Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

skkn bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.35 KB, 22 trang )

PHÒN G GIÁ O DỤC – ĐÀ O TẠO THAN UY ÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 XÃ MƯỜNG THAN
TỔ KHỐI 5
--------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ
VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 5
Họ và tên người thực hiện: Lê Thanh Nhung
Chức vụ: Giáo viên
Năm thực hiện: 2012 - 2013

0


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định: "Ngôn ngữ là công cụ của tư duy".
Ngôn ngữ của con người phát triển chứng tỏ tư duy phát triển. Để giúp học sinh
có tư duy phát triển thì hiện nay trong nhà trường Tiểu học môn Tiếng Việt càng
được coi trọng cả về nội dung và phương pháp giảng dạy. Để học sinh có được
các kĩ năng trên thơng qua các giờ Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn thì chưa đủ
mà học sinh cần được bồi dưỡng về năng lực cảm thụ văn trong các giờ tập đọc
và trong các buổi ngoại khố. Bởi học sinh có cảm thụ văn tốt thì mới hiểu được
ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ...và mới thấy được nét đẹp của
thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú.
Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng
năng lực cảm thụ văn cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi
dưỡng tình yêu tiếng Việt hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp
của tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ


nghĩa cho học sinh dưới sự dẫn dắt của thầy, cô. Những bài thơ, bài văn hay
trong sách giáo khoa sẽ đem đến biết bao điều kỳ thú, hấp dẫn. Tuy nhiên muốn
trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt mỗi em cần phải tự giác
phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt.
Thực tế trong những năm gần đây đề thi học snh gỏi các cấp môn Tiếng
Việt ở bậc Tiểu học đều có bài tập về cảm thụ văn học. Tôi thấy khả năng cảm
thụ văn học của các em còn nhiều hạn chế. Các em chưa có kĩ năng cảm thụ tốt
các bài văn, bài thơ, (hoặc đoạn văn, đoạn thơ). Việc cảm nhận những giá trị nổi
bật của tác giả trong các bài tập đọc cịn ít, chưa sâu. Dẫn đến kĩ năng viết tập
làm văn chưa hay, chưa sinh động, gợi cảm, đặc biệt là văn miêu tả. Chính vì
vậy tơi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn
cho học sinh lớp 5. Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về "Bồi dưỡng
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5" để các đồng chí đồng
nghiệp tham khảo.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: 12 học sinh giỏi lớp 5 trường Tiểu học số 1 xã
Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Đối tượng nghiên cứu: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh giỏi lớp 5.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2011- 2012 và 2012- 2013.
III. Mục đích nghiên cứu
* Đối với giáo viên: Phát hiện khả năng, năng khiếu học văn của học sinh
từ đó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những khái niệm đơn giản
khi cảm thụ văn học.
* Đối với học sinh:
1


+ Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ.
+ Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học.

+ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Học sinh có hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ.
- Có những kiến thức cơ bản, những khái niệm đơn giản khi cảm thụ văn học.
- Có kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
- Bổ trợ cho dạy tập làm văn có hiệu quả.
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đưa ra định hướng về công tác
giáo dục là: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục thực
hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá... "
- Thực hiện "Giáo dục cho mọi người" và "Cả nước trở thành một xã hội
học tập".
- Tại Hội nghị lần thứ VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
vẫn tiếp tục khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu".
- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, của bậc
Tiểu học và của Phòng giáo dục và đào tạo Than Uyên.
- Dựa vào các tài liệu tham khảo về bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học
cho học sinh như: Để học tốt Tiếng Việt, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
Tiếng Việt... Tôi thấy cần Giúp học sinh hiểu “cảm thụ văn học là gì? ”: Cảm
thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế
nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ
phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ hoặc câu văn, câu thơ).
- Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài
thơ,... ta khơng những hiểu mà cịn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần
gũi, "thâm nhập" với những gì đã đọc.
- Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say
mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế
cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho

cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
Trong q trình nghiên cứu có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Các em đi học chuyên cần, có nề nếp học tập tốt, có kĩ năng đọc diễn
2


cảm khá tốt trong phân môn Tập đọc.
- Giáo viên đã chú ý việc bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ trong khi dạy phân
mơn Tập đọc.
* Khó khăn:
- sự quan tâm của gia đình chưa nhiều. Các em chưa kiên trì trong học tập.
- Một số ít giáo viên giảng dạy chưa coi trọng việc hướng dẫn học sinh
cảm thụ nội dung và nghệ thuật qua các bài tập đọc. Mà chỉ chú ý về rèn kĩ năng
đọc cho học sinh. Cho nên chưa phát triển được năng lực cảm thụ bài văn, bài
thơ, đoạn văn, đoạn thơ hay câu văn, câu thơ cho học sinh. Từ đó kĩ năng viết
các bài văn miêu tả chưa hay, cảm xúc còn hạn chế trong cách dùng từ đặt câu,
diễn ý sử dụng các nghệ thuật để câu văn sinh động, gợi cảm.
II. Thực trạng của vấn đề
Trong những năm gần đây đề thi học sinh giỏi các cấp môn Tiếng Việt
đều có một bài tập về cảm thụ văn học mà tơi thấy thực tế các em học sinh có
khả năng cảm thụ văn học tốt rất ít, và hầu hết các em chưa hiểu từ "cảm thụ văn
học", "hình ảnh đẹp", ... cho nên bài viết của các em còn dàn trải, vụng về,
không cô đọng, chưa biết bám sát vào nội dung và các giá trị nghệ thuật chứa
trong mỗi văn bản nghệ thuật đó.
- Các em chưa thấy được mỗi bài văn, bài thơ là một văn bản nghệ thuật,
dù dài hay ngắn thì nó cũng chứa lượng thơng tin nhất định về ngơn từ, hình
ảnh, sự kiện, tình cảm, ... cho nên những thơng tin đó tác động vào tâm hồn ngây
thơ hiếu động của các em bị hạn chế.
- Bên cạnh đó cịn có một số ít giáo viên giảng dạy chưa coi trọng việc

hướng dẫn học sinh cảm thụ nội dung và nghệ thuật qua các bài tập đọc. Cho
nên chưa phát triển được năng lực cảm thụ bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ
hay câu văn, câu thơ cho học sinh.
- Trong các tiết tập đọc có thể học sinh phát hiện được các biện pháp nghệ
thuật xong chưa hiểu được tác dụng của tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đó
có tác dụng gì?
- Giáo viên dạy chưa tạo điều kiện để học sinh cảm thụ văn học tốt thông
qua các giờ dạy tập đọc.
- Dẫn đến các tiết viết bài tập làm văn của học sinh chưa vận dụng được
khả năng cảm thụ văn học làm cho các bài văn miêu tả chưa hay, chưa sinh
động, khả năng bộc lộ cảm xúc của học sinh cịn hạn chế. Chính vì vậy tôi thấy
trong các nhà trường Tiểu học việc "Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho
học sinh giỏi lớp 5" là vấn đề cấp bách.
- Trước những thực trạng về việc dạy và học cảm thụ văn học cho học
sinh như vậy tơi thấy mình cần phải đầu tư thời gian nghiên cứu về nội dung và
phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt, đặc biệt là phương pháp bồi dưỡng cảm
thụ văn học cho học sinh, đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao khả năng
3


cảm thụ văn học các em bị hạn chế như vậy, để từ đó đề ra được một số biện
pháp khắc phục, vận dụng vào thực tế quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Tiếng Việt nói riêng và kĩ năng viết văn
miêu tả nói chung. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm khi vận dụng dạy bồi
dưỡng cho học sinh về lĩnh vực "cảm thụ văn học".
Sau khi nghiên cứu về các tài liệu bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho
học sinh. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra kĩ về kĩ năng cảm thụ
văn học của học sinh như sau:
Tôi đưa ra dạng bài tập: Tìm hình ảnh đẹp và nêu cách hiểu của mình về
hình ảnh đó.

Bài tập:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
(Mẹ vắng nhà ngày bão – Đặng Hiển)
Theo em hình ảnh nào làm nên cái hay của đoạn thơ trên ? Vì sao ?
* Kết quả như sau:
Tổng
số HS

12

Số HS tìm đúng Số HS hiểu đúng về Số HS khơng đạt được
được hình ảnh
hình ảnh đó
u cầu của bài

T.số

Tỉ lệ

T.số

Tỉ lệ

T. số

Tỉ lệ


3

25%

4

33,3%

5

41,7%

41,7% học sinh không hiểu thế nào là hình ảnh đẹp, các em chỉ lung tung
như là: cơn bão qua, bầu trời xanh.
25% học sinh đưa ra được hình ảnh " Nắng mới" trong câu " Mẹ về như
nắng mới, Sáng ấm cả gian nhà" nhưng không hiểu được cái hay.
Nhìn vào số liệu khảo sát về khả năng cảm thụ văn học của học sinh tôi
thực sự lo lắng.Vì tơi thấy các em cịn rất bỡ ngỡ kiểu bài này, chưa hiểu một số
khái niệm về: Các biện pháp nghệ thuật, hình ảnh đẹp, từ đắt, ... Do đó các em
khơng hứng thú, suy nghĩ cịn nơng cạn dẫn đến bài viết còn tản mản sai lệch
hẳn ý nghĩa của bài. Các em chỉ quen với việc trả lời câu hỏi có tính gợi mở mà
chưa quen với những câu hỏi có tính khái qt.
* Ngun nhân:
4


Qua tìm hiểu học sinh và trao đổi với một số giáo viên trong trường tôi
thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
+ Học sinh:
- Do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi các em, thích tư duy trực quan mà

khơng thích tư duy trừu tượng.
- Xu thế học sinh ngại học Tiếng Việt, học văn.
- Trong lớp các em chưa chú ý nghe giảng, hiểu bài chưa kĩ, kết quả học
Tiếng Việt chưa cao.
- Các em chưa được làm quen với bài tập cảm thụ văn học.
- Chưa biết cách trình bày một đoạn cảm thụ văn
+ Giáo viên: - Một số ít giáo viên giảng phân môn Tập đọc chưa coi
trọng phần cảm thụ văn học. Đặc biệt trong các giờ tập đọc giáo viên chỉ chú ý
nhiều đến kĩ năng đọc mà phần cảm thụ văn học cịn hạn chế hoặc có nhưng
chưa sâu. Dẫn đến năng lực cảm thụ văn của các em còn có nhiều hạn chế.
- Trong các tiết tập làm văn chưa hướng cho học sinh vận dụng các biện
pháp nghệ thuật, cách dùng từ, diễn đạt ý vào văn miêu tả.
+ Gia đình: Một số gia đình chưa quan tâm tạo điều kiện và đầu tư cho
việc học của con em mình như: Chuẩn bị các tài liệu sách tham khảo ...
III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
Trước những thực trạng và nguyên nhân như vậy tơi thấy mình cần phải
đầu tư thời gian nghiên cứu đưa ra được một số biện pháp khắc phục, vận dụng
vào thực tế quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học, cảm thụ văn cho
học sinh lớp 5 trong nhà trường. Tôi đã rút ra được một số biện pháp khi vận
dụng dạy bồi dưỡng cho học sinh về lĩnh vực "cảm thụ văn học". như sau:
1. Giúp học sinh cảm thụ văn học qua việc khai thác các biện pháp
nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ:
- Một trong những biện pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn
học tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng
của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.
- Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc
Tiểu học là: ( So sánh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ.)
- Để cảm thụ các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp
nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Học sinh cần thực hiện tốt các yêu câu sau đây.
- Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ và

đảo ngữ..., (thông qua phân môn Luyện từ và câu.)
- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. (thông
qua môn tập đọc).
- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật.
5


- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của
bài văn, bài thơ.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc
ở chương trình bậc Tiểu học.
1.1 Biện pháp nghệ thuật so sánh:
- Trước hết tôi cho các em hiểu thế nào là nghệ thuật so sánh rồi hướng
cho các em tìm nêu những câu văn hoặc thơ có sử dụng nghệ thuật so sánh.
- So sánh là đối chiếu hai đối tượng khác nhau nhưng có chung đặc điểm
nào đó để làm nổi bật đối tượng đem so sánh.
Ví dụ:

Trẻ em

như

Đối tượng đem so sánh

Từ quan hệ

búp trên cành
Đối tượng chuẩn để so sánh

Ví dụ : “ Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày…”
+ Học sinh xác định được :
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là : Nghệ thuật so sánh
Hình ảnh so sánh : Quê hương (là) chùm khế ngọt
+ Học sinh cảm nhận được:
Chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với làng quê, gắn bó với
con người Việt Nam. Đặc biệt là gắn liền với những kĩ niệm của thời thơ ấu mỗi
người. Qua đó cho ta thấy hình ảnh q hương trong tâm trí của người Việt nam
ln gần gũi, thanh bình và khơng bao giờ qn được.
- Trong nghệ thuật so sánh tác giả thường sử dụng những từ nào để làm
nổi bật đối tượng cần so sánh. (Từ quan hệ: là, như, ... )
- Sau đó tơi cho các em làm bài tập thực hành.
* Bài tập: Hãy chỉ ra cái đúng, cái hay của sự so sánh trong mỗi câu thơ sau:
1. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
(Hồ Chí Minh)
2.

Bà như quả ngọt chín rồi

càng thêm tuổi tác, càng tươi lịng vàng.
(Võ Thanh An)
a. Học sinh làm bài
6


- Giáo viên đọc và chép đề bài lên bảng.

- Học sinh đọc kĩ đề bài.


- Bài yêu cầu ta chỉ ra cái gì?

- Chỉ ra cái đúng, cái hay của việc so sánh.

- Câu 1 tác giả so sánh cái gì với cái gì? - Trẻ em- búp trên cành.
- So sánh như vậy đúng ở chỗ nào?

- Trẻ em và búp non đều đang lớn, đang
phát triển.

- So sánh như vậy hay ở chỗ nào?

- Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh
(búp trên cành) rất đẹp và ý nghĩa, giúp ta
liên tưởng đến trẻ em chan chứa hy vọng.

- Ở câu 2 tác giả so sánh bà với gì?

- Bà - quả ngọt chín

- So sánh ấy đúng ở chỗ nào?

- Bà và quả ngọt đều có lâu rồi, già rồi.

- So sánh như vậy hay ở chỗ nào?

- Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so Sánh (quả
ngọt chín rồi) giúp ta liên tưởng đến hình ảnh
bà rất đáng q có ích cho cuộc sống.


b. Học sinh làm bài:
Trong cách so sánh trên rất đúng. Vì ở câu a "Trẻ em" và "búp trên cành"
đều cịn bé mới có. Vì "bà" và " quả ngọt chín" đều đã có từ lâu. Hay vì "búp
trên cành" rất đẹp và đang phát triển, rất đẹp, thơ ngây. Đúng vì ở câu b "bà" và
"quả ngọt chín rồi" đều đã có lâu. Hay vì quả ngọt rất q cho đời, giúp ta liên
tưởng bà rất kính trọng.
c. Giáo viên sửa chữa, uốn nắn cho học sinh:
Ví dụ: Bằng nghệ thuật so sánh giúp ta hiểu kĩ và hiểu sâu hơn đối tượng
đem so sánh. Đối tượng đem so sánh ở hai câu trên là hoàn toàn đúng và hay.
Đúng vì "trẻ em" và "búp trên cành" đều là những sự vật còn non nớt, đang phát
triển. "Bà" và "quả ngọt chín rồi" đều là những sự vật phát triển đến độ già dặn,
có giá trị cao. Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh "búp trên cành" là
hình ảnh rất đẹp, cịn non nớt, đang phát triển, đáng được nâng niu, giúp ta liên
tưởng đẹp tới "trẻ em" đầy sức sống, chứa chan hy vọng. Hình ảnh đưa ra làm
chuẩn so sánh "quả ngọt chín rồi" rất đáng quý, có giá trị cho cuộc sống, giúp ta
liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về "bà" có tấm lịng thơm thảo, đáng q, đáng
trân trọng.
- Từ đó giáo dục các em khi vận dụng viết văn miêu tả làm cho câu văn
hay và thêm sinh động.
* Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen
thuộc, gần gũi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinh
động hơn.
1.2. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa:
- Giúp các em hiểu nghệ thuật nhân hóa là gì? biết tìm những câu văn, thơ
có sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Từ đó hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ
7


nhân hóa trong văn, thơ.
Nghệ thuật nhân hố là biến những sự vật, hiện tượng vơ tri, vơ giác có

những thuộc tính, dấu hiệu con người.
Ví dụ : Cho đoạn thơ :
“ Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đơng gờn gợn
Hương bay gần bay xa.”
( Rừng mơ- Trần Lê Văn.)
Hãy nêu những cảm nhận của em về vẽ đẹp của rừng mơ Hương Sơn
được gợi tả trong đoạn thơ trên.
+ Học sinh xác định được :
Nghệ thuật được sử dụng : Nghệ thuật nhân hóa
Hình ảnh nhân hóa : ơm lấy núi.
+ Cảm nhận được :
Rừng mơ bao quanh núi được nhân hóa (ơm lấy núi) cho thấy sự gắn bó
gần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh thiên nhiên. Hoa mơ nở
trắng như mây trên trời đọng (kết) lại. Gió chiều đơng nhè nhẹ (gờn gợn) đưa
hương hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi.
Có thể nói, đoạn thơ trên đã vẽ ra bức tranh mang vẽ đẹp của đất trời hòa
quyện trong rừng mơ Hương Sơn.
- Sau đó tơi cho các em vận dụng làm bài tập:
Bài tập:
Bài 1: Cho đoạn thơ sau:
Cơ dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
(Nguyễn Xuân Sanh)
Biện pháp nhân hoá được tác giả biểu hiện qua từ nào? Nêu rõ cái hay
của biện pháp đó?
a. Hướng dẫn học sinh làm bài:

- Giáo viên đọc và chép đề lên bảng - Học sinh đọc kĩ đề bài
- Đề yêu cầu làm gì?

- Chỉ rõ từ dùng để nhân hố và nêu rõ
cái hay của nó.
8


- Trong đoạn thơ trên hình ảnh nào
được nhân hố?

- Nắng, gió.

- Nhân hố đó được thể hiện qua từ nào?

- Đưa, ghé, xem

- Nhân hố đó có tác dụng gì?

- Cho thấy nắng, gió rất hồn nhiên, tinh
nghịch như trẻ thơ, thích học bài

b. Học sinh làm bài:
Đoạn thơ trên: Nắng gió được nhân hố qua các từ: Đưa, ghé, xem. Tác
dụng giúp ta thấy nắng, gió rất hồn nhiên, tinh nghịch, gần gũi với tuổi thơ.
c. Giáo viên sửa chữa uốn nắn cho học sinh:
- Chỉ ra được các từ nhân hố dùng để chỉ về cái gì?
- Nêu được tác dụng nổi bật của những động từ ấy, nó có phù hợp với tuổi
học trị hay khơng?
Ví dụ: Đoạn thơ trên ta thấy nắng và gió được nhân cách hoá như những

trẻ thơ vậy, bằng các từ chỉ hoạt động: "đưa, ghé, xem" bằng biện pháp nhân hố
đó giúp cho đoạn thơ thêm hay thêm sinh động, giúp cho người đọc thấy được
nắng, gió rất hồn nhiên tinh nghịch như trẻ thơ vậy, muốn hoà cùng các bạn học
tập, cùng các bạn vui chơi. Chính vì vậy đoạn thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc, đặc biệt với trẻ thơ
Bài 2: Trong đoạn thơ dưới đây sự vật nào được nhân hoá? Nhân hoá theo
cách nào? Tác dụng ra sao?
Những chị Lúa phất phơ bím tóc
Những cậu Tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn Cị trắng
Khiêng nắng qua sơng
Cơ Gió chăn Mây trên đồng
Bác Mặt Trời đạp xe qua đỉnh núi
( Trần Đăng Khoa)
a. Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Giáo viên đọc và chép đề lên bảng

- Học sinh đọc lại đề bài

- Bài yêu cầu ta làm gì?

- Chỉ ra được sự vật được nhân
hoá,cách nhân hoá, tác dụng

- Đoạn thơ có những sự vật nào được
nhân hố?

- Lúa, Tre, Cị, Gió, Mặt Trời.

- Nhân hố bằng cách nào?


- Dùng các danh từ chung chỉ người để
gọi tên sự vật, dùng các động từ chỉ hoạt
9


động của người để nói về sự vật.
- Nhân hố có tác dụng gì?

- Miêu tả thiên nhiên sinh động, hấp dẫn.

b. Học sinh tự làm bài:
Đoạn thơ trên: Lúa, Tre, Cị, Gió, Mặt Trời được nhân cách hố. Tác giả
đã gọi tên chúng như con người và có hoạt động như con người, nhờ vậy mà
đoạn thơ sinh động, hấp dẫn.
c. Giáo viên sửa chữa uốn nắn cho học sinh:
Qua cách diễn đạt sinh động đó ta thấy tác giả có tình cảm như thế nào với
những sự vật quanh ta, tác giả có yêu quê hương đất nước khơng?
Ví dụ: Trong đoạn thơ trên có nhiều sự vật được nhân hố như: Lúa, Tre,
đàn Cị Gió, Mặt Trời. Bằng cách gọi tên thân mật các sự vật đó như: Chị, cậu,
cô, bác và dùng những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con người như: Bá vai, thì
thầm, học, khiêng, chăn, đạp xe để nói về sự vật. Chính vì nhờ nhân cách hố
mà tác giả đã miêu tả cảnh thiên nhiên rất sinh động, hấp dẫn một cách mới mẻ
và đẹp đẽ. Qua đó muốn bộc lộ tình cảm của mình với quê hương đất nước.
* Vì vậy, khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở nên
sinh động, gợi hình ảnh biểu cảm.
1.3. Nghệ thuật điệp ngữ:
Điệp ngữ là sự lặp lại có ý thức, những từ ngữ nhằm mục đích gây ấn tượng
hoặc gợi ra những cảm xúc trong lịng người đọc.
Ví dụ :


“ Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng.”
( Hồ Chí Minh)

+ Học sinh xác định được: Nghệ thuật được sử dụng : Điệp ngữ Từ ngữ
được nhắc lại trong hai câu thơ (đồn kết, thành cơng.)
+ Học sinh cảm nhận được sự mạnh mẽ trong lời khẳng định của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về tinh thần đồn kết sẽ đem đến sự thành công to lớn.
Bài tập: Chỉ rõ từ ngữ được lặp lại (nghệ thuật điệp ngữ) trong đoạn thơ sau
và cho biết tác dụng của nó.
Mồ hơi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm
Mồ hơi mà đổ xuống đầm
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.
(Thanh Tịnh)
10


a. Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Giáo viên đọc và chép đề bài lên

- Học sinh đọc lại đề bài

- Bài này yêu cầu gì?

- Chỉ rõ từ nào được lặp lại và nêu tác dụng.


- Từ "mồ hôi" được dùng theo nghĩa

- Dùng theo nghĩa bóng chỉ cơng sức
lao động.

nào chỉ về cái gì?

- Cụm từ "mồ hơi mà đổ xuống"

- Trong bài trên từ nào được nhắc lại?

- Nhấn mạnh giá trị to lớn của những
giọt mồ hôi - công sức lao động

- Lặp lại như thế có tác dụng gì?
b. Học sinh làm bài:

Đoạn thơ có cụm từ "mồ hôi mà đổ xuống" được lặp lại 3 lần giúp ta cảm
nhận được giá trị của công sức lao động, có lao động thì có kết quả.
c. Giáo viên sửa chữa uốn nắn cho học sinh:
- Nêu được nghĩa của từ "mồ hôi"
- Nêu bật được mối quan hệ nhân - quả.
Ví dụ: Trong đoạn thơ trên từ "mồ hơi" được dùng theo nghĩa bóng chỉ cơng
sức lao động bỏ ra. Với sự lặp lại 3 lần cụm từ "mồ hôi mà đổ xuống" giúp ta
cảm nhận được mối quan hệ "nhân- quả" tất yếu, nhấn mạnh giá trị cho to lớn
của công sức lao động do con người bỏ ra, có lao động sẽ được hưởng thành quả
lao động.
* Vì vậy, sử dụng điệp ngữ có chọn lọc, hợp lý sẽ có tác dụng làm nổi bật
ý, giúp câu văn, câu thơ mạnh mẽ, nhịp nhàng và tạo nên âm điệu, tính nhạc cho
đoạn thơ, câu văn.

1.4. Nghệ thuật đảo ngữ:
- Tương tự cách làm với các dạng bài trên
Đảo ngữ là cách dùng có chủ định một trật tự ngược của câu.
Ví dụ :

Câu đảo ngữ : Đẹp biết bao // tổ quốc chúng ta!
VN

CN

+ Học sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo ngữ. Thơng qua
đó để hiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu. Khẳng định vẻ đẹp bất tận
của tổ quốc Việt Nam ta.Vì vậy, đảo ngữ có tác dụng làm nổi bật ý và giúp cho
việc diễn đạt có giá trị biểu cảm.
Bài tập: Chỉ ra các đảo ngữ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng:
"Đường xa vọng tiếng chim gù
Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn"
Mưa xuân đẫm lá nguỵ trang
11


Đường ra tuyền tuyến, nở vàng hoa mai."
(Lê Anh Xuân)
a. Hướng dẫn làm bài:
- Giáo viên chép đề bài lên bảng.

- Học sinh đọc lại.

-Bài hỏi gì?


- Chỉ ra các đảo ngữ và nêu tác dụng
của nó.

- Đảo ngữ là như thế nào?

-Vị ngữ đứng trước, chủ ngữ đứng sau

- Trong những câu trên, câu nào có
trật tự như vậy? (lên bảng xác định)

Ngân nga // tiếng suối
VN

CN

Vi vu // gió ngàn
VN

CN

Nở vàng // hoa mai
VN

CN

- HS nhận xét: Người ta diễn đạt như - Nhấn mạnh âm thanh (ngân nga, vi
vậy có tác dụng gì?
vu) màu sắc (vàng) của hoa mai để
gây một cảm giác êm dịu, tươi mát
giàu sức sống.

- Trong khung cảnh như vậy giúp người ra - Người ra trận thêm vui và tinh thần
trận có cảm giác như thế nào?
thêm phấn khởi.
b. Học sinh làm bài:
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong các câu thơ
sau: (ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn, nở vàng hoa mai), bằng nghệ thuật đảo
ngữ tác giả muốn nhấn mạnh âm thanh êm dịu, nhẹ nhàng (của gió và suối) và
màu sắc tươi sáng đẹp mắt của hoa mai gợi ra một bức tranh tuyệt đẹp giàu sức
sống, một khơng gian thống đãng, dễ chịu khiến người ra trận có cảm giác lâng
lâng niềm vui và tinh thần thêm phấn trấn.
2. Những điều kiện để học sinh cảm thụ văn học tốt:
2.1. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ:
Trau dồi khi tiếp xúc với văn thơ, chính là tự rèn luyện mình để có nhận
thức đúng, tình cảm đẹp từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê. Đây là
yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học. Chính vì thế khi nhớ lại qng đời học
văn tuổi nhỏ, Giáo sư Lê Trí Viễn đã rút ra nhận xét quý báu: "Trong thơ văn
hay chữ nghĩa ngoài cái gọi là nội dung giao tiếp thông thường của nó, cịn có
vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại.
- Đối với giáo viên: cần có giọng đọc diễn cảm và luôn luôn đổi mới
phương pháp dạy học để học sinh bị lôi cuốn vào những áng văn thơ, để từ đó
các em thích được tiếp xúc và gần gũi với văn thơ. Để học sinh biết lắng nghe và
12


tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta; tập dùng những từ ngữ
cho đúng và hay, nói - viết thành câu cho rõ ý, sinh động và gợi cảm, ... Tất cả
đều giúp các em phát triển về năng lực cảm thụ văn học.
- Đối với học sinh: Có giọng đọc diễn cảm tốt, có hứng thú trong các giờ
tập đọc, biết lắng nghe và biết vận dụng. từ đó đến với văn học một cách say mê.
2.2. Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học:

Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi vốn sống của
mỗi người. Cảm thụ văn học diễn ra ở mỗi người khơng hồn tồn giống nhau
do nhiều yếu tố như: Vốn sống, vốn hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức yếu
tố di truyền. Tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với văn học được thể hiện qua hoạt
động và quan sát cuộc sống hàng ngày.
Trong các giờ học Tiếng Việt giáo viên luôn luôn chú ý đến liên hệ thực
tế cuộc sống với văn học để các em hình thành được kĩ năng vận dụng thực tế
cuộc sống với văn học, đồng thời qua đó giúp các em tích luỹ được vốn hiểu biết
về thực tế cuộc sống với văn học.
Ngồi ra cịn giúp học sinh quan sát thường xuyên bằng nhiều các giác
quan. Quan sát kĩ chẳng những giúp các em viết được bài văn hay mà còn tạo
điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc.
Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em cịn cần tích luỹ cả
vốn hiểu biết về văn học thông qua việc đọc sách thường xuyên. Giúp cho các
em mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ và cảm xúc, góp phần
khơi dậy năng lực cảm thụ văn học.
2.3. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những khái niệm
đơn giản khi cảm thụ văn học:
Ví dụ:
- Nắm vững kiến thức về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt thì mới dễ dàng
cảm nhận vẻ đẹp của câu thơ.
- Ngoài ra cần nắm vững kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp để cảm nhận được
nét đẹp về nội dung của thơ, văn.
- Qua các giờ tập đọc, kể chuyện, tập làm văn các em còn được làm quen
và cảm nhận bước đầu về một số kiến thức liên quan đến cảm thụ văn học như:
hình ảnh (là tồn bộ đường nét, màu sắc, đặc điểm của người, vật, cảnh bên
ngoài được ghi trong tác phẩm nhờ đó ta có thể tưởng tượng ra); chi tiết (là điểm
nhỏ, ý nhỏ trong nội dung); bố cục (là sự xếp đặt, trình bày các phần để tạo nên
một nội dung hoàn chỉnh) .
- Giúp các em phát huy trí tưởng tượng, phân tích văn học ... từ đó u

thích mơn tập đọc, u tiếng Việt hơn. Qua cảm thụ, học sinh tăng cường vốn từ
ngữ, biết sử dụng các phương pháp so sánh, nhân hoá, liên tưởng, hoán dụ, ẩn
dụ ... trong bài tập làm văn của mình.
2.4. Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học:
13


Đây là một trong những yếu tố cần thiết đối với mỗi học sinh. Có năng
lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn thơ,
được phong phú thêm về tâm hồn, nói- viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh
động. Để làm tốt cảm thụ văn học tôi hướng dẫn các em cần:
- Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập, biết đặt ra những câu hỏi
như: Bài này yêu cầu gì ? Cần nêu bật được cái gì ?
- Hệ thống câu hỏi phải gợi được cảm xúc, gợi liên tưởng, phát huy trí
tưởng tượng của học sinh. Giáo viên cần thốt khỏi các câu hỏi tìm hiểu bài
trong sách giáo khoa, phải chủ động sáng tạo, tìm tòi để đặt ra những câu hỏi
khơi gợi học sinh tìm hiểu về vần điệu, từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, hành động...
trong bài tập đọc.
- Đọc và hiểu về câu thơ, câu văn hoặc đoạn trích được nêu trong đề bài.
(Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu. Ví dụ: Cách dùng từ, đặt câu;
cách dùng hình ảnh chi tiết; cách sử dụng biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ... đã
giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ sâu sắc.)
- Giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn, (thơ) thông qua
nội dung nghệ thuật. Nắm bắt được tư tưởng chủ đạo của tác giả. Từ đó biết bộc
lộ suy nghĩ của bản thân, biết viết thành một đoạn văn cảm thụ sinh động ở mức
độ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi Tiểu học.
*Bước 1: Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (yêu cầu phải trả
lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?...)
*Bước 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu
trong đề bài.

- Đọc : Đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu (có thể đọc thành tiếng hoặc đọc
thầm). Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp mạch thơ, mạch văn thấm vào tâm
hồn các em một cách tự nhiên, gây cho các em những cảm xúc, ấn tượng trước
những tín hiệu nghệ thuật xuất hiện trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Tìm hiểu: Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập như cách dùng từ, đặt câu,
cách dùng hình ảnh, chi tiết, cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như
so sánh, nhân hoá,...cùng với những cảm nhận ban đầu qua cách đọc sẽ giúp các
em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc toát ra từ câu thơ (câu văn).
*Bước 3: Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5-7 dòng) hướng
vào yêu cầu của đề bài. Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để
dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cần nêu rõ các ý
theo yêu cầu của đề bài: cuối cùng, có thể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để
“gói” lại nội dung cảm thụ.
Đoạn văn có nội dung về cảm thụ văn học ở Tiểu học cần được diễn đạt
một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc; cần tránh mắc các lỗi về
chính tả, dùng từ, đặt câu; tránh diễn giải dài dòng hoặc sa vào phân tích quá kĩ.
Để làm được một bài tập về cảm thụ văn đạt kết quả tốt, các em cần thực hiện
đầy đủ các bước sau:
14


Ta có thể trình bày đoạn cảm thụ văn theo 2 cách sau:
- Cách 1: Ta mở đầu bằng một câu khái quát (như nêu ý chính của một
đoạn thơ hoặc đoạn văn trong bài tập đọc). Những câu tiếp theo là những câu
diễn giải nhằm làm sáng tỏ ý mà câu khái quát (câu mở đoạn) đã nêu ra. Trong
q trình diễn giải, ta kết hợp nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật được
tác giả sử dụng để tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ (đoạn văn).
- Cách 2: Ta mở đầu bằng cách trả lời thẳng vào câu hỏi chính (Nêu các
tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật góp phần nhiều nhất tạo nên cái hay, cái đẹp
của đoạn thơ hoặc đoạn văn). Sau đó diễn giải cái hay, cái đẹp về nội dung. Cuối

cùng kết thúc là một câu khái quát, tóm lại những điều đã diễn giải ở trên (như
kiểu nêu ý chính của đoạn thơ hoặc đoạn văn) trong bài tập đọc.
Sau khi đề ra một số biện pháp thực hiện như vậy, Tôi tiến hành vận dụng
vào thực tế khi dạy cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 thông qua một số bài tập
cụ thể.
2.5. Giúp học sinh nắm được một số dạng bài khi dạy cảm thụ văn học:
- Phát hiện biện pháp nghệ thuật.
- Chỉ ra nội dung.
- Nêu tư tưởng tình cảm của tác giả.
- Nêu cảm xúc của bản thân.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về dạy cảm thụ văn học cho học
sinh. Tôi thấy nhờ có phương pháp dạy như thế mà các em dễ hiểu bài, có kĩ
năng cảm thụ văn học tốt, trình bày lơ gíc khoa học. Ban đầu các em rất ngại
tiếp xúc với văn thơ nhưng giờ đây các em rất có hứng thú tiếp xúc với văn thơ
để được cảm nhận cái hay, cái đẹp trong văn thơ từ đó các em tích luỹ được vốn
hiểu biết về văn thơ giúp các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước.

15


Trong quá trình thực hiện và khảo sát kết quả đạt như sau:
T.

Thời

số

gian


HS

khảo

Điểm Giỏi

Điểm Khá

Điểm T.bình

Điểm yếu

T.số

Tỉ lệ

T.số

Tỉ lệ

T.số

Tỉ lệ

T.số Tỉ lệ

25,2%

sát
12


Lần I

2

16,6%

2

16,6%

3

5

41,6%

12

Lần II

4

33,4%

4

33,4%

2


16,6%

2

16,6%

12

Lần III

5

41,6%

4

33,4%

3

25%

0

0%

12

Lần IV


7

58,3%

5

41,7%

0

0%

0

0%

Bằng những biện pháp nói trên tơi đã vận dụng các biện pháp đó vào việc
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt trong hai năm học và đạt được kết quả
như sau:
Thi cấp trường

Thi cấp huyện

Số HS

Số HS

Tỷ lệ đạt


Số HS

Số HS

Tỷ lệ

dự thi

đạt giải

giải

dự thi

đạt giải

đạt giải

2011-2012

10

10

100%

10

8


80%

2012-2013

12

12

100%

12

11

91,7%

Năm học

16


PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
Do xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc học cảm thụ văn học
của học sinh cũng như thấy được thực trạng và nguyên nhân của học sinh tiểu
học nói chung, học sinh trường tiểu học số 1 Mường Than nói riêng. Tơi đã
mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm này vào việc giảng dạy và bồi dưỡng năng lực
cảm thụ văn học cho 12 học sinh lớp tôi phụ trách. Tôi thấy chất lượng học sinh
giỏi được nâng lên và tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm:
- Phải kích thích được hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với văn thơ.

- Ngoài những giờ học chính khố trên lớp cần tổ chức cho các em buổi
học ngoại khoá để trao đổi thêm các bài tập dạng này.
- Kiểm tra thường xuyên đánh giá kết quả học tập về phần cảm thụ văn
học ở học sinh để có biện pháp khắc phục và uốn nắn cho các em.
- Giáo viên đọc đúng và diễn cảm, nhiệt tình trong giảng dạy, chịu khó
nghiên cứu tài liệu và phải có khả năng cảm thụ tốt.
- Trong các giờ tập đọc thường xuyên bồi dưỡng cho các em năng lực
cảm thụ văn học.
- Phát hiện và khai thác tốt các ngữ liệu thể hiện biện pháp nghệ thuật để
cảm nhận được giá trị nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm.
- Cần khai thác tốt nội dung tác phẩm, giúp học sinh cảm nhận được
những điểm sâu sắc của văn học .
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

- Trong các giờ tập đọc, tập làm văn học sinh hứng thú học tập, say mê
trong môn học.
- Học sinh kiên trì trong học tập.
- Trong các bài tập làm văn, kĩ năng dùng từ của học sinh được chú ý, các
câu văn khi viết học sinh đã vận dụng các biện pháp nhân hoá, so sánh, các từ
ngữ gợi tả có hình ảnh. Câu văn thể hiện cảm xúc.
- Trong các bài tập đọc không những cảm thụ được nội dung của bài mà
học sinh cịn có kĩ năng phân tích thấy được cái hay qua cách sử dụng nghệ
thuật. Từ đó cảm nhận được tình cảm của tác giả.
- Trau dồi được vốn hiểu biết về cuộc sống và văn học bằng những hiểu
biết của bản thân, bằng những kĩ năng quan sát, bằng việc đọc trong các giờ tập đọc...
III. Khả năng ứng dụng, triển khai

Đề tài được ứng dụng thực tế vào giảng dạy bồi dưỡng 12 học sinh giỏi
môn Tiếng Việt của lớp 5 trường Tiểu học số 1 xã Mường Than và được triển
khai trong trường Tiểu học Số 1 xã Mường Than.

17


IV. Những kiến nghị, đề xuất

1. Đối với giáo viên:
- Phải coi trọng việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh và việc này phải
diễn ra thường xuyên. Đặc biệt trong các giờ dạy Tập đọc.
- Khi hướng dẫn cho học sinh cảm thụ văn học về nội dung và nghệ thuật
qua các bài tập đọc phải chuẩn, hay và có sự chuẩn bị chu đáo.
- Tăng cường luyện tập thực hành cho học sinh và hướng để học sinh vận
dụng thường xuyên trong viết văn miêu tả.
2. Đối với nhà trường:
- Trang bị thêm các tài liệu và đồ dùng học tập phục vụ cho môn Tiếng Việt.
Mường Than, ngày 15 tháng 3 năm 2013

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ

Lê Thanh Nhung

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 - NXBGD, Trần Mạnh Hưởng (chủ biên)
- Tiếng Việt nâng cao lớp 5 - NXBGD, Lê Phương Nga (chủ biên)
- Luyện tập cảm thụ văn Tiểu học - NXBGD, Trần Mạnh Hưởng (chủ biên)


19


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1

2

I. Lí do chọn đề tài

1

3

II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1

4


III. Mục đích nghiên cứu

1

5

IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

2

6

PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2

7

I. Cơ sở lí luận

2

8

II. Thực trạng của vấn đề

3

9


III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề

5

10

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

11

PHẦN KẾT LUẬN

17

12

I. Những bài học kinh nghiệm

17

13

II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

17

14


III. Khả năng ứng dụng và triển khai

17

15

IV. Những kiến nghị, đề xuất

18

20


21



×