Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

skkn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.47 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi”. Tác giả sáng kiến : Nguyễn Thị Luyên Chủ
sở hữu sáng kiến :Trường mầm non Tân An
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn Sáng kiến
Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo
dục phát triển vận động cho trẻ là một việc làm vô cùng cần
thiết. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ góp phần vào việc
phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ có cơ thể
phát triển hài hồ,cân đối, phát triển ở trẻ tố chất nhanh, bền,
dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của
trẻ em Việt Nam .
Từng bước chuẩn hóa, đầu tư xây dựng các mơ hình điểm
về mơi trường hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ
cho các trường thí điểm.
- Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
thông qua các hoạt động giáo dục trong các cơ sở GDMN.
- Chú trọng việc giáo dục phát triển vận động của trẻ. Tăng
cường thời lượng vận động cho trẻ.
- Tăng cường các hệ thống bài tập vận động giúp trẻ mạnh
dạn - tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, khỏe mạnh.
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận
động, tăng cường tính độc lập, tự chủ của trẻ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của cha mẹ,
cộng đồng, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã
hội cùng chăm lo giáo dục phát triển vận động cho trẻ .
Với tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận động



trên nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu:: “Một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
1.2. Điểm mới trong Sáng kiến
Qua việc nghiên cứu: “Một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi” bản thân tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, không
chỉ trên lý luận mà đặc biệt là trên thực tiễn .Tôi thiết nghĩ rằng,
khi áp dụng đề tài này, trẻ sẽ hứng thú, tích cực tham gia hoạt
động, có một thể lực tốt .Điều đó có ảnh hưởng khơng nhỏ đến
việc chăm sóc giáo dục của nhà trường, phong trào học tập của
nhà trường được phụ huynh ngày càng tin tưởng,chất lượng
giáo dục nói chung,của hoạt động phát triển thể chất nói riêng
có những bước phát triển nổi trội hơn.Qua đó, sự phát triển kỹ
năng vận động của trẻ ngày càng tốt hơn
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
* Thuận lợi:
Tân An là một địa phương có truyền thống hiếu học,
cùng với sự quan tâm của đảng, chính quyền địa phương, nhân
dân nhân thức rõ tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường
đúng độ tuổi, tạo điều kiện cho con em đi học.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết
với nghề nghiệp, ln đồn kết thống nhất, ln tạo điều kiện
thuận lợi để giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt
chuyên môn, chuyên đề phát triển vận động cho trẻ và thực
gành luyện tập.
Được sự quan tâm giúp đỡ của phòng GD & ĐT Yên



Dũng, các cấp lãnh đạo của địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình
của phụ huynh học sinh đã ủng hộ kinh phí nhà trường mua
sắm đầu đĩa DVD, tăng âm loa đài, góp phần vơ cùng thuận lợi
cho việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng và cho trẻ các độ tuổi trong tồn
trường nói chung.
* Khó khăn:
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong trường mầm non là việc làm hằng ngày của giáo viên khi
trực tiếp dạy dỗ các cháu.Xong khi thực hiện phát triển vận
động cịn gặp một số khó khăn hạn chế sau:
- Trường chưa có khu trường tập chung.
- Một số giáo viên còn hạn chế trong việc sáng tạo các
động tác tập luyện kết hợp với nhạc cho trẻ mghe và thực hành
luyện tập. Khả năng xây dựng kế hoạch và sự sáng tạo của một
số giáo viên còn hạn chế, chưa biết lựa chọn các bài tập vận
động phù hợp với chủ đề.
2.2. Các giải pháp
* Đối với nhà trường
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, phương pháp dạy cho giáo
viên mầm non.
- Điều tra khảo sát thực trạng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ ở các lớp.
- Phát huy tinh thần tự giác tích cực, lịng yêu nghề ,sự sáng
tạo của giáo viên ,sự phối hợp của phụ huynh hoc sinh .
- Đưa các nội dung giáo dục thể chất, thói quen tốt trong ăn
uống vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an tồn thơng qua
các trị chơi vận động tiết học, hoạt động ngoài trời vào kế



hoạch giáo dục năm học của nhà trường và kế hoạch chủ đề
của giáo viên.
- Nhà trường tích cực tham mưu đầu tư tu sửa cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho phát triển vận động.
-Tổ chức hội thi: “Bé khỏe bé ngoan” nhằm tuyên truyền với
các bậc phụ huynh, giáo viên về giáo dục phát triển vận động.
- Đánh giá kết quả sau mỗi giai đoạn để rút kinh nghiệm và
có kế hoạch bổ sung.
*Đối với giáo viên
- Xây dựng và lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện cụ
thể của từng lớp, của nhà trường.
- Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho
trẻ vận động
- Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt
động trong trường mầm non theo chương trình GDMN mới.
- Duy trì hoạt động thể dục buổi sáng, các hoạt động dạo
chơi quan sát.Tích hợp lồng ghép giáo dục phát triển vận động
vào các hoạt động hàng ngày của trẻ như: giờ đón trẻ, thể dục
sáng, hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngồi trời…
- Mỗi giáo viên phải ln ln đổi mới hình thức, đổi mới
phương pháp tổ chức hoạt động , tích cực sáng tạo trong việc
lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng
chủ đề.
- Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với
các hoạt động ngoại khóa cho trẻ .
-Giáo viên cần tích cực sưu tầm, làm mới nhiều đồ dùng đồ
chơi phục vụ cho hoạt động phát triển vận động.Ví dụ như:
thang leo bằng dây chạc, quả cịn, túi cát,cột còn,…



* Công tác tuyên truyền
- Tổ chức quán triệt các nội dung hướng dẫn thực hiện
chuyên đề tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà
trường, các bậc phụ huynh.
- Nâng cao nhận thức mục đích tầm quan trọng của chuyên
đề kết hợp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự
quan tâm, đóng góp ủng hộ nhà trường đầu tư thiết bị, đồ chơi
phát triển vận động cho trẻ mầm non và phối hợp với nhà
trường trong việc hình thành một số thói quen tốt trong ăn
uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an tồn, những thói
quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ trong đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh.
- Lựa chọn các hình thức tuyên truyền như:
+ Tổ chức ngày hội, ngày lễ có lồng ghép các nội dung về
phát triển vận động cho trẻ;
+ Tổ chức các hội thi: Bé khéo tay, Bé vui khỏe…;
+ Tổ chức các tiết mẫu dạy phát triển vận động cho trẻ
trong năm học, tổ chức hoạt động dạy chuyên đề, để thu hút
phụ huynh tham gia. Nhằm tuyên truyền sâu, rộng tới phụ
huynh và cộng đồng xã hội.
* Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non
Tạo môi trường học tập:
- Sắp xếp các góc chơi hợp lí, phù hợp với độ tuổi. Tạo
khoảng khơng gian rộng rãi, an tồn cho trẻ tự do vận động.
Đầu tư đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho việc phát triển
vận động của trẻ ở góc chơi. Bổ sung các loại đồ chơi tự tạo
phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng hỗ trợ phát
triển các nhóm cơ nhỏ cho trẻ.



- Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ phát triển vận động cho trẻ hợp
lí hấp dẫn trẻ tham gia vào hoạt động.
Tổ chức các hoạt động học :
- Lựa chọn các bài tập thể dục sáng, bài tập phát triển
chung, trò chơi vận động, các vận động cơ bản phù hợp với nội
dung chương trình, thiết kế tổ chức các hoạt động phù hợp với
từng chủ đề và lĩnh vực giáo dục phát triển
- Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo
dục, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ
phẩm chất tự tin, phát triển tố chất kĩ năng nhanh ,mạnh,
khéo, bền trong mọi hoạt động
- Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ,
chú trọng rèn cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống , ngủ đúng
giờ, giữ gìn vệ sinh cá nhân , giữ gìn sức khỏe và an toàn.
Tổ chức các hoạt động ngoài lớp học :
- Quy hoạch khu vui chơi sạch sẽ cho trẻ tại sân trường, đảm
bảo diện tích cho trẻ hoạt động . Tạo cho trẻ một sân chơi
bằng phẳng, sạch sẽ, an tồn, có cây xanh bóng mát.
- Trang sắm các thiết bị đồ chơi phong phú về chủng loại,
phát huy tính năng sử dụng của các loại đồ chơi này .
- Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, để trẻ được
vận động trong bầu khơng khí trong lành, dễ chịu...
- Tổ chức thường xuyên các cuộc thi giữa các nhóm lớp
qua các trị chơi vận động các bài tập mang tính tập thể .
3. Phần kết luận: :
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của Sáng kiến
*Ý nghĩa
- Việc nâng cao chất lượng giáo dục chất lượng giáo dục cho



trẻ 5-6 tuổi góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển
cân đối, hài hịa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ.
- Rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố chất
nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong
không gian.
- Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả
năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng,
đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với
hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ
luật, tính kiên trì, tinh thần tập thể, lịng dũng cảm, tự tin và
khả năng tự quản, tự lập cho trẻ.
- Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết
cho trẻ ngay từ khi cịn nhỏ…
- Thơng qua việc áp dụng “Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi” tại nhóm lớp tơi phụ trách, mà kết quả đã đạt như
sau:
Đối với Giáo Viên:
- 100% giáo viên nắm được mục đích, yêu cầu phát triển vận
động cho trẻ trong trường mầm non.
- 100% giáo viên biết khai thác, xây dựng kế hoạch giáo dục
thể chất cho trẻ theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với
điều kiện thực tế của địa phương.
- 90-100% giáo viên nắm vững các phương pháp giáo dục
thể chất, đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ.
- 80- 90% giáo viên biết đổi mới phương pháp giảng dạy,
sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện giáo dục phát triển vận
động cho trẻ.



Đối với trẻ:
- Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hịa về hình thái và
chức năng của cơ thể của trẻ. Phát triển các tố chất nhanh,
mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong khơng
gian.
- Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý
thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự
tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát
huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp
ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ
tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển
trẻ em năm tuổi:
- Tổ chức các hoạt động phát triển vận động giúp trẻ phát
triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo
léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia
vào hoạt động phát triển thể lực; khả năng sử dụng một số đồ
dùng trong vui chơi, học tập, sinh hoạt. Hình thành một số hiểu
biết về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển
cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
Đối với các bậc cha mẹ:
- Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh, làm chuyển
biến nhận thức của phụ huynh trong việc phát triển vận động
cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, huy động phụ huynh hỗ trợ nhà
trường đóng góp cơng sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết
bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.
- Cha mẹ ln coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các
hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường.
- Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ



với cô giáo trong việc rèn trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều
hình thức thơng qua bảng thơng tin dành cho cha mẹ, bảng
đánh giá trẻ ở lớp; số lượng phụ huynh học sinh tham gia đông
hơn kết quả lượng phụ huynh dự họp vừa qua ở các lớp đều đạt
trên 80%.
- Các bậc cha mẹ hiểu rõ và nắm vững cách chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục trẻ theo đúng đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
thông qua các hình thức tuyên truyền của giáo viên và nhà
trường…
*Phạm vi áp dụng:
- Đề tài này tôi nghiên cứu và ứng dụng tại lớp 5-6 tuổi
mà tôi phụ trách, ứng dụng trong trường và trong các kì thi,
sinh hoạt chun mơn được đồng nghiệp tham khảo và học tập,
qua đây tôi đã đúc rút được và sáng tạo thêm cho bản thân.
- Theo tôi nghĩ từ đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi” này ta cịn có thể ứng dụng vào tất cả các
hoạt động khác trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Qua nghiên cứu tìm hiểu “Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi” cho trẻ ở lớp tôi phụ trách tôi đưa ra một số kiến nghị
sau:
Về phía Sở giáo dục: Đề nghị với Sở giáo dục mở các lớp bồi
dưỡng chuyên môn tại các huyện để giáo viên được học tập và
nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
mầm non;quan tâm hỗ trợ kinh phí cần thiết cho phục vụ chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non.



Về phía Phịng giáo dục: Đề nghị Phịng giáo dục tổ chức
cho Ban giám hiệu và giáo viên nòng cốt thăm quan học hỏi
kinh nghiệm để năng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho
cán bộ giáo viên.
Về phía nhà trường: Đề nghị BGH nhà trường quan tâm hơn
nữa về mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
môn học, quan tâm chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ.Nhà trường tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức tốt các hoạt động ni
dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo thời gian biểu của nhà
trường đã đưa ra.Nhà trường tập huấn cho giáo viên hiểu rõ và
nắm chắc kiến thức về giáo dục phát triển vận động , các kỹ
năng tổ chức hoạt động phát triển vận động ,tổ chức nhiều hoạt
động nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với
gia đình để giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Về phía giáo viên: Nghiên cứu kỹ cách tổ chức,phương pháp
giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo hướng đổi mới để trẻ
có kỹ năng vận động tốt.Từ đó, trẻ phát triển một cách toàn
diện,phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ.
Giáo viên cần thường xuyên đổi mới phương pháp giáo dục trẻ
để việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ đạt hiệu quả cao.
Rất mong ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo dục, sở
giáo dục xem xét kiến nghị của tôi để đáp ứng yêu cầu của hầu
hết cán bộ giáo viên Mầm non để chúng tôi giảng dạy tốt hơn,
đạt hiệu quả cao hơn trong công tác chăm sóc giáo dục nói
chung và giáo dục phát triển vận động cho trẻ nói riêng.




×