Hoàng Thị Ngà – K41C2
Mục Lục
Mục lục 1
Chương I: Tổng quan nghiên cứu về chính sách xúc tiến thương mại với nhóm
dịch vụ thiết kế website của các doanh nghiệp....................................
5
1.Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………… 5
2. Xác lập và tuyên bố các vấn đề trong đề tài……………………………………… 6
3. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………… 6
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………. 7
5. Kết cấu luận văn………………………………………………………………….. 8
Chương II: Tóm lược một số vấn đề cơ bản về chính sách xúc tiến thương mại
tại Công ty Kinh Doanh……………………………………………….
9
2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản………………………………………. 9
2.1.1 Khái niệm và bản chất xúc tiến thương mại tại các công ty kinh doanh…... 9
2.1.2 Khái niệm chính sách XTTM……………………………………………… 10
2.1.3 Khái niệm website và dịch vụ thiết kế website……………………………. 10
2.2 Một số lý thuyết về XTTM…………………………………………………….. 11
2.3 Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình năm
trước……………………………………………………………………………..
14
2.4 Phân định nội dung phát triển chính sách xúc tiến thương mại với nhóm
dịch vụ thiết kế website…………………………………………………………
16
2.4.1.Xác định đối tượng tác động mục tiêu…………………………………….. 16
2.4.2.Xác định mục tiêu và ngân quỹ XTTM……………………………………. 18
2.4.3.Chính sách phối hợp các công cụ xúc tiến………………………………… 19
2.4.3-1 Các yếu tố quyêt định phối thức XTTM……………………………... 20
2.4.3-2 Các cơ chế giao tiếp kéo - đẩy…… 21
2.4.3-3 Các giai đoạn chấp nhận và sẵn sàng của người mua……………….. 21
2.4.3-4 Các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm………………………..
2.4.4 Xác lập và lựa Thông điệp có thể chon thông điệp và kênh tryền thông
2.4.4-1 Xác lập và lựa chọn thông điệp truyền thông………………….....
2.4.4- 2 Lựa chọn kênh truyền thông……………………………………..............
2.4.5 Triển khai các chương trình XTTM………………………………………..
2.4.6. Đánh giá hiệu quả cuả các chính sách XTTM…………………………….
Chương III: Phương Pháp Nghiên Cứu và các kết quả phân tích thực trạng
Chính sách XTTM với dịch vụ thiết kế website của công ty cổ
phần đầu tư thương mại Hoàng Phú……………………………….
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
1
Hoàng Thị Ngà – K41C2
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề XTTM tại công ty cổ phần đầu tư
thương mại Hoàng Phú……………………………………………………….
25
3.1.1 Điều tra sơ cấp……………………………………………………………... 25
3.1.2 Dữ liệu thứ cấp…………………………………………………………….. 26
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến
hoạt động XTTM của Công Ty Cổ phần đầu tư thương mại Hoàng
Phú……………………………………………………………………………….
26
3.2.1 Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động Kinh doanh của công ty CP Đầu
tư thương mại Hoàng Phú……………………………………………..
26
3.2.1 – 1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Hoàng Phú………...... 26
3.2.1 – 2 Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Hoàng Phú……. 27
3.2.1 – 3 Bộ máy tổ chức và nhân sự của công ty…………………………… 28
3.2.1- 4 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động Kinh doanh trong thời gian qua. 30
3.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách XTTM của công ty CP đầu
tư thương mại Hoàng Phú……………………………………………….
31
Các nhân tố bên ngoài…………………………………………………………. 31
Các nhân tố bên trong………………………………………………………… 33
3.3 Thực trạng điều tra sơ cấp vấn đề chính sách XTTM tại công ty Cổ phần
đầu tư thương mại Hoàng Phú…………………………………………………
34
3.3.1 Thực trạng nhu cầu khách hàng và hành vi người tiêu dùng……………… 35
3.3.2 Thực trạng đối thủ cạnh tranh của công ty………………………………… 36
3.4 Thực trạng điều tra dữ liệu thứ cấp về chính sách XTTM của công ty Cổ
phần đầu tư thương mại Hoàng Phú………………………………………….
37
3.4.1 Đặc điểm thị trường website………………………………………………. 37
3.4.2 Thực trạng chính sách XTTM với dịch vụ thiết kế website của công ty
Hoàng Phú……………………………………………………………………
39
3.4.2-1 Xác định đối tượng tác động mục tiêu……………………………..... 39
3.4.2-2 Xác định mục tiêu nghên cứu và ngân quỹ XTTM…………………. 39
3.4.2-3. Phối thức XTTM của công ty Hoàng Phú………………………….. 41
3.4.2-4. Nội dung thông điệp và lựa chọn kênh truyền thông……………….. 43
3.4.2-5. Triển khai các chương trình XTTM………………………………… 44
3.4.2-6. Đánh giá hiệu quả chính sách XTTM………………………………. 45
Chương IV: Các kết luận và đề xuất với việc phát triển chính sách XTTM của
dịch vụ thiết kế website của công ty cổ phần đàu tư thương mại
Hoàng Phú……………………………………………………………
47
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
2
Hoàng Thị Ngà – K41C2
4.1 Các Kết luận và phát hiện qua nghiên cứu chính sách XTTM của công ty
cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú……………………………………….
47
4.1.1. Ưu điểm của các chính sách XTTM với dịch vụ thiết kế website của công
ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú……………………………
47
4.1.3 Nguyên nhân của các hạn chế trong công ty…………………………….. 48
4.1.3-1 Nguyên nhân khách quan………………………………………….. 49
4.1.3-2 Nguyên nhân chủ quan…………………………………………….. 49
4.2 Dự báo triển vọng và quan điển giải quyết chính sách XTTM của dịch vụ
thiết kế website tại công ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú………..
50
4.2.1 Xu hướng phát triển thị trường dịch vụ thiết kế website của Việt Nam … 50
4.2.2. Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty tới năm 2013 …………… 50
4.3 Các đề xuất kiến nghị nhằm phát triển chính sách XTTM tại công ty cổ
phần đầu tư thươnng mại Hoàng Phú……………………………………….
51
4.3.1 Các đề xuất kiến nghị chủ yếu nhằm phát triển chính sách XTTM tại công
ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú………………………..
52
4.3.1-1 Các đề xuất kiến nghị việc xác định đối tượng tác động mục tiêu… 52
4.3.1-2 Các đề xuất kiến nghị việc xác định mục tiêu nghiên cứu và xác
định ngân quỹ XTTM……………………………………………..
52
4.3.1-3 Các đề xuất kiến nghị việc cho việc thực hiện phối thức XTTM….. 53
4.3.1-4 Các đề xuất kiến nghị với việc xác định thông điệp và kênh truyền
thông ………………………………………………………………
55
4.3.1-5 Các đề xuất kiến nghị với việc triển khai các chương trình XTTM... 56
4.3.2 Các đề xuất kiến nghị khác………………………………………….. 57
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
3
Hoàng Thị Ngà – K41C2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI VỚI NHÓM DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEBSITE CỦA CÁC CÔNG
TY KINH DOANH .
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 2 năm Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO và thực hiện
các cam kết mở cửa thị trường, tình hình kinh tế đất nước ta đã có nhiều kết quả đáng kể.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng kỷ lục, được cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đánh giá là
một nền kinh tế đang lên và thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài. WTO mở ra
nhiều cơ hội và thị trường tiềm năng cho thương hiệu Việt Nam với một môi trường cạnh
tranh lành mạnh và sòng phẳng hơn, nhưng đồng thời áp lực cạnh tranh cũng tăng cao buộc
các doanh nghiệp phải tập trung vào những thị trường trọng điểm và bảo vệ thị phần. Bên
cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị hạn chế
bởi nguồn vốn, nguồn nhân lực, khả năng quản trị và trình độ chuyên môn. Do đó không
đủ tự tin và trình độ chuyên môn để đánh giá xu hướng cũng như tiềm năng của thị trường
để có thể vạch ra một chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp của mình.
Và hiện nay Marketing nói chung và xúc tiến thương mại nói riêng đang là công cụ
cạnh tranh cực kỳ quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng vững trên thị
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
4
Hoàng Thị Ngà – K41C2
truờng nội địa cũng như vươn ra thị trường thế giới. Nhưng trên thực tế các hoạt động
marketing cũng như hoạt động xúc tiến thương mại tại các doanh nghiệp Việt Nam lại
chưa được đầu tư thích đáng và chưa mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Khi các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chúng ta thì các doanh nghiệp Việt Nam có
môi trường cạnh tranh rất tốt để có thể hoàn thiện và phát triển các doanh nghiệp. Tuy
nhiên bất kỳ một vấn đề gì cũng có tính hai mặt của nó. Chúng ta có điều kiện học hỏi và
phát triển cũng đồng nghĩa với việc đối thủ cạnh tranh của chúng ta có nhiều điểm mạnh
hơn chúng ta về nguồn vốn, nhân lực, quản trị và trình độ chuyên môn rất tốt, các chính
sách marketing cụ thể là các chính sách xúc tiến của họ rất hiệu quả, đúng mục tiêu và
đúng hướng do vậy họ đã có được những thành công rất lớn. Chính vì thế các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung phải phát triển các chính sách marketing cu thể là xây dựng
các chính sách xúc tiến thương mại để có thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường, gia tăng các dịch vụ khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo để
giúp các doanh nghiệp mở rộng thị phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu lợi nhuận
cao. Trong quá trình thực tập tìm hiểu tình hình hoạt động XTTM của Công ty Hoàng Phú
gắn với tình hình chung của hoạt động XTTM chung của nước ta nên chúng tôi quyết định
chọ đề tài: “Phát triển chính sách xúc tiến thương mại dịch vụ thiết kế website của công ty
cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú” làm đề tài luận văn của mình.
2. Xác lập và tuyên bố các vấn đề trong đề tài
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần đầu tư thương mại Hoàng Phú chúng tôi
thấy được một số vấn đề hạn chế của hoạt động XTTM tại công ty Hoàng Phú khiến hiệu
quả mà hoạt động này đem lại vẫn chưa cao như hạn chế về vốn, nguồn nhân lực, quản
trị... Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu XTTM để tạo ra hiệu quả hơn cho
hoạt động Marketing của công ty cũng như giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty
diễn ra tốt hơn và tạo ra lợi nhuận cao cho công ty. Cụ thể luận của chúng tôi cần giải
quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Xác định mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
5
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Thu thập các dữ liệu về hoạt động XTTM của các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và của công ty Hoàng Phú nói riêng.
Phân tích và sử lý các dữ liệu thu thập được từ đó đánh giá thực trạng, điểm mạnh
điểm yếu, cơ hội thách thức của hoạt động XTTM của công ty.
Từ những đánh giá và phân tích đưa ra các các giải pháp đề hoàn thiện và phát triển
tốt nhất hoạt động XTTM của công ty, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và
gia tăng lợi nhuận cho công ty.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với việc nghiên cứu phát triển chính sách xúc tiến thương mại dịch vụ thiết kế
website của Công ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú thì các mục tiêu cần đạt được
khi nghiên cứu đề tài:
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing nói chungvà hoạt động XTTM nói riêng
từ đó phát hiện ra những mặt được và chưa được để từ đó phát huy các mặt mạnh hạn chế
các mặt yếu và đưa các chương trình cũng như các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
XTTM của công ty.
Mục tiêu riêng
o Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến trong hoạt động kinh
doanh tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú. Đưa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của các hoạt động
xúc tiến trong tương lai của Công ty.
o Phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại tại công ty nhằm thu hút
được khách hàng trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng
thị phần và gia tăng lợi nhuận.
o Đánh giá hoạt hoạt động kinh doanh của công ty từ đó có cơ sở đưa ra
các đánh giá chung cho hoạt động XTTM của các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ thiết kế website trên thị trường.
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
6
Hoàng Thị Ngà – K41C2
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở thông tin sơ cấp và dữ liệu khảo sát chúng tôi lựa
chọn đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách xúc tiến thương mại với dịch vụ thiết
kế website của Công ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú nhắm vào đối tượng khách
hàng là tổ chức các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sản phẩm nghiên cứu: Là dịch vụ thiết kế website của công ty cổ phần đầu tư
thương mại Hoàng Phú
Thời gian nghiên cứu: Dưới góc độ tiếp cận môn học marketing để phân tích đánh
giá và hoàn thiện nội dung của quá trình xây dựng chính sách xúc tiến thương mại với
nhóm dịch vụ thiêt kế website của công ty và sử dụng số liệu từ năm 2006 cho tới nay để
nghiên cứu phân tích và đưa ra các giảỉ pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing của
công ty.
Khu vực thị trường: Để thuận lợi cho việc nghiên cứu chính xác hoạt động xúc tiến của
công ty và do hạn chế về mặt thời gian cũng như các số liệu của Công ty…Nên chúng tôi
lựa chọn khu vưc thị trường là Hà Nội để nghiên cứu dựa trên tập khách hàng là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, danh mục
sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục thì bài luận văn của
chúng tôi bao gồm các nội dung sau:
Chương I: Tổng quan về phát triển chính sách xúc tiến thương mại với dich vụ thiết
kế website tại các công ty kinh doanh.
Chương II: Một số vấn đề lý luận về chính sách xúc tiến thương mại tại các Công ty
kinh doanh
Chương III: Các phương pháp nghiên cứu và thực trạng chính sách xúc tiến thương
mại với dịch vụ thiết kế website tại công ty cổ phần đầu tư thương mại
Hoàng Phú.
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
7
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Chương IV: Một số giải pháp nhằm phát triển chính sách xúc tiến thương mại với
dịch vụ thiết kế website tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng
Phú.
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH XÚC
TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY KINH DOANH
2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm của xúc tiến thương mại tại các công ty kinh doanh
Có rất nhiều cách hiểu cũng như các khái niệm khác nhau về XTTM nhưng dưới đây
chúng tôi xin nêu một khái niệm về XTTM như sau:
Xúc tiến thương mại là một lĩnh vực hoạt động Marketing đặc biệt và có chủ đích
được định hướng vào khách hàng, chiêu khách và xác lập mối quan hệ thuận lợi
nhất giữa khách hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng, trọng điểm nhằm phối
hợp, triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing đã lựa chọn cho
công ty.
Bản chất của XTTM là một quá trình truyền thông sử dụng các thông điệp và các phương
tiện truyền thông để chuyển tải các thông tin về doanh nghiệp, các sản phẩm, dịch vụ cũng
như những nét văn hoá đặc biệt của mình tới khách hàng thông qua 5 công cụ của XTTM
• Quảng cáo
• Xúc tiến bán
• Quan hệ công chúng.
• Bán hàng cá nhân
• Marketing trực tiếp
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
8
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Các chương trình truyền thông marketing là một phần của chiến lược marketing và
phải được phối hợp chặt chẽ với các hoạt động khác của marketing. Một công ty có thể
chi một khoản tiền lớn cho quảng cáo, khuyến mại nhưng nếu sản phẩm có chất lượng
kém, giá cả không thích hợp hoăc không có một hệ thống phân phối đầy đủ để đưa sản
phẩm tới khách hàng. Công ty đó sẽ có ít hy vọng thành công. Chính vì điều này cần có
sự tồn tại của truyền thông marketing tổng hợp (IMC) để hiệu quả của XTTM ngày
càng cao hơn.
IMC là sự điều phối các yếu tố chiêu thị khác nhau và các hoạt động marketing khác
nhau để truyền thông tới khách hàng của công ty.
Bản chất của IMC là vậy nhưng lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nó, dưới đây
chúng tôi xin đưa ra định nghĩa của hiệp hội các đại lý quảng cáo Mỹ 4AS là:
“ IMC là khái niệm về sự hoạch định truyền thông nhằm xác định giá trị gia tăng của
một kế hoạch tổng hợp đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau
trong truyền thông như quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền và sự kết hợp của các
thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng và đều đặn, hiệu quả tối đa”
2.1.2 Khái niệm chính sách XTTM
Với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các chính sách XTTM để có thể nghiên cứu một
cách hiệu quả nhất các chính sách XTTM thì trước tiên chúng ta phải hiểu chính sách
XTTM là gì?
Chính sách xúc tiến thương mại là tiến trình phát triển và duy trì một phối thức
XTTM để thu hút khách hàng tiềm năng trên cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực của
công ty nhằm đạt được mục tiêu XTTM và mục tiêu marketing...
(Theo marketing www. chienluoc.com )
2.1.3 Khái niệm website và dịch vụ thiết kế website.
Website được coi là một sản phẩm dịch vụ là hình ảnh của doanh nghiệp, một công
ty, một cá nhân, một tổ chức trên internet…
Các công ty có thể coi website của mình như:
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
9
Hoàng Thị Ngà – K41C2
- Một kênh tiếp thị mới của công ty, được các bạn hàng, đối với khách hàng tiềm năng dễ
dàng đến thăm hơn
- Một cửa hàng của văn phòng, chi nhánh mới trên internet mà không cần đầu tư nhiều cơ
sở vật chất, nhân lực và tiền của.
- Một nơi để uy tín mà không cần đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, tiền của.
- Một nơi để bắt đầu tiến và những lĩnh vực kinh doanh hiện đại trên thế giới như: e-
commerce (thương mại điện tử), B2B, B2C…
- Là nơi để khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của mình đối với khách hàng.
- Việc xây dựng website sẽ tuỳ thuộc vào độ phức tạp và độ lớn của websitetreen internet.
Thiết kế website là việc kết hợp hai yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật để tạo ra một hình ảnh
hoàn hảo của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mình bằng hệ thống hình ảnh đồ hoạ phong
phú với sự sáng tạo của hoạ sỹ.
Thiết kế website gồm 3 bước cơ bản: đăng ký tên miền, hosting (nơi lưu trữ dữ liệu), thiết
kế đồ hoạ và viết code .
Các yếu tố cấu thành nên website bao gồm: banner flash, các danh mục, các module sản
phẩm, tin tức…
2.2 Một số lý thyết về vấn đề XTTM
Bản chất của xúc tiến thương mại là quá trình truyền thông về đặc tính sản phẩm và
doanh nghiệp đến khách hàng nhằm mục tiêu thông tin cho người tiêu dùng về sự
sẵn sàng của sản phẩm thuyết phục khách hàng mua thêm hoặc gợi mở nhu cầu của
họ.
Các yếu tố cơ bản của truyền thông được miêu tả bằng biểu hình sau:
Với hoạt động XTTM có sử dụng 2 loại mô hình là mô hình quá trình XTTM truyền
thống và mô hình kế hoạch XTTM. Dưới đây chúng tôi xin trình bày 2 mô hình này và lựa
chọn một mô hình nghiên cứu.
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
10
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Hình 2.1.1: Mô hình quá trình xúc tiến thương mại (mô hình truyền thống)
Trong đó:
Công ty kinh doanh là chủ thể truyền thông, là bên gửi thông tin cho bên kia
Mã hoá là quá trình chuyển ý tưởng thành những hình thức có tính biểu tượng
Thông điệp là những ký hiệu hoặc những biểu tượng mà bên gửi truyền đi
Phương tiện truyền thông là các kênh truyền thông qua đó thông điệp được truyền từ
người gửi đến người nhận
Giải mã là quá trình người nhận quy ý nghĩa cho các ký hiệu và biểu tượng mà bên kia gửi
tới
Người nhận là người nhận thông điệp do người gửi truyền tới còn được gọi là khán giả
hay công chúng mục tiêu
Phản ứng đáp lại là tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận
thông điệp
Thông tin phản hồi: Là sự đáp ứng của người nhận được trưyền thông trở lại người gửi
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
11
Công ty
kinh
doanh
Mã
hoá
Phương tiện
truyền thông
(Thông
điệp)
Giải mã
Thông tin phản
hồi
Phản ứng đáp lại
Nhiễu
Người
nhận
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Nhiễu là những ảnh hưởng của môi trường hoặc các biến lệch ngoài dự kiến xuất hiện tron
qua trình truyền thông làm cho thông tin không đến được với người nhận khách với thông
tin do người gửi truyền đi.
Qua mô hình tổng quát quá trình XTTM trên ta có thể thấy được rằng thông qua 9 yếu
tố quan trọng của quá trình chúng ta có thể truyền tải thông điệp tới các khách hàng của
mình, như vậy đối tượng tác động của truyền thông hay của XTTM là gì?
Đối tượng tác động của XTTM là:
• Tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
• Nhu cầu của tập khách hàng
• Đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng như sở thích, phong cách …
Trong qua trình truyền thông không thể không nói tới nguồn thông tin, các nguồn
thông điệp và nguồn phát thông điệp phải phù hợp với ngân sách của công ty cũng như
phải tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng từ đó hiệu quả của truyền thông mới được đánh giá
cao tạo ra niềm tin cho tập khách hàng từ đó mới thúc đẩy hành động mua cho khách hàng.
Một yếu tố nữa không thể không nhắc tới trong quá trình XTTM nó ảnh hưởng trực tiếp và
tạo ra các khó khăn cho hoạt động XTTM đó là các rào cả, đó là những khó khăn về:
- Ngân sách, các chương trình quảng cáo của đối thủ cạnh tranh
- Hàng rào trở ngại những khác biệt về ngôn ngữ
- Sự kiểm tra của cơ quan chính phủ
- Những giới hạn về Media kênh truyền tin có thể sử dụng
- Sự không ăn khớp trong kênh phân phối
- Thị hiếu và tập tính tiêu dùng có tính địa phương
- Nhiễu của đối thủ cạnh tranh
- Sức ép khác
Người muốn truyền tải thông tin cần phải cú ý tới các rào cản này để có các biện pháp giải
quyết giúp cho việc mã hoá và hiểu thông tin một cách đúng nhất
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
12
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Hình 2.1.2: Mô hình kế hoạch XTTM
Với 2 loại mô hình này ta có thể thấy mỗi loại có ưu nhược điểm riêng.
Mô hình 2.1.1 là mô hình quá trình XTTM thì các thông điệp mà công ty truyền tải tới số
đông khách hàng khi đó lượng khách hàng nhận được thông tin sẽ nhiều hơn tuy nhiên
lượng khách hàng đó sẽ bao gồm rất nhiều các khách hàng khác nhau trên các đoạn thị
trường khác nhau không nhắm tới khách hàng mục tiêu chính vì vậy mà hiệu quả của thông
điệp truyền thông là chưa cao, đôi khi còn gây tác động ngược lại. Nhưng với mô hình
2.1.2 thì thông điệp sẽ được truyền tải tới tập khách hàng mục tiêu, trên các đoạn thị
trường nhất định khi đó sẽ thu được hiệu quả cao trong quá trình truyền thông mà không
gây ra tác động ngược lai.Với mô hình 2.1.1 thì chịu tác động khá nhiều của các yếu tố gây
nhiễu yếu tố này cũng làm giảm hiệu quả cuả quá trình truyền thông. Chính từ những lý do
trên kết hợp với đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi chọn dạng mô hình 2.1.2 làm mô
hình phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình.
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
13
Quyết định
người nhận
trọng điểm
và lượng
giá sự chấp
nhận hiện
thời
Quyết định
mục tiêu
Quyết dịnh
Ngân quỹ
Quyết định
phối thức
XTTM
Quyết định
nội dung
thông điệp
Quyết định
kênh truyền
thông
Mã Hoá
Phản hồi
Đáp ứng Nhận và
giải mã
Truyền
tải thông
tin
Hoàng Thị Ngà – K41C2
2.3 Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình năm trước
Các tài liệu tham khảo, luân văn khoá trước
Những công trình nghiên cứu của hầu hết các sinh viên những năm trước đây đều cho
thấy rằng họ đã hiểu biết được vai trò của các công cụ xúc tiến, đã đánh giá được những
điểm mạnh, điểm yếu cũng như tình hình thực hiện và sử dụng các công cụ xúc tiến
thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Các đề tài luận văn của các năm trước nghiên
cứu về tình hình xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp của một số bạn sinh viên năm
trước như: Phát triển chính sách xúc tiến thương mại với nhóm hàng kem của công ty CP
MITO tràng tiền của bạn Hoàng Thị Hoài K40 C3, phát triển chính sách XTTM cuả công
ty in cầu giấy… và rất nhiều các công trình nghiên cứu khác nghiên cứu về sách xúc tiến
thương mại với rất nhiều các nhóm sản phẩm khác nhau nhưng chưa có nghiên cứu chính
sách xúc tiến thương mại với dịch vụ thiết kế website. Nhìn chung các công trình đều đã
đưa ra được thực trạng và giải pháp của xúc tiến thương mại, thực trạng của xúc tiến
thương mại tại các doanh nghiệp Việt Nam, lý luận chung về xúc tiến thương mại, thực
trạng hoạt động XTTM và đưa ra được các giải pháp.
Với đề tài phát triển chính sách xúc tiến thương mại với nhóm dịch vụ thiết kế
website tại công ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú của tôi theo kết quả điều tra
phỏng vấn tại công ty thì từ trước tới nay có rất nhiều sinh viên tới thực tập tại công ty
nhưng chưa có đề tài nào làm về vấn đề xúc tiến thương mại mà hầu hết là về vần đề
thương mại điện tử, do vậy thông qua đề tài luận văn của mình tôi muốn đưa ra một số
chính sách và giải pháp để phát triển và hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại với
nhóm dịch vụ thiết kế website của công ty. Giúp công ty đầu tư đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh, gia tăng lượng khách hàng, mở rộng thị phần và gia tăng lợi nhuận.
Thực trạng hoạt động XTTM của công ty
Từ khi thành lập cho tới nay công ty đã tiếp nhận rất nhiều các khoá sinh viên thực
tập làm luận văn tại công ty nhưng chưa có đề tài nào của sinh viên nghiên cứu về hoạt
động XTTM của công ty. Công ty Hoàng phú chuyên kinh doanh về website và các sản
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
14
Hoàng Thị Ngà – K41C2
phẩm phần mềm với hình thức là công ty cổ phần số vồn điều lệ không lớn chính vì vậy
mà việc đầu tư cho các hoạt động XTTM nói riêng cũng như các hoạt động kinh doanh
khác của công ty đều ở mức độ chưa cao, cộng với tính chất của mặt hàng cũng như ngành
nghề kinh doanh nên hoạt động XTTM của công ty còn tồn động khá nhiều bất cập, thực
chất so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thì hoạt động XTTM của Hoàng Phú
được đánh giá khá tốt về các chương trình xúc tiến bán, khuyến mại, PR… tuy nhiên vẫn
tồn đọng một số vấn đề về vốn, nhân lực… nên hiệu quả chưa cao.
Một số hạn chế của tình hình khách thể nghiên cứu
Do hạn chế về mặt không gian cũng như thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu nên
tính khách quan của các tài liệu tham khảo cũng như các luận văn khoá trước làm cho tính
khách quan của chúng chưa cao cộng với hạn chế về cách thức cũng như phương tiện thu
thập thông tin và xử lý thông tin làm cho kêt quản nghiên cứu thấp.
Các đề tài luận văn những năm trước đã có những đánh giá, phân tích về thực trạng
nói chung của các hoạt động XTTM của cá doanh nghiệp nhưng chưa có các dữ liệu hay
nói cách khác là bằng chứng chứng tỏ các thông tin của mình của mình để nâng cao tính
khách quan của luận văn nên năm nay với đề tài luận văn của mình tôi sẽ đưa thêm các câu
hỏi và kết quả phỏng vấn vào bài luận văn của mình để bài luận văn của mình đảm bảo
tính khách quan hơn.
Với những hạn chế nêu trên chúng tôi rút ra bài học cho luận vă của mình là bố trí
sắp xếp thời gian, chi phí hợp lý, vận dụng các một cách chính xác khách quan các kiến
thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn hoạt động của công ty để có thể thu thập thông tin
một cách khách quan và chính xác nhất, sử dụng phương pháp phân tích phù hợp để nhận
thức đúng đắn thực trạng hoạt động XTTM tại công ty từ đó đưa ra được các giải pháp
phù hợp nhất cho hoạt động XTTM của công ty nhằm hoàn thành tốt nhất luận văn của
mình.
2.4 Phân định những nội dung cơ bản nhằm phát triển chính sách xúc tiến thương
mại với dịch vụ thiết kế website của các công ty kinh doanh
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
15
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Với nội dung của đề tài là phát triển chính sách xúc tiến thương mại với dịch vụ thiết
kế website của công ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú trên thị trường Hà Nội thì
tôi lựa chọn nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau:
Xác định đối tượng tác động mục tiêu
Xác định mục tiêu XTTM và ngân quỹ Xúc tiến
Xác định phối thức XTTM
Xác lập và lựa chọn thông điệp và các kênh truyền thông
Triển khai các chương trình XTTM
Đánh giá hiệu quả của các chính sách XTTM
2.4.1 Xác định đối tượng tác động mục tiêu
Đối tượng tác động mục tiêu của hoạt động XTTM chính là tập khách hàng mục tiêu
mà công ty nhắm tới và cũng chính là đối tượng nhận các thông điệp truyền thông họ là
những người mà nguồn phát muốn chia sẻ, phân phát các ý tưởng hay thông tin tới. Là
những người đọc, nghe, nhìn, thấy các thông điệp truyền thông và giải mã chúng theo tư
duy của mình.
Để hoạt động XTTM hiệu quả thì truyền thông phải hiệu quả muốn làm được điều này thì
các doanh nghiệp phải biết đối tượng mục tiêu để có thể cách thức thông tin một cách hiệu
quả
Việc xác định đối tượng tác động mục tiêu được chia ra làm 3 công đoạn sau:
Thứ nhất: Quyết định ai là người nhận trọng điểm là việc lựa chon thị trường trọng điểm
và trong các đoạn này sẽ có các tập khách hàng tương ứng bởi vậy trở thành tập người
nhận trọng điểm cho các chương trình XTTM của công ty và các dang thức khác nhau cho
các đoạn thị trường khác nhau sẽ được vận dụng thích hợp.
Thứ hai: Nghiên cứu những chấp nhận của tập người trọng điểm về mặt hàng
Hầu hết các công ty đều đạt được các kích thước thị phần xác định, những thay đổi trong
thị phần phản ánh những hiệu lực hợp nhất của các hoạt động công ty và các đối thủ cạnh
tranh cùng những thay đổi trên thị trường, bán sao những thay đổi từ thị trường và những
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
16
Hoàng Thị Ngà – K41C2
thay đổi của khách hàng có nguyên nhân từ các chương trình XTTM của công ty và đối thủ
cạnh tranh đòi hỏi phải gia cố thêm các dữ kiện từ khách hàng, muốn vậy phải thực hiện
một quan trắc người tiêu dùng để đáp ứng với một hỗn hợp nhãn hiệu để chỉ ra % người
tiêu dùng biết về chúng, % người tiêu dùng có ý định lớn nhất về một nhãn hiệu và thị
phần kỳ vọng của nó. Bằng phương pháp này phân tích hành vi trội để xem xét sự chấp
nhận của khách hàng về các mặt hàng và nhãn hiệu xác định.
Thứ 3: Nghiên cứu những chấp nhận về hình ảnh công ty
Một phần quan trọng của sự phân tích quyết định người tiêu dùng trọng điểm là đánh giá
về hình ảnh thái độ hiện có của công ty với đối thủ cạnh tranh, những thái độ của công
chúng và hành vi của họ với đối với một mục tiêu thường bị ràng buộc bởi những tin tưởng
của họ về đối tượng.
Đối tượng tác động mục tiêu có thể là cá nhân hay nhóm:
Đối tượng mục tiêu là cá nhân có nhu cầu đặc trưng đòi hỏi truyền thông trực tiếp
mặt đối mặt và thường được thực hiện thông qua các hoạt động chào hàng. Có thể
sử dụng các hoạt động truyền thông khác như quảng cáo để thu hút sự chú ý của đối
tượng, nhưng thông điệp chi tiết vẫn phải do nhân viên chào hàng truyền tải để đáp
ứng những nhu cầu thông tin riêng biệt của từng khách hàng. Các sản phẩm như bảo
hiểm, dịch vụ tài chính, bất động sản, truyền thông theo cách này.
Đối tượng là nhóm, tổ chức người làm tiếp thị lên truyền thông đến cấp độ nhóm
(công ty có khách hàng là các doang nghiệp và tổ chức). Các công ty cần phải biết
những ai trong nhóm ra quyết định mua hàng, mỗi người tham gia quyết định ở giác
độ nào.
Đối với khách hàng là từng nhóm nhỏ quy mô ít thường được gọi là ngách thị
trường có thể thực hiện truyền thông qua hoạt động chào hàng hay thư trực tiếp.
Đối với đối tượng đông đảo của từng phân khúc thị trường sử dụng các phương tiện
truyền tin đại chúng để truyền thông dưới hình thức quảng cáo hay tuyên truyền.
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
17
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Nhờ các phương tiện này các nhà làm marketing có thể truyền tải thông điệp tới
hàng triệu người một lúc.
2.4.2 Xác định mục tiêu của XTTM và ngân quỹ XTTM
Xác định mục tiêu của XTTM việc xác định mục tiêu nghiên cứu được thực hiện
theo quy trình sau:
Hình: 2.4.2 quy trình định mục tiêu chương trình XTTM của công ty
Từ quy trình ta có thể thấy rằng trước hết các mục tiêu này phải xuất phát và phù hợp với
mục tiêu của Marketing – Mix và từ đó phân công phát triển định theo cho từng công cụ
theo liều lượng thứ tự và cường độ phối thức khác nhau của các mục tiêu sau:
- Bảo đảm danh tiếng của một mặt hàng hay của một nhãn hiệu.
- Làm nổi bật một yếu tố, một đặc tính của một mặt hàng hay một nhãn hiệu
- Đưa lại một hình ảnh cho một mặt hàng hay một nhãn hiệu, một công ty.
- Kích đẩy sự thương mại hoá sản phẩm
- Kích đẩy những hình thức khác của giao tiếp
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
18
Môi trường
Marketing
ngoại vi
công ty
Mục tiêu
chung của
công ty
Môi trường
marketing
nội tại của
công ty
Mục tiêu
marketing
của công ty
Mục tiêu
marketing
xúc tiến
Mục tiêu
quảng cáo
Mục tiêu
xúc tiến bán
Mục tiêu
chào hàng
trực tiếp
Mục tiêu
quan hệ
công chúng
Phối thực
giao tiếp
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Thông thường các công ty thương mại khi xác định mục tiêu XTTM hình thành bằng cách
tạo hiệu ứng giao tiếp truyền tin, thuyết phục và thay đổi tiền định vị mua hàng
Xác lập ngân quỹ xúc tiến
• Các phương pháp xác định ngân quỹ
+ Phương pháp giống như lần trước; tức là áp dụng mức ngân quỹ cho xúc tiến giống
kỳ trước hoặc năm trước.
+ Phương pháp phần trăm doanh thu: là việc sử dụng phần trăm doanh thu để chi cho
hoạt động XTTM
+ Phương pháp tuỳ khả năng; tức là tuỳ vào khả năng của doanh nghiệp mà sử dụng
chi phí cho hoạt động XTTM
+ Phương pháp ngang bằng cạnh tranh: Áp dụng mức chi phí cũng như cách thức
quảng cáo quảng cáo giống và ngang bằng với đối thủ cạnh tranh.
• Thủ tục hoạch định các công cụ XTTM
+ Nên ngân sách chung từ các công việc.
+ Xác định ngân sách cho từng hoạt động từ ngân sách chung.
2.4.3 Phối thức XTTM
Bản chất của phối thức XTTM
Mỗi công cụ xúc tiến thương mại đều có đặc điểm riêng và tạo ra những hiệu ứng
truyền thông khác nhau người làm marketing phải căn cứ vào bản chất và tầm ảnh hưởng
của từng công cụ xúc tiến để phối hợp cho hiệu quả với tình hình của công ty. Bản chất của
phối thức XTTM là tạo lập một phương thức hiện hữu với 5 công cụ của phối thức XTTM
tuỳ theo sự tác động của các nhân tố mà công ty lựa chọn tỷ lệ liều lượng đóng góp của các
công cụ là khác nhau. Chính vì vậy mà vệc xác lập phối thức XTTM phải xác định các yếu
tố sau:
2.4.3-1 Các yếu tố quyêt định phối thức XTTM
Các công ty phải xem xét nhiều yếu tố khi quyết định pha trộn và triển khai phối thức
XTTM của mình. Đó là các yếu tố:
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
19
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Thị trường
hàng tiêu
dùng
Thị trường
hàng kỹ
nghệ
Tầm quan trọng tương đối
Hình 2.4.1-3: Tầm quan trọng tương đối của các công cụ XTTM
Đặc trưng cặp mặt hàng - thị trường hiệu năng của công cụ XTTM thay đổi
tuỳ theo thị trường tiêu dùng hay thị trường kỹ nghệ, sự khác biệt này thể hiện
rõ trong biểu đò hình 2.4.3, các công ty thương mại hàng tiêu dùng thường
dùng phần lơn chi phí cho chàm hàng trực tiếp, quảng cáo kế đó là xúc tiến
bán rồi đến PR. Các công ty kinh doanh hàng kỹ nghệ thì ưu tiên cho bán hàng
trực tiếp , xúc tiến bán quảng cáo và cuối cùng là PR nói chung chào bán hàng
trực tiếp được dùng phổ biến cho các loại mặt hàng có giá trị cao, chất lượng
cao nhiều rủi ro và trong thị trường có số người bán ít nhưng quy mô lớn, mặc
dù quảng cáo ít vai trò hơn trong thị trường kỹ nghệ nhưng nó vẫn giữ một vai
trò trọng yếu, quảng cáo tạo ra sự hiểu biết về sản phẩm và mở ra các đầu mối
mua hàng, sự hợp thức hoá và sự tin cậy.
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
20
Cổ động
Quảng cáo
Xúc tiến bán
Marketing trực tiếp
Cổ động
Xúc tiến bán
Marketing trực tiếp
Quảng cáo
Chiêu khách
Chiêu khách
Hoàng Thị Ngà – K41C2
2.4.3-2 Các cơ chế giao tiếp kéo - đẩy
Phối thức XTTM thương mại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của việc công ty chọn cơ
chế kéo, để tạo ra mức doanh thu mặt hàng, hai cơ chế được đối chiếu nhau. Cơ
chế đẩy đòi hỏi việc sử dụng lực lượng bán hàng và quảng cáo thương mại năng
động để đẩy mặt hàng qua các kênh về phía người tiêu dùng trọng điểm, cơ chế
kéo đòi hỏi chi phí nhiều vào việc quảng cáo và khuyếch chương người tiêu dùng
để tạo nên nhu cầu thị trường
Cơ chế đẩy
Cơ chế kéo
2.4.3- 3 Các giai đoạn chấp nhận và sẵn sàng của người mua
Hiệu năng so với chi phí của của các công cụ XTTM sẽ thay đổi tuỳ theo các giai
đoạn khác nhau trong mức sẵn sàng của người mua cho thấy độ hiệu năng tương
đối của 4 công cụ XTTM quảng cáo, PR - giữ vai trò quan trọng nhất trong gia
đoạn tạo sự biết, giai đoạn hiểu ở người tiêu dùng chịu ảnh hưởng đầu tiên của
quảng cáo, chào hàng giữ vai trò thứ 2, giai đoạn tin của khách hàng chịu ảnh
hưởng của marketing trực tiếp theo sát đó là quảng cáo cuối cùng là kết thúc bán
hàng là chức năng của chào hàng, rõ ràng chào bán trực tiếp dù khá tốn kém cần
phải tập trung vào giai đoạn sau thuộc tiến trình mua của người tiêu dùng.
2.4.3- 4 Các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
21
Công ty SX
giao tiếp
năng động
Công ty bán
buôn giao
tiếp năng
động
Công ty bán
lẻ giao tiếp
năng động
Người tiêu
dùng
Công ty SX
giao tiếp
năng động
Công ty
Bán buôn
Công ty bán
lẻ
Ngưòi tiêu
dùng
Hoàng Thị Ngà – K41C2
HIệu năng của các công cụ XTTM qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống
của sản phẩm là khác nhau. Trong giai đoạn giơi thiệu thì quảng cáo và PR là cần
thiết, trong giai đoạn tăng trưởng quảng cáo và PR tiếp tục giữ vai trò chủ đạo
trong khi Xúc tiến bán có thể giảm bớt vì ít cần tới kích thích nhất thời. Trong giai
đoạn chín muồi xúc tiến bán khôi phục lại tầm quan trọng so với quảng cáo, khách
hàng mua đã biết tới nhãn hiệu quảng cáo chỉ mang tính chất nhắc nhở.
2.4.4 Xác lập và lựa Thông điệp có thể chon thông điệp và kênh tryền thông
2.4.4-1 Xác lập và lựa chọn thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông là những thông tin mà nguồn phát thông điệp muốn truyền
tải
Xác lập các thông điệp phải chú ý tới một số yếu tố sau:
Thứ nhất: Xác lập nội dung thông điệp, Người phát thông điệp phải phác hoạ ra một
gợi dẫn hay một chủ đề nhằm tạo sự kỳ vọng đáp, có thể phân biệt 4 loại dẫn :
những gợi dẫn duy lý trí, những gợi dẫn cảm tính, những gợi dẫn, những gợi dẫn
đạo đức.
Thứ 2: Cấu trúc thông điệp, Hiệu năng của thông điệp cũng phụ thuộc vào cấu trúc của
nó, người phát ngôn phải quyết định 3 vấn đề
- Có nên đưa kết luận rõ ràng hay để người nhận tự kết luận đưa ra một kết luận thì
thường hiệu quả hơn.
- Trình bày luận chứng theo kiểu đơn tuyến hay song tuyến thông thường luận chứng
đơn tuyến có hiệu quả đạt hiệu quả trong việc giới thiệu mặt hàng.
- Luận chứng đanh thép: thường dùng để giới thiệu đầu thông điệp tạo được chú ý
mạnh
Hình thức thông điệp
Người phát ngôn phải lựa chọn một hình thức sôi động cho thông điệp trong một
quảng cáo in ấn người phát ngôn phải chọn tiêu đề, màu sắc, minh hoạ để thu hút
người xem. Để thu hút sự chú ý thì quảng cáo cấn có tính mới lạ, tương phản,
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
22
Hoàng Thị Ngà – K41C2
hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn, hình thức khác thường, hình dáng, kích thước, màu
sắc thông điệp phải ấn tượng…
2.4.4- 2 Lựa chọn kênh truyền thông
Kênh phát là phương tiện mà thông điệp được truyền đi từ nguồn phát hay người gửi
tới tận người nhận.
Có 2 loại kênh truyền thông là:
Kênh trực tiếp (kênh cá nhân): là kênh tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt với cá nhân hay nhóm
khách hàng mục tiêu
Kênh gián tiếp (Kênh phi cá nhân): Là kênh không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người gửi
và người nhận như các phương tiện truyền tin đại chúng.
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, đối tương mục tiêu, dạng thông điệp và chi phí của mỗi công ty
mà có thể lựa chọn các kênh truyền thông khác nhau.
Công ty muốn nhắm tới nhiều đối tượng khách hàng cùng một lúc có thể chọn kênh gián
tiếp nhưng loại hình kênh này chi phí sẽ cao. Công ty muốn nhắm tới một nhóm khách
hàng cụ thể có thể sử dụng kênh trực tiếp hay kênh xã hội để truyền tải thông tin tới khách
hàng.
2.4.5 Triển khai các chương trình XTTM
Việc triển khai các chương trình XTTM được thực hiện theo các nội dung sau:
• Xác định thời gian thực hiện các chương trình XTTM
Xác định thời gian kéo dài chương trình XTTM bước này rất quan trọng nếu thời
gian ngắn quá sẽ có các công cụ bị bỏ dở mất cơ hội nếu kéo dài quá lâu tác dụng thôi thúc
mua hàng của khách hàng bị suy giảm nhiều
• Xác định ngân quỹ cho XTTM giống phần 2.4.3 -2 xác định ngân quỹ XTTM
• Xác định đối tượng thực hiện các chương trình XTTM thương là ai?
• Xác định các kênh truyền thông sẽ thực hiện các chương trình XTTM
2.4.6. Đánh giá hiệu quả cuả các chính sách XTTM
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
23
Hoàng Thị Ngà – K41C2
Việc đánh giá hoạt động XTTM của các doanh nghiệp là cần thiết đối với hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh giá tình hình thực hiện cũng như phát triển của
chính sách XTTM của các doanh nghiệp trên thị trường nói chung và đánh giá về hoạt
động XTTM với công ty CP đầu tư thương mại Hoàng Phú nói riêng,
Đánh giá hiệu quả các chính sách XTTM bao gồm các công việc chủ yếu sau:
- Kiểm tra các chương trình XTTM của các công ty
- Phân tích các điểm đã đạt được của các chính sách XTTM, những vấn đề còn tồn tại
các chính sách của công ty, sau đó so sánh với các mục tiêu đặt ra của các chính sách
XTTM
- Có thế đánh giá thông qua hai cách: Điều tra nghiên cứu người tiêu dùng, dựa vào
doanh số hoạt động kinh doanh của công ty trước và sau khi thực hiện các chương trình
XTTM.
CHƯƠNG 3; PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XTTM VỚI DỊCH VỤ THIẾT KẾ
WEBSITE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
24
Hoàng Thị Ngà – K41C2
HOÀNG PHÚ
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề XTTM tại công ty cổ phần đầu tư
thương mại Hoàng Phú.
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Phú chúng tôi
có nghiên cứu hoạt động xúc tiến thương mại thông qua phương thức
Phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
thông qua điều tra phỏng vấn.
Phương pháp Phân tích; từ kết quả phiếu điều tra phỏng vấn chúng tôi xử ký
các dữ liệu sau đó đưa ra các nhận xét
Phương pháp luận cơ bản
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp mô hình hoá, phương pháp ngoại suy…
3.1.1 Điều tra sơ cấp
Mục tiêu của quá trình điều tra sơ cấp đó là thu thập các thông tin về chương trình
XTTM từ khách hàng cũng như nhân viên của công ty từ đó có các số liệu để đánh
giá thực trạng hoạt động XTTM của công ty.
Phương pháp tiến hành: chúng tôi sử dụng 2 phương pháp chủ yếu đó là phương
pháp điều tra khách hàng của công ty và phương pháp phỏnh vấn trực tiếp nhân viên
của công ty.
Mẫu: Mẫu nghiên cứu của chúng tôi như sau
- Với khách hàng của công ty chúng tôi điều tra 25 khách hàng đã sử dụng dịch vụ
của công ty trên địa bàn Hà Nôi.
- Với phiếu phỏng vấn của công ty chúng tôi điều tra 5 nhân viên của công ty tại các
phòng ban khác nhau.
Thu thập thông tin: chúng tôi tiến hành thông tin như sau
Khoa Kinh Doanh Thương Mại
25