Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn phương pháp sử dụng màu săc trong tranh vẽ ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.92 KB, 29 trang )

Mục lục
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan
1.2. Lý do chủ quan
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Đối tượng nghiên cứu
5 . Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5.2. Phương pháp thực nghiệm ..................................................
5.3. Phương pháp điều tra............................................................
6. Đóng góp của đề tài .............................................................
7. Bố cục của đề tài ..................................................................

PHần nội dung
1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn...................................................
1.1. Cơ sở lý luận.........................................................................
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................
2 - Tầm quan trọng của hiểu biết về màu sấc .
2.1. Khái niệm:.............................................................................
2.2. Màu cơ bản và màu hai thành phần......................................
2.3. Sắc độ...................................................................................
2.4. Hoà sắc................................................................................
2.5. Màu bổ túc............................................................................


2.6. Màu sắc áp dụng trong tả thực và trong trang trí..................
3 - Các biện pháp thực hiện......................................................
3.1. Tìm hiểu khảo sát đối tượng..................................................
3.2. Nắm bắt yêu cầu , nguyên vọng của học sinh......................


3.3. Kết qua đạt được và ý nghĩa của đề tài.................................

Phần kết luận
1. Bài học kinh nghiệm .............................................................
2. Những ý kiến đề xuất ...........................................................
Tài liệu tham khảo......................................................................


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
- Do định hướng đổi mới phương pháp dạy học của các
Nghị quyết Trung ương và Luật giáo dục
- Do nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục.
- Do vị trí và mục tiêu môn Mĩ thuật trong trường Tiểu
học.
- Do sự phát triển về tâm sinh lý của học sinh.
- Do văn hoá thẩm mỹ của con người .
1.1. Lý do khách quan:
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận của sự nghiệp giáo
dục toàn diện của một quốc gia. Mục tiêu phổ quát của giáo dục
thẩm mỹ là nhằm phát

triển toàn diện các mặt đời sống tinh

thần xã hội và con người. Từ việc phát triển của mỗi cá nhân mà
phát triển đời sống tinh thần nói chung và thẩm mỹnói riêng của
tồn xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là: mục đích của giáo dục
thẩm mỹ là xây dựng một nền văn hoá thẩm mỹ là nhằm nâng
cao đời sống tinh thần cho toàn xã hội.
Mục tiêu quan trọng hàng đầu của môn Mỹ thuật ở trường tiểu

học là: “Giáo dục thẩm mỹ chứ không nhằm đào tạo hoạ sỹ hay
người làm nghề Mỹ thuật”, cho các em làm quen, tiếp xúc với cái
đẹp trong tự nhiên, xã hội, con người và cái đẹp trong tác phẩm
Mỹ thuật.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là ở bậc
tiểu học, môn Mỹ thuật có một vị trí quan trọng, chỉ ra những


quan điểm, chuẩn mực của cái đẹp, dạy môn Mỹ thuật ở trường
giúp cho học sinh nhận thức, cảm thụ, thưởng thức cái đẹp trong
nghệ thuật, trong cuộc sống. Đồng thời các em thể hiện tài năng
của mình qua tác phẩm của chính mình dưới sự giúp đỡ, gợi ý
của giáo viên. Vì vậy mơn Mỹ thuật là mơn học trong các trường
học, nó gắn bó và tạo điều kiện cho học sinh học tốt các mơn học
khác.
Chính vì vậy để dạy tốt môn Mỹ thuật người giáo viên
phải được đào tạo có trình độ cần thiết về Mỹ thuật cả lý luận lẫn
thực hành. Muốn cho học sinh học tốt mơn học này thì phải có
phương pháp dạy nhằm thuyết phục, lơi cuốn, hấp dẫn cho học
sinh thích thú học tập với lòng yêu nghề và thực tế khách quan
đã tạo cho các em sự thoải mái trong khi vẽ và cụ thể trong cách
sử dụng màu cho bài vẽ tranh, giúp học sinh phát huy được tính
tích cực, khả năng sáng tạo trong bài vẽ. Đối với học sinh tiểu
học, trong mơn Mỹ thuật các em có sự hiểu biết và suy nghĩ ngây
ngô sinh động, cách suy nghĩ rất đa dạng, phong phú. Màu sắc
cho các hình ảnh trong tranh thường được sử dụng theo ý thích
riêng của từng em, các em tự tìm màu sắc cho bài vẽ phong phú,
cùng với nét vẽ hồn nhiên, ngộ nghĩnh ở các hình ảnh tạo ra một
phong cách riêng, lối vẽ suy nghĩ độc đáo mà bất cứ một hoạ sĩ
nào cũng khó lịng bắt chước được. Vì lẽ này mà người giáo viên

dạy Mỹ thuật phải có phương pháp dạy có hiệu quả, khơng nên
đặt ra một khn mẫu nào đó bắt các em phải thực hiện theo,
mà hãy để các em tự sáng tạo và thể hiện màu theo phong cách,
suy nghĩ riêng của mình .


Mỗi một bài vẽ, một sản phẩm nghệ thuật do các em
tạo ra là một cá tính, tư duy sáng tạo, sự hiểu biết về thế giới
xung quanh. Xong trong q trình vẽ, giáo viên có thể gợi mở,
gợi ý để các em làm bài tốt hơn. Nếu bắt các em thực hiện theo ý
thầy sẽ gây ức chế tâm lý, mà điều này trong nghệ thuật là sự
kìm hãm sáng tạo nghệ thuật. Do vậy, đối với các em cụ thể là
việc sử dụng màu sắc trong tranh phải để các em độc lập suy
nghĩ, sáng tạo có như vậy bài vẽ mới đạt kết quả tốt . Với khả
năng đó sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về Mỹ
thuật đồng thời khắc sâu kiến thức mơn học về tính dân tộc, giáo
dục nghệ thuật.
Dạy và học Mỹ thuật trên cơ sở sáng tạo để ln có
cái mới lạ, cái hấp dẫn. Một bài vẽ giống, chính xác chưa thực
chưa hẳn đã là đẹp. Đúng, chính xác của Mỹ thuật khơng như
đúng, chính xác của các môn tự nhiên, mà ở đây ngôn ngữ của
Mỹ thuật được bộc lộ dưới nhiều hình thức khác nhau như những
điều vốn có của nó, được thể hiện theo cách nhìn, cách nghĩ của
người vẽ, và được thể hiện dưới hình thức cơ đọng, xúc tích,
mang tính khái qt.
1.2. Lý do chủ quan:
Như chúng ta đã biết, một tác phẩm hội hoạ được đánh
giá là thành cơng thì trong tác phẩm ấy có sự góp mặt khơng nhỏ
của màu sắc. Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, màu sắc là một
trong những ngôn ngữ quan trọng của Mỹ thuật, màu sắc làm

cho bài vẽ phong phú hơn. Song biết sử dụng màu sắc và làm
cho nó thực sự có ý nghĩa, gây được cảm xúc mới là cần thiết.


Với thực tế hiện nay ở trường tiểu học cách thể hiện
hình ảnh và sử dụng màu sắc để tạo bài vẽ đẹp của học sinh còn
chưa cao. Để khắc phục hiện trạng này cần điều chỉnh, tăng
cường thêm khả năng nhận thức thẩm mỹ và thực hành hội hoạ
cho giáo viên. Cũng xuất phát từ yêu cầu chủ quan của môn học.
là một giáo vien dạy Mỹ thuật được đào tạo theo đúng chức
năng, chuyên nghành, tôi nhận thức được việc dạy đúng phương
pháp của môn Mỹ thuật là rất cần thiết để giúp các em học tốt
môn Mỹ thuật nói riêng và các mơn học khác nói chung. Chính vì
vậy tơi xin đưa ra phương pháp sử dụng màu sắc trong vẽ
tranh ở trường tiểu học.
Với việc nghiên cứu đề tài chủ yếu này nhằm giúp cho
hoạt động học Mỹ thuật và đặc biệt là việc sử dụng màu sắc
trong việc vẽ tranh của học sinh được tốt hơn, nâng cao chất
lượng dạy học trong giáo dục, đồng thời giúp các em nhận biết về
thế giới xung quanh qua con mắt nghệ thuật. Nếu vấn đề này
không được quan tâm nghiên cứu và thực hiện thì hệ quả của nó
khơng lớn song sẽ hình thành ở các em một thói quen xấu làm
việc một cách dập khn máy móc, khơng phát huy được khả
năng sáng tạo nghệ thuật cũng như óc thẩm mỹ hội hoạ ở các
em, và nó cũng ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên ở học sinh.
Từ những lý do đó tơi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm
với mục đích là nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học tập
trong mơn Mỹ thuật của học sinh tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu:



Qua việc nghiên cứu nhằm định ra phương pháp và tiến
trình dạy Mỹ thuật đặc biệt là khả năng sử dụng màu sắc trong
bài vẽ tranh của học sinh .Đối với học sinh tiểu học thì việc sử
dụng màu thường là các gam màu rực rỡ , đa dạng và phong
phú .Nghiên cứu việc sử dụng màu trong tranh vẽ của học sinh
để đưa ra một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao, nâng cao
chất lượng vận dụng vào các bài vẽ . Để học sinh được tham
khảo , tích luỹ vốn kinh nghiệm riêng cho bản thân , biết cách xử
lý kỹ năng , kỹ sảo vận dụng thành thạo vào bài thực hành .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Mục đích của việc nghiên cứu về màu sắc và cách sử
dụng màu sắc trong bài vẽ tranh của học sinh tiểu học nhằm
phát huy tính độc lập sáng tạo để tìm ra cái đẹp trong các bài vẽ
có màu sắc đa dạng , phong phú , vì vậy màu sắc trong tranh là
vô cùng quan trọng .Bức tranh có đẹp và nổi bật nội dung hay
khơng là do việc sử dụng màu sắc . Tìm hiểu phân tích màu sắc
trong bài vẽ của học sinh để tìm ra phương pháp dạy mới đạt
hiệu quả cao. Đưa ra ý kiến đóng góp xây dựng một phương pháp
dạy học Mỹ thuật cho học sinh tiểu học một cách tối ưu nhất.
4. Đối tượng nghiên cứu:
30 Học sinh lớp 5C trường TH Đại lâm - Lạng Giang Bắc Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1................... Phương pháp nghiên cứu tài liệu:


Phương pháp này được sử dụng nhiều trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài, để nghiên cứu phân tích các tài liệu liên
quan đến đổi mới phương pháp dạy học.
5.2............................. Phương pháp thực nghiệm:

Để đánh giá được tính khả thi của đề tài , tôi đã tiến hành
thực nghiệm

trong chương trình dạy tại trường TH Đại Lâm –

Lạng Giang – Bắc Giang.Trong q trình thực nghiệm tơi đã tiến
hành dạy song song giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm sau
đó rút ra kết quả của đề tài .
6. Phương pháp điều tra:
Sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin về dạy và
học qua việc phỏng vấn và điều tra cụ thể qua việc sử dụng màu
sắc cho bài vẽ tranh của học sinh .
7. Đóng góp của đề tài:
Tôi mong muốn một điều duy nhất ở đề tài này là được góp
phần cho việc

dạy có hiệu quả ,học sinh tiếp thu và vẽ được

những bức tranh có màu sắc hấp dẫn người xem . Để đạt những
kết quả tốt hơn tơi mong sự góp ý nhiệt tình của
nghiệp.

các đồng


Phần nội dung
1- Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận:
Nói đến Mỹ thuật là hiểu ngay đây là nghệ thuật của thị
giác. Chính vì vậy dạy Mĩ thuật cũng giống như dạy các môn học

khác là để trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Nhờ
có mơn học này mà học sinh có điều kiện để phát triển khả năng
tư duy, năng lực sáng tạo của bản thân, điều này được thể hiện
rõ ràng qua ngơn ngữ của Mỹ thuật đó là màu sắc. Song để sử
dụng có hiệu quả cần phải nắm bắt những kiến thức cơ bản về
màu sắc:
Cùng với đường nét hình khối, thì màu sắc là một đặc trưng
của ngơn ngữ hội hoạ, góp phần tạo nên bức tranh đẹp, hấp dẫn
và lộng lẫy. Màu sắc còn đem lại cho người xem sự lạc quan yêu
đời, niềm vui sướng sự hứng khởi. Ngược lại nó cũng đem đến


cho người xem sự sợ hãi, buồn bã hay chán nản. Màu sắc có
nguồn gốc tự nhiên đồng thời có cả nguồn gốc xã hội. Điều này là
do sự liên tưởng và kinh nghiệm của con người tạo nên.
Ví dụ màu đỏ cho ta sự cảm giác nồng cháy, sự hy sinh của
máu, màu cờ, Tổ Quốc; Màu xanh giúp ta cảm nhận sự tươi mát
hồ bình, hạnh phúc… Theo phân tích vật lý, ánh sáng trắng là
sự tổng hợp của bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ơ
đây có ba màu ngun chất: đỏ, vàng, lam, cịn lại là màu do pha
trộn từ hai màu khác mà có. Vậy màu sắc cũng có những tính
chất đặc điểm nhất định. Như khái niệm về màu nóng, lạnh, sắc
độ, sắc thái, màu bổ túc... . Những màu nóng gợi cảm giác ấm
áp, sôi nổi, vui vẻ, ngược lại các màu lạnh gợi cảm giác êm ái,
mát mẻ hoặc lạnh lẽo, u buồn.
Màu sắc là tên gọi chung. Khi các màu được pha trộn với
nhau tạo ra các sắc thái, sắc độ.
Gam màu: Màu chủ đạo trong đó có sự chuyển biến về
sắc độ đậm nhạt và nóng lạnh của chính màu đó. Như gam màu
xanh thì khi nhìn ta thấy ngay màu chủ đạo là màu xanh, có chỗ

xanh đậm, xanh nhạt, xanh tím, xanh ngả vàng… và có rất nhiều
sắc thái khác nhau của màu xanh thậm chí có vài chỗ sắc thái
xanh có thể chuyển hẳn sang nóng ấm. Trong một tác phẩm hội
hoạ thường chỉ có một gam màu chủ đạo.
Độ: Sự thay đổi của một hay nhiều màu sắc. Sắc và độ
là hai yếu tố quan trọng nhất của màu trong một bức tranh. Sắc
chính là màu mà màu thể hiện ví dụ sắc xanh, đỏ, tím… Cịn độ
là sự khác nhau về đậm nhạt, như màu này sáng hơn độ màu kia,


hoặc cùng một sắc đỏ nhưng có nhiều độ, chuyển từ đỏ thẫm
sang đỏ hồng…
Trong một bức tranh, khi sắp xếp các màu bên cạnh
nhau phải chú ý đến độ đậm, nhạt. Màu sắc khác nhau đặt cạnh
nhau nhưng độ đậm nhạt khơng khác nhau thì màu sắc sẽ lờ nhờ,
đơn điệu, tẻ nhạt, và bố cục không thể chặt chẽ, nhịp nhàng
được. Chính sự sắp xếp các độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu đã
tham gia vào việc xây dựng bố cục trong bức tranh chặt chẽ,
nhịp nhàng.
Bà chúa cái đẹp của hội hoạ là màu sắc. Trong mỗi một
tác phẩm hội hoạ, màu sắc giữ vai trò quan trọng và thu hút,
chinh phục người xem bởi một hoà sắc, hay nói cách khác là sự
sắp xếp tương quan giữa các màu trong một không gian nhất
định, nhằm đạt được một quan hệ hài hoà về màu sắc của một
chủ thể sáng tạo ra nó.
Sự thẩm định của con người đối với tương quan màu sắc
rất đa dạng. Mỗi người, mỗi dân tộc có thể có quan điểm thẩm
mỹ khác nhau về màu bởi sự phân bố về địa lý hoặc các nền
văn hoá khác nhau.
Tuy vậy những nguyên lý cơ bản về hồ sắc vẫn có thể

được định hình trên cơ sở những đặc trưng và tính chất của màu
sắc. Muốn cho màu sắc có kết quả người vẽ phải hiểu những đặc
tính của màu sắc, từ đó biết cách tổng hoà các đặc trưng của
màu để đạt được một tương quan như ý đồ sáng tác. Bức tranh
có hồ sắc đẹp tức là vị trí, sắc độ trong tranh đặc trưng hỗ trợ,
hoà hợp với nhau.


1.2. Cơ sở thực tiễn:
Đối với việc dạy vẽ tranh cụ thể là cách sử dụng màu sắc
trong tranh của học sinh hiện nay ở trường Đại Lâm – Lạng Giang
– Bắc giang, qua đánh giá thực tế tôi nhận thấy: Học sinh rất say
mê học tập. Song đối với nhiều học sinh việc nhận biết màu sắc,
độ đậm nhạt, các sắc độ, gam màu vẫn còn nhiều hạn chế, hình
ảnh chính trong tranh vẫn chưa được vẽ màu nổi bật, màu sắc
của tranh chưa toát lên được nội dung của đề tài định thể hiện. Vì
lẽ này địi hỏi người giáo viên phải tìm ra phương pháp giảng dạy
sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi, trình độ của mỗi học sinh và
điều kiện kinh tế của địa phương với mục đích nâng cao chất
lượng dạy và học môn Mỹ thuật, cụ thể là cách sử dụng màu sắc
trong vẽ tranh.


2 - Tầm quan trọng của hiểu biết về màu sắc
2.1. Khái niệm:
Màu là hiện tượng thiên nhiên được con người đúc kết và
tìm ra qui luật của hồ sắc.
Hình và màu khác nhau, hình khơng lệ thuộc vào ánh sáng
để biến thể, nhưng nếu khơng có ánh sáng thì khơng có màu và
ánh sáng làm màu thay đổi. Ơ trong bóng tối nhất, màu hồn

tồn biến mất, vì thế màu thay đổi tuỳ theo ánh sáng nhiều hay
ít.
Ví dụ: ở ngoài biển, màu nước biển đổi bất tận trong
ngày – và càng về tối, nước biển càng hết màu và trở thành tối
đen nếu khơng có ánh trăng. Vậy ánh sáng là do quang phổ của
mặt trời; và có màu tức là có ánh sáng.
Màu sắc biểu hiện cụ thể ở trên cầu vồng. Cầu vồng là
hiện tượng của thiên nhiên, biểu hiện màu sắc của quang phổ.
Người ta có thể làm lăng trụ bằng kính để trong phịng tối, dùng
tia nắng dọi vào, qua lăng trụ và hất lên tường thì thấy được
những màu chính của cầu vồng như: tím, chàm, lam , xanh lá cây
(lục), vàng, da cam, đỏ.
Trắng và đen khơng có trong hệ thống quang phổ mặt trời
của cầu vồng, bởi vì đen là hiện tượng khơng có ánh sáng, cịn
trắng là kết quả của 7 màu trên trộn lại, do tác động của ánh
sáng. Điều này có thể chứng minh như sau: cắt miếng bìa cứng
hình trịn, chia làm 7 phần, mỗi phần là một màu trên cầu vồng,
làm trục giữa hình trịn và quay càng mạnh, màu càng nhạt dần


và sau thành màu trắng. Ta nhìn thấy màu trắng hay là màu hơi
xám là do hình trịn quay nhanh hay chậm.

2.2. Màu cơ bản và màu hai thành phần:
Qua quang phổ mặt trời, người ta thấy 7 màu nhưng
thực chất chỉ có 3 màu cơ bản, cịn 4 màu kia do sự pha trộn mà
ra:
3 màu cơ bản ấy là: đỏ – vàng – lam .
Với 3 màu này người ta tìm ra 3 màu khác gọi là màu
hai thành phần:

+ Đỏ với vàng thành da cam.
+ Vàng với lam thành xanh lá cây.
+ Đỏ với lam thành tím.
Màu chàm có ở quang phổ là do sự pha trộn thêm của
lam và tím nên khơng kể là màu phụ thuộc(vì nếu nhiều lam mà
ít đỏ thì ra chàm theo cơng thức:
đỏ + lam = tím + lam .
Với số màu trên, có thể pha trộn ra mn màu do liều
lượng khác nhau. Ví dụ với màu đỏ thì có: đỏ - đỏ sãm - đỏ nhạt đỏ hồng - trắng hồng, v.v... Với các màu khác cũng vậy. Những
màu trên khác nhau về độ đậm nhạt, nhưng cùng một màu. Vậy
trong độ đậm nhạt có sự pha trộn mà ra. Ví như màu hồng pha


với ít vàng thành da cam nhạt (vàng cam); hoặc xanh lá cây pha
với nhiều vàng sẽ ra màu hoa lý.

2.3. Sắc độ:
Do tác động sức mạnh của màu, sắc độ gây được cảm
giác nhẹ nhàng, vui buồn qua màu sắc khác nhau. Do đấy, người
ta phân ra màu nóng và màu lạnh. Nóng và lạnh chỉ là cảm giác
gây ấn tượng thơng qua thực tế. Ví dụ: màu của lửa là đỏ. Nước
là lam . Bản thân của hai vật chất này là nóng và lạnh, vì vậy nên
tất cả các màu có liên quan đến hai màu trên đều ở trong một hệ
thống của nó, đồng thời người ta phân loại ngay trong 6 màu của
quang phổ thành hai hệ thống.
Đỏ, vàng, da cam thuộc nóng.
Lam , xanh, tím thuộc lạnh.
Những màu gốc ở nóng như nâu – lạnh là tím .
Tất cả các màu mà gốc chính chiếm liều lượng nhiều nhất
của mỗi màu thuộc hệ thống nào thì nó là thuộc hệ thống ấy,



nhưng màu tím là do đỏ và lam có liều lượng pha trộn đúng mức
mà ra, nếu trong khi pha trộn quá liều lượng về đỏ, biến thành
màu nâu chẳng hạn, thì sẽ thuộc hệ nóng. Trong hai hệ nóng lạnh
này, thì trắng đen ở hệ trung lập. Thí dụ:
Đen +đỏ = nâu hệ nóng
Đen +xanh lá cây = xanh đậm hệ lạnh
Trắng + đỏ = hồng hệ nóng
Trắng + xanhlá cây = xanh nhạt hệ lạnh
2.4. Hoà sắc:
Để hiểu thế nào là hoà sắc, chúng ta trở lại phần trên
nói về quang phổ của mặt trời, và chúng ta thấy rằng bản thân
của quang phổ đã là một hoà sắc tốt, hồn chỉnh, vì nó hài hồ,
khơng chói mắt, đồng thời có các màu nóng, lạnh dung hồ, từ
tím , lam đến da cam và đỏ.
2.5. Màu bổ túc:
Màu bổ túc là hai màu gần nhau có khả năng hỗ trợ và
tơn nhau lên.
Ví dụ: màu xanh gần màu đỏ thì xanh càng xanh và đỏ
càng đỏ mạnh hơn. Đấy là do ấn tượng từ thiên nhiên mà tìm ra
quy luật của màu bổ túc… Màu xám còn gọi là màu trung lập,
nhưng là màu trung lập không nguyên chất như trắng và đen…
2.6. Màu sắc trong tả thực và trong trang trí:
Màu sắc là một ngơn ngữ hội hoạ. Diễn tả thiên nhiên
qua ngôn ngữ hội hoạ, tức là diễn tả thực tế thông qua nhận xét,
xúc cảm của con người.


3 - Các biện pháp thực hiện:

3.1. Tìm hiểu khảo sát đối tượng:
Đánh giá khái quát theo số lượng của năm học trước
thì kết quả học tập của mơn Mỹ thuật chưa cao, do vậy yêu cầu
cần thiết được đặt ra là: Phải tìm ra phương pháp và tổ chức tốt
hình thức học tập sao cho thu hút sự quan tâm của học sinh, lôi


cuốn học sinh vào học tập bộ môn. Thấy được tầm quan trọng
của việc giáo dục cho học sinh là giúp các em trở thành con
người phát triển toàn diện. Để đạt được mục tiêu như vậy giáo
viên bộ môn cần phải liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, kết hợp
các hoạt động của Đoàn, Đội trong nhà trường, đặc biệt là tổ
chức và tham gia các cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi để góp phần
động viên các em thật tốt. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường
để gia đình quan tâm đến con em mình, mua sắm đầy đủ đồ
dùng học tập phục vụ tốt cho môn học.
3.2. Nắm bắt ,yêu cầu nguyện vọng của học
sinh:
Qua việc trao đổi bằng một số câu hỏi trắc nghiệm
đối với học sinh tôi nhận thấy rằng đa phần các em đều rất thích
học vẽ và đón nhận một cách hào hứng, học tập theo cách cảm
thụ, suy nghĩ và sáng tạo riêng, tạo ra cái đẹp theo ý thích. Chính
vì lẽ này ta nghiệm ra rằng phải chăng sự quan tâm dến mơn học
cịn hạn chế chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của các em.
Theo tôi ván đề đổi mới về phương pháp giảng dạy Mỹ thuât, cụ
thể là trong việc sử dụng màu sắc trong tranh là cấp bách, cần
được triển khai theo các cách sau:
- Nắm được nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
- Chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
- Dựa vào nội dung đề tài để sử dụng mầu cho hợp lý.

Đồng thời phải đưa ra các hình thức tổ chức vui chơi sau giờ học:
- Tổ chức phong trào thi đua học tập
- Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề


- Trưng bầy triển lãm nhỏ
-Tổ chức trò chơi sau khi thực hành.
Để góp phần tìm ra những biện pháp hữu hiệu, những
hình thức hoạt động phù hợp với với việc học Mỹ thuật và hướng
dẫn học sinh cách sử dụng màu sắc trong b vẽ tranh tốt, tơi xin
đề cập đến một số vấn đề sau:
* Có kế hoạch cụ thể theo từng tháng, học kỳ và
cả năm học.
* Tìm

tịi các hình thức dạy học phù hợp, đổi mới

phương pháp dạy học.
* Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng thực
hành và biết ứng dụng vào cuộc sống .
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để chứng minh để
vấn đề nghiên cứu của đề tài thực sự có hiệu quả tơi xin trình
bày theo các hình thức:
+ Hình thức thi đua: Lên kế hoạch thi đua giữa các
nhóm theo từng tuần, từng tháng. Lập bảng đánh giá, xếp loại
học sinh có thành tích cao trong mơn học, khen ngợi học sinh có
nhiều cố gắng, quan tâm đến những học sinh cịn có nhiều hạn
chế trong học tập.
+ Sự chuẩn bị của thầy: Đối với môn học này học
sinh cần phải trực quan cho nên khâu chuẩn bị là hết sức quan

trọng. Bất kỳ một môn học nào muốn có kết quả tốt đều phải
chuẩn bị kỹ lưỡng ở cả thầy và trò. Đặc biệt trong môn Mỹ thuật
về cách sử dụng màu sắc cho nên địi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng
hơn vì học Mỹ thuật chính là nghệ thuật của thị giác. Đây là yếu


tố cực kỳ quan trọng,từ việc nhận thức này mỗi giờ dạy tôi đều
chuẩn bị chu đáo từ tranh vẽ để học sinh quan sát đến chất liệu
màu sắc trong mỗi tiết dạy.
Điều đầu tiên muốn học sinh có bài vẽ màu đẹp thì
giáo viên phải hiểu rõ khái niệm về màu sắc, màu chủ đạo của
tranh đó, bức tranh thể hiện nội dung gì? Buồn hay vui?… Vì vậy
khi chuẩn bị bao giờ tôi cũng phải nghiên cứu kỹ bài dạy để đưa
ra các tranh có màu sắc đẹp, phản ánh được nội dung và hình
thức thể hiện...
+ Sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh: Một tiết học
dù giáo viên có chuẩn bị tốt đến đâu mà học sinh khơng chuẩn bị
chu đáo thì tiết dạy đó khó đạt kết quả tốt được. Vì vậy phải tạo
cho học sinh có thói quen chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi
đến lớp. Trong bài vẽ tranh đề tài thì màu sắc là yếu tố hết sức
quan trọng , nó có thể quyết định đến thành cơng hay thất bại
của bài vẽ, ở bài vẽ này có thể dùng đến một chất liệu màu hoặc
dùng đến nhiều chất liệu màu… Vì đồ dùng là cần thiết như vậy
cho nên tơi đã có kế hoạch kết hợp với giáo viên chủ nhiệm nhắc
nhở phụ huynh học sinh sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho con em
mình .
+ Khâu lên lớp: Trước khi hướng dẫn học sinh vẽ ta
nên cho các em quan sát tranh của thiếu nhi đã đoạt giải các
cuộc thi vẽ trong và ngồi nước, tìm hiểu nội dung và hình thức
thể hiện như thế nào, sau đó rút ra kết luận trong việc quan sát

tranh. Đưa ra những nguyên tắc cụ thể trong việc sử dụng ở
tranh vẽ của mình. Hướng dẫn học sinh vẽ theo ý thích và cảm


thụ màu trong tranh. Khi vẽ các em tự suy nghĩ và vẽ theo cách
nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ riêng của mình. Các em nên vẽ
theo sự say mê, hứng thú và sự thôi thúc lôi cuốn đến cái đẹp,
tạo ra cái đẹp mn hình mn vẻ. Một bài vẽ đơn điệu lặp lại
hay giống nhau, thiếu cái mới, sẽ trở nên buồn tẻ và không thể
xem là đẹp được.
Màu sắc sẽ làm cho tranh vẽ hấp dẫn, vui mắt và đẹp
hơn. Song không biết sử dụng màu bài vẽ sẽ không đẹp, trái lại
bài vẽ sẽ xấu hơn cả bài vẽ đen trắng. Vậy vẽ màu ở tranh có
nên tơn trọng màu thực hay khơng? Có nghĩa là lá xanh thì phải
vẽ lá xanh, ngói đỏ phải vẽ đỏ? Đó là cái thực khi ta nhìn riêng lẻ.
Nhưng khi vẽ ta phải nhìn màu sắc trong tổng thể, vì trước ánh
sáng, màu sắc ở cạnh nhau đều có ảnh hưởng qua lại làm cho
chúng thay đổi hoặc có trong nhau mà không giữ nguyên sắc.
Hơn nữa khi vẽ học sinh nên phân biệt các độ đậm nhạt của các
màu. Nhiều bài vẽ có màu sắc khác với thực hồn tồn mà vẫn
đẹp. Vì bài vẽ đó đã có một tổng thể màu đẹp, là sự hài hoà ăn ý
của các màu.
Khi vẽ màu học sinh nên tiến hành từ màu nhạt đến
màu đậm. Không nên vẽ màu ở từng bộ phận, từng khu vực của
bức tranh. Phải nhìn màu trong cả bài để điều chỉnh sao cho có
sự hài hồ chung. Qua đó rèn luyện cách vẽ màu và tìm ra ý
tưởng cũng như sự sáng tạo về màu sắc ở tranh vẽ của các em ,
từ đó giúp các em suy nghĩ tìm ra nội dung, ý tưởng cũng như sự
sáng tạo về màu sắc trong bài vẽ và đề tài phù hợp với khả năng
của mình, và các em cũng biết tìm ra cái mới, cái riêng trong việc



vẽ màu, tạo ra phong cách nghệ thuật riêng cho từng bài vẽ. Từ
những kinh nghiệm trên tôi đã đem ra vận dụng vào các bài vẽ
tranh ở trên lớp.
3.3. Kết quả đạt được và ý nghĩa của đề tài:
Với những kinh nghiệm và phương pháp về việc sử
đụng màu sắc trong bài vẽ tranh mà tôi đã áp dụng trong giờ Mỹ
thuật nêu trên, thì sau một thời gian áp dụng tôi thấy học sinh
hiểu bài, biết vận dụng những lý thuyết cơ bản về màu sắc đã
học vào việc vẽ tranh, phát huy tư duy sáng tạo, độc lập trong
cách sử dụng màu sắc ở mỗi bài vẽ. Số lượng học sinh chưa đạt
đã giảm rõ rệt, tỷ lệ học sinh giỏi tăng lên.
Từ những kết quả thu được như trên tơi có những nhận
định như sau: Ơ hai tháng đầu khi hướng dẫn học sinh sử dụng
màu sắc trong tranh tơi thấy học sinh có tiến bộ, nhận biết khái
niệm về màu chủ đạo, biết vận dụng vào cách vẽ, đặt các mảng
màu phù hợp trong tranh.
Từ những đợt khảo sát thực nghiệm này đã chứng minh
được chất lượng trong việc dạy Mỹ thuật ở trường Đại Lâm đã
tăng lên rõ rệt, đặc biệt là khả năng sử dụng màu sắc trong các
bài vẽ tranh của học sinh đã có những bước thay đổi lớn.




Phần kết luận
1. Bài học kinh nghiệm:
Dạy học Mỹ thuật là dạy người. Thật vậy môn Mỹ thuật
cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng Mỹ thuật, giáo dục thẩm

mỹ từ đó xây dựng được tình cảm thẩm mỹ cho học sinh. Đúng
như Nghị quyết của Đại hội khoá VIII đề ra “Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất
cần thiết”.
Qua thời gian khảo sát nghiên cứu trên tơi đã tìm ra
được một số kinh nghiệm giúp học sinh về cách sử dụng màu
sắc trong việc vẽ tranh là:
- Làm cho học sinh hứng thú với mơn học, với việc tìm ra
màu sắc để tạo ra sản phẩm nghệ thuật, giáo viên phải coi học


×