Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn đổi mới phương pháp dạy – học phân môn tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.61 KB, 12 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3
Phần I : LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I - Cơ sở lí luận
Trong cơng cuộc đổi mới và xây dựng nước ta hiện nay “ Phát triển giáo
dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” với
nhiệm vụ “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” giáo dục
đào tạo được nhìn nhận như là con đường quan trọng nhất để phát triển đất
nước. Thành công của bậc tiểu học có ý nghĩa rất lớn quyết định đến sự phát
triển nền giáo dục nước nhà.
Tiếng Việt là một trong những bộ môn quan trọng ở bậc tiểu học. Cung
cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về Tiếng việt, tạo ra cho các
em năng lực sử dụng Tiếng việt một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động
dạy học rèn luyện kỹ năng tư duy và những phẩm chất đạo đức cần thiết. Tập
đọc là một phân môn của môn Tiếng việt, là một dạng hoạt động ngôn ngữ,
rèn luyện và phát triển ở các em kỹ năng nghe - đọc- nói. Phân mơn Tập đọc
còn giúp các em tiếp nhận đựơc tri thức của loài người, trau dồi vốn Tiếng
việt, vốn văn học, phát triển tư duy mở rộng hiểu biết về cuộc sống. Bồi
dưỡng cho các em tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình
yêu cái đẹp, cái thiện có thái độ ứng xữ đúng mực trong cuộc sống. Hình
thành cho học sinh ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học,
cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng việt từ đó các em càng yêu quý và trân trọng tếng
mẹ đẻ.
Nội dung sách giáo khoa được trình bày theo hướng giao tiếp và hạt
động là điều kiện tốt để định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
Qua quá trình giao tiếp nhân cách học sinh được hình thành và phát triển. Các
em có cơ hội tham gia hoạt động, có thái độ và kỹ năng sống, ln tự khám
phá cố gắng hồn thiện mình.



Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, nhiệm vụ của phân môn Tập
đọc cần được coi trọng và đề cao. Đòi hỏi mỗi một giáo viên phải phát huy
hết khả năng và năng lực của mình, có cách nhìn cách nghĩ mới. Cần phải đổi
mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có tư duy tiếp thu nhanh chủ
động trong việc chiếm lĩnh tri thức, đạt hiệu quả giáo dục cao. Người thầy
phải biết đưa vốn kiến thức trong sách vở trở thành vốn kiến thức riêng của
từng cá thể học sinh.
Xuất phát từ những quan điểm trên kết hợp sự học hỏi của bản thân, tôi
rút ra được bài học thực tế để nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả đào
tạo. Tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng: “Đổi mới phương pháp dạy phân môn Tập
đọc lớp 3.
II - Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2005-2006 là năm học thứ 4 mà toàn Đảng, toàn dân thực
hiện công cuộc cải cách giáo dục, đổi mới chương trình và sách giáo khoa.
Thực tế trong giảng dạy ở trường việc đổi mới phương pháp của giáo viên cịn
hạn chế mang tính hình thức. Giáo viên truyền thụ áp đặt
một chiều, học sinh thụ động tiếp thu bài giảng của thầy một cách máy móc
rập khn, khơng tự khám phá ra tri thức mới. Cách dạy này hiệu quả chưa
cao, hạn chế tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Giáo viên chưa
xác địmh rõ tầm quan trọng và mục đích u cầu của phân mơn tập đọc. Hầu
như trong giờ tập đọc phần lớn giáo viên chú tâm vào việc tập cho học sinh
trả lời các câu hỏi để nắm nội dung bài tập đọc, hay chỉ chú ý đến số lượng
học sinh đọc mà không cần quan tâm đến việc các em đọc như thế nào? đã
đúng chưa, ít hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách đọc. Nhìn chung chất lượng
dạy học phân mơn tập đọc còn nhiều hạn chế .Giáo viên thiếu linh hoạt trong
các phương pháp dẫn đến kỹ năng và tốc độ đọc của học sinh còn chậm. Bài
soạn còn quá lệ thuộc vào sách hướng dẫn, sự sáng tạo trong các bước chuẩn
bị bài chưa cao. Giáo viên đã chú trọng đồ dùng giáo cụ trực quan trong dạy
học tuy nhiên ngoài những đồ dùng được trang cấp, giáo viên chưa có sự đầu
tư thời gian cho việc làm đồ dùng dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông

tin vào trong dạy học còn hạn chế.


Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay.
Đối với phân môn tập đọc đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi căn bản về
phương pháp, bỏ thói quen khi giảng bài sa vào giảng văn, ít quan tâm đến
đối tượng học sinh. Đổi mới phương pháp là thiết thực và tối ưu nhất để nâng
cao chất lượng.
Phần2: PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy
học môn Tiếng Việt lớp 3
Căn cứ vào sách giáo khoa, sách giáo viên tiếng việt lớp3.
2- Căn cứ vào các tạp chí giáo dục tiểu học... các tài liệu có liên quan.
3-

Dựa vào tình hình thực tế giảng dạy ở lớp 3A

4-

Tìm hiểu lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp

5-

Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giáo dục.

6-

Từ những ý kiến đóng góp của ban giám hiệu và các đồng chí chỉ
đạo chun mơn.
Phần 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


1)

Thực trạng tình hình:
Qua 4 năm thực hiện đổi mới chương trình- sách giáo khoa trên tồn
quốc, nhìn chung chất lượng của học sinh được nâng lên rỏ rệt. Các em đã
mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. Đối với phân môn Tập đọc nhiều em đã
đọc đúng, đọc hay và bước đầu biết đọc diễn cảm. Các en đã có kỹ năng nghe
nhận xét bạn đọc. Thông qua luyện đọc các em trả lời được các câu hỏi của
bài nhằm khai thác nội dung bài đọc.
Do địa bàn học sinh sinh sống là khu vực nơng thơn, trình độ dân trí
khơng đồng đều. Đời sống nhân dân thuần nơng mức thu nhập thấp. Ngồi
việc học trên lớp về nhà các em ít có thời gian để ơn bài, ít có điều kiện để
giao tiếp, tiếp xúc với xã hội nên các em thiếu mạnh dạn, lúng túng khi ứng
xữ các tình huống trong sách giáo khoa.
Một số học sinh phát âm sai do phương ngữ. Giáo viên cịn gặp nhiều
khó khăn trong việc tiếp nhận chương trình và sách giáo khao mới.


Trang thiết bị cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho
dạy học phân môn Tập đọc lớp 3.
Phụ huynh học sinh ít quan tâm đến tình hình học tập của con em mình.
Kết quả điêù tra kỹ năng đọc của học sinh lớp 3A
SỐ LƯỢNG

ĐỌC DIỂN CẢM

ĐỌC ĐẠT YÊU CẦU

ĐỌC CHẬM


ĐỌC ĐÁNH VẦN

28

3

19

6

0

2) Một số giải pháp cụ thể
2.1) Nắm vững và hiểu rỏ tác dụng của từng bước trong quy trình dạy
Tập đọc
Để giúp học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong bài tập đọc, giáo viên cần
nắm vững quy trình và tác dụng của từng bước.
a) Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra 2-3 học sinh về bài đọc kế trước. Tuỳ điều kiện cụ
thể, giáo viên yêu cầu học sinh đọc (kể) tiếp nối nhau tồn bài, sau đó giáo
viên có thể đặt câu hỏi về nội dung đoạn đọc (kể) để cũng cố kỹ năng đọc,
hiểu. Việc kiểm tra cần thể hiện tinh thần động viên, khuyến khích học sinh
luyện đọc
b) Dạy bài mới:
+ Giới thiệu bài
Tuỳ vào tình hình thực tế của bài đọc, giáo viên có thể lựa chọn biện pháp và
hình thức dẫn dắt học sinh vào bài mới như: gợi mở bằng câu hỏi ở tranh ảnh
trong sách giáo khoa (hoặc tranh ảnh phóng to nếu có), dùng vật thật (nếu cần
thiết),diễn giải bằng lời...

Nhìn chung, lời giới thiệu bài cần ngắn gọn nhẹ nhàng; gây hứng thú
cho học sinh.
Lưu ý: Đối vơi bài Tập đọc mở đầu chủ điểm mới, trước khi vào bài
giáo viên giới thiệu cho học sinh biết vài nét chính về nội dung chủ điểm.
+.Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu: Căn cứ vào loại hình văn bản tập đọc (nghệ
thuật, hành chính, báo chí...) giáo viên xác định cách đọc sao cho phù hợp
b.Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.


- Luyện đọc từng câu:Học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu trong bài (có
thể đọc 2-3lượt. Giáo viên theo dõi học sinh đọc để sửa lỗi phát âm (nếu có)
đồng thời kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ.
Giáo viên lưu ý hoạt động trong từng câu là qui định có tính ước lệ (chia
nhỏ văn bản cho nhiều học sinh được tham gia đọc) do vậy không cần xác
định đơn vị câu một cách quá cứng nhắc. Tuỳ thuộc văn bản cụ thể, giáo viên
có thể cho học sinh đọc 2,3 câu ngắn hoặc 2.3 dòng thơ...liền mạch.
- Luyện đọc từng đoạn trước lớp: Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
trong bài ( đọc 2 hoặc 3 lượt).Giáo viên theo dõi học sinh đọc để gợi ý, hướng
dẫn cách ngắt, nghĩ hơi, cách ngắt nhịp thơ cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu
và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật ( nếu có), hướng dẫn
học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa, từ ngữ khó
với học sinh địa phương ( nếu có).
- Giáo viên nắm được ở tập đọc lớp 3, việc luyện đọc từng đoạn trong
bài văn cần tập trung vào yêu cầu rỏ ràng, rành mạch là chủ yếu, chưa đòi hỏi
phải diễn cảm.Yêu cầu giải nghĩa từ ngữ cũng cần được tiến hành một cách
đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với học sinh.tránh khuynh hướng giảng nghĩa từ
quá kĩ và quá cầu kì, làm mất nhiều thời gian, không đúng đặc trưng của phân
môn Tập đọc.
- Luyện đọc từng đoạn trong nhóm hoặc từng cặp: Giáo viên yêu cầu học

sinh thực hành luyện đọc theo nhóm nhỏ hoặc theo từng cặp, dựa vào cách
đọc đã được hướng dẫn trên lớp, học sinh tiếp nối nhau đọc và theo dõi sách
giáo khoa để nhận xét, góp ý cho bạn về cách đọc.
Bước này giáo viên lưu ý: cần tạo cho học sinh có thói quen đọc vừa
phải không để ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của nhóm khác, có kĩ năng
nghe và theo dõi sách giáo khoa để xác nhận kết quả đọc của bạn.
- Cả lớp đồng thanh( một, hai đoạn hoặc cả bài): hoạt động này cần được
giáo viên vận dụng một cách linh hoạt. Có văn bản( văn bản thơng thường,
những câu chuyện buồn) khơng nên đọc đồng thanh, có văn bản chỉ chọn đọc
đồng thanh một đoạn, có văn bản miêu tả được đọc đồng thanh 2-3 đoạn hoặc


cả bài, bài thơ được đọc đồng thanh toàn bài nhằm hỗ trợ việc học thuộc lòng.
Giáo viên cần rèn cho học sinh đọc đồng thanh nhịp nhàng, vừa phải.
+ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài Tập đọc dựa theo các
câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa là chủ yếu. Để giúp học sinh định hướng
hoạt động đọc- hiểu, giáo viên cần nêu rõ câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ cụ thể
cho học sinh trước khi đọc. Sau khi học sinh đọc thầm kết hợp theo dõi sách
giáo khoa trong khi bạn đọc thành tiếng, giáo viên có thể yêu cầu các em trả
lời, trao đổi ngay trước lớp hoặc nêu ý kiến trong nhóm, cử đại diện phát biểu.
Cuối cùng, giáo viên chốt lại những ý chính để học sinh nắm vững nội dung
bài.
Lưu ý: Câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa có thể được giáo viên tách
thành những ý nhỏ. Việc tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm cần căn cứ vào
yêu cầu câu hỏi, bài tập cụ thể, tránh thực hiện một cách máy móc hình thức.
+ Luyện đọc bài tập đọc.
Dựa vào tình hình thực tế học sinh trong lớp và đặc điểm bài tập
đọc,giáo viên lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc lại sao cho phù hợp, thi
đọc tốt một hai đoạn hoặc cả bài, đọc truyện theo vai, tổ chức trị chơi học tập

có tác dụng luyện đọc... Đối với bài tập đọc có u cầu học thuộc lịng, giáo
viên tổ chức cho học sinh đọc và thi đọc thuộc.
+ Củng cố- dặn dò
Giáo viên hướng dẫn học sinh chốt lại nội dung chính của bài bằng câu
Hỏi cũng cố( hoặc đọc lại bài tập đọc, nêu ý chính rút ra bài học, trao đổi liên
hệ thực tế...)
Nhận xét tiết học- dặn dò yêu cầu luyện tập và chuẩn bị cho bài sau.
Để tổ chức dạy học đạt hiệu quả, sinh động và hứng thú học tập, khi
dạy giáo viên cần chú ý.
- Bước đọc tiếp nối từng câu có mục đích chia nhỏ văn bản, nhiều học sinh
được đọc trước lớp, qua đó giáo viên nắm được cách phát âm và kỹ năng đọc
của học sinh, phát hiện lổi và sữa lỗi cho các em.


- Bước đọc từng đoạn trước lớp, học sinh đọc đúng ( nghỉ hơi ở những chổ có
dấu câu hay các cụm từ dài, đọc đúng ngữ điệu thể hiện thái độ tình cảm qua
giọng đọc...
- Bước đọc theo nhóm : Mục đích là tạo điều kiện cho 100% học sinh được
tham gia đọc.
- Bước thi đọc cá nhân hoặc đọc đồng thanh nhằm mục đích củng cố kỹ năng
đọc. Giáo viên nên thay đổi hình thức đọc để tạo hứng thú cho học sinh,
khuyến khích thi đua đọc.
- Bước tìm hiểu bài: Học sinh chủ yếu đọc thầm, giáo viên cần giao nhiệm
vụ cụ thể (đọc thầm, phát hiện những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong bài, đọc
thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi).
- Bước luyện đọc lại để nâng cao chất lượng đọc.
- Giáo viên cần vận dụng quy trình luyện đọc phù hợp với trình độ của từng
đối tượng học sinh.
Ví dụ: + Đối với lớp có nhiều học sinh đọc cịn kém, phát âm sai nhiều
giáo viên có thể dừng lâu hơn ở bước đọc nối tiếp từng câu (2,3 lượt) để

hướng dẫn và sữa lổi phát âm cho học sinh. Khi học sinh luyện đọc lại, giáo
viên chỉ yêu cầu các em đọc trôi chảy ngắt nghỉ hơi đúng.
+ Đối với lớp học sinh có kỹ năng đọc bài tốt có thể đọc một lượt ở giai
đoạn luyện đọc câu. Khi học sinh luyện đọc lại có thể nâng u cầu đọc. Học
sinh tìm giọng đọc, nhấn giọng, ngắt nghỉ hợp lý.
2.2) Sử dụng biện pháp đọc mẫu của giáo viên trong giờ tập đọc.
- Đọc toàn bài: Đây là hoạt động mở đầu, có tác dụng giới thiệu tồn bộ nội
dung bài và định hướng về cách đọc. Giáo viên cần đọc đúng thể loại văn bản,
tạo cảm xúc hứng thú tâm thế học cho học sinh.
- Đọc câu đoạn : Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn của bài
tuỳ trường hợp cụ thể giáo viên đọc lại câu hay đoạn văn bản nhằm hướng
dẫn, gợi ý cho học sinh nhận xét về cách đọc.
- Đọc từ, cụm từ: Học sinh đọc trước lớp, phát hiện lỗi đọc sai. Giáoviên gợi ý
để các em tự sửa hoặc hướng dẫn học sinh biết cách đọc đúng từ, cụm từ đó.
2.3) Hướng dẫn học sinh luyện đọc.


a) Luyện đọc thành tiếng:
Giáo viên tổ chức các hình thức học như: Đọc cá nhân,(riêng lẽ hoặc nối
tiếp) đọc thành nhóm, tổ, lớp, đọc phân vai... Ơ hình thức luyện đọc nào giáo
viên cũng cần chú ý đến học sinh khi đọc, để có cách rèn đọc thích hợp, đối
với từng em, gợi ý khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi nhận xét đọc bài
của bạn, rút kinh nghiệm cho mình để đọc tốt hơn.
b) Luyện đọc thầm:
Đọc thầm là hoạt động của từng học sinh do vậy để tích cực hoạt động
học tập, trước khi học sinh đọc thầm giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể hoặc
nêu câu hỏi cho học sinh nhằm định hướng- dựa vào kết quả làm việc hay câu
trả lời để đánh giá trình độ của học sinh. Cần khắc phục tình trạng học sinh
đọc thầm một cách hình thức, giáo viên không nắm được kết quả đọc- hiểu
của học sinh để xữ lý trong quá trình dạy học

c) Luyện học thuộc lịng:
Nếu ở bài tập đọc có u cầu học thuộc lịng thì cần chú ý cho học sinh
luyện đọc kỹ hơn. Yêu cầu học sinh nhẩm bài trong sách giáo khoa, sau đó
nhìn vào một số từ ngữ (điểm tựa) để đọc thuộc.
Tổ chức thi hay tổ chức trò chơi học thuộc lòng một cách nhẹ nhàng gây
hứng thú cho học sinh.
Ví dụ: Thi đọc thuộc bài theo nhóm( tổ) đọc thơ truyền điện, thả thơ...
Giáo viên có thể kết hợp gợi ý học sinh ghi nhớ nội dung.
2.4) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ và nội dung bài tập đọc lớp3.
Để học sinh đọc hay, diễn cảm bài tập đọc thì các em phải nắm được nội
dung của bài. Giáo viên cần phải xác định rõ từ ngữ trong bài cần tìm hiểu. +
Từ ngữ khó ( đọc chú giải trong sách giáo khoa)
+ Từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa biết
+ Từ ngữ đóng vai trị quan trọng để hiểu bài đọc.
Ví dụ: Tìm hiểu thêm về từ “ qua đời” trong bài Tập đọc Giọng quê hương
(TV3 tập1) để thấy được thái độ tôn trọng của tác giả với người mẹ khi nói
đến cái chết.


Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ thường được vận dụng
mộtcách linh hoạt, sáng tạo của giáo viên.
2.5) Một số biện pháp giáo viên cần sữ dụng khi hướng dẫn học sinh tìm
hiểu nghĩa của từ ngữ.
Yêu cầu học sinh đọc ( hoặc nêu lại) phần giải nghĩa trong từ ngữ trong SGK.
Sử dụng đồ dùng dạy học ( tranh ảnh, vật thật, mơ hình...) để giúp học
sinh hình dung cụ thể, rỏ nét hơn về nghĩa của từ.
Dùng lời nói miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần được giải
nghĩa
Tìm từ đồng nghĩa hay trái nghĩa với từ cần giải nghĩa, đặt câu với từ cần
giải nghĩa...

Tuy nhiên viêc hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ ngữ trong bài tập đọc cũng
đòi hỏi giáo viên cần lưu ý đến một số điểm sau:
+ Đối với những từ nhiều nghĩa, việc giải nghĩa cần giới hạn ở nghĩa cụ thể
trong bài tập đọc, tránh mở rộng ra nhiều nghĩa xa lạ chưa cần thiết đối với
học sinh lớp 3.
+ Tránh giải nghĩa quá nhiều từ ngữ hoặc giải nghĩa từ ngữ một cách quá cầu
kì.
-

Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài Tập đọc, giáo viên

cũng cần đáp ứng những yêu cầu sau để phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Giáo viên căn cứ vào câu hỏi, bài tập trong SGK để hướng dẫn học sinh
tìm hiểu , tránh đặt thêm nhiều câu hỏi khai thác nội dung vượt quá yêu cầu
bài học hoặc không phù hợp với trình độ học sinh lớp3.
+ Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm và trả lời
đúng nội dung (đơi khi có thể kết hợp cho một học sinh đọc thành tiếng - kết
hợp đọc thầm sau đó trao đổi, thảo luận về vấn đề do giáo viên nêu ra).
+ Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau, giáo viên tạo điều kiện cho học
sinh luyện tập một cách tích cực, trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện
nhiệm vụ.


Trong quá trình tìm hiểu bài Giáo viên rèn cho học sinh trả lời câu hỏi, diễn
đạt ý bằng câu văn gọn, rõ. Sau khi học sinh nêu ý kiến giáo viên nêu kết luận
nhấn mạnh ý chính và ghi bảng (nếu cần)
2.6) Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong giờ tập đọc
Học sinh sử dụng SGK một cách có hiệu quả (cả kênh hình và kênh chữ).
Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ của bài tập đọc, sử dụng sách giáo
khoa trong suốt quá trình luyện đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt, theo

dõi bạn đọc, trả lời câu hỏi...). Ngoài ra học sinh còn sử dụng sách giáo khoa
để tham gia vào các hoạt động trị chơi hay cuộc thi có u cầu luyện đọc, học
sinh thường xuyên làm việc với sách giáo khoa, giáo viên có điều kiện trau
dồi kỹ năng đọc cho các em được tốt hơn. Hình thành văn hoá đọc cho học
sinh khi học lên những lớp trên.
2.7) Tổ chức tốt trò chơi học tập trong giờ tập đọc.
Trị chơi học tập là một trong những hình thức tổ chức dạy học có tác dụng
kích thích hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ dạy trở nên nhẹ nhàng
mà vẫn đạt được mục đích yêu cầu bài học đề ra. Tuy nhiên việc vận dụng trò
chơi học tâp trong mơn Tiếng Việt nói chung, phân mơn Tập đọc nói riêng
cũng cần chuẩn bị kỹ để đạt hiệu quả cao tránh bị lạm dụng hoặc mang tính
hình thức.
Nội dung trị chơi phải gắn với bài học. Hình thức tổ chức trò chơi cần gọn
nhẹ.cách tiến hành tương đối đơn giản để tất cả học sinh có thể tham gia.
Ví dụ: Thi đọc tiếp sức, đọc phân vai, thả thơ ...
Trò chơi đem lại những tác dụng lành mạnh, thiết thực đối với học sinh
như : kích thích hứng thú đọc, rèn tư duy linh hoạt, giáo dục tư tưởng tình
cảm tốt đẹp...


Trong giờ tập đọc,trò chơi học tập thường được tổ chức vào bước luyện
đọc lại. Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép giáo viên lựa chọn trị chơi thích
hợp.
Tóm lại để giờ dạy phân môn tập đọc lớp3 đạt chất lượng và hiệu quả cao,
chúng ta cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nêu trên. Các biện pháp đều có
mối quan hệ hổ trợ biện chứng cho nhau. Cần áp dụng một cách linh hoạt,
phù hợp với điều kiện cụ thể của trường của lớp mình phụ trách.
Phần 4: NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, tự
tìm tịi khám phá, đúc rút kinh nghiệm, linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức

điều khiển hoạt động học tập của học sinh, khắc phục những yếu kém của bản
thân. Vì vậy hiệu quả giáo dục được năng lên rõ rệt.

1) Giáo viên:
Tôi đã nhận thức dúng và tiếp cận việc đổi mới chương trình và sách giáo
khoa, biết phối hợp các phương pháp là hình thức dạy học, thể hiện được sự
hợp tác giữa thầy và trò, giữa trị và trị. Sử dụng thành thạo, linh hoạt quy
trình lên lớp một tiết Tập đọc lớp3. Chú trọng khâu đọc mẫu của Giáo viên
kết hợp theo dõi học sinh đọc. Chữa lỗi triệt để khi học sinh mắc phải như từ
khó, từ phát âm sai do phương ngữ... Hướng dẫn học sinh khai thác tốt nội
dung bài đọc. Tổ chức học sinh hoạt động tạo hứng thú trong giờ học, kết quả
tiết dạy đạt hiệu quả cao.
2) Học sinh:
Học sinh có thói quen tích cực, tự giác học, năng lực khám phá, chiếm lĩnh
tri thức mới ngày càng được bộc lộ và nâng cao. Chất lượng học tập phân
môn tập đọc chuyển biến rõ rệt.
a) Kỹ năng đọc: Đại da số học sinh đọc bài tốt, bước đầu biết đọc diễn cảm,
đọc đúng tốc độ, biết đọc thầm- trả lời câu hỏi- hiểu nội dung bài.


b) Kỹ năng nghe: Biết lắng nghe thầy đọc, bạn đọc, nhận xét cách đọc của
bạn.
c) Kỹ năng nói: Nói dõng dạc, to rõ ràng, lời nhận xét ngắn gọn, đủ ý.
Kết quả khảo sát giữa kỳ II là một bước chuyển biến cụ thể.
SỐ LƯỢNG

ĐỌC DIỄN CẢM

28


9

ĐỌC ĐẠT YÊU CẦU

ĐỌC CHẬM

ĐỌC ĐÁNH VẦN

18
1
Phần V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

0

1) Giáo viên cần nắm vững chương trình, sách giáo khoa, quy trình dạy phân
mơn tập đọc lớp 3.
2) Coi trọng khâu chuẩn bị bài giảng cũng như đồ dùng dạy học trước khi lên
lớp.
3) Trong quá trình dạy học giáo viên phải thật linh động , sáng tạo phối hợp
các phương pháp và hình thức dạy học, để tiết học diễn ra một cách nhẹ
nhàng hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
4) Bản thân phải có ý thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện đổi mới
phương pháp.
5) Tạo điều kiện cho học sinh luyện đọc nhiều, đưa ra các ý kiến nhận xét 6)
Dự giờ đúc rút kinh nghiệm .
7) Nắm và phân loại đối tượng học sinh.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tơi thấy đó là việc làm thiết thực
giúp học sinh tiếp nhận tri thức một cách có hiệu quả.
Trên đây là một số vấn đề mà bản thân đã đúc rút được, rất mong cấp trên

và đồng nghiệp góp ý để tơi thực hiện có hiệu quả trong việc dạy học
phân môn Tập đọc lớp 3.
Quảng Thuận, ngày 20 tháng 5 năm 2006
Người viết

Lê Thị Ngọc Anh



×