Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Lịch sử địa phương Hóc Môn quê hương em.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.9 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG</b>


<b> HĨC MƠN Q HƯƠNG EM</b>



Nói đến Q hương <b>Hóc Mơn- Bà Điểm</b>, người ta thường nghĩ ngay về vùng đất 18 Thôn


Vườn Trầu (Thập bát Phù viên) năm xưa, hình thành và phát triển gắn liền với quá trình xây dựng
300 năm Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh. Đây là vùng đất giàu truyền thống yêu nước cách mạng tư
bao đời nay, đã sản sinh ra nhiều lớp người con ưu tú, trọn đời hy sinh vì dân, vì nước, được nhân
dân cả nước biết đến như: Nguyễn Ảnh Thủ, Phan Văn Hớn, Nguyễn An Ninh, Nguyễn An
Khương, Bùi Văn Ngữ, Bùi Văn Thủ, Phan văn Đối, Phan văn Nối, Nguyễn Thị Sóc, Trịnh Thị
Miếng, Nguyễn Văn Bứa, Trần Văn Danh, Tô Ký, Hờ Thị Bi…


Đặc biệt, <b>Hóc Mơn- Bà Điểm</b> còn là nơi duy nhất ở Nam Bộ, được <b>Trung ương Đảng</b>


<b>Cộng sản Việt Nam</b> chọn làm <i><b>Căn cứ địa</b></i>, bí mật hoạt động để lãnh đạo phong trào cách mạng
cả nước thời kỳ 1936- 1939; là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng: Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 4, thứ 5, nhất là nghị quyết Hội nghị Trung ương 6- khóa I, họp tháng
9/1939 tại nhà ông Trần Văn Hy ở xã Bà Điểm do đồng chí Nguyễn Văn Cư - Tổng Bí thư chủ
trì, quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất,
chuyển sang đấu tranh vũ trang giành lại chính quyền về tay nhân dân, đưa đến cuộc Khởi nghĩa
Nam kỳ 23/11/1940, Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945. Vì là nơi xuất phát chủ trương
này, nên Hóc Môn còn được gọi là quê hương Nam kỳ Khởi nghĩa.


<b>Hóc Mơn có nhiều di tích văn hóa lịch sư</b>:
 <b>2 Di tích cấp Quốc gia là:</b>


<i><b>* Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng</b></i> ở <b>Ấp 5, </b> xã Xn Thới Thượng <b>hụn Hóc Mơn</b>


nơi ghi dấu tội ác dã man của giặc Pháp, nơi thể hiện ý chí chiến đấu bất khuất kiên
cường và sự hy sinh cao cả của đồng chí và đồng bào ta sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ
(23/11/1940);



<i><b>* Bảo tàng huyện Hóc Môn</b></i> (Di tích Dinh Quận Hóc Môn) cạnh trụ sở UBND huyện
hiện nay; nằm trên đường Lý Nam Đế, Thị trấn Hóc Môn; là nơi để lại nhiều sự kiện đấu
tranh nổi bật suốt chặng đường dài lịch sử tư năm 1885 đến ngày miền Nam hoàn toàn
giải phóng của nhân dân 18 thôn vườn trầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 <b>5 di tích cấp Thành phố</b>:


*Đền thờ ông Phan Công Hớn tại xã Bà Điểm


*Nhà di tích Xuân Thới Đông xã Xuân Thới Đông- nơi phát lệnh Khởi nghĩa Nam kỳ năm
1940


*Chùa Thiên Quang xã Trung Chánh


*Tổ đình Tân Thới Nhì ở Thị trấn Hóc Môn
*Đình Tân Thới Tam ở xã Thới Tam Thôn.


Ngoài ra, còn có nhiều đình làng xa xưa, ghi dấu thời khai hoang lập ấp tồn tại đến nay
như đình Tân Thới Nhứt (xã Bà Điểm), đình Thần Xuân Thới Thượng (xã Xuân Thới
Thượng), đình Bình Lý (xã Đông Thạnh); đình Tân Thới Tứ (xã Thới Tam Thôn)…các di
tích Khu trường bắn Nhà thương Giếng Nước- nay trong khuôn viên Bệnh viện Hóc Môn,
Bia tưởng niệm Cầu Xáng xã Tân Hiệp… và rất nhiều địa chỉ đỏ ở khắp các xã- thị trấn
trong các thời kỳ kháng chiến…


<b>CÂU HỎI</b>


1. Hãy kể tên những người con ưu tú, trọn đời hy sinh vì dân, vì nước ở Hóc Môn quê hương em?
2. Nêu những di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia ở Hóc Môn? (Nêu rõ địa chỉ)



3. Hãy kể tên những con đường ở Hóc Môn mang tên những anh hùng liệt sĩ mà em biết?
<b>Chùa Thiên Quang</b> (ấp Mỹ Huề, xã Trung Chánh,


huyện Hóc Môn, TP HCM), ngôi chùa được cấp
bằng di tích lịch sử cấp TP HCM tư năm 2007.


</div>

<!--links-->
Lich su dia phuong Kinh mon
  • 13
  • 594
  • 1
  • ×