Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.3 KB, 24 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN.
1. Lời giới thiệu
Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt
các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người
giáo viên mầm non như Bộ Office, Flash, Photoshop, Converter, Kidspix,
Kidsmart, Nutrikids, Happykids…
Đặc biệt sử dụng tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ
tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tị mị, trí tưởng tượng của trẻ đáp ứng
với yêu cầu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Học tập cùng máy tính giúp trẻ sẽ dễ dàng
học được các khái niệm và tăng cường sự phối hợp mắt và tay, nâng cao hiểu
biết xã hội. Thông qua việc ứng dụng CNTT trẻ được học tập vui chơi theo
hướng phát huy tính tích cực học tập của trẻ và làm phong phú hơn kỹ năng dạy
học. Các trị chơi KidSmart của IBM có tính giáo dục cao, hấp dẫn, kích thích
nhận thức của trẻ, tạo điều kiện phát triển các kỹ năng nhóm: giao tiếp, chia sẻ,
tự giải quyết vấn đề. Và các phần mềm khác như kidspix, happykids… góp
phần khơng nhỏ trong sự phát triển của trẻ.
Là một giáo viên mầm non đang giảng dạy ở Trường mầm non Hồng
Châu Tôi nhận thấy được việc giáo viên biết ứng dụng công nghệ thơng tin để
nâng cao trình độ chun mơn và kiến thức tin học cho bản thân có tác dụng to
lớn trong giáo dục để tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển tồn diện
như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm kĩ năng xã hội… Mặt khác, ứng dụng
công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng học tập của trẻ trẻ được học qua
máy tính một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học
phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Vì vậy tơi đã lựa chọn đề
tài “Một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy ở trường mầm non".
2. Tên sáng kiến
“Một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy


ở trường mầm non".
3. Tác giả sáng kiến:
1


- Họ và tên: …………………
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: ………….– Yên Lạc – Vĩnh phúc
- Số điện thoại: ……………………
- Email: ………………………………..
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
……………………………………………………………………..
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết:
5.1. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Lĩnh vực công nghệ thông tin trong
giáo dục mầm non
5.2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Đưa ra một số biện pháp nâng cao
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
Tháng 9 năm 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Nội dung.
7.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nhằm tìm ra những phương pháp, những biện pháp mới để nâng cao chất
lượng, hiệu quả của việc thiết kế bài giảng điện tử, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới trong trường mầm non.
7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non.
Đề xuất các biện pháp nhằm giúp cho giáo viên có kỹ năng ứng dụng
cơng nghệ thơng tin vào trong giảng dạy đạt được kết quả cao.
7.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non.
7.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong q trình nghiên cứu đề tài tơi đã lựa chọn, sử dụng nhiều phương
pháp như sau:
2


- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đọc và phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến việc định hướng
trong khơng gian cho trẻ, để nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
-. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tiến hành khảo sát 35 trẻ mẫu giáo lớn về CNTT
+ Phương pháp quan sát: Quan sát trong các hoạt động hàng ngày và đặc
biệt trong giờ dạy chơi kismart và qua các trò chơi trên máy qua các tiết dạy.
-Phương pháp kiểm tra khả năng tiếp thu bài của trẻ: Ở những giờ có sử
dụng bài soạn giảng giáo án điện tử và những giờ sử dụng theo phương pháp
soạn giảng truyền thống.
- Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản
thân và đồng nghiệp.
7.5. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu:
Bài sáng kiến lấy đối tượng là học sinh mẫu giáo, trường mầm non
……………Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
7.6. Cơ sở lý luận :
7.6.1. Khái niệm về cơng nghệ thơng tin:
Việc sử dụng máy vi tính, phương tiện truyền thông và internet… trong
giáo dục hiện nay đã phát triển nhanh chóng góp phần tạo ra nhiều hình thức dạy
học hết sức đa dạng và phong phú. Công nghệ thơng tin giúp con người có thêm
khả năng trong hoạt động trí tuệ chứ khơng phải thay thế con người trong hoạt
động đó. Có thêm nhiều phương tiện hỗ trợ trong việc dạy học nghĩa là giúp cho

giáo viên có thêm thời gian và điều kiện để chăm lo những cơng việc địi hỏi
chất lượng trí tuệ cao hơn hoạt động dạy học theo phương pháp truyền thống.
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học
của giáo viên trong hoạt động dạy, tồn bộ hoạt động dạy học đó đã được
multimedia hố một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi
cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài
dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Như vậy bài
giảng điện tử là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các
mục tiêu của hoạt động dạy.

3


7.6.2. Vai trị của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giáo dục mầm
non:
Công

nghệ thông tin sẽ như một công cụ mới giúp giáo viên mô phỏng bài
giảng, giúp cho trẻ tiếp cận công nghệ mới và phát triển các kỹ năng: sử dụng
tay, mắt, làm việc độc lập, khám phá, chơi theo nhóm..
Cơng nghệ thơng tin trong trường mầm non làm thay đổi nội dung và
phương pháp truyền đạt trong tổ chức các hoạt động dạy trẻ; nhờ có máy tính và
các phần mềm mà giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động, thu hút sự
tập trung của trẻ, tăng khả năng tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động
của trẻ, góp phần đổi mới hình thức và phương pháp dạy học.
Tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi thông tin về tài liệu, tư liệu, bài
giảng với đồng nghiệp; giúp cập nhật, khai thác kho tri thức chung của nhân
loại bằng bằng các công cụ đa phương tiện như: sử dụng thư điện tử (email)
để liên lạc, trao đổi đổi tư liệu về những vấn đề mà mình quan tâm...
Giúp giáo viên tiết kiệm về thời gian, công sức; lưu trữ được tài liệu,

bài giảng hay một cách dễ dàng.
Kích thích khả năng sáng tạo, ý tưởng mới vì muốn có một giáo án ứng
dụng công nghệ thông tin hấp dẫn, chất lượng, người giáo viên ngồi khả năng
chun mơn cần phải có ý tưởng, tích cực suy nghĩ để lựa chọn thiết kế bài
giảng điện tử phù hợp với nội dung bài giảng và phù hợp với trẻ.
Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt
các phần mềm giáo dục nói chung và phần mềm phục vụ trong giáo dục mầm
non như: Phần mềm Nutrikids, Vmit, Emit, Elearning, Photoshop, Converter,
Kidspix, Kidsmart, Bút chì thơng minh… Các phần mềm này rất tiện ích và trở
thành một cơng cụ đắc lực hỗ trợ cho việc quản lý, tổ chức các hoạt động ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu
quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Nội dung, tư liệu bài giảng
giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có
thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp
trong thực tế.
Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài ngun
giáo dục qua mạng thơng tin truyền thông, Internet,…Nguồn tài nguyên vô cùng
4


phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim…sống động tự nhiên tác động
tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến q
trình hình thành nhân cách tồn diện ở trẻ. Tiết kiệm được thời gian cho giáo
viên và chi phí cho trường mầm non.
Với giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ là soạn giảng trên
máy, thực hiện chế độ báo cáo qua mail, khai thác các tài liệu có trên mạng phục
vụ cho cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ mà còn là việc cho trẻ tiếp cận với công
nghệ thông tin một cách linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ

hoạt động chung và các hoạt động khác.
7.6.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non:
Đối với trẻ:
- Tắt mở máy tính, sử dụng thành thạo chuột.
- Khám phá trò chơi trên phần mềm Kidsmart, Hapykid, Kidpix và biết
tạo ra sản phẩm từ các phần mềm.biết cách chơi các trò chơi trên máy qua bài
học
Đối với giáo viên:
- Sử dụng hịm thư điện tử (gmail) để trao đổi thơng tin.
- Soạn giáo án trên Powerpoint, soạn văn bản thành thạo trên Word, tính
tốn trên Exell. Thiết kế bài giảng bằng Elining.
- Truy cập mạng để tìm hiểu thơng tin, tư liệu, tài liệu phục vụ giảng dạy.
- Dạy trẻ sử dụng các phần mềm mềm Kidsmart, Hapykid, Kidpix và gợi
ý để trẻ sáng tạo từ các phần mềm.
- Tạo môi trường giáo dục từ Kidsmart, Hapykid, Kidpix.
7.7. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non:
7.7.1. Đặc điểm tình hình trường mầm non ……………..
A, Thuận lợi
* Về phía nhà trường:
Ban giám hiệu ln ln quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lơi: Trang bị
cơ sở vật chất , các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, mạng internet giúp cho giáo
viên có thể tiếp cận nhanh với cơng nghệ thơng tin từ đó ứng dụng vào quá trình
giảng dạy.
5


Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự
giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.Tạo điều kiện cho giáo viên tham
gia các lớp học ngoại khóa nâng cao chun mơn và phần mềm tin học: Phần mềm
Power Point, phần mềm Photoshp, Adobe presenter.

*Về bản thân
Bản thân tơi có bằng Đại học sư phạm và đã có kinh nghiệm trong cơng tác
chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, tơi nắm bắt được những khả năng, nhu cầu, mong
muốn của trẻ để có những cách thiết kế bài giảng hợp lý, phù hợp với yêu cầu của
độ tuổi trong từng hoạt động.
- Được nhà trường tạo điều kiện, tạo cơ hội cho tôi được đi tập huấn về tin
học, về kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử tại phòng giáo dục, Sở giáo dục đi kiến
tập, dự giờ các hoạt động của các trường bạn . Đây thực sự là những cơ hội để tôi
được học hỏi, trao đổi, chia sẻ, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản
thân trong việc thiết kế bài giảng điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong giảng dạy.
- Nhà trường có dàn máy vi tính kết nối mạng internet, có máy chiếu và bản
thân tơi cũng có máy tính xách tay, usb 3G nên tơi có thể vào mạng để tìm
kiếm thơng tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm qua Email với bạn bè đồng nghiệp
bất cứ lúc nào.
- Trẻ lớp tôi phụ trách là trẻ mẫu giáo lớn( 5-6 tuổi) nên trẻ nhận thức rất nhanh
và khả năng tập trung , hứng thú của trẻ vào hoạt động rất dễ dàng tạo ra.
B, Khó khăn:
*. Về cơ sở vật chất:
Nhà trường đang trong quá trình đầu tư nâng cấp các thiết bị sử dụng cho
việc giảng dạy, cho nên một số thiết bị như máy chiếu, màn chiếu chưa được
trang bị đến từng lớp dẫn đến khó khăn cho giáo viên cho viêc giảng dạy
Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo
viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này khơng thể hỗ trợ và thay thế hồn
tồn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy
móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như
là mất điện, máy bị treo, bị virus...và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên
khó có thể hồn tồn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn

6



7.7.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của trường mầm non
…………:
*Về cơ sở vật chất:
- Nhà trường chưa có phịng tin học riêng, song các thiết bị, dụng cụ phục vụ
chuyên đề cơ bản đủ như máy chiếu
*Về giáo viên và trẻ:
- Giáo viên kiến thức về tin học, sử dụng phần mềm tiện ích và khai thác
thơng tin trên mạng còn hạn chế. Khả năng xử lý tình huống xảy ra trong khi
ứng dụng cơng nghệ thơng tin của một số giáo viên còn lúng túng.
- Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của máy tính và mạng Internet ở
một số giáo viên chưa được thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.
Trong thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non
nói chung cũng như trường tơi nói riêng vẫn cịn một số hạn chế sau
Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang
phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú
nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Nếu khơng có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn
chế khá nhiều Kiến thức về lĩnh vực tin học của cá nhân tơi cịn nhiều hạn chế,
do vậy cịn rất nhiều khó khăn trong q trình ứng dụng các phần mềm vào việc
xây dựng giáo án/
Các thiết bị trình chiếu ứng dụng các phần mềm sử dụng cho tiết dạy luôn thay
đổi ngày càng hiện đại,trong điều kiện của cá nhân tơi có thể tiêp cận và cập nhật
các thơng tin này cịn nhiều khó khăn , do vậy cịn lúng túng trong q trình sử
dụng
Nhiều giáo viên chưa biết cách thiết kế bài giảng hợp lý, chưa thành thạo kĩ
năng, thao tác trên máy tính, trên các phần mềm hỗ trợ soạn giảng nên các bài
giảng điện tử chưa thực sự sinh động, chưa thu hút trẻ và chưa đem lại hiệu quả cao
*. Về cách phối màu nền và màu chữ:
Trong một số bản chiếu để bắt mắt hơn đôi khi giáo viên hay lạm dụng những

hình ảnh quá sặc sỡ quá nhiều chi tiết vẽ cầu kỳ, hoặc phối màu nền và màu
chữ không bảo đảm quy tắc tương phản nên khi chiếu lên rất khó quan sát nội
dung.
*.Về hiệu ứng:
7


Trong các bài giảng, giáo viên còn hay lạm dụng các hiệu ứng, cho nhiều hiệu
ứng trong một slide, hiệu ứng cho các chi tiết trong slide nhiều kiểu khác nhau
hoặc chọn hiệu ứng không phù hợp sẽ làm trẻ cũng như người xem rối mắt, không
tập trung vào bài giảng.
Ví dụ: Cho chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo,
chậm chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ hoặc đôi
khi lại chuyển động, xoay quá nhanh. Màu sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào
khi chuyển slide sẽ khiến người học, người xem cảm thấy khó chịu, gây ra những
bất lợi cho bài giảng.
Hoặc trong hoạt động giáo dục âm nhạc, khi cho trẻ nghe hát những bài hát
có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái thì hiệu ứng cho các slide chứa hình ảnh minh họa
lại chạy với tốc độ quá nhanh, quá nhiều kiểu hiệu ứng khiến người nghe khơng
cịn cảm nhận được giai điệu, nội dung của bài hát nữa.\
*. Không nên chèn ảnh động chỉ mang tính trang trí trong bản trình chiếu:
Việc chèn các ảnh động hoặc sử dụng hiệu ứng cho một đoạn hay một dịng
văn bản ln chuyển động trong suốt thời gian trình chiếu sẽ gây nên sự phân
tán cho trẻ bởi tính mới lạ của nó thay vì tập trung vào nội dung bài giảng trẻ sẽ
tập trung vào hiệu ứng chuyển động của bức ảnh ,của các khung hình động trang
trí hoặc của dịng chữ đó như vậy ta đã vơ tình làm mất tập trung của trẻ vào
hoạt động, dẫn đến giờ học không đạt được mục tiêu đã đề ra.
*. Việc lựa chọn các hình ảnh minh họa, các tư liệu liên quan trong các hoạt
động:
Thực tế tôi cũng đã được đi dự nhiều tiết dạy của các giáo viên trong toàn

huyện và một số tiết dạy của giáo viên trong trường, tham khảo các giáo án điện
tử trên mạng, tôi nhận thấy: Những tư liệu giáo viên đưa vào trong bài giảng đơi
khi cịn quá đơn điệu, nhiều giáo viên chưa biết khai thác hết các thơng tin trên
mạng internet để có thể tìm kiếm, lựa chọn các tư liệu phong phú, phù hợp với bài
giảng của mình.
Ví dụ: Trong hoạt động khám phá tìm hiểu một số con vật sống trong rừng, hay
những con vật sống dưới nước, con vật sống trong gia đình, hay tìm hiểu một số
loại hoa…giáo viên thường hay sử dụng những hình ảnh đơn điệu( những bức
ảnh, tranh) – trẻ không hứng thú, không được thấy sự vận động của các con vật đó
như thế nào?Điều này dẫn đến giờ học không đạt hiệu quả cao.
* Về thiết kế trò chơi trên máy:
8


Những trò chơi trong các hoạt động dạy học nhằm củng cố, ôn luyện lại nội
dung kiến thức trong bài dạy, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động của
trẻ. Những trò chơi này cần phải sinh động, hấp dẫn với trẻ, tạo sự thoải mái, thư
giãn cho trẻ sau một khoảng thời gian dài tập trung trong tiết học, đảm bảo phù hợp
với yêu cầu độ tuổi, với nhu cầu của trẻ trong từng lớp mà giáo viên lựa chọn thiết
kế cho phù hợp. Tuy nhiên, để thiết kế trò chơi hấp dẫn trẻ, đòi hỏi giáo viên phải
học hỏi, tìm tịi các thao tác, kĩ năng nâng cao. Tuy nhiên việc này đối với nhiều
giáo viên vẫn là một vấn đề khó khăn.
Với vai trị là một giáo viên mầm non, để góp phần nhỏ của mình vào việc
nâng cao chất lượng dạy và học ở trường mầm non tôi đã mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường
mầm non"như sau.
7. 8. Các biện pháp
7.8.1.Biện pháp 1: Lựa chọn phông nền và màu chữ phù hợp với
nhau:
Hầu hết các bài giảng đều được thiết kế trên phần mềm PowerPoint, phần

mền này vốn đã có sẵn rất nhiều mẫu thiết kế với rất nhiều các hình nền bắt
mắt và nó cịn cho phép sử dụng tranh ảnh làm hình nền cho bản chiếu một
cách khá đơn giản tuy nhiên cần phải cân nhắc giữa việc phối màu nền và màu
chữ bảo đảm đúng quy tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu
đậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại,
khi dùng màu nền đậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu trắng hay vàng. Nền
nên sử dụng màu đơn sắc không nên sử dụng các bức tranh có quá nhiều màu
thuộc các gam màu khác nhau hoặc có q nhiều chi tiết vẽ cầu kì để làm nền
dễ dẫn đến khó phối màu chữ phù hợp cho tất cả chi tiết bức tranh và gây ra
phân tán cho đối tượng là trẻ mầm non, ln thích thú với những cái mới lạ và
rất dễ mất tập trung. Việc phối màu cần được kiểm thử trên máy chiếu vì khi
chiếu lên màn chiếu, độ nét của hình ảnh ít nhiều sẽ bị giảm đi điều này cũng
còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: phòng học q sáng khơng có
rèm che, máy chiếu độ phân giải và cường độ sáng thấp. Trong trường hợp này
chọn màu nền sáng trắng tự nhiên và màu chữ xanh đậm, đen, đỏ
đậm sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Ở các slide mở đầu, giới thiệu thì nên lựa chọn
chữ nghệ thuật cho tiêu đề và màu chữ cũng phải phối hợp hài hịa để người
xem thấy hấp dẫn, thích thú, có ấn tượng với bài giảng ngay lúc ban đầu.
7.8.2.Biện pháp 2: Lựa chọn hiệu ứng phù hợp:
9


Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có
mức độ, hợp lý, khơng bị lạm dụng, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung
vào bài học. Các hiệu ứng và âm thanh xử lý phù hợp theo độ tuổi của học
sinh, độ tuổi mầm non cần màu sắc sặc sỡ, âm thanh vui nhộn vì tuổi này cần
sự hướng tập trung hơn là chú ý tư duy vì kiến thức cịn ít và khơng có kiến
thức tư duy. Việc lựa chọn hiệu ứng quá nhiều sẽ làm trẻ phân tán chú ý, mất
tập trung dẫn đến kiến thức chính trong bài học bi ảnh hưởng bất lợi
Ví dụ: Cho con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo,

chậm chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ. Màu
sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào, gây khó chịu cho người học và người theo
dõi.
Đối với hoạt động làm quen với toán, loại tiết đếm và nhận biết số lượng
thì chúng ta nên cho các đối tượng xuất hiện và biến mất một cách từ từ, lựa
chọn hiệu ứng khác nhau cho các đối tượng để gây hứng thú cho trẻ và để trẻ
đếm, nhận biết số lượng một cách chính xác, trẻ không bị cuống, lúng túng để
chạy theo hiệu ứng một cách chóng mặt
7.8.3. Biện pháp 3: Lựa chọn hình ảnh động hay tĩnh một cách hợp lý,
phù hợp với nội dung bài dạy và ý tưởng của giáo viên:
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, trẻ ln thích thú, say mê với những gì nổi
bật hoặc chuyển động.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát vườn hoa mà có một chú bướm đang bay lượn thì
trẻ sẽ chú ý quan sát chú bướm bay lượn như thế nào chứ không tập trung quan
sát bơng hoa đẹp thế nào? Màu sắc ra sao?
Vì vậy, trong khi thiết kế bài giảng điện tử, muốn thu hút sự chú ý của trẻ
vào đối tượng nào thì chúng ta nên tìm cách để làm nổi bật đối tượng đó lên,
bằng cách:
- Tạo kích thước, màu sắc nổi bật, khác biệt với các đối tượng xung quanh:
Ví dụ: Cho trẻ tham quan, quan sát vườn hoa mà cô giáo muốn trẻ tập trung
vào bông hoa Hồng Nhung thì chúng ta sẽ đưa hình ảnh hoa Hồng Nhung đặt
giữa những bông hoa màu vàng và màu trắng để làm nổi bật bông hoa Hồng
Nhung màu đỏ lên. Như vậy sẽ thuận tiện cho giáo viên trong việc hướng trẻ
tập trung vào đối tượng cần quan sát.
- Tạo hiệu ứng động cho vật (đối tượng) cần quan sát:
10


Ví dụ: Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông (các loại ô tô) trên
màn chiếu, khi muốn trẻ quan sát chiếc ô tô tải, ta chọn hiệu ứng chuyển động

cho chiếc ô tô tải và hỏi trẻ: Các con nhìn xem, chiếc ơ tơ đang từ từ chuyển
bánh là ơ tơ gì? Như vậy trẻ sẽ khơng bị nhầm giữa những chiếc ô tô đang
đứng yên và chiếc ô tô đang chuyển động.
Thực tế tôi nhận thấy, nhiều giáo viên thích lựa chọn những khung hình
động, màu sắc lòe loẹt, nhấp nháy liên tục để tạo thẩm mỹ cho bài giảng của
mình nhưng đơi khi những khung hình đó lại làm mất đi sự tập trung của trẻ
vào nội dung bài dạy, dẫn đến giờ học đạt kết quả khơng cao. Vì vậy, để khắc
phục tình trạng này, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc nội dung, yêu cầu của bài
dạy: cần cung cấp cho trẻ kiến thức gì? Và cần làm nổi bật chi tiết nào? Để có
thể giúp trẻ nhận biết, lĩnh hội tri thức một cách đơn giản, dễ nhất.
7.8.4.Biện pháp 4: Tìm kiếm, khai thác thông tin, tư liệu trên mạng
internet để đưa vào bài giảng: Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả
để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì
hiện nay với ứng dụng cơng nghệ thơng tin, giáo viên có thể sử dụng Internet
để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim,
chụp ảnh là tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần "nhấp chuột" là hình ảnh
những con vật ngộ nghĩnh, những bơng hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết
đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những
âm thanh sống động, ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú
của trẻ vì trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung của
bài dạy.
Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết
kế các bài giảng điện tử là mammon.edu.vn. Một số trang Web cho phép bạn
tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như Google.com.vn,
Download.com.vn Bạn có thể tìm thấy vơ số hình ảnh, video, âm thanh, thậm
chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết kế giáo án
điện tử của bạn.
Tuy nhiên để vào được các trang web này, đương nhiên máy tính của bạn
phải được nối mạng hoặc thơng dụng, tiện lợi hơn, bạn có thể dung USB 3G để
vào mạng bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.

Trong thời đại tiến bộ khoa học như hiện nay, phần đa giáo viên nào cũng
có điện thoại di động thậm chí máy ảnh, máy quay…Đây chính là những công
11


cụ giúp chúng ta có thể sưu tập những tư liệu cho bài giảng bằng cách: ghi âm,
quay các đoạn video…Để chèn được các File âm thanh hay video từ điện thoại
vào các Slide đòi hỏi giáo viên phải biết ứng dụng một số phần mềm đổi đi
như: Convert, Fomatfactory…
Khó khăn nhất là việc lựa chọn các hình ảnh thể hiện trong giáo án. Phần
này hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành cơng của một giáo
án điện tử. Chính thế mà việc sưu tầm cũng mất rất nhiều thời gian, vì các hình
ảnh được lựa chọn phải là các hình ảnh có nền trắng hoặc là ảnh tách nền nhằm
cho trẻ khi trực quan chỉ tập trung nhìn rõ hình ảnh và khơng bị phân tán bởi
các chi tiết khác.
7.8.5.Biện pháp 5: Một số phần mềm hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế
giáo án điện tử:
a. Phần mềm GIMP (Cắt sửa ảnh):
Đôi khi chúng ta chỉ cần một chi tiết nhỏ trong bức tranh nhưng khơng
biết làm thế nào để lấy được hình ảnh đó ra?
Phần mềm Gimp( cắt, sửa ảnh) sẽ giúp bạn tháo gỡ vướng mắc này. Bạn
chỉ cần Dowload phần mềm Gimp về máy, cài đặt và thao tác cắt hình ảnh
trong bức tranh theo ý muốn của bạn. Sau khi đã cắt được hình, bạn sẽ Paste
hình đó vào một phơng nền phù hợp. Như vậy, bạn đã có một bức tranh như
mong muốn. Nếu muốn con vật hay hình ảnh của bạn chuyển động được, bạn
lại cắt rời các bộ phận( các chi tiết) ra và tạo hiệu ứng chuyển động cho từng
chi tiết. Như vậy, bạn đã tạo được một hình động như mong muốn.
Ví dụ: Từ hình ảnh em bé được chụp từ điện thoại:
Bạn muốn chọn nền khác cho bức ảnh đẹp hơn thì bạn thực hiện các thao
tác như sau:

Khởi động phần mềm GIMP 2.6. Khi đó trên màn hình sẽ xuất hiện hộp
thoại. Bạn vào File để chọn ảnh cần cắt.
- Chọn biểu tượng ( chiếc vịng) trong Toolbox để cắt hình theo mong muốn
- Phải chuột vào hình vừa cắt, khởi động Powerpoint và phơng nền mới
để Paste hình vừa cắt vào. Như vậy, chúng ta đã đưa được hình ảnh em bé vào
phơng nền mình muốn.
b. Phần mềm Boilsoft Video Splitter, Fomatfactory, Photostory( Cắt
âm thanh, cắt video, đổi đuôi, tạo đoạn video ):
12


Nếu như trước kia việc tìm bài hát cho phù hợp với chủ đề, với bài dạy
các giáo viên phải vất vả đến các cửa hàng băng đĩa để tìm và phải mở bằng đầu
đĩa thì hiện nay, với mạng internet chúng ta có thể Dowload bất cứ bài nhạc nào
hoặc đoạn video mình cần và có thể chèn trực tiếp vào trong các Slide. Có một
số đoạn video hoặc bài nhạc u cầu phải đổi đi mới có thể chèn vào Slide
được, vì vậy, chúng ta phải làm thêm một thao tác đổi đuôi cho đoạn nhạc, đoạn
video cho phù hợp. Chúng ta có thể tham khảo chương trình chuyên cắt nhạc
Boilsoft Video Splitter tại website hoặc phần mềm
Fomatfactory. Phần mềm này có rất nhiều tính năng, bạn có thể sử dụng để đổi
đi ảnh, đổi đi cho đoạn video…cắt âm thanh, cắt đoạn video…để có được
những tư liệu như mong muốn.
Từ các hình ảnh, chúng ta có thể tạo ra đoạn video nhờ có phần mềm
Photostory. Chúng ta lựa chọn các hình ảnh cần chèn vào và chọn bài nhạc
hoặc âm thanh mình cần để tạo đoạn video có cả hình ảnh , bài nhạc hoặc âm
thanh. Để tạo được đoạn video với những hình ảnh bạn cần, trước tiên bạn
Dowload phần mềm Photostory về máy, khởi động phần mềm, sau đó Import
các ảnh cần tạo trong đoạn video, vào mục Selectmusic để chọn bài nhạc hoặc
âm thanh cần chèn.
Chọn ổ lưu đoạn video vừa tạo. Như vậy là chúng ta đã tạo được một

đoạn phim mà mình cần.
c. Bộ cài E-learning chuẩn:
Nếu như trước đây việc chèn các đoạn video vào Powerpoint gặp nhiều
khó khăn, âm thanh ghi âm bằng điện thoại chèn vào slide mang lại âm thanh
khơng rõ nét, khơng trung thực thì hiện may với bộ cài E-learning, các bạn
thao tác và cài thành cơng về máy tính, trong thanh cơng cụ của Powerpoint
sẽ xuất hiện mục AdobePresenter. Với bộ cài này, các bạn sẽ thuận tiện cho
việc quay video, ghi âm trực tiếp bằng máy tính, cho chất lượng hình ảnh, âm
thanh rõ nét hơn.
Sau khi thu âm, để chèn được âm thanh vừa thu vào slide thì bạn phải
sử dụng phần mềm FomatFactory để đổi đi.
Hoặc chúng ta có thể tham khảo chương trình chuyển đổi đi cho file
nhạc converter tại websize sau
Đây là thanh công cụ trên Powerpoint khi bạn đã cài thành công:
- Bạn muốn ghi âm trực tiếp trên máy tính, kích chọn Record Audio
13


- Bạn muốn quay video trực tiếp trên máy tính, kích chọn Capture Video
- Bạn muốn cắt đoạn âm thanh, kích chọn Edit Audio
-Bạn muốn cắt đoạn video kích chọn Edit Video
-Bạn muốn chèn âm thanh vào slide, kích chọn Import Audio
-Bạn muốn chèn đoạn video, kích chọn Import Video…
Bộ cài này có rất nhiều tính năng, phù hợp và thuận tiện cho việc thiết kế
bài giảng điện tử, đem lại hiệu quả cao cho bài giảng
d. Phần mềm Window Movie Maker:
Khi tơi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tơi đã phát hiện ra một
cơng cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần
mềm Window Movie Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window
nhưng khơng phải ai cũng chú ý tới nó. Các bạn chỉ cần nhấp chuột vào Start/

Program/Window Movie Maker, biểu tượng là một cuộn phim. Phần mềm này
cho phép các bạn làm giáo án như những đoạn phim. Các bạn có thể đưa tranh
ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho
chúng thật sống động. Các bạn muốn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt ngào của
mình để lồng vào đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ cần kích vào biểu
tượng cái Micro và làm theo chỉ dẫn mà thơi. Khơng những thế các bạn cịn có
thể dễ dàng in sao giáo án của mình ra đĩa VCD để dạy trên tivi mà không cần
phải ra hiệu Converter đâu.
Các bạn hãy thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì tính ứng dụng
đơn giản của Window Movie Maker.
7.8.6. Biện pháp 6: Mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức, ham
học hỏi, tìm tịi, tham gia các buổi tập huấn, các lớp tập huấn để nâng cao trình
độ, kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử, phải nắm được quy trình thiết kế bài
giảng điện tử:
1. Giáo viên phải thực sự có ham mê, lịng nhiệt tình:
Bản thân tơi cũng như một số giáo viên trong trường đã đầu tư mua máy
tính xách tay, 3G để thuận tiện vào mạng tìm các thông tin, tư liệu cho bài giảng,
trao đổi thông tin, kinh nghiệm lẫn nhau qua Email…
Phòng giáo dục tổ chức các buổi tập huấn về thiết kế bài giảng E-learning
tại Phòng giáo dục do các giảng viên chuyên nghiệp về giảng dạy.Bản thân tôi
14


được nhà trường cử đại diện đi tập tại sở giáo dục về ứng dụng công nghệ thông
tin là những buổi tập huấn vơ cùng bổ ích đối với tơi và các đồng nghiệp.
Vì thơng qua buổi tập huấn, các giáo viên hướng dẫn đã giúp chúng tôi tháo
gỡ được những vướng mắc khi thiết kế bài giảng, giúp chúng tơi có thêm kĩ
năng mới để thiết kế bài giảng hay hơn, hấp dẫn hơn như: Chèn các đoạn video
vào slide, các file Flash, Tạo đoạn video từ các hình ảnh và âm thanh…liên kết
Hyperline, cách thiết kế trò chơi cho trẻ trên Powerpoint…

Nhưng nếu tập huấn xong mà chúng ta không thực hành, không áp dụng
vào trong các hoạt động thì những kiến thức sẽ dần bị mai một. Vì vậy, bản thân
tơi sau mỗi buổi tập huấn, biết thêm những thao tác, kĩ năng mới nào là tôi lại
về, dở tài liệu tập huấn ra và làm thử. Sau nhiều lần thực hành, những kiến thức
đó đã khắc sâu trong trí óc và khi thực hiện áp dụng vào bài giảng sẽ trở lên rất
đơn giản và nhanh chóng, chúng ta khơng phải mất thời gian tìm lại tài liệu,
không phải mất thời gian thao tác, thực hành lại nữa
Sau khi hoàn thành phần thiết kế bài giảng mới, tôi đã hướng dẫn giáo
viên thực hiện hoạt động làm quen với thao tác trên bài giảng vừa thiết kế để tạo
cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng thời nâng cao chất
lượng chuyên môn của toàn trường ngày càng đi lên. Các giáo viên dự giờ thì
nắm bắt, mở rộng thêm những thao tác, kĩ năng với bài giảng điện tử, cịn bản
thân tơi lại nhận được những lời góp ý, những ý kiến đánh giá, nhận xét khác
nhau để xây dựng cho bài giảng. Và qua đó, tơi lại có thêm nhiều ý tưởng về
cách thiết kế bài giảng điện tử của mình.
Ví dụ: Sau buổi tập huấn tại Sở giáo dục về Tơi biết thêm cách thiết kế
trị chơi với Triger và tạo đoạn video có âm thanh từ các hình ảnh, file nhạc…
Tơi đã về áp dụng ngay vào lớp mình bài giảng với nội dung: “ Trò
chuyện về Bác Hồ” Trong nội dung này, tôi sưu tầm các đoạn video nói về tình
cảm của Bác với thiếu nhi, các hình ảnh Bác với thiếu nhi Việt Nam và quốc
tế…Sau đó tơi tạo thành đoạn video với những hình ảnh mình muốn, phù hợp
với nội dung giảng dạy của mình, lựa chọn bài nhạc để chèn vào đoạn video
thông qua phần mềm Photostory. Và tôi thực sự thấy tiết dạy đạt hiệu quả hơn
hẳn: Trẻ thích thú với những đoạn video về Bác tràn đầy tình yêu thương,
Điều đặc biệt quan trọng để thiết kế bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn,
phù hợp với trẻ thì người giáo viên phải thực sự có lịng u nghề, mến trẻ, có
sự ham mê để tìm ra cái hay, cái mới lạ đưa vào bài giảng nhằm tạo hứng thú
15



cho trẻ khi tham gia hoạt động và nội dung kiến thức sẽ được trẻ nắm bắt dễ
dàng hơn. Để làm được điều đó, người thiết kế bài giảng phải hiểu được nội
dung bài học là gì? Cần cung cấp những nội dung đó như thế nào để thu hút trẻ?
Cần tìm những tư liệu nào phù hợp với nội dung kiến thức và hấp dẫn đối với
trẻ? Giáo viên phải nảy sinh ý tưởng trong đầu thì mới có thể thực hiện được
việc thiết kế bài giảng điện tử theo quy trình sau:
2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử:
Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
- Bước 1:Xác định mục tiêu bài học:
Trong phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, mục tiêu phải được chỉ
rõ khi học xong bài, trẻ cần nắm được cái gì? Từ đó giáo viên cần cung cấp
những tư liệu gì để phù hợp với mục tiêu của bài.
Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng
tâm:
Cần bám sát vào chương trình giáo dục ở độ tuổi và các bước tiến hành
trong hoạt động giáo dục. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì giáo án là tài liệu giảng
dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo.
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi hoạt động, mỗi loại tiết
thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn
đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của hoạt động dạy học có thể gắn với việc sắp
xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến
thức của hoạt động, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của hoạt động.
3: Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức:
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc
trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền
thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc
multimedia hố kiến thức được thực hiện qua các bước:
+ Dữ liệu hố thơng tin kiến thức
+ Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, ảnh tĩnh, phim,

âm thanh
+ Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong
hoạt động. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó
16


hoặc từ internet, hoặc được xây dựng mới bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video,
bằng các phần mềm chuyên dụng như: Fomatfactory, Bộ cài Adobepresenter…
+ Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong hoạt động
để đặt liên kết
+ Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm
thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo
các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
4: Xây dựng thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến
hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp
lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thơng tin nhanh chóng và giữ
được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao
chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
5:Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng
tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể:
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngơn ngữ hoặc
các phầm mềm trình diễn thơng dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động
nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong
PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các
trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thơng tin trên mỗi
trang/slide có thể là tranh ảnh, âm thanh, video clip Hiện nay để xây dựng bài
giảng điện tử ta có thể áp dụng các phần mềm căn bản sau:
+ Microsoft PowerPoint

+ Macromedia Flash
+ Frontpage
+ LectureMaker
Trong phần mềm Powerpoint 2003 ta thường sử dụng các hiệu ứng sau:
- Hiệu ứng chuyến trang Slide Transition
- Hiệu ứng chạy chữ Slide Design – Animation Schemes
-

Hiệu ứng hoạt hình Custuom Animation

-

Phần minh họa:
17


-

Phần minh họa thiết kế trong bài giảng điện tử thể hiện tính trực quan sinh
động của bài giảng. Nội dung minh họa thể hiện ở các loại sau:

- Âm thanh: nhạc nền, nhạc cho từng phần, giọng thuyết trình, lời giới thiệu
hay các âm thanh đặc biệt tạo điểm nhấn cho bài. Dữ liệu âm thanh này được
đóng gói từ bên ngoài và đưa vào bài giảng để sử dụng
- Hình ảnh: đó là những hình nền, hình minh họa, hình vẽ thể hiện nơi
dung bài học
- Phim: đây là những phim mô phỏng minh họa kết cấu, hoạt động của nội
dung bài học. Phim này phải được điều khiển chủ động bởi người dạy
Để giảm kích thước cũng như dung lượng bài giảng, dữ liệu minh họa này
thường được đóng gói riêng, để sử dụng trong bài giảng ta phải xây dựng liên

kết giữa các phần, các nội dung minh họa.
Trong phần mềm PowerPoint 2003 ta thường sử dụng hiệu ứng Custuom
Animation để điều khiển phim. Ta có thể đưa vào PowerPoint một file ảnh
(Insert Pictures) một file âm thanh (Insert Sounds), một file phim .avi (Insert
Movies) hoặc một file phim .swf (Control Toolbox/ Shocwave Flash Ofject)
6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hồn thiện.
-

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai
xót để kịp thời thay đổi, sửa chữa.

7.8.7.Biện pháp 7: Biện pháp khắc phục khi khơng có máy chiếu:
Thực tế không phải trường nào cũng được đầu tư máy tính, máy chiếu nên
việc trình chiếu các bài giảng điện tử đối với các trường mầm non cũng gặp
nhiều khó khăn. Nhưng khơng phải cứ nhất thiết sử dụng máy chiếu mới là ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
- Trường mầm non …………. chúng tôi cũng chỉ có 1 máy tính xách tay và
2 máy chiếu nên để các giáo viên có thể thực hiện các bài giảng điện tử được
các giáo viên khắc phục bằng cách:
- Vào đầu mỗi năm học, ở mỗi lớp đều làm tốt cơng tác xã hội hóa, vận
động các doanh nghiệp, các cá nhân ủng hộ cho lớp để có kinh phí đầu tư mua
sắm trang thiết bị dạy và học. Nhờ đó, ở trường tơi, 100% các lớp đều có ti vi,
đầu đĩa, loa…
- Trong các hoạt động, giáo viên có thể thiết kế bài giảng tại máy tính ở nhà
hoặc máy tính ở trường, sau đó ghi đĩa để mở trực tiếp trên màn hình ti vi, trẻ
18


vẫn có thể bao quát, quan sát được rõ ràng, âm thanh vẫn rõ nét và trẻ vẫn thực
sự hứng thú khi tham gia hoạt động. Trẻ học mà lại có cảm giác như đang được

xem phim hoạt hình trên ti vi. Và thực tế tôi nhận thấy, giờ học vẫn đạt hiệu quả
rất cao.
1.Nhưng làm thế nào để in bài giảng điện tử từ Power Point sang đĩa
VCD?
Bạn đã soạn xong một giáo án điện tử trên Power Point? Bạn muốn in chúng ra
đĩa VCD nhưng Power Point chỉ trình chiếu chứ khơng phải một đoạn phim, làm
sao mà in ra đĩa được? Tôi đã nghĩ ngay đến vấn đề là phải đổi đuôi. Nhưng khi
tôi làm thử trên phần mềm đổi đi thơng thường thì khơng được. Câu hỏi này
tôi đã trả lời được khi tôi gõ một dòng chữ đơn giản vào Google là "converter
Power Point to video". Tôi đã được chỉ dẫn tải phần mềm đổi đuôi từ file Power
Point sang Video.
Các bạn thấy đấy, nếu các bạn thực sự say mê và nhiệt huyết với nghề, bạn sẽ
có thể trả lời được bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn chỉ cần một cái "nhấp chuột".
Cách làm này thực sự đã giúp nhiều giáo viên có cơ hội được thể hiện trình độ,
năng lực của bản thân và cũng chính nhờ vậy, cơng tác chun mơn trường
mầm non Hồng Châu ngày càng sơi nổi, trình độ giáo viên ngày càng được
nâng cao.
2. Làm thế nào để giáo viên có thể tự ghi đĩa:
Đổi đi cho bài giảng sang video rồi, nhưng làm thế nào để tự ghi đĩa mà
không cần phải mang ra cửa hàng để thuê làm đĩa?
Trước tiên máy tính của bạn cần đảm bảo điều kiện sau: Máy tính phải có ổ
đĩa. Bạn vào internet Dowload phần mềm ghi đĩa PowerISO. Bạn khởi động
phần mềm để cài về máy tính. Khi cần ghi đĩa,bạn cho đĩa trắng vào ổ đĩa, bạn
chỉ cần nháy đúp chuột vào phần mềm PowerISO- kích chọn continue
unregistered – Bạn chọn mục Add trong hộp thoại xuất hiện để Add File cần ghi
đĩa của bạn – Kích chọn Add – Đặt tên cho đĩa của bạn, chẳng hạn “ Hoạt động
giáo dục âm nhạc – MGL”- Sauk hi đã Add các file cần ghi đĩa, bạn kích chọn
Burn trên hộp thoại và đợi trong giây lát. Khi nào đĩa tự động bật ra khỏi ổ là
bạn đã thực hiện thành cơng.
7.8.8. Biện pháp 8: Cách thiết kế trị chơi trong tiết dạy cho trẻ một

cách hợp lý:
19


Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui
chơi, trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Chính vì vậy, trong các hoạt động giáo
dục của trẻ lứa tuổi mầm non cũng ln địi hỏi phải có trị chơi khi chuyển hoạt
động và cuối mỗi hoạt động.
Với các hoạt động sử dụng bài giảng điện tử, trẻ thường hay bị ngồi quan
sát quá lâu trên màn hình. Điều này sẽ dễ khiến trẻ bị mệt mỏi, chán nản, đôi
khi không tập trung vào hoạt động mà trẻ cứ nhìn lên màn chiếu một cách vơ
thức.
Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần biết cách thay đổi khơng khí cho trẻ
sau mỗi lần chuyển nội dung kiến thức.
Ví dụ: Ở trẻ lớp mẫu giáo lớn 5c do tôi chủ nhiệm, trong các hoạt động:
Khám phá một số phương tiện giao thông. Sau khi cho trẻ quan sát xong một
loại phương tiện giao thông, tôi cho trẻ làm vận động minh họa hoặc bắt chước
tiếng kêu của phương tiện giao thơng đó:
Máy bay: Cho trẻ dang hai tay ra nghiêng sang phải, sang trái, miệng làm
tiếng kêu ù ù…ù Máy bay chuẩn bị hạ cánh: Trẻ bay chậm hơn và ngồi dần
xuống. Ô tô: Trẻ giơ hai tay giả làm vô lăng lái xe và miệng làm tiếng kêu
pim pim pim Có thể kết hợp với các hiệu lệnh: Đèn đỏ- trẻ cho xe dừng lại, đèn
xanh- trẻ lại tiếp tục lái xe…
Hoặc cho trẻ hát và vận động bài: “Anh phi công ơi” sau khi quan sát, tìm
hiểu về phương tiện giao thơng đường hàng khơng. Như vậy, chúng ta vừa có
thể tạo ra khơng khí vui nhộn trong hoạt động, vừa tạo cho trẻ sự thích thú tham
gia vào hoạt động, vừa kết hợp được giáo dục kĩ năng sống cho trẻ…
Ở cuối mối hoạt động trong bài giảng điện tử, chúng ta thường hay thiết kế một
trò chơi trên máy cho trẻ. Để thiết kế được trò chơi phù hợp với độ tuổi, phù
hợp với khả năng của trẻ và thực sự tạo thích thú cho trẻ địi hỏi giáo viên phải

thành thạo một số thao tác thiết kế trong Triger( tạo liên kết giữa các slide) và
một số thao tác thiết kế trò chơi trong Flash.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Các biện pháp nêu trên đã được áp dụng thử nghiệm ở sinh mẫu giáo, giáo
viên trường mầm non ……….. – Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
8. Những thông tin cần được bảo mật (không)
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
20


- Về cơ sở vật chất: Máy tính, máy in, máy chiếu, đồ dùng trong và ngoài
các lớp; các đồ dùng học liệu, bàn máy, đĩa CD; VCD các trò chơi; các phần
mềm công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non…
- Về con người:
Cô và trẻ mẫu giáo Trường mầm non ……….- Huyện Yên Lạc – tỉnh
Vĩnh phúc
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
*Đối vơi trẻ:
Với một số hình thức ứng dụng phầm mềm tin học vào các hoạt động bởi những
hình ảnh, âm thanh sống động, mô phỏng phỏng các hoạt động tương đối chính xác,
tạo cho trẻ tham gia các hoạt động một cách chủ động. Chất lượng, kiến thức ở mỗi
tiết học truyền đạt đến trẻ kết quả đạt được hết sức khả quan
Trẻ hứng thú hơn tích cực hoạt động hơn, trẻ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng
thoải mái kết quả trên trẻ ngày càng tốt hơn
Sau khi đã áp dụng biện pháp nêu trên thì lợi ích đạt được như sau:
Quá trình thực hiện UDCNTT bản thân tơi thấy mình được nâng cao hơn
về chun mơn, phương pháp đặc biệt là dạy trẻ linh hoạt, sáng tạo, tự tin, kết
quả cho thấy rõ rệt.
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến


Số
TT

1

2

Tên tổ chức/ cá
nhân

Lớp 5 A1

Lớp 5A2

Địa chỉ

Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng
sáng kiến

Trường mầm non
…………………

Một số biện pháp nâng cao
ứng dụng”công nghệ thông tin
trong giảng dạy ở trường mầm
non"

Trường mầm non
………………….


Một số biện pháp nâng cao
ứng dụng”công nghệ thông tin
trong giảng dạy ở trường mầm
non"

21


4

Lớp 5A4

Một số biện pháp nâng cao
Trường mầm non
ứng dụng”công nghệ thông tin
…………………… trong giảng dạy ở trường mầm
non"

Trên đây là một số biện pháp Một số biện pháp nâng cao ứng dụng”công
nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non". Kính mong được sự góp ý
của hội đồng sáng kiến kinh nghiệm để tơi có thêm nhiều kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy./
Xin chân thành cám ơn!
Ngày 23 tháng 5 năm 2018
Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Hải Yến

22



ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
CẤP HUYỆN

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………..

23



TÀI LIỆU KHAM KHẢO:
Khi thiết kế bài dạy tôi khai thác các hình ảnh trên trang web :

Những quyển truyện tranh của nhà xuất bản kim đồng, Bộ giáo dụcvà
đào tạo - Trung tâm đồ chơi thiết bị Mầm non để chụp các hình ảnh
Sử dụng phầm mềm Photoshop, phần mềm Micorosoft Office
Powerpoint, Adobe bresenter
Một số trang Web phục vụ cho dạy và học
Trang Web thư viện bài giảng:
Trang Web dạy học trực tuyến:
Mạng giáo dục edunet:

24



×