Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị trường miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 65 trang )

Báo cáo thực tập - 1 -
Mục lục
Trang
Mục lục
1
Lời mở đầu
3
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Nội dung nghiên cứu
4
3. Phương pháp nghiên cứu
4
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4
Chương I: Tổng quan về truyền thông Marketing cho bia
Tiger tại thị trường miền Bắc
5
1.1. Khái quát về công ty TNHH Nhà Máy Bia Châu Á
Thái Bình Dương:
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 2 -
5
a. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
5
b. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
6
c. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận
8


d. Nguồn nhân lực
10
e. Khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh chính
của công ty
13
f. Kết quả hoạt động của công ty trong những năm
qua
15
1.2. Tổng quan về truyền thông Marketing cho bia
Tiger tại thị trường miền Bắc
18
a. Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu
18
b. Khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh của
thương hiệu:
18
c. Đánh giá thương hiệu tại thị trường miền Bắc:
20
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 3 -
Chương II: Thực trạng truyền thông Marketing cho
thương hiệu bia Tiger tại thị trường miền Bắc
21
2.1. Tổ chức bộ phận Marketing của công ty
21
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing cho thương hiệu
bia Tiger
21
a. Các chiến lược đã thực hiện từ trước
22

b. Các chiến lược đang thực hiện
23
c. Các hoạt động Marketing của công ty
24
d. Đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing của
doanh nghiệp cho thương hiệu Tiger
37
2.3. Thực trạng hoạt động truyền thông của công ty
cho thương hiệu bia Tiger
38
a. Các bước tiến hành hoạt động truyền thông của
công ty
38
b. Thực trạng triển khai các hoạt động truyền thông
của công ty cho thương hiệu Tiger
42
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động truyền thông cho bia Tiger tại thị trường miền
Bắc
51
3.1. Căn cứ đưa ra giải pháp:
51
3.2. Các giải pháp về truyền thông
53
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 4 -
3.3. Các giải pháp về các chữ P khác
57
3.4. Các chính sách hỗ trợ
60

Kết luận
62
Tài liệu tham khảo
63
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Để có thế đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, có một sản phẩm tốt thôi thì
chưa đủ, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu
được khách hàng ưa chuộng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải truyền thông với
thị trường để khách hàng biết những tính năng, ứng dụng, tính ưu việt và lợi ích của sản
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 5 -
phẩm. Ngoài ra doanh nghiệp còn cần phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng và duy trì,
củng cố mối quan hệ này. Vì những yêu cầu này, doanh nghiệp cần có một chiến lược
truyền thông Marketing.
Phần lớn các doanh nghiệp đều có chiến lược xúc tiến riêng nhằm tác động lên thói
quen và quan niệm của khách hàng nhờ vào phương pháp cung cấp thông tin và thuyết phục.
Có nhiều hình thức truyền thông khác nhau như truyền thông trực tiếp, mặt đối mặt, sử dụng
đội ngũ bán hàng hoặc qua trung tâm dịch vụ điện thoại, quảng cáo, thúc đẩy hoạt động
thương mại,...
Yếu tố lựa chọn công cụ truyền thông marketing dựa trên nguyên tắc phương tiện
nào mang lại hiệu quả cao nhất trên cùng một khoản chi phí bỏ ra. Hoạt động xúc tiến có thể
có nhiều mục tiêu như tăng cường sự nổi tiếng của nhãn mác, sự tin cậy vào sản phẩm, cải
thiện hình ảnh doanh nghiệp, lăng xê một sản phẩm mới.
Công ty TNHH Nhà Máy Bia Châu Á Thái Bình Dương chuyên sản xuất và kinh
doanh các loại bia từ năm 2003. Công ty được biết đến với nhiều thương hiệu bia nổi tiếng
được người tiêu dùng đánh giá cao về hương vị và chất lượng như bia Heineken, Tiger,
Anchor. Tuy là đơn vị chiếm lĩnh thị trường bia cao cấp tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền
Bắc nhưng trong hoạt động của mình, công ty vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức cũng
như khó khăn từ thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh.

Những thách thức đặt ra cần phải được ban lãnh đạo công ty giải đáp thích đáng. Vai
trò lớn nhất được đặt lên bộ phận Marketing cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bộ phận
khác trong công ty. Qua thời gian thực tập tại văn phòng của công ty tại tầng 2 toà nhà CDS,
số 33 ngõ 61 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tôi nhận thấy bộ phận Marketing đã
nỗ lực rất nhiều trong hoạt động của mình. Hoạt động truyền thông chính là một mảng cốt
lõi trong hoạt động Marketing của công ty, góp phần làm nên thành công của công ty trong
thời gian qua. Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông của công ty còn có những mặt hạn chế.
Để đối phó được với những thách thức và khó khăn tại thời điểm hiện tại cũng như tương
lai, công ty phải có chiến lược truyền thông hợp lý, hiệu quả, không ngừng thay đổi để phù
hợp với những diễn biến của thị trường. Nhằm có những nghiên cứu và đề xuất cho hoạt
động truyền thông của công ty đạt hiệu quả, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt
động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị trường miền Bắc” cho
chuyên đề thực tập của mình.
2. Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Tổng quan về truyền thông Marketing cho bia Tiger tại thị trường
miền Bắc
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 6 -
Chương 2: Thực trạng về truyền thông Marketing cho bia Tiger tại thị trường
miền Bắc
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông cho
bia Tiger
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Đối với dữ liệu thứ cấp: dựa vào các dữ liệu nội bộ của công ty, qua máy tính, qua
báo và sách.
Đối với dữ liệu sơ cấp: Quan sát khách hàng tiêu dùng qua các kênh trực tiếp của
công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiện cứu là hiệu quả của hoạt động truyền thông tại thị trường miền

Bắc, đặc biệt tại khu vực Hà Nội, - một thị trường phát triển và cạnh tranh khốc liệt, người
dân lại có ý thức cao trong việc ăn uống đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
bộ phận chức năng trong công ty và sự hướng dẫn tận tình của GS. TS Nguyễn Văn Thường
để tôi có thể hoàn thành bản báo cáo của mình. Do có nhiều hạn chế về việc thu thập thông
tin và có hạn chế về kiến thức nên bản báo cáo của tôi còn có nhiều thiếu sót. Rất mong
nhận được những góp ý của thầy cô để có bản báo cáo có giá trị hơn. Tôi xin chân thành
cảm ơn
Chương I: Tổng quan về truyền thông Marketing cho bia Tiger
tại thị trường miền Bắc
1.1. Khái quát về công ty TNHH Nhà Máy Bia Châu Á Thái Bình Dương:
.a Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Tên đơn vị: Công ty TNHH Nhà Máy Bia Châu Á Thái Bình Dương (Hà Nội)
Tên giao dịch: Asia Pacific Brewery (Hanoi) Limited
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 7 -
Viết tắt: APB Hanoi
Nhà máy tại: Km 15 + 500, đường 427, Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội với diện tích trên
30 ha
SĐT: 04.3 3852 555 - Fax: 04.3 3852 554
Văn phòng Hà Nội: tầng 1-3 toà nhà CDS, số 33 ngõ 61 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội
SĐT: 04.3 6341 600
Logo:
Công ty TNHH Nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương (Hà Nội) - APB (HANOI) là
công ty 100% vốn nước ngoài của Tập đoàn Các nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương
(APBL - Singapore), một tập đoàn thuộc sở hữu của Heineken N.V. Hà lan và F&N
Singapore. Được niêm yết trên Thị Trường Chứng Khoán Singapore, Tập Đoàn Asia Pacific
Breweries Ltd(APBL) là một trong những tập đoàn then chốt của ngành công nghiệp bia.
Hiện tại, APBL đang giám sát danh mục vốn đầu tư của trên 40 nhãn hiệu bia và các biến

thể nhãn hiệu khác, bao gồm Tiger Beer, Heineken, Anchor và ABC Stout. Tập đoàn đang
vận hành mạng lưới tiếp thị khắp toàn cầu, trải rộng qua 70 quốc gia và hiện thời được hậu
thuẫn bởi nhiều nhà máy bia ở các quốc gia như Singapore, Cam-pu-chia, TrungQuốc, Ấn
Độ, Lào, Mã Lai, Mongolia, Tân Tây Lan, Papua New Guinea,Sri Lanka, Thái Lan và Việt
Nam.
Với hơn 70 năm trong ngành công nghiệp sản xuất bia, APBL luôn luôn được Tạp
Chí Tin Tức Kinh Tế Viễn Đông xếp hạng là một trong những công ty hàng đầu tại Châu Á.
KPMG còn đánh giá APBL nằm trong Top Ten những nhà sáng tạo giá trị ở Singapore, vì
đã luôn luôn gia tăng giá trị cho khách hàng, người tiêu thụ và các cổ đông.
APBL đo lường tiêu chuẩn cho mình dựa vào những tiêu chuẩn sản xuất bia quốc tế
và tuân theo quá trình sản xuất nghiêm ngặt nhất, với không ít hơn 250 sự kiểm định chất
lượng. Điều này lý giải tại sao những nhà máy bia của APB nằm trong số những nhà tiên
phong có thị trường riêng với nhiều chứng chỉ bảo đảm chất lượng bao gồm ISO 9002, ISO
9001:2000 và hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP).
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 8 -
- Ngày 16/6/1996, Tập đoàn Các nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương (APBL -
Singapore) nhận giấy phép đầu tư thành lập Nhà máy bia Hà Tây (HBL) tại tỉnh Hà Tây
cũ.
- Công trình xây dựng được khởi công vào tháng 1 năm 1997, khu văn phòng, kho và nhà
xưởng được hoàn thành vào năm 1999, tuy nhiên dự án đã tạm hoãn lại do ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á. Các sản phẩm bia được chuyển từ Nhà máy bia Việt
Nam ra phân phối cho miền Bắc.
- Nhà máy hoàn thành quá trình lắp đặt thiết bị vào tháng 9 năm 2003.
- Tháng 11 năm 2003, Nhà máy chào mừng mẻ bia đầu tiên.
- Ngày 13 tháng 3 năm 2009 Nhà máy bia Hà Tây chính thức đổi tên thành Nhà máy bia
Châu Á Thái Bình Dương (Hà Nội) – APB (Hanoi)
Toạ lạc trên một diện tích khá rộng 30 héc ta, APB (HANOI) sở hữu một cơ sở vật
chất hoàn hảo, bao gồm nhà nấu, dây chuyền đóng gói, khu xử lý nước, khu phụ trợ, văn
phòng, phòng thí nghiệm, bệnh xá, khu vui chơi thể thao hiện đại và một cảnh quan xanh

tươi. Tổng vốn đầu tư của Công ty là 70 triệu đô la Mỹ. Có khoảng 330 nhân viên làm việc
tại các bộ phận marketing, bán hàng, sản xuất, tài chính, hành chính và nhân sự.
Tổng công suất của APB (HANOI) là khoảng 50 triệu lít/năm. APB (HANOI) được
đánh giá là một nhà máy đẹp và hiện đại nhất Đông Nam Á.
.b Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
Sản phẩm của Công ty bao gồm Heineken, Tiger, Bia Larue, Bia Larue Export và
Anchor:
- Bia Heineken: Tính đến năm 1992, bia Heineken nổi tiếng trên khắp thế giới được nhập
trực tiếp từ Hà Lan vào Việt Nam. Chính sách đổi mới đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư và
giúp cho các nhãn hiệu hàng đầu thế giới đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn. Trong xu
thế đó, năm 1994, lần đầu tiên bia Heineken được công ty Vietnam Brewery Limited
(VBL) sản xuất ngay tại Việt Nam. Từ năm 2003, bia Heineken chính thức được công ty
TNHH nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương sản xuất và tiêu thụ tại thị trường miền
Bắc. Chất lượng bia tuyệt hảo luôn là tiêu chí hàng đầu của Heineken. Thành công của
Heineken bắt đầu từ chất lượng quốc tế ổn định của một trong những nhà sản xuất bia
tốt nhất thế giới.
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 9 -
- Bia Tiger: là biểu tượng đích thực duy nhất của ngành bia rượu Châu Á. Cách quản trị
thương hiệu và marketing đầy sáng tạo kết hợp với những kế hoạch mở rộng đầy tham
vọng đã đưa Tiger trở thành một trong những loại bia được tôn vinh trên toàn thế giới –
và là thương hiệu hàng đầu của APB. Một chất lượng bia “World Acclaimed” (“Rạng
danh trên toàn thế giới”).
- Bia Larue và Larue Export:
Năm 1909 Bia Larue lần đầu được BGI Brewery giới thiệu tại Việt Nam và đã thành công
một cách nhanh chóng như loại bia lager phong cách Châu Âu được thưởng thức ở khắp
VN.
Năm 1977, sau Cách Mạng, BGI bị chính phủ Việt Nam tịch thu và buộc rút lui khỏi Việt
Nam.
Năm 1991, BGI trở lại Việt Nam, xây dựng nhà máy đầu tiên tại Tiền Giang và sau đó mở

rộng sang Đà Nẵng. Việc kinh doanh đã được khách hàng Việt Nam chào đón nồng nhiệt,
thành công nhanh chóng và mạnh mẽ chiếm lĩnh thị trường bia Việt Nam với 2 nhãn hiệu
chủ chốt là BGI và Larue nhờ vào danh tiếng trước đây.
Năm 1997, Foster's Group đã mua tất cả các nhãn hiệu của BGI Brewery.
Năm 2003 Foster's đã tung ra Larue Export tại Việt Nam.Sự truyền thông nhãn hiệu suốt
thời gian đó là " Có bia ...và đó chỉ là Biere thôi)
Hiện tại bia Larue và Larue Export được sản xuất tại nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương
và được tiêu thụ tại thị trường miền Trung và miền Bắc. Mới đây nhất Bia Larue đã có buổi
lễ ra mắt tại thị trường Hà Nội vào ngày 9/4/2010
- Bia Anchor: Anchor được sản xuất đầu tiên tại Singapore vào năm 1933. Đến nay, bia
Anchor đã có mặt tại 14 quốc gia tại Châu Âu và Châu Á, bao gồm Singapore, Malaysia,
Campuchia, Mianma, Thái Lan, Indonesia, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kông, Ma
Cao,Nhật Bản, Sri Lanca, Đài Loan và Anh.
Tại Việt Nam, bia Anchor được sản xuất tại nhà máy bia của APB (Hanoi), một trong
những nhà máy hiện đại nhất khu vực Châu Á.
Ngoài trang thiết bị hiện đại, bí quyết công nghệ lên men và những nguyên liệu nhập
khẩu tốt nhất, Anchor còn được hưởng ưu thế từ nguồn nước thiên nhiên được khai thác từ
độ sâu hơn 67m phía dưới Nhà máy, nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng và
hương vị của bia.
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 10 -
Từ nguyên liệu đầu vào đến bia thành phẩm, Anchor phải trải qua ít nhất 150 cuộc
kiểm tra chất lượng. Những thí nghiệm này nhằm đảm bảo mang lại cho người tiêu dùng
một sản phẩm Anchor chất lượng cao và ổn định.
Các sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường miền Bắc. Từ Hà Tĩnh trở vào
Nam do một công ty khác cùng tập đoàn, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt nam (VBL)
đảm trách.
.c Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận
Bảng 1.1: Sơ đồ ban lãnh đạo cấp cao
Nguồn: phòng Tổ Chức Hành Chính

- Tổng giám đốc là ông Larry Lee, người quản lý tầm trực tiếp Giám đốc các phòng ban,
người giữ vai trò quản lý cao nhất, là đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật. Ông
là người có quyền cao nhất trong việc phân bổ nguồn lực, tổ chức hay cách thức thực
hiện, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động cũng như tổ chức lại công ty
- Giám đốc sản xuất là ông Martin Kohl: nhiệm vụ chính là phụ trách sản xuất (nhà nấu,
khu đóng gói, khối phụ trợ) và các dự án phát triển sản xuất của Nhà máy bao gồm việc
thiết kế, hoạch định, tổ chức, điều phối, kiểm soát và cải tiến hiệu quả nhà máy sản xuất
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Tổng giám
đốc
Larry Lee
Giám đốc
sản xuất
Martin
Kohl
Giám đốc
thương mại
Andrew
Lamont
Giám đốc
tài chính
Mai
Phương
Giám đốc
nhân sự
Hoàng
Minh Tâm
Báo cáo thực tập - 11 -
đến việc nâng cao chất lượng quản lý quá trình sản xuất cũng như những kỹ năng đối với
con người trong quá trình làm việc.

Giám đốc sản xuất là người trực tiếp điều hành nhà máy tại Thường Tín, chịu trách
nhiệm sản xuất và dự trữ cho công ty đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng sao cho
đáp ứng nhu cầu thị trường và dự trữ hợp lý.
Nhà máy vận hành theo dây chuyền công nghệ hiện đại, luôn phải đảm bảo tuân theo
nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn quản lý chất lượng nghiêm ngặt.
Trong nhà máy còn có các bộ phận quản lý chất lượng có trách nhiệm kiểm tra chất
lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm, việc bảo quản và lưu trữ sản phẩm của công ty.
Phòng công nghệ, bộ phận cơ điện lạnh của nhà máy đóng vai trò rất quan trọng đối với
công ty vì phải đảm bảo cho nhiệt độ từ khâu sản xuất, lên men, lưu giữ phải đạt tiêu chuẩn
mới đảm bảo chất lượng bia đầu ra. Ngoài ra còn có bộ phận y tế và dịch vụ.
Trong nhà máy sản xuất còn có bộ phận hành chính chịu trách nhiệm về tất cả các
công việc hành chính liên quan đến các bộ phận trên như nhân sự, con dấu, tài liệu liên
quan…
- Giám đốc thương mại là ông Andrew Lamont: quản lý phòng bán hàng và phòng
marketing. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc phân bổ nguồn hàng, tổ
chức chương trình, hoạt động tạo ra doanh số cho công ty.
Phòng bán hàng: chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của công ty, tìm
kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, giao dịch với khách hàng, tổ chức bán hàng, nghiên
cứu và phát triển sản phẩm mới.
Phòng Marketing: nhiệm vụ chủ yếu là truyền thông về công ty và sản phẩm, hỗ trợ
tích cực cho hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ là đề xuất và thực hiện các chiến lược,
chương trình truyền thông cho sản phẩm, thiết kế bao bì, nhãn mác… Như vậy chức năng
của phòng là kích thích tiêu thụ và nâng cao thương hiệu, vị thế của công ty trên thị trường.
Hoạt động Marketing cho sản phẩm hiện tại không phải chỉ là công việc riêng của phòng
Marketing mà do cả nhân viên của bộ phận bán hàng đảm nhận.
- Giám đốc tài chính là bà Mai Phương; quản lý bộ phận tài chính, kế toán và hệ thống
mạng và phần mềm quản lý của công ty
Phòng Tài chính- kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh qua
các chỉ tiêu kinh doanh, từ đó phân tích và đánh giá hoạt động Tài chính của công ty trong
từng thời kỳ và có những biện pháp khắc phục những thiếu sót trong sử dụng tài chính của

công ty để hiệu quả tài chính đạt hiệu quả hơn.
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 12 -
- Giám đốc nhân sự là ông Hoàng Minh Tâm; quản lý bộ phận đào tạo, nhân sự, hành
chính và an ninh. Một doanh nghiệp mạnh phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân sự.
Ngoài tài chính, nhân sự là nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp.
Phòng nhân sự: đưa ra các quyết định về đào tạo, tuyển chọn nhân viên mới cho công
ty, bên cạnh đó là các chính sách điều chỉnh phù hợp để có nguồn nhân lực mạnh và chất
lượng.
Phòng hành chính: đề xuất mô hình tổ chức, phân bổ nhân sự cho phù hợp, hiệu quả,
giúp đỡ các phòng ban thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ, thủ tục hành chính, quản lý các
văn bản, tài liệu và con dấu…
Bộ phận an ninh: hoạt động chủ yếu tại nhà máy. Đây là bộ phận quan trọng trong
việc đảm bảo sản xuất được duy trì liền mạch, tránh những gián đoạn không đáng có.
- Mỗi phòng ban lại có các bộ phận nhỏ hơn do các trưởng bộ phận quản lý. Ví dụ như:
trưởng phòng đóng gói, xử lý nước thải….
.d Nguồn nhân lực:
Hiện nay tại Hà Nội chỉ có các cán bộ công nhân viên cũng như lãnh đạo thuộc bộ
phận bán hàng và Marketing làm việc. Ngoài ra còn có một số nhân viên quản lý các nhãn
hàng hiện đang làm việc tại Hà Nội. Các phòng ban khác đều làm việc tại nhà máy. Cụ thể
tinh hình nguồn nhân lực như sau:
Bảng 1.2: Số lượng nhân viên vào thời điểm ngày 20/10/2008
Tổng số 334
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 13 -
Nhân viên bán hàng 164
Nhân viên Marketing 11
Nhân viên sản xuất 82
Nhân viên khác 77
Nguồn: Phòng Nhân Sự

Tính đến thời điểm cuối năm 2008, toàn công ty có tất cả 334 nhân viên chia làm các
bộ phận:
- Bộ phận bán hàng có 164 người
- Bộ phận Marketing có 11 người
- Bộ phận sản xuất có 82 người
- Các bộ phận khác như tài chính, nhân lực… có 77 người
Bảng 1.3: Cấu trúc nguồn nhân lực thời điểm 2007 - 2008
Bộ phận
Vị trí
Bán
hàng
Marketing Sản
xuất
Tài
chính
Nhân
sự
Vận tải Tổng
cộng
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 14 -
Quản lý
cấp cao 1 0 1 1 1 1 5
Quản lý
viên 10 6 8 2 2 1 29
Nhân viên
giám sát 18 3 7 4 2 1 35
Trợ lý 0 0 0 0 0 2 2
Nhân viên
văn phòng 3 2 11 3 3 1 23

Nhân viên
bán hàng 144 5 45 7 43 2 246
Tổng cộng 176 16 72 17 51 8 340
Nguồn: Phòng Nhân Sự
Theo bảng cấu trúc nguồn nhân lực tại thời điểm năm 2007 - 2008 do phòng nhân sự
của công ty cung cấp, cấu trúc nguồn nhân lực của công ty chiếm một lượng khá lớn là nhân
viên quản lý và bán hàng.. Số lượng nhân viên quản lý cấp cao tại mỗi bộ phận là 1 người.
Riêng bộ phận Marketing thời điểm này chưa có nhân viên quản lý cấp cao
Bảng 1.4: Thâm niên công tác của nhân viên tính đến 20/10/2008
Thâm niên công tác Số lượng nhân viên Tỷ lệ (%)
Trên 10 năm 28 8
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 15 -
Từ 5 đến 10 năm 117 35
Từ 2 đến 5 năm 76 23
Dưới 2 năm 113 34
Nguồn: Phòng Nhân Sự
Trong số các nhân viên hiện đang công tác tại công ty tính đến thời điểm 20/10/2008
thì có 28 người tương đương với 8% tổng số nhân viên có thời gian công tác trên 10 năm.
Đây là những nhân viên có kinh nghiệm, gắn bó với công ty trong một thời gian dài và có
nhiều đóng góp cho công ty trong quá trình hình thành và phát triển.
Số lượng nhân viên có thời gian công tác từ 5 đến 10 năm là 117 người, chiếm 35%.
Đây là nhóm công nhân viên chiếm tỉ lệ đông đảo nhất.
Có 76 người tương đương 23% đã công tác trong công ty từ 2 đến 5 năm. Số lượng
nhân viên có thâm niên công tác dưới 2 năm là 113 người tương ứng với 34%.
Sở dĩ công ty có lượng lớn nhân viên thời hạn công tác dưới 2 năm như vậy là do
tuổi đời của công ty còn ngắn. Tuy nhiên công ty cũng luôn chú trọng những nhân viên có
kinh nghiệm và thâm niên công tác. Đây là đội ngũ đắc lực để dìu dắt lớp trẻ hăng hái
nhưng còn thiếu nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
.e Khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh chính của công ty

- Công ty hiện có nhiều loại bia phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Thị
trường mục tiêu mà công ty hướng tới cho sản phẩm bia Heineken và Tiger là những đối
tượng có thu nhập khá và mới chỉ tập trung vào các thành phố lớn có dân số đông và thu
nhập cao. Với điều kiện sống của người dân ngày càng cao, mức sống không chỉ tăng lên
ở các thành phố mà cả ở các vùng nông thôn, thị trường mà công ty hướng tới không chỉ
dừng lại ở thành phố mà mở rộng ra các tỉnh lẻ và dần lan tới các vùng nông thôn. Vì thế
mà mới đây công ty đã cho ra mắt sản phẩm bia Larue tại thị trường Hà Nội để nhắm
vào đối tượng khách hàng bình dân. Khách hàng trực tiếp của công ty là nam giới, những
người đam mê bóng đá, thể thao, ca nhạc, hay tụ tập bạn bè. Với các đối tượng khách
hàng khác nhau công ty lại có những ưu đãi khác nhau. Thị phần của công ty trong thời
gian qua do vậy không ngừng tăng.
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 16 -
- Đối thủ cạnh tranh chính của công ty có thể kể đến là Tổng công ty bia – rượu – nước
giải khát Sài Gòn Sabeco, Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội với một số
đặc điểm sau:
• Tổng công ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn Sabeco: ngày 01/06/1977 Công ty
Rượu Bia Miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lý Nhà máy Bia Chợ Lớn từ Hãng
BGI và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn. Trải qua thời kỳ dài phát triển, đến năm
2003 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO trên cơ sở Công ty
Bia Sài Sòn và tiếp nhận các thành viên mới: Công ty Rượu Bình Tây , Công ty Nước
giải khát Chương Dương, Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ…
Năm 2004, Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO chuyển sang tổ chức
và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Hiện nay Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn
SABECO có tổng cộng 28 thành viên.
Các sản phẩm bia chính của Sabeco bao gồm bia 333, bia Saigon Lager, Saigon
Export và Saigon Special. Sabeco cũng nhắm tới đối tượng khách hàng đa dạng từ bình dân
đến cao cấp
• Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội: Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước

giải khát Hà Nội được thành lập theo quyết định số 75/2003/QĐ – BCN ngày 16/5/2003
của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp; là Tổng Công ty Nhà nước tổ chức và hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con. Tiền thân của Tổng Công ty là Nhà máy Bia Hommel,
Nhà máy Bia Hà Nội, với lịch sử phát triển hết sức lâu đời. Ngành nghề chủ yếu của
Tổng công ty gồm: Sản xuất, kinh doanh Bia - Rượu - Nước giải khát với các sản phẩm
chủ yếu là bia chai, bia lon và bia hơi Hà Nội. Đối tượng khách hàng chủ yếu của bia Hà
Nội là khách hàng bình dân
.f Kết quả hoạt động của công ty trong những năm qua
Biểu đồ 1.5: Lượng tiêu thụ tại thị trường miền Bắc
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 17 -
3570
2026
210
3890
2217
225
4101
2496
245
4292
2797
267
4490
3097
291
4655
3458
328
0

500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
5000
lượng tiêu thụ (lít)
2006 2007 2008 2009 2010 2011
năm
Bia hơi Bia bình dân Bia cao cấp
Nguồn: Phòng Marketing
Biểu đồ 1.6: Tỷ lệ tiêu thụ
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 18 -
Thị trường miền Bắc
56.4
39.8
3.8
Thị trường cả nước
28.8
58.8
12.4
Bia hơi Bia bình dân Bia cao cấp
Nguồn: Phòng Marketing
Ba biểu đồ trên cho thấy có 3 phân khúc bia chính tại thị trương miền Bắc; bia cao
cấp, bia phổ thông và bia hơi. Đặc tính của thị trường này được thể hiện khá rõ nét: bia hơi

Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 19 -
là sản phẩm được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Sự thành công của bia hơi nhờ vào ưu
thế cạnh tranh của sản phẩm, đó là giá rẻ, phân phối rộng và sâu. Chiếm vị thế thứ 2 đó là
bia phổ thông, sản phẩm này phù hợp với các đối tượng có thu nhập từ mức trung bình trở
lên (3,5 – 5 triệu đồng/tháng). Bia cao cấp chiếm một phần rất nhỏ so với tổng sản lượng
ngành bia. Phân khúc này chiếm thị phần nhỏ nhưng lợi nhuận rất cao (trung bình mức giá
từ 50 – 60 ngàn đồng/lít.
Tại thị trường miền Bắc, Bia hơi đặc biệt chiếm ưu thế với việc được sử dụng rộng
rãi: trên 50% lượng tiêu thụ tại thị trường bia miền Bắc thuộc về bia hơi. Sản phẩm bia cao
cấp tại miền Bắc chiếm mộ tỷ lệ khá khiêm tốn nếu so sánh với thị trường trong nam cũng
như thị trường cả nước: chỉ khoảng 4% tổng lượng tiêu thụ.
Biểu đồ 1.7: tỉ lệ chiếm lĩnh thị trường miền Bắc
35.7
5
11
3.5
38.9
4.9
11.8
3.7
41.2
4.5
12.1
4.3
43.4
4.1
12.4
4.8
48.7

3.8
12.8
5.1
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường (%)
2007 2008 2009 2010 2011
năm
Tổng công ty bia Hà Nội Công ty bia Đông Nam Á Tổng công ty bia Sài Gòn APB Hà Nội
Nguồn: Phòng Marketing
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 20 -
Chiếm thị phần lớn nhất thị trường là các sản phẩm của Tổng công ty bia Hà Nội nhờ
vào mặt hàng bia hơi Hà Nội cũng như các sản phẩm bia lon, bia chai nhắm vào đối tượng
khách hàng bình dân. Sài Gòn Sabeco dù khá mạnh tại thị trường trong nam nhưng cũng chỉ
chiếm khoảng 12% thị trường khu vực miền Bắc. Tỷ lệ nhỏ còn lại được chia đều cho Công
ty bia Đông Nam á và APB (Hanoi) với khoảng 4% thị trường. Điều đặc biệt là gần như cả
4% thị trường của APB (Hanoi) nằm trọn trong phân khúc thị trường cao cấp, nên doanh thu
cũng như lợi nhuận của công ty vẫn được đảm bảo không thua kém so với đối thủ cạnh
tranh.
1.2. Tổng quan về truyền thông Marketing cho bia Tiger tại thị trường miền Bắc

a. Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu
Ra đời vào năm 1932, Tiger là thương hiệu dẫn đầu của tập đoàn Asia Pacific
Breweries. Được sản xuất bằng công nghệ bia Lager Châu Âu với kiểu dáng chai ấn tượng
chứa đựng bên trong một sắc bia vàng óng, Tiger được ủ và lên men từ những nguyên liệu
tự nhiên chọn lọc nhất như lúa mạch của Úc và Châu Âu, hoa bia được nhập từ Đức và đặc
biệt là men bia được nuôi cấy và nhập về từ Hà Lan. Nồng độ cồn 5% cho vị êm và đằm
cùng chút dư vị ngọt nhẹ của lúa mạch đã giúp Tiger chinh phục triệu triệu người uống trên
toàn thế giới.
Hàng năm, nhãn hiệu bia Tiger đã được rất nhiều tờ báo và tạp chí ca ngợi về chất
lượng. Năm 1988, tờ Bưu điện Washington, trong cuộc kiểm tra hương vị bia với sự tham
gia của hơn 100 nhãn hiệu, đã tôn vinh bia Tiger là “Loại bia tuyệt hảo nhất thế giới”.
Đến nay Tiger bia đã dành được hơn 40 danh hiệu vàng và các giải thưởng quốc tế.
Một trong những thành tựu đáng ghi nhận là đoạt huy chương vàng giải thưởng Ngành công
nghiệp bia năm 1998, đây là một giải thưởng uy tín và tầm cỡ sánh ngang giải Oscar của
ngành công nghiệp bia. Tiếp đó là huy chương vàng Cúp bia thế giới năm 2004, giải thưởng
mà ngành công nghiệp bia gọi là “Giải thưởng Olympic của ngành” Tại Anh, Tiger một lần
nữa khẳng định chất lượng tuyệt hảo khi được vinh danh là nhãn hiệu “Cool Brand Leader”
giai đoạn 2004-2006. Với Tiger khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn: chai và lon 330ml,
chai 500ml, và két 20l.
b. Khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh của thương hiệu:
- Khách hàng mục tiêu:
• Nam giới, từ 18 đến 29 tuổi
• Sinh sống tại thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam
• Hiện đại, cởi mở, suy nghĩ thoáng, luôn tìm kiếm thành công
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 21 -
• Có trình độ học vấn
• Yêu thích bóng đá, thường xem giải bóng đá ngoại hạng Anh tại nhà, quán cafe hoặc
hàng bia với bạn bè để đàm luận về bóng đá và chia sẻ tình yêu với môn túc cầu cũng
như đội bóng và cầu thủ yêu thích

- Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bia Tiger là những thương hiệu bia
cùng nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập khá như bia Saigon Special, Carlberg,
San Miguel và một số loại bia nhập khẩu khác. Cụ thể như sau:
Bia San Miguel là loại bia của Phillippin, ra đời tuy có lịch sử trăm năm, nhưng sự
lớn mạnh nhanh chóng chỉ mới vài chục năm gần đây. Hãng bia này bắt đầu xây dựng nhà
máy sản xuất vào năm 1890, trước đó sản xuất theo hình thức lạc hậu truyền thống, quy mô
không lớn, sản lượng thấp. Gần 20 lại đây, bia San Miguel phát triển rất nhanh, đến năm
1988 doanh thu đạt 945 triệu đôla Mỹ.
Carlsberg là tên Công ty sản xuất rượu bia của Đan Mạch, được J.C.Jacobsen thành
lập năm 1847, trụ sở tại Copenhagen. Sau khi mua hãng bia Orkla ASA của Na Uy (tháng
1/2001), Carlsberg là hãng bia lớn thứ 5 thế giới. Công ty sử dụng trên 31.000 nhân viên.
Sản phẩm của Công ty có mặt tại thị trường 60 quốc gia [3]. Sản phẩm chính của công ty là
bia Carlsberg
Saigon Special với khẩu hiệu “Chất men của thành công” là loại bia của Sabeco đặc
biệt nhắm đến đối tượng người tiêu dùng trẻ trung, năng động và thành công trong cuộc
sống, cũng chính là đối tượng khách hàng tiềm năng của Tiger
Bia Budweiser được sản xuất từ năm 1876, sử dụng công nghệ và nguyên liệu của
Mỹ và Châu Âu. Bia Budweiser bán tại thị trường Việt Nam được sản xuất và đóng hộp tại
nhà máy bia của Anheuser-Busch tại thành phố Los Angeles dưới dạng chai và lon có dung
tích 355 ml. Do là loại bia nhập khẩu nên giá thành của Budweiser tương đối cao so với các
đối thủ khác
Bia Bitburger: Năm 1817, Nhà máy bia Bitburger đầu tiên ra đời do gia đình Johann
Peter Wallenbronn sáng lập. Đây là loại bia đắng có hương vị trái ngược hẳn với các loại bia
khác trên thị trường Việt Nam hiện nay (chủ yếu là bia ngọt). Kể từ tháng 8/2009, sản phẩm
bia Bitburger đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam thông qua mạng lưới phân phối
là các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ và các kênh phân phối tiêu biểu khác.
Lợi thế của Tiger là có một thương hiệu mạnh đủ để đảm bảo về chất lượng cũng
như đẳng cấp của bia. Hơn nữa Tiger là loại bia có mặt tại thị trường Việt Nam trong một
thời gian dài nên có những lợi thế của kẻ đi trước, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, Tiger
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48

Báo cáo thực tập - 22 -
vẫn cần phải hết sức thận trọng với những đối thủ đeo bám luôn tìm mọi cách để lật đổ kẻ
cầm đầu.
c. Đánh giá thương hiệu tại thị trường miền Bắc: đây là thương hiệu bia châu Á cao
cấp toàn cầu đầu tiên tại thị trường Việt Nam, đến nay đã đạt được một số thành công
nhất định tại thị trường miền Bắc. Tuy nhiên, trước những thay đổi không ngừng của thị
trường cũng như đối thủ cạnh tranh, thương hiệu Tiger đang gặp phải những khó khăn
và thách thức không nhỏ. Để giải quyết được những vấn đề này, cần có sự kết hợp trong
các hoạt động cũng như chiến lược của công ty, trong đó có hoạt động truyền thông
Marketing.
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 23 -
Chương II: Thực trạng truyền thông Marketing cho thương hiệu
bia Tiger tại thị trường miền Bắc
2.1. Tổ chức bộ phận Marketing của công ty
Là một công ty lớn có bề dày hoạt động, công ty APB (Hanoi) luôn hiểu và chú trọng
đầu tư vào hoạt động Marketing. Vì thế mà phòng Marketing đã được thành lập vào năm
2003 ngay khi công ty vừa đi vào hoạt động. Những ngày đầu bộ phận Marketing của công
ty hoạt động trong văn phòng tại nhà máy tại Thường Tín – Hà Nội. Tuy nhiên, việc bộ
phận bán hàng và Marketing phải hoạt động ở khu vực ngoại thành gây ra nhiều khó khăn
trong việc tiếp xúc và làm việc với khách hàng cũng như các nhà phân phối. Vì vậy mà đến
năm 2008, bộ phận Marketing và bán hàng đã được chuyển về văn phòng tại Hà Nội.
Hiện nay đứng đầu phòng Marketing của công ty là ông Winston Seow – Giám đốc
Marketing. Ông có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động Marketing của công ty, đồng thời
hoạch địch các kế hoạch và chiến lược cho các nhãn hàng. Nhân viên phòng Marketing hiện
nay gồm 18 người chia làm 2 mảng: quản lý nhãn hiệu và hỗ trợ các hoạt động Marketing:
- Đội quản lý nhãn hiệu bao gồm 3 đội, có nhiệm vụ quản lý nhãn hiệu của bia Heineken,
Tiger và nhóm bia phổ thông. Mỗi đội bao gồm 1 giám đốc nhãn hiệu, 1 phó giám đốc
nhãn hiệu và 1 nhân viên điều hành nhãn hiệu. Nhiệm vụ của các đội quản lý nhãn hiệu
là quản lý và điều hành vị thế của nhãn hiệu trên thị trường

- Nhóm hỗ trợ các hoạt động Marketing bao gồm các nhân viên quản lý quảng cáo, truyền
thông, PR, nghiên cứu thị trường… Nhiệm vụ của các thành viên nhóm này là điều hành
các mảng chuyên môn nhất định, nhằm hỗ trợ cho việc quản lý nhãn hiệu
Nhiệm vụ của phòng Marketing của công ty được xác định là:
- Xây dựng chiến lược Marketing cho nhãn hiệu
- Củng cố và xây dựng hình ảnh, vị thế của nhãn hiệu trên thị trường
- Tạo nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing cho thương hiệu bia Tiger
Như đã nói ở trên, bia Tiger nhắm đến đối tượng khách hàng hết sức cụ thể là nam
giới tại thành thị và yêu thích thể thao. Vì vậy mà các hoạt động Marketing cho bia Tiger
luôn chú trọng vào việc tiếp cận và gây ảnh hưởng đến những đối tượng khách hàng đó
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 24 -
Thông qua các hoạt động gắn liền với Bóng đá như tài trợ phát sóng giải bóng đá ngoại
hạng Anh trên kênh ESPN, nghệ thuật, âm nhạc
a. Các chiến lược đã thực hiện từ trước
Do lợi thế công ty thành lập sau khi sản phẩm bia Tiger đã được giới thiệu và tiêu thụ
ở thị trường miền Bắc nên công ty đã có những lợi thế không nhỏ mà các công ty khác khi
mới thành lập không có được. Đó là sự tin tưởng của người tiêu dùng vào thương hiệu bia
Tiger và một lượng không nhỏ khách hàng đã quen sử dụng sản phẩm, cũng như hệ thống
kênh phân phối sẵn có. Hơn nữa, do Tiger Beer là thương hiệu bia toàn cầu nên chính sách
và chiến lược Marketing cho sản phẩm luôn thống nhất trên toàn thế giới.
Từ khi đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 2003, APB (Hanoi) đã thực hiện nhiều
chiến lược Marketing cho sản phẩm Tiger. Để thương hiệu bia Tiger và thông điệp “Tận
hưởng thành công” đi vào lòng người tiêu dùng và được tin tưởng, APB (Hanoi) đã liên
tục thực hiện có hiệu quả một hệ thống các giải pháp tiếp cận được với khách hàng, trước
hết là một chính sách chất lượng nhất quán để sản phẩm bia Tiger tới tay người tiêu dùng
với chất lượng và độ an toàn cao nhất.
Đồng thời với việc thực thi chính sách chất lượng và hương vị làm nền tảng cho đồ
uống, công ty có một chiến lược Marketing phù hợp: Logo, Slogan, bao bì, đồng phục, các

hoạt động xúc tiến, hội nghị khách hàng,… Đặc biệt công ty xây dựng một đội ngũ nhân
viên bán hàng và Marketing chất lượng, thường xuyên được đào tạo nâng cấp. Ngoài ra,
công ty luôn cố gắng mở rộng quy mô của hệ thống bán hàng với nhiều kênh phân phối, các
hình thức, giải pháp Marketing phù hợp để tạo thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm bia
Tiger đến tận tay người tiêu dùng.
Từ năm 2004 công ty đã liên tục lập kế hoạch sản xuất và bán hàng, triển khai các
chương trình xúc tiến bán hàng mạnh mẽ. Cũng trong năm này, công ty liên tục tổ chức các
chương trình tư vấn cho các đại lý về cách bảo quản bia đúng cách, rà soát lại hệ thống các
kênh phân phối cũ và đồng thời phát triển thêm các kênh phân phối mới tại các tỉnh lẻ như
Quảng Ninh, Nam Định. Ngoài ra còn có kế hoạch đào tạo nhân viên bán hàng cho công ty.
Năm 2007 và 2008, công ty tài trợ cho nhiều hoạt động như các đêm nhạc hay tổ
chức các sự kiện xem bóng đá, nhằm tiếp cận gần hơn tới đối tượng những người trẻ tuổi,
những người hiện tại và tương lai sẽ là đối tượng khách hàng tiềm năng của bia Tiger. Cũng
trong thời gian này công ty tiếp tục phát triển đội ngũ bán hàng và Marketing, đồng thời
hoàn thiện chính sách Marketing của mình cho sản phẩm Tiger.
Năm 2009 là năm có nhiều sự kiện và hoạt động lớn của công ty cũng như sản phẩm
bia Tiger. Công ty TNHH Nhà máy bia Châu Á - Thái Bình Dương (Hà Nội) đã chính thức
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 25 -
ra mắt website: www.Drink-Savvy.com vào ngày 9/12/2009. Đây là một trang website được
thiết kế nhằm nâng cao ý thức và thói quen uống có trách nhiệm của người tiêu dùng Việt
Nam. Trang web Drink-Savvy.com cung cấp những thông số về đồ uống có cồn và tác động
của nó tới cơ thể con người trong mục: “Hiểu biết về thức uống có cồn” và những lời
khuyên thực tế để uống có trách nhiệm trong mục “Những bí quyết để uống có trách
nhiệm”. Tại trang web cũng khởi động cuộc thi “Tôi uống có trách nhiệm”. Với hoạt động
này công ty cho thấy uống có trách nhiệm là một phần văn hoá của Công ty. Đầu tháng 12,
chiến dịch “I drink savvy – Tôi uống có trách nhiệm” cũng đã được ra mắt toàn thể cán bộ
công nhân viên của công ty.
Ngày 2/12/2009, nhãn hiệu Tiger Beer đã chính thức giới thiệu dòng sản phẩm mới
mang tên Tiger Crystal (loại chai 330ml) tại Việt Nam. Việc ra mắt dòng sản phẩm mới

Tiger Crystal thể hiện chiến lược mới của Tiger Beer nhằm mang đến cho người tiêu dùng
thêm một lựa chọn mới với hương vị bia thật sảng khoái và phong cách sang trọng.
Trong những năm qua công ty luôn chú trọng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị
trường nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro cũng như thách thức mới xuất hiện. Các hoạt
động nghiên cứu thị trường của công ty do AC Nielsen – một công ty nghiên cứu thị trường
có uy tín toàn cầu đảm nhận. Theo hợp đồng được ký kết giữa APB (Hanoi) và AC Nielsen,
hàng tháng AC Nielsen có nhiệm vụ tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường để kiểm tra
sức khoẻ thương hiệu, thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm cũng như vị thế của thương
hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Hoạt động nghiên cứu thị trường hiện chiếm khoảng 0.1%
doanh số bán hàng của công ty. Ngoài ra, công ty cũng luôn chú ý đến những hoạt động của
đối thủ để có những điều chỉnh hoạt động hợp lý và các nghiên cứu, đề xuất về sản phẩm
mới.
b. Các chiến lược đang thực hiện
Mục tiêu của công ty là tiếp tục đầu tư để đưa thương hiệu Tiger Beer truyền thống
chiếm lĩnh phân đoạn thị trường cao cấp, đồng thời giới thiệu và đưa sản phẩm mới Tiger
Crystal đến gần hơn với người tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu này công ty cần có những
nỗ lực trong lập những kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, những chiến lược Marketing phải
được thực hiện hiệu quả.
Trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kế hoạch định vị cũng
như truyền thông cho sản phẩm Tiger Crystal, phấn đấu đến năm 2011 sản phẩm này trở
thành loại đồ uống quen thuộc với người tiêu dùng.
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48

×