Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nữ thần Yeang Sarì trong đời sống của cộng đồng người Hrê (Nghiên cứu tại xã An Vinh, huyện An Lão, tỉnh Bình Định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CỦA CỘNG DỒNG NGƯỜI HRễ</b>



<b>(Nghiên cứu tại xã An Vinh, huyện An Lão, tỉnh Bình Định)</b>



<i>Nguyễn Thị Thanh Xuyên</i>

*


N

gười Hrê có một hệ thống thần linh đa dạng, trong đó Hồn lúaThần Lúa là một vị thần đa chức năng; được thực hành qua nghi

<i>1 </i>


lễ thờ cúng Thần Lúa là một tập hợp các biểu tượng văn hóa, thể hiện qua
quan niệm, hành vi và cách ứng xử với cộng đồng và thiên nhiên của người
Hrê. Nghiên cứu về thờ cúng Thần Lúa của người Hrê nhằm giải mã các giá
trị văn hóa, giá trị cố kết cộng đồng và tạo thành sợi dây nối kết giữa các giá
trị truyền thống và hiện đại. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, dưới tác động
của hoạt động sản xuất, dịch vụ mới, sự giao lưu tiếp biển vãn hóa và sự thay
đổi về cảnh quan mơi trường đã tác động đến hoạt động thờ cúng Thần Lúa
theo nhiều chiều hướng khác nhau.


An Vinh là một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện An Lão, tỉnh
Bình Định. Cách trung tâm huyện 21 km về hướng Tây Bắc; phía Bắc giáp
xã An Dũng, phía Nam giáp xã An Quang, phía Đơng giáp xã An Trung,
phía Tây giáp xã Ba Le (huyện Ba Tơ, tinh Quảng Ngãi). Địa hình chủ yểu
núi non hiểm ừở, đồi cao không bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều con sông,
suối; đất đồi núi chiếm 91,92% điện tích tồn xã, gây khó khăn cho sản xuất
nơng nghiệp. Diện tích tự nhiên 8.493 ha, trong đó 494 ha đất sản xuất nông
nghiệp (riêng đất sản xuất lúa 98 ha), đất lâm nghiệp 143 ha, các loại đất
khác 7.856 ha. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô bắt đầu
từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Toàn xã có 7 thơn nằm rải rác dọc sông


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

268

Van

h ố at h ờ Nữ t h â n - MẴU ở Việt NAM VÀ CHÂU Á


Đinh và sơng Rấp, có 477 hộ với 1.795 khẩu, 100% là dân tộc Hrê (nam 869
người, nữ 926 người). Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 76,52%.



Canh tác nương rẫy và lúa nước của người Hrê


Người Hrê vốn là cư dân làm nương rẫy, trước khi xuất hiện lúa nước
thì lúa rẫy là nguồn sinh kế quan trọng nhất. Hiện nay, ờ các vùng cao, đất
dốc hoặc khơng có đất sản xuất, đồng bào vẫn chọn phương thức canh tác
nương rẫy. Ở xã An Vinh, chi cịn thơn 6 người dân còn duy trì hình thức
nương rẫy. Năng suất thu hoạch từ nương rẫy khá khiêm tốn và bấp bênh,
phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Trong sản xuất nương rẫy người Hrê thường
tin vào ma thuật và những nghi lễ có tính chất hỗ trợ, cầu mong mùa màng
tươi tốt và thực hành nghi lễ cúng tế, điển hình nhất cho các nghi lễ này là
thờ cúng Thần Lúa, một vị thần có chức năng quan trọng đối với sự no đủ
của mùa màng.


Người Hrê đã biết trồng lúa nước từ rất sớm, họ tận dụng những vùng
đất khá màu mỡ dưới thung lũng dọc các con suối. Việc canh tác và chế tạo
các công cụ lao động khá thành thục, những quy trình kỹ thuật từ gieo mạ,
cày bừa, cấy, làm cỏ, thu hoạch lúa cũng giống như của người Kinh ờ đồng
bằng tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi với hai vụ lúa đông xuân và hè thu.
Người Hrê đã du nhập kỹ thuật trồng lúa nước từ các cộng đồng tộc người
xung quanh, cụ thể là người Kinh và người Chăm.


Quan niệm và tín ngưỡng của người Hrê


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

với thế giới thần thánh. Tuy nhiên, bản thân họ không thể nào kết nối trực
tiếp với các thần mà phải thông qua một thầy cúng (pạjàu) là người có khả
năng thơng ngơn, nối kết thế giới thần linh với thế giới con người. Thế giới
âm phủ của người Hrê khá phức tạp, được phân chia thành phủ đất và phủ
nước. Phủ đất là nơi các linh hồn (mahoa) trú ngụ, nơi các linh hồn có thể đi
lang thang khi ngủ. Khi thành viên trong gia đình bị ốm đau, họ cho rằng


hồn người đó đã rời khỏi cơ thể và phải làm lễ gọi hồn về. Gần với thế giới
con người là phủ nước, nơi có vua nước và hệ thống dòng dõi của ơng ta,
cùng với các lồi tôm cá sinh sống trong hịa bình, hưng thịnh. Thần Nước
(kan kiêc deac), thần Sông (kan kiêc kroang) cũng ở trong thế giới này.


Từ hệ thống quan niệm về trật tự thế giới như trên, cho thấy người Hrê
đã có một cái nhìn hệ thống tổng hòa các mối quan hệ giữa con người và thế
giới xung quanh tcong mối tương quan đối lập: thần tốt - thần xấu; linh hồn
tốt - linh hồn xấu. Đối với các thần tốt, nếu con người làm các vị thần tức
giận, thần sẽ giáng bất hạnh xuống con người, và do vậy, con người phải
thường xuyên cúng tế và cầu khấn. Mỗi vị thần và mỗi lồi ma quỷ cũng đều
có những tiểu hệ thống nhỏ hơn với các phân cấp giống như thế giới con
người. Cả thế giới là sự gắn kết và tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống này,
con người là trung gian và đóng vai trò quan ứọng trong việc duy trì sự cố
kết và tạo ra mối quan hệ giao hảo với các lực lượng thần linh, ma quỷ.


<b>1. Thực hành thờ cúng Thần Lúa truyền thống của người Hrê</b>



<i><b>1.1. Quan niệm của người H rê về Thần Lúa</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

270

Van

h ó a t h ờ NữTHẤN - MẪU ở VlỆT NAM VÀ CHÂU Á


Với người Hrê, Bà Thần Lúa khơng có hình thù rõ ràng, Bà hay xuất
hiện trong các giấc chiêm bao về mùa vụ. Cũng như các tộc người Trường;
Sơn -Tây Nguyên, các giấc chiêm bao đóng một vai trò quan trọng trong;
cuộc sống hàng ngày, người Hrê tin rằng các giấc chiêm bao là những điềm
báo mà các thần linh (Yeang) nhắn gửi để họ thực hiện các công việc liên
quan đến sản xuất nương rẫy. Yeang Sarì là một nữ thần cùa mùa màng, củat
cây lúa, Bà có một mối quan hệ gắn kết với người phụ nữ chù nhà, cũng là:
người có trách nhiệm trơng coi kho lúa. Yeang Sarì đi theo người phụ nữ này


và người phụ nữ ấy sẽ đại diện cho cả gia đình khi quyết định đưa thóc vào>
hoặc lấy thóc từ kho lúa ra.


Tùy theo mỗi giai đoạn của sản xuất nương rẫy, nơi cư trú của Yeang
Sarì ln thay đổi để phù hợp với nhiệm vụ mà cộng đồng tộc người tin
tường và “gán cho” Bà. Khác với các tộc người khác, Yeang Sarì của người
Hrê khơng chì trú ẩn ờ một nơi nhất định nào đó, mà quá trình chuyển đổi
này phản ánh nhận thức của cộng đồng về vai trò của Bà Thần Lúa đối với
chu kỳ vòng tròn của hạt lúa. Tư duy về sự gắn kết giữa các giai đoạn vịng;
đời của một hạt lúa với tính chất âm sinh, nữ tính của Mẹ lúa hàm chứa một
nguyên lý sâu sa về tính sản sinh, bảo dưỡng của nguyên lý âm tượng trưng
cho Nữ của các dân tộc sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Á. Sự tồn tại
song song của hai hệ thống “hồn lúa” và “Thần Lúa” và sự xuất hiện sau này
của khái niệm “Thần Lúa” đánh dấu một bước chuyển đổi mạnh mẽ về tư
duy vạn vật hữu linh đơn giản sang quan niệm đa thần giáo. Yeang Sarì cịn
là thần bản mệnh, mỗi người trong gia đình đều có một Yeang Sarì đi theo
để bảo vệ hồn mình. Họ tin rằng người bị ốm là do linh hồn của người đỏ đãi
rời cơ thể và đi lang thang ở đâu đó, họ phải làm lễ để gọi hồn về với sự gián!
tiếp tham gia của hồn lúa. Nếu cây lúa mọc xấu họ tin rằng linh hồn của cây
lúa đó đã rời khỏi cây lúa, nếu một đứa ữ ẻ bị ổm đau còi cọc, họ cũng tirii
rằng hồn đã rời khỏi cơ thể.


<i><b>1.2. Thờ cúng Thần Lúa trong trồng lúa rẫy</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

sau đó cúng thần Đất, thần Lửa với mong muốn công việc phát rẫy, đốt rẫy
tiếp theo diễn ra thuận lợi.


Để đánh thức Thần Lúa dậy, người Hrê phải làm lễ lấy lúa trong chum.
Vài hôm trước ngày trỉa lúa, mỗi nhà đan một cái gùi nhỏ, cho những hạt lúa
giống (‘mau jèch) vào đấy và làm phép với một ít máu gà và một ghè rượu


nhỏ. Họ nhỏ máu gà vào lúa giống với quan niệm truyền thêm sức mạnh cho
hồn lúa, đây sẽ là những hạt lúa thiêng được gieo trồng đầu tiên trên rẫy. Họ
khấn cầu Yeang Sarì và để Bà Thần Lúa chứng kiến những hạt lúa thiêng đã
được “kích hoạt” một linh hồn lúa mạnh mẽ sẵn sàng phát triển. Người phụ
nữ chủ nhà sẽ là người giừ những hạt lúa thiêng và Bà Thần Lúa sẽ đi theo
người phụ nữ này lên rẫy trỉa hạt. Để Thần Lúa không giận dỗi bỏ đi mất,
người trong nhà phải tuyệt đối tôn trọng người phụ nữ chủ nhà, tránh các
hoạt động cãi vả, những lời nói xúc phạm đến người phụ nữ này. Trong các
hoạt động cúng tế Thần Lúa, môtip máu gà luôn lặp đi lặp lại như một nguồn
cảm hứng bất tận với quan niệm máu động vật khi chan hòa vào các vật
dụng sẽ làm “thức dậy” một linh hồn sống đang ngủ. Cũng giống với các tộc
người Nam Á khác, hiến tế máu là một lễ thức bắt buộc trong hầu hết các
nghi lễ. Người Hrê thường hiến tế dê (nhà giàu), trâu hoặc gà. Các tộc người
khác có những cách khác nhau để đánh thức hồn lúa thức dậy, như người
Tày ở Cao Bằng khi mùa xuân đến lúc có tiếng sấm vang, người chủ nhà đặt
một quả bí (tượng trưng cho giống đực) và bồ thóc (tượng trưng cho giống
cái) rồi vỗ nhẹ để hồn lúa tinh dậy [2;49]; nhóm người Tơ Dră (tộc người
Xơ-đăng) trước khi trỉa rẫy phải cúng hồn lúa để đảm bảo là hồiỊ lúa vẫn còn


ờ trong kho [18;364]. , . „


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

272

Van

h ó a t h ờ Nữ t h ắ n - MẪU ở VlỆT NAM VÀ CHẢU Á


Sarì trỉa rẫy, các thành viên trong gia đình bắt đầu cơng việc của mình: đàn
ơng chọc lỗ, đàn bà đi đằng sau tra hạt và lấp đất. Họ trồng rau bí, rau lang ờ
mảnh đất cúng tế và ăn rau bí, rau lang trồng ở chỗ ấy ừong vòng nửa năm.


Khi lúa mọc, khóm lúa rẫy nơi tế máu gà được xem là chỗ thiêng liêng
nhất của rẫy, các hoạt động cúng tế tiếp theo đều được tiến hành ở nơi này,
lúa thu hoạch ở đây được gọi là lúa thiêng... Đám lúa thiêng là nơi trú ngụ


của Yeang Sarì và các loại cây khác xung quanh là kẻ bảo vệ cho hồn lúa và
Yeang Sarì. Trong hoạt động trỉa rẫy của các tộc người khác đều trồng thêm
các loại cây làm bạn cho cây lúa, người Ba-na (Kon Tum) trồng ớt, cà đắng,
cây thuốc lá xung quanh một mảnh đất nhỏ (5-6m2) gần chịi rẫy, chính giữa
thì họ trồng lúa, các loại cây này giúp họ bảo vệ thần lúa, tránh các lời chê
bai, trù rủa của người lạ [18;311]. Khác với người Hrê, Ba-na; người Khơ-
mú, Mảng trồng cây có củ như gừng, củ mài, khoai sọ trên nương với quan
niệm các loại cây trồng này mang tính đực, để làm “tình nhân” cho cây lúa
[11;258].


Tùy theo rẫy của từng gia đình, cơng việc trỉa rẫy có thể thực hiện từ
10 ngày cho đến nửa tháng. Đàn ơng có thể ngủ lại ở chòi để canh giữ hạt
lúa vừa gieo, người phụ nữ khơng ngủ lại ở chịi mà trờ về nhà sau mỗi ngày
trỉa lúa để ngày hôm sau gùi hạt giống lên nương, và chi người phụ nữ mới
được mang hạt lúa giống lên rẫy. Sau khi trỉa rẫy, các thành viên trong gia
đình phải thực hiện một số kiêng kị nhất định để tránh làm bà Thần Lúa giận
dữ. Trong 3 ngày 3 đêm không cho người vào rẫy và phải canh giữ cẩn thận
vì họ sợ thú rừng vào phá rẫy làm hồn lúa kinh sợ và bay mất. Mỗi ngày sau
khi tria xong, họ lấy lá tươi rắc lên đường đi vào rẫy để làm dấu không cho
người khác vào phá rẫy. Những người trong gia đinh cũng không được vi
phạm, không được xáo trộn các đánh dấu trên rẫy. Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt
một ghè rượu để làm phép. Người này sẽ mời thầy cúng hoặc mời ông già đến
rẫy làm phép bằng một ghè rượu. Họ cùng nhau đến “mảnh đất thiêng” giữa
rẫy làm phép gọi Yeang Sarì:

<i>"Xin Yeang Sarì phù hộ lúa lên tươi tốt, đừng để </i>


<i>chim thú tha hạt đi, xin Yeang Sarì đừng sợ, đùng chạy đi chỗ khác ”</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

bị ướt (trong trường hợp thiếu dây, có thể dùng thêm các loại dây lấy từ một
số cây rừng gọi chung là dây rừng-si karàng). Đen ngày hôm sau, Bà chù
nhà -“Mẹ lúa” một mình đi lên rẫy mang theo một cái gùi nhỏ (sakét) để làm
lễ và xin tuốt lúa từ khóm lúa thiêng đã được đánh dấu từ khi bắt đầu trỉa


rẫy. Mẹ lúa đến khóm lúa thiêng và dùng tay tuốt lúa, đầu tiên bà lấy si
mahoa (là một sợi dây làm từ sợi cây bông, dài vừa đủ để buộc quanh một
bụi lúa, ở giữa sợi dây có một nhúm bông nhỏ đủ để đựng vài hạt lúa rẫy)
cột quanh bụi lúa, sau đó lấy tay suốt lúa bỏ vào cái sakét. Người Hrê quan
niệm, Yeang Sarì trú ngụ ở đám lúa thiêng, si mahoa thực chất là dây cột giữ
“linh hồn”, Yeang Sarì theo người đàn bà chù nhà về kho lúa. Một số tộc
người khác trong vùng như người Ba-na, Xơ-đăng đều có lễ suốt lúa do
người đàn bà tượng trưng cho Mẹ lúa tiến hành, song khác với người Hrê,
không sử dụng si mahoa như một dụng cụ cần thiết để “thâu tóm” linh hồn
lúa. Si mahoa còn được sử dụng thường xuyên trong các lễ vòng đời, dây
luôn được đeo bên cạnh cái sakét và trong mùa suốt lúa, chỉ có Mẹ lúa mới
được sử dụng sợi dây này.


Người đàn bà lên rẫy suốt một lượng lúa vừa đủ để nấu cơm làm lễ
cúng lúa mới: lễ tiến hành ờ cửa giữa khoảng 7 giờ tối sau khi gia đình ăn
cơm xong, các thành viên quây quần bên nhau làm lễ tạ Thần Lúa. Lúc này,
họ tin rằng Bà Thần Lúa đang sống trong nhà cùng với các thành viên của
gia đình, Bà đang trú ngụ ở bếp thiêng cùng với Thần Bếp. Lấy lúa từ cái
sakét, bà chủ nhà giã gạo, giã cốm trong cối thiêng (làm từ thân cây) và rang
gạo. Ông chủ nhà cắt cổ một con gà lấy huyết, rồi luộc chín. Trong bếp
thiêng, chi duy nhất cái nồi thiêng mới được nấu cơm làm phép, không dùng
nồi thiêng cho các mục đích khác. Tất cà các vật thiêng trên chi có ơng bà
chủ nhà được sử dụng khi làm lễ thờ cúng, cấm kị đối với những người khác
sử dụng với bất kỳ lý do nào, nếu vi phạm các thần sẽ nổi giận và gây bệnh
tật, chết chóc. Khi cơm bắt đầu chín lấy máu gà cho vào nồi và bôi vào chỗ
bếp. Khi cơm đã chín hẳn, lấy ra cho vào một cái đáp (cái nắp nồi) gồm 1
phần cơm, 1 phần cốm và một con gà để ở giữa. Đốt mủ loanggagù trong cái
khót để bên ghè rượu cần nhỏ, rồi hơ cái đáp có cơm, gà, cốm lên trên cái
khót. Sau đó họ nấu một nồi cơm to mời hàng xóm về ăn cơm, gà, cốm. Lấy
cốm rải trong nhà, người trong nhà giơ hai bàn tay hứng lấy cốm, nếu người


nào nhận được nhiều hạt cốm thì năm đó gặp nhiều may mắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

274

Van H

ó at h ờ NữTHẢN - MẪU ở V lỆ T NAM VÀ CHAU Á


vào buổi tối, cúng ở cửa giữa. Người đàn ông chủ nhà đan một giỏ nhỏ, lấy
thóc từ trong kho cho vào giỏ đem vào để trong nhà. Lấy một cây đót (reng
rong, cây dùng làm chồi quét nhà) lớn chẻ làm 4 nhánh nhỏ, quấn lá lacazea,
lấy huyết gà rải lên lá, sau đó cho vào kho thóc, đốt một cây nến và cúng tại
kho lúa mới. Trong các buổi cúng tế, người đàn ông chủ nhà hoặc ông già
trong nhà là người đứng ra cúng tế.Với một ghè rượu, thịt gà, cơm
nếp...người Hrê khấn cảm tạ Thần Lúa đã cho mùa màng tươi tốt và mời Bà
Thần Lúa về uống rượu, ăn thịt gà và những thức ăn khác.


<i>1.3. Thờ cúng Thần Lúa trong trồng lúa nước</i>



Các giai đoạn trồng lúa nước không khác so với người Kinh như làm
bờ, ủ giống, gieo sạ, cấy, làm cỏ, bón phân, thu hoạch. Trước đây, người Hrê
không có thói quen bón phân vì vẫn giữ các thói quen của sản xuất nương
rẫy, họ tin rằng nếu bón phân sẽ làm thần linh giận giữ, Thần Lúa bỏ đi vì bị
ô uế và như vậy lúa sẽ không mọc. Từ khi chuyển sang sản xuất lúa nước,
nguồn lương thực được đảm bảo hon, ít khi xảy ra nạn đói, kinh tế lúa nước
trờ thành một phần quan trọng trong đời sống của đồng bào. Tuy đời sống
vật chất phát triển hơn lúc làm nương rẫy, nhưng niềm tin vào Thần Lúa, vị
thần tạo ra lúa gạo và làm cây lúa sinh sôi phát triển vẫn trường tồn mạnh
mẽ. Sự tồn tại dai dẳng của tục thờ cúng Thần Lúa/hồn lúa là minh chứng
cho quá trình chuyển đổi chậm chạp về mặt tư duy quan niệm so với quá
trinh chuyển đời của đời sống kinh tế. Thực hành thờ cúng Thần Lúa không
mất đi mà vẫn tiếp tục trong suốt chu kỳ trồng trọt, trong đó tập trung nhất
vẫn là vào thời kỳ gieo hạt và gặt lúa bởi đồng bào cho rằng đây là hai thời
điểm có tính chất quyết định đối với chu kỳ phát triển của cây lúa, cũiĩg là


hai thời kỳ hình thành và biến đổi của hồn lúa. Người Hrê tiến hành cúng tế,
hiến sinh vào hai thời điểm quan ừọng này nhằm mục đích nắm giữ linh hồn
cây lúa và tiếp cận với Bà Thần Lúa trong niềm tin mãnh liệt vào sự phù hộ
của Bà về một mùa màng bội thu, lúa ừổ đầy bơng và chín khắp ruộng đỏng.


Tính chất chu kỳ của các nghi thức cúng Thần Lúa trong lúa nước cũng
lặp lại như lúa nương: trước khi làm vụ mới tiến hành cúng lấy thóc trong
kho, làm lễ cúng tượng trưng với một số hạt thóc, sau khi hạt nảy mầm mới
gieo trồng bình thường; tương tự đầu mùa gặt, phải làm lễ tế Thần Lúa sau
đó mới gặt lúa đại trà; sau khi gặt xong cũng phải làm lễ tạ ơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>bội thu, xin Yeang Sarì cho chúng tơi chuẩn bị trâu cày, chuẩn bị lúa tốt và </i>


<i>trồng được nhiều lúa hơn</i>

Người phụ nữ chủ nhà cũng chuẩn bị một ít hạt
giống (5-6 hạt) cùng gậy chọc lỗ và một thanh tre.


Vào tháng 12 âm lịch, trước khi gieo mạ, ông già và người phụ nữ chủ
nhà ra đồng làm lễ tế Thần Lúa. Gần mỗi thửa ruộng đều có một mảnh ruộng
“thiêng” rộng 2-3m2, ơng già tế một con lợn (nhà giàu) hoặc một con gà (nhà
nghèo), máu của vật hiến sinh chảy hòa vào nước ở ruộng thiêng và chảy
vào ruộng chính, thơng qua tế máu động vật hòa với nước để cầu một vụ
mùa tươi tốt, máu tượng trưng cho sức sống và sinh lực mà con người muốn
truyền sang cây lúa thay vì vẫy vào hạt lúa trước khi trỉa rẫy. Cùng với hạt
giống và gậy chọc lỗ, người đàn ông chọc lỗ, người phụ nữ đi sau tra hạt
và lấy thanh tre lấp đất tượng trưng khoảng 3-4 hạt giống một hốc. Sau đó
quay về nhà và chuẩn bị thịt lợn, thịt gà cùng với ghè rượu, mời hàng xóm
sang ăn uống, nói chuyện, tâm sự và hát những bài dân ca Hrê truyền
thống. Nếu những hạt giống này mọc thì gia đình tiếp tục công việc gieo
mạ giống như hình thức “trỉa lúa” : kết hợp hình thức gieo mạ trên khô và
gieo mạ dưới ruộng.



Khi mạ đủ tuổi được nhổ lên và mang đến ruộng để kịp cấy lúa đúng
thời điểm. Nhiệm vụ cấy lúa được giao cho người phụ nữ trong gia đình,
ngồi đặc điểm phân công lao động chung thường thấy ờ nhiều tộc người
khẳc, ở người Hrê điều này có một ý nghĩa đặc biệt, người phụ nữ đi cấy lúa
đảm nhận vai trò “Mẹ Lúa” là người gián tiếp mang đến sức mạnh cho cây
lúa thông qua một lễ cúng nhỏ được tiến hành trước khi cấy gọi là cúng phép
với một ghè rượu và một con gà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

276

Van

h ó a t h ờ Nữ t hAn - MẴU ở Việ t NAM VÀ CHÂU Á


thiêng, ông già hiến tế gà, rồi luộc chín, người nhà làm xơi, làm cốm, lấy gan
gà để trên các nắm cơm, gan gà là một món ăn ưa thích của Thần Lúa. Đặc
biệt phải có một ghè rượu cần đã được ủ bằng gạo cũ cùa năm trước. Chuẩn
bị xong tất cả các lễ vật, ông già trong nhà hoặc thầy cúng khấn mời Yeang
Sarì và Thần Bếp về ăn gan gà, xôi, cốm và uống rượu. Giống như trong lễ
cúng cơm mới của lúa rẫy, các hạt cốm được rài trong nhà, nếu người nào
nhận được nhiều hạt cốm thì nãm đấy sẽ có nhiều may mắn...Sau khi cúng
cơm mới mới tiến hành gặt lúa, lúa gặt được vò ngay tại chỗ rồi mang hạt
đến để trong nhà ruộng. Khi lúa đã được đem hết về kho trong nhiều ngày
liền không ngơi nghỉ, các gia đình tiến hành làm lễ tạ om Thần linh đã
mang lại một mùa gặt no đủ bằng cách mổ lợn, làm thịt gà, đặt ghè rượu
cúng thần linh.


Các quan niệm và thực hành cúng tế trong sản xuất nương rẫy luôn là
cái khung, cái nền tảng để người Hrê chuyển sang các yếu tố mới trong trồng
lúa nước. Sự lặp lại các mẫu hình thờ cúng lúa rẫy xưa kia đến lượt nó cũng
chi là lớp bao bọc bề ngồi mang hàm ý tượng trưng cho những tư duy quan
niệm mới ẩn chứa bên trong của tục thờ cúng Thần Lúa. Hiện nay, sự
chuyển tiếp từ lúa nương sang lúa nước với nhiều biểu hiện thay đổi của
nghi lễ như sự giản đơn, iược bớt nhiều nghi lễ cũ đã cho thấy một quá trình


chuyển đổi lầu dài, đầy khó khăn khơng chi trong văn hóa tộc người mà còn
xuất phát từ họat động kinh tế mới.


<b>2. Những biến đổi trong tín ngưỡng thờ Thần Lúa của người </b>


<b>Hrê thời kỳ đổi mởi (từ năm 1986 đến nay)</b>



<i><b>2.1. Biến đổi trong quan niệm của người Hrê về Thần Lúa</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

thậm chí đối với việc trông coi kho lúa đã trở thành công việc của cả nhà
trong khi trước kia chỉ bà chù nhà là người có quyền hành duy nhất đối với
việc trông coi, đóng và mờ kho lúa.


Bộ phận cư dân làm nương rẫy hiện nay vẫn còn quan niệm về nơi cư
trú cùa Thần Lúa tương ứng với chu trình của hạt lúa, song họ nhấn mạnh
đến nơi thiêng như là một nơi cư trú quan trọng nhất của Thần Lúa. Đối với
cư dân trồng lúa nước, họ khơng có những hình dung về nơi trú ngụ của
Thần Lúa theo các giai đoạn sinh trường cùa hạt lúa mà Bà Thần Lúa là một
biểu tượng sống động trong tâm trí, theo cách mà họ quan niệm, Yeang Sarì
có thể ở bất kỳ đâu, bất kỳ một nơi nào khi con người kêu cầu và hiến tế, Bà
đều có mặt để giúp họ thực hiện ước muốn cùa mình. Sự hình thành các
quan niệm về nơi sống của Thần Lúa ờ cư dân làm ruộng nước phải trải qua
hai quá trình lâu dài kế tiếp nhau: khi chuyển tiếp từ nương rẫy đến ruộng
nước, nơi cư trú của Thần Lúa là nồi thiêng đặt trong bếp thiêng và đó cũng
là biểu tượng về sự ấm no đầy đủ cùa cộng đồng; tiếp theo là sự biến đổi gắn
với quá trình chức năng hóa và hiện thực hóa biểu hiện ờ nơi cư trú cùa Thần
Lúa xuất phát từ những quan niệm của từng cá nhân theo tiến trình từ tư duy
đến tư duy và từ từ duy đến thực tiễn - mỗi người có một Yeang Sarì và Bà ở
bất kỳ nơi nào trong ngôi nhà của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

278

Van

h ố at h ở Nữ t h á n - MẪU ở Việ t nam v à c h â u á


từng gia đình mà đó cịn là hoạt động có tính chia sẻ giữa cộng đồng, láng
giềng. Hiện nay, những người buôn bán nhỏ viện dẫn đến Thần Lúa như một
dạng thức cầu làm ăn thuận lợi, mua may bán đắt, niềm tin ấy không mãnh
liệt mà rất mỏng manh. Tuy vậy, trong các ngày lễ đâm trâu, lễ cúng gọi
hồn, cúng máng nước của cộng đồng, họ vẫn tham gia với tư cách là thành
viên; hiện nay, chính sự tương tác cộng đồng này là cầu nối quan trọng nhất
của họ đối với Thần Lúa.


<i>2.2. Biến đổi trong thực hành thờ cúng Thần Lúa</i>



Các lễ nghi thờ cúng Thần Lúa đã và đang được thực hiện theo chiều
hướng đơn giản hóa. Từ lúa rẫy sang lúa nước: các nghi thức cũ được kế
thừa và bổ sung thêm một số yếu tố mới, cho đến hiện nay qua nhiều giai
đoạn biến đổi, hoạt động thờ cúng đang dần dần bị mai một ý nghĩa và bản
sắc ban đầu, nhưng vẫn cịn trình diễn những hành vi ma thuật và bói tốn.


Thờ cúng Thần Lúa là một hoạt động liên tục nối tiếp nhau theo hành
trình của hạt lúa. Vào bất kỳ một giai đoạn chuyển đổi nào của hạt lúa đều
có các nghi thức thờ cúng nhằm nắm giữ linh hồn lúa và Bà Thần Lúa. Bằng
cách hiến tế, con người làm hài lòng Thần Lúa và đưa vị Nữ thần này vào
quỹ đạo của tâm thức. Hiện nay, các bước thờ cúng Thần Lúa trong sản xuất
lúa nước vẫn còn diễn ra khá đều đặn, nhưng đã lược bỏ bớt một số kiêng kị
và nghi thức phức tạp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

nhiên ở một vài gia đình khi lúa có dấu hiện chín trước, gặt xong làm lễ tạ
ơn và lễ cơm mới cùng một lúc. Để thu hoạch lúa chín trước, mỗi gia đình
cần nhiều nhân lực và họ kêu gọi những người hàng xóm tương trợ. Sau khi
gặt lúa xong, lễ tạ ơn được tiến hành rất thịnh soạn bao gồm thịt gà, thịt lợn,
rượu và các loại bánh nếp, bánh tẻ, xơi... Mục đích cúng Thần Lúa để tạ ơn


Bà đã phù hộ trong suốt một vụ mùa, đồng thời mong muốn giữ Bà ờ lại với
gia đình cho đến vụ mùa năm sau. Ngồi ra, lễ tạ ơn cịn nhằm mục đích cảm
ơn những người đã tham gia gặt lúa giup gia đình, đến khi láng giềng gặt lúa
thì họ sẽ trả ơn bằng sức lao động.


Trong quá trình gặt lúa khơng cịn kiêng dùng các dụng cụ bằng kim
loại, họ dùng liềm hoặc máy để cắt lúa, tiếp đó dùng máy đập, máy nổ hoặc
đập bằng chân rồi đem về sân phơi, sau tất cả các công đoạn trên mới đưa
vào kho lúa. Các loại máy xay xát tuốt lúa dùng phổ biến như người Kinh.
Người Hrê đã làm chù hầu hết các giai đoạn gieo trồng, kỹ thuật và cho năng
suất cao. Họ khơng cịn sợ Thần Lúa bỏ đi khi xay xát gạo hoặc dùng liềm
gặt lúa, mong muốn thâu tóm linh hồn lúa trờ nên nhạt nhịa khi đã có các
kiến thức hiện đại và làm chủ được quá trình sản xuất. Người Hrê chỉ viện
dẫn đến Thần Lúa như một niềm tin về mặt tâm linh vào mỗi giai đoạn trước
khi cấy lúa và gặt hái, bời trong tâm thức cùa họ, việc cúng tế vào thời điểm
đầu tiên và cuối cùng cùa vụ mùa có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng
hay thất bại, đến việc có cái ăn hay đói kém.


Trước đây, phần lớn các lễ vật (trừ động vật hiến sinh) đều được làm
từ lúa gạo: cơm nếp, cơm tẻ, các loại bánh tét, bánh tẻ, bánh cốm...và rượu
cần. Từ hạt lúa cho đến hồn lúa rồi đến Bà Thần Lúa và lễ vật thờ cúng đều
xoanh quanh hạt lúa. Hạt gạo là chủ thể sống động của hiện thực (lễ vật) và ý
niệm tâm linh (Thần Lúa/hồn lúa), đấy là vòng tròn thống nhất giữa nội dung
và hình thức, giữa tương tác của ý niệm và thực tiễn. Tuy nhiên, những năm
gần đây, lễ vật đùng trong các nghi lễ được bổ sung thêm các loại bánh khác
nhau, có cả bánh biscuit, rượu không nhất thiết phải là rượu cần mà có thể
dùng rượu trắng hoặc nhà giàu còn dùng cả rượu ngoại. Như vậy, các loại lê
vậy này không nhất thiết phải được làm từ gạo hoặc từ hạt lúa rẫy như xưa,
hiện nay, họ có thể linh hoạt sử dụng nhiều loại lễ vật khác nhau phù hợp với
điều kiện kinh tế.



Có thể nhận thấy các xu hướng biến đổi như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

280

Văn

h ó a t h ờ Nữ t h á n - mẫu ở Việ t namv àc h ả u á


-

<i>Tồn tại song song hai xu hướng nặng về tâm linh và nặng về các mục </i>


<i>đích thực dụng:</i>

Hai xu hướng này không xung đột với nhau mà cùng tồn tại


trong một loại hình tín ngưỡng nhất định, là hai xu hướng tìm được hạt nhân
hợp lý từ nội dung tín ngưỡng và nhu cầu cùa con người. Cả hai xu hướng
đều là biểu hiện của chủ nghĩa “hiện sinh”, sự giải thoát tư tường của con
người về mặt vật chất và tinh thần, nó hướng đến cuộc sống hiện thực cùa
con người hiện nay.


<b>3. Một số vấn đề đặt ra đối với công tác bảo tồn và phát huy </b>


<b>giá trị văn hoá truyền thống của người Hrê thông qua hoạt </b>


<b>động thờ cúng Thần Lúa</b>



<i>Yếu tố tích cực:</i>

việc đơn giản hoá các nghi thức đã tiết kiệm vật chất,
thời gian và sức khoẻ và thích ứng với xã hội hiện tại. Những nghi thức
truyền thống thường kéo dài trong nhiều ngày và sử dụng rất nhiều gia súc,
gia cầm để hiến tế, đồng thời các hoạt động ma thuật và hiến tế máu mang
màu sắc thần bí có tính chất mê tín. Giảm dần số lượng lễ vật hiến tế giúp
người dân tiết kiệm tài sản và đầu tư cho sản xuất. Các kiêng kị được giảm
bót đáng kể, sự phân cơng lao động khơng cịn khắc nghiệt như trước, giúp
con người tranh thủ ứng dụng các kỹ thuật sản xuất hiện đại và tương trợ sức
lao động giữa các thành viên trong cộng đồng nhằm đạt năng suất cao.


<i>Yểu tổ tiêu cực:</i>

Không gian tín ngưỡng ngày càng bị thu hẹp chù yếu
trong phạm vi gia đình, một mặt có tác dụng củng cố mối quan hệ gia đình

bền vững, nhưng ngược lại sợi dây liên kết cộng đồng bị suy giảm nghiêm
trọng. Các hoạt động trình diễn sau các lễ nghi cúng tế bao gồm ca múa hát
và trường ca không cịn khơng gian để thể hiện. Phần lớn những sinh hoạt
này được tổ chức trong các buổi trình diễn nghệ thuật mang tính dàn dựng
theo phong trào văn hóa nghệ thuật cùa chính quyền, khác biệt rất lớn về bối
cảnh và không gian truyền thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

đại hóa? Tác động cùa quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa sẽ trở thành
đồng hóa nếu nội lực của chù thể văn hóa yếu hơn, và những đứt gãy
quanh chù thể văn hóa không ngừng diễn ra ào ạt sau mỗi sự đổ vỡ là hiện
tượng tái tạo lại không gian văn hóa - xã hội theo cách thức mới, chắc chắn
sẽ có những xáo trộn nhất định. Đứng dưới góc độ nghiên cứu về thờ cúng
Thần Lúa của người Hrê, nhận thấy cần có một cách tiếp cận tổng quát hơn
đối với chính sách phát triển theo từng dân tộc và vùng miền, v ấn đề bảo
tồn phải đặt trong quan điểm thực tiễn, bảo tồn những giá trị nào và có lợi
gì cho cộng đồng và phải do cộng đồng tự quyết. Điều quan trọng là lấy
chủ thể văn hóa làm trung tâm, tuy nhiên không thể lãng quên các yếu tố
kinh tế - chính trị đang có sức ảnh hường mạnh mẽ đến tiến trình xây dựng
nơng thôn mới hiện nay. Cụ thể đối với người Hrê tại xã An Vinh, thờ
cúng Thần Lúa có liên quan chặt chẽ đối với việc sở hữu những thửa ruộng
thiêng, ruộng ma, đồng thời là sự cam kết và giúp nhau giữa các thành viên
trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các nghi lễ trong gia đình và cộng đồng liên
quan đến Thần Lúa có ý nghĩa giáo dục và xác lập tinh thần cố kết và bản
sắc dân tộc sâu sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

282



<i>ể</i>


V â n hó a th ờ N ữ th ẩ n - MẪU ở V lỆ T NAM VÀ CHÂU A



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Albert Maurice, Georges Marie Proux (1959),

<i>L ’âme du riz, </i>



B.S.E.I,T.XXIX, Hanoi.


2. Đàm Thị Uyên (2010), “Những tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp
của người Tày ờ Cao Bằng”, Tạp chí

<i>Dân tộc học</i>

(số 5), tr.48-55.
3. Đinh Long Ta (1999), “Bông lúa từ truyền thuyết đến phong tục cùa


người Ca Dong”, Tạp chí

<i>Ván nghệ dân tộc và miền núi,</i>

(số 4), tr. 12-13.
4. Đinh Xăng Hiền sưu tầm và biên soạn (1988),

<i>Truyện cồ Hrê,</i>

Nxb Văn


hóa, Hà Nội.


5. Georges Condominas (1997),

<i>Không gian xã hội vùng Đơng Nam Ả, </i>



Nxb Văn hóa, Hà Nội


6. H.Haguet (1905), Les Mois de la région de Quang Ngai,

<i>Revue </i>


<i>Indochinoise</i>

1905, p. 1419-1424, Hanoi


7. Jacques Doumes (2003),

<i>Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi </i>


<i>Nam Đông Dương)</i>

(Nguyên Ngọc dịch,), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.


8. Lưu Hùng (1980), “Tìm hiểu quan hệ xã hội ờ dân tộc Hrê”, Tạp chí


<i>Dân tộc học</i>

(số 3), tr.32-40.



9. Lưu Hùng (1981), “Sự du nhập hình thái canh tác ruộng nước vào vùng
dân tộc Hrê”,

<i>Sưu tập Dân tộc học 1981,</i>

tr. 33-35.


10. Lưu Hùng (1982), “Vài suy nghĩ về hoạt động kinh tể ruộng của đồng
bào Hrê”, Tạp chí

<i>Dãn tộc học</i>

( số 3), tr.26-33.


11. Ngơ Đức Thịnh (2012),

<i>Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, </i>



Nxb Trẻ, Hà Nội.


12. Người Hrê (Hoàng Hùng dịch), TLd739, Thư viện Dân tộc học.


13. Nguyễn Khắc Xương (2011),

<i>Tín ngưỡng lúa nước ở vùng đất Tổ,</i>

Nxb
Thời Đại, Hà Nội.


14. Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi (2011),

<i>Người Ba-na ở Kon Tum, </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

15. Nguyen Tan (1904), Notes diverses sur la paciíĩcation de la région des
Moĩs,

<i>Revue Indochinoise</i>

1904, p.415-796, Hanoi.


16. Nguyễn Văn Minh (2009),

<i>Tơn giáo tín ngưỡng của người Ve ờ Việt </i>


<i>Nam</i>

, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


17. Phạm Thị Trung (2010),

<i>Tín ngưỡng linh hồn cùa người Xơ teng</i>

, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


</div>

<!--links-->

×