Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

de cuong van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.42 KB, 12 trang )

nhan vat anh thanh nien
Phân tích những phẩm chất cao đẹp, đáng quý ở anh thanh niên.
Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về công việc và cuộc sống.
+ Công việc là niềm vui, niềm đam mê cháy bỏng.
+ Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
Anh thanh niên có những hành động cao đẹp.
+ Vượt qua mọi khó khăn thử thách để làm quen với cuộc sống chỉ có một mình trên đỉnh
núi Yên Sơn cao 2.600 m.
+ Dồn tất cả thời gian công sức, tự nguyện tự giác hoàn thành xuất sắc công việc vốn hết
sức vất vả và đơn điệu.
Anh thanh niên có phong cách sống rất đáng quý, đáng trân trọng.
+ Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, khoa học, phong phú cả về vật chất và tinh thần.
+ Khiêm tốn, cởi mở, chân thành với mọi người.
Đánh giá nhân vật, phát biểu cảm nghĩ.
Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động mới, sống có lý tưởng, vô
tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước.
Nhân vật anh thanh niên giúp ta hiểu thêm về thế hệ cha anh đi trước trong một giai đoạn
lịch sử của dân tộc.
Trân trọng, khâm phục những nhân vật đáng quý, đáng mến trong “Lặng lẽ Sa Pa”, ta nghĩ
tới trách nhiệm, hành động của thanh niên chúng ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng
đất nước thời kỳ đổi mớ
Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945
với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn
quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện
tinh thần kháng chiến của người nông dân
- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở
chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công
một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể,
người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình
cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B- Thân bài


1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê
hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu
làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình
cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện
sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung
đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật
chất và tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình
cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê
việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí
“đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường
hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin
thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy,
hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây
không bước sớm”.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong
tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt,
không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm
mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta
rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì
lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại
bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.

- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí
ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng
nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay
gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có
tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung
thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì
yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau
như cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất
khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời
thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử
thách căng thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”
nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi
cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ
đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của
kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng,
bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ
dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột
cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi
sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng
chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm
lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ
chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối
thoại và độc thoại.
Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá
tính nhân vật nên rất sinh động.
C- Kết bài:
- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc,
chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình
thường.
- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới
trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến
chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong
những thành công đáng quý
Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh
tế và nhạy bén,là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc.Bé Thu gây ấn tượng cho
người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm,khi mà trong mọi tình huống em
cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba” ,hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho
xuống,cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại.Nguyễn Quang
Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu,nhưng điều
khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé,dù là bị mẹ quơ đũa
dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ một con người
kiên quyết ,mạng mẽ.Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái
quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa
con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một
người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không
phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của
chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và

trắc trở của chiến tranh,nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn,biết
đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ.Cái
cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là
sự kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt,bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi
ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.
Nhưng xét cho cùng,cô bé ấy có bướng bỉnh,gan góc,tình cảm có sâu sắc,mạnh mẽ thế nào
thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi,với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.Nhà
văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và
trân trọng một cách đẹp đẽ,thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy.Khi bị ba đánh,bé
Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy,bước ra khỏi mâm”.Có
cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giot nước mắt trong chính tâm tư của
mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi?Lại một loạt hành động tiếp theo
“Xuống bến nó nhảy xuống xuồng,mở lòi tói,cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang ,khua
thật to,rồi lấy dầm bơi qua sông”.Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động
gây sự chú ý.Có lẽ co bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi ,mà chạy ra vỗ về,dỗ
dành.Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu,giữa một bên là sự cứng cỏi,già
giặn hơn tuổi,nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.Song khi
“Chiều đó,mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”,cái cá tính cố chấp một cách
trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi,vừa tinh tế.Dù như thế thì bé Thu
vẫn chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi hồn nhiên,dẫu có vẻ như cứng rắn và mạnh mẽ trước tuổi.
Ở đoạn cuối,khi mà bé Thu nhận ra cha,thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tính
cảm.Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay,giờ trỗi dậy,vào cái giây phút mà cha con
phải tạm biệt nhau.Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun
đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế
nó,cưng nựng nó,săn sóc,chăm lo cho nó,làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu
làm quen với cuộc sống.Nó gần như chưa có chú ấn tượng nào về cha,song chắc không ít
lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào,cao lớn nhường
nào,có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao?Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không
cho nó nhận một người đàn ông lại kia làm bố.Khi đến ngày ông Sáu phải đi,con bé cứng
cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”,”lúc đứng ở góc nhà,lúc đứng tựa cửa

và cứ nìn mọi người vây quanh ba nó,dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm
gia đình ,nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ,nhưng lại có cái gì chặn ngang
cổ họng nó,làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó.Và
rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi,có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng
trào dâng.Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa,nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,”vừa
kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc,nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy
cổ ba nó”,”Nó hôn ba nó cùng khắp.Nó hôn tóc,hôn cổ,hôn vai,hôn cả vết thẹo dài trên má
của ba nó nữa”.Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu,tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi
cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua,tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như
thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói,tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần.Bao
nhiêu mơ ước,khao khát như muốn vỡ òa ra tring một tiếng gọi cha.Tiếng gọi ấy không chỉ
khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó.Lần đầu tiên nó cảm
nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha.Dường như bé Thu đã lớn lên
trong đầu óc non nớt của nó.Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giảu tình cảm,có cá
tính mạnh mẽ,kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên,ngây thơ:NhNghĩ chuyện trên đời kì lạ thật.
Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện
đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc
đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh
Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn. Chuyện đời vẫn thế, đó là chỗ éo le
phức tạp trong đời sống tâm hồn con người. Chỗ kì bút của Nguyễn Dữ là đã bắt nắm được
một tình huống éo le như vậy. Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm
những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam
Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần.
Phần truyền kì vùa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vùa góp phần làm rõ những
yếu tố ở phần thực. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì (phần thực, tôi muốn
nói thực của văn học). Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân
vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết là nhân vật chính xuyên suốt hai phần của tác
phẩm. Nguyễn Dữ không chú trọng việc miêu tả hình thức, chúng ta chỉ biết Vũ nương là
người “có tư dung tốt đẹp”. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản

là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau.
Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Mối quan hệ với Trương Sinh diễn
ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. Khi
chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ
gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ
nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp
chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ
bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận
ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương
dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một
tâm hồn có văn hoá. Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng
như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người
mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này
trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ
con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là
“người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ
bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”.
Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương
hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là
một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá.
Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam
vào hình tượng Vũ nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó
chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở.
Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam
Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của
Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người
chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi
oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người.
Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên
trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân.

Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài
học sâu sắc của muôn đời vậy.
Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy
động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc
gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc
gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến
chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×