Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 20 trang )

1

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”
PHỤ LỤC
I

II

III

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Đối tượng khảo sát
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Khảo sát thực trạng
a. Khảo sát thực tế khi chưa thực hiện.
b. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
3.Những biện pháp thực hiện.( Biện pháp từng phần)
3.1: Biện pháp 1: Nâng cao năng lực của bản thân.
3.2: Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đầu năm.
3.3: Biện pháp 3: Nâng cao nghệ thuật giảng dạy trong hoạt
động làm quen văn học
3.4: Biện pháp 4: Xây dựng môi trường lớp học để trẻ được
hoạt động làm quen văn học.
3.5: Biện pháp5: Lồng ghép, tích hợp dạy trẻ làm quen văn
học trong các hoạt động học khác.


3.6: Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
đông làm quen văn học
3.7: Biện pháp 7: Dạy trẻ làm quen văn học ở mọi lúc,mọi
nơi
3.8: Biện pháp 8 : Kết hợp với phụ huynh học sinh
4. Kết quả thực hiện.
5. Bài học kinh nghiệm
Kết luận và khuyến nghị.
1. Kết luận.
2. Các đề xuất và khuyến nghị.

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ .
1. Lý do chọn đề tài:
1 - 20


2

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

* Về mặt lý luận.
Như chúng ta đã biết trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động làm
quen văn học đối với trẻ mầm non là một hoạt động học chiếm vị trí quan trọng,
nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ bao gồm
việc làm giàu vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, nói năng lưu lốt, diễn đạt
câu từ rõ ràng có ngữ điệu, đúng ngữ pháp và ngồi ra nó còn là phương tiện
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, quan hệ giao tiếp, trao đổi, thể hiện tình
cảm và đặc biệt là với trẻ 5 -6 tuổi là yếu tố cần thiết góp phần phát triển tồn
diện cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày, hiểu biết được tình cảm đối với con
người, các hiện tượng xung quanh trẻ, thông qua các hoạt động nghe kể, đọc

thơ, đồng dao, đóng kịch...Từ đó giúp rất nhiều cho trẻ trong quá trình phát triển
nhân cách, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, và sự tự tin hơn trong cuộc
sống.
Vì vậy qua hoạt động làm quen văn học còn giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng, óc quan sát khả năng tư duy trong suy nghĩ hơn nữa nó cịn giáo dục tồn
diện các mặt như ngơn ngữ, thẩm mỹ, nhận thức, quan hệ tình cảm xã hội... cho
trẻ ngay từ những năm đầu đời của cuộc sống. Và cũng rất gần gũi đối với trẻ, là
một trong những hoạt động học được trẻ yêu thích, tuy nhiên khi đưa các tác
phẩm văn học đến cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo,
chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục để trẻ từ đó
đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả
năng cảm thụ tác phẩm văn học.
* Về mặt thực tiễn.
Hoạt động làm quen văn học là rất cần thiết đối với trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động để rèn luyện năng lực điều khiển hành vi ứng sử mọi tình huống trong
cuộc sống hàng ngày một cách đúng mực, ngoài ra nó cịn hình thành ở trẻ
những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí
tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên cỏ, cây, hoa, lá, lịng kính trọng u
thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ,
cô giáo, anh chị em… nó cịn góp phần chuẩn bị tâm lý cho trẻ bước vào học tập
ở trường phổ thơng và cịn giáo dục ở trẻ lịng ham muốn nhận thức, ham muốn
tiếp thu những điều mới lạ... Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt
động văn học đối với trẻ nên những năm qua Sở Giáo Dục và Đào Tạo đã chỉ
đạo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nên đã có nhiều giáo viên của các
trường cũng đã có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức tổ
chức cho trẻ đọc diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, đóng kịch theo nội dung các
câu chuyện, hay cho trẻ kể chuyện sáng tạo…nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa
2 - 20



3

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

cao vì khả năng cảm nhận các tác phẩm văn học của một số giáo viên còn hạn
chế giọng đọc chưa biểu cảm khi đọc kể chưa thể hiện được cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt, chưa bộc lộ được cảm xúc, phương pháp lồng ghép chưa linh hoạt, sử dụng
đồ dùng dạy học chưa khoa học…
Cịn đối với tơi là một giáo viên mầm non tôi muốn đem hết khả năng và
tâm huyết của mình để chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội
dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật phong phú và đa dạng qua đó
giúp trẻ phát huy tính tích cực cá nhân, lịng ham học hỏi hình thành tư duy khả
năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ mà để dạy trẻ được nội dung này thì phải có sự
thay đổi trong phương pháp dạy trẻ theo hướng hoạt động lấy trẻ làm trung tâm,
trẻ được khám phá nhận xét, nói lên ý kiến của mình trước...
Song trong thực tế hiệu quả của giáo dục mầm non hiện nay đặc biệt là hoạt
động làm quen văn học cho trẻ 5-6 tuổi còn nhiều hạn chế, trẻ chưa hiểu giá trị
nội dung của câu chuyện, bài thơ...,chưa kể lại được chuyện, chưa đọc diễn cảm
thể hiện sắc thái qua các bài thơ, bài đồng dao. Mặt khác khi đóng kịch các nội
dung tác phẩm văn học trẻ chưa nhập vai nhập tâm đúng các nhận vật, giọng của
các nhân vật chưa đúng chưa toát lên được tính cách của các nhân vật....
Do vậy, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi
học tốt hoạt động làm quen văn học” để nhằm nâng cao và làm phong phú
trong hoạt động làm quen văn học cho trẻ đồng thời giáo dục phát triển ngôn
ngữ cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích tơi nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt
động làm quen văn học” để tìm hiểu thực trạng kỹ năng diễn đạt câu từ và thái
độ thể hiện nhân cách, sắc thái qua nhân vật trong truyện và câu thơ ở trẻ 5-6
tuổi để giúp trẻ phát triển tốt hơn về hoạt động này ngoài ra để giúp trẻ phát

triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ để nói năng lưu lốt, diễn đạt
ngắn gọn dễ hiểu biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, để trẻ
phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy, sự
mạnh dạn tự tin…cho trẻ ở trường tơi. Từ đó để rút ra một số bài
học kinh nghiệm, một số biện pháp để giúp trẻ tiếp thu và học
tốt hơn hoạt động làm quen văn học.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi làm quen văn học
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm trên trẻ tại lớp
5 tuổi A 2 trường mầm non tiên phong Ba vì- Hà nội với số lượng : là 42 trẻ.
3 - 20


4

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

5. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp dùng từ .
+ Phương pháp quan sát :
+ Phương pháp trực quan, minh họa.
+ Phương pháp thực hành trải nghiệm:
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
+ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại lớp 5 tuổi A2.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2018 đến tháng 4/ 2019.
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận
Theo trương trình Giáo dục mầm non mới hoạt động làm quen văn học là

loại hình ghệ thuật đến với trẻ từ rất sớm. Vì vậy giáo dục trẻ ở Trường mầm
non là rất quan trọng, tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền
tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời với các
mục tiêu cụ thể là: Phát triển đủ năm lĩnh vực đó là: Thể chất; Nhận thức; Ngơn
ngữ, Tình cảm xã hội; Thẩm mĩ. Qua đó hoạt động làm quen văn học cũng rất là
quan trọng đối với trẻ vì hoạt động làm quen văn học trẻ sẽ được tiếp xúc với
các tác phẩm văn học qua đó góp phần rất nhiểu cho sự phát triển ngơn ngữ nói
năng mạch lạc cho trẻ, phát triển trí tuệ và sự tác động lớn đến việc phát triển
tâm sinh lý, nhân cách của trẻ do vậy cần cho trẻ tiếp xúc với văn học mọi lúc
mọi nơi, có thể lồng ghép trong mọi hoạt động giáo dục hàng ngày và phải được
tiến hành thường xuyên.
Và để nâng cao được chất lượng, sự yêu thích học hoạt động làm quen văn
học cho trẻ thì giáo viên phải làm nổi bật mơi trường lớp học có góc làm quen
văn học có nhiều, có đủ đồ chơi đồ dùng cho trẻ chơi như rối tay, tranh ảnh minh
họa các câu chuyện, bài thơ. Hơn nữa phải biết lồng ghép tích hợp giáo dục văn
học với các hoạt động dạy hàng ngày ở trường một cách lơgic có hiệu quả và
phải có khả năng truyền đạt, sáng tạo sử dụng các đồ dùng phù hợp với các câu
chuyện, bài thơ...Vậy để thực hiện tốt chúng ta cần sử dụng đầy đủ 3 phương
pháp cơ bản của hoạt động làm quen văn học đó là: Phương pháp dùng từ (giảng
giải, chỉ dẫn...)- Phương pháp thực hành trải nghiệm - Phương pháp trực quan,
minh họa.
Nhưng qua tình hình thực tế ở lớp tơi phụ trách tơi thấy trẻ chưa nhận thức
và cảm thụ được các tác phẩm văn học, khi ngồi học chưa tập trung chú ý và
chưa yêu thích học hoạt động làm quen văn học. Vậy làm thế nào để giáo dục
cho trẻ biết cảm thụ, u thích học hoạt động này nên tơi chọn đề tài “Một số
4 - 20


5


“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học”
2. Khảo sát thực trạng
a.Tình trạnh thực tế khi chưa thực hiện.
Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 tuổi
A2, với tổng số trẻ: 42 cháu : ( Trong đó: 24 nam và 18 nữ) Và trong q trình
thực hiện đề tài tơi gặp những thuận lợi và khó khăn sau.
* Thuận lợi:
Có đủ ba cơ trên một lớp và trình độ đều đạt chuẩn, trên chuẩn. Các đồng
chí trong ban giám hiệu năng động, vững vàng về chun mơn, có năng lực quản
lý.
Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Phịng giáo dục Huyện Ba Vì, các
cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ để nhà trường hoàn thành tốt
nhiệm vụ của ngành đề ra.
+ Về cơ sở vật chất:
- Lớp học được xây dựng nhà kiên cố, địa điểm Lớp 5 tuổi- A2 ở khu trung tâm
Trường Mầm non tiên phong.
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã bổ sung mua sắm đầy đủ đồ dùng, đồ
chơi theo đúng Thông tư 02 cho các cháu.
+ Về bản thân giáo viên:
- Bản thân có trình độ chuẩn về chun mơn, nhiệt tình u nghề mến trẻ.
- Đặc biệt nhà trường đã trang bị cho lớp máy tính, ti vi, có mạng cho cơ thuận
lợi trong việc tìm hiểu về công nghệ thông tin để đưa vào áp dụng giảng dạy.
- Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chun
mơn. Vào các dịp hè được đi học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục và
đào tạo mở. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ
đồng nghiệp, tạo điều kiện để tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ.
- Được sự tín nhiệm, tin cậy của phụ huynh.
+ Đối với phụ huynh:

- Nhận thức của phụ huynh được nâng cao, phụ huynh đã biết quan tâm đến việc
học tập của trẻ. Nên cũng thuận lợi trong việc giáo viên trao đổi tình hình học
tập của trẻ và để có biện pháp phối kết hợp với cô giáo trong việc giáo dục trẻ ở
trường và ở nhà đạt kết quả cao như mong muốn.
+ Về phía học sinh:
- Tổng số học sinh là 42 trẻ phần đông là con em nông thôn, trẻ đi lớp đảm bảo
được chuyên cần, khỏe mạnh.
- Được sự giúp đỡ tạo điều kiện của hội cha mẹ học sinh nên các cháu đến
trường học tập đạt tỷ lệ chuyên cần cao.
5 - 20


6

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

- Trình độ nhận thức tiếp thu của trẻ nhanh phát triển tốt cả thể chất và trí tuệ
- Trẻ biết cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống xung quanh đó là thuận lợi để rèn
luyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn
học.
Bên cạnh những thuận lợi trên cịn gặp một số khó khăn sau.
* Khó khăn:
+ Về phía nhà trường:
- Kinh phí cịn hạn hẹp. Phịng học cịn chật hẹp, học sinh đơng khơng đủ diện
tích sử dụng cho trẻ hoạt động dẫn tới ảnh hưởng rất lớn đến kết quả khi trẻ hoạt
động.
+ Về phiá giáo viên:
- Tuy giáo viên ở nhóm lớp đông nhưng không được đào tạo ngang nhau và mỗi
người có một khả năng riêng vì thế sự nhất qn trong tổ chức hoạt động cũng
gặp khó khăn.

- Hình thức tổ chức hoạt động chưa phong phú đa dạng, chưa gây được hứng thú
đối với trẻ tổ chức còn gò bó dập khn…
- Tài liệu cho giáo viên tham khảo để dạy trẻ hoạt động làm quen văn học còn
hạn chế.
- Xây dựng các góc tun truyền cịn sơ sài đơn giản, phụ huynh chưa nắm bắt
được nội dung của hoạt động làm quen với văn học trong trường mầm non.
+ Về phía phụ huynh:
- Việc trao đổi thơng tin hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh chưa được diễn
ra thường xuyên.
- Đa số phụ huynh đều làm nghề nông nghiệp nên khả năng nhận thức của một
số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng việc cho trẻ đến trường
chỉ là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu.
+ Về phía trẻ:
- Phần lớn là con em nông thôn, nhận thức của trẻ không đông đều, một số trẻ
cịn nhút nhát, khơng tự tin khi tham gia vào các hoạt động, một số trẻ lại quá
hiếu động nên khi hoạt động học chưa tập trung, chú ý …
- Do đặc thù trẻ ở nông thôn nên việc phát âm của trẻ còn nhiều từ ngọng.
- Kỹ năng đọc thơ, kể lại chuyện, đóng kịch, chưa nhập vai được các nhân vật…
và chưa hiểu sâu sắc nội dung các câu chuyện,bài thơ…
- Vốn hiểu biết và cảm nhận, cảm thụ và tiếp nhận các tác phẩm văn học cịn
hạn chế, vốn ngơn ngữ cịn hạn chế trong cách diễn đạt, chưa biết sử dụng từ
ngữ, ngữ điệu, giọng điệu khi giao tiếp...
b. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
6 - 20


7

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”


Từ thực trạng trên qua một thời gian tiến hành quan sát, kiểm tra chất lượng
thực tế của trẻ khi chưa đưa sáng kiến kinh nghiệm vào áp dụng, bước đầu tôi đã
khảo sát kết quả như sau: Tổng số trẻ được khảo sát là 42/42= 100% trẻ.
STT Nội dung đánh giá
Đạt
Chưa đạt
1
Trẻ hứng thú tích cực tham gia 27 = 64,3 %
15 = 35,7 %
hoạt động làm quen văn học
2
Kỹ năng quan sát, chú ý, ghi 22 =
52,4 %
20 = 47,6 %
nhớ có chủ đích .
%
3
Phát triển tư duy và ngơn ngữ 23= 54,8 %
19 = 45,2 %
mạch lạc khi phát âm và trả lời
câu hỏi.
4
Biết chơi các trò chơi trong 30= 71,4%
12= 28,6 %
hoạt động làm quen văn học
theo yêu cầu.
Qua bảng khảo sát tơi nhận thấy rằng trẻ có những kiến thức và kỹ năng
trong hoạt động làm quen văn học chưa đồng đều cịn nhiều hạn chế, tơi đã đưa
ra một số biện pháp sau.
3. Những biện pháp thực hiện

3.1. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực của bản thân.
Muốn có vốn hiểu biết rộng về những kiến thức và kỹ năng trong hoạt động
làm quen văn học để giáo dục truyền tải cho trẻ bản thân tôi luôn phải tự rèn
luyện và bồi dưỡng mình ,tham gia dự giờ học hỏi bạn bè và đồng nghiệp,
thường xuyên trao đổi trong các buổi sinh hoạt chun mơn qua đó để rút ra
kinh nghiệm cho từng tiết dạy về phương pháp, hình thức tổ chức, rút kinh
nghiệm về giọng đọc, kể… để từ đó được nâng cao năng lực chuyên mơn nghiệp
vụ….Thường xun tìm hiểu mọi tài liệu qua tạp chí, sách báo, qua mạng
internet.
Tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn , nghiên cứu và học
tập các chương trình mới do nhà trường, do phịng tổ chức.
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đầu năm
Xây dựng kế hoạch đầu năm học là một việc làm rất quan trọng trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ, dựa vào tình hình thực tế của lớp để xây dựng kế hoạch
giảng dạy, nêu rõ mục đích yêu cầu và các kế hoạch thực hiện cụ thể theo tuần,
tháng, theo kỳ, theo năm học. Sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ
vì đầu năm trẻ mới từ 4 tuổi bước sang 5 tuổi nên trẻ còn bỡ ngỡ với những kiến
thức và kỹ năng cần của độ tuổi 5 tuổi nên cô phải xây dựng kế hoạch đầu năm
từ dễ, đơn giản, đến khó dần.
7 - 20


8

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

Để xây dựng kế hạch đầu năm tốt hơn tôi đã tham khảo một số tài liệu và sách
báo như: Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ
mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Ngồi việc xác định mục đích, u
cầu, cách tiến hành, phương pháp hướng dẫn cịn phải thay đổi hình thức tổ

chức,…Như vậy biện pháp xây dựng kế hoạch đầu năm đã giúp cho tôi thực
hiện tốt hơn trong việc giáo dục dạy trẻ làm quen các tác phẩm văn học thông
qua hoạt động làm quen văn học và trong các hoạt động giáo dục khác trong
ngày.
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao nghệ thuật giảng dạy trong hoạt động làm
quen với văn học:
Để năng cao nghệ thuật giảng dạy thì giáo viên phải có năng lực sư phạm
trình độ chun môn, hiểu tâm lý trẻ .Trong một tiết dạy phần vào bài tuy chiếm
ít thời gian nhưng lại giữ một vị trí quan trọng. Đối với trẻ 5-6 tuổi việc hiểu biết
và cảm thụ được tác phẩm văn học là do cô giáo truyền đạt thông qua giọng kể,
đồ dùng trực quan, qua trị chơi, đóng kich, cao hơn nữa là sáng tạo ra những
vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình góp phần hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện cho trẻ… Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ
cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi
trẻ sự dung động, hứng thú đối với văn học qua nhiều hình thức khác nhau, qua
nhiều thể loại khác nhau, có thể thêm từ, bơt từ nhưng vẫn giữ được nội dung
của câu truyện hay bài thơ.
Hơn nữa muốn trẻ hứng thú tham gia và yêu thích hoạt động làm quen văn
học thì giáo viên phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ như
cách ngồi học đúng tư thế, cách trả lời câu hỏi và nên phân nhóm số trẻ có khả
năng nhận biết nhanh nhẹ, bình thường để tiện theo dõi và có kế hoạch cụ thể để
bồi dưỡng đồng thời kêt hợp với phụ huynh để cùng giáo dục trẻ.
Để năng cao nghệ thuật giảng dạy tôi đã đi sâu vào một số thể loại cụ thể
như:
+ Thể loại kể chuyện sáng tạo.
+ Thể loại đóng kịch.
+ Thể loại đọc thơ diễn cảm.
Ví dụ: Đối với thể loại kể chuyện sáng tạo:
Câu chuyện: Chú thỏ thông minh
Với câu chuyện này cô và trẻ cùng hát và chơi trị chơi, cơ hai kết hợp làm thỏ

chạy vào với sự sợ hãi và cùng cô một dẫn dắt vào câu chuyện “ Chú thỏ thông
minh”. Cô đưa ra một bức tranh về cảnh khu rừng và nhờ các con về các nhóm
và tạo ra những con vật, cỏ cây hoa lá và những chi tiết cho bức tranh được đẹp
8 - 20


9

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

hơn, từ bức tranh cô kể chuyện sáng tạo cho trẻ nghe, hỏi trẻ về câu chuyện và
kể tên nhân vật cô vừa kể,.. Qua đó cơ cũng chuẩn bị ba bức tranh cảnh trong
rừng và chia lớp thành 3 nhóm từ những con vật và sản phảm của các con trong
bức tranh của cơ các con có thể tạo tành bức tranh của nhóm mình và cho từng
nhóm kể sáng tạo và đặt tên cho bức tranh của mình, 3 bức tranh sáng tạo của trẻ
cô lại kể sáng tạo và đặt tên cho câu chuyện bằng những tình tiết thêm bớt
nhưng nội dung, cốt chuyện vẫn khơng thay đổi.

Hình ảnh: Trẻ kể chuyện sáng tạo tiết làm quen văn học
Qua đó giúp trẻ hiểu hơn về câu chuyện, trẻ có sáng tạo trong cách tiên tưởng.
* Đối với thể loại day trẻ đọc thơ diễn cảm
Ví dụ: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm: “Hoa kết trái”.
Có thể cho trẻ mở hộp q với những hình ảnh về các lồi hoa, hỏi trẻ liên
tưởng đến bài thơ gì?.Trị chuyện với trẻ qua các hình ảnh trong hộp quà, cho trẻ
đọc bài thơ mà trẻ liên tưởng khi đọc cô cho trẻ nhập vai luôn và thể hiện điệu
bộ, cử chỉ, với mỗi câu, mỗi bạn là một loại hoa, qua đó trẻ vừa được thể hiện,
vừa nghi nhớ và được cảm nhận bài thơ hay hơn với nhiều nhình thức đọc theo
nhóm, đọc nối tiếp nhau.…

9 - 20



10

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

Hình ảnh: Một số loại hoa.
Như vậy tùy thuộc vào bài thơ hay câu truyện mà cơ có thể thay đổi nghệ
thuật, hình thức dẫn dắt khác nhau để thu hút và lôi cuốn tạo hứng thú cho trẻ.
Vậy biện pháp nâng cao nghệ thuật giảng dạy trong hoạt động làm quen
với
văn học cũng rất là quan trọng để giúp trẻ tiếp thu học hỏi nhập vai, sáng tạo
.Qua các tác phẩm văn học.
3.4 .Biện pháp 4: Xây dựng môi trường lớp học để trẻ được hoạt động
làm quen văn học.
Xây dựng môi trường lớp học tôi luôn hướng tới xây dựng môi trường làm
sao để lấy trẻ làm trung tâm. Trong đó xây dựng mơi trường lớp học thì có mơi
trường trong lớp và mơi trường ngồi lớp học. Với trẻ mầm non “trẻ học mà
chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức.Vì vậy việc tạo cơ
hội cho trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường thân thiện, trẻ sẽ phát triển
tồn diện ….Mơi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen
thuộc. Luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ với trẻ. Các góc hoạt động
chính được duy trì thường xuyên: Góc xây dựng, góc học tập, góc phân vai, góc
nghẹ thuật... Trong đó những góc chính được tách ra thành các nhóm góc nhỏ để
trẻ dễ hoạt động. Nhưng quan trọng tôi vẫn dành một mảng tường làm góc mở
cho “Bé làm quen văn học”. Với đầy đủ thơ, chuyện, tạp chí, báo...phong phú và
đa dạng.
10 - 20



11

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

Hình ảnh: Góc bé kể chuyện theo tranh.
Ngồi xây dựng mơi trường trong lớp học thì việc xây dựng mơi trường
ngồi lớp học cũng rất cần thiết , nó cịn là yếu tố góp phần tích cực trong hoạt
động nâng cao chất lượng giáo dục trẻ làm quen văn học do đó tơi cũng rất quan
tâm tới để xây dựng môi trường lớp học bên ngoài bằng cách làm bảng truyên
truyền những điều phụ huynh cần biết và để một mảng nhỏ để trun truyền
những hình ảnh, những bài thơ câu chuyện cơ dạy ở lớp để cho phụ huynh biết.

Hình ảnh: Bảng tuyên tryền những điều phụ huynh cần biết.
qua đó có thể thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ, trẻ sẽ không thấy nhàm
chán, trẻ tiếp thu được kiến thức.
5.5. Biện pháp 5: Lồng ghép, tích hợp dạy trẻ làm quen văn học trong một
11 - 20


12

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

số hoạt động học khác.
Việc lồng ghép tích hợp dạy trẻ làm quen với văn học vào trong các hoạt động
học khác cũng rất là tốt và cần thiết tất cả đều hướng vào sự phát triển tồn diện
của trẻ như:
*Lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen văn học thông qua hoạt động làm
quen với tốn.
* Lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen văn học thông qua hoạt động làm

quen chữ viết.
* Lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen văn học thơng qua hoạt động tạo
hình.
*. Lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen văn học thông qua hoạt động học âm
nhạc.
VD: Lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen văn học thơng qua hoạt động
làm quen với tốn.
Để giúp trẻ hiểu và hứng thú vào giờ hoạt động làm quen với tốn thơng qua
việc trị chuyện, đàm thoại, quan sát, trị chơi…thì việc kết hợp lồng ghép, tích
hợp sử dụng văn học trong giờ học góp phần tạo cho trẻ cảm xúc với các bài học
các để tài khac nhau .
Qua đề tài: “Đếm và nhận biết chữ số 7” Yêu cầu trẻ là trẻ đếm số lượng của
mỗi nhóm q và người tơi đã chọn câu truyện “ Gấu con chia quà” để tích hợp
vào bài này. Như vậy tơi đã vào bài rất nhẹ nhàng và có thể bằng câu chuyện đó
tơi có thể xun suốt cả bài dạy, nó sẽ giúp trẻ hứng thú ghi nhớ hơn khi vừa
được đếm lại vừa nhớ lại tên nhân vật trong truyện, nội dung câu chuyện…

Hình ảnh: Trẻ được làm quen văn học qua hoạt động làm quen với tốn
Ngồi ra nhiều bài dạy khác cũng vậy ở đây chúng ta không nên dừng lại ở phần
kể chuyện tiếp mà kể chuyện để nắm thêm nội dung thông qua đề tài dạy đó.
VD: Lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen văn học thơng qua hoạt
động tạo hình.
Như vậy văn học có thể lồng ghép tích hợp vào được rất nhiều hoạt động học
12 - 20


13

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”


trong đó có hoạt động học tạo hình. Tích hợp vào hoạt động tạo hình bằng cách
khi vào bài làm giúp cho tơi hướng trẻ vào bài dễ dàng hơn, nhẹ nhàng, trẻ hào
hứng, nhận biết bài nhanh hơn đồng thời trẻ sẽ tạo ra được những sản phẩm đẹp.
Qua Đề tài : Vẽ: Cây ăn quả, khi vào bài tôi cho trẻ đọc bài thơ “Ăn quả” và
hỏi trẻ về nội dung bài thơ có nhắc đến những loại quả gì để hướng cho trẻ vẽ
những loại cây đó…

Hình ảnh: Trẻ làm quen văn học qua hoạt động tạo hình.
6.6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với
văn học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ làm quen văn học rất có ích cho cô
và mang lại hiệu quả trên trẻ. Hiện nay với việc thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới việc cho trẻ tiếp xúc với các phương tiện thông tin, công nghệ
mới là việc làm rất cần thiết để giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng trong hoạt động
làm quen với văn học. Do vậy khơng chỉ địi hỏi người giáo viên có những kỹ
năng sư phạm cần thiết và phương pháp giảng dạy …mà cơ giáo cịn phải cịn
cho trẻ làm quen với văn học thơng qua vi tính, máy chiếu…
Cô giáo phải biết xây dựng bài giảng điện tử bằng các sile trình chiếu và phải
kết hợp hình ảnh, hiệu ứng, âm thanh phù hợp. Phải biết vào các trang như:
Youtobe.com, truyện cổ tích, thơ, truyện dân gian để có thể tìm được các tài liệu
phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng máy tính, làm hiệu ứng với hình
ảnh động, vi deo clip…kết hợp với các phần mềm…để sử dụng trong bài dạy.
Ví dụ: Truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn”. Tơi đã tìm hình ảnh minh
họa và ghép vào để làm thành các sile theo nội dung câu truyện để kể và trình
chiếu cho trẻ xem. Tơi có thể chơi trị chơi “ Ô cửa bí mật”. Trên máy tính trẻ
13 - 20


14


“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

dùng chuột để mở lần lượt các ơ cửa, xuất hiện các hình ảnh trong câu chuyện,
trẻ nhớ và khắc sâu tính cách nhân vật đạt kết quả cao hơn trong hoạt động học.

Hình ảnh : Một số hình ảnh trong truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”.
7.7. Biện pháp 7: Dạy trẻ làm quen với hoạt động giáo dục văn học ở mọi lúc,
mọi nơi.
Qua hình thức giáo dục trẻ làm quen văn học mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ cảm
nhận, hiểu rõ hơn về những tác phẩm văn học một cách hợp lý, trẻ nhớ lâu hơn,
bằng hình thức dạy trên tiết học thơi thì khơng có kết quả cao được. Nên hình
thức dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi để bồi dưỡng thêm cho trẻ và giúp trẻ rèn luyện
sâu hơn về các kỹ năng phát triển ngôn ngữ, nhân cách , phát triển toàn diện mọi
mặt cho trẻ rất cần thiết như:
+ Trẻ được hoạt động làm quen văn học qua các đợt thăm quan trải nghiệm.
+ Trẻ được làm quen văn học qua hoạt động ngoài trời.
+ Trẻ được làm quen văn học qua hoạt động góc.
+ Trẻ được làm văn học qua hoạt động rửa tay, giờ ăn, giờ ngủ.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngồi trời.
Cho trẻ chơi, quan sát thời tiết, cảnh vật xung quanh và trò chuyện với trẻ
nhiều hơn như: Con thấy thời tiết hơm nay thế nào? Nếu đi ngồi nắng có nắng
hay mưa thì phải làm gì? Nắng mưa có lợi hay có hại gì cho chúng ta khơng?
Trời mưa rào xong thường hay có hiện tượng gì? Để cho trẻ nhớ lại đuợc tên bài
thơ : “ Cầu vồng” ,và bài “ Nắng” , “Mây và gió” có thể cho trẻ đọc lại các bài
thơ và làm một số động tác minh họa….Hay qua các trò chơi dân gian, đọc vè,
ca dao, trẻ chơi trị chơi “Mèo đuổi chuột” tơi cho trẻ vừa chơi vừa đọc bài thơ:
“Mèo đuổi chuột”
14 - 20



15

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

Hình ảnh: Trẻ đang chơi trò chơi mèo đuổi chuột.
Như vậy hoạt động làm quen văn học ở trong giờ hoạt động ngoài trời
không chỉ cung cấp những kỹ năng sống hàng ngày cho trẻ mà cịn củng cố phát
triển ngơn ngữ, phát triển quan hệ tình cảm xã hội, giao tiếp ……
*Trong giờ hoạt động góc.
Thơng qua các giờ hoạt động góc cũng là biện pháp rất cần thiết để giúp trẻ
nâng cao khả năng cảm thụ văn học, tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học phải diễn ra thường xuyên, nên ngay đấu năm học nhà trương đã trang
bị cho các lớp những quyển truyện tranh, tạp chí. Ngồi ra tơi cịn sưu tầm thêm
các sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ để xây dựng một “Góc truyện
tranh” mang nội dung văn học tại góc này trẻ được xem và quan sát. Sau đó tôi
sẽ kể cho trẻ nghe các câu truyện trong chương trình và hướng dẫn trẻ tri giác
các tranh truyện đó để giúp trẻ dần dần có thể nhìn tranh kể lại theo nội dung
các tranh đó. Tất nhiên lúc đầu trẻ kể chuyện theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung
câu chuyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu truyện mà trẻ tri giác.Trẻ
có thể tự lấy và đọc kể theo cách hiểu riêng của mình.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc tơi thực hiện cho trẻ chơi ở góc làm quen văn
học tơi treo tranh lên cho trẻ quan sát. Cụ thể trong chuyện “ Ai đáng khen
nhiều hơn”, chuẩn bị 3 mũ thỏ, mũ thỏ mẹ , mũ thỏ anh , mũ thỏ con , mỗi mũ
một màu để gây cho trẻ ham thích, và trẻ chơi có thể lấy mũ đội và phân nhau
đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện này, và tơi có thể chơi cùng trẻ để hướng
15 - 20


16


“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

dẫn cho trẻ nhắc lại lời của nhân vật khi mà trẻ quên…
Vậy để trẻ hứng thú hơn khi chơi ở các góc,t ôi thường xuyên đi đến các góc
chơi cùng hoạt động với trẻ như ở góc văn học hướng dẫn trẻ cùng mở sách để
đọc thơ, kể truyện.
Ngoài ra phương pháp này còn nhằm phát triển ở trẻ kỹ năng mở, cầm sách,
lật trang đúng theo thứ tự và có ý thức giữ gìn bảo vệ sách, cất sách đúng nơi
gọn gàng ngăn lắp theo cơ.

Hình ảnh: Trẻ đang làm quen văn học trong giờ hoạt động góc.
Như vậy việc cho trẻ xem tranh đọc truyện theo tranh ở góc tranh truyện
chủ yếu giúp trẻ tiếp xúc với sách giúp trẻ hứng thú hơn khi được cảm nhận
bằng chính tri giác của mình.
8.8. Biện pháp 8 : Kết hợp với phụ huynh học sinh.
Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ là
vô cùng quan trọng và cần thiết ngoài những kiến thức cơ bản, những kỹ năng
sống, khả năng học tập ,nhận thức của trẻ và đặc biệt là công tác cùng phụ
huynh kết hợp để giáo dục trẻ học tốt hơn hoạt động làm quen văn học.
Nên ngay từ đầu năm học những buổi họp phụ huynh,đặc biệt là buổi họp
phụ huynh đầu năm học,ngồi các nội dung của cuộc họp tơi cịn tuyên truyền
cho phụ huynh biết được tầm quan trọng của chương trình giáo dục mầm non
đối với trẻ mẫu giáo có rất nhiều các hoạt động học trong đó có hoạt động làm
quen văn học cũng rất quan trọng thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ, quan hệ tình cảm xã hội ,phát triển nhân cách trẻ…..
Ngồi việc tuyên truyền với phụ huynh qua buổi họp đầu năm và hàng ngày
khi phụ huynh đưa đón trẻ đến lớp ra thì tơi cịn tun truyền với phụ huynh
bằng nhiều hình thức khác như: Chú ý đến cả bảng tuyên truyền phải đẹp sắp
xếp các nội dung một cách khoa học và phải thay đổi theo tháng theo sự kiện để
làm sao phải lôi cuốn được sự chú ý của phụ huynh. Bảng tun truyền nên có

những hình ảnh bài thơ câu chuyện,bài ca dao …phù hợp để phụ huynh có thể
16 - 20


17

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

xem nội dung ở lớp cơ dạy gì để về nhà cho trẻ ôn luyện lại….
Do vậy tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác giáo
dục trẻ là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Bởi chỉ có làm tốt
cơng tác tun truyền, tơi mới nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của quý bậc phụ
huynh đồng thời cũng thông qua công tác này, phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm
quan trọng của việc giáo dục làm quen tác phẩm văn học cho con trẻ khơng phải
chỉ ở lớp mà cịn ở cả gia đình nữa.
4. Kết quả thực hiện:
Sau một năm thực hiện đề tài tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
* Về phía nhà trường
Nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi về cơ sở vật chất mua đủ các đồ
dùng theo thông tư 02 và các trang thiết bị khác. Nên tôi đã đạt được những kết
quả đáng kể trong đề tài này.
* Về phía giáo viên:
Bản thân tơi được trau dồi kiến thức và có thêm những kinh nghiệm trong
việc giáo dục trẻ. Tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy cho trẻ làm quen các tác
phẩm văn học và nâng cao được trình độ chuyên mơn nghiệp vụ....
* Về phía phụ huynh:
- Cha mẹ coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ.
- Các bậc cha mẹ đã có thói quen phối hợp chặt chẽ với cơ giáo trong việc dạy
trẻ làm quen văn học, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thơng qua
bảng thơng tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp.

- Phụ huynh ủng hộ cho trẻ rất nhiều đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động
học làm quen với văn học như: tranh ảnh, tạp chí, sách báo minh họa ….
- Cha mẹ tin tưởng vào kết quả giáo dục của cơ giáo.
* Về phía trẻ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động phát biểu ý kiến, kể chuyện, đóng kịch…
- Trẻ có ý thức trong giờ học, biết giữ gìn các sản phẩm của hoạt động làm quen
với văn học như: tranh ảnh, các nhân vật, con rối....
- Vốn từ được mở rộng, phát âm chính xác, trẻ nói rõ ràng mạch lạc hơn, nói câu
đầy đủ nghĩa, biết phân biệt một số ý nghĩa của một số từ.
- Kinh nghiệm sống của trẻ được mở rộng phong phú, biết ứng xử, gần gũi, biết
chia sẻ cảm xúc.... với mọi người xung quanh.
-Trẻ biết kể chuyện theo tranh ,theo trí nhớ , đã biết tham gia đóng kịch thể hiện
vai diễn của mình tốt hơn.
Cụ thể đây là bảng kết quả đối chứng lúc chưa thực hiện và sau khi đã
thực hiện xong một số biện pháp.(Với tổng số trẻ là 42 trẻ )
17 - 20


18

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”
Kết quả
TT

1

2

Nội dung
Đánh giá


Trẻ hứng thú tích cực
tham gia hoạt động
làm quen văn học

Đạt
Số
Trẻ

Tỷ lệ

Số
Trẻ

Tỷ lệ

Đầu năm

27

64,3 %

15

35,7 %

Cuối năm

39
Tăng

12 trẻ

93 % 3
Giảm
28,5 %
12 trẻ

22

52,4 %

20

47,6 %

40
Tăng
18 trẻ
23
39

95 %
42,8
%
54,8 %
93 %

2
Giảm
18 trẻ

19
3

5%
42,8
%
45,2%
7%

So sánh
Đầu năm

Kỹ năng quan sát, chú Cuối năm
ý,ghi nhớ có chủ đích
So sánh
3

Chưa đạt

7%
28,5 %

Đầu năm
Phát triển tư duy và
Cuối năm
ngơn ngữ mạch lạc
Tăng
Giảm
khi phát âm và trả lời
So sánh

38 %
38 %
16 trẻ
16 trẻ
câu hỏi
30
71,4 % 12
28,6 %
Biết chơi các trò chơi Đầu năm
Cuối năm
42
100 % 0
0%
4
trong hoạt động làm
Tăng
Giảm
28,5
quen văn học theo
So sánh
28,5 %
12 trẻ
12 trẻ
%
yêu cầu.
Nhìn vào bảng đánh giá trên ta thấy kết quả nhận thức của trẻ trước khi
thực hiện đề tài và sau khi áp dụng đề tài đã tăng lên rõ rẹt.Trẻ hứng thú nghe kể
chuyện và phát triển tốt hơn về ngôn ngữ và đặc biệt trẻ được tìm hiểu, khám
phá về các tác phẩm văn học ....
5. Bài học kinh nghiệm.

Từ kết quả nêu trên qua một năm thực hiện đề tài bản thân tôi rút ra được
một vài kinh nghiệm khi giáo dục cho trẻ làm quen văn học đó là.
- Xây dựng kế hoạch đầu năm sát với thực tế của lớp.
- Phải nghiên cứu tiết dạy, soạn giáo án, chuẩn bị đầy đủ, ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong tiết dạy… Phải luyện giọng đọc kể diễn cảm phối hợp với
ánh mắt cử chỉ điệu bộ minh họa phù hợp nội dung tác phẩm để nhằm thu hút sự
chú ý tập trung của trẻ.
- Giáo viên phải biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh.
- Phải thường xuyên thay đổi nghệ thuật và thủ thuật lên lớp, sử dụng các hình
thức tích hợp, lồng ghép, khơng q lạm dụng, không dập khuân cứng nhắc.
- Là một cô giáo Mầm non chúng ta cần phải biết yêu thương, che chở và tôn
18 - 20


19

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

trọng trẻ, phải u nghề, mến trẻ, say mê tìm tịi sáng tạo những biện pháp day
học phù hợp với trẻ của lớp mình, sáng tạo trong các cách làm đồ dùng đồ chơi,
trang trí mơi trường lớp học, phù hợp với độ tuổi trẻ.
- Cơ phải có hướng phấn đấu bồi dưỡng năng lực,trình độ chun mơn vững
vàng để dạy trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi.
- Công tác này sẽ đạt được hiệu qủa cao hơn khi có sự tham mưu của Ban Giám
Hiệu nhà trường,sự phối hợp của các giáo viên trong cùng lớp, của các bậc cha
mẹ học sinh.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận :
Qua việc giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi được làm quen văn học

trong chương trình
tơi đã rút ra một số kết luận sau:
Việc dạy trẻ làm quen văn học là một hoạt động học hết sức quan trọng qua
hoạt động hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, hình thành thói quen đọc
kể diễn đạt và chơi các trị chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy, ghi nhớ và
kỹ năng sống, phát triển toàn diện các lĩnh vực cho trẻ: Và qua các bài thơ, câu
truyện, bài vè, đồng da, ca dao cô dạy cho trẻ, trẻ biết yêu cái đẹp của thiên
nhiên, con người, quê hương, đất nước…đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu
tiên về cuộc sống xung quanh…..
Để có những kiến thức, kỹ năng tốt để dạy cho trẻ làm quen văn học đạt được
kết quả tốt nhất thì người giáo viên cần:
+ Giáo viên có trình độ chun mơn vẵng vàng, tâm huyết với nghề.
+ Có nghệ thuật tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với văn học sáng tạo trong
bài dạy, ln tìm tịi và kiên trì để tìm ra phương pháp dạy đổi mới.
+ Giáo viên phải có hiểu biết lồng ghép hoạt động làm quen với văn học với các
hoạt động học khác.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường
và xã hội.
2. Các đề xuất và kiến nghị:
Qua một năm thực hiện đề tài,ngồi những thuận lợi, tơi gặp phải một số khó
khăn nhất định, tơi có một vài kiến nghị.
- Đối với nhà trường:
+ Tạo điểu kiện cho giáo viên được tham quan học hỏi ở các trường bạn để
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, được dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
19 - 20


20


“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học ”

+ Mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị học tập và vui chơi cho cô và trẻ:
Như một số tài liệu, tạp trí, tuyển tập thơ truyện, bộ rối ,trang phục đóng kịch...
- Có các biện pháp kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng đọc thơ, kể
chuyện, đóng kịch cho đội ngũ giáo viên.
- Đối với Phịng giáo dục:
+ Thường xuyên xây dựng kiến tập dự giờ chuyên đề “Làm quen văn học” để
tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa.
+ Tiếp tục tổ chức học bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên vào dịp hè, và qua
những tiết kiến tập....
+ Đầu tư thêm các trang thiết bị như: màn ti vi, máy tính, máy chiếu, sân khấu
rối, tranh chuyện minh họa, trang phục rối ......để trẻ đươc hoạt động làm quen
với văn học thuận lợi hơn….
Trên đây là một số biện pháp của tôi khi thực hiện đề tài: “ Một số biện
pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động học làm quen văn học” áp dụng cho trẻ
ở trường mầm non tiên phong, Kết quả tuy chưa như mong muốn nhưng cũng
đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào cơng cuộc chung cùa ngành giáo dục
trong việc tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động nói
chung và hoạt động làm quen văn học nói riêng cho trẻ, theo chương trình mầm
non mới, đặt nền móng cho sự hình thành phát triển trẻ sau này. Rất ong được sự
đóng góp, giúp đỡ của hội đồng khoa học các cấp để tơi hồn thiện đề tài của
mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn những đóng góp của các cấp lãnh đạo các đồng
chí giáo viên và BGH nhà trường.
Ba vì, ngày 1 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là bài sáng kiên kinh nghiệm của tôi viết, không sao
chép nội dung của người khác.

20 - 20




×