Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG thương hiệu Sacombank trong nền kinh tế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.06 KB, 17 trang )

Trang 66
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU SACOMBANK THÀNH THƯƠNG
HIỆU MẠNH Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
3.1. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SACOMBANK ĐẾN
NĂM 2020
3.1.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2010
3.1.1.1. Về năng lực tài chính
Sacombank cần tăng nhanh vốn tự có bằng việc tăng cường tích lũy
thông qua việc phát triển mạnh các quỹ dự trữ và dự phòng, phấn đấu đến
cuối năm 2010 vốn tự có đạt khoảng 16.500 tỷ đồng ( tương đương 1 tỷ đô la
Mỹ). Trong đó, vốn điều lệ tính đến năm 2010 đạt khoảng trên 11.500 tỷ đồng
chủ yếu bằng phương thức tái đầu tư từ cổ tức của cổ đông hiện hữu. Đồng
thời, đến năm 2010 tổng tài sản dự kiến sẽ đạt mức tối thiểu 155.000 tỷ đồng
tăng gấp gần 10,5 lần so với cuối năm 2005. Trong đó, nguồn vốn huy động từ
tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng bình quân 60 - 65%.
3.1.1.2. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 dự kiến sẽ đạt 85.000 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 65 – 70% trên tổng nguồn vốn huy động. Trong thời kỳ này,
Sacombank tập trung vào việc phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, mở rộng
các dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Đồng thời, đặc biệt chú trọng
phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng quốc tế, các sản phẩm
bán lẻ cao cấp. Đến năm 2010 thu nhập phi tín dụng phải chiếm tỷ trọng
khoảng 32 - 35% trên tổng thu nhập của ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo lợi
nhuận trước thuế tăng bình quân mỗi năm 55 – 60% so với năm trước. Tỷ suất
lợi nhuận/ tổng tài sản vào năm 2010 dự kiến đạt 1,7 - 1,9% và tỷ suất sinh
lời/ vốn chủ sở hữu vào năm 2010 đạt 22 - 23%. Chi trả cổ tức hàng năm 14%
- 16%.
Trang 67
3.1.1.3. Về mạng lưới hoạt động
Sacombank phấn đấu đến cuối năm 2010, mạng lưới chi nhánh sẽ có


mặt tại tất cả các tỉnh, thành miền Nam, miền Trung và tại tất cả các tỉnh
thành kinh tế trọng điểm miền Bắc. Dự kiến mạng lưới hoạt động của
Sacombank vào năm 2010 sẽ đạt trên 320 điểm. Đồng thời tiến hành thành
lập các chi nhánh tại các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia,…; thành lập
văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu và Châu Úc.
3.1.1.4. Về định vị thương hiệu
Đến năm 2010, Sacombank trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu
của Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng,
chất lượng cao, trọn gói thông qua các Công ty con thuộc tập đoàn Sacom-
bank, trong đó lấy Ngân hàng Sacombank làm hạt nhân.
3.1.2. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020
3.1.2.1. Về năng lực tài chính
Đến năm 2020, Sacombank phấn đấu là một trong ba ngân hàng thương
mại có vốn tự có lớn nhất Việt Nam, ước tính đạt khoảng 4 tỷ đô la Mỹ. Tổng
tài sản dự kiến sẽ đạt mức tương đương 120 tỷ đô la Mỹ.
3.1.1.2. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2020 dự kiến sẽ đạt 800.000 tỷ đồng,
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm. Đảm bảo lợi nhuận trước thuế
tăng bình quân mỗi năm 30% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài
sản vào năm 2020 dự kiến đạt 2% và tỷ suất sinh lời/ vốn chủ sở hữu vào năm
2020 đạt 20%. Chi trả cổ tức hàng năm 15%.
3.1.1.3. Về mạng lưới hoạt động
Sacombank phấn đấu đến cuối năm 2020, mạng lưới chi nhánh sẽ có
mặt tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời, mục tiêu đến năm 2020
Sacombank trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng chi nhánh,
Trang 68
văn phòng đại diện ở nước ngoài nhiều nhất Việt Nam, góp phần đưa thương
hiệu Sacombank vươn tầm ra khu vực và thế giới.
3.1.1.4. Về định vị thương hiệu
Sacombank định vị thương hiệu trong tương lai là trở thành “ Ngân

hàng bán lẻ hiện đại tốt nhất Việt Nam”. Đồng thời, Sacombank không chỉ
được công nhận là ngân hàng có dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng, chất
lượng phục vụ cho khách hàng Việt Nam mà còn phục vụ cho hàng triệu
khách hàng tại các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG HIỆU SACOMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.2.1. Nhóm giải pháp về định hướng phát triển
− Thành lập Phòng/Ban phát triển thương hiệu chuyên biệt : Hiện nay,
Sacombank chưa có Phòng/ban theo dõi phát triển thương hiệu một cách
chuyên biệt mà mảng thương hiệu lại được đảm trách bởi một bộ phận của
Phòng đối ngoại. Thiết nghĩ, vấn đề phát triển thương hiệu là vấn đề sống
còn nên cần có Phòng phát triển thương hiệu riêng biệt nhằm xây dựng
chính sách thương hiệu và triển khai trong từng giai đoạn cụ thể.
− Xây dựng chính sách thương hiệu rõ ràng và mang tính chiến lược lâu
dài : Chính sách thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây
dựng và phát triển thương hiệu. Chính sách thương hiệu này nhằm hỗ trợ
ngân hàng hoàn thành nhiều mục tiêu kinh doanh khác nhau, đồng thời
thuyết phục khách hàng rằng các sản phẩm, dịch vụ cùng một ngân hàng
thì có cùng chất lượng hoặc đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó.
− Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thương hiệu một cách thống nhất : Từ
cấp lãnh đạo cao nhất tới nhân viên ở cấp thấp nhất để có thể đề ra và thực
thi được một chiến lược thương hiệu trên các mặt: xây dựng, bảo vệ,
quảng bá và phát triển thư ơng hiệu.
Trang 69
− Quản lý các chương trình tiếp thị và xúc tiến giới thiệu sản phẩm, dịch
vụ một cách tập trung từ hội sở đến chi nhánh để tạo cho khách hàng có
cái nhìn thống nhất về thương hiệu Sacombank một cách toàn diện.
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức thương hiệu
Thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức
mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản

phẩm, dịch vụ của bạn, thậm chí nó còn tác động đến sự thành- bại của hoạt
động kinh doanh. Vì lý do đó, một hướng đi cho thương hiệu luôn là thách
thức đối với doanh nghiệp. Để xây dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng
khách hàng một cách lâu dài thì Sacombank trước hết cần phải cải thiện logo,
quảng bá tên gọi mang tính đặc trưng sao cho không trùng lắp với các ngân
hàng khác. Cụ thể :
− Xây dựng chiến lược, mục tiêu quảng cáo thương hiệu : Chiến lược xây
dựng thương hiệu phải nằm trong một chiến lược marketing tổng thể, xuất
phát từ nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, xác định đối tượng khách hàng
mục tiêu, kết hợp với chiến lược phát triển sản phẩm, quảng bá, chính sách
giá, nhằm tạo cho doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ của họ một hình
ảnh riêng trong tâm trí và nhận thức của khách hàng trong tương quan với
các đối thủ cạnh tranh. Qua đó, các NHTM sẽ đưa các sản phẩm mới thâm
nhập thị trường sẽ thuận lợi hơn.
− Cần tăng cường hoạt động marketing : Để có được những hiểu biết về
khách hàng như mong muốn, nhu cầu, năng lực, sự nhạy cảm đối với giá cả
và mong muốn của họ thì Sacombank cần có các hoạt động marketing hữu
hiệu, để từ đó định hướng phát triển của sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp.
Đồng thời, marketing phải kết hợp được những nhu cầu của khách hàng
thống nhất với ý tưởng của thương hiệu và phải phù hợp với khả năng tài
chính.
Trang 70
− Thống nhất thường xuyên sử dụng thương hiệu “ Sacombank” trong
thông cáo báo chí, cũng như bảng hiệu, pano quảng cáo tại trụ sở, văn
phòng làm việc nhằm tạo thói quen sử dụng thương hiệu “ Sacombank” đối
với khách hàng, tránh có sự nhầm lẫn với Ngân hàng TMCP Sài Gòn
(SCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín như thời gian qua.
3.2.3. Nhóm giải pháp về truyền thông, quảng bá
Nhóm giải pháp về truyền thông, quảng bá này có thể thay đổi tùy từng
thời điểm, thời kỳ, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là làm như thế nào để

thương hiệu được khách hàng, người tiêu dùng biết và nhớ đến nhiều nhất
trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong thực tế có những thương hiệu ngân
hàng phải mất 5 - 10 năm hoặc lâu hơn nữa mới tìm được chỗ đứng trong
lòng khách hàng. Tuy nhiên, cũng có những thương hiệu ngân hàng chỉ sau
một thời gian ngắn xuất hiện cũng đủ để chiếm lĩnh lòng tin khách hàng. Điều
này cho thấy thương hiệu không phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian xuất hiện
trên thị trường, mà còn nhiều yếu tố khác như thông tin về sản phẩm, sự
truyền tải những thông tin về thương hiệu đó v.v đến với khách hàng một các
chính xác và nhanh nhất. Do đó, Sacombank cần thực hiện các biện pháp
truyền thông, quảng bá thương hiệu cụ thể như sau :
- Xây dựng kế hoạch ngân sách nhằm phát triển thương hiệu : Sacombank
cần xây dựng kế hoạch ngân sách cho từng khoản mục chi phí phục vụ cho
công cuộc phát triển lâu dài trong từng giai đoạn, đặc biệt là ngân sách để
truyền thông, quảng bá thương hiệu.
- Tăng cường quan hệ công chúng, hay giao tiếp cộng đồng ( public rela-
tions, viết tắt là PR) : Sacombank cần chủ động quản lý các quan hệ giao
tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các
hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm
nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động
khác như tài trợ các chương trình xã hội, hoạt động từ thiện...
Trang 71
- Thiết kế Website của Sacombank đẹp mắt hơn, thông tin phong phú, đa
dạng và cập nhật hơn. Ngoài việc làm cho Website của mình trở thành
kênh truyền thông trực tiếp truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới
đến với khách hàng thì Sacombank cũng cần thiết kế nó trở thành kênh
quảng bá, xây dựng thương hiệu một cách hữu hiệu thông qua việc cập nhật
thông tin phong phú, đa dạng về những biến động của thị trường, về chính
sách ưu đãi ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Thường xuyên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,
bằng các bản tin quảng cáo về sản phẩm mới hay trực tiếp trong việc giao

tiếp, quan hệ với khách hàng và công chúng. Thông qua các phương tiện
thông tin tivi, báo, đài giới thiệu hình ảnh ngân hàng đến với những đối
tượng chưa trực tiếp đến với ngân hàng, là làm thế nào để họ có thể là
những khách hàng trong tương lai.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông chuyên nghiệp hơn:
Vì lĩnh vực tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm do đó cần phải
có bộ phận chuyên trách có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính ngân
hàng và đã được đào tạo về nghiệp vụ truyền thông nhằm cung cấp thông
tin về Sacombank cũng như sản phẩm, dịch vụ của Sacombank một cách
đầy đủ, chính xác và kịp thời.
- Nâng cao chất lượng các bài viết, tin, ảnh để không chỉ cung cấp cho tờ
Thông tin, Website mà còn có thể cung cấp cho các báo đài trong và ngoài
ngành.
- Thông tin trong nội bộ ngân hàng tốt : phổ biến những thông tin về sản
phẩm, dịch vụ, định hướng phát triển đến toàn thể CBNV. Bởi hơn ai hết,
CBNV là những người trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với khách hàng – đây là
kênh truyền tải thông điệp từ ngân hàng đến với khách hàng thông qua các
mối quan hệ của nhân viên hoặc khi có điều kiện tiếp xúc với người tiêu
dùng rất hiệu quả. Hơn nữa, chính sự hiểu biết sâu sắc về những sản phẩm,

×