cầu hố kinh tế, đó là khái niệm chỉ hiện tượng hay q trình hình
thành thị trường tồn cầu làm tăng cường sự tương tác, phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế quốc gia.
Như vậy, tồn cầu hóa hàm chỉ đặc điểm lịch sử của sự vận động nhân
loại ngày nay, từ trạng thái các dân tộc, các quốc gia, các khu vực vốn có mối
quan hệ lỏng lẻo và tương đối độc lập đến ràng buộc, tác động, quy định, phụ
thuộc chặt chẽ với nhau trên tất cả các mặt của đời sống xã hội và trên phạm
vi toàn cầu. Trong đó liên kết kinh tế đóng vai trị quyết định.
Về phương diện kinh tế, tồn cầu hố là quá trình làm gia tăng các mối
liên hệ, phụ thuộc giữa các quốc gia trên thế giới; về phương diện chính trị,
tồn cầu hóa cũng đang tạo ra những tác động mới mà ở các thời đại trước
khơng có, thế giới tồn cầu hóa nhạy cảm và dễ tổn thương hơn và cũng tạo ra
những điều kiện hợp tác mới. Các quốc gia dù chế độ chính trị khác nhau

9


nhưng đứng trước các vấn đề mang tính tồn cầu thì đều bắt tay nhau, hợp tác ở

những mức độ nào đó. Để hội nhập có hiệu quả thì các quốc gia phải điều
chỉnh ở mức độ nhất định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật ... của
mình để phù hợp với những quy định, những chuẩn mực chung của các thể chế
kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế; về phương diện xã hội, tồn cầu hố làm
thay đổi các vấn đề xã hội như thất nghiệp, tệ nạn ... và làm nảy sinh thêm các
vấn đề mang tính tồn cầu; về phương diện văn hố, tạo nên những biến đổi, đó
là q trình vận động của các nền văn hoá dân tộc từ những bộ phận tương đối
tách biệt, khép kín đến hình thành những mối liên hệ, tác động qua lại, ảnh
hưởng, xâm nhập, chi phối lẫn nhau.
Là hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn cầu hố có nguồn gốc bắt
nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguồn gốc khách
quan, khi phân tích về q trình quốc tế hoá sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác
và Ph.Ăng-ghen đã vạch rõ: “Vì ln bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi
tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp tồn cầu. Nó phải xâm nhập
vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi...
Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu
dùng của tất cả các nước mang tính thế giới...” [21, tr.601]. Có nghĩa là bắt
đầu từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong nền đại công
nghiệp tư bản chủ nghĩa, cùng với sự thôi thúc của động cơ đạt lợi nhuận tối
đa của chủ nghĩa tư bản, xu thế tồn cầu hố đã xuất hiện. Khi xuất hiện, nó
tác động trở lại làm cho lực lượng sản xuất trên thế giới nói chung có điều
kiện phát triển mạnh mẽ. Thực tế xã hội hiện nay đang tiếp tục khẳng định
tính đúng đắn của quan điểm trên của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong điều kiện
mới. Có thể nói, về mặt khách quan, tồn cầu hố được quy định bởi bốn yếu
tố chủ yếu, đó là: Thứ nhất, là sự phát triển cao của lực lượng sản xuất trong
thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ. Với những thành tựu về công
nghệ thông tin, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử viễn thông... đã làm

10



thu hẹp dần khoảng cách về không gian và thời gian, khiến cho mối liên hệ
giữa các quốc gia ngày càng trở nên rộng mở; Thứ hai, sự gia tăng phân công
lao động quốc tế đã tạo ra mối quan hệ quốc tế đa dạng, tồn tại đan xen, phụ
thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ; Thứ ba, sự phát triển sâu rộng của kinh tế
thị trường trên phạm vi toàn thế giới. Với cơ chế này đã làm cho nền kinh tế
thế giới có xu hướng nhất thể hố về thị trường và cơ chế vận hành; Thứ tư,
sự xuất hiện những vấn đề nóng bỏng mang tính tồn cầu buộc phải có sự
tham gia, phối hợp trí tuệ, nguồn lực và hành động của toàn thể cộng đồng
quốc tế.
Về nguồn gốc chủ quan, với ưu thế về vốn và cơng nghệ, các tập đồn
tư bản độc quyền, các nước tư bản phát triển, các trung tâm kinh tế, tài chính tiền tệ và thương mại quốc tế... đã chủ động tác động, chi phối và áp đặt xu
thế tồn cầu hố vào khn khổ q trình tự do hố tư bản chủ nghĩa. Chiến
lược và chính sách của các nước lớn, trong đó trước hết phải kể đến các nước
lớn như Mỹ, Nhật, EU và hiện nay là sự nổi lên của Trung Quốc với tham
vọng chi phối, áp đặt, định hình bức tranh tồn cầu.
Từ phương diện lịch sử, dù ý kiến của các nhà nghiên cứu có sự khác
biệt khơng nhỏ, nhưng nếu coi q trình quốc tế hóa là những yếu tố khởi đầu
của tồn cầu hóa thì có thể coi những thập kỷ cuối thế kỷ XIX là thời điểm
bắt đầu. Để mô tả mức độ tác động sâu, rộng của tồn cầu hóa, các học giả
hình dung về một thế giới nhất thể hóa liên kết bởi năm mạng lưới cơ bản:
làng thơng tin tồn cầu; chợ văn hố tồn cầu; siêu thị toàn cầu; trụ sở lao
động toàn cầu; mạng lưới tài chính tồn cầu.
1.1.2. Thực chất của tồn cầu hố
Tồn cầu hoá là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất và
phân công lao động quốc tế ngày càng sâu, rộng. Bản chất khách quan của
toàn cầu hố được quy định bởi tính tất yếu khách quan của q trình quốc tế
hố. C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế

11



giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới
thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ
phát triển mau chóng lạ thường…” [21, tr.598]. Đó chính là q trình quốc tế
hố - giai đoạn trước của tồn cầu hoá. Trong thời đại ngày nay, do sự tác
động của cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ, lồi người bước vào nền
kinh tế tri thức, lực lượng sản xuất mang tính xã hội hố cao, phân cơng lao
động quốc tế ngày càng sâu rộng, quốc tế hoá nền kinh tế và cả đời sống xã
hội. Từ đó thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển, đồng thời tạo ra những
phương tiện có hiệu quả càng đẩy nhanh quá trình tồn cầu hố.
Tồn cầu hố bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế và nội dung chủ yếu của nó
vẫn là tồn cầu hố kinh tế. Đó là sự gia tăng nhanh chóng hoạt động kinh tế
vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực để vươn tới quy mô tồn cầu. Có
thể nói đó là sự nhất thể hố về thị trường, vốn, lao động, dịch vụ, công nghệ
và các quy định pháp chế giữa các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác và
phân công lao động quốc tế sâu rộng. Tồn cầu hố về kinh tế là trung tâm, là
cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy sự thay đổi của lĩnh vực khác như: văn
hố, xã hội, chính trị ...
Bắt nguồn từ kinh tế, song nó chỉ ra đời khi nền kinh tế hàng hố lớn đã
phát triển mạnh, vì thế tồn cầu hố xuất hiện trước tiên ở các nước tư bản,
phát triển và cần phải nói rằng, cho đến hiện nay, các nước này vẫn đóng vai
trị dẫn dắt, định dạng tồn cầu hóa. Do đó, tồn cầu hố dù ra đời mang tính
khách quan, nhưng bản thân nó xuất hiện lần đầu dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa nên không tránh khỏi việc bị các nước tư bản phát triển với lợi thế nền
kinh tế lớn lợi dụng để phục vụ cho lợi ích riêng của họ. C.Mác cho rằng q
trình quốc tế hố dù mang trong nó yếu tố khách quan, nhưng bên trong nó và
thúc đẩy nó ln là ý áp đặt chủ quan của những kẻ nắm các lực lượng kinh tế
hùng hậu nhất.


12


Thực tế cho thấy, các nước tư bản phát triển ở phương Tây và các nước
lớn dù mới nổi đã luôn áp đặt chủ nghĩa bá quyền (nhờ lợi thế chi phối về
kinh tế, tài chính, cơng nghệ hiện đại) bằng việc thi hành các chính sách,
chiến lược có lợi cho các nước giàu. Hầu hết hệ thống pháp luật và quy chế
kinh tế quốc tế hiện nay được xây dựng chủ yếu trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Tồn cầu hố có lực lượng
chính là các tập đồn xun quốc gia và các tổ chức tài chính lớn như IMF,
WB... nhưng lực lượng này lại nằm trong tay các nước tư bản phát triển. Dựa
vào sức mạnh kinh tế và mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài
chính, tiền tệ, các nước tư bản phát triển đang đặt ra “luật chơi” cho phần còn
lại của thế giới khi tham gia IMF, WB, WTO. Trông có vẻ là một “sân chơi
cơng bằng” nhưng ở đó “luật chơi” luôn luôn ưu ái cho những kẻ mạnh những nước tư bản phát triển. Ngoài ra, lợi dụng ưu thế về kinh tế, các nước
này ln tìm cách gây sức ép ở các lĩnh vực khác đối với các nước kém phát
triển. Nói về hồn cảnh của các nước Đông Nam Á sau khủng khoảng tiền tệ
châu Á năm 1997, một học giả người Mỹ viết:
“Trong khi các nước Đông Nam Á phải tiếp tục đánh vật với cuộc
khủng hoảng kinh tế, phương Tây và IMF tiếp tục thúc ép các nước này phải
thay đổi mạnh mẽ ngân hàng, tài chính và các doanh nghiệp nếu các nước này
muốn nhận viện trợ của IMF và phương Tây. Một số nhà lãnh đạo châu Á tán
thành và đang cố nuốt những liều thuốc đắng. Thế nhưng giờ đây họ thấy thay
đổi trong hệ thống ngân hàng và tài chính chưa đủ mà cịn phải thay đổi cả
văn hố và xã hội” [48, tr.35].
Tồn cầu hố là một xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ đến mỗi
quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Có quan điểm lạc quan cho rằng
nó hồn tồn là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia, nhưng
cũng có nhiều ý kiến cho rằng tồn cầu hố chỉ đơn thuần là sự bành trướng
của chủ nghĩa tư bản mà đứng đầu là Mỹ, ở đó phần thiệt thịi ln thuộc về


13


những nước nghèo, kém phát triển. Do đó, khi mà các cuộc họp để thúc đẩy
hợp tác sâu hơn nữa đang diễn ra thì cũng có những đám đơng tập trung để
phản đối, tẩy chay. Nhưng, cơng bằng mà nói thì sự tác động của tồn cầu hố
có tính hai mặt, cả tích cực và tiêu cực. Nó có những tác động tích cực như:
thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản xuất; thúc đẩy việc mở
rộng thị trường, phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia; tạo thêm khả năng
phát triển rút ngắn cho các nước đang phát triển; thúc đẩy các hoạt động giao
lưu văn hố, tri thức; góp phần nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trong quan
hệ quốc tế. Nhưng đồng thời cũng có những tác động tiêu cực khơng nhỏ: làm
xói mịn quyền lực nhà nước, đe doạ độc lập chủ quyền; gây nguy cơ khủng
hoảng kinh tế hệ thống; làm rộng thêm khoảng cách giàu nghèo, bất bình
đẳng và những tiêu cực xã hội. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là làm thế nào
để tận dụng được những cơ hội đồng thời hạn chế, vượt qua được những trở
ngại mà tồn cầu hố tạo ra.
1.2. Bản sắc văn hố dân tộc
1.2.1. Khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa và bản sắc văn hóa Việt
Nam
a. Khái niệm văn hóa
Hiện nay, theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì có hàng trăm định
nghĩa khác nhau về văn hố. Sở dĩ như vậy vì văn hố có mặt ở mọi khơng
gian, thời gian, nó xuất hiện và tồn tại cùng với loài người. Cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng nói đại ý rằng, văn hố là một đề tài bao la như con người và
sự sống, là lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì
khơng phải là thiên nhiên mà có liên quan tới con người. Chính vì vậy mà
việc định nghĩa văn hố khơng chỉ phụ thuộc vào quan niệm, sự cảm thụ cá
nhân mà còn phụ thuộc vào phạm vi tiếp cận khác nhau.
Văn hoá được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Nhưng dù được xem

xét từ góc độ nào thì cái chung của văn hố là hướng đến phát huy, phát triển

14


năng lực bản chất người, tức hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ.
Văn hố là mơi trường thứ hai ni dưỡng con người. Con người, lồi người
là sản phẩm cao nhất trong sự tiến hoá của giới tự nhiên, là bộ phận hữu cơ
của giới tự nhiên. Nhưng con người ngày càng tách mình ra khỏi giới tự nhiên
và rồi quay lại giới tự nhiên để cải tạo nó, làm cho nó trở thành giới tự nhiên
thứ hai, giới tự nhiên được “nhân tính hóa”, đồng thời qua đó cải biến chính
bản thân mình. Để tồn tại, để thoả mãn những nhu cầu ngày càng cao của
mình, con người phải lao động. Trong lao động con người thiết lập mối quan
hệ con người - tự nhiên và con người - xã hội. Và chính từ lao động con người
sáng tạo ra các vật phẩm không chỉ để thoả mãn những nhu cầu vật chất, nhu
cầu sinh học mà còn thoả mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu xã hội. Từ lao động
mà con người cũng sản sinh ra cách thức cư xử, lối sống, tư tưởng, tình cảm...
C.Mác viết: “Cố nhiên, con vật cũng sản xuất…Nhưng súc vật sản xuất cái
mà bản thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến; nó sản xuất một cách phiến
diện, trong khi con người sản xuất một cách toàn diện; con vật chỉ sản xuất vì
bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cả khi
không bị nhu cầu thể xác ràng buộc, và chỉ khi khơng bị nhu cầu đó ràng buộc
thì con người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của từ đó; con vật chỉ tái sản
xuất ra bản thân nó, cịn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” [22,
tr.137]. Qua lao động, con người sáng tạo ra các vật phẩm và in dấu vết của
mình lên đó, sự in dấu này ngày càng đậm nét hơn qua các thế hệ của mỗi dân
tộc, mỗi cộng đồng. Các thế hệ sau kế thừa từ thế hệ trước và tiếp tục làm
đậm thêm “tính người” trong các sản phẩm đó. Vì thế mà văn hố khơng phải
bỗng chốc được hình thành mà nó là sản phẩm đúc kết, kết tinh của cả quá
trình lịch sử dân tộc. “Văn hoá” (culture) khác với “Văn minh” (civilisation),

khác nhau ở tính giá trị: văn hố bao trùm cả giá trị vật chất và tinh thần, còn
văn minh chỉ thiên về các giá trị vật chất; khác nhau ở tính lịch sử: văn hố
ln có bề dày q khứ, còn văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại; khác nhau

15


về phạm vi: văn hố mang tính dân tộc, cịn văn minh mang tính quốc tế; khác
nhau về nguồn gốc: văn hố gắn nhiều với phương Đơng nơng nghiệp, cịn
văn minh gắn nhiều với phương Tây đô thị. Văn minh chỉ trình độ phát triển
nhất định của văn hố chủ yếu về phương diện vật chất [39, tr.27].
Con người, ngoài tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo còn là chủ thể
chịu sự tác động của chính sản phẩm, của mơi trường do chính con người tạo
ra. Nhờ sự tác động đó mà bản năng tự nhiên của con người ngày càng được
biến đổi, ngày càng mang “tính người”. Sự tác động trở lại đó chính là văn
hố, chính là những chuẩn mực quy định hành vi và định hình nhân cách của
con người. Và với những chuẩn mực đó mà con người tiếp tục sáng tạo và
vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Có thể nói văn hố là sự biểu hiện một khía
cạnh, một thuộc tính của “thế giới người”, nó tồn tại giữa các sự vật, ẩn trong
các sự vật. Thuộc tính đó thể hiện ở tất cả trong mối quan hệ giữa con người
với thế giới (tự nhiên và xã hội) mà ở đó, con người thể hiện mình với tư cách
là con người. Vì thế có thể thấy văn hố thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, là thái độ của con người với thế giới bên ngồi và với thế
giới bên trong. Đó là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống
của con người.
Thứ hai, là phương thức mà con người tồn tại, đều là tồn tại, đều là hoạt
động sống, song cách thức trong việc duy trì và thực hiện cuộc sống của mỗi
cá nhân, mỗi cộng đồng lại rất khác nhau, thậm chí xa lạ với nhau.
F.Mayor - Nguyên Tổng thư ký UNESCO đưa ra định nghĩa: “Văn hoá
là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của cá nhân và các cộng đồng)

trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác
định tính riêng của mỗi dân tộc” [10, tr.35].
Với nghĩa đó, có thể coi văn hố như là một tập hợp những nét khác
biệt về vật chất và tinh thần, về trí tuệ và cảm xúc, làm rõ nét một xã hội hay

16


một nhóm người. Ngồi thơ ca, nghệ thuật, văn hố bao hàm phong cách
sống, cách chung sống, hệ thống các giá trị, truyền thống và tín ngưỡng. Là
sản phẩm của những hoạt động sống của con người, là thế giới thứ hai mà con
người sáng tạo ra và là môi trường hình thành và ni dưỡng nhân cách. Văn
hố là cái làm nên mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người.
b. Khái niệm bản sắc văn hoá
Theo từ điển Hán - Việt giải thích thì “bản sắc” được hiểu theo những
nét như sau: “bản” là cái gốc, cái thuộc về phần mình, là gốc đầu mọi việc;
“sắc” là màu, vẻ, dung mạo; “bản sắc” cịn được hiểu theo nghĩa là tính chất
đặc biệt vốn có. Trong từ điển Anh - Việt, thì “identity” - “bản sắc” có nghĩa
là đồng nhất, sự đồng nhất hoá làm nên bản sắc của một đối tượng. Đôi khi
trong ngôn ngữ thường ngày, “bản sắc” được hiểu theo thiên hướng đề cập tới
mặt tốt đẹp chứ khơng nói đến mặt xấu.
Như vậy, nội hàm của khái niệm “bản sắc” có thể được chỉ ra bởi một
số dấu hiệu cơ bản khác biệt sau:
- Bản sắc luôn gắn với quá trình hình thành, vận động và phát triển của
đối tượng;
- Bản sắc được thể hiện qua sự đồng nhất, lặp lại ở hàng loạt đối tượng,
sự vật, hiện tượng cùng hệ thống;
- Bản sắc bao chứa trong nó những nét riêng biệt làm nên cái đặc trưng
của bản thân hệ thống;

- Bản sắc là một thuộc tính, dấu hiệu có xu hướng đồng nhất hố, do
vậy mà muốn tìm hiểu, tiếp cận bản sắc thì phải khái quát hoá;
- Bản sắc được hiểu thiên về nét đặc trưng tốt, tích cực của đối tượng.
Văn hố của một dân tộc được hình thành trong suốt quá trình lịch sử
của dân tộc ấy. Qua hoạt động, quan hệ với thiên nhiên, quan hệ giữa các cá
nhân trong cộng đồng, và vì giữa các cộng đồng dân tộc do có điều kiện, đặc
điểm địa lý, lịch sử - xã hội khác nhau, nên, ngay trong các thức hoạt động

17


sáng tạo cũng mang những nét khác nhau. Do vậy mà trên những sản phẩm
làm ra, cộng đồng đó đã in dấu vết của mình cùng với sự in dấu của những
điều kiện khách quan đã tạo ra nét riêng của nền văn hố dân tộc. Nét riêng đó
ngày càng được tô đậm thêm qua các thế hệ, tạo thành bản sắc của nền văn
hoá dân tộc.
Bản sắc văn hoá được hiểu như là tổng thể những tính chất, tính cách,
đường nét, đặc trưng của văn hoá mỗi dân tộc, được hình thành và tồn tại bền
vững trong tiến trình lịch sử, giúp cho văn hóa dân tộc giữ được tính duy nhất
và thống nhất, phân biệt văn hóa của dân tộc này với các dân tộc khác.
Do vậy, muốn nhận biết bản sắc văn hóa phải thơng qua vơ vàn các sắc
thái văn hoá, với tư cách là cái biểu hiện của bản sắc văn hoá ấy. Trong khi
bản sắc là cái trừu tượng, bền vững... thì các hình thái biểu hiện của nó tương
đối cụ thể và bộc lộ. Những nét đặc trưng của một nền văn hóa được biểu lộ
qua các giá trị văn hố, đó là hệ thống được lựa chọn bởi cộng đồng, những
đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo
hướng những cái gì là tốt đẹp, là cái mà con người cần hướng tới để giúp
khẳng định và nâng cao bản chất người. Nói cách khác, giá trị văn hoá là cái
kết tinh đời sống văn hoá của con người, là cái định hướng vận động cho con
người vươn tới. Để những sắc thái, những nét đặc trưng của văn hoá trở thành

bản sắc của nền văn hố thì bên cạnh tính đặc thù, nó cịn phải chứa đựng các
giá trị. Tuy rằng, khơng phải mọi giá trị đều là bản sắc, mà giá trị là một trong
những yếu tố cấu thành bản sắc. Nhưng nhiều khi bản sắc được coi là giá trị
và ngược lại, giá trị được coi là bản sắc. Bởi vì, dù là hai khái niệm khác nhau
nhưng chúng lại có cái chung. Hiểu là bản sắc khi coi nó như là cái căn cước,
cái đặc thù của mỗi cộng đồng, là cái để phân biệt cộng đồng, dân tộc này với
cộng đồng, dân tộc khác. Hiểu là giá trị khi muốn nhấn mạnh tới tính ích dụng
của văn hố trước nhu cầu của xã hội. Như vậy, giá trị là cái mang trong nó
bản sắc, bản sắc là cái làm nên cái cốt lõi, cái đặc thù của giá trị.

18


Bản sắc văn hoá của dân tộc được thể hiện qua các giá trị, nhưng các
giá trị này không “nhất thành, bất biến”. Với tư cách là sự đánh giá của con
người về cái hay, cái đẹp, cái tốt, phản ánh nhu cầu của con người trong một
môi trường xã hội nhất định nên nó có sự vận động, biến đổi, loại bỏ, bổ sung
nhất định, nhưng cái cốt lõi, cái màu sắc gốc thì vẫn được lưu giữ. Sự lưu giữ
đó tạo thành những giá trị truyền thống. Cái truyền thống, trước hết, đó là
những giá trị được kế thừa từ những thế hệ trước và đó là những giá trị đương
thời được con người hiện tại sản sinh ra trong điều kiện mới nhưng trên cơ sở
bảng màu sắc gốc của văn hoá dân tộc. “Truyền” là sự lan toả, là nối tiếp, là
sự lưu giữ; “thống” là mối liên hệ, xâu chuỗi. Truyền thống là những cái đã
trở thành nền nếp, được truyền lại và kế thừa từ đời này sang đời khác theo
tinh thần vừa lặp lại với một tần số nhất định, vừa được cải tiến từng bước,
từng lúc, từng nơi. Nhìn ở phương diện văn hố thì truyền thống là những yếu
tố, những giá trị, phẩm chất được hình thành, định hình trong lịch sử và nó trở
nên tương đối ổn định, được lưu giữ, tái hiện và có sự cải biến trong hiện tại
và tương lai. Vì vậy, muốn tìm hiểu bản sắc văn hố khơng thể khơng tìm
hiểu truyền thống văn hố của dân tộc.

c. Bản sắc văn hoá Việt Nam
Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên và điều kiện
của kinh tế, chính trị, xã hội là những yếu tố tạo nên sự đa dạng và đặc sắc
của văn hố Việt Nam. Mơi trường tự nhiên là xứ nóng gây ra mưa nhiều tạo
nên những con sơng lớn và những vùng đồng bằng trù phú. Đây là cơ sở của
nghề nông nghiệp trồng trọt (đặc biệt là nghề trồng lúa nước). Với kiểu sản
xuất đó thì tạo nên kiểu văn hố tương ứng - văn hố nơng nghiệp trồng trọt,
là kiểu văn hoá trọng tĩnh - coi trọng sự yên ổn. Gốc nông nghiệp trồng trọt đã
tạo nên cách ứng xử hồ hợp, ln có ý thức tôn trọng và không ganh đua với
thiên nhiên. Nghề trồng lúa nước phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cùng lúc
nên là đầu mối sinh ra lối tư duy tổng hợp, thiên về thích ứng, thích nghi, coi

19


trọng quan hệ. Đặc trưng gốc văn hố nơng nghiệp trồng trọt cùng với hồn
cảnh chính trị xã hội thường xuyên bị đe doạ nền độc lập đã làm nên đặc
trưng trong cách ứng xử cố kết chặt chẽ trong cộng đồng. Nguyên tắc được ưa
chuộng trong tổ chức cộng đồng là nguyên tắc trọng tình. Lối sống trọng tình
cảm này tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn và đặc biệt là trọng phụ
nữ, thậm trí nhiều học giả phương Tây còn gọi đây là “xứ Mẫu hệ”. Lối tư
duy này, luôn phải cân nhắc, đắn đo của người làm nơng nghiệp cùng với lối
sống trọng tình đã dẫn tới cách thức tổ chức cộng đồng và ứng xử theo lối linh
hoạt, biến báo cho phù hợp với từng điều kiện, hồn cảnh cụ thể. Điều đó
cũng là cơ sở của tâm lý sống hiếu hoà trong quan hệ xã hội.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân
tộc Việt Nam bằng lao động bền bỉ, sáng tạo và với ý chí bất khuất, kiên
cường, đã xây đắp lên nền văn hoá thống nhất mà đa dạng, phong phú, kết
tinh nên những giá trị sắc thái văn hoá đặc sắc. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã chỉ ra những giá trị tiêu biểu trong hệ giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc, đó là: lịng u nước nồng nàn; lịng tự tơn, tự cường dân

tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết Cá nhân - Gia đình - Làng xã - Tổ quốc; lịng
nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao
động; đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của cộng
đồng; sự tế nhị trong ứng xử và tính giản dị trong lối sống. Có rất nhiều học
giả cũng theo quan điểm này khi đã xác định, liệt kê và lập một bảng giá trị
coi là cốt lõi của bản sắc văn hoá Việt Nam. Ví dụ: Đào Duy Anh nói đến 7
giá trị được xem là bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, đó là: sức ký ức tốt,
thiên về nghệ thuật và trực giác; ham học hỏi, thích văn chương; ít mộng
tưởng; sức làm việc khó nhọc, cần cù ở mức độ ít dân tộc bì kịp; giỏi chịu
khổ; chuộng hồ bình, song biết hi sinh vì đại nghĩa; khả năng bắt chước,
thích ứng rất tài. Trần Văn Giàu thì xác định những giá trị đó là: yêu nước;
cần cù; anh hùng; sáng tạo; lạc quan; thương người; vì nghĩa.

20


Từ quan điểm giá trị học, dù về nội dung các tác giả khác nhau có thêm
bớt các giá trị này khác nhưng tất cả đều dẫn tới lựa chọn các giá trị tinh thần
tiêu biểu để quy vào bản sắc văn hố. Việc xác định bảng giá trị đó rất dễ
chấp nhận vì rõ ràng. Song bản sắc văn hố của dân tộc là những gì được
truyền thống chắt lọc, hun đúc qua các thế hệ. Nó mang tính ổn định nhưng
khơng phải là bất biến mà có sự dịch chuyển trong một biên độ nhất định, đó
là sự biến đổi phù hợp với hiện thực của mỗi thời đại nhưng vẫn giữ được cái
hồn, cái cốt cách, cốt lõi.
Để tiếp tục trả lời câu hỏi bản sắc văn hố Viêt Nam là gì. Sau đây,
chúng tơi sẽ tập trung bàn về những đặc trưng cơ bản của nó.
Thứ nhất, “tính cộng đồng”. Do việc sản xuất lúa nước mang tình thời
vụ cao, phải coi trọng cơng tác trị thuỷ, đồng thời do phải thường xuyên
chống giặc dã cướp bóc nên dẫn tới phải sống liên kết chặt chẽ với nhau thành
những gia tộc, phường hội, phe giáp và làng xã khép kín. Hệ quả của nó là đề

cao tinh thần đoàn kết, tập thể và coi trọng dân chủ nhưng tôn ty, trọng thể
diện và rất tinh tế trong quan hệ, rất quan tâm tới những người xung quanh. Ở
phạm vi lớn thì nó mở rộng thành tinh thần đoàn kết toàn dân, ý thức độc lập
dân tộc và dẫn tới lịng u nước nồng nàn, thậm trí còn trở thành chủ nghĩa
yêu nước. Tuy vậy bên cạnh đó, hệ quả xấu của nó là coi nhẹ cá nhân, thói
dựa dẫm ỷ lại, đố kỵ, cào bằng, sỹ diện, hay thanh minh và óc bè phái địa
phương, thói gia trưởng.
Thứ hai, “ưa hài hồ”. Do cuộc sống nơng nghiệp phải phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau nên phải chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng,
hình thành lối tư duy tổng hợp, biện chứng. Chính vậy mà dẫn tới sự hài hoà,
sự hài hoà trong cả cách ứng xử với môi trường thiên nhiên, với môi trường
xã hội và ngay cả với chính bản thân. Biểu hiện của nó là tính mực thước,
ln có giới hạn, vui vẻ khơng làm mất lịng những người xung quanh, kể cả
với kẻ thù thì dù có chiến thắng cũng không làm đối phương mất mặt. Trong

21


×