Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.13 KB, 64 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Lâm Nghiệp, để đánh giá
kết quả học tập và hoàn thiện quá trình đào tạo, gắn công tác nghiên cứu khoa
học với sản xuất thực tiễn. Theo nguyện vọng bản thân, được sự đồng ý của
giáo viên hướng dẫn cũng như sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên”
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
em còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Ths.
Nguyễn Văn Hợp cùng các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh. Đến nay khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Nguyễn Văn Hợp, các thầy cô Khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh cùng các bạn đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành tốt
khóa luận này. Cháu xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cùng các
cô chú trong toàn Công ty đã tận tình giúp đỡ cháu trong thời gian qua.
Do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, khóa luận này của
em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để khóa luận này
hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
Khi thế giới thương hiệu ngày càng mở rộng, hình ảnh của bạn phải
càng nổi bật và khác biệt, có như vậy bạn mới không phải lo lắng đứng nhìn
các đối thủ cạnh tranh cướp đi những khách hàng "đáng quý" của mình. Và
hơn thế nữa, con người luôn có xu hướng thích lựa chọn những gì phù hợp
với hơn nhưng cũng không quá tầm thường. Vậy làm cách nào để thu hút họ
đến với bạn? Theo tôi, điều đó phụ thuộc phần nhiều vào việc bạn xác lập
hình ảnh thương hiệu của mình trong tâm trí những người tiêu dùng. Cũng vì


vậy, bạn càng hiểu rõ cách người tiêu dùng suy nghĩ về thương hiệu, bạn sẽ
càng dễ dàng hình dung ra được những công việc bạn cần phải làm sau đó.
Các thương hiệu mạnh như Disney, Nike, Apple thường chiếm một vị trí ưu
tiên độc nhất và bền vững trong tâm trí con người, nhưng làm thế nào để đạt
được ngôi vị độc tôn trên và những yếu tố nào quy định sự khác biệt giữa các
thương hiệu bình thường với một thương hiệu tầm cỡ như BMW? Để làm
được việc đó họ cần có một phương thức để sản phẩm của họ gây chú ý đến
khách hàng, chất lượng sản phẩm được tôn vinh và đi sâu và tâm trí của
khách hàng, khi tiêu dùng sản phẩm thì khách hàng luôn sử dụng các sản
phẩm của họ, mà không bị nhằm lẫn vào bất cứ sản phẩm nào của đối thủ
cạnh tranh.
Việc một doanh nghiệp, một công ty khẳng định được giá trị thương
hiệu của mình trên thị trường đã là một thành công. Nhưng việc duy trì và
phát triển thương hiệu để nó đi vào lòng người tiêu dùng lại là một vấn đề khó
khăn đòi hỏi cần có những biện pháp, mục tiêu, chiến lược đúng đắn và kịp
thời thì mới có thể đứng vững và phát triển được. Phát triển thương hiệu là
2
một khâu quan trọng trong việc khẳng định giá trị của thương hiệu trên thị
trường. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng phù hợp, cũng thành
công đối với các công ty nhất là trong thời kỳ hội nhập, mở cửa hiện nay.
Công ty cổ phần Trà Than Uyên hiện nay là một trong những công ty
hàng đầu của ngành chè Việt Nam. Sản phẩm chính của Công ty là trà Shan
Tuyết Than Uyên sản xuất với nhiều phương pháp khác nhau đều đạt chất
lượng cao. Công ty luôn nỗ lực hết mình để xây dựng thương hiệu Trà Shan
Tuyết Than Uyên vững mạnh, khẳng định thương hiệu trên thị trường và giữ
vững danh hiệu “Hàng Nông, Lâm sản chất lượng cao và uy tín thương mại”.
Xuất phát từ những tìm hiểu thực tiễn về Công ty cổ phần Trà Than
Uyên, được sự nhất trí của Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh và thầy giáo
hướng dẫn, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phát triển thương hiệu sản
phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên”.

2. Mục tiêu của khóa luận
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh, công tác xây dựng và phát
triển thương hiệu của Công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
phát triển thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thương hiệu và phát triển thương hiệu
trong doanh nghiệp;
- Đánh giá hiện trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Đánh giá công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của
Công ty hiên nay;
- Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm.
3. Đội tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là công tác xây dựng và phát triển thương hiệu
sản phẩm của Công ty.
3
- Đề tài tập trung nghiên cứu sản phẩm Trà Shan Tuyết Than Uyên
trong phạm vi thị trường nội địa.
4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công ty Cổ phần Trà Than Uyên. Đ/c: Thị trấn Tân Uyên,
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Thời gian: Nghiên cứu quá trình xây dựng
phát triển thương hiệu sản phẩm của Công ty từ năm 2008 đến năm 2010.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thương hiệu và phát triển thương hiệu
sản phẩm trong doanh nghiệp;
- Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần Trà Than Uyên;
- Nghiên cứu tình hình hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu;
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thương
hiệu sản phẩm.
6. Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp kế thừa
- Kế thừa các tài liệu đã công bố về vấn đề nghiên cứu tại Công ty;
- Kế thừa các số liệu, báo cáo về tình hình tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
6.2 Phương pháp khảo sát thực tiễn
Khảo sát thực tiễn tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty, thăm dò
nhận thức của Công ty về vấn đề thương hiệu, thu thập các số liệu trên các
chương trình xây dựng thương hiệu.
Thực hiện việc nghiên cứu thị trường với mẫu là 100 phiếu thăm dò
người tiêu dùng trong kỳ hội chợ hàng nông sản các tỉnh biên giới phía Bắc
được tổ chức tại Lai Châu năm 2011. Bên cạnh đó là thu thập dữ liệu thứ cấp,
quan sát thực tế, phân tích tổng hợp từ các số liệu được phép tiếp cận và
những thông tin mà Công ty cho phép tiết lộ kết hợp với tham khảo các thông
tin từ sách, báo, tạp chí và Internet,…
6.3 Phương pháp chuyên gia
4
- Tham khảo ý kiến ban lãnh đạo, nhân viên Công ty.
6.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Kiểm tra phân loại các số liệu đã thu thập;
- Tổng hợp hệ thống hóa tài liệu bằng phương pháp thống kê - phân
tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu mức độ ảnh hưởng, tình hình biến động của
hiện tượng và mức độ quan hệ ảnh hưởng của chúng;
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dựa trên số liệu về các chỉ
tiêu tài chính trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty;
- Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu của năm chọn
so với năm gốc;
- Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở đề ra một số biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
5
CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU
1.1. Thương hiệu là gì?
1.1.1. Khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu là một thuật ngữ phổ biến trong Marketing. Theo hiệp hội
Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng
hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và
phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với
hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”.
Một thương hiệu được cấu thành bởi hai phần:
- Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào
thính giác của người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu, đoạn
nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác.
- Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có
thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng
thiết kế, bao bì và các yếu tố nhận biết khác.
1.1.2. Đặc điểm thương hiệu
- Là loại tài sản vô hình, có giá trị ban đầu bằng không. Giá trị của nó
được hình thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các phương
tiện quảng cáo.
- Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm
ngoài phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng.
- Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của
người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được yêu
thích, tiếp xúc với hệ thống các nhà phân phối, và qua quá trình tiếp nhận
những thông tin về sản phẩm.
- Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi cùng với
sự thua lỗ của các công ty.
6
1.1.3. Chức năng, vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu
Sự ra đời của thương hiệu với mục đích định vị các sản phẩm đánh dấu

sự phát triển không ngừng của xã hội. Cũng như tên gọi của con người,
thương hiệu là tên gọi của các sản phẩm, xa hơn nữa nó là hình ảnh của cả
một tổ chức - người chủ sở hữu thương hiệu đó. Hình ảnh đó được mang đi
khắp nơi trên toàn thế giới mang lại lơị ích cho tất cả các đối tượng trong xã
hội. Theo đó, thương hiệu có những chức năng quan trọng sau:
- Nhằm phân đoạn thị trường: Thương hiệu đóng một vai trò tích cực
trong chiến lược phân đoạn thị trường, đây là công việc đầu tiên của quá trình
xây dựng thương hiệu vì nó cho biết thương hiệu muốn gửi gắm thông điệp gì
qua sản phẩm và dịch vụ. Các công ty đưa ra một tổ hợp những thuộc tính lý
tưởng về các thế mạnh, lợi ích và đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ phù
hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể, đồng thời tạo ra những
dấu hiệu và sự khác biệt nhất định trên sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý
của những khách hàng tiềm năng.
- Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm:
Các thương hiệu được biết đến khi sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị
trường. Thương hiệu đóng vai trò như một tấm lá chắn, bảo hộ cho sự đổi mới
dưới dạng bảo hộ sở hữu trí tuệ, biểu hiện cho sự năng động, sáng tạo, không
ngừng đổi mới.
- Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng: Việc nhận biết một
thương hiệu ảnh hưởng đến nhận thức về những sản phẩm trong tương lai.
- Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm: Thương hiệu chứa
đựng trong nó những thông tin về sản phẩm. Một thương hiệu lớn phải truyền
tải được nội dung, phương hướng chiến lược, những cam kết và tạo được
danh tiếng trên mọi thị trường.
- Là một cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng: Những chương
trình quảng bá thương hiệu thực sự được xem như một cam kết trước khách
hàng. Nếu công ty thực hiện đúng cam kết đem đến cho khách hàng sự thỏa
7
mãn khi tiêu dùng sản phẩm thì chắc chắn thương hiệu sẽ nhận được những
cảm nhận tốt đẹp, sự trung thành từ phía khách hàng.

*) Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Thương hiệu đã và đang trở thành thứ tài sản vô hình quan trọng và vũ
khí cạnh tranh sắc bén nhất của các doanh nghiệp trên thương trường. Nhà
kinh tế học Kevin Lane Keller đã nói: “Càng ngày các doanh nghiệp càng
nhận thấy rằng một trong những tài sản quý giá nhất của họ chính là thương
hiệu”. Thương hiệu đã thay thế yếu tố chất lượng để chiếm vị trí số một trong
cạnh tranh. Thương hiệu đồng nhất với lòng tin của khách hàng. Thực tế
những năm qua đã minh chứng cho điều đó rất rõ, dù một số sản phẩm của
Việt Nam xuất hiện trên thị trường nhiều nước, chất lượng tốt nhưng đa số
người tiêu dùng trên thế giới chưa biết đó là hàng Việt Nam. Hàng của chúng
ta vẫn phải xuất khẩu dưới những tên hiệu nổi tiếng khác, do vậy chúng ta đã
phải chịu rất nhiều thiệt thòi: giảm doanh thu, phụ thuộc vào các công ty nước
ngoài, gánh chịu hậu quả nặng nề hơn những doanh nghiệp có thương hiệu
khác. Khi thị trường tiêu thụ khó khăn, đặc biệt về lâu dài, doanh nghiệp khó
có thể mở rộng, phát triển lớn mạnh trong tương lai.
Ngược lại, doanh nghiệp nào có ý thức đầu tư cho việc quảng bá
thương hiệu thì uy tín, hình ảnh của họ trên thị trường sản xuất được củng cố.
Khi doanh nghiệp đã có được một thương hiệu mạnh, thì sức mạnh thương
hiệu sẽ mang lại sự phát triển bền vững và rộng khắp cho người sở hữu nó.
Năng lực cạnh tranh bằng thương hiệu là danh tiếng, uy tín dựa trên tổng hợp
tất cả sự khác biệt và những nét đặc trưng đã được khách hàng chấp nhận.
Lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu của công ty thể hiện ở:
- Tính chất độc đáo của sản phẩm có thương hiệu sẽ được pháp luật
bảo hộ tránh sự sao chép bất hợp pháp;
- Giảm bớt các chi phí Marketing, vì mức độ biết đến và trung thành
với nhãn hiệu đã cao;
- Ưu thế trong đàm phán với nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh;
8
- Tăng giá trị hàng hoá, vì người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều để mua
sản phẩm mà họ đã tin cậy hơn là lựa chọn sản phẩm mà họ chưa biết nhiều

dù giá rẻ hơn;
- Thương hiệu giúp người bán thu hút một nhóm khách hàng trung
thành;
- Thương hiệu giúp phân khúc thị trường;
- Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp khi xảy ra
tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ;
- Thương hiệu là công cụ để nhận diện và khác biệt hóa sản phẩm, là
phương tiện bảo vệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng của sản phẩm,
khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng, đưa sản phẩm ăn sâu vào
tâm trí khách hàng, là nguồn gốc của việc tăng lợi nhuận.
*) Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng.
Người tiêu dùng là người được lợi vì trong chiến lược thương hiệu thì
nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng là yếu tố được xem xét hàng đầu.
Người mua có thể đánh giá chất lượng hàng hoá bằng thương hiệu, đặc
biệt khi họ không thể phán xét các đặc điểm của sản phẩm ngay khi mua
hàng. Không có thương hiệu việc chọn sản phẩm sẽ rất khó khăn bởi người
tiêu dùng không biết lấy gì để đảm bảo rằng họ đã mua đúng sản phẩm mà
mình muốn. Vấn đề sẽ rất đơn giản khi đó là một thương hiệu nổi tiếng, đã có
được sự tin cậy của người tiêu dùng, tức là đã có được sự bảo chứng.
Người mua được quyền lựa chọn nhiều sản phẩm vô cùng phong phú.
Thương hiệu thể hiện sự khác biệt là điều kiện buộc các doanh nghiệp đi vào
chiều sâu và mở rộng đa dạng hoá sản phẩm. Điều này mang lại lợi ích cho cả
người sản xuất và người tiêu dùng vì người sản xuất tập trung tất cả các
nguồn lực của mình vào một loại sản phẩm sẽ nâng cao chất lượng, cải tiến,
đa dạng mẫu mã, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn, đến lượt mình người tiêu
dùng sẽ lựa chọn người sản xuất đó. Tiết kiệm thời gian là một ưu điểm nữa
9
của việc tiêu dùng hàng có thương hiệu. Người tiêu dùng thấy mệt mỏi khi
phải tốn nhiều thời gian lựa chọn hàng hoá mỗi khi mua sắm. Thương hiệu
giúp người mua xác định sản phẩm nào họ ưa thích, và nhanh chóng có được

sản phẩm thoả mãn nhu cầu của họ.
Ngoài ra thương hiệu còn giúp giảm rủi ro cho khách hàng, giúp họ biết
được xuất xứ hàng hoá. Mua hàng có thương hiệu rõ ràng đồng nghĩa với việc
sản phẩm đó sẽ được bảo hành trong một thời gian. Khách hàng có thể gửi
yêu cầu tới công ty khi chứng minh được là hàng đã mua không đảm bảo chất
lượng như người sản xuất hay người cung cấp cam kết.
Đối với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làm
thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm. Với người tiêu
dùng, thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống của họ
trở nên thuận tiện và phong phú hơn.
1.2. Giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu
thương hiệu này. Có 6 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới, tham gia duy
trì khách hàng trung thành, đưa chính sách giá cao, mở rộng thương hiệu, mở
rộng kênh phân phối, tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh.
Sơ đồ 01: Giá trị thương hiệu
10
Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu thể
hiện qua:
- Nhận thức thương hiệu: Nhận thức thương hiệu là yếu tố đầu tiên nói
lên khả năng một khách hàng có thể nhận dạng, phân biệt những đặc điểm của
một thương hiệu trong một tập các thương hiệu có mặt trên thị trường.
- Chất lượng cảm nhận: Chất lượng cảm nhận là yếu tố mà khách hàng
làm căn cứ để ra quyết định tiêu dùng. Nhiều nhà nghiên cứu tại Mỹ đã chứng
minh rằng nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng được coi như một yếu
tố quan trọng nhất góp phần tăng lượng lợi nhuận trên vốn đầu tư của công ty,
quan trọng hơn cả thị phần, hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D) hay chi
phí cho Marketing.
- Lòng đam mê thương hiệu: Một thương hiệu mạnh có thể tạo được sự
thích thú cho khách hàng mục tiêu, làm cho họ có xu hướng tiêu dùng nó và

tiếp tục dùng nó. Đặc tính này của thương hiệu được thể biểu diễn bằng khái
niệm “sự đam mê thương hiệu”. Đam mê thương hiệu có thể bao gồm ba
thành phần theo hướng thái độ: sự thích thú, dự định tiêu dùng, và trung thành
thương hiệu. Trong đó, lòng trung thành của thương hiệu đóng vai trò quan
trọng trong sự thành công của thương hiệu.
Lòng đam
mê TH
Chất lượng
cảm nhận
Nhận thức
Thương hiệu
11
1.3. Phát triển thương hiệu như thế nào?
1.3.1 Tại sao phải phát triển thương hiệu
Sự bình đẳng trong kinh doanh, cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi
doanh nghiệp phải đứng vững trên thị trường. Vì vậy, công tác xây dựng
thương hiệu không chỉ dừng lại ở xây dựng phương án cung cấp dịch vụ hàng
hóa giá thấp mà phải phát triển thương hiệu dựa trên giá trị cảm nhận về sản
phẩm. Phát triển thương hiệu là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính
hữu hình cũng như vô hình với mục đích để khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ
theo một cách thức thú vị, có ý nghĩa và hấp dẫn. Nếu chỉ dựa vào uy tín
trong kinh doanh không đảm bảo sự thành công trong tương lai vì thế giới
luôn vận động thay đổi không ngừng. Bản thân thương hiệu là những tài sản
chiến lược, có thể mang lại cả những lợi ích về quyền lực, tài chính. Chúng
thúc đẩy sự phát triển bằng việc thay thế “lực đẩy” bằng “lực kéo”. Công ty
quản lý được cảm nhận bên ngoài của người tiêu dùng về hình ảnh của công
ty cũng như giá trị công ty mang lại cho xã hội.
Phát triển thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối
với người tiêu dùng, tạo ra một sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với hàng
hoá của doanh nghiệp. Điều đó giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc

mở rộng thị trường cho hàng hoá của mình.
Một thương hiệu thành công được yêu thích sẽ mang lại những lợi ích
to lớn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng
không e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng
sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hoá cho doanh
nghiệp.
Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Như
vậy, thương hiệu sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong
12
kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh
của hàng hoá.
1.3.2. Chiến lược phát triển thương hiệu
 Mở rộng thương hiệu
Mở rộng thương hiệu là giới thiệu một sản phẩm mới thuộc một ngành
hàng khác với ngành hàng hiện hữu nhưng lại sử dụng cùng tên (nhãn hàng)
với các sản phẩm thuộc dòng sản phẩm hiệu hữu. Mở rộng thương hiệu gần
như là dựa vào tài sản một thương hiệu để bán sản phẩm mới hoặc dịch vụ
mới. Để thành công trong việc mở rộng thương hiệu phải dựa trên liên tưởng
về một thuộc tính, tính năng, lợi ích nổi trội nào đó hay dựa trên bản sắc
thương hiệu.
 Củng cố thương hiệu
Sau quá trình xây dựng thương hiệu thì việc làm kế tiếp là phải giữ vững và
củng cố thương hiệu đó. Để thương hiệu đó không chỉ phát triển trong nước
mà còn cả trên thị trường thế giới.
 Nhóm dịch vụ Truyền thông
Để quản trị Truyền thông - Thương hiệu, rất cần một tư duy chiến lược
để xác định lộ trình, có đích đến, có tính toán, trên con đường tính toán đó sẽ
lựa chọn đâu là cách ngắn nhất, sáng tạo và tiết kiệm nhất mà vẫn tới đích...
- Truyền thông tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp (PR): Tổ chức các chiến

dịch thông tin báo chí (xác định thông điệp, biên soạn, quan hệ báo chí…). Tổ
chức các hoạt động quan hệ khách hàng, quan hệ cộng đồng.
- Truyền thông nội bộ - quan hệ cổ đông (IR): Tư vấn và tổ chức các
chiến dịch thông tin xây dựng quan hệ nội bộ doanh nghiệp (giới lãnh đạo và
nhân viên). Tư vấn và tổ chức các chiến dịch thông tin, xây dựng quan hệ với
cổ đông.
13
- Tháo gỡ khủng hoảng thông tin thất thiệt: Tư vấn và tổ chức thực hiện
các chiến dịch thông tin báo chí nhằm giải quyết các vụ việc thông tin bất lợi
cho doanh nghiệp.
- Đại diện truyền thông - báo chí: Đại diện phát ngôn báo chí; Tư vấn,
quản trị toàn bộ các hoạt động báo chí, thông tin của doanh nghiệp; Giám sát
thực hiện các hoạt động PR.
1.4. Yêu cầu cần đáp ứng khi phát triển thương hiệu
- Chú ý đến nhu cầu và kì vọng của khách hàng tiềm năng, đây là kết
quả của công tác nghiên cứu thị trường. Kết hợp chặt chẽ giữa tiến bộ kỹ
thuật - công nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ là cách duy nhất đảm
bảo hoạt động mua hàng diễn ra liên tục. Kiểm soát được khối lượng chất
lượng trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ sản phẩm. Đảm bảo việc giao
hàng tới công ty, trung gian, các nhà phân phối trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ
thời hạn giao hàng, điều chỉnh mẫu mã…Tạo hình ảnh và phương hướng
quảng bá ý nghĩa của thương hiệu tới đối tượng khách hàng mục tiêu.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THAN UYÊN
2.1. Giới thiệu chung về Công ty
 Tên và địa chỉ
Công ty cổ phần Trà Than Uyên được thành lập theo quyết định 1749/
QĐ- UBND ngày 30/11/2006 của UBND Tỉnh Lai Châu. Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 2303000042 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Lai Châu
cấp ngày 23/10/2007.

- Tên Công ty: Công ty cổ phần Trà Than Uyên.
- Tên giao dịch quốc tế: Than Uyen Tea Joint Stock Company
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Địa chỉ: Thị trấn Tân Uyên - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu.
14
- Số điện thoại: 02312 219 298
- Fax: 22219298
 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát
triển:
Công ty cổ phần Trà Than Uyên tiền thân là nông trường Quân đội,
được thành lập ngày 07/03/1959 theo Quyết định số 14 của Bộ tổng tham
mưu với nhiệm vụ ban đầu là tiễu phỉ trừ gian kết hợp với khai hoang xây
dựng kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng trên vùng Tây Bắc của Tổ quốc.
Năm 1968, Ban giám đốc nông trường tiến hành trồng thử nghiệm cây chè
Shan Tuyết với diện tích 5ha. Nhận thấy cây chè Shan Tuyết rất thích hợp với
khí hậu, nông hoá thổ nhưỡng tại đây, nông trường đã quyết định đầu tư trồng
chè tập trung tạo nên vùng nguyên liệu đến nay khoảng 700ha. Trải qua 52
năm xây dựng và phát triển, để đáp ứng cho phù hợp với quy mô sản xuất
kinh doanh, Công ty đã qua nhiều lần đổi tên: Nông trường chè Than Uyên,
Xí nghiệp chè Than Uyên, Công ty chè Than Uyên, Công ty cổ phần Trà
Than Uyên…
Đến nay, Công ty có 423ha chè kinh doanh, là chủ dự án vùng nguyên
liệu tập trung tại huyện Tân Uyên, hai nhà máy chế biến chè xanh, một nhà
máy chế biến chè đen với công suất 80 tấn/ngày, 4 dây chuyền sản xuất được
duy trì quy trình chế biến nghiêm ngặt, sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn
đáp ứng với yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và thế giới. Tháng
05/2008 sản phẩm chè xanh của Công ty đã được cấp giấy chứng nhận Hệ
thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO
22000:2005. Công ty cổ phần Trà Than Uyên hiện nay là một trong những
công ty hàng đầu của ngành chè Việt Nam.

Với quyết tâm phấn đấu chất lượng sản phẩm vì sức khoẻ cộng đồng,
Công ty đang thực hiện thoả thuận hợp tác với tổ chức JiCa của Nhật Bản xây
dựng quy trình sản xuất chè sạch (chè hữu cơ); với tổ chức SNV của Hà Lan
xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP.
15
 Nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp:
- Trồng và phát triển cây chè trên diện rộng;
- Chế biến các sản phẩm chè;
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến;
- Bán các sản phẩm chè do Công ty sản xuất ra.
(Trong đó trồng và chế biến các sản phẩm chè là nhiệm vụ chính)
 Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty thời gian tới:
* Định hướng phát triển trong thời gian tới:
• Nắm bắt thời cơ, dự báo chính xác diễn biến của nền kinh tế thị
trường, xây dựng kế hoạch, điều hành kinh doanh phù hợp.
• Tập trung các giải pháp kích cầu kinh doanh, như tăng cường tiếp
thị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất.
• Xây dựng chiến lược tài chính bền vững, thu hút các nguồn vốn đầu
tư từ các dự án viện trợ, đầu tư khoa học kỹ thuật, phát triển chè...
Kiểm soát chặt ngân sách chi phí, cắt giảm một số hạng mục chi phí
không phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc chưa mang lại lợi
ích thiết thực trước mắt.
• Kiện toàn hơn nữa công tác tổ chức nhân sự ở các bộ phận quan
trọng để tạo ra hệ thống quản lý đủ mạnh, ổn định trong những năm
tiếp theo.
* Về sứ mạng phát triển:
Công ty luôn định hướng mục tiêu quảng bá thương hiệu trong và ngoài
nước. Để đạt được mục tiêu trên, Công ty luôn đề cao chất lượng uy tính đối
với người tiêu dùng, kích thích sáng tạo mẩu mã, giá cả phải chăng, nâng cao
sự thỏa mãn của khách hàng, luôn đặt lợi ích khách hàng gắn liền với lợi ích

Công ty, kết hợp hài hoà giữa lợi ích Công ty, lợi ích của khách hàng và lợi
ích của toàn xã hội.
2.2 . Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý
16
Bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng một cách khoa học và phù
hợp với yêu cầu quản lý cũng như yêu cầu sản xuất kinh doanh theo mô hình
tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Với mô hình này, sự chỉ đạo được
thống nhất tập trung từ Hội đồng quản trị, Ban giám đốc tới các phòng ban
chức năng. Giữa các phòng ban chức năng có quan hệ qua lại, phối hợp, hỗ
trợ lẫn nhau.
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, toàn quyền quyết định về
kinh doanh, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc đại hội cổ đông
bầu ra. Hội đồng quản trị có trách nhiệm: Quyết định chiến lược phát triển sản
xuất kinh doanh của Công ty, quyết định phương án đầu tư, giải pháp thị
trường tiếp thị, công nghệ. Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên đại hội cổ
đông. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giám
đốc, phó giám đốc, quyết định cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nội bộ Công ty.
* Ban kiểm soát:
- Do đại hội cổ đông bầu và miễn nhiệm theo đa số phiếu bằng thể thức
bỏ phiếu kín gồm 3 thành viên am hiểu về mặt tài chính. Nhiệm kỳ của ban
kiểm soát cùng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị. Ban kiểm soát có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán
và báo cáo tài chính, tiến hành giám sát đối với các hành vi vi phạm pháp
luật, điều lệ công ty của hội đồng quản trị, ban giám đốc trong quá trình thực
thi nhiệm vụ.
* Giám đốc công ty:
Giám đốc điều hành công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm.
Giám đốc có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hang ngày của công ty
theo đúng pháp luật và điều lệ công ty.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.
17
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty trừ các
chức danh do hội đồng quản trị quyết định.
+ Tuân thủ điều lệ, các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Các phó giám đốc:
Các phó giám đốc được phân công phụ trách từng lĩnh vực và chịu
trách nhiệm trước pháp luật, giám đốc, hội đồng quản trị về các mặt được
phân công.
* Các phòng, ban chức năng:
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Chịu trách nhiệm tham mưu cho giám
đốc về nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, xây dựng phương án trả
lương, thưởng đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động, chăm lo cơ sở
vật chất cho đơn vị quản lý, đón tiếp khách tới thăm và làm việc tại công ty.
- Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc toàn bộ kế hoạch sản xuất
trong toàn công ty, lập kế hoạch sản xuất, các giải pháp công nghệ, kế hoạch
mua sắm vật tư, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất.
- Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh tài chính cho công ty
thông qua các việc: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ kế toán;
lập báo cáo tài chính đúng, kịp thời, chính xác và đầy đủ; tổ chức, hướng dẫn
kiểm kê thường xuyên kiểm kê kết thúc năm tài chính theo đúng quy định.
* Các đơn vị sản xuất:
- Các đơn vị sản xuất nông nghiệp: Công ty có 06 đơn vị sản xuất nông
nghiệp có nhiệm vụ trồng, chăm sóc và thu hái sản phẩm chè búp tươi bán
cho công ty theo giá mà công ty quy định trên cơ sở giá thị trường và tình
hình cân đối tài chính của công ty với chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở.
- Đơn vị chế biến: đơn vị chế biến hay còn gọi là đội cơ khí chế biến có
nhiệm vụ thu mua, vận chuyển, báo cáo và chế biến toàn bộ khối lượng chè

thu hái tại các đơn SXNN, sản xuất chế biến chè thành phẩm theo yêu cầu của
khách hàng.
18
SƠ ĐỒ 02: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
2.3. Đặc điểm về cơ cấu lao động và tổ chức lao động của Công ty
Là Công ty được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước, do đó bên
cạnh mục tiêu kinh tế Công ty còn quan tâm đến các mục tiêu xã hội như: tạo
công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn, đảm bảo nguồn thu nhập
ổn định và bền vững cho người lao động trong Công ty. Nguồn lao động hiện
tại của Công ty mang một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Tổng số lao động trong Công ty hiện tại là 521 lao động, lao động
trong nông nghiệp là 321 người chiếm khoảng 62%, trong công nghiệp là 170
người chiếm 32%, lao động gián tiếp là 30 người chiếm gần 6%.
PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KẾ TOÁN
ĐỘI CƠ KHÍ - CHẾ BIẾN
CÁC ĐƠN VỊ SX
NÔNG NGHIỆP
Tổ
sx 1
Tổ
sx 2
Tổ
sx 3
Tổ
sx 4
Tổ
sx 5
Đội
1
Đội

2
Đội
3
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ CHỨC- LAO
ĐỘNG

19
- Do đặc trưng sản xuất của ngành là nhiều công việc nặng nhọc và độc
hại nên tỷ lệ lao động nam cao hơn so với lao động nữ, lao động trẻ tuổi cũng
chiếm một tỷ trọng lớn.
- Nguồn lao động chủ yếu là con em cán bộ, công nhân lao động lớp
trước từ miền xuôi lên xây dựng nông trường, đa số là lao động phổ thông
chưa qua đào tạo, trình độ văn hoá còn thấp, không đồng đều, tay nghề yếu.
Do vậy rất khó khăn trong đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
người lao động.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực: đào tạo tại chỗ kết hợp
với cho đi đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong nước.
- Chính sách hiện thời của doanh nghiệp là tập trung mọi nguồn lực để
phát triển sản xuất với mục tiêu “Không ngừng nâng cao thu nhập chính đáng
cho người lao động”. Do vậy, đã tạo động lực cho người lao động hăng hái
sản xuất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập nâng
cao tay nghề, ưu tiên người có trình độ chuyên môn cao. Bồi dưỡng cán bộ cả
về chuyên môn cũng như về lý luận để làm nòng cốt trong công tác quản lý.
Bảng 01: Thống kê tình hình lao động qua các năm từ 2008 – 2010
Đơn vị tính: Người
TT Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
số

lượng
%
số
lượng
%
số
lượng
%
1 Tổng số 465 100 493 100 521 100
2 Cơ cấu lao động
Sản xuất NN 289 62,15 315 63,89 321 61,61
Sản xuất CN 148 31,83 150 30,43 170 32,63
Gián tiếp 28 6,02 28 5,68 30 5,76
3
Trình độ
chuyên môn
20
ĐH, CĐ 8 1,72 10 2,03 12 2,30
Trung cấp 36 7,74 41 8,32 41 7,87
LĐ phổ thông 421 90,54 442 89,66 468 89,83
4 Giới tính
Nam 266 57,20 276 55,98 289 55,47
Nữ 199 42,80 217 44,02 232 44,53
5 Độ tuổi
Từ 18 đến 35 279 60,00 302 61,26 335 64,30
Từ 36 đến 55 172 36,99 174 35,29 171 32,82
Trên 55 14 3,01 17 3,45 15 2,88
(Nguồn Thống kê)
2.4. Đặc điểm tình hình sản xuất của công ty
2.4.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất

 Tổ chức sản xuất
*) Loại hình sản xuất của doanh nghiệp
Công ty áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp kết hợp với công
nghiệp, sản xuất ra sản phẩm chè xanh, chè đen các loại với khối lượng lớn.
*) Chu kỳ sản xuất và kết cấu chu kỳ sản xuất
- Chu kỳ sản xuất là khoảng 10 tháng theo sự sinh trưởng của cây chè,
sản xuất mang tính chất thời vụ. Bắt đầu từ tháng 3 kết thúc đến trung tuần
tháng 12 hàng năm. Trong một ngày, Công ty duy trì 3 ca sản xuất, mỗi ca
kéo dài khoảng 8h. Do nguyên liệu phụ thuộc lớn vào yếu tố thời tiết, đồng
thời chu kỳ sinh búp của cây chè không đồng đều nên Công ty không chủ
động được trong sản xuất.
 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
*) Bộ phận sản xuất chính:
Bao gồm bộ phận sản xuất nông nghiệp
- Là bộ phận trồng, chăm sóc, thu hái chè búp tươi cung cấp cho nhà
máy theo yêu cầu kỹ thuật của Công ty, bao gồm 6 đơn vị, mỗi đơn vị có một
cán bộ quản lý.
21
- Bộ phận cơ khí - chế biến sản phẩm hay còn gọi là đội cơ khí chế biến
có trách nhiệm thu mua, vận chuyển chè tươi về đến nhà xưởng, bảo quản và
chế biến ra sản phẩm cuối cùng. Đơn vị có 02 cán bộ quản lý chính.
*) Bộ phận sản xuất phụ trợ:
Bao gồm tổ điện, tổ gia công cơ khí, tổ đóng gói thành phẩm, tổ cung
cấp nhiên liệu:
• Tổ điện là bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo duy trì hoạt động cho nhà
máy thủy điện riêng của Công ty nhằm cung cấp một phần điện
năng cho sản xuất, góp phần lớn làm giảm giá thành sản phẩm.
• Tổ gia công cơ khí có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các
máy móc thiết bị và khắc phục các sự cố bất thường trong sản xuất,
đồng thời phối hợp với tổ điện đảm bảo cung cấp điện năng ổn định

cho sản xuất.
• Tổ đóng gói sản phẩm có trách nhiệm phân loại và đóng gói sản
phẩm theo yêu cầu.
• Tổ cung cấp nhiên liệu có trách nhiệm cung ứng nhiên liệu phục vụ
cho chế biến.
2.4.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ
Hiện nay Công ty xây dựng được 2 nhà máy với 4 dây chuyền chế biến
chè xanh Shan Tuyết, chè Bích Lộc Xuân và chè đen. Tổng diện tích nhà máy
là 10.000m
2
. Công nghệ chế biến được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ
với công xuất trung bình 80 tấn/ngày. Năm 2008 Công ty đã đầu tư cải tiến lò
RFL-100 và một máy vê viên để sản xuất sản phẩm mới chè Bích Lộc Xuân,
góp phần tăng giá bán gấp 3 lần so với chè xanh truyền thống đồng thời đa
dạng hóa sản phẩm sản xuất của Công ty.
Qua bảng đánh giá tình hình dụng TSCĐ của Công ty (bảng 02), ta
thấy hàng năm Công ty đều có sự đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng vật chất, tổng
nguyên giá TSCĐ tăng, giá trị còn lại tăng. Tuy nhiên giá trị cây lâu năm
22
giảm do chưa chú trọng trồng mới cây chè thay thế những cây có tuổi đời cao.
Công ty cần đầu tư hơn nữa để đồng bộ dây chuyền sản xuất, tăng hiệu quả sử
dụng giá trị còn lại của cây lâu năm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bảng 02: Tình hình sử dụng Tài sản cố định của Công ty
Đơn vị tính: triệu
đồng
TT
Tên TSCĐ
Năm 2009 Năm 2010
Nguyên giá GTCL
Nguyên

giá
GTCL
I Nhà cửa vật kiến trúc 5.107.673 2.508.437 6.642.446 3.674.466.
1 Nhà cửa 4.542.856 2.290.135 5.889.327 3.313.506
2 Vật kiến trúc 564.816 218.301 753.119. 360.960
II Máy móc thiết bị 3.880.275. 1.666.655 4.814.125 2.329.803
III TB, dụng cụ quản lý 371.427 334.649 371.427 287.049
IV Phương tiện vận tải 789.156 135.599 2.663.608 1.996.452
V Cây lâu năm 17.149.107 7.249.713 17.060.166 6.787.566
Tổng 27.297.639 11.895.055 31.551.773 15.075.337
(Nguồn phòng kế toán)
23
2.4.3. Đặc điểm về vùng nguyên liệu
Hiện nay Công ty có khoảng 423ha chè kinh doanh được trồng trên các
đồi núi thấp thuộc huyện Tân Uyên từ năm 1971. Đến nay cây chè đã được
khoảng 40 năm tuổi. Tuy sản lượng chè hiện nay vẫn cho năng suất cao
nhưng tuổi của chè khá già nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng chè. Vì vậy
hàng năm Công ty đều trồng mở rộng diện tích chè đến nay được trên 165ha
trong khoảng 10 năm nữa có thể đưa vào khai thác. Có thể thấy Công ty có
nguồn nguyên liệu dồi dào, mang hương vị đặc trưng của vùng Tây Bắc, giá
thành rẻ, chất lượng tốt, đây là một lợi thế trong kinh doanh.
Bảng 03: Đánh giá tình hình sử dụng vùng chè nguyên liệu hàng năm:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng diện tích chè (ha) 583 581 568
Diện tích chè kinh doanh (ha) 451 451 423
Diện tích chè trồng mới (ha) 120 120 165
Năng suất bình quân (tạ/ha) 145,1 151,5 147,8
Sản lượng chè búp tươi (kg) 6.545.263 6.830.411 6.251.058
Sản lượng chè búp khô (kg) 1.527.426 1.533.143 1.465.708
Năng suất bình quân hàng năm đều tăng mạnh trong năm 2010 đạt 147,8

tạ/ha. Mặc dù sản lượng chè tươi giảm kéo theo sự giảm sản lượng chè búp
khô là do một số vùng chè đã bước vào độ tuổi già cỗi nên năng suất kém, bên
cạnh đó là do năm 2009 Công ty bị thu hồi 28ha chè cho dự án phát triển
huyện Tân Uyên của tỉnh.
2.4.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ
Sản phẩm chè của Công ty được sản xuất theo dây chuyền công nghệ
Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ công suất trên 60 tấn búp chè tươi/ngày kết
hợp giữa sử dụng công nghệ cơ giới bán tự động với sản xuất thủ công. Hiện
24
Rũ tơi
Nguyên liệu chè tươi
Sào Hấp
Diệt men
Quạt
Ép
Nước
Làm nguội
Luộc
Vò lần 1
Sàng tơi
Sấy lần 1
Phân loại
và đóng
gói
Vò lần 2
Sấy lần 2
Sao lăn Đánh bóng
tại, Công ty có 4 dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc tương đối hiện
đại, vật liệu sử dụng chống ăn mòn, chống oxi hóa cao, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm đồng đều.

SƠ ĐỒ 03: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ KHÔ SƠ CHẾ
*) Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nguyên liệu chè búp tươi thu mua từ các đơn vị nông nghiệp,
được vận chuyển và bảo quản trên hộc chè để tránh ôi, ngốt. Chè tươi được
đưa vào sào hoặc luộc hoặc hấp ở nhiệt độ tùy theo yêu cầu rồi đưa vào diệt
25

×