Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.2 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Lưu ý : - Các em cần có 1 quyển sách giáo khoa vật lí 6, 1 </b>
quyển sách bài tập vật lí 6, 1 quyển vở để ghi nội dung bài học,
1 quyển vở để làm bài tập giao về nhà .
- Các em xem video bài học sau đó ghi nội dung của bài học
dưới đây vào vở ghi bài.
- Phần bài tập giao về nhà thì các em làm vào trong vở làm
bài tập .
<b>NỘI DUNG GHI BÀI HỌC</b>
<b>Chương I: CƠ HỌC </b>
<b>Tiết 1 : Bài 1 +2 : ĐO ĐỘ DÀI </b>
<b>I. Đơn vị đo độ dài:</b>
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
-Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước việt nam là mét (kí hiệu:
m).
Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là:
o Đềximét (dm) 1m = 10dm.
o Centimet (cm) 1m = 100cm.
o Milimet (mm) 1m = 1000mm.
Đơn vị đo độ dài thường dùng lớn hơn mét là: Kilomet (km) 1km
= 1000m.
2. Ước lượng độ dài:
<b>II. Đo độ dài.</b>
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của
thước.
-Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên
thước.
-Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai
vạch chia liên tiếp trên thước.
2. Đo độ dài:
Khi đo độ dài cần:
o Ước lượng độ dài cần đo.
o Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
o Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu
của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
o Đặt mằt nhìn theo hướng vng góc với cạnh thước ở
đầu kia của vật.
<b>Bài tập minh họa (bài tập phần này các em tự làm rồi so </b>
<b>sánh đáp án. Không cần ghi vào vở ghi bài)</b>
Bài 1:
Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau :
1 m = (1) .... dm; 1 m = (2) .... cm;
1 cm = (3) .... mm; 1km = (4) .... m.
Hướng dẫn giải:
(1) 10 dm. (2) 100 cm.
(3) 10mm. (4) 1000m.
Bài 2:
Có 3 thước đo sau đây:
- Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm
- Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
- Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm
Hỏi nên dùng thước nào để đo.
a) Chiều rộng của cuốn sách Vật lý 6 ?
b) Chiều dài của cuốn sách Vật lý 6 ?
c) Chiều dài của bàn học ?
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Ước lượng chiều rộng cuốn sách giáo khoa (SGK) Vật lý 6
khoảng gần 20 cm. Vì vậy, để đo được chiều ngang của cuốn
Ước lượng chiều dài cuốn SGK Vật lý 6 khoảng 20 cm. Vì vậy,
để đo chiều dọc của cuốn sách Vật lý 6 ta dùng thước (3) có
GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm
Câu c:
Ước lượng chiều dài bàn học khoảng hơn 1 m. Nên để đo chiều
dài của bàn học ta dùng thước (1) có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm.
Bài tập về nhà : (các em làm vào vở bài tập)