Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

skkn rèn chữ viết cho học sinh lớp 5a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.43 KB, 8 trang )

RÌn ch÷ viÕt cho häc sinh líp 5A
1. Tên đề tài : Rèn chữ viết cho học sinh lớp 5A.
2. Phần mở đầu
2.1. Lý do chọn đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
“ Nét chữ- nết người, luyện nét chữ - rèn nết người”: đó là mục tiêu của mỗi
giáo viên đã ngày đêm chăm lo đến thế hệ trẻ. Bởi ai cũng mong muốn cho con em
mình được trở thành một con người có ích cho xã hội, đã đặt cho giáo viên chúng
ta một trách nhiệm, nghĩa vụ trực tiếp đào tạo ra một thế hệ trẻ như thế. Các học
sinh thân yêu là niềm trăn trở của nhà giáo, làm sao để học sinh mình có thể vươn
tới tương lai với sự toàn diện về phẩm chất, nhân cách với những đức tính tốt, cẩn
thận, biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ước mơ vươn tới cái đẹp. Đối với
phụ huynh khi nhìn vào vở của con em mình, bên cạnh những điểm 10 sáng chói,
là một trang vở trình bày sạch sẽ, đẹp mắt khiến phụ huynh thật hài lòng và yên
tâm về ý thức của các em, cũng như mỗi giáo viên chúng ta sẽ cảm thấy vui và
hạnh phúc khi có được thành quả do chính mình đào tạo như thế.
Bậc tiểu học là nền tảng, là cơ sở hình thành nhân cách của các em. Việc rèn
cho các em một đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, sạch sẽ, khoa học, biết yêu cái đẹp là điều
không thể thiếu. Nhất là các em học sinh lớp 5, các em phải viết nhiều hơn các lớp
ở giai đoại một nên chữ viết có chiều đi xuống là điều dễ hiểu, bên cạnh đó các em
cịn rất ngây thơ, tình cảm các em thật trong sáng, nên chúng ta cần thiết bồi bổ
cho tình cảm học sinh những đức tính đẹp nhất để hồn thiện nhân cách trong tâm
hồn mỗi đứa trẻ do chính chúng ta dìu dắt.
Ngồi kiến thức cơ bản, rèn chữ viết là con đường hình thành nhân cách,
thói quen và những đức tính đẹp nhất cho lứa tuổi bậc tiểu học với những bài học
đầu tiên cho nền tảng vững chắc về đức và tài cho một thế giới ngày mai. “Chữ viết
cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp
là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lịng tự trọng đối với
mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình". (Phạm Văn Đồng)
Hệ thống tín hiệu ngơn ngữ là hệ thống nhiều tầng bậc, từ một số ít đơn vị
thuộc hệ thống bé nhất có thể tạo ra nhiều đơn vị bậc trên dựa vào quy tắc nhất


định. Chữ viết cũng vậy, từ một số nét cơ bản chúng được kết hợp với nhau theo
những quy tắc nhất định để tạo ra chữ cái khác nhau. Nắm được quy tắc này học
sinh dễ dàng viết được chữ viết theo quy trình hợp lý, chủ động viết đúng nét bút
của mình.
Ngày 14/06/2002 bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định
số 32/2002/ QĐ BGD&ĐT về “ Mẫu chữ viết trong trường tiểu học” và chỉ đạo
thực hiện việc dạy và học viết chữ như sau: các SGD& ĐT có trách nhiệm chỉ đạo
thực hiện việc nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ trong trường tiểu học.
Theo văn bản hướng dẫn ngày 17/06/2002 của vụ tiểu học ra văn bản số 5105/TH
hướng dẫn dạy và học viết chữ tiểu học: “ Tiếp tục đẩy mạnh phong trào luyện viết
chữ đẹp cho giáo viên và học sinh và tổ chức thi viết hàng năm ở các cp c s,
Hồ Thị Hoa Tỵ - Trờng Tiểu học Híng Phïng.
1


RÌn ch÷ viÕt cho häc sinh líp 5A
tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm tạo điều kiện tốt cho việc dạy và
học viết chữ trong trường tiểu họcmỗi lớp học cần được trang bị đầy đủ bằng mẫu
chữ viết được Bộ ban hành”...Qua đó giáo viên tiểu học nào cũng ra sức rèn dũa
nét bút của mình, sao cho có thể theo kịp các đồng nghiệp và giúp học sinh có ý
thức hơn khi viết bài và tự rèn luyện sao cho kịp bạn bè.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
a. Thực trạng việc dạy và học rèn chữ viết của giáo viên và học sinh:
+ Về phía giáo viên: đa số giáo viên trong trường đều nắm bắt được quy
định và các quyết định của BGD & ĐT cũng như chỉ đạo của các cấp về việc rèn
chữ viết cho học sinh qua các môn học, giáo viên đều thực hiện theo các chỉ thị
nhưng vẫn còn là hình thức. việc tự rèn chữ viết của giáo viên còn xem nhẹ dẫn
đến chữ viết mẫu, khá nhiều giáo viên viết mẫu chưa đúng quy định cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem
như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi vào đó. Lứa tuổi của học sinh

tiểu học là lứa tuổi hay bắt chước giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như
thế đó. Nếu giáo viên cẩn thận và rèn dũa chữ viết đẹp và chuẩn mẫu thì khơng có
những học sinh cẩu thả và chữ viết xấu như hiện nay.
+ Về phía học sinh: các em khơng có được sự quan tâm hết mực về chữ viết
với sự đa dạng các loại bút bi mà các em lựa chọn đã làm cho các em không thể
viết đẹp như trước kia với cây bút máy được. Mặt khác, chữ viết mẫu của giáo viên
không chuẩn khiến học sinh cảm thấy mơ hồ khi viết, từ thực tế là trong vở chính
tả của các em mắc rất nhiều lỗi mà chính các em cũng không nhận ra. Học sinh tiểu
học vẫn như những búp măng non nhỏ bé, các em đang lớn lên với sự uốn nắn của
giáo viên, nếu như chúng ta khơng thật sự uốn nắn cho các em thì càng lớn lên búp
măng non đó sẽ khơng thể đứng thẳng được.
b. Thực tiễn việc quan tâm rèn chữ viết từ phía nhà trường:
Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh và giáo
viên. Cụ thể là chuyên môn trường đã quy định mỗi giáo viên có thêm một quyển
Luyện viết trong hồ sơ cá nhân, tổ chức các kì thi “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”
trong học sinh nhằm phát huy tinh thần hiếu học và yêu nét Chữ Việt, đó là điều
kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy tính tích cực và sáng tạo của mình, học sinh
cũng cảm thấy hãnh diện khi được đạt giải cao ở cấp trường, cũng là cơ hội để giáo
viên thể hiện bản lĩnh rèn chữ viết cho học sinh bằng tâm huyết của mình. Nhưng
vẫn có những giáo viên vẫn làm cho có, không thật sự nhận thấy tầm quan trọng
của cuộc thi, điều đó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của
cuộc thi mà nhà trường đã tổ chức, khơng thực sự tìm thấy nhân tài trong cuộc thi,
và dẫn đến học sinh không đạt giải cao trong các kì thi huyện, thi tỉnh.
Từ thực tế đó, tơi cũng là một giáo viên tiểu học và cùng các đồng nghiệp
mong muốn đào tạo ra một thế hệ học sinh đầy đủ đức và tài bắt đầu từ việc rèn
chữ viết cho học sinh trong các môn học và quan trọng nhất là phân mơn Chính tả
và Tập làm văn nhằm thắp lên ngọn lửa tự học, tự rèn luyện theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, thổi hồn vào nét chữ Việt, giúp học sinh ngày càng cố gng,
Hồ Thị Hoa Tỵ - Trờng Tiểu học Hớng Phùng.
2



RÌn ch÷ viÕt cho häc sinh líp 5A
ngày càng khát khao được chinh phục cái đẹp, chinh phục bản thân mình, và tạo ra
được sự ganh đua tích cực, đưa phong trào rèn chữ viết thành một phong trào mũi
nhọn của từng cá nhân, của từng lớp và cả trường.
Đáp ứng u cầu thực tiễn đó, tơi mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp
rèn chữ viết cho học sinh. Qua đó có thể trao đổi sáng kiến cùng đồng nghiệp,
giúp câc em “Luyện nét chữ - Rèn nết người”, dìu dắt các em trở thành những con
người tồn diện.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 5A.
Tìm hiểu thực trạng dạy và học viết chữ của học sinh lớp 5A qua đó đề ra
một số sáng kiến nhằm góp phần rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 5.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Thực trạng chữ viết học sinh qua phân mơn Chính tả và Tập làm
văn.
2.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Học sinh lớp 5A trường tiểu học Hướng Phùng.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra viết.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp làm mẫu.
Phương pháp thực hành.
Phương pháp nêu gương.
2.6. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng về tình hình chữ viết của học sinh lớp 5A qua đó đề ra
một số sáng kiến nhằm góp phần nâng cao việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 5A
nói riêng và học sinh ở các lớp trong tồn trường nói chung.

2.7. Thời gian nghiên cứu
Thời gian bắt đầu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.
3. Nội dung
3.1 Kết quả điều tra và khảo sát thực tiễn.
Khảo sát chất lượng rèn chữ viết khi chưa áp dụng sáng kiến:
Với tôi, đây là một việc quan trọng, biết được khả năng của từng em từ đó
tìm ra cách phù hợp rèn chữ viết một cỏch hiu qu.
Hồ Thị Hoa Tỵ - Trờng Tiểu học Híng Phïng.
3


RÌn ch÷ viÕt cho häc sinh líp 5A
Tơi đã khảo sát trong bài viết chính tả tuần đầu tháng 9 của 34 học sinh lớp
5A, trường Tiểu học Hướng Phùng với chất lượng cụ thể như sau:

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

SỐ HỌC SINH / 34 EM

HOÀN THÀNH TỐT

5

HOÀN THÀNH

11

CHƯA HOÀN THÀNH

18 (Chữ viết xấu, sai lỗi chính tả nhiều)


Với kết quả chữ viết các em không khả quan như thế đã đặt ra cho bản thân
tôi một thử thách lớn, tôi đã xác định được mình phải làm gì để có thể đưa phong
trào viết chữ đẹp vào lớp học của mình.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Phương pháp làm mẫu:
Xây dựng một tấm gương chữ viết đẹp
Muốn khơi dậy một phong trào viết chữ đẹp trong tập thể lớp học, trước hết
bản thân tơi phải tự rèn luyện bản thân mình trở thành tấm gương viết chữ đẹp.
Thực tế từ khi còn ngồi ghế trong trường sư phạm, tôi đã luôn tự rèn chữ viết của
mình, và cho đến những tháng năm được đứng trên bục giảng, tôi càng nhận thấy
tầm quan trọng của việc phát huy phong trào viết chữ đẹp cho học sinh, tôi đã thực
hiện nghiêm khắc về thời gian luyện chữ trong ngày, khơng ngừng tìm kiếm và học
hỏi các mẫu chữ đẹp và sáng tạo. Trong các giờ lên lớp, tơi ln trau chuốt từng
nét chữ của mình. Để mỗi khi nhìn vào, học sinh thích thú được nhìn ngắm, được
bắt chước. Tơi ln tn thủ mẫu chữ viết do Bộ ban hành. Để từ đó học sinh có
một tầm nhìn chính xác nhất khi viết.
3.2.2. Phương pháp nêu gương:
Khơi dậy niềm đam mê luyện chữ viết đẹp:
Theo tôi, mọi việc làm thành công đều bắt đầu bằng đam mê, luyện chữ viết
cũng vậy. người giáo viên phải có nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của các em
trong việc rèn chữ viết bằng cách cho các em xem các bài mẫu của các học sinh đạt
giải nhất của quốc gia trong cuốn “Nét chữ nết người” Từ đó hướng cho các em
biết yêu cái đẹp, yêu nét chữ đẹp của bạn, của mình, cảm thấy được niềm vinh
hạnh khi được sở hữu nét chữ đẹp. khi học sinh biết yêu thích chữ viết đẹp cũng là
lúc giáo viên khơi dậy được niềm đam mê, thích thú trong việc được cùng cô giáo
và các bạn rèn chữ viết, quyết tâm rèn luyện để không thua bạn. Đây là điều quan
trọng khơng thể thiếu trong q trình truyền đạt cho học sinh và mang lại thành
công trong các giờ lên lớp của tôi.
3.2.3. Phương pháp đàm thoại, gi m:

Hồ Thị Hoa Tỵ - Trờng Tiểu học Hớng Phïng.
4


RÌn ch÷ viÕt cho häc sinh líp 5A
Sử dụng trong giai đoạn đầu của tiết học để hướng đẫn học sinh phân tích,
nhận xét cấu tạo của các chữ cái, độ cao, độ rộng con chữ, các nét giống nhau và
sự khác biệt với các con chữ, giáo viên đặt câu hỏi và định hướng cho học sinh trả
lời, nhất là trong giờ Chính tả và Tập làm văn, dù là chiếm rất ít thời gian nhưng là
một bước lên lớp hiệu quả cho việc rèn chữ.
3.2.4. Phương pháp trực quan:
Sử dụng khi hình thành biểu tượng về chữ cho các em.
Phương tiện trực quan là chữ mẫu: Đây là việc làm để cung cấp cho học biểu
tượng về chữ viết, chưa cung cấp được kĩ năng viết. Nếu trực quan cho học sinh
quan sát chữ của cô giáo viết mẫu cịn có giá trị hơn. Giáo viên vừa viết, vừa phân
tích từng nét của chữ cái hoặc từng kĩ thuật nối liền nét các con chữ trong một chữ.
Việc viết mẫu của giáo viên cịn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, mặt khác
học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền mạch,
viết nhanh. Khi chấm bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên được học sinh
quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy giáo viên cũng phải chú ý rèn chữ viết cho
mình được đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp. Ngoài ra khi dạy viết chữ giáo viên cũng
chú ý đọc mẫu các chữ đó. Đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết
đúng.
3.2.5. Phương pháp luyện tập thực hành:
+ Ôn lại các nét cơ bản trong hệ thống chữ viết Tiếng việt.
+ Sử dụng Phương pháp luyện tập thực hành để hình thành kĩ năng viết chữ
cho học sinh.
Đây là một phương pháp cực kì quan trọng. Chữ viết, tập viết chữ có tính
chất thực hành. Phải thường xun nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, khơng chỉ
ở mơn chính tả mà cịn ở tất cả các mơn khác, mơn nào cũng cần chữ viết để ghi

nội dung bài. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý. Các chữ có nét giống
nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại
nhiều lần với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để
giáo viên dễ dàng nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến
bộ của học sinh.
Hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp nên cao, tăng dần độ
khó để học sinh dễ tiếp thu: viết đúng rồi viết nhanh viết đẹp. Việc luyện chữ phải
được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân mơn chính tả cũng
như các mơn học khác.
Các hình thức luyện tập:
Rèn viết chữ trên bảng lớp: Khi kiểm tra bài cũ, hoặc sau bước giải thích
cách viết chữ, thực hiện bước luyện tập viết chữ ở lớp.
Rèn viết chữ vào bảng con của học sinh: Trước khi tập viết giáo viên cần
chú ý nhắc nhở học sinh lau bảng từ trên xuống, cách s dng v bo qun phn,
Hồ Thị Hoa Tỵ - Trêng TiĨu häc Híng Phïng.
5


RÌn ch÷ viÕt cho häc sinh líp 5A
cách lau tay sau khi viết. Khi viết xong giơ bảng lên để kiểm tra theo lệnh của giáo
viên giáo viên dễ dàng nắm bắt thơng tin ngược từ phía học sinh nhanh nhất.
Luyện tập trong vở luyện chữ viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung
và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết. Trước khi học sinh viết giáo viên cần nhắc
nhở một lần nữa về tư thế ngồi viết cách cầm bút và để vở.
Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác: Giáo viên phải có những yêu
cầu về chữ viết của học sinh khi học những môn học khác. Coi chữ viết là một
trong những tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá tất cả các môn học.
3.2.6. Luyện tập tổng hợp.
Đây là lúc giáo viên thu lại sản phẩm của mình sau từng tiết dạy kết hợp
luyện chữ, nhất là trong các mơn Chính tả và Tập làm văn, ngoài giờ lên lớp giáo

viên hướng dần học sinh luyện viết trong vở luyện chữ viết lớp 5 do Nhà xuất bản
giáo dục ban hành, và luyện viết vào vở 5 ơ li. Khuyến khích kiểu chữ đứng thanh
đậm và kiểu chữ nghiêng thanh đậm và sáng tạo.
3.3. Kết quả thực hiện
Qua một số kinh nghiệm áp dụng, tôi nhận thấy nhiều em học sinh ở lớp 5A
đã có sự tiến bộ vượt bậc về chữ viết như em Nguyễn Thảo Nhi, Hữu Thị Hằng,
Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Hoàng Thị Thanh Hoa, Lê Hồ
Hiền mai, Hồ Thị Huyền, Lê Thị Ý Hương …
Kết quả khảo sát trong bài viết chính tả tháng 3 như sau:
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

SỐ HỌC SINH / 34 EM

HOÀN THÀNH TỐT

15

HOÀN THÀNH

16

CHƯA HOÀN THÀNH

3 (Chữ viết chưa đẹp, cịn sai chính tả).

Đây là kêt quả khảo sát cho thấy sáng kiến mà tôi đã áp dụng đã thự sự hiệu
quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh vẫn chưa có sự tiến bộ nhiều.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Quan tâm đặc biệt đên việc rèn chữ trong các giờ học:

Việc đánh giá thường xuyên trong các tiết học, giúp học sinh sớm nhận ra
được ưu và tồn tại của mình trong việc rèn chữ, tạo cho học sinh ln ý thức rằng:
phải nắn nót từng con chữ để được chữ viết đẹp.
Phát động phong trào cả lớp thi nhau viết chữ đẹp:
Đưa phong trào luyện viết thành một cuộc thi đua lành mạnh và hiệu quả bằng
cách tạo ra các đợt khảo sát và đánh giá cụ thể các bài viết mỗi tuần. Những em cú
Hồ Thị Hoa Tỵ - Trờng Tiểu học Hớng Phïng.
6


RÌn ch÷ viÕt cho häc sinh líp 5A
cố gắng sẽ được khen thưởng kịp thời, tạo hứng khởi cho học sinh khi được sự ghi
nhận cuả giáo viên về sự cố gắng đó. Bên cạnh đó, giáo viên quan tâm nhiều hơn
với những em học sinh có hồn cảnh khó khăn, động viên và khích lệ, tạo cho các
em một tâm lý tốt để học tập và tiếp thu tốt các giờ học cũng như trong việc rèn
chữ viết.
Nhận xét cụ thể trong các bài chính tả và tập làm văn:
Ngoài việc hướng dẫn, nhắc nhở học sinh trước và trong khi viết bài chính
tả, rút kinh nghiệm sau khi chấm mỗi bài chính tả, trong những tuần đầu, giáo viên
cần dành thời gian để viết mẫu vài chữ cuối mỗi bài chính tả, sau đó cho học sinh
về nhà viết lại mỗi chữ một dòng theo chữ mẫu của GV. Những tuần sau đó, GV có
thể giao cho những em viết đẹp viết mẫu cho bạn ở cuối mỗi bài chính tả đối với
những em đã viết tương đối đẹp thì có thể tự viết lại. Kết hợp trong giờ Tập làm
văn, các em thực hành viết đẹp mỗi bài, giáo viên khuyến khích cộng điểm cho
những em viết đẹp.
Sau mỗi bài chấm, GV nên trực tiếp chỉ cho từng em những lỗi sai sót mà
các em thường mắc phải trong bài viết để các em thấy được mà sửa chữa .
Qui định 1-2 điểm trình bày và chữ viết.
Luyện viết cuối mỗi tuần trưng bày lên bảng luyện viết:
Đây là cách mà các em có thể đánh giá sản phẩm của nhau, rút kinh nghiệm

cho nhau, bản thân mỗi học sinh sẽ ln cố gắng để có thể có một bài viết thật đẹp
để “trình làng”,em nào cũng có quyền được trao đổi những kinh nghiệm viết đẹp
và học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ, đây cũng là khoảng trời mà các em thực hành
những kĩ năng sống như: giao lưu, trao đổi, kĩ năng giao tiếp … Ngoài ra cũng rất
cần bảng đánh giá tổng kết xếp loại rèn chữ viết cuối tháng, cuối đợt thi đua giữa
kì, cuối kì, và có phần thưởng động viên những em đúng thứ nhất, thứ nhì, và
tuyên dương những em có tiến bộ.
Khuyến khích học sinh viết bằng bút máy:
Để có nét chữ đẹp, cây bút góp phần quan trọng, vì là bút mực nên nét bút
khơng tự do như những loại bút khác, càng nắn nót, chữ các em càng đẹp, càng sắc
sảo.
Tạo tư thế ngồi viết đúng khoa học:
Đây cũng là một kĩ năng, vì viết bài ảnh hưởng đến sự phát triển của xương
rất cần một tư thế đúng, giáo viên nên hướng dẫn kĩ trước, trong, và sau khi viết
bài để tạo một thói quen cho học sinh.
Trao đổi với phụ huynh về việc rèn chữ viết của học sinh:
Thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh sẽ giúp các em được quan tâm
hơn khi luyện viết ở nhà song song với việc học các môn học khác.
Với niềm đam mê rèn chữ viết của bản thân tơi, với lịng nhiệt huyết u
nghề và tận tâm rèn chữ viết cho học sinh bên cạnh chun kin thc theo yờu cu
Hồ Thị Hoa Tỵ - Trêng TiĨu häc Híng Phïng.
7


RÌn ch÷ viÕt cho häc sinh líp 5A
các mơn học,tơi đã đúc được một vài kinh nghiệm trên. Tôi chỉ mong sao, những
bàn tay xinh xinh và bé nhỏ của học trò sẽ viết nên một tương lai tươi sáng, các em
lớn lên trong vòng tay chúng ta như những đứa con bé bỏng, sẽ trưởng thành và
mang theo bên mình một hành trang vào đời với những dịng chữ tròn trịa, xinh
xắn là một con người đầy đủ vẹn đức, trọn tài.

Với sáng kiến trên, tôi đã thực hiện thành công đến thời điểm hiện tại, tuy
nhiên với một vài kinh nghiệm bé nhỏ kia chỉ với khuôn khổ lớp học của tơi, chưa
mang tính phổ biến rộng rãi nên chắc cịn nhiều sai sót, rất mong sự đóng góp ý
kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp, và mong được trải nghiệm rộng rãi
hơn để sáng kiến được đánh giá khách quan hơn, hoàn chỉnh hơn.
4.2. Kiến nghị
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, bồi
dưỡng, nâng cao kĩ thuật viết chữ đẹp cho giáo viên.
- Thường xuyên quan tâm đến phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”
trong trường học.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Quảng Trị, ngày 29 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN (hoặc đề
tài NCKH) của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hồ Thị Hoa Tỵ

Hå ThÞ Hoa Tỵ - Trờng Tiểu học Hớng Phùng.
8



×