Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

SKKN rèn đọc DIỄN cảm CHO học SINH lớp 4 TRONG PHÂN môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.17 KB, 9 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TAM NƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LONG “A”

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC: 2016 – 2017

Tên SKKN: RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4
TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC.


Tác giả: Huỳnh Minh Hiệp
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp Bốn/5.
Đơn vị: Trường tiểu học An Long “A”
1


PGD&ĐT HUYỆN TAM NƠNG CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG TH AN LONG “A”
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2016 - 2017
Tên SKKN: RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH
LỚP 4 TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC.
Tác giả: Huỳnh Minh Hiệp
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp Bốn/5
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Thực trạng của vấn đề:
1.Thực trạng:
- Thực trạng của việc dạy học phân mơn Tập đọc nói chung: Phân mơn Tập đọc
rất quan trọng và luôn được chú trọng. các chuyên đề, phương pháp đưa ra nhằm đưa
chất lượng đọc của các em nâng lên. Chủ yếu là làm sao các em đọc đúng, lưu lốt,
trơi chảy là được. Cịn ở lớp cuối cấp thì giáo viên chỉ nhận xét cách đọc đúng, đọc


trơn và dành cho việc luyện đọc diễn cảm.
- Chương trình SGK Tiếng việt 4 có nội dung phong phú hấp dẫn. Mỗi bài có thể
là một tác phẩm hay đoạn trích. Phần tìm hiểu bài gồm những câu hỏi giúp học sinh
hiểu giá trị nghệ thuật. Còn có u cầu học thuộc lịng thuận lợi cho người dạy và
người học.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu.
- Giáo viên nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, chịu khó tìm tịi phương pháp
giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, áp dụng tốt phương pháp cá biệt qua
từng đối tượng học sinh.
2.Nguyên nhân:
- Đa số gia đình các em có hồn cảnh khó khăn về kinh tế, cho nên ít quan tâm đến
việc học của con em mình, đa số học sinh điều trông cậy vào giáo viên đứng lớp.
- Từ thực trạng dạy học phân môn Tập đọc lớp 4 ở trường đang công tác: Qua thực
tế giảng dạy và nghiên cứu thấy chất lượng học phân môn Tập đọc của học sinh tại
trường. Bản thân tơi nhìn nhận mức độ đọc chưa đồng đều. Một số em không quan
tâm cách đọc và xem có đọc diễn cảm chưa, mà học sinh chỉ đọc to, đọc cho nhanh là
xong. Từ đó tơi rút ra một số nguyên nhân sau:
+ Do cách phát âm theo phương ngữ, phát âm lệch tiếng, từ và cụ thế là học sinh
mắc những lỗi sau:
+ Do lỗi về thanh: học sinh đọc chưa biết cách phân biệt giữa thanh ngã và thanh
hỏi hoặc còn lẫn lộn phụ âm đầu r / g.
VD: suy nghĩ / suy nghỉ ; nghỉ kỉ / nghĩ kĩ …rì rào / ghì gào…
2


+ Do chưa nắm cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu chưa biết dừng đúng chỗ, chưa
biết nhấn giọng, lên giọng, hạ giọng khi cần thiết.
VD: Một người ăn xin già / lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Để sửa lỗi này, tôi chú ý giúp học sinh khi đọc chia làm hai vế: chủ ngữ và vị ngữ.
Một người ăn xin già lọm khọm / đứng ngay trước mặt tơi.

+ Do HS đọc liến thống, ngắt nghỉ tùy tiện, chỉ đọc theo nhạc thơ mà khơng tính
đến nghĩa.
VD:

Tơi nghe / truyện cổ / thầm thì
Lời ơng / cha dạy /cũng vì / đời sau.

Để sửa lỗi này, tơi chú ý giúp học sinh ngắt tạo thành các cụm từ có nghĩa:
Tơi nghe / truyện cổ thầm thì
Lời ơng cha dạy / cũng vì đời sau.
+ Do các em lười đọc sách, truyện, khơng chịu khó rèn đọc. Nên ngay từ đầu năm
học, trong phạm vi nghiên cứu, tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 4 như
sau:
Chất lượng phân môn Tập đọc lớp 4/5 đầu năm.
Lớp

TS
HS

4/5

28/14

Số hs đọc
chưa đạt yêu
cầu.

Số hs đọc đạt
trung bình.


Số hs đọc
Số hs đọc
đúng, rõ ràng. diễn cảm.

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

5

17,85

7

25

11


39,28

5

17,85

Việc điều tra trên cho thấy tỉ lệ đọc của học sinh chưa đạt và chiếm 25 % trung
bình. Đọc diễn cảm tỉ lệ cịn thấp. Từ đó tơi đã suy nghĩ và nghiên cứu đề tài này. Mỗi
giáo viên đứng lớp ai cũng phải băn khoăn, suy nghĩ và đầu tư làm sao cho có hiệu
quả, có chất lượng trong giờ lên lớp. Để đưa chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm có sự
thay đổi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
II. Biện pháp/ Giải pháp đã thực hiện:
- Khi được gọi đọc bài phải bình tỉnh, tự tin, khơng hấp tấp đọc ngay, đứng đàng
hoàng, thoải mái, sách được mở rộng và cầm bằng hai tay.
- Khi đọc thành tiếng cần đọc rõ cho thầy và cả lớp cùng nghe, không quá to, hoặc
quá nhỏ.

3


- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo. Như chúng ta đã
biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện trên cơ sở học sinh đã đọc đúng và đọc lưu lốt. Đọc
đúng khơng đọc thừa, khơng sót tiếng. Đọc đúng là đọc phải chuẩn ngơn ngữ tức là
đọc đúng chính âm. Vì thế rèn luyện đọc đúng là khâu đầu tiên rèn đọc diễn cảm từ
các lớp dưới. Đối với học sinh lớp 4 việc luyện đọc đúng được rèn luyện như sau:
1. Giải pháp 1: Luyện đọc đúng.
- Giáo viên phân loại để nắm trình độ học tập của học sinh để có kế hoạch luyện
đọc nối tiếp theo nhóm đối tượng.
- Dự tính lỗi học sinh dễ mắc, những từ khó lần trước học sinh luyện đọc chưa tốt
để luyện đọc lại. VD: Âm đầu: Làm việc, cá rơ Âm khó: Chai rượu, con hưou, đêm

khuya,…
- Chú ý phát hiện những từ học sinh đọc sai. Giáo viên ghi bảng yêu cầu học sinh
đọc lại. Nếu học sinh đó đọc khơng đúng u cầu, gọi học sinh khác đọc. Rồi gọi học
sinh đó đọc lại.
- Bên cạnh âm. Giáo viên chú ý cho học sinh đọc đúng thanh hỏi, ngã….Giải thích
từ khó để học sinh hiểu điều mình đọc.
- Hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng, nghỉ ít ở dấu, nghỉ lâu ở dấu chấm.
Dựa vào quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp câu. VD: Mấy sợi mây còn vắt
ngang qua/ mỗi lúc một mảnh dần/ rồi đứt hẳn.
- Giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp, rồi chia văn bản thành
các đoạn, sao cho không quá dài hay chênh lệch nhau về chữ số, cách ngắt đoạn
khơng q chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc, theo dõi và đọc nối tiếp.
- Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh theo dõi và đọc nối tiếp ở
mỗi dòng đọc, bằng cách hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng.
+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện ra cách
phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu. Từ đó, có biện pháp khắc phục từng cá nhân nói
riêng và cả lớp nói chung.
+ Vịng 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong
sách giáo khoa, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu. Học sinh đọc sai,
giáo viên có thể hướng dẫn, sửa chữa.
+ Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục hướng
dẫn hoặc nhắc nhở. Việc cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp mà bản thân tôi nhận
thấy đã phát hiện kịp thời nên uốn nắn, động viên, khích lệ để chuẩn bị cho tập kĩ
năng mới: đọc diễn cảm.
2. Giải pháp 2: Luyện đọc (diễn cảm).

4


- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu. Học sinh đọc

thầm theo. Học sinh đọc thầm nối tiếp có sự kiểm tra của giáo viên và các bạn để điều
chỉnh tốc độ.
- Để thực hiện yêu cầu này, giáo viên cần cho học sinh đọc trước ở nhà nhiều lần.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu, lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở câu
kể….làm nền tảng cho đọc diễn cảm.
- Tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, gợi mở giúp học sinh biết thể hiện tình
cảm, thái độ qua giọng đọc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài … Tuy
nhiên, học sinh đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em về
ngữ điệu, tốc độ, trường độ và âm sắc. Giáo viên không nên áp đặt học sinh theo
khuôn mẫu.
- Tôi hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp, giúp người nghe
tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản, khắc phục cách
đọc thiên về hình thức “ diễn cảm” của học sinh tiểu học.
3. Giải pháp 3: Các hình thức luyện đọc.
a. Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, tôi tổ chức cho học sinh hoạt
động theo các hình thức sau:
- Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hay đọc theo
cặp, theo nhóm).
- Đọc theo phân vai (nhiều học sinh đọc theo lời nhân vật, đóng vai, tham gia các
trị chơi luyện đọc).
b. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài:
- Giúp học sinh tìm hiểu bài, cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm.
- Tôi nêu câu hỏi, học sinh đọc thầm và trả lời đúng nội dung cho học sinh đọc
thành tiếng, học sinh khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra. Quá trình
tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến.
- Kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu
điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lý hay qua nội dung bài, em
hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài.
- Học sinh thảo luận và trả lời. Sau đó giáo viên rút ra kết luận chung.
c. Giáo viên đọc diễn cảm:

- Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Phải
hòa nhập tâm hồn vào nội dung bài đọc.
- Giáo viên đọc mẫu phải rõ ràng, đọc đúng, ngữ điệu đọc phù hợp. Giọng đọc
ngắt biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm
5


mà tác giả đã gởi gắm trong bài đọc, đồng thời thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối
với tác phẩm.
- Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, diễn cảm thì trước hết người thầy phải đọc tốt
để thâm nhập, lây truyền tới học sinh để gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Để
đọc tốt thì giáo viên ln coi trọng việc đọc mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện
giọng đọc, tự ý thức điều chỉnh mình và có lịng ham muốn đọc hay.
d. Luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản:
- Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp,
theo nhóm) để rút kinh nghiệm.
- Luyện đọc diễn cảm các câu tiêu biểu trong bài, cách luyện đọc này tạo điều kiện
cho tất cả học sinh đều được đọc theo các bước sau:
+ Giáo viên đưa ra câu cần luyện đọc đã ghi ở bảng phụ.
+ Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu văn đó.
+ Học sinh xác định giọng đọc của câu văn đó. Học sinh đọc mẫu (GV đọc mẫu)
Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc của thầy, của bạn mà mình u thích.
+ Học sinh luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn hoặc khổ thơ: Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách
thể hiện giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng ở những từ biểu cảm trong đoạn văn hoặc
khổ thơ: Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, ngắt giọng, nhấn
giọng ở những từ biểu cảm trong đoạn hoặc khổ thơ đó rồi cho học sinh đọc theo trình
tự các bước sau:
+ Giáo viên đọc mẫu – Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc.
- Học sinh luyện đọc theo cặp .

- Cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để học tập lẫn nhau.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn (văn xuôi) cả bài (văn vần).
- Giáo viên tiến hành các bước như trên:
+ Học sinh đọc cá nhân – giáo viên nhận xét đánh giá.
+ Văn bản có 2 nhân vật trở lên, giáo viên phân vai, rèn luyện cách thay đổi. giọng
khi nhập vai các nhân vật. Giáo viên nên hướng dẫn như sau:
- Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật.
- Giáo viên giúp học sinh chỉ ra tính cách của từng nhân vật và giọng đọc phù hợp
với từng nhân vật.
- Giáo viên đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng của chính mình.
6


- Mỗi em trong nhóm cầm một tờ phiếu (giữ kín) giáo viên hơ “ Bắt đầu” nhóm được
thể thơ trước cử một người đưa ra một tờ phiếu cho một bạn nhóm kia bạn nhận được
phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ. Đọc đúng được tính hợp lệ.
- Giáo viên tính số hợp lệ của các nhóm đọc thuộc thơ. Đổi nhóm chơi tương tự như
trên. Giáo viên tính số hợp lệ cho từng nhóm.
- Kết thúc trị chơi: Giáo viên tuyên dương nhóm đọc tốt.
Đọc thơ truyền điện:
+ Chuẩn bị: Thời điểm chơi cuối tiết tập đọc - HTL, hoặc tiết ơn tập HTL. Học sinh 2
nhóm ngồi quay mặt vào nhau.
+ Tiến hành:
- Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi.
- Hai nhóm bốc thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước.
- Đại diện (A) đọc trước rồi chỉ định “ truyền điện” một đoạn (B) bất kì. Bạn đọc tiếp
khổ thơ 2 nếu đọc thuộc thì chỉ bạn (A) đọc tiếp khổ thơ 3…cứ như vậy cho đến hết
bài.
- Nhóm nào chưa thuộc sẽ có nhiều người phải đứng bị “ điện giật” là phải thua cuộc.
Trò chơi này luôn gây hứng thú, say mê ham học của học sinh.

- Kết hợp tốt các bước lên lớp và vận dụng các phương pháp phải nhịp nhàng, tuy
mỗi bước lên lớp trong một giờ tập đọc đều có chức năng riêng, nhưng không phải
độc lập nhau. Chúng liên kết chặt chẽ với nhau, đan lồng vào nhau và có tác động hỗ
trợ cho nhau. Nếu giáo viên không khéo léo sẽ làm cho tiết học trở nên rời rạc tiết học
kém hấp dẫn, hiệu quả tiết dạy sẽ không cao.
III. Hiệu quả và khả năng áp dụng:
1.Hiệu quả:
Với cách tổ chức và thực hiện các biện pháp dạy học đã nêu trên, hiệu quả giờ dạy
được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú, say mê, tích cực hơn trong học tập. Các em
tự tin khi đọc bài, số em đọc chưa đạt đã giảm đi, biết phân biệt thể loại bài đọc, phân
biệt các nhân vật trong bài, thể hiện tình cảm thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự
việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật. Biết lên giọng, xuống giọng đúng chỗ,
biết ngắt nhịp thơ, biết nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài và đặc biệt là phát âm
chuẩn các từ ngữ dễ lẫn. Các em không chỉ tiến bộ ở phân môn tập đọc mà còn phát
triển cả về khả năng diễn đạt trong phân môn Kể chuyện, Tập làm văn và phân biệt
chính tả. Kết quả thực hiện như sau:

7


Lớp

TS
HS

4/5

28/14

Số hs đọc đạt

trung bình.

Số hs đọc
Số hs đọc
đúng, rõ ràng. diễn cảm.

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

5

17,85

14

50

9

32,14


Qua thời gian ngắn tôi nhận thấy những biện pháp nêu trên đã thu được kết quả khả
quan và đã rút ra kết luận sau:
+ Phải biết yêu thương, gần gũi, quan tâm, giúp dỡ, tìm hiểu để giúp các em khắc
phục những hạn chế trên.
+ Đọc diễn cảm mẫu của giáo viên là khâu quan trọng giúp học sinh cảm nhận về
nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc của giáo viên.
+ Nội dung bài đọc và xác định giọng đọc của cả bài, đoạn, câu là một yếu tố cơ bản
giúp các em đọc diễn cảm tốt.
+ Cần phát huy luyện đọc theo cặp, nhóm để học sinh luyện tập lẫn nhau.
+ Nên tổ chức trị chơi học tập để thay đổi khơng khí.
+ Thói quen học ở nhà là một việc cần thiết để học sinh rèn đọc diễn cảm. Chuẩn bị
ở nhà tốt thì đến lớp tiếp thu bài nhanh hơn, đọc tốt hơn.
Từ việc thực hiện các biện pháp trên, bản thân tôi đã thu được những kết quả như:
- Học sinh đã hình thành và rèn luyện được kĩ năng đọc diễn cảm bài văn ngày càng
tốt hơn. Biết phân biệt các thể loại bài đọc, phân biệt các nhân vật trong bài, thể hiện
được tình cảm thái độ qua giọng đọc phù hợp với việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách
nhân vật. Biết lên giọng, xuống giọng đúng chỗ, biết ngắt nhịp thơ, biết nghỉ hơi đúng
ở những câu văn dài và đặc biệt là phát âm chuẩn các từ ngữ dễ lẫn.
- Đa số các em có hứng thú và u thích học phân mơn Tập đọc, đặc biệt là rất thích
thi đọc diễn cảm.
- Các em có năng khiếu hầu hết đã được phát hiện, bồi dưỡng để tham gia vào các
hoạt động ngoại khóa như văn nghệ, kể chuyện …của trường.
- Số học sinh giỏi môn Tiếng việt cũng tăng dần.
2.Khả năng áp dụng:
Kinh nghiệm của tôi có tác dụng dạy học trong phạm vi lớp 4. Những kinh
nghiệm trên đã đưa vào áp dụng cho lớp của tôi và giúp tôi thu được kết quả khả
quan. Nếu có thể giúp được đồng nghiệp trong khối 4 và khối 5 hướng khắc phục tình
trạng học sinh đọc trơn, đọc vẹt, đọc đúng, đọc nhanh, đọc cho xong … để giảng dạy
mang lại hiệu quả cao.
- Đây là một số biện pháp giúp học sinh “Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

trong phân môn Tập đọc” trong chương trình Tiểu học của lớp tơi nói chung và
chương trình Tập đọc lớp 4 ở Trường tiểu học An Long A nói riêng.
Tuy nhiên trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi
những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến
8


quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hồn thiện và đạt kết quả cao
hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn!
An Long, ngày 27 tháng 03 năm 2017
Người viết SKKN

Huỳnh Minh Hiệp

9



×