Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 5 tuổi hở hàm ẾCH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 22 trang )

UBND HUYỆN KRƠNG NƠ

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN HOẠ MI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(NĂM HỌC 2016 - 2017)
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỞ HÀM ẾCH
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TỐT

Người viết : Huỳnh Thị Thúy Anh
Lớp

: Chồi 2

Đơn vị

: Trường Mầm Non Họa Mi

Năm học

: 2016 – 2017

Trang 1



MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
2. NỘI DUNG.......................................................................................................5
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.................................................................................5
2.2. Thực trạng của vấn đề....................................................................................5
a. Thuận lợi............................................................................................................5
b. Khó khăn...........................................................................................................6
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề...........................................6
* Biện pháp 1: Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức về phát triển ngôn ngữ cho
trẻ sứt môi, hở hàm ếch........................................................................................6
* Biện pháp 2: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện mà đặc biệt là các bài ca
dao, đồng giao, trò chơi dân gian..........................................................................6
* Biện pháp 3: Giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua môn văn học............7
* Biện pháp 4: Giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động trong
ngày.......................................................................................................................9
* Biện pháp 5: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ tự tin phát huy hết khả năng của
bản thân ................................................................................................................10
* Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ thơng qua trị chơi dân gian..........................11
* Biện pháp 7: Cho trẻ tham gia các cuộc thi do nhà trường tổ chức...................11
* Biện pháp 8: Tuyên truyền đến phụ huynh.........................................................12
2.4. Kết quả đã đạt.................................................................................................12
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................13
3.1. Kết luận:.........................................................................................................13
3.2. Kiến nghị:.......................................................................................................14

Trang 2


1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, chính
vì vậy nên mục tiêu chung của nghành học Mầm non là chăm sóc – giáo dục trẻ
theo nhiều hình thức nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất, một trong
những nội dung hết sức quan trọng đó là: Phát triển ngơn ngữ cho trẻ, ngơn ngữ có
vai trị vơ cùng quan trong trong việc chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của nhân loại,
ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người, là nhân tố quan trọng
trong sự phát triển của trẻ, thế nhưng ngôn ngữ không phải là bẩm sinh mà nó
được hình thành và phát triển trong q trình trẻ sống và giao lưu với những người
xung quanh nhưng đó là đối với những trẻ phát triển bình thường cịn đối với
những trẻ khiếm khuyết về môi như bị sứt mơi hở hàm ếch thì khó khăn hơn.
Từ trước đến nay khi trẻ bị dị tật về sức môi, hở hàm ếch thì các bậc phụ
huynh chỉ nghĩ đến việc phẩu thuật và tạo hình thẫm mỹ cho trẻ mà ít có phụ
huynh nào có kiến thức về việc chỉnh ngữ âm cho trẻ, chính vì vậy mà trong năm
học vừa qua, lớp tơi chủ nhiệm có một cháu bị sức môi, hở hàm ếch mà bố mẹ
cháu là nông dân nên cũng không quan tâm đến việc chỉnh ngữ âm cho bé nên khả
năng ngôn ngữ của bé phát triển chưa được tốt lắm, nên tôi đã chọn đề tài này làm
bài viết sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu lời nói và trả lời câu hỏi một
cách có lơgic, có trình tự, chính xác: khả năng nghe tốt giúp trẻ hiểu được vấn đề
mà người khác đang truyền đạt, phát triển khả năng nghe và nói là hết sức quan
trọng, để nói được tốt trẻ cần phải được luyện nghe tốt, luyện nghe cho trẻ được
thực hiện qua các hoạt động khác nhau nhất là thông qua các trò chơi mà đặc biệt
là trò chơi dân gian. Để luyện khả năng nghe hiếu cho trẻ thì chúng ta có thể yêu
cầu trẻ thực hiện lại nhiệm vụ mà chúng ta vừa giao cho trẻ làm bằng lời nói.

Thơng qua những hoạt động trong ngày chúng ta nên khuyến khích trẻ sử dụng
các câu hỏi và nói lên những suy nghĩ, những hiểu biết của mình về thế giới xung
quanh và đó cũng là một hoạt động giúp trẻ phát triển khả năng nghe hiểu lời nói.
Trang 3


Khi trẻ đã nghe và hiểu được lời nói thì trẻ sẽ dể dàng trả lời câu hỏi một cách có
lơgic và chính xác.
+ Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước đông người: khi ngôn ngữ của trẻ phát triển
tốt trẻ sẽ dám chia sẽ, dám thể hiện cảm xúc, ý kiến, bày tỏ rõ ràng thái độ của
mình với người khác, trẻ diễn đạt điều cần nói một cách rõ ràng, mạch lạc, không
e ngại.
+ Làm phong phú vốn từ cho trẻ: thơng qua việc trị chuyện với bạn với cô
hằng ngày sẽ làm cho vốn từ của trẻ được phong phú hơn và trẻ có một số vốn từ
nhất định để giao tiếp với mọi người xung quanh.
+ Gíao dục lịng nhân ái, tình cảm u thương của trẻ đối với các bạn khuyết
tật: Giáo dục cho trẻ biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ các bạn khuyết tật, không
phân biệt, kỳ thị đối với các bạn khuyết tật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu trẻ 4 - 5 tuổi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thử nghiệm
- phương pháp quan sát
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trẻ em là người chủ tương lai của đất nước. Quan tâm đến trẻ em là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, bởi: “Trẻ em hôm nay, thế

giới ngày mai”, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc vào sự quan tâm, chăm sóc
thế hệ trẻ, để trẻ phát triển toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước
thì sự quan tâm, chăm sóc của cộng đồng nói chung và của cơ giáo nói riêng đóng
vai trị quan trọng vì sự phát triển của trẻ. Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định tất
cả trẻ em trong đó có cả trẻ em khuyết đều được hưởng nền giáo dục tốt nhất,

Trang 4


trong đó việc phát triển ngơn ngữ có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển
toàn diện cho trẻ.
Trẻ hở hàm ếch là trẻ có khiếm khuyết về mơi vì vậy khả năng phát triển
ngơn ngữ của trẻ có một số hạn chế nhất định, chính vì vậy trẻ cần được chăm sóc
và giáo dục một cách hợp lí để trẻ có thể phát triển bình thường như bao trẻ khác.

Trang 5


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Ở lứa tuổi mẫu giáo việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là vơ cùng quan trọng,
trong đó cơ giáo là người thúc đẩy q trình phát triển ngơn ngữ của trẻ một cách
tích cực nhất, trên bước đường phát triển ngơn ngữ của trẻ, cơ giáo là người phát
hiện, hình thành những kỹ năng ngôn ngữ của trẻ và cô quan sát, đánh giá khả
năng ngôn ngữ của từng trẻ, có những trẻ khả năng ngơn ngữ phát triển tốt nhưng
cũng có những trẻ khả năng ngơn ngữ cịn yếu vì một số khiếm khuyết như sứt
mơi, hở hàm ếch…Nhưng theo tinh thần của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Thì tất cả
trẻ em kể cả trẻ khuyết tật đều được hưởng nền giáo dục tốt nhất, nên chúng ta
cũng đã từng bước xây dựng và thực hiện chính sách giúp trẻ khuyết tật hịa nhập
với cộng đồng.

Ngơn ngữ có vai trị vơ cùng quan trọng, ngơn ngữ được coi là một phương
tiện tinh tế trong hệ thống xây dựng mơi trường sư phạm có định hướng, bởi trong
ngơn ngữ nói khơng chỉ chứa đựng thơng tin mà cịn chức đựng cả ý nghĩa tình
cảm mà con người muốn gởi gắm, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào
tính tích cực của cơ giáo trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ, cơ ln phải quan
tâm đến việc trẻ nói như thế nào, có biết giao tiếp khơng, có biết tìm đúng từ để
thể hiện nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình khơng?
Bản thân là một giáo viên Mầm Non với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy
với nghề tơi ln mong muốn đóng góp một phần cơng sức của mình để hạn chế
những khiếm khuyết cho trẻ, để trẻ có thể phát triển một cách tồn diện, vững
bước vào đời, hịa nhập tốt với cộng đồng và là người con có ích cho xã hội.
2.2. Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi
- Trường Mầm Non Họa Mi là Trường Mầm Non đầu tiên của huyện được
công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II nên được cấp trên quan
tâm đầu tư về cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang.

Trang 6


Năm học 2016 – 2017 trường có 21 nhóm lớp với đội ngũ giáo viên đều có
trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn. Ban Giám Hiệu nhà trường nhiệt
tình, năng nổ, có năng lực quản lý tốt.
- Năm học này, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp chồi 2, độ tuổi
4-5 tuổi ,với tổng số trẻ là 35 cháu , trong đó 19 nam và 16 nữ. 1 cháu dân tộc và
có một cháu bị sứt mơi đó là cháu : Lê Khánh Ly, các cháu đều khỏe mạnh đủ điều
kiện để tham gia vào các hoạt động của lớp.
- Lãnh đạo phòng và Ban Giám Hiệu Nhà Trường ln quan tâm đến cơng tác
chăm sóc nươi dưỡng cháu, nhất là với những cháu khuyết tật.
- Nhà trường luôn cung cấp đầy đủ các đồ dùng cần thiết để phục vụ cho cơng

tác chăm sóc, giáo dục cháu.
- Được sự tin tưởng, ủng hộ của các bậc phụ huynh.
b. Khó khăn:
- Phụ huynh của cháu bị sứt môi là nông dân nên chưa quan tâm đến việc
phát triển ngôn ngữ cho cháu.
- Từ khi ra trường đến nay, đây là trường hợp đầu tiên do tôi chủ nhiệm nên
cịn nhiều bỡ ngỡ trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Chưa có những lớp tập huấn về chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
* Biện pháp 1: Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức về phát triển ngơn ngữ
cho trẻ.
- Để có biện pháp giúp trẻ sứt môi, hở hàm ếch phát triển ngơn ngữ tốt thì cơ
giáo phải có kiến thức chuẩn xác về phát triển ngơn ngữ cho trẻ chính vì vậy nên
tôt luôn tự học hỏi qua sách, báo, mạng và qua trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp để nâng cao kiến thức của bản thân, từ đó rút ra được những phương pháp,
biện pháp phù hợp với trẻ của lớp mình nhằm vận dụng vào cơng tác ni dưỡng,
chăm sóc trẻ để đạt được kết quả tốt nhất.
Ngồi việc ln bồi dưỡng kiến thúc, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho
bản thân thì tơi khơng ngừng phấn đấu để hồn thiện về nhân cách đạo đức, ln

Trang 7


là tấm gương sáng cho mọi trẻ noi theo, luôn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo
trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Biện pháp 2: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện mà đặc biệt là
các bài ca dao, đồng giao, các trò chơi dân gian:
Sưu tầm các bài thơ, các bài hát, các câu chuyện, bài đồng giao, ca dao, các
trò chơi dân gian được lựa chọn phải phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với mục đích
phát triển ngơn ngữ và khả năng ngơn ngữ của trẻ.

+ Ví dụ như các bài đồng giao:
- Bịt mắt bắt dê
- Chi chi chành chành
- Dung dăng dung dẻ
- Nu na nu nống
- Tập tầm vông
- Kéo cưa lừa xẻ…..
Khi lồng các bài thơ, bài hát, câu chuyện, các bài đồng giao, ca dao, các trò
chơi dân gian vào trong các hoạt động dạy học, hoạt động chơi phù hợp sẽ giúp trẻ
dể dàng phát triển ngơn ngữ mà khơng phải chịu sự gị bó nào.
* Biện pháp 3: Giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua môn văn học:
Với biện pháp này tôi cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh, chơi trị chơi
đóng kịch, khi trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh, trẻ không cần phải kể đúng cốt
truyện giống cô, mà trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học
mà trẻ đã được nghe, trẻ có thể kể sáng tạo theo ý thích của mình, diễn đạt bằng
ngôn ngữ của bản thân, khi trẻ lên kể chuyện cô nên đặt một vài câu hỏi để trẻ trả
lời tạo cho trẻ cảm giác tự tin, nhanh nhẹn hứng thú khi tham gia vào hoạt động.

Trang 8


(Bé kể chuyện sáng tạo theo tranh)
Với trị chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối
thoại cho trẻ, nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ được làm
quen, khi trẻ đóng vai thành các nhân vật trong truyện trẻ sẽ cố gắng sử dụng đúng
ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng giúp cho ngon ngữ của trẻ mang sắc thái
biếu cảm rõ nét, với biện pháp này tơi cho trẻ tự chọn vai mà mình thích rồi nhập
vai chơi một cách thoải mái, trẻ nói chuyện với bạn, tự phân vai cho nhau, trao đổi
với nhau trong khi chơi, trẻ bắt chước theo các cử chỉ điệu bộ của các nhân vật mà
trẻ sẽ đóng vai giúp cho ngơn ngữ của trẻ thêm phong phú

Khi đóng kịch trẻ được trò chuyện với nhau trong khi thể hiện vai của mình
giúp cho ngơn ngữ của trẻ được phát triển một cách tự nhiên nhất.

Trang 9


(Hình bé đang đóng kịch)
* Biện pháp 4: Giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động
trong ngày.
Một ngày ở trường mầm non trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động khác
nhau như: Hoạt động chơi, hoạt động học, giao tiếp, lao động …Tất cả các hoạt
động đó đều tạo ra những khả năng to lớn để làm phong phú thêm ngôn ngữ cho
trẻ.
Ngôn ngữ xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và nhận thức thông qua
lao động, học tập , giao tiếp hằng ngày của trẻ trong trường mầm non, và các hoạt
động đó đều cần đến ngôn ngữ để trao đổi, chia sẽ, nhờ vậy nên vốn từ của trẻ
được tăng lên, trẻ sẽ nói đứng ngữ pháp, diễn đạt sao cho mạch lạc.
Ví dụ 1: Trong giờ hoạt động ngồi trời tơi cho trẻ kể về những hiện tượng,
những sự vật mà bé quan sát được, trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của mình nên phải
Trang 10


lựa chọn, sắp xếp từ ngữ cần diễn đạt một cách trình tự để cho người nghe có thể
hiều được.
Ví dụ 2: Trẻ đang trao đổi với nhau ở hoạt động góc, trẻ làm bác sĩ khám bệnh cho
bệnh nhân, thông qua giao tiếp giữa hai nhân vật giúp cho vốn từ của trẻ được phát
triển một cách tự nhiên.

(Bé làm Bác Sĩ khám bệnh cho các bạn)
* Biện pháp 5: tạo môi trường thân thiện cho trẻ tự tin phát huy hết khả

năng của bản thân
Tôi luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để bé được chơi, học tập cùng với các bạn,
không để trẻ khác phân biệt, kỳ thị đối với bé. Tôi và các bạn trong lớp ln tạo
cho bé cảm giác bình đẳng, xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách
nhiệm hơn với nhau, bé luôn được tham gia vào các hoạt động của lớp và được cô
giáo và bạn động viên, khuyến khích kịp thời.
Tơi thường xun trị chuyện với bé để bé hình thành các từ, các khái niệm,
các kí hiệu tượng trưng của sự vật hiện tượng. Ban đầu các biểu tượng này rời rạc,
sau này có liên hệ chặt chẽ với nhau. Qua trò chuyện với bé tôi thường cần giúp bé
Trang 11


nhận biết, phân biệt và cho bé gọi tên những người thân trong gia đình, các đồ
dùng trong gia đình,... Các nghề trong xã hội qua tên gọi, trang phục, dụng cụ làm
việc và sản phẩm của mỗi nghề. Tôi thường xuyên cho trẻ gọi tên các sự vật, hiện
tượng ở mọi lúc, mọi nơi nhằm khắc sâu vốn từ đó trong đầu trẻ, để khi nhìn thấy
sự vật hiện tượng đó trẻ sẽ biết được nó được gọi là cái gì?... Tơi ln dạy trẻ cách
giao tiếp một cách cởi mở, tự tin.
Khi trị chuyện cùng bé tơi nêu những câu hỏi để phát triển vốn từ như:
+ Đây là cái gì? Con gì? Qủa gì? Hoa gì?
+ Có màu gì?
+ Kêu như thế nào?
+ Dùng để làm gì?
- Nếu là quả thì đặt câu hỏi đàm thoại:
+ Vỏ nhẵn hay sần sùi?
+ vì sao con biết?
+ Vị chua hay ngọt?...
Một môi trường giáo dục tốt sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách tốt đồng thời
giúp trẻ phát triển về tiềm năng và các tố chất của bản thân. Hơn nữa đối với
những trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngồi, bản thân tơi ln ý

thức được điều đó nên tơi ln chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ cháu ở mọi lúc, mọi
nơi, tôi ln thường xun trị chuyện, âu yếm, vỗ về trẻ, tạo cho trẻ tâm thế thoải
mái, vui vẻ, tạo môi trường thân thiện cho trẻ được hòa nhập cùng bạn bè, ln có
bạn cùng chơi với trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin bộc lộ cảm xúc, trao đổi với bạn
và thích đến trường.

Trang 12


(Hình ảnh bé chơi chi chi chành chành cùng các bạn)
* Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian
Trẻ em Việt Nam từ thời xa xưa, bên cạnh những trò chơi do người lớn nghĩ
ra để cho trẻ chơi, bản thân trẻ đã tự đáp ứng nhu cầu chơi của mình bằng cách đã
tạo ra nhiều cách chơi dựa trên cơ sở bắt chước những hoạt động của người lớn,
hướng dẫn cho nhau cách chơi, truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ
vùng này sang vùng khác, nhờ có trị chơi dân gian được lưu truyền đến ngày hơm
nay. Trị chơi dân gian xưa được xem là một hình thức giáo dục đơn giản, giúp
hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ, nó thường được thể
hiện là các hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hoạt động của người lớn hay sự
truyền dạy của người lớn cho trẻ nhỏ, cứ thế các trò chơi dân gian được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hóa dân tộc, trị chơi dân gian có
nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng
Trang 13


người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trị chơi lại có một quy luật
riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà khơng thấy
chán.
Kho tàng các trị chơi dân gian vơ cùng phong phú và đa dạng nhưng khơng
phải trị chơi nào cũng phù hợp với trẻ bị khiếm khuyết về ngơn ngữ vì vậy tơi

ln cân nhắc để lựa chọn những trò chơi nào phù hợp với lứa tuổi của trẻ lớp
mình phụ trách và phù hợp với trẻ bị khiếm khuyết ở trong lớp, khi tổ chức trị
chơi tơi luôn ưu tiên cho trẻ bị khiếm khuyết về ngôn ngữ được chơi nhiều lần hơn
để trẻ có cơ hội phát triển ngơn ngữ nhiều hơn.
Ví dụ: cho cho trẻ chơi trị chơi: “Rồng rắn lên mây”. Tơi cho bé Ly làm
chủ để đọc lời trò chơi cho các bạn làm con, trong vai là người làm chủ thì bé
được đọc lời nhiều hơn nên qua đó phát triển tốt ngơn ngữ cho bé.

(Hình ảnh bé chơi rồng rắn lên mây)
* Biện pháp 7: Cho trẻ được tham gia các cuộc thi, các buổi giao lưu do
nhà trường tổ chức
Khi nhà trước tổ chức các cuộc thi, các buổi giao lưu ở trường thì tơi ln tạo
cơ hội cho trẻ được tham gia cùng với các bạn, qua đó trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin giao
tiếp với mọi người xóa mọi khoảng cách giữa trẻ với các bạn và qua đó trẻ sẽ tự
Trang 14


tin mạnh dạn giao tiếp với mọi người từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ được phát
triển.

(Bé diễn văn nghệ cùng các bạn trong ngày tết trung thu)
- Trên đây là hình ảnh bé tham gia văn nghệ mừng tết trung thu cùng với các
bạn. Bé được tham gia biểu diễn cùng các bạn để cho bé nhận thấy rằng bé cũng
giống như các bạn, cũng có thể làm được những việc mà các bạn làm, từ đó tạo
cho bé sự tự tin, mạnh dạn về bản thân mình.
- Và hình ảnh bé tham gia hội thi: “Bé măng non cấp trường năm học 2016
2017” ,các bạn được học tập, vui chơi thì bé cũng giống như các bạn, cũng được
tham gia vào các hoạt động cùng cô cùng các bạn, tạo cho bé cảm giác vui vẻ, hào
hứng mỗi khi đến lớp.


Trang 15


(Hình ảnh bé tham gia trị chơi đua thuyền trên cạn cùng các bạn)
* Biện pháp 8: Tôi xây dựng kế hoạch riêng để phát triển ngôn ngữ cho
trẻ trong một năm học như sau:
Khi xây dựng kế hoạch để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt tôi chia làm ba giai
đoạn trong một năm học như sau:
- Tháng 9-10-11: Trong giai đoạn đầu của năm học tôi chủ yếu tập trung vào
luyện khả năng nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác âm vị cho trẻ, tơi thường
cho trẻ nghe những bài hát, bài thơ, ca dao, đồng giao…phù hợp với lứa tuổi của
trẻ. Và thường cho trẻ tham gia vào các trò chơi luyện tai nghe như: Giọng ải
giọng ai, tai ai thính, ai đốn giỏi…Thơng qua các trị chơi sẽ luyện được cho trẻ
khả năng tập trung chú ý, tập trung nghe để thực hiện được yêu cầu của trong
chơi.
- Tháng 12-01-02: Trong giai đoạn này vốn từ của trẻ cần phải phát triển một
cách tốt nhất vậy nên tôi tập trung vào tăng vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ phát âm một
cách rõ ràng, rành mạch nhất với các bài tập luyện phát âm như: Các trog chơi vui
nhộn về các con vật: Trò chơi: “Con bò”; “Con két”….
- Trò chơi: “Một dàn nhạc đặc biệt”; “Bìa hát kỳ diệu”; “Cái bao bí ẩn”
- Tháng 3-4-5: Đây là giai đoạn cuối của năm học nên tôi tập trung vào vấn đề
luyện trí nhớ cho trẻ thơng qua các bài thơ, bài hát, ca dao, đồng giao…Sau khi
Trang 16


cho trẻ làm quen với các bài thơ, bài hát….thì cô thường mời trẻ lên đọc lại cho cô
và cả lớp cùng nghe xem trí nhớ của trẻ đến đâu để cơ có thể giúp đỡ trẻ kịp thời.
* Biện pháp 9: Tuyên truyền đến phụ huynh:
Công tác giáo dục, chăm sóc trẻ là nhiệm vụ của tồn xã hội, có rất nhiều
hình thức và phương pháp giáo dục trẻ khác nhau, nhưng dù ở hình thức và

phương pháp nào đi chăng nữa mà chỉ có nhà trường và giáo viên nổ lực cố gắng
mà khong có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường thì kết quả đạt được sẽ
khơng cao. Chính vì vậy nên tơi đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền đến
phụ huynh để giáo viên và phụ huynh cùng nhau giáo dục cháu để cháu được phát
triển một cách tốt nhất.
Khi phụ huynh đưa đón trẻ tơi thường trực tiếp trao đổi với phụ huynh về
cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và những biện pháp để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt.

Trang 17


( Cô trao đổi với phụ huynh về công tác chăm sóc, ni dạy bé khuyết tật)
Ngồi ra tơi cịn tuyên truyền ở bảng phụ huynh cần biết cho phụ huynh kịp
thời nắm bắt được những phương pháp tốt nhất để giáo dục trẻ sứt môi, hở hàm
ếch phát triển ngôn ngữ.
2.4. Kết quả đạt được:
Tôi đã sử dụng một số biện pháp trên để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và sau một thời gian kết quả đạt được là:

STT

Phân loại khả năng

Trước khi sử dụng
Trang 18

Sau khi sử dụng


1
2


các biện pháp

các biện pháp

69 %

97%

75%

95%

80%

95%

70%

98%

Khả năng nghe hiểu ngôn
ngữ và phát âm
Vốn từ
Khả năng nói đúng ngữ

3

4


pháp
Khả năng giao tiếp

- Nhìn vào kết quả trên ta thấy sau khi thực hiện các biện pháp để giáo dục
cháu cho trẻ sứt mơi, hở hàm ếch phát triển ngơn ngữ thì kết quả đạt được là rất
khả quan.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trang 19


Ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục phát triển tồn diện
cho trẻ, thơng qua ngơn ngữ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách sâu,
rộng, rõ ràng, chính xác, ngơn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động vì
vậy việc phát triển tồn diện cho trẻ khơng tách rời phát triển ngơn ngữ. Chính vì
vậy nên:
- Để giáo dục cháu tốt thì cô luôn luôn phải học hỏi, trao dồi kiến thức cho
bản thân về công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ
cho trẻ bị sứt mơi, hở hàm ếch.
- Để trẻ có thể phát triển ngơn ngữ một cách tốt nhất thì trước hết cơ phải
nhiệt tình giúp đỡ, hướng đẫn trẻ bằng cái tâm của mình, u thương trẻ như con
của mình.
- Cơ luôn phải gần gũi trẻ, thường xuyên đến bên cạnh trẻ, chơi cùng trẻ,
khuyến khích, động viên trẻ đến chơi cùng với các bạn, xóa mọi mặt cảm của trẻ
với mọi người xung quanh.
- Cô luôn tuyên dương trẻ kịp thời, cho trẻ thấy được sự tiến bộ và khả năng
của bản thân mình.
- Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng của bản thân.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

3.2. Kiến nghị
- Nhà trường nên trang bị thêm nhiều tài liệu, băng, đĩa về giáo dục phát triển
ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật mà đặc biệt là trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch để giáo viên
tham khảo.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo về giáo dục phát triển ngôn
ngữ cho trẻ khuyết tật để giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn
nhau để giáo viên có những biện pháp tốt nhất để giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
Đăk Drô, ngày 05 tháng 12 năm 2016
Người viết

Trang 20


Huỳnh Thị Thúy Anh

NHẬN XÉT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
Trang 21


....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Trang 22



×