Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỷ năng sống cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 25 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi
lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày,
kỹ năng sống bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng không phải chỉ là những kỹ năng
để sống mà là công cụ để một người đạt đến thành công trong cuộc sống cá
nhân, công việc và cuộc sống xã hội và cách mỗi người sử dụng công cụ ấy sẽ
tạo ra sự khác biệt.
Kỹ năng sống, hiểu theo cách cụ thể hơn là cơng cụ để tối ưu hóa tính khí
của mỗi người, giúp cho họ làm chủ bản thân, biết điều tiết các nhu cầu và
nguyện vọng của chính mình và hoạch định con đường đi riêng để đạt đến thành
công.
Mọi người lớn đều bắt đầu từ những đứa trẻ. Và mọi đứa trẻ đều lớn lên
thông qua các trải nghiệm và thích nghi. Khi chúng ta cịn nhỏ, chúng ta được
trải nghiệm cuộc sống một cách đầy đủ và phóng khoáng, những cú ngã chảy
máu, những nồi cơm cháy khét, những trò chơi trận giả… là thứ giúp chúng ta
lớn lên, dễ thích nghi, dễ hợp tác và dễ điều chỉnh bản thân.
Đối với trẻ Mầm non, chúng ta muốn con trẻ lớn lên trở thành những con
người tốt, sống có sức khỏe, bản lĩnh, có đủ phẩm chất và năng lực làm việc,
trước hết chúng ta phải nhìn nhận lại bản thân mình trước khi dạy trẻ: bản thân
chúng ta cần gì? thiếu gì? dựa vào cái gì để thành cơng? ... thì hãy dựa vào đó
mà dạy cho những đứa trẻ của chúng ta những điều y như thế.
Việc xây dựng kỹ năng sống cho trẻ khơng gì hơn là tạo cho trẻ có cơ hội
để trẻ được trải nghiệm, khám phá, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể
hiện mình. Có như thế thì chúng ta mới có thể có những người lao động chủ
động, tích cực, hịa đồng và đầy đặc biệt như chúng ta hằng mong đợi.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên bản thân tôi là cán bộ quản lý, tôi suy
nghĩ rằng việc dạy kỷ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc
làm rất cần thiết và cực kỳ quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp
chỉ đạo nâng cao chất lượng GD kỷ năng sống cho trẻ trong trường mầm
non” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2013-2014.


1


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Toàn thể giáo viên đứng lớp và học sinh trong độ tuổi Mầm non thuộc đơn
vị tôi công tác.
Công tác giáo dục kỷ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non hiện nay
và một số giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường
mầm non.
3. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở thực trạng kỷ năng sống của trẻ trong độ tuổi Mầm non hiện
nay ảnh hưởng lớn đến việc phát triển toàn diện của trẻ sau này, chăm sóc cho
đứa trẻ trở thành con người có ích cho xã hội, bản thân tơi đã tìm tịi và đề ra các
giải pháp dạy kỷ năng sống cho trẻ mầm non nhằm tạo được sự chuyển biến tích
cực về các mặt phát triển của trẻ ở đơn vị tôi công tác nói riêng và góp phần phát
triển thế hệ trẻ lứa tuổi mầm non nói chung trở thành con người vừa có đạo đức
vừa có trí tuệ, sức khỏe để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
4. Giả thiết nghiên cứu:
Nhận thức được những vấn đề bồi dưỡng, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ một
cách toàn diện là một vấn đề rất quan trọng, vì vậy trong thời gian tới đơn vị
trường Mầm non chúng tơi sẽ có những cách làm mới, nâng cao hiệu quả việc
thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi Mầm non, là việc làm cần thiết
để nâng cao chất lượng trong nhà trường được tốt hơn.
Nếu thực sự được sự quan tâm và cộng đồng chia sẻ, hợp tác thì cơng tác
giáo dục kỷ năng sống cho trẻ trong độ tuổi mầm non sẻ trở thành một nhiệm vụ
rất cần thiết và cấp bách trong việc giáo dục thế hệ trẻ nói chung và trẻ trong độ
tuổi mầm non nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, nghiên cứu.

- Phương pháp luyện tập, thực hành.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp.
2


- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm
6. Dự báo những đóng góp của đề tài
Giáo dục kỷ năng sống cho trẻ lứa tuổi Mầm non nhằm góp phần hình
thành nhân cách của trẻ, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước phát
triển một cách tồn diện.
Cơng tác giáo dục kỷ năng sống cho trẻ Mầm non là quá trình tác động
đến đứa trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, khám
phá và từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân, góp phần hình thành
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
Làm tốt được công tác nâng cao chất lượng giáo dục kỷ năng sống cho trẻ
trong trường mầm non thì tơi chắc chắn rằng trong thời gian tới các cấp trong
ngành giáo dục sẽ rất quan tâm đến công tác giáo dục kỷ năng sống cho trẻ, đưa
công tác giáo dục kỷ năng sống vào một mơn học chính khóa. Góp phần đào tạo
thế hệ trẻ trở thành thế hệ vàng son, trở thành những con người đủ các phẩm
chất về thể chất, đạo đức, tinh thần và trí tuệ, tạo thành một thế hệ hùng hậu cho
Tổ quốc.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học:
1.1. Cơ sở lý luận:
Đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi nguồn nhân lực trí
tuệ cao, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế với xu thế tồn cầu hóa đang là
một thách thức với nước ta, đòi hỏi nhà nước và ngành giáo dục phải có một
chiến lược phát triển nhân tài. Trong hệ thống giáo dục, giáo dục Mầm non có
một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài

cho đất nước. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác
dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn
diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình
thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề
cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
3


Như Bác Hồ kính u đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một
nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng, giáo
dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người cơng dân có ích.
Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn,
khỏe mạnh và hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống có tác dụng nâng cao nhận thức,
trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho trẻ. Vì vậy, giáo dục kỹ
năng sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn
ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em, đặc biệt là trểm dướ 6 tuổi. Kỹ năng
sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và
hiệu quả.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO 2003), đó là kỹ năng mang tính tâm lí xã
hội, là các khả năng thích ứng và là hành vi tích cực cho phép các cá nhân giải
quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng
sống cần thiết cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nó giúp cho mọi người thể
hiện kiến thức, thái độ và các giá trị, hành vi lành mạnh nhằm giảm thiểu các
nguy cơ có hại cho sức khỏe và cải thiện cuộc sống của mình, chẳng hạn, biết
đặt mục tiêu cho cuộc sống, thể hiện sự kiên định trước những cám dỗ khơng có
lợi cho sức khỏe …
Những năm gần đây, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những
can thiệp dựa trên giáo dục kỹ năng sống giúp cho việc thay đổi hành vi đạt hiệu
quả cao hơn so với các phương pháp tiếp cận chỉ cung cấp thông tin, nâng cao

nhận thức. Ở Việt Nam, những năm gần đây, việc giáo dục kỹ năng sống ngày
càng được nhân rộng cả về phạm vi địa lý cả về nội dung chương trình và bước
đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận.
Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói
quen học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ MN nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm
trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã
hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm
giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực
4


thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong
cuộc sống.
Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng : Kỹ năng giao tiếp ứng
xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với mơi trường sống, kỹ năng hợp tác
chia sẻ.....
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của
người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn
trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết
những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có
kỹ năng cuộc sống (Bao gồm rất nhiều kỹ năng) và biết sử dụng linh hoạt kỹ
năng này thì khơng đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý,
giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính
là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức
trong cuộc sống hàng ngày.
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng

giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách
ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất
quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho
trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi Mầm non vô cùng cần thiết và quan
trọng hàng đầu.
Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có mơi trường để trải nghiệm, thực
hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng
đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho
trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan
tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho
trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra.
Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tị mị, khả năng thấu hiểu và
giao tiếp. Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong
lớp, biết chia sẽ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình
trong nhóm bạn. Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới.
5


Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đơng, biết mình đang học
lớp nào, thích cái gì và điạ chỉ nhà mình ở đâu. Nhận biết các ưu khuyết điểm
của bản thân. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cánh lắng nghe
mọi người và đối đáp. Nhận biết những hồn cảnh khơng an tồn, cách giữ an
tồn cho mình nơi cơng cộng (trong sân trường, cơng viên, siêu thị, ngồi phố,
khi gặp người lạ,…)….
Chúng ta chỉ dạy trẻ: Nên hay Không nên, những hành vi này sẽ được
tích lũy trong q trình hướng dẫn của giáo viên.
2. Thực trạng đơn vị:
2.1. Thuận lợi:
Là trường Mầm non nằm ở địa bàn tương đối thuận lợi cho trẻ đi lại và
đảm bảo các điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, trải nghiệm...

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ theo quy định
cho các độ tuổi.
Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, ln năng
nổ, nhiệt tình, u nghề, mến trẻ, có nhiều kỷ năng tốt để hướng dẫn trẻ trong
quá trình học tập.
Trẻ được phân chia học theo độ tuổi 100% và được thực hiện chương trình
Giáo dục Mầm non.
Phụ huynh có hiểu biết về Giáo dục Mầm non và rất quan tâm đến cơng
tác chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
2.2. Khó khăn:
Số lớp, số học sinh tương đối đông, vượt chỉ tiêu biên chế số trẻ/lớp đối
với các độ tuổi.
Học sinh đa số được nuông chiều quá mức nên ảnh hưởng rất lớn đến
công tác giáo dục các kỷ năng sống cho trẻ.
Đội ngũ giáo viên trẻ đông, số mới ra trường nhiều nên vốn kinh nghiệm
để dạy trẻ còn nhiều hạn chế.
Một số phụ huynh quá nơn nóng về việc dạy chữ, dạy tính tốn cho trẻ mà
quan mất việc dạy các kỹ năng cho trẻ nên một số trẻ rất ương bướng và khó bảo.
2.3. Khảo sát thực trạng chất lượng trước khi thực hiện đề tài:
6


Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tơi có làm một
cuộc khảo sát nhằm đánh giá vốn kỷ năng sống hiện tại của trẻ trước khi thực
hiện đề tài và mức độ kiến thức dạy kỷ năng sống cho trẻ của giáo viên.
Bảng 1. Kết quả khảo sát học sinh về vốn kỷ năng sống (Số học sinh
được khảo sát 382 trẻ)
Nội dung khảo sát

Kết quả

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trẻ mạnh dạn, tự tin

165/382

43,1

Trẻ có ý thức hợp tác, chia sẻ

221/382

57,8

Kỷ năng giao tiếp, lễ phép

256/382

67,0

Kỷ năng vệ sinh cá nhân và tự lập

198/382

51,8

Kỷ năng thích khám phá học hỏi


162/382

42,4

Bảng 2. Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên về kiến thức dạy kỷ năng
sống cho trẻ trước khi thực hiện đề tài: (Số giáo viên được khảo sát 32 người)
Nội dung khảo sát
Nắm một cách vững vàng các kỷ năng sống cơ

Kết quả
Số lượng

Tỷ lệ (%)

28/32

87,5

13/32

40,6

26/32

81,2

bản đối với trẻ mầm non
Biết tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục
kỷ năng sống
Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp trước đám đơng


Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy số trẻ đến trường mầm non chưa thật sự tự
tin, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, các kỷ năng về giao tiếp, kỷ năng hợp tác
chia se, kỷ năng tự lập còn rất nhiều hạn chế.
Đội ngũ giáo viên số giáo viên nhiều tuổi thì chậm trong việc đổi mới
phương páp giáo dục trẻ, số giáo viên trẻ thì cịn thiếu kinh nghiệm, chưa mạnh
dạn, chưa dám đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ về kỷ
năng sống.
7


Đứng trước tình hình thực trạng của đơn vị tơi. Làm thế nào để nâng cao
được chất lượng giáo dục kỷ năng sống cho trẻ, đây là một bài toán hết sức khó
khăn cho tơi.
Bên cạnh đó điều kiện nhà trường chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về
chuẩn hóa đội ngũ và cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, ni
dưỡng và giáo dục trẻ trong điều kiện hiện nay.
Để góp phần nhỏ bé của mình vào cơng cuộc đổi mới đất nước, thực hiện
Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tôi đã
mạnh dạn đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng kỷ năng sống
cho trẻ trong trường mầm non.
3. Giải pháp thực hiện:
3.1. Tích cực nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng:
Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến
học sinh thơng qua bản thân nhân cách của mình. Bản thân nhân cách của người
giáo viên có vai trị như một năng lực tổng hợp. Bên cạnh đó người giáo viên
cần có những năng lực nghề nghiệp mới. Kết hợp với những năng lực truyền
thống như: năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát

triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh.
Đối với giáo viên mầm non đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát
triển về các mặt của trẻ ở lứa tuổi mầm non diễn ra rất nhanh, nhưng lại không
đồng đều; năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng
đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo
dục, năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức, kỹ năng thái độ và tình
cảm của học sinh. Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn
đốn và đáp ứng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất
là quan hệ với học sinh, năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào
mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp
với đặc điểm của đối tượng, năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo
dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường.

8


Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng. Quan trọng nhất là phải ln khẳng định trình độ năng
lực chun mơn của mình trong tập thể sư phạm nhà trường.
Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập
được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu
kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả.
Bản thân tôi đã rất trăn trở tìm tịi, sưu tầm các loại tài liệu hướng dẫn dạy
kỷ năng sống cho trẻ Mầm non để nghiên cứu. Hàng ngày tranh thủ thời gian
rảnh rỗi là tìm tịi sách vở để nghiên cứu, lên mạng internet để học hỏi những
cách giáo dục kỷ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
3.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về kỷ năng sống:
Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là việc làm thường
xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của Ban giám hiệu nhà
trường.

Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên mang tính đặc thù về đối tượng,
phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Lao động sư phạm của người giáo
viên hết sức phức tạp, tinh tế, đầy khó khăn và là một sứ mạng hết sức nặng nề
là đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Vì vậy địi hỏi đội ngũ giáo viên phải
thường xuyên học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, có trình độ đạt
chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ. Nhu cầu này là nhu cầu cơ bản của mỗi người giáo viên.
Xác định được việc muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỷ năng sống cho
học sinh thì trước tiên giáo viên phải có nhận thức hơn ai hết về những nội dung
dạy trẻ, để giúp giáo viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỷ
năng sống cho trẻ thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là một việc làm không
thể thiếu.
Đầu năm học tôi đã thành lập tổ chuyên môn, chỉ đạo tổ chuyên môn xây
dựng kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học và kế hoạch hàng tháng.
Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt theo định kỳ đều đặn, hàng tháng có kế
hoạch nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, được Ban giám hiệu nhà trường duyệt
trước khi triển khai sinh hoạt; qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng chương
trình học chính khố thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá
9


trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một
cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì
thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử
cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung
vào việc học văn hoá một cách tốt nhất.
Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng
mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học. Thực tế kết quả của nhiều
nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian
đầu của năm học là chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm sốt,

tính tự tin, tự lập, tị mị, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các
kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội
dung trọng tâm để dạy trẻ .
Tơi đã cụ thể hóa nội dung giáo dục kỷ năng sống cho trẻ Mầm non gồm
có các nội dung:
+ Kỷ năng về ăn uống: Đối với trẻ Mầm non trước khi trẻ học cách tự
phục vụ thì trẻ đang cịn rất vụng về, khi cho trẻ ăn có thể bố, mẹ hoặc cơ giáo
thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn để tránh rơi vãi, nhưng giáo viên phải xác
định rằng đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự cần thìa xúc cơm ăn,
lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục trong việc tự
phục vụ cho mình trong ăn uống. Biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng
trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ
nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn,
ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, biết cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ
bát, chén, thìa …
+ Kỷ năng vệ sinh cá nhân: Trẻ có thể tự súc miệng, đánh răng và rửa
mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận biết khi nào thì quần áo của
mình bị bẩn cần phải giặt. Đối với các bé gái, việc chải chuốt làm điệu cũng rất
quan trọng. Giáo viên phải biết để dạy trẻ thói quen tóc tai luôn gọn gàng và
chọn trang phục phù hợp với từng hồn cảnh, hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp,
khơng làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
+ Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên
cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm
10


nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những
người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình
huống ở mọi nơi, mọi lúc.
+ Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài thơ, bài hát

giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, hợp tác với mọi ngườ trong
quá trình chơi, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả
năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Giúp trẻ
hiểu dược tầm quan trong khi làm việc có sự chia sẻ và ủng hộ của người
khác… Đối với trẻ 5 tuổi đã có thể làm được những cơng việc đơn giản như tự
xếp gọn đồ chơi của mình thật ngăn nắp. Mục đích của việc này chính là dạy trẻ
cách trân trọng những gì mình đang có cũng như ý thức trách nhiệm với những
thứ là của mình.

Trẻ biết hợp tác cùng nhau trong khi chơi

+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một
trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát
khao được học, được tìm hiểu, thích khám phá, tìm tịi, trẻ thích được trải
nghiệm để có thể phát hiện ra nhiều điều mới lạ ở xung quanh trẻ. Giáo viên cần
sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tị mị tự nhiên của
trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư
11


liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có
thể đốn trước được.
+ Kỹ năng giao tiếp: Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với
trẻ. Kỷ năng này có vị trí chính yếu so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết,
làm toán và nghiên cứu khoa học. Giáo viên cần phải dạy trẻ biết thể hiện bản
thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được
vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái
khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ
sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ
sẵn sàng học mọi thứ.

+ Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi: Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu
được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hồn cảnh phù hợp thì sẽ rất
có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Cho nên là giáo viên cần
phải biết dạy cho trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hồn cảnh cụ thể. Ví dụ
khi có người lớn cho q trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm ơn”,
hoặc khi khơng may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối với bạn.
3.3. Hướng dẫn giáo viên thực hiện dạy trẻ các kỷ năng sống cơ bản
mọi lúc, mọi nơi:
Muốn dạy trẻ biết dược các kỷ năng sốn cơ bản, trước hết người lớn phải
gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn
cho trẻ. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được vui chơi.
Giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày
của trẻ. Vì đối với trẻ chơi trị chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn
kỷ năng sống. Trẻ lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi, các hành
động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý
tưởng. Ví dụ: Giáo viên có thể giới thiệu với trẻ về chữ cái và các con số thơng
qua các trị chơi đóng vai, các trị chơi xây dựng, các trãi nghiệm văn học và âm
nhạc….
Giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống như
những giờ hoạt động góc ở một nhóm nhỏ, trong dạo chơi ngoài trời, hoặc đọc
sách trẻ nghe trong giờ trưa đối với những trẻ khó ngủ. Tăng cường kể cho trẻ
nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn
12


thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo
hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tị
mị, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.
Ví dụ: Khi kể chuyện “Ba cơ gái” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở
như: “Nếu là con khi nghe tin mẹ bị ốm, thì con sẽ làm gì?”, gợi mở tính tị mị

thay đổi đoạn kết của truyện có hậu hơn, trẻ có thể đặt tên khác cho câu chuyện
v.v….

Dạy trẻ kỷ năng phát biểu trước đám đơng

Cơ giáo phải ln động viên, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình,
tạo cơ hội cho trẻ được bày tỏ, gợi ý cho trẻ được nói chuyện với các thành viên
trong lớp về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp trẻ hiểu rằng
nên có thơng số để theo đó mà lựa chọn, giáo viên khơng chỉ trích các quyết
định của trẻ. Việc này sẽ hình thành kỹ năng tự kiểm sốt bản thân, rèn luyện
tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trường
sau này.
Cơ giáo cần giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và người lớn có
thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó.

13


Ví dụ: như trẻ thích vẽ, ngồi việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cơ giáo,
cha mẹ có thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các
bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ.
Cơ giáo cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử
dụng các đồ dùng ăn uống; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dùng
đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục. Việc này được thực hiện
trong giờ học, giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp.
Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ
đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự
sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ
tốn, khơng vội vã, khơng khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi
nhẹ nhàng, dễ chịu… tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình

thành kỷ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
3.4. Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ và cộng đồng về kỷ năng sống:
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo
sự liên kết và thống nhất giữa trường và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp,
cách thức tổ chức giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây là điều kiện thuận
lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục
trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ có sự phát triển tồn diện cả
về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngơn ngữ, giao tiếp ứng
xử... góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà nhiệm vụ năm học đã đề ra.
Nhận thức rõ về điều này, trong những năm qua và đặc biệt năm học
2013–2014, đơn vị chúng tôi luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phổ biến kiến thức, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường và phụ
huynh. Mối quan hệ này được xây dựng mật thiết theo những kế hoạch, biện
pháp cụ thể, gắn chặt với các hoạt động chuyên môn của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền với các nội dung cần tuyên truyền được
thể hiện trong chương trình từng học kỳ, từng năm học, từng tháng. Kế hoạch
được xây dựng một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của
nhà trường.

14


Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh những văn bản chỉ đạo, những chính
sách, chế độ liên quan đến cơng tác giáo dục mầm non. Trong đó đặc biệt quan
tâm đến nội dung giáo dục kỷ năng sống cho trẻ.
Tuyên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng Giáo dục, địa phương tổ chức triển khai thực
hiện. Những phong trào, các cuộc vận động này được nhà trường - giáo viên
tuyên truyền trao đổi tới phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm,
giữa năm và cuối năm. Các bậc phụ huynh cùng tham gia bổ sung đóng góp ý

kiến cho nhà trường, cho lớp và có những biện pháp phối hợp giáo dục trẻ trong
quá trình trẻ được học ở trường.

Nhà trường tổ chức các hoạt động để phụ huynh học sinh cùng tham gia
lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh.... Đóng góp xây dựng, cải tạo
trường, lớp, cơng trình vệ sinh, theo quy định và theo thỏa thuận. Đóng góp của
phụ huynh trong việc mua sắm bàn ghế, các thiết bị để phục vụ dạy và học theo
quy định.
Phụ huynh được tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi lễ của nhà
trường. Việc nhà trường yêu cầu phụ huynh tham gia vào kế hoạch hoạt động
của mình khơng chỉ mang tính chất thơng báo mà quan trọng hơn là coi cha mẹ
15


học sinh như một “kênh” thông tin hữu hiệu để giúp nhà trường có thêm thơng
tin góp phần vào các hoạt động của nhà trường.
Trao đổi thường xuyên, hằng ngày giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm
với phụ huynh qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp thông qua giờ đón trẻ, trả
trẻ. Nhà trường tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha
mẹ, tuyên truyền về phòng một số bệnh nguy hiệm, thường gặp ở trẻ cho các bậc
cha mẹ và cộng đồng.
Xây dựng góc tuyên truyền các bậc cha mẹ tại các nhóm lớp, các nội dung
giáo dục lễ giáo phải được thay đổi theo từng chủ đề, từng tháng, hình thức hấp
dẫn để tạo được sự chú ý của phụ huynh khi đưa con đến lớp.
3.5. Hướng dẫn giáo dục kỷ năng sống cho trẻ tại gia đình:
Có thể thấy, trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi
trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Cha mẹ có
thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên
kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Mối quan
hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào

đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng
hơn.
Tuyên truyền để cha mẹ trẻ có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và
năng khiếu tị mị bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải
quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa
học khi chơi với nhau.
Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng
việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. Cha mẹ nên
tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà
trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khố; chỉ bằng cách đó
thơi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời.
Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của
cuộc sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh
thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình
một cách tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ.
16


Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất
cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách
chính xác và thuần thục và khéo léo, khơng chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên
luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho
trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính
cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
3.6. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi tập thể:
Nội dung phong trào thi đua“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, trong đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn nghệ,
thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của
học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích
cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.


Trẻ tham gia thể hiện chương trình văn nghệ lớp 5 tuổi chào năm học mới

17


Căn cứ vào nội dung trên, tơi đã có kế hoạch và thực hiện nhiều hoạt động
một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ và của
giáo viên trong nhà trường. Cụ thể như sau:
Phát động giáo viên làm đồ chơi dân gian theo chủ đề hàng tháng, có đánh
giá, xếp loại, khen thưởng động viên kịp thời; thi sáng tác các trò chơi, bài hát,
điệu múa thể loại dân ca cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Tăng cường tổ chức hoạt động cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ
hoạt động ngoài trời vào các ngày thứ tư, thứ sáu; tổ chức những trò chơi rèn kỹ
năng tự tin, mạnh dạn giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm mỹ thông qua đó thơng
tin tun truyền các bậc cha mẹ về kiến thức chăm sóc ni dưỡng, bảo đảm an
tồn, phịng bệnh cho trẻ, hướng dẫn các bậc cha mẹ kỷ năng chấm biểu đồ phát
triển theo dõi cân đo nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Đồng thời, tôi đã phát động cuộc thi hát dân ca giữa các phụ huynh và học
sinh lớp 5 tuổi, qua hội thi đã được sự ủng hộ nhiệt tình và đánh giá cao của các
bậc phụ huynh. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng
và phong phú của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân trong
việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lịng u nước cho trẻ.
Trong năm học, ngồi những hoạt động học và hoạt động chơi thì có các
ngày hội, ngày lễ như ngày 20/10, ngày 20/11, ngày 8/3 ... để các hoạt động
mang tính chất tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân tôi đã tiến hành tổ chức các
hoạt động vui chơi có sự tham gia của các bậc phụ huynh.
Ví dụ nhân ngày 20/11 tơi đã tổ chức cho học sinh ngày hội dân gian
bằng hình thức tổ chức cho trẻ hát dân ca và chơi các trò chơi dân gian cho các
lớp 4 và 5 tuổi tham gia.

3.7. Lập trang Website và sử dụng trang Website:
Lập trang Website của nhà trường và thường xuyên truy cập để nắm bắt
thông tin đồng thời đưa các nội dung tun truyền thơng qua trang Web. Tơi đã
tự mình xây dựng kế hoạch cho cá nhân là hàng tháng phải có bài tuyên truyền
về giáo dục kỷ năng sống cho trẻ, vận động giáo viên đăng ký thành viên và đưa
lên các bài viết và các tài liệu liên quan đến giáo dục kỷ năng sống cho trẻ.
Đến nay số lượng bài viết, bài đăng và tải lên trên trang Web của trường
tương đối phong phú, trong đó có trang về giáo dục kỷ năng sống cho trẻ tôi đã
18


đưa lên những nội dung: Dạy trẻ biết dùng lời cảm ơn, xin lỗi; Dạy trẻ kỷ năng
biết chào hỏi lễ phép; Dạy trẻ kỷ năng vệ sinh cá nhân, lao động tự phục vụ....
Với các nội dung tương đối phong phú nên được mọi thành viên tham gia đông
và tơi thấy đây cũng là biện pháp tun truyền có hiệu quả và rộng khắp cho mọi
đối tượng.
3.8. Xây dựng môi trường giáo dục kỷ năng sống cho trẻ:
Việc xây dựng mơi trường giáo dục rất quan trọng, góp phần thực hiện đạt
các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tôi đã chú trọng đến công tác xây dựng môi trường
nhằm giáo dục kỷ năng sống cho trẻ.
Trước mỗi lớp học có bẳng tuyên truyền các bậc cha mẹ vớ tiêu đề
“Những điều phụ huynh cần biết” trong đó gồm có các nội dung như: Danh sách
trẻ, Kết quả theo dõi cân đo hàng tháng, định kỳ, kết quả khám sức khỏe, các nội
dung tuyên truyền về dịch bệnh, về giáo dục kỷ năng sống theo chủ đề... Các nội
dung được trang trí đẹp mắt và nổi bật gây được sự chú ý của các bậc phụ huynh
khi đưa đón trẻ.
Trong lớp, chỉ đạo giáo viên trang trí các góc mở cho trẻ được trải nghiệm
và tham gia hoạt động. Ví dụ mảng tường trên lớp tơi cho trang trí các hình ảnh
làm nổi bật chủ đề, bên cạnh đó có mảng tường được cắt bằng các ơ bóng kính
cho trẻ tự ghép các hình ảnh vào... Góc mừng sinh nhật bé, tơi cho giáo viên

trang trí các hoạt tiết biểu tượng cả từng tháng và cho sinh ghép hình ảnh của
mình vào...
Chỉ đạo tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ vào cuối chủ đề của lớp, tổ
chức giao lưu các lớp với nhau, tổ chức mừng sinh nhật một nhóm trẻ ... Qua đó
trẻ rất hứng thú và thơng qua các hoạt động đó nhằm giáo dục kỷ năng sống cho
trẻ một cách rất nhẹ nhàng và có hiệu quả.
Đối với các góc khác trong lớp, tơi đã cho giáo viên xây dựng dưới dạng
mở để cho trẻ cùng khám phá, trải nghiệm và giúp cơ trang trí....
4. Kết quả đạt được:
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng
thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã
giúp nhà trường đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ mầm non các kỹ
năng sống cơ bản thể hiện ở các kết quả sau:
19


* Đối với trẻ:
100% trẻ đều được giáo viên tạo mọi điều kiện cho trẻ được trải nghiệm
thực tế, khuyến khích khơi dậy tính tị mị, phát triển trí tưởng tượng, năng động,
mạnh dạn, tự tin, 100% trẻ 5 tuổi được rèn luyện khả năng sẳn sàng học tập ở
trường phổ thơng hiệu quả ngày càng cao.
Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ
năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động
hàng ngày trong cuộc sống của trẻ ở trong nhà trường. Trẻ đã trở thành những
con người nhanh nhẹn, có những kiến thức và kỷ năng về lao động tự phục vụ
như tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay, mặc quần áo…
Trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung
sống hịa bình, và tuyệt đối khơng xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở
gia đình. Trẻ mạnh dạn, tự tin, hịa đồng với tập thể, trẻ có tinh thần hợp tác với
bạn chơi, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần và cần đến sự giúp đỡ của bạn bè khi

mình gặp khó khăn.
Kết quả khảo sát cuối năm về vốn kỷ năng sống của trẻ được thể hiện trên
bảng sau:
Bảng 3. Kết quả khảo sát học sinh về vốn kỷ năng sống sau khi thực
hiện đề tài (Số học sinh được khảo sát 382 trẻ)

Nội dung khảo sát

Kết quả trước khi

Kết quả sau khi

thực hiện đề tài

thực hiện đề tài

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng Tỷ lệ (%)

Trẻ mạnh dạn, tự tin

165/382

43,1

Trẻ có ý thức hợp tác, chia sẻ


221/382

57,8

366/382

95,8

Kỷ năng giao tiếp, lễ phép

256/382

67,0

375/382

98,1

Kỷ năng vệ sinh cá nhân và tự lập

198/382

51,8

324/382

84,8

Kỷ năng thích khám phá học hỏi


162/382

42,4

329/382

86,1

355/382

93,0

20


* Đối với giáo viên:
Giáo viên đã nắm vững các nội dung giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ
mầm non và biết vận dụng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trên các
nhóm lớp một cách phù hợp với các hoạt động và các chủ đề.
Giáo viên đã mạnh dạn, tự tin hơn khi tổ chức họp phụ huynh, mạnh dạn
trao đổi những ý tưởng của cá nhân khi sinh hoạt chun mơn hoặc khi góp ý về
chuyên môn, thao giảng ...
Biết tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục kỹ năng sống.
Chất lượng và nội dung tuyên truyền các bậc cha mẹ được nâng lên rõ rệt,
hình thức tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề một cách phù hợp.
Bảng 4. Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên về kiến thức dạy kỷ năng
sống cho trẻ trước khi thực hiện đề tài: (Số giáo viên được khảo sát 32 người)

Nội dung khảo sát


Nắm một cách vững vàng các kỷ năng

Kết quả trước khi

Kết quả sau khi

thực hiện đề tài

thực hiện đề tài

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng

(%)

lượng

(%)

28/32

87,5


13/32

40,6

29/32

90,6

26/32

81,2

30/32

93,7

32/32

100

sống cơ bản đối với trẻ mầm non
Biết tổ chức các hoạt động lồng ghép
giáo dục kỷ năng sống
Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp trước
đám đông
* Đối với các bậc phụ huynh:
Phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm lo cho con cái, thường xuyên phối
hợp với nhà trường để giáo dục trẻ một cách khoa học, khơng cịn xem nhẹ về
việc dạy kỷ năng sống.

Phụ huynh đã có những trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình con
em mình, cùng bàn bạc tìm giải pháp để khắc phục đối với trẻ cá tính.

21


Phụ huynh khơng cịn nơn nóng trong việc dạy cho trẻ học trước chương
trình và đã thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không
cung phụng trẻ thái q, khơng cịn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho
con, tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo
ba lô, tự đi lên cầu thang, tự xúc cơm ăn …..
Phụ huynh rất tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê
bai chỉ trích cơ giáo, ngược lại cha mẹ thơng cảm, chia sẻ những khó khăn của
cơ giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi.
5. Bài học kinh nghiệm:
Công tác giáo dục kỷ năng sống cho trẻ là một công việc được thực hiện
thường xuyên và từ rất xa xưa, nhưng để đưa vào chương trình một cách chính
thống với tên gọi cụ thể giáo dục kỷ năng sống cho trẻ thì thực sự mới được
quan tâm. Sau khi mạnh dạn tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục kỷ năng sống cho trẻ trong trường mầm non, bản thân tôi đã trải nghiệm,
thực hành, nghiên cứu và đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
Trước hết Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch cụ thể về nội dung
giáo dục kỷ năng sống trong nhà trường một cách cụ thể, chi tiết, có đưa ra bàn
bạc, lấy ý kiến tổng hợp sau đó trao đổi với giáo viên để xác định mục tiêu của
nhà trường, kết quả mong đợi phù hợp với tiềm năng phát triển của trẻ và xây
dựng kế hoạch năm học cho từng độ tuổi, từng nhóm lớp phù hợp với đặc điểm
của chương trình.
Nâng cao công tác bồi dưỡng đội ngũ và hướng dẫn tự bồi dưỡng, tự
nghiên cứu các tài liệu, đây là việc làm thường xuyên liên tục, không thể bỏ qua.
Tạo điều kiện về mọi mặt cho giáo viên tổ chức tốt các họat động ni

dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch, thời gian của nhà trường và của lớp
đã đưa ra.
Hướng dẫn cho giáo viên về các kỹ năng làm việc, phối hợp, tuyên
truyền với cha mẹ trẻ, tạo cơ hội, tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp giáo viên
tăng cường phối hợp nhất quán với gia đình để dạy trẻ kỹ năng sống đạt hiệu
quả.
Giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến
khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, phải biết khai thác phát huy năng khiếu,
22


tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một cá thể, một nhân vật đặc
biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình
huống của cuộc sống.
Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc
giáo dục trẻ một cách thích hợp tn theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển
đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm
mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi,
biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác
nhau.
Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những
bạn khác trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử,
biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ
khác nhau, giúp trẻ ln cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều
này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với
mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ
đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp
nhất là trong việc ăn uống để chúng ta khơng phải xấu hổ vì những hành vi
không đẹp của trẻ.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ,

trao đổi với phụ huyng những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ
tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
Tổ chức tốt các hội thi trong nhà trường có sự tham gia của các bậc phụ
huynh và có sự chứng kiến của lãnh đạo các cấp để tăng cường công tác tuyên
truyền và xã hội hóa.
Hàng tháng, tùy theo chủ đề tổ chức các ngày hội như ngày hội đến
trường, ngày hội của mẹ, của bà, ngày hội của cô giáo, ngày hội dân gian, ngày
sinh nhật trẻ, ngày thành lập trường …. Cho trẻ các độ tuổi tham gia biểu diễn
văn nghệ hoặc tổ chức hình thức thi đua hát dân ca và chơi các trị chơi dân gian,
qua đó trẻ được phát triển các cơ tay chân, các lĩnh vực khác được phát triển như
thẩm mỹ, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội.

23


III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong Đại hội X Đảng ta đã chỉ rõ: "Phát triển Giáo dục và đào tạo là một trong
những động lực thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, là điều kiện
phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường
kinh tế nhanh, bền vững". Đối với trường Mầm non, việc giáo dục kỷ năng sống
cho học sinh được thể hiện trên nhiều mặt, từ các hoạt động trên lớp, hoạt động
mọi lúc, mọi nơi bằng các hình thức khác nhau. Qua các hoạt động nhằm giáo
dục cho học sinh về lý tưởng sống, rèn luyện về các nề nếp, thói quen, tác
phong, đạo đức….
Trong xu thế hiện nay, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là
một vấn đề mới và to tát, tuy nhiên việc lựa chọn nội dung để vận dụng vào
công tác giáo dục trẻ trên lớp là một vấn đề cần quan tâm. Dạy như thế nào và
dạy những gì là một nội dung đang phải bàn.

Giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới tồn diện
nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng của giáo dục: học để biết,
học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.
Giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen
tốt thơng qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ khơng đặt mục đích
“rèn nếp” hay “nghe lời”. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục trẻ trở thành lớp
cơng dân tồn cầu: là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích
đúng sai, dù có làm gì và trong hồn cảnh nào thì ln tự chịu trách nhiệm về
việc mình làm, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ biết “biết nghe lời”.
Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thơng qua chơi, chơi để
lớn lên. Vì thế, ngừơi lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều
cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền
tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui
mà vừa có ý nghĩa. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ cần biết lập kế
hoạch chơi, sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là
những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này.

24


Chính vì vậy trường Mầm non là một mơi trường lành mạnh để giúp trẻ
học tốt các nội dung về kỷ năng sống, góp phần hình thành phẩm chất tốt, giáo
dục những con người phát triển toàn diện, đồng đều.
Để công tác giáo dục kỷ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả cao thì chúng ta
cần phải kết hợp hài hòa, tạo được sự đồng thuận đối với tất cả các thành phần
trong xã hội, làm cho mọi người cùng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc
thực hiện sự nghiệp trồng người.
2. Kiến nghị:
Để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục kỷ năng sống cho trẻ nói
chung và trẻ mầm non nói riêng chúng tơi đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo

cần mở các lớp chuyên đề về giáo dục kỷ năng sống cho trẻ cho tất cả các đối
tượng là cán bộ quản lý và giáo viên mầm non được tham gia.
Tham mưu để có thêm kinh phí chi thường xuyên cho các trường mầm
non để các đơn vị có điều kiện bổ sung thêm các máy móc và đồ dùng dạy học
ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời đại hiện nay.
Sở giáo dục và đào tạo cần cung cấp thêm các trang thiết bị phục vụ dạy
và học cho các nhóm lớp, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong các trường
mầm non.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong công tác nâng cao chất lượng
giáo dục kỷ năng sống cho trẻ trong trường mầm non mà bản thân tôi đã tiến
hành thử nghiệm và mang lại một số kết quả khả quan tại đơn vị.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học cấp trên để
bản kinh nghiệm được hoàn thiện hơn và có thể được áp dụng rộng rãi trong các
trường mầm non./.
Hoàn thành tháng 3 năm 2014

25


×