Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP GIÚP học SINH lớp 3 GIẢI bài TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.68 KB, 30 trang )

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
LỚP 3 GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH

Lĩnh vực/ mơn

: Tốn

Cấp học

: Tiểu học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
MÃ SKKN


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
LỚP 3 GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH

Năm học: 2016 – 2017
MỤC LỤC

2



Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tình hình hiện nay, giáo dục là một vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Đảng và nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bậc học tiểu học được
coi là nền tảng của các bậc học. Quá trình học ở tiểu học là nền móng cho học
sinh có vốn kiến thức để học tiếp lên các lớp trên. Trong các môn học mà học sinh
học ở bậc tiểu học, mơn Tốn là bộ mơn rất quan trọng. Đây là môn học chiếm
tương đối nhiều thời gian học của học sinh trong suốt quá trình học phổ thơng.
Đây cũng là mơn học có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Cùng với
các môn học khác, mơn Tốn góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Ở bậc tiểu học, mơn Tốn cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu
một cách tương đối có hệ thống về số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại
lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản; hình thành các
kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài tốn có nhiều ứng dụng thiết thực
trong đời sống; bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và
diễn đạt đúng cách phát hiện và cách giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi trong
cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, chăm học và hứng thú học tập tốn, hình
thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ
động, linh hoạt, sáng tạo.
Q trình cung cấp kiến thức tốn học cho học sinh trong dạy học ở tiểu
học được chia thành hai giai đoạn thì nội dung tốn học lớp 3 được coi là cầu
nối để học sinh học tiếp ở giai đoạn hai. Ở lớp 3, các em tiếp tục hoàn thiện
những kiến thức kĩ năng của giai đoạn một và chuẩn bị cho sự phát triển cao hơn
về kiến thức kĩ năng của giai đoạn hai ở lớp 4 và lớp 5. Trong chương trình tốn
học ở lớp 3, mạch kiến thức về giải toán chiếm khoảng 9% tổng thời lượng của
môn học nhưng lại vô cùng quan trọng đối với học sinh bởi: bước đầu giúp học
sinh làm quen giải tốn hợp, nội dung này cịn được học kết hợp với nội dung
dạy số học, hình học và bước đầu yêu cầu học sinh biết tư duy, tìm tịi, sáng tạo
khi biết vận dụng các bài tốn đơn đã học để giải toán. . . Đặc biệt hơn, với học

sinh lớp 3, việc giải thành thạo các bài tốn bằng hai phép tính là vơ cùng cần
thiết bởi những kiến thức này chính là cơ sở để học sinh vận dụng học ở giai
đoạn hai khi giải những bài tốn nhiều hơn hai phép tính, những dạng tốn điển
hình. . . . Khả năng tư duy để tìm ra các bước giải bài tốn bằng hai phép tính ở
lớp 3 tốt sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi giải các bài tốn về tìm số trung bình
3


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
cộng của các số, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số, tìm hai số khi biết
tổng số và tỉ số của hai số, tìm hai số khi biết hiệu số và tỉ số của hai số, tính
diện tích hình bình hành, diện tích hình thoi ở lớp 4, giải tốn về đại lượng tỉ lệ
thuận, tỉ lệ nghịch, một số bài toán có nội dung hình học ở lớp 5.
Tuy nhiên, trong q trình dạy học, khơng phải bất kì một vấn đề nào trong
sách giáo khoa hay nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh mà giáo viên
đưa ra học sinh đều hiểu và vận dụng được ngay. Trong quá trình dạy học, bằng
tâm huyết nghề nghiệp và những kinh nghiệm đã đúc rút được cho từng môn học
ở mỗi khối lớp, cho từng mạch kiến thức hay từng bài dạy, người giáo viên có
thể có những biện pháp, những cách thức truyền đạt khác nhau sao cho học sinh
hiểu bài, hiểu sâu, nhớ lâu và biết vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống. Đó
mới chính là cái đích cuối cùng của dạy học: học để biết, học để làm, học để tự
khẳng định mình.
Chính vì những lí do trên mà tơi đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu về
"Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính" trong
chương trình Tốn 3. Việc chọn đề tài này giúp tơi hiểu sâu hơn về nội dung dạy
học giải toán ở lớp 3, các phương pháp và hình thức tổ chức giờ dạy về giải toán
ở lớp 3, các hướng phát triển cho một bài toán về giải toán ở lớp 3. Từ đó, tơi sẽ
vận dụng tốt hơn vào thực tiễn giảng dạy của mình.

4



Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
Các bài tập về giải tốn bằng hai phép tính thực chất là các bài tập yêu cầu
học sinh phải nắm được các bài toán đơn đã học và biết vận dụng các bài toán
đơn ấy để giải quyết các bài tốn giải bằng hai phép tính từ việc suy luận, thấy
được mối liên hệ giữa hai phép tính đó để làm thành các bước giải cho bài toán
giải bằng hai phép tính. Tuy nhiên, để làm được các bài tập này, các em phải
nắm được mấu chốt của vấn đề là để giải quyết được yêu cầu của bài cần xem
xét điều chưa biết có liên quan thế nào với các dữ kiện đã cho trong bài toán. Từ
việc hiểu mấu chốt về các mối liên quan giữa cái đã biết và cái cần tìm của bài
tốn đó, học sinh phải biết vận dụng các dạng toán đã học với các kĩ năng tính
tốn mà các em có được khi học toán để thành lập các bước giải cho bài toán
nghĩa là các em đã giải quyết được yêu cầu của đề bài.
Việc xây dựng các bài tập về giải các bài tốn giải bằng hai phép tính dựa
vào các kiến thức về giải tốn có lời văn mà học sinh đã có khi học tốn 1 , 2 và
các dạng toán đơn mà các em được học trong chương trình mơn Tốn ở lớp 3.
Với lứa tuổi của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh học lớp 3, các em
thường bắt chước hoặc ghi nhớ một cách máy móc. Việc học tập giúp các em
hình thành và phát triển ghi nhớ có ý nghĩa, biết lập luận để tìm ra sự liên quan
giữa dữ kiện bài tốn cho biết và yêu cầu của bài. Những kiến thức các em có
được qua học tập mơn Tốn và được gắn liền với thực tiễn đời sống sẽ được các
em nhớ lâu, kích thích ở các em sự liên tưởng, tìm tịi, khám phá và sáng tạo.
Nhờ đó ghi nhớ của trẻ có ý nghĩa và chất lượng hơn. Những khác biệt về nhận
thức về khả năng tư duy của trẻ thường được biểu hiện rõ nét trong việc suy luận
và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Ngày nay, nhà trường hiện đại lấy học
trò là nhân vật trung tâm của q trình dạy học, học trị mới là chủ thể của quá

trình học. Trẻ em ngày nay rất thông minh, nhanh nhẹn trong việc nắm bắt cái
mới, biết vận dụng kiến thức học trong nhà trường vào thực tiễn đời sống rất
nhanh. Bởi thế giáo dục cần trang bị cho trẻ những kiến thức kĩ năng phù hợp
với nhận thức của các em.

5


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
Nói tóm lại: Quan điểm về xây dựng chương trình mơn Tốn phù hợp với
đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 3 là cơ sở khoa học cho việc soạn thảo
chương trình mơn Tốn 3 với các mạch nội dung về Số học, Đại lượng và đo đại
lượng, Yếu tố hình học, Giải tốn. Trong đó, mạch kiến thức về giải tốn có nội
dung giải bài tốn bằng hai phép tính.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế, học sinh được tiếp xúc với giải toán có lời văn từ khi bắt đầu
hình thành phép cộng, phép trừ trong mơn Tốn ở lớp 1 qua những bài tập có
u cầu viết phép tính thích hợp dựa vào những hình ảnh cụ thể như: bên trái có
1 quả bóng bay, bên phải có hai quả bóng bay hoặc trên cành có 3 con chim đậu
có 1 con chim nữa đang bay đến, … với yêu cầu ngày một tăng dần như cho biết
hình ảnh và viết sẵn các chữ số, yêu cầu học sinh điền thêm dấu phép tính thích
hợp; hoặc cho biết hình ảnh, u cầu học sinh tự viết thành phép tính thích hợp.
Khi học sinh lớp 1 đã thành thạo cộng, trừ các số trong phạm vi 10, các em được
học về "Bài toán có lời văn" với các dạng tốn về "gộp", "thêm", "bớt" và một
số bài tốn giải bằng phép tính trừ mà thực chất đó chính là dạng tốn "Tìm số
hạng trong một tổng". Ở lớp 2, cùng với việc củng cố các bài tốn có lời văn đã
học ở lớp 1, các em đã được làm quen và được luyện tập rất nhiều về giải các
bài toán đơn thuộc các dạng tốn điển hình: Bài tốn về nhiều hơn; Bài tốn về
ít hơn; So sánh hai số hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị; Các bài tốn về “gộp
các nhóm bằng nhau”; Các bài toán về chia đều; Các bài tốn về tìm thành phần

trong phép tính khi được học về tìm số hạng trong một tổng, tìm số bị trừ, tìm số
trừ,… Lên đến lớp 3, bên cạnh việc ôn tập, củng cố các dạng toán đã được học ở
lớp 2, học sinh được học thêm một số dạng toán đơn về gấp một số lên nhiều lần
giảm đi một số lần, tìm một trong các phần bằng nhau của một số, các bài tốn
liên quan đến hình học như tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vng. Đặc
biệt, các em được học "Bài tốn giải bằng hai phép tính" mà mỗi phép tính giải
trong những bài tốn này chính là phép tính để giải một trong những bài toán
đơn đã học. Việc học các bài toán giải bằng hai phép tính ở lớp 3 có vai trị rất
quan trọng đối với việc học tập mơn Tốn bởi những bài tốn giải bằng hai phép
tính là cơ sở để học sinh vận dụng, suy luận khi các em học tập ở giai đoạn hai
để giải được những bài tốn nhiều hơn hai phép tính và vận dụng nó trong đời
sống thực tế hàng ngày.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
6


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
Trong thực tế giảng dạy có những nội dung kiến thức mà giáo viên đưa ra
nhiều học sinh không hiểu được bản chất của nội dung đó mà chỉ áp dụng một
cách máy móc. Chính vì vậy nên khi có một nội dung nào đó có yêu cầu cao
hơn, đòi hỏi các em phải suy luận các em sẽ lúng túng, khơng biết suy luận để
tìm ra cách giải. Nội dung dạy giải bài toán bằng hai phép tính cũng vậy, đây là
nội dung mới mẻ và rất khó đối với học sinh. Đối với học sinh lớp 3, khả năng
suy luận của các em còn hạn chế, lần đầu tiên các em phải giải nhũng bài tốn
địi hỏi phải tư duy, suy luận nhiều. Khi giải các bài tốn đơn, việc tìm câu lời
giải cho phép tính, đa số các em đều dựa vào câu hỏi của bài toán nên khi giải
những bài toán bằng hai phép tính, việc tìm câu lời giải cho phép tính thứ nhất
nhiều em cịn hạn chế. Nhiều em cịn sai khi ghi danh số của các phép tính, đặc
biệt là những bài toán mà danh số của hai phép tính khơng giống nhau. Ở lớp 3,
các bài tốn giải bằng hai phép tính rất nhiều dạng mà hầu như chẳng thể xếp

những bài tốn ấy thành dạng điển hình nào nên việc giải các bài tốn đó lại
càng khó khăn với các em.
Còn đối với giáo viên, dạy học sinh giải bài tốn bằng hai phép tính đơi khi
cũng còn những hạn chế như chưa khắc sâu cho học sinh mỗi phép tính giải
trong bài chính là dạng tốn đơn nào các em đã học, chưa hướng dẫn học sinh
mối quan hệ giữa các phép tính trong bài tốn, câu hỏi để gợi ý học sinh tìm
bước giải cịn chưa sát, chưa khái quát được những dạng toán giải bằng hai phép
tính, … Trong q trình giảng dạy, giáo viên có thể chỉ hướng dẫn học sinh giải
những bài tốn bằng hai phép tính trong sách giáo khoa mà chưa chú trọng đến
việc khắc sâu dạng toán, chưa đưa ra được những hình thức dạy học tốn nhằm
phát triển tư duy năng lực của học sinh, chưa đòi hỏi ở các em sự tập trung suy
nghĩ, tìm tịi, khám phá,.. nên nội dung dạy học còn đơn điệu, tẻ nhạt. Chính vì
vậy mà hiệu quả của việc giải tốn cịn có những hạn chế nhất định.
III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc cách giải các bài toán đơn
Các bài toán đơn học sinh được học bao gồm các bài toán giải bằng một
trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Đây là các bài tốn các em được học
trong chương trình mơn Tốn của các lớp 1, 3 và nửa đầu học kì 1 ở lớp 3.
Ngồi ra, các em cịn được học khi giải các bài tốn liên quan đến tính chu vi,
diện tích của hình chữ nhật, hình vng. Các bài tốn đơn mà học sinh đã học
đều là các bài toán thuộc các dạng tốn điển hình. Có thể chia các bài toán đơn
thành các dạng như sau:
7


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
1.1. Các bài tốn đơn giải bằng phép tính cộng
Đây là các bài tốn thuộc các dạng toán:
- Bài toán về gộp hai số;
- Bài toán về thêm một số đơn vị;

- Bài toán về nhiều hơn;
Bài tốn về tìm số bị trừ.
1.2. Các bài tốn đơn giải bằng phép tính trừ
Đây là các bài tốn thuộc các dạng toán:
- Bài toán về bớt;
- Bài toán về ít hơn;
- Bài tốn về so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị;
- Bài toán về tìm số hạng trong một tổng;
- Bài tốn về tìm số trừ.
1.3. Các bài tốn đơn giải bằng phép tính nhân
Đây là các bài toán thuộc các dạng toán:
- Bài tốn về gộp các nhóm bằng nhau;
- Bài tốn về gấp một số lên nhiều lần;
- Bài tốn về tìm số bị chia;
- Bài tốn về tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vng khi đã
biết đầy đủ chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật hoặc biết độ dài cạnh của
hình vng.
1.4. Các bài tốn đơn giải bằng phép tính chia
Đây là các bài tốn thuộc các dạng toán:
- Bài toán về chia đều;
- Bài toán về chia thành các nhóm bằng nhau;
- Bài tốn về giảm đi một số lần;
- Bài tốn về tìm một trong các phần bằng nhau của một số;
- Bài toán về so sánh hai số gấp, kém nhau một số lần;
- Bài tốn về tìm thừa số trong phép nhân;
- Bài tốn về tìm số chia.
Khi dạy học Tốn có nội dung chứa bài tốn có lời văn mà học sinh đã
được học ở các lớp 1, lớp 2, tôi ln hướng dẫn các em tìm ra mối quan hệ giữa
các dữ kiện đã cho và yêu cầu cần tìm để các em nhớ lại xem bài tốn đó thuộc
dạng tốn nào đã học, để giải được bài tốn đó thì cần sử dụng phép tính nào, có

8


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
những cách đặt câu lời giải cho phép tính đó như thế nào,… Ở lớp 3, học sinh
được ơn lại một số dạng tốn đơn đã học như bài tốn về nhiều hơn, bài tốn về
ít hơn, bài tốn về tìm số hạng trong một tổng, bài toán về gộp hai số; bài toán
về so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị. Đặc biệt, ở lớp 3, khi các em
được học bảng nhân 6, bảng nhân 7, bảng nhân 8, bảng nhân 9, các bảng chia 6,
bảng chia 7, bảng chia 8, bảng chia 9 thì các em đều được giải các bài tốn đơn
về gộp các nhóm bằng nhau, chia đều, chia thành các nhóm bằng nhau. Các
dạng tốn này cịn được củng cố khi học về nhân số có 2; 3; 4; 5 chữ số với số
có 1 chữ số và chia số có 2; 3; 4; 5 chữ số cho số có 1 chữ số. Vì vậy, khi gặp
các bài tốn này, tơi đã vận dụng những hiểu biết đã có của học sinh để các em
tự tìm ra dạng tốn và cách giải bài tốn. Chính từ việc gợi ý của giáo viên để
củng cố, khắc sâu dạng toán mà các em ln có tâm thế phải suy nghĩ phải tìm
tịi, phải đưa ra được cách giải cho bài tốn, từ đó các em sẽ nhớ lâu dạng tốn
đã học. Việc dạy học bằng phương pháp gợi mở như trên, tôi đã giúp học sinh
được rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời cũng đã giúp các em lấy việc giải
các bài tốn có lời văn làm phương tiện để phát triển tư duy.
Cịn khi dạy các dạng tốn đơn mới ở lớp 3 như dạng toán về gấp một số
lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của một số, so sánh hai số gấp
hoặc kém nhau bao nhiêu lần, giảm đi một số lần, tôi đều hình thành kiến thức
mới cho các em từ những kiến thức đã học.
Chẳng hạn như khi dạy bài "Gấp một số lên nhiều lần", tơi đã hình thành
quy tắc từ kiến thức đã được học. Học sinh tự vẽ đoạn thẳng AB dài 2cm, tìm
cách vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB, tìm cách tính độ dài của
đoạn thẳng CD. Từ những việc làm trên của học sinh, chính các em đã tự tìm ra
cách gấp 2cm lên 3 lần, tự lấy được ví dụ về gấp một số nào đó lên một số lần
rồi tìm ra quy tắc gấp một số lên nhiều lần.

Sau mỗi dạng tốn mà học sinh mới được học, tơi đều cho học sinh luyện
tập củng cố kiến thức qua các bài luyện tập trong sách giáo khoa và trong các
tiết dạy ở buổi hai. Ngồi ra, tơi cịn cho học sinh củng cố mỗi dạng toán bằng
những bài toán ngược để các em tránh bị nhầm lẫn.
Ví dụ: Để củng cố dạng toán "Gấp một số lên nhiều lần" ngồi các bài tốn
để củng cố kiến thức đơn thuần, tơi cho học sinh làm thêm những bài tốn như:

9


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
Mảnh vải hoa dài 15m và dài bằng mảnh vải xanh. Hỏi mảnh vải xanh dài bao
nhiêu mét?
Bằng phương pháp dạy học gợi mở, phương pháp kiến tạo và luyện tập với
nhiều hình thức tổ chức khác nhau như trên, tơi đã giúp học sinh hình thành,
khắc sâu các dạng toán đơn đã học, các em biết lấy giải toán làm điểm xuất phát
để tạo động cơ hình thành kiến thức mới, làm phương tiện để củng cố kiến thức
và phát triển năng lực tư duy. Đây cũng chính là những vấn đề rất cần thiết trong
việc dạy- học "Bài tốn giải bằng hai phép tính" sau này.
2. Hướng dẫn học sinh giải những bài toán có hai lần đáp số
Các bài tốn có hai lần đáp số thực chất là những bài tốn mà có hai câu
hỏi, trong đó bao giờ câu hỏi thứ hai cũng có liên quan đến câu hỏi thứ nhất, đó
là muốn giải được bài toán theo câu hỏi thứ hai thì phải làm được bài tốn theo
câu hỏi thứ nhất.
Ví dụ: Dạy về cộng, trừ các số có ba chữ số (khơng nhớ) có bài tốn:
Khối lớp Một có 245 học sinh, khối lớp Hai có ít hơn khối lớp Một 32 học
sinh Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh? (Bài tập 3- Trang 4- SGK Toán 3).
Với yêu cầu trên của đề bài mới chỉ củng cố được cách trừ hai số có ba chữ
số trường hợp không nhớ nhưng muốn củng cố được cả cách cộng hai số có ba
chữ số, tơi u cầu học sinh đặt thêm cho bài tốn một câu hỏi nữa, có thể gợi ý

rõ hơn là để giải bài toán theo câu hỏi của em thì em phải làm đúng bài tốn theo
u cầu của câu hỏi đã có. Vì vậy, học sinh đã chuyển bài toán trên thành bài
toán như sau:
Khối lớp Một có 245 học sinh, khối lớp Hai có ít hơn khối lớp Một 32 học
sinh Hỏi:
a) Khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh?
b) Cả hai khối lớp có bao nhiêu học sinh?
Hoặc khi củng cố dạng tốn về "Tìm một trong các phần bằng nhau của
một số", học sinh luyện tập bài tốn:
Một cửa hàng có 40m vải xanh và đã bán được số vải đó. Hỏi cửa hàng đã
bán được mấy mét vải xanh? ( Bài tập 2 - Trang 26 - SGK Toán 3)
Cũng với cách làm như trên, tôi đã hướng dẫn học sinh đặt thêm cho bài
tốn câu hỏi:
Một cửa hàng có 40m vải xanh và đã bán được số vải đó. Hỏi:
a) Cửa hàng đã bán được mấy mét vải xanh?
10


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
b) Cửa hàng cịn lại bao nhiêu mét vải xanh?
Hoặc khi củng cố dạng toán "Gấp một số lên nhiều lần" có bài tập:
Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi mẹ
hái được bao nhiêu quả cam? ( Bài tập 2 - Trang 33 - SGK Toán 3)
Học sinh của tôi đã tự đặt thêm cho bài tốn một câu hỏi nữa để bài tốn có
hai câu hỏi như sau:
Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi:
a) Mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
b) Cả hai mẹ con hái được bao nhiêu quả cam?
Bằng cách hướng dẫn học sinh đặt thêm câu hỏi cho bài tốn, ngồi việc
củng cố kiến thức mới học, tôi đã hướng dẫn các em củng cố thêm được những

kiến thức khác, đồng thời đã giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, phát triển
năng lực tư duy. Biện pháp này tôi thường tiến hành song song, đồng thời với
biện pháp thứ nhất, tôi thấy hiệu quả rất rõ rệt, học sinh nắm chắc hơn các dạng
toán đơn.
Việc cho học sinh làm quen với những bài tốn có hai câu hỏi như trên thực
tế là tôi đã cho học sinh làm quen với những bài tốn giải bằng hai phép tính.
Đây chính là những bài toán làm bước chuẩn bị cho học sinh học giải tốn bằng
hai phép tính sau này.
Nói tóm lại: Cả hai biện pháp tôi đã thực hiện như trên đều là những bước
chuẩn bị cần thiết để hình thành và hướng dẫn học sinh tìm hướng giải cho
những bài tốn giải bằng hai phép tính.
3. Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là bài tốn giải bằng hai phép tính
Tơi đã tiến hành giúp học sinh hiểu về bài toán giải bằng hai phép tính qua
các tiết dạy bài mới về "Bài tốn giải bằng hai phép tính" (tiết 50 và tiết 51)
3.1.Bài "Bài tốn giải bằng hai phép tính" (Tiết 50 - Trang 50-SGK Toán 3)
Để học sinh hiểu thế nào là một bài toán giải bằng hai phép tính, tơi đã
hướng dẫn học sinh tự hình thành bài toán và các bước giải trên cơ sở từ hai bài
tốn đơn đã học. Tiết dạy được mơ tả như sau:
* Xác định kiến thức kĩ năng của bài:
Học sinh làm quen với bài tốn giải bằng hai phép tính; bước đầu biết tìm
cách giải và trình bày bài giải cho bài tốn; biết tìm lời giải cho mỗi phép tính
một cách hợp lí, có thể nêu được câu lời giải cho mỗi phép tính bằng những cách
khác nhau.
11


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
*Tổ chức các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ
Giải bài tốn sau:

Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. Hỏi
hàng dưới có mấy cái kèn?
- 1 HS lên bảng tóm tắt và trình bày bài giải, HS dưới lớp làm bài vào vở nháp
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài của HS.
b. Hướng dẫn học sinh hình thành và tìm hướng giải bài tốn bằng hai phép tính
- Từ bài tốn trong phần kiểm tra bài cũ trên, tôi yêu cầu HS đặt thêm một
câu hỏi nữa cho bài tốn và trình bày cách giải của câu hỏi đó. Chắc chắn HS sẽ
đặt câu hỏi như sau: Hỏi cả hai hàng có bao nhiêu cái kèn? (bởi việc làm này tôi
đã tiến hành thường xuyên như tơi đã trình bày ở biện pháp thứ hai). Lúc đó bài
tốn như sau:
Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. Hỏi:
a) Hàng dưới có mấy cái kèn?
b) Cả hai hàng có bao nhiêu cái kèn?
- Từ bài tốn có hai câu hỏi này mà HS đã trình bày được cách giải, tôi nêu
vấn đề: Bỏ câu hỏi thứ nhất đi, bài tốn chỉ cịn một câu hỏi 2.
HS đọc bài tốn như sau:
Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. Hỏi cả
hai hàng có bao nhiêu cái kèn?
Tơi hướng dẫn HS dựa vào bài tốn có hai câu hỏi ở trên (chính là bài tốn
có 2 lần đáp số), nêu cách giải bài tốn mới này. Cụ thể, tơi hướng dẫn HS bằng
một số câu hỏi:
Câu hỏi 1 : Muốn tìm số kèn ở cả hai hàng, các em cần biết thêm số kèn có
ở hàng nào?
- GV kết hợp ghi:
Tìm số cái kèn ở hàng dưới : ? cái
Tìm số cái kèn ở cả hai hàng: ? cái
Câu hỏi 2: Tìm số kèn ở hàng dưới, em đã làm như thế nào?
Câu hỏi 3: Tìm số kèn có ở cả hai hàng em đã làm như thế nào?
- GV kết hợp ghi:
Tìm số cái kèn ở hàng dưới : ? cái 3 + 2 = 5 (cái kèn)

Tìm số cái ken ở cả hai hàng: ? cái 3 + 5 : g (cái kèn)
12


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
Như vậy, cùng với việc đặt các câu hỏi của GV, HS nêu ý kiến trả lời, tơi đã
thiết lập cho HS việc đi tìm các bước giải của bài tốn bằng sơ đồ phân tích đi
lên. Từ sơ đồ phân tích đi lên ở trên, HS dựa vào đó có thể nhận ra các bước giải
và phép tính giải bài tốn.
- Từ các bước giải của bài tốn đã được thiết lập như trên, tơi giới thiệu cho
HS biết đây là bài toán giải bằng hai phép tính và đặc điểm của bài tốn giải
bằng hai phép tính: chỉ có 1 đáp số là kết quả của phép tính thứ hai.
Từ sơ đồ phân tích đi lên này, tôi gợi ý để HS nhận ra muốn giải được bài
tốn, cần đặt cho mình câu hỏi phụ:
+ Để tìm được đáp số của bài tốn cần tìm thêm gì? (hoặc biết thêm gì?).
+ Để trả lời được câu hỏi mà mình vừa đặt ra cần vận dụng kiến thức nào
đã học (dạng toán đơn nào đã học). Trả lời được câu hỏi này là bước giải thứ
nhất của bài .
+ Để trả lời được câu hỏi của bài toán cần vận dụng kiến thức nào đã học
(dạng toán đơn nào đã học). Đây là bước giải thứ hai của bài tốn.
Với mỗi phép tính trên, tơi đều yêu cầu HS diễn đạt câu lời giải mỗi phép
tính bằng một vài cách khác nhau.
c. Hướng dẫn HS vận dụng để giải bài tốn tương tự
- Tơi cho HS vận dụng các bước giải bài toán mới được lập từ các dữ kiện
của bài toán 1 trong SGK để từ phân tích, thiết lập để tìm các nước giải của bài
toán 2 trong SGK.
d. Hướng dẫn HS luyện tập
Nội dung luyện tập của tiết học này gồm 3 bài tập. Với bài tập 1 và bài tập
2, tôi đều cho HS phân tích đề bài, tự đặt câu hỏi phụ để tìm bước giải thứ nhất,
tìm câu trả lời cho câu hỏi phụ mà mình tự đặt và câu hỏi của bài toán cần vận

dụng những dạng toán nào đã học. Riêng bài tập số 3, với những HS chậm, tơi
đưa thêm một số bài tốn cho HS chọn bài tốn thích hợp với tóm tắt đã cho.
Bài 1: Bao gạo nặng 27 kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao
nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 2: Bao gạo nặng 27 kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi bao ngô
nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 3.: Bao gạo nặng 27 kg, bao ngô nhẹ hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao
nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
13


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
Khi học sinh đưa ra cách chọn bài tốn phù hợp với tóm tắt, tơi đều phân
tích cho học sinh hiểu cách chọn nào đúng, cách chọn nào sai và tại sao lại đúng,
hoặc tại sao lại là sai? Khi đã chọn được đúng bài toán, học sinh sẽ giải được bài
tốn theo hướng phân tích đi lên để tìm cách giải như tơi đã hướng dẫn ở trên.
e. Củng cố
Khi học sinh đã nắm được thế nào là bài tốn giải bằng hai phép tính, cách
đặt câu hỏi phụ để tìm bước giải thứ nhất, xác định dạng toán cho từng bước
giải, cuối tiết học tơi cho học sinh nhận xét các phép tính dùng để giải những bài
tốn bằng hai phép tính vừa học ở trên. Khi đó, tơi khắc sâu cho học sinh hiểu
đây là những bài tốn giải bằng hai phép tính cộng, hoặc phép tính trừ và phép
tính cộng. Mục đích của việc làm này là hình thành các dạng tốn giải bằng hai
phép tính mà các em sẽ được học tiếp trong chương trình mơn tốn lớp 3.
3.2. Bài "Bài tốn giải bằng hai phép tính" (Tiết 51-Trang 51-SGK Tốn 3)
Với tiết dạy này, tôi tiến hành như sau:
* Xác định kiến thức kĩ năng của bài:
HS biết giải và trình bày bài giải của các bài tốn giải bằng hai phép tính;
rèn kĩ năng giải bài tốn bằng hai phép tính.
* Tổ chức các hoạt động dạy học:

a. Kiểm tra bài cũ
Nội dung kiểm tra bài cũ là yêu cầu giải 1 hoặc 2 bài toán giải bằng hai phép
tính thuộc dạng tốn giải bằng hai phép tính mà học sinh đã được học ở tiết 50.
b. Hướng dẫn bài tốn mẫu
Tơi khơng đưa ngay bài tốn mẫu như SGK mà đưa một số dữ kiện như sau:
Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 7 xe đạp, ngày thứ hai bán được số
xe đạp gấp đôi ngày thứ nhất.
Tôi yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi để các dữ kiện đã cho trên trở thành
một bài toán giải bằng hai phép tính. Khi học sinh đã đặt đúng câu hỏi, tôi lại
tiến hành hướng dẫn học sinh tìm hướng giải cho bài tốn bằng đặt câu hỏi phụ
kết hợp với thiết lập sơ đồ phân tích đi lên, đưa bài toán thành hai bài toán đơn
đã học để giải bài toán.
Số xe đạp bán ngày thứ hai: ? xe 7 x 2 = 14 (xe đạp)
Số xe đạp bán trong hai ngày: ? xe 7 + 14 = 21 (xe đạp)
Cuối cùng, tôi yêu cầu học sinh xác định xem bài toán trên được giải bằng
những phép tính nào, mỗi phép tính để giải bài tốn liên quan đến những dạng
toán đơn nào.
14


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
c. Luyện tập
Nội dung luyện tập trong tiết này cũng gồm 3 bài tập. Với các bài tập 1 và
bài tập 2, tôi tổ chức cho học sinh tự tìm các bước giải và giải bài toán rồi xác
định từng bước giải của mỗi bài toán thuộc dạng tốn nào đã học. Cịn bài tập số
3 chỉ là bài toán về số học nhằm giúp củng cố học sinh kiến thức về gấp một số
lên nhiều lần, thêm một số đơn vị, bớt một số đơn vị, … nhưng để giúp học sinh
củng cố kiến thức về giải bài tốn bằng hai phép tính, tơi đã đưa ra một số bài
toán yêu cầu học sinh chọn bài tốn phù hợp với sơ đồ có trong bài, nêu cách
giải mỗi bài tốn đó.

Bài tốn 1: Lan gấp được 6 cái thuyền, số thuyền của Nga gấp được gấp
đơi số thuyền của Lan, Bình gấp được ít hơn Nga 2 cái thuyền. Hỏi Bình gấp
được bao nhiêu cái thuyền?
Bài tốn 2: An có 56 viên bi. Sau khi chia cho các bạn, số bi của An bị
giảm đi 7 lần. Tùng lại cho An thêm 7 viên bi nữa. Hỏi lúc này An có bao nhiêu
viên bi?
d. Củng cố
Cuối tiết học, tôi yêu cầu HS nhắc lại các bài tốn giải bằng hai phép tính
đã học được giải bằng những phép tính nào, liên quan đến những dạng toán đơn
nào đã học để khắc sâu kiến thức cho các em.
Như vậy bằng phương pháp dạy học kiến tạo, bằng hệ thống câu hỏi gợi
mở, tôi đã hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để hình thành bài tốn giải
bằng hai phép tính từ việc gộp bài tốn có 2 lần đáp số, biết cách phân tích để
tiện hướng giải của bài toán giải bằng hai phép tính là tìm ra mối quan hệ giữa
các dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm, đưa chúng về hai bài toán đơn đã học và
vận dụng kiến thức đã học để giải quyết từng bài tốn đơn đó.
Nói tóm lại: Nếu học sinh lớp 3 khơng thấy được mối quan hệ giữa các dữ
kiện trong bài tốn thì việc tìm câu trả lời cho câu hỏi phụ sẽ rất khó khăn. Nếu
học sinh lớp 3 khơng nắm chắc các dạng tốn giải bằng một phép tính thì việc
tiến hành các bước giải cho bài tốn cũng khó mà thành cơng. Cịn nếu kĩ năng
tính tốn của học sinh lớp 3 cịn hạn chế thì việc giải các bài tốn bằng hai phép
tính sẽ rất chậm chạp và có thể đáp số của bài tốn sẽ khơng chính xác.
Điều này càng chứng tỏ rằng giải toán bằng hai phép tính là bài tốn kiểm
tra tổng hợp nhiều kiến thức toán học của học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh nắm chắc một số dạng tốn giải bằng hai phép tính
qua luyện tập
15


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính

Từ sau bài "Bài tốn giải bằng hai phép tính", học sinh được luyện tập một
số bài tốn giải bằng hai phép tính. Nội dung giải tốn này được luyện tập rất
nhiều trong suốt q trình học Toán 3 của học sinh. Những bài toán giải bằng hai
phép tính này khơng được sắp xếp thành những dạng cụ thể nào mà chúng chứa
một hoặc cả hai phép tính được dùng để củng cố khắc sâu kiến thức của một bài
mới nào đó như nhân, chia số có 3, 4, 5 chữ số với số có một chữ số; củng cố
các đơn vị đo đại lượng; … Nhiều bài khơng thuộc một dạng tốn điển hình nào
mà để khái quát chúng thành dạng nào đó, trong quá trình luyện tập, học sinh
phải tìm ra các bước giải mỗi bài toán ấy bằng cách đưa chúng về hai bài tốn
đơn như tơi đã hướng dẫn học sinh ở trên.
Chẳng hạn:
Bài tập 1 (trang 52): Tóm tắt
Có : 45 ô tô
Rời bến: 18 ô tô và 17 ô tô
Còn lại : … ô tô?
- Khi hướng dẫn HS đặt câu hỏi phụ để tìm cách giải bài tốn, các em sẽ
đưa ra hai cách trả lời khác nhau. Với mỗi cách trả lời trên, tơi hướng dẫn HS
tìm ra một cách giải. Từ mỗi cách giải đó, tơi đều hướng dẫn HS nhận xét để rút
ra bài toán được giải bằng những phép tính nào, mỗi phép tính đó là dạng tốn
đơn nào đã học.
Vậy chúng ta có thể hệ thống các bài tốn giải bằng hai phép tính ở lớp 3
như sau:
4.1. Những bài tốn khơng điển hình
4.1.1. Bài tốn giải bằng hai phép tính cộng
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học sau:
- Bài toán về nhiều hơn, gộp hai số;
- Bài toán về thêm 2 lần liên tiếp;
- Bài toán về gộp 3 số hạng.
4.1.2. Bài toán giải bằng hai phép tính trừ
Bao gồm những bài tốn liên quan đến những dạng toán đơn đã học sau:

- Bài toán về bớt 2 lần liên tiếp;
- Bài tốn về ít hơn
- Bài toán về hơn, kém một số đơn vị.
4.1.3. Bài tốn giải bằng phép tính nhân và phép tính trừ
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học sau:
16


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
- Bài tốn về gộp một số nhóm bằng nhau, bớt đi một số đơn vị;
4.1.4. Bài tốn giải bằng phép tính trừ và phép tính chia
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học: Bài
toán về bớt một số đơn vị, chia đều.
4.1.5. Bài tốn giải bằng phép tính cộng và phép tính chia
Bao gồm những bài tốn liên quan đến những dạng toán đơn đã học:
- Bài toán về gộp hai số, chia đều
- Bài toán về nhiều hơn, so sánh số lớn gấp số bé bao nhiêu lần.
4.1.6. Bài tốn giải bằng phép tính nhân và phép tính cộng
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học:
- Bài toán về gộp một số nhóm bằng nhau, gộp hai số (một số là kết quả
của gộp các nhóm đó)
4.1.7. Bài tốn giải bằng hai phép tính chia
Bao gồm những bài tốn liên quan đến những dạng toán đơn đã học: Bài
toán về chia đều, chia thành các phần bằng nhau.
4.1.8. Bài toán giải bằng phép tính nhân và phép tính chia
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học: Bài
tốn về gộp các nhóm bằng nhau, chia đều
4.1.9.Bài tốn giải bằng phép tính chia và phép tính cộng
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học: Tìm
một trong các phần bằng nhau của một số; gộp hai số.

4.2. Những bài tốn điển hình
Ngồi các dạng tốn giải bằng hai phép tính ở lớp 3 được thống kê ở trên
thì học sinh cịn được học một số dạng tốn sau:
4.2.1. Bài tốn có phép chia có dư
4.2.2. Các bài tốn trên quan đến hình học
4.2.3. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Khi dạy học sinh giải những bài toán bằng hai phép tính có phép chia có
dư, tơi khắc sâu cho học sinh: Trong câu hỏi thường có từ “ít nhất” và khi trình
bày bài giải thì phép tính thứ hai là phép cộng mà số hạng thứ nhất là thương
của phép chia còn số hạng thứ hai là 1 .
- Khi dạy các bài tốn giải bằng hai phép tính có liên quan đến hình học thì
tơi lưu ý học sinh: Phép tính thứ nhất thường đi tìm một trong các yếu tố chiều
dài, chiều rộng của hình chữ nhật hoặc cạnh của hình vng sẽ liên quan đến
17


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
một trong những dạng tốn đơn đã học, phép tính thứ hai thường là áp dụng
cách tính chu vi, diện tích của một hình. Tuy nhiên, có một số bài phép tính thứ
nhất đi tìm một trong các yếu tố chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật hoặc
cạnh của hình vng lại dựa vào chu vi hoặc diện tích cho trước của hình đó.
- Khi dạy các bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tơi lưu ý học sinh: Các
bài tốn này chỉ giải bằng phép tính nhân, chia hoặc bằng cả hai phép chia. Khi
hướng dẫn học sinh hình thành các bước giải tơi cũng hướng dẫn đưa những bài
tốn thuộc dạng toán này thành hai bài toán đơn đã học và hướng dẫn các em
phân biệt hai kiểu bài trong dạng toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” để
các em khơng bị nhầm lẫn khi giải dạng tốn này.
Như vậy, bài tốn giải bằng hai phép tính ở lớp 3 quả là rất phong phú. Đó
là những nội dung hay nhưng đồng thời cũng khó đối với cả giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy - học. Song với việc tiến hành luyện tập giải toán như

trên, tơi đã khắc sâu cách giải từng bài tốn bằng cách thiết lập các bước giải,
hướng dẫn học sinh tìm mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán, củng cố các
dạng tốn đơn đã học, đơi khi cịn dùng cả những cách củng cố có thể cho là
máy móc như dạng bài liên quan đến phép chia có dư, hình học, bài tốn liên
quan đến rút về đơn vị. Nhưng những việc tôi đã tiến hành như trên tôi thực sự
thấy hiệu quả, học sinh của tôi giải tốn bằng hai phép tính tốt hơn, biết tìm các
bước giải, xác định được các phép tính để giải bài toán. Như vậy, việc học và
luyện tập giải các bài tốn bằng hai phép tính đã đạt được những mục đích như
rèn kĩ năng vận dụng tri thức, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy.
5. Tổ chức cho học sinh luyện tập giải toán trong các tiết dạy ở buổi hai
5.1. Đưa ra một số yêu cầu khác nhau về giải bài tốn bằng hai phép tính
Các bài toán trong sách giáo khoa thường chỉ là những bài toán cho trước
đề bài, yêu cầu học sinh giải bài tốn, chỉ có vài bài đưa u cầu khác là nêu bài
tốn theo tóm tắt rồi giải. Các u cầu trên có lẽ chỉ phù hợp với đối tượng học
sinh đại trà mà chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo của học sinh. Chính vì
vậy, tơi đã mạnh dạn đưa vào bài giảng của mình, nhất là các tiết dạy Toán ở
buổi hai thêm một số yêu cầu về giải tốn bằng hai phép tính như sau:
5.1.1. Lập đề toán theo mẫu

18


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
Khi hướng dẫn học sinh giải một bài tốn bằng hai phép tính xong, tơi u
cầu các em lập bài tốn tương tự nhằm mục đích kiểm tra mức độ hiểu bài của
học sinh.
5.1.2. Tìm câu hỏi cho bài toán
Để đặt ra được yêu cầu này đối với học sinh, tôi đã đưa ra một số dữ kiện đã
cho của bài toán, yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi cho bài toán rồi giải bài toán.
Chẳng hạn: Hãy đặt thêm câu hỏi để được bài tốn giải bằng hai phép tính:

Nam có 5 viên bi, Hùng có nhiều hơn Nam 15 viên bi. Hỏi …
Học sinh có thể đặt được các câu hỏi sau:
Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi?
Hoặc: Hỏi số bi của Hùng gấp mấy lần số bi của Nam?
Hoặc: Số bi của Nam bằng một phần mấy số bi của Hùng?
Và với mỗi câu hỏi trên thì lại được một bài toán khác và cách giải cũng
khác nhau.
5.1.3. Lập bài toán từ một số dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm
Với u cầu này, tơi chuẩn bị trước một số dữ kiện đã cho, một số câu hỏi,
trong đó có thể có những câu hỏi hoặc những dữ kiện không phù hợp, yêu cầu
học sinh chọn các dữ kiện đó và sắp xếp để được bài tốn giải bằng hai phép
tính và giải bài tốn đó.
Ví dụ: Hãy lập bài tốn giải bằng hai phép tính và giải bài tốn đó từ các dữ
kiện sau:
Một đồn xe có 5 ô tô.
Xe thứ hai chở gấp xe thứ nhất 3 lần.
Mỗi xe còn lại chở được 1200 kg hàng.
Xe đầu chở được 1500 kg hàng.
Hỏi đồn xe đó chở được bao nhiêu ki-lơ-gam hàng?
5.1.4. Lập bài tốn giải từ các phép tính cho trước
Với u cầu này, tơi đưa ra hai phép tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
(có thể cho trước hoặc khơng cho trước danh số), u cầu học sinh đặt đề tốn
để có bài tốn được giải bằng hai phép tính này.
Chẳng hạn: Hãy lập bài tốn được giải bằng hai phép tính sau:
1050 x 2 = 2090
1050 + 2090 = 3140
5.1.5. Lập bài tốn từ các số và dấu phép tính đã cho
19



Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
Thực ra, u cầu này cũng tương tự như yêu cầu "Lập bài toán giải bằng
các phép tính cho trước" nhưng với mức độ cao hơn.
Ví dụ: Cho các số 4; 1200; 300; 900 và các dấu “ - ”, “ : ”; hãy lập bài tốn
được giải từ các số và các dấu phép tính trên.
5.1.6. Tìm phép tính và lời giải của phép tính thích hợp với bài tốn (hoặc mỗi
bài tốn)
Giáo viên đưa sẵn một bài toán hoặc một số bài toán, một số câu lời giải và
phép tính viết liền nhau hoặc một số câu lời giải và một số phép tính viết tách
rời nhau, có thể có cả câu lời giải, phép tính sai dưới hình thức các thẻ, u cầu
học sinh lựa chọn phép tính và lời giải của phép tính thích hợp với bài tốn
(hoặc mỗi bài tốn)
5.1.7. Tìm hướng phát triển cho bài toán
Yêu cầu này cũng tương tự yêu cầu đặt câu hỏi cho bài toán.
5.2. Sưu tầm, thiết kế và tổ chức một số trò chơi tốn học có thể vận dụng để
giúp học sinh luyện tập giải tốn bằng hai phép tính.
Trong dạy học giải tốn có lời văn, nhất là giải những bài tốn giải bằng hai
phép tính, nếu đề cập đến việc tổ chức bằng trị chơi thì có lẽ nhiều người sẽ cho
rằng khơng hợp lí hoặc khơng được khả thi. Song trên thực tế, trong các tiết dạy
Tốn có nội dung dạy về giải bài tốn bằng hai phép tính, tơi thường kết hợp tổ
chức các trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh đồng thời với cách tổ
chức như vậy tơi có thể kiểm tra được việc nắm bài cũng như giúp các em hiểu
sâu và nhớ lâu kiến thức hơn. Mục đích của các trị chơi đều là rèn kĩ năng giải
các bài toán bằng hai phép tính cho học sinh.
Dưới đây là một số trị chơi Tốn học tơi đã sưu tầm, xây dựng để tổ chức
trong các giờ dạy Tốn có nội dung về giải bài tốn bằng hai phép tính:
5.2.1. Trị chơi “Giải toán tiếp sức”
- Chuẩn bị:
+ Một bài toán hoặc một số bài toán, một số câu lời giải và phép tính viết
liền nhau hoặc một số câu lời giải và một số phép tính viết tách rời nhau, có thể

có cả câu lời giải, phép tính sai dưới hình thức các thẻ.
+ Chọn hai (hoặc ba, bốn,…. nhóm) học sinh chơi, mỗi nhóm 4 - 5 em
- Cách chơi:
Từ một bài toán hoặc một số bài toán, một số câu lời giải, một số phép tính
viết tách rời nhau mà GV đưa ra, yêu cầu HS tiếp nối chọn câu lời giải và phép
20


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
tính thích hợp với cách giải của mỗi bài tốn đó theo một khoảng thời gian do
GV quy định. Nhóm nào nhanh nhất và đúng nhất thì thắng cuộc.
Ví dụ: Tiết 52 Luyện tập (trang 52 - SGK Toán 3)
Khi dạy học sinh giải bài tập 1 và bài tập 2, tôi đưa luôn cả hai bài tốn,
hướng dẫn HS tìm hiểu từng bài tốn rồi đưa ra một số câu lời giải, phép tính,
đáp số như sau:
Tất cả số ô tô đã rời bến là:
18 + 17 = 35 (ô tô)
Sau khi rời bến lần thứ nhất, bến xe cịn lại số ơ tơ là:
45 - 18 = 27 (ô tô)
Số con thỏ bác An đã bán đi là:
48 : 6 = 8 (con thỏ)
Bến xe đó cịn lại số Ơ tơ là:
45 - 35 = 10 (ơ tơ)
Bác An cịn lại số con thỏ là:
48 - 8 = 40 (con thỏ)
Số ơ tơ cịn lại trong bến xe là:
27 - 17 = 10 (ô tơ)
Sau khi tổ chức cho học sinh chơi trị chơi, tơi hướng dẫn HS nhận xét, chốt
lại dạng tốn, cách giải từng bài toán. Như vậy, bằng cách tổ chức này, tơi vừa
củng cố được cách giải bài tốn bằng hai phép tính, vừa tạo được cho HS cách

học một tiết luyện tập tốn thoải mái, khơng gị bó là phải theo các bước tìm
hiểu đề bài, đặt câu hỏi phụ tìm cách giải rồi giải bài tốn mà vẫn đòi hỏi học
sinh phải tập trung suy nghĩ để chọn lựa chính xác.
5.2.2. Trị chơi “Chuyển thư” hoặc “Tìm đúng địa chỉ”
- Tiến hành tương tự như trò chơi “Giải toán tiếp sức”, mỗi thẻ trên được
coi là một bức thư và bài tốn hoặc mỗi bài tốn thì được coi là một địa chỉ cần
gửi thư, những người tham gia chơi là những cá nhân. Trong cùng thời gian quy
định em nào chọn được đúng và nhanh nhất câu lời giải và phép tính để giải bài
tốn là người chiến thắng .
5.2.3. Trị chơi “Chim sẻ giúp cơ Tấm”
- Chuẩn bị và tiến hành như các trò chơi trên, các bài toán được coi là những
chiếc thúng đựng gạo, đựng thóc, đựng đỗ cịn những thẻ trên lại được coi là gạo,
là thóc hoặc là đỗ mà mụ dì ghẻ đã trộn vào nhau bắt Tấm phải nhặt riêng ra.
5.2.4. Trò chơi “Ai nhanh hơn”
21


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
- Trị chơi tiến hành tương tự như các trò chơi trên. Trong cùng thời gian
quy định, em nào chọn được đúng và nhanh nhất câu lời giải và phép tính để giải
bài tốn là người chiến thắng.
5.2.5. Trò chơi “Sơn Tinh dời núi”
Trò chơi được mô tả như sau: Từ các yêu cầu "Lập bài toán từ các dữ kiện
đã cho và dữ kiện cần tìm" hoặc “Tìm câu lời giải và phép tính đúng để giải bài
toán” (các dữ kiện đã cho hoặc cần tìm, các phép tính và câu lời giải được coi là
các thẻ), tơi tổ chức cho 2 hoặc 3 nhóm học sinh tham gia chơi, mỗi nhóm chọn
2 học sinh, 1 em đóng vai trị là Sơn Tinh có nhiệm vụ làm theo u cầu đặt ra,
cịn 1 em đóng vai trị là Núi có nhiệm vụ theo dõi, nhận xét Sơn Tinh, nếu Sơn
Tinh chọn đúng được một câu lời giải, một phép tính hay sắp xếp đúng dữ kiện
của bài thì Núi được nâng cao thêm một bước. Cịn nếu sai thì phải lùi một

bước. Cuối cùng, nhóm nào dời được nhiều núi hơn thì chiến thắng.
Thực ra, các trị chơi trên khơng lạ đối với học sinh, hình thức tổ chức và
cách chơi cũng tương tự nhau những tôi đã lấy các tên khác đi để tránh sự nhàm
chán đồng thời HS biết so sánh, vận dụng các trò chơi đã được tham gia để nắm
luật chơi nhanh hơn.
Từ việc tìm hiểu, đưa ra các yêu cầu khác nhau khi hướng dẫn học sinh giải
toán và thiết kế một số trị chơi Tốn học ở trên, trong các tiết dạy Tốn ở buổi 2,
tơi đã tổ chức cho học sinh luyện tập giải toán bằng hai phép tính dưới các hình
thức khác nhau như làm các bài tốn thơng thường hoặc giải tốn theo u cầu
khác nhau, tổ chức các trị chơi Tốn học mà tơi đã vận dụng hoặc thiết kế ở trên
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp và tạo hứng thú học tập cho
các em nhằm mục đích giúp học sinh củng cố và phát triển khả năng giải toán
cho học sinh.
Để củng cố kiến thức về giải toán bằng hai phép tính cho học sinh, tơi cho
học sinh luyện tập một số bài tập, dưới đây là một số bài tập tiêu biểu:
Bài 1: Bể thứ nhất chứa 281 l nước, bể thứ hai chứa nhiều hơn bể thứ nhất
196 l nước. Hỏi cả hai bể chứa bao nhiêu lít nước?
Bài 2: Một quyển sách dày 250 trang. Ngày đầu Lan đọc được 107 trang,
ngày hôm sau Lan đọc được 75 trang. Hỏi Lan còn phải đọc tiếp bao nhiêu trang
nữa thì mới xong quyển sách?
Bài 3: Nhà trường nhận về 1250 quyển vở. Nhà trường đã phát cho 4 lớp
khối 3, mỗi lớp 350 quyển vở. Hỏi nhà trường còn lại bao nhiêu quyển vở?

22


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
Bài 4: Bao thứ nhất đựng 24 kg gạo, nhu vậy đựng gấp 2 lần số gạo trong
bao thứ hai. Hỏi cả hai bao đựng được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài 5: Cô Nga mua 1 kg đường, cô dùng nấu chè hết 200 g, số đường cịn

lại cơ chia đều vào 2 lọ. Hỏi mỗi lọ có bao nhiêu gam đường?
Bài 6: Nêu bài tốn theo tóm tắt rồi giải bài tốn đó:
8 đĩa: 23 quả cam và 17 quả cam
1 đĩa: … quả cam?
Bài 7: Khối lớp 3 của một trường tiểu học có 4 lớp, trong đó mỗi lớp 3A,
3B, 3C đều có 28 học sinh, cịn lớp 3D có 30 học sinh. Hỏi khối lớp 3 của
trường đó có bao nhiêu học sinh?
Bài 8 : Lập rồi giải bài toán bằng hai phép tính sau:
Số hộp bánh xếp được là:
1200 : 6 = 200 (hộp)
Số thùng bánh xếp được là:
200 : 8 = 25 (tháng)
Đáp số: 25 thùng bánh
Bài 9: Lập bài toán được giải bằng hai phép tính sau:
75 : 9 = 8 (dư 3)
9 + 1 = 10 (túi)
Bài 10: Một đại lí ngày thứ nhất bán được 2264 kg gạo, ngày thứ hai bán
được số gạo gấp 3 lần ngày thứ nhất.
a) Hãy nêu thêm câu hỏi để được bài tốn giải bằng hai phép tính.
b) Giải bài tốn theo câu hỏi em vừa đặt.
Bài 11: Chọn phép tính và câu lời giải thích hợp với mỗi phép tính để giải
bài toán sau:
Lan mua 2 quyển vở, mỗi quyển giá 3500 đồng và 1 bút chì giá 3000 đồng.
Hỏi Lan mua vở và bút hết tất cả bao nhiêu tiền?
Số tiền Lan mua 2 quyển vở là :
Số tiền Lan mua vở và bút chì là :
Số tiền Lan mua là
:
3500 x 2 = 7000 (đồng)
3500 + 3000 = 6500 (đồng)

7000 + 3000 = 10000 (đồng)
Bài 12: Cho 2 bài toán sau:
23


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
a) Hình chữ nhật có chiều dài 45cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu
vi của hình chữ nhật đó?
b) Hình chữ nhật có chiều rộng 45cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu
vi của hình chữ nhật đó ?
Chọn phép tính và câu lời giải thích hợp cho mỗi bài tốn trên:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
Chiều dài hình chữ nhật là:
Chu vi hình chữ nhật là:
45 x 3 = 135 (cm)
45 : 3 = 15 (cm)
(45 + 15) x 2 = 120 (cm)
(135 + 45 ) x 2 = 360 (cm)
(15 + 135 ) x 2 = 300 (cm)
Bài 13: Lập rồi giải bài toán từ các dữ liệu sau:
2 thùng, mỗi thùng 20 lít, 8 can.
Bài 14: Lập rồi giải bài tốn từ các dữ liệu sau:
5 can; 30 lít; 90 lít.
Bài 15: Lập đề tốn từ các số và dấu phép tính sau rồi giải bài tốn đó:
6; 3666; 5499; 9; 611 ; “ : ”; “ x ” ; “ - ”
Bài 16: Một hình chữ nhật chiều dài gấp đơi chiều rộng, chiều rộng bằng độ
dài cạnh của một hình vng có nửa chu vi 40 cm.
a) Tính diện tích của hình chữ nhật?
b) Nêu thêm những câu hỏi khác và giải bài tốn theo những câu hỏi đó?
Với những bài tập tiêu biểu thuộc các dạng bài học sinh đã học và bằng

những hình thức tổ chức khác nhau cũng như những yêu cầu khác nhau nhưng
đều xoay quanh việc giải tốn bằng hai phép tính, tơi đã rèn cho học sinh kỹ
năng giải tốn, tính tốn, vận dụng kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia các số
trong những vịng số được học, vận dụng cách tính chu vi, diện tích hình chữ
nhật, hình vng, giải bài tốn liên quan đến rút về đơn vị, giải các bài toán liên
quan đến những đơn vị đo đại lượng, … Ngoài ra, tơi cịn đưa thêm một số bài
tốn thuộc những dạng tốn giải bằng hai phép tính mà học sinh không được
giới thiệu để luyện tập trong sách giáo khoa như bài tốn giải bằng hai phép tính
nhân, bài tốn giải bằng phép tính cộng và phép tính trừ, bài tốn giải bằng phép
tính trừ và phép tính cộng, bài tốn giải bằng phép tính trừ và phép tính nhân,...
6. Củng cố giải tốn bằng hai phép tính trong các hoạt động ngoài giờ
24


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốn bằng hai phép tính
Với biện pháp này khơng phải là tơi lại cho học sinh giải tốn trong các
buổi hoạt động ngoài giờ. Trong các buổi hoạt động ngoài giờ, tôi gieo vấn đề
trước cho học sinh để các em chuẩn bị về việc tổ chức như: Câu lạc bộ giải
những bài tốn bằng hai phép tính; Sưu tầm, sáng tác thơ có nội dung giải tốn
bằng hai phép tính; Trị chơi Tốn học, …
6.1. Sưu tầm, sáng tác thơ có nội dung giải tốn bằng hai phép tính
Chẳng hạn như:
a. Bạn Nam có 2 chục bi
Em Cún có ít hơn Nam 7 hịn
Bạn ơi tính giúp tơi mau
Anh em Nam, Cún có là bao bi?
b. Bánh xốp giá 6 nghìn 2
Kẹo ổi mỗi gói 2 nghìn 3 trăm
Mẹ mua 2 gói kẹo trên
và 1 gối bánh hết bao nhiêu tiền?

c. Tuổi bà gấp đôi tuổi ba,
Tuổi mẹ lại kém tuổi ba 5 tròn
Năm nay bà đã bảy mươi
Hỏi tuổi ba, mẹ mỗi người bao nhiêu?
d. Bà có 6 chục trứng gà
Bà đem xếp chúng vào đều 5 khay
Cu Tý được bà rất yêu
Bà đem cho Tý 3 khay trứng này
Đố em, đố bạn xa gần
Bà cho cu Tý bao nhiêu trứng gà?
6.2. Câu lạc bộ giải những bài tốn bằng hai phép tính
Tổ chức cho học sinh hái hoa dân chủ mà mỗi bông hoa là một bài tốn giải
bằng hai phép tính, u cầu học sinh phải giải bài tốn đó.
6.3. Tổ chức các trị chơi Tốn học
Đó là tổ chức một số trị chơi tốn học đi liền với những yêu cầu mà tôi đã
giới thiệu ở trên.

25


×