Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Ảnh hưởng của đa dạng hóa tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



PHẠM THỊ THANH HƢƠNG

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA
TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƢƠNG MẠI
(KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƢƠNG MẠI)
MÃ SỐ
: 62340121

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN BÃO
TS. NGUYỄN MINH NGỌC

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Nghiên cứu sinh

Phạm Thị Thanh Hƣơng


LỜI CẢM ƠN

Luận án “Ảnh hưởng của đa dạng hóa tới hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp Việt Nam” được thực hiện tại Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường
Đại học Kinh tế quốc dân.Viện Thương Mại và Kinh tế Quốc tế, Bộ
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Viện Đào tạo Sau
đại học, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, các thầy, các cô đã truyền đạt kiến thức,
hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, cũng như tạo điều kiện tốt cho Nghiên cứu sinh
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu sinh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS Trần Văn Bão
và TS. Nguyễn Minh Ngọc đã tận tình hướng dẫn, dành thời gian trao đổi và định
hướng cho Nghiên cứu sinh.
Xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức đã ủng hộ, giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong
q trình tìm hiểu thơng tin, thu thập số liệu.
Cảm ơn gia đình đã ln là nguồn động viên, khích lệ để Nghiên cứu sinh có
thêm động lực hồn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Nghiên cứu sinh

Phạm Thị Thanh Hƣơng


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH
HƢỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH ........................7
CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................7
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hƣởng của đa dạng hóa đến hiệu quả
kinh doanh ................................................................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh tại
các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi ...................................................7
1.1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về đa dạng hóa và hiệu quả kinh
doanh tại Việt Nam .................................................................................................12
1.2. Cơ sở lý luận về ảnh hƣởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh... 16
1.2.1. Đa dạng hóa ..................................................................................................16
1.2.2. Hiệu quả kinh doanh .....................................................................................32
1.2.3. Ảnh hƣởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh ........................... 33
1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................36

1.4.5. Động cơ đa dạng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam ................................ 37
Tóm tắt chƣơng 1 .........................................................................................................39
CHƢƠNG 2: GIẢ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................40
2.1. Giả thu ết v m h nh nghiên cứu ................................................................ 40
2.1.1. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................40
2.1.2. Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................44
2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 45
2.3. Nghiên cứu định lƣợng ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................48
2.3.2. Nguồn dữ liệu ...............................................................................................49
2.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................50


2.3.4. Phương pháp đo lường các chỉ tiêu trong mô hình nghiên cứu ...................53
Tóm tắt chƣơng 2 .........................................................................................................59
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN ........60
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT ..............60
3.1. Đa dạng hóa v hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm ết Việt
Nam….. ..................................................................................................................... 60
3.1.1. Tổng quan các doanh nghiệp niêm yết ........................................................60
3.1.2. Thực trạng đa dạng hóa của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam giai đoạn
2010-2014 ...............................................................................................................61
3.2. Các t nh huống điển h nh về ảnh hƣởng của đa dạng hóa đến hiệu quả
kinh doanh ............................................................................................................... 70
3.2.1. Tình huống 1 - Mai Linh ..............................................................................70
3.2.2. Tình huống 2 - Hoàng Anh Gia Lai .............................................................73
3.3. Ảnh hƣởng của loại hình đa dạng hóa và quy mơ đến hiệu quả kinh doanh.... 79
3.3.1. Đặc điểm mẫu ..............................................................................................79
3.3.2. Thống kê hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp với các loại hình đa
dạng hóa và quy mơ khác nhau...............................................................................80

3.3.3. Ảnh hưởng của loại hình đa dạng hóa và quy mơ đến hiệu quả kinh doanh .....81
3.4. Ảnh hƣởng của mức độ đa dạng hóa, qu m v nhóm ng nh kinh doanh
đến hiệu quả kinh doanh ........................................................................................ 88
3.4.1. Thống kê mức độ đa dạng hóa và hiệu quả kinh doanh ..............................88
3.4.2. Đánh giá tác động của mức độ đa dạng hóa, quy mơ và nhóm ngành kinh
doanh của doanh nghiệp đến ROA .........................................................................89
3.4.3. Đánh giá tác động của mức độ đa dạng hóa, quy mơ và nhóm ngành kinh
doanh của doanh nghiệp đến ROE.........................................................................92
3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 95
3.5.1. Loại hình đa dạng hóa và quy mơ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. ..........................................................................................................95
3.5.2. Đa dạng hóa khơng liên quan ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. ...................................................................................................97
3.5.3. Kết hợp giữa đa dạng hóa khơng liên quan với đa dạng hóa liên quan và quy
mơ doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh . ..............................99
Tóm tắt chƣơng 3 .........................................................................................................99
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐA
DẠNG HÓA VIỆT NAM ..........................................................................................101
4.1. Kết luận từ kết quả nghiên cứu .................................................................... 101


4.2. Đánh giá thực trạng đa dạng hóa của các doanh nghiệp .......................... 103
4.2.1. Những thành công ......................................................................................103
4.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................104
4.3. Xu hƣớng đa dạng hóa ................................................................................. 107
4.3.1. Xu hướng đa dạng hóa tại các nước cơng nghiệp phát triển ......................107
4.3.2. Xu hướng đa dạng hóa tại Việt Nam .........................................................110
4.4. Đề xuất cho các doanh nghiệp áp dụng chiến lƣợc đa dạng hóa ............. 111
4.4.1. Tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi............................................111
4.4.2. Điều kiện tiên quyết để đa dạng hóa ..........................................................113

4.4.3. Lựa chọn loại hình và mức độ đa dạng hóa ...............................................117
4.5. Một số hạn chế v hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 119
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................120
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Giải nghĩa

1

ANOVA

2

ANCOVA

3

DNNY

Doanh nghiệp niêm yết


4

ĐDHLQ

Đa dạng hóa liên quan

6

ĐDHKLQ

7

FDI

Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

8

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

9

HQKD

10

HOSE


11

HNX

12

IO

13

ISIC

14

MBV

Market Based View – Quan điểm dựa vào thị trường

15

M&A

Mergers and Acquisitions - Sáp nhập và mua lại

16

R&D

Research & Development - Nghiên cứu và phát triển


17

RBT

Resource- Base Theory –Lý thuyết dựa vào nguồn lực

18

SIC

Standard Industrial Classification – Phân loại ngành công nghiệp
chuẩn

19

VCSH

Vốn chủ sở hữu

20

VSIC

Vietnam standard industrial classification – Phân loại ngành
công nghiệp chuẩn Việt Nam (Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam)

21

UBCKNN


Analysis of variance - Phân tích phương sai
Analysis of covariance - Phân tích hiệp phương sai

Đa dạng hóa không liên quan

Hiệu quả kinh doanh
Ho Chi Minh Stock Exchange - Sở Giao dịch Chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh
Hanoi Stock Exchange – Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Input- Output Table – Bảng cân đối liên ngành
International Standard Industrial Classification – Phân loại ngành
công nghiệp theo chuẩn quốc tế

Ủy ban chứng khoán Nhà nước


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Kết quả thực nghiệm ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh ....10
Bảng 2.1. Các phương pháp đo lường đa dạng hóa.......................................................55
Bảng 3.1. Mức độ đa dạng hóa và hiệu quả kinh doanh trung bình của các DNNY
nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ (2010-2014).........................................................65
Bảng 3.2. Mức độ đa dạng hóa và hiệu quả kinh doanh trung bình của các DNNY
nhóm ngành Sản xuất (2010-2014) ...............................................................................66
Bảng 3.3. Mức độ đa dạng hóa và hiệu quả kinh doanh theo nhóm ngành...................68
Bảng 3.4. Cơ cấu doanh thu Mai Linh giai đoạn 2011-2015 ........................................71
Bảng 3.5. Hiệu quả kinh doanh của Mai Linh ...............................................................72
Bảng 3.6. Cơ cấu doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai năm 2014 & 2015 ....................75
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh doanh của công ty Hoàng Anh Gia Lai (2010-2015) ...........76

Bảng 3.8. Thống kê số lượng các DNNY theo loại hình đa dạng hóa và quy mô ........79
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh doanh của các loại hình đa dạng hóa và quy mơ ...................80
Bảng 3.10. Kiểm định phương sai bằng nhau ...............................................................81
Bảng 3.11. Mô hình ANOVA với biến phụ thuộc ROA ...............................................82
Bảng 3.12. Mơ hình ANOVA với biến phụ thuộc ROE ...............................................83
Bảng 3.13. Sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa các nhóm doanh nghiệp áp dụng
các loại hình đa dạng hóa khác nhau .............................................................................84
Bảng 3.14. Sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa các nhóm doanh nghiệp ...........85
Bảng 3.15. Sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa các nhóm doanh nghiệp có loại
hình đa dạng hóa và quy mơ khác nhau ........................................................................88
Bảng 3.16. Thống kê mô tả mức độ đa dạng hóa và hiệu quả kinh doanh....................89
Bảng 3.17. Kết quả kiểm định phương sai bằng nhau...................................................90
Bảng 3.18. Hệ số của mơ hình ANCOVA với biến phụ thuộc ROA ............................90
Bảng 3.19. Hệ số mơ hình ANCOVA với biến phụ thuộc ROE ...................................94


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Phân loại theo mức độ đa dạng hóa của các doanh nghiệp ..........................20
Hình 1.2. Đánh giá khả năng tạo giá trị của các động cơ đa dạng hóa .........................33
Hình 1.3. Phạm vi tối ưu của một cơng ty .....................................................................35
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh ........44
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...........................................................................45
Hình 3.1. Quy mô số lượng DNNY trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006-2015 .........60
Hình 3.2. Vốn hóa thị trường/GDP của TTCK Việt Nam 2000 – 2015........................61
Hình 3.3. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực giai đoạn 2008-2014 62
Hình 3.4. Tỷ trọng các doanh nghiệp niêm yết theo nhóm ngành giai đoạn 2010-2014 ...... 63
Hình 3.5. Mức độ đa dạng hóa các DNNY theo nhóm ngành 2010-2014 ....................69
Hình 3.6. Hiệu quả kinh doanh của các DNNY theo ngành 2010-2014 .......................69
Hình 3.7. Kết quả kinh doanh của Mai Linh giai đoạn 2007-2011 ...............................70

Hình 3.8. Ảnh hưởng tương tác của loại hình đa dạng hóa và quy mơ tới ROA ..........86
Hình 3.9. Ảnh hưởng tương tác của loại hình đa dạng hóa và quy mơ tới ROE ..........87


MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề t i nghiên cứu
Để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, các quyết định và hoạt động mà
doanh nghiệp thực hiện luôn cân nhắc đến việc làm thế nào để s dụng tốt nhất các
nguồn lực đồng thời đáp ứng những thách thức của mơi trường kinh doanh. Đa dạng
hố là một trong những quyết định chiến lược quan trọng nhất mà doanh nghiệp có thể
thực hiện.
Nhiều nghiên cứu về đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh đã được thực hiện trong
vịng ba thập kỷ qua, không chỉ trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp mà cịn từ góc độ
quản trị chiến lược. Kết quả nghiên cứu cho đến nay đã không đạt được sự đồng thuận về
các ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đa dạng hóa được xác định như là một thành phần chính của việc mở rộng phạm
vi của các tập đồn hiện đại trong thế kỷ XX. Giữa năm 1950 và 1980 được coi là kỷ
nguyên đa dạng hóa, trong đó sự mở rộng của các công ty vào thị trường sản phẩm khác
nhau là một nguồn chính của sự tăng trưởng của công ty trong tất cả các quốc gia công
nghiệp tiên tiến (Grant, 2015, 404). Tuy nhiên, một số nước phát triển đã bắt đầu bị dư
thừa nguồn cung sau những năm 1980, đặc biệt là trong những năm gần đây. Những năm
1990 chứng kiến một sự chuyển tiếp từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới, khi mà môi
trường kinh doanh thay đổi, các công ty phải cạnh tranh mạnh hơn, tăng trưởng và lợi
nhuận giảm. Trong hoàn cảnh như vậy, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã thay đổi
chiến lược phát triển của mình từ việc mở rộng đa dạng hóa hoạt động trở lại chuyên
ngành. Một mặt, họ thực hiện tái cấu trúc (tiến hành tái cơ cấu), chủ yếu có nhiệm vụ
tách các hoạt động khơng cốt lõi để tiếp tục chuyên môn; mặt khác, họ tập trung vào
việc tăng cường các hoạt động cốt lõi và cố gắng để tăng lợi nhuận trên vốn đầu tư
(ROI) và giá trị công ty thông qua việc tái cấu trúc.

Khác với các quốc gia phát triển, tập đoàn kinh doanh đa dạng chiếm ưu thế
trong ngành công nghiệp của nhiều quốc gia mới nổi: Tata Group và Reliance ở Ấn
Độ, Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan, Astra ở Indonesia, Sime Darby ở Malaysia,
Grupo Carso Alfa và Grupo Mexico. Một lý do cho sự thống trị liên tục của các tập
đoàn lớn ở các nước thị trường mới nổi là chi phí giao dịch liên quan đến thị trường
chưa phát triển ở mức độ cao của họ về tài chính, thơng tin, và lao động làm cho các
cơng ty đa dạng có lợi thế cạnh tranh hơn các cơng ty chun ngành. Nhiều trong số
những cơng ty có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và tăng sự hiện diện tại thị trường toàn
1


cầu (Kurtović & cộng sự, 2013).
Nghiên cứu của công ty tư vấn Mc. Kinsey (số liệu năm 2010) cho thấy, các
công ty đa ngành chiếm 80% doanh thu của 50 công ty lớn nhất Hàn Quốc, 90% ở
Ấn Độ và 40% ở Trung Quốc (Martin & cộng sự, 2013). Tuy nhiên, cơng ty đa dạng
hóa sang một lĩnh vực kinh doanh mới đạt doanh thu cao hơn, nhưng xác suất thành
công là rất thấp. Chỉ 22% công ty đa dạng hóa trong nghiên cứu đã có một tác động
tích cực tới tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và thị phần so với các đối thủ cạnh tranh
(Martin & cộng sự, 2013).
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm được tiến hành để giải
thích mối quan hệ giữa đa dạng hóa (ĐDH) và hiệu quả kinh doanh (HQKD) trong
vòng ba thập kỷ qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu lý thuyết cung cấp các tranh luận rời
rạc và chưa thống nhất về mối quan hệ giữa ĐDH và HQKD. Cũng tương tự như vậy,
kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa ĐDH và
HQKD còn chưa nhất quán và rõ ràng. Các lý thuyết khác nhau giải thích hiện tượng
đa dạng từ những quan điểm khác nhau và với giả định khác nhau. Các nghiên cứu lý
thuyết nhìn chung đều thống nhất rằng đa dạng hóa có mối quan hệ đến hoạt động
kinh tế theo một cách nào đó, đồng thời cũng bất đồng trong một số khía cạnh quan
trọng như giá trị của chính chiến lược đa dạng hóa. Trong khi một số quan điểm chú
trọng vào đa dạng hóa là một vấn đề, quan điểm khác lại cho rằng đa dạng hóa là một

phương tiện cho các cơng ty nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn.
Các doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh đến một giai đoạn phát triển thường
bị thu hút vào các hoạt động đa dạng hóa theo các xu hướng trong môi trường kinh
doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đã khơng có đủ kinh
nghiệm thực tế về đa dạng hoá trong khi các nghiên cứu lý thuyết lại không được cập
nhật. Thực tế cho thấy, có những doanh nghiệp thơng qua đa dạng hóa trong thời gian
vừa qua đã gặp thất bại trong việc cải thiện hiệu quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp
đã phải thực hiện tái cấu trúc và quay trở lại với ngành nghề kinh doanh truyền thống,
nhằm phát huy giá trị cốt lõi của mình. Câu hỏi được đặt ra là trong môi trường kinh
doanh ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp nên đa dạng hóa hay tập trung vào chun mơn
hóa ? Đa dạng hóa liên quan hay không liên quan sẽ cho hiệu quả kinh tế tốt hơn? Vì vậy,
một nghiên cứu mới về chủ đề này là cần thiết để làm rõ về mặt lý thuyết một doanh
nghiệp đa dạng hóa liệu có hiệu quả hơn một doanh nghiệp tập trung vào chun mơn
hóa? Trong điều kiện nào thì đa dạng hóa tác động tích cực, trong điều kiện nào thì đa
dạng hóa có tác động tiêu cực hoặc có thể khơng có tác động tới hiệu quả kinh doanh?
Hơn nữa, về mặt thực tiễn, mặc dù những lợi ích được kỳ vọng từ hoạt động đa dạng hóa
2


như sự phân tán của rủi ro và chi phí, lợi thế của sức mạnh tổng hợp phát sinh từ kinh tế
của phạm vi, lợi thế quy mô trong việc tận dụng các nguồn lực, song việc tổ chức, quản lý
và đầu tư xuất hiện trong các công ty đa dạng hóa là thách thức rất lớn đối với một quốc
gia như Việt Nam.
Chính vì những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của đa dạng hóa
tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận
án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của Luận án là nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa ngành nghề
kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Các mục tiêu cụ
thể gồm:

- Luận giải cơ sở lý thuyết về đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh và ảnh
hưởng của ĐDH kinh doanh đến HQKD của các doanh nghiệp trên cơ sở tổng kết các
kết quả của các cơng trình liên quan được cơng bố trên các xuất bản trong và ngoài
nước.
- Đánh giá ảnh hưởng của loại hình và mức ĐDH đến HQKD có tính đến quy
mơ doanh nghiệp và nhóm ngành kinh doanh trên cơ sở s dụng dữ liệu liên quan từ
Ủy ban chứng khốn Nhà nước, Cơng ty Cổ phần Tài Việt (Vietstock) và các tình
huống điển hình.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả kiến nghị lựa chọn đa dạng hóa phù
hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu đặt ra cho luận án các câu hỏi nghiên cứu
sau đây:
1) Doanh nghiệp đa dạng hóa có hiệu quả hơn doanh nghiệp chun mơn hóa
hay khơng?
2) Mức độ và loại hình đa dạng hóa ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh
doanh?
3) Có sự khác biệt về ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh ở
các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau hay ở các doanh nghiệp thương mại dịch vụ và
doanh nghiệp sản xuất hay không?

3


4. Đối tƣợng v Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là ảnh hưởng của đa dạng hóa đến HQKD
của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh được phân thành hai nhóm ngành Thương mại - Dịch vụ (TM-DV) và
nhóm ngành Sản xuất. Đồng thời, các trường hợp điển hình của doanh nghiệp đa dạng

hóa được nghiên cứu sâu hơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp đến HQKD, đồng thời xem xét vai trò của quy mơ doanh
nghiệp và nhóm ngành (TM-DV & Sản xuất) đến mối quan hệ giữa đa dạng hóa và
HQKD của doanh nghiệp.
Về không gian và thời gian
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở việc chỉ nghiên cứu hoạt động đa dạng hóa
của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), do tính đại diện và các dữ liệu
sẵn có. Trong luận án này, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa ngành nghề
đến hiệu quả kinh doanh cho một mẫu gồm 565 công ty niêm yết trên thị trường chứng
khốn có cổ phiếu đã giao dịch trong thời kỳ 2010 - 2014. Lý do của sự lựa chọn các
công ty niêm yết là tại Việt Nam, chỉ có các công ty niêm yết mới công bố kết quả kinh
doanh của họ trong từng ngành cụ thể mà họ đang hoạt động trên các báo cáo hàng năm,
bao gồm cả số lượng và chi tiết của các ngành công nghiệp đang hoạt động, và sự đóng
góp của m i đơn vị kinh doanh với tổng doanh thu. Các công ty niêm yết cơng khai
minh bạch tình trạng vốn của họ, bao gồm cả quy mô vốn chủ sở hữu và kết quả kinh
doanh. Như vậy, mẫu được thiết kế bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều
ngành công nghiệp khác nhau.
Doanh nghiệp niêm yết là những công ty trưởng thành trong quá trình chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam, được dẫn dắt bởi nhiều bên bao gồm các
cổ đơng, chính phủ và các nhóm lợi ích, do đó có thể đại diện cho nhiều doanh nghiệp
hoạt động theo các nguyên tắc thị trường. Các hoạt động kinh doanh của các công ty
niêm yết công khai phản ánh được thực tế nói chung của các doanh nghiệp Việt Nam
theo các điều kiện thị trường hiện tại, và do đó, kinh nghiệm trong việc thực hiện chiến
4



lược đa dạng hóa của các doanh nghiệp niêm yết có hàm ý rộng hơn đến phần lớn khối
lượng của thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp khác.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa tới HQKD của doanh nghiệp, luận án có
những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn.
5.1. Về mặt lý luận
Khác với các nội dung nghiên cứu trước đây chỉ đo lường đa dạng hóa bằng
một trong hai phương pháp phổ biến, trong nghiên cứu này, tác giả s dụng phương
pháp đo lường đa dạng hóa đồng thời bằng hai cách: định tính - loại hình đa dạng hóa
(type of diversification) và định lượng - mức độ đa dạng hóa (degree of
diversification). Mức độ đa dạng hóa của các doanh nghiệp niêm yết được đo lường
bằng phương pháp dựa trên cơ cấu doanh thu và bảng phân loại ngành nghề chuẩn
Việt Nam (VSIC), do đó ảnh hưởng đa chiều của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh
doanh được phân tích kỹ và chính xác hơn. Luận án phân tích cả tác động trực tiếp và
tương tác giữa loại hình và mức độ đa dạng hóa với quy mơ doanh nghiệp, nhóm
ngành kinh doanh tới HQKD nhờ đó có thể kiểm soát tốt hơn về cơ chế phối hợp giữa
các yếu tố này.
Kết quả nghiên cứu này khẳng định loại hình đa dạng hóa và mức độ đa
dạng hóa (liên quan và khơng liên quan) có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh,
trong đó, loại hình tập trung (khơng đa dạng hóa) có hiệu quả kinh doanh cao hơn
các loại hình đa dạng hóa. Ngồi ra kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của đa
dạng hóa kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp.
Với các mức quy mô khác nhau (lớn, vừa, nhỏ), ảnh hưởng của các loại hình đa
dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh là khác nhau. Mức độ ĐDHKLQ có ảnh hưởng
tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa mức độ ĐDHKLQ
và hiệu quả kinh doanh được điều tiết bởi mức độ ĐDHLQ và quy mơ doanh
nghiệp. Luận án cũng chỉ ra, khơng có sự khác biệt về tác động của đa dạng hóa
kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhóm ngành thương mại
dịch vụ và các doanh nghiệp nhóm ngành sản xuất.
5.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn giúp các doanh
nghiệp đưa ra các quyết định phù hợp về đa dạng hóa nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Cụ thể: (i) các tác động tương tác của loại hình đa dạng hóa và quy mơ tới
HQKD có thể giúp các doanh nghiệp có những quyết định đầu tư và điều chỉnh việc
5


mở rộng phạm vi kinh doanh phù hợp và linh hoạt hơn trong những thời điểm khác
nhau với các mức quy mơ và từng loại hình đa dạng hóa; (ii) ảnh hưởng của mức độ đa
dạng hóa đến HQKD cho thấy m i một doanh nghiệp có thể lựa chọn một mức độ đa
dạng hóa phù hợp để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất; (iii) các tình huống điển
hình của nhóm ngành thương mại dịch vụ và sản xuất có thể giúp doanh nghiệp đưa ra
các giải pháp thực tiễn hoặc bài học kinh nghiệm trong việc thực hành đa dạng hóa tại
Việt Nam.
Do đó, kết quả nghiên cứu gợi ý cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn mơ
hình đa dạng hóa phù hợp với từng doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề kinh doanh để
phát triển doanh nghiệp, hạn chế được rủi ro và tận dụng tốt nhất những năng lực hiện
có. Các phát hiện của nghiên cứu đã cho thấy, để đạt được sự tăng trưởng bền vững
với hiệu quả cao, tập trung vào chuyên môn và đa dạng hóa ở mức độ vừa phải là lựa
chọn thích hợp đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dạng
hóa đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp niêm yết
Chương 4: Kết luận và kiến nghị cho các doanh nghiệp đa dạng hóa tại Việt Nam


6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG
CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hƣởng của đa dạng hóa đến hiệu quả

kinh doanh
1.1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh tại
các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi
Những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về đa dạng hóa và hiệu quả doanh
nghiệp trong vòng ba thập kỷ qua đã tập trung vào hai câu hỏi chính: Thứ nhất, liệu
một doanh nghiệp đa dạng hóa có vận hành tốt hơn so với doanh nghiệp chun mơn
hóa? Thứ hai, liệu đa dạng hóa liên quan (ĐDHLQ) có hoạt động hiệu quả hơn đa dạng
hóa không liên quan (ĐDHKLQ) ? Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hoạt động
đa dạng và hiệu quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp có thể được chia thành hai
trường phái: các trường phái tổ chức công nghiệp và các trường phái quản trị chiến
lược. Hai trường phái có trọng tâm nghiên cứu khác nhau và các phương pháp đo
lường đa dạng hóa khác nhau.
Các nghiên cứu của tổ chức công nghiệp (IO: Industry Organization) hay kinh
tế học công nghiệp tập trung vào việc hoạt động đa dạng sẽ giúp các cơng ty giảm chi
phí hơn hoạt động đơn l nhờ đạt được tính kinh tế quy mô và phạm vi về mặt hàng,
thị trường và quản lý (Helfat & Eisenhardt, 2004). Hay nói cách khác, các cơng ty đa
dạng hóa sẽ có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp (synergy) mà các công ty kinh doanh đơn
ngành khơng có được. Các nghiên cứu về quản trị chiến lược tập trung vào sức mạnh
tổng hợp của các loại đa dạng hóa và phân tích sự khác biệt giữa ĐDHLQ và

ĐDHKLQ cũng như các hoạt động kinh tế phát sinh. Phương pháp này xem xét mối
quan hệ kinh tế giữa các hoạt động khác nhau bên trong một công ty như một cơ chế
thực sự. Đại diện tiêu biểu cho các nghiên cứu về quản trị chiến lược, Rumelt (1974,
1982) là tác giả đầu tiên thực hiện phân loại đa dạng hóa và th nghiệm quan hệ đa
dạng hóa với hiệu quả kinh tế, cho thấy có sự khác biệt hiệu quả ở các loại đa dạng
hóa khác nhau và nhấn mạnh rằng công ty hạn chế trong việc phát triển doanh nghiệp
do thiếu năng lực quản lý và nguồn lực. Đánh giá về đa dạng hóa có ít bằng chứng
thực nghiệm cho thấy rằng đa dạng hóa có thể giúp xây dựng sức mạnh thị trường để
giảm sự cạnh tranh quá mức (Montgomery, 1994). Một quan điểm dường như nhận
được ủng hộ của nhiều nhà nghiên cứu là có ít nhất một số hình thức đa dạng hóa phù
7


hợp có thể giúp các doanh nghiệp tạo ra giá trị ( Palich & cộng sự, 2000).
Nghiên cứu mới đây (Mackey & cộng sự, 2015) với cách tiếp cận quản trị chiến
lược đã phát hiện rằng: Một chiến lược đạt kết quả tối ưu đối với một công ty cụ thể
phụ thuộc vào nguồn lực và khả năng của công ty đó và bối cảnh trong đó cơng ty
đang hoạt động, không phải dựa trên một "giả thuyết" về mối quan hệ giữa chiến lược
đa dạng hóa và giá trị cơng ty bằng cách tính bình qn giữa các cơng ty. S dụng một
mẫu gồm 838 công ty Hoa Kỳ, nghiên cứu đã khảo sát mối quan hệ giữa đa dạng hóa
và hiệu quả kinh doanh cho từng cơng ty riêng l . Không giống như các nghiên cứu
trước đây trong đó dựa vào phương pháp thực nghiệm để xác định mối quan hệ trung
bình giữa đa dạng hóa và giá trị công ty, nghiên cứu của Mackey và cộng sự (2015)
đã s dụng mơ hình Bayes thứ bậc (Hiararchical Baysian Modelling) cho phép đánh
giá ở cấp độ công ty về mối quan hệ đối với từng công ty riêng l . Kết quả nghiên cứu
gợi ý rằng, mặc dù ĐDHLQ có thể tạo ra giá trị cho cơng ty nhờ tính kinh tế của phạm
vi, tuy nhiên, khơng phải tất cả các cơng ty đều có cơ hội để theo đuổi kinh tế phạm vi
thông qua ĐDHLQ. Thay vào đó, sự lựa chọn m i một loại hình đa dạng hóa: tập
trung, liên quan và khơng liên quan đều có xu hướng tối ưu hóa về lợi ích kinh tế cho
từng công ty.

Mặc dù quan điểm Rumelt (1982) đã ủng hộ các giả thuyết về lợi ích của
ĐDHLQ, các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng hiệu quả của các cơng ty đa dạng hóa
được kết hợp với cấu trúc của ngành công nghiệp (Montgomery, 1985). Phát hiện này
thúc đẩy các nhà nghiên cứu xem xét tác động của cơ cấu ngành cơng nghiệp đến đa
dạng hố. Đa dạng hóa dẫn đến việc tạo ra các rào cản gia nhập đối với các đối thủ
cạnh tranh của công ty, do đó dẫn đến lợi nhuận ngành cơng nghiệp cao hơn. Tuy nhiên,
nhiều nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt trong lợi nhuận trung bình giữa các
loại hình đa dạng. Các nghiên cứu khác khơng tìm thấy bất kỳ sự khác biệt đáng kể giữa
đa dạng hóa và hiệu quả công ty sau khi nghiên cứu sự ảnh hưởng công nghiệp bao gồm
Hill (1988), Montgomery (1984), Grant & Jammine (1988), Chang & Thomas (1989) và
Chatterjee và Wernerfelt (1991).
Do thiếu các kết luận kiểm chứng ảnh hưởng của tổ chức cơng nghiệp đến hiệu
quả của đa dạng hóa, các nhà nghiên cứu theo quan điểm kinh tế học công nghiệp đã
kiểm tra cách đo lường hiệu quả và các yếu tố dự phòng thay thế. Dubofsky &
Varadarajan (1987) đã xem xét một phép đo dựa vào hiệu quả thị trường đó là “sự gia
tăng trong giá trị các cổ đông”. Họ nhận thấy rằng ĐDHKLQ dẫn đến tăng hiệu quả
qua ĐDHLQ. Wernerfelt và Montgomery (1986) nhận thấy rằng các ngành cơng
nghiệp có lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng ngành cao, hai yếu tố của ngành công
8


nghiệp hấp dẫn, có ý nghĩa khác nhau đối với doanh nghiệp liên quan (mà họ gọi là
hiệu quả) và doanh nghiệp không liên quan (mà họ gọi là không hiệu quả). Họ cho
rằng các cơng ty ĐDHLQ sẽ có hiệu quả tốt hơn trong các ngành cơng nghiệp có lợi
nhuận cao, trong khi doanh nghiệp ĐDHKLQ có hiệu quả tốt hơn trong các ngành
công nghiệp tăng trưởng cao.
Trong số nhiều học giả đã đề cập đến các mối quan hệ giữa nhóm liên kết và
hiệu quả kinh doanh, một số nhà nghiên cứu đã xem xét vai trò của ngành cơng nghiệp
và chiến lược đa dạng hóa (liên quan so với không liên quan) với hiệu quả kinh doanh
ở các tập đoàn kinh doanh. Nghiên cứu của Purkayastha (2013) với 100 tập đoàn lớn

nhất tại Ấn Độ cho thấy tác động của tập đồn kinh doanh đa dạng hóa đến hiệu quả
của các công ty trực thuộc là phụ thuộc vào (i) ngành công nghiệp mà các công ty tham
gia và (ii) các loại chiến lược đa dạng hóa liên quan và không liên quan. Nghiên cứu
cho thấy trong ngành cơng nghiệp hóa chất, lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của các
cơng ty có mối quan hệ tiêu cực với ĐDHKLQ, trong khi nó có một mối quan hệ tích
cực trong ngành cơng nghiệp thiết bị giao thơng vận tải. Tuy nhiên, với đa dạng hóa
liên quan, ROA của các cơng ty trong ngành hóa chất có một mối quan hệ tích cực,
trong khi lại có quan hệ tiêu cực với các công ty trong ngành thiết bị giao thông vận
tải.
Hashai (2015) đã nghiên cứu quan hệ đa dạng hóa và hiệu quả trong nội bộ
ngành cơng nghiệp (ĐDHLQ) với một mẫu gồm 147 công ty công nghệ cao tại Israel
trong 8 năm. Nghiên cứu phân tích sự tương tác giữa các “chi phí điều chỉnh”, “chi phí
điều phối” và lợi ích của đa dạng hóa trong ngành cơng nghiệp, kết quả cho thấy có
mối quan hệ hình chữ S giữa đa dạng hóa và hiệu quả kinh doanh trong nội bộ ngành.
Đa dạng hóa liên quan ở mức độ thấp, chi phí điều phối là khơng đáng kể nhưng “chi
phí điều chỉnh” là cao hơn so với những lợi ích sức mạnh tổng hợp của một phạm vi
sản phẩm hạn chế, do đó dẫn đến kết quả hoạt động tiêu cực. Đa dạng hóa liên quan ở
mức độ vừa phải, sự phối hợp giữa các chủng loại sản phẩm có liên quan tăng đáng kể
và lớn hơn sự gia tăng trong điều chỉnh và phối hợp chi phí, dẫn đến kết quả hoạt động
tích cực. Tuy nhiên, đa dạng hóa ở mức độ cao làm phát sinh chi phí điều phối đáng
kể, trong đó, cùng với chi phí điều chỉnh, lớn hơn tác động sức mạnh tổng hợp và làm
giảm hiệu quả.
Khác với các nước phát triển, các nghiên cứu về đa dạng hóa và hiệu quả kinh
doanh tại các thị trường mới nổi cho thấy các yếu tố môi trường doanh nghiệp như
những khoảng trống trong thị trường ở các nước đang phát triển, quan hệ chính phủ và
kinh doanh, thị trường sản xuất và thị trường lao động có thể là một lợi thế cho các
9


doanh nghiệp s dụng chiến lược đa dạng hóa (Khanna & Palepu, 1997). Tác động của

đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi
trường thể chế khác nhau trong một khoảng thời gian tương đối ổn định đã được
nghiên cứu tại sáu quốc gia châu Á (Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn
Quốc và Thái Lan từ năm 1988 đến năm 2003) ở các cấp độ khác nhau của sự phát
triển thể chế (Charkabarti & cộng sự, 2007). Kết quả cho thấy đa dạng hóa ảnh hưởng
xấu đến hiệu quả trong mơi trường thể chế phát triển hơn, trong khi cải thiện hiệu quả
trong môi trường kém phát triển nhất. Nghiên cứu này phát hiện rằng các kết quả của
đa dạng hóa chịu ảnh hưởng của môi trường thể chế, sự ổn định kinh tế và sự liên kết
với các nhóm kinh doanh.
Bảng 1.1. Kết quả thực nghiệm ảnh hƣởng của đa dạng hóa đến hiệu quả
kinh doanh
Tác giả

Mẫu nghiên
cứu

Rumelt

273 công ty

(1982)

Kang (2013)

Ishak &
Napier (2006)

Hiệu quả
kinh doanh


Kết quả nghiên cứu
Đa dạng hóa liên quan tạo ra nhiều lợi

ROC

nhuận hơn đa dạng hóa khơng liên quan.

Các cơng ty lớn
tại Hoa Kỳ

Hiệu quả xã
hội

Đa dạng hóa có ảnh hưởng tích cực đến
hiệu quả xã hội, tuy nhiên đa dạng hóa
trong ngắn hạn làm giảm mối quan hệ
tích cực này.

355 cơng ty
niêm yết
Malaysia

Giá trị thặng
dư, cấu trúc
sở hữu

Đa dạng hóa khơng làm tăng hoặc giảm
hiệu quả của cơng ty so với chun mơn
hóa


ROA

Kết quả cho thấy đa dạng hóa có ảnh hưởng
tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh ở các
nước có mơi trường thể chế phát triển hơn.

ROA, ROS

Những kết quả chỉ ra rằng đa dạng hóa
theo vùng có ảnh hưởng tuyến tính và
đường cong đến hiệu quả kinh doanh.

Hoa Kỳ

Chakrabarti &
cộng sự
(2007)

3117 công ty
Châu Á

Qian & cộng
sự (2008)

Các công ty lớn
nhất Hoa Kỳ

Kahloul &
Hallara
(2010)


69 công ty lớn
tại Pháp

ROA,
Tobin‟Q,
rủi ro (risk)

10

Khơng có mối quan hệ giữa đa dạng hóa và
hiệu quả cũng như khơng có mối quan hệ
tuyến tính giữa tổng rủi ro và đa dạng hóa.


Tác giả

Mẫu nghiên
cứu

Chen and Yu
(2012)

98 công ty niêm
yết Đài Loan

Yigit I. and

Kết quả nghiên cứu


ROA

Đa dạng hóa có mối quan hệ tích cực
trong ngắn hạn và khơng có mối liên hệ
trong trung hạn với hiệu quả kinh doanh
Kết quả cho thấy trong khi các công ty
đơn ngành và ĐDHKLQ tại Thổ Nhĩ Kỳ

154 công ty tại

Behram N. K.
(2013)

Hà Lan và 125
cơng ty tại Thổ
Nhĩ Kỳ

Purkayastha
(2013)

100 tập đồn
lớn nhất Ấn độ

Pouya
Seifzadeh
(2016)

Hiệu quả
kinh doanh


193 tập đồn
Ấn độ

ROA

có hiệu quả kinh doanh cao thì các cơng
ty có hiệu quả kinh doanh cao tại Hà
Lan lại là các công ty kinh doanh cốt lõi.

ROA

Tương tác giữa đa dạng hóa liên quan,
khơng liên quan và ngành có mối quan
hệ U- ngược với hiệu quả kinh doanh.

ROA

Kiểm sốt chiến lược ảnh hưởng tích
cực đến hiệu quả tập đồn đa dạng hóa
khi có ít sự phân tán về địa lý và yếu đi
khi tập đoàn phân tán hơn.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Chen & Yu (2012) kiểm tra mối quan hệ giữa đa dạng hóa và các hoạt động kinh
doanh của công ty bằng cách s dụng một mẫu của 98 công ty của thị trường mới nổi niêm
yết trên thị trường chứng khoán Đài Loan. Kết quả cho thấy một mối quan hệ hình chữ U
giữa đa dạng hóa và hiệu quả kinh doanh. Đa dạng hóa doanh nghiệp được tìm thấy có liên
quan tích cực với hiệu quả kinh tế trong ngắn hạn và không có mối quan hệ với hoạt động
kinh tế trong trung hạn. Nghiên cứu cũng cho thấy: các công ty tham gia vào ĐDHKLQ
vận hành tốt hơn những công ty tham gia ĐDHLQ.

Bảng 1.1 phân loại các phương pháp đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong các nghiên cứu về đa dạng hóa, đồng thời trình bày tóm tắt những kết quả
thực nghiệm của các nhà nghiên cứu tại các nước phát triển và các thị trường mới nổi
về ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh.
Các kết quả thực nghiệm từ các nhà nghiên cứu tại các quốc gia phát triển và
các nền kinh tế mới nổi cho thấy sự khác nhau về quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu
quả kinh doanh.
Một số bằng chứng từ các nghiên cứu đa dạng hóa cho thấy lợi nhuận chỉ tăng lên
11


cùng với sự đa dạng, nhưng chỉ lên đến một giới hạn của sự phức tạp (Zhou, 2011). Kết
quả từ các nghiên cứu khác cho thấy việc quản lý quá trình đa dạng hóa có một ảnh hưởng
quan trọng hơn so với thể loại hoặc cách thức đa dạng hóa (Varaderajam & Ramanujam,
1987). Cuối cùng, Santalo và Becerra (2008) cho thấy tác động của sự đa dạng hóa đến
hiệu quả không phải là đồng nhất giữa các ngành: công ty đa dạng hóa hoạt động tốt hơn
trong ngành cơng nghiệp với một số ít đối thủ cạnh tranh khơng đa dạng.
Tóm lại, đa dạng hóa là mối quan tâm chủ yếu đối với các học giả và các nhà
quản trị kinh doanh vì đó là một cơng cụ quan trọng cho sự tăng trưởng của doanh
nghiệp. Hầu hết các nhà nghiên cứu đã tập trung vào những lợi ích của sức mạnh tổng
hợp được tạo ra khi doanh nghiệp đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để so sánh
ĐDHLQ với ĐDHKLQ. Sức mạnh tổng hợp này quy định một con đường liên tục của
đa dạng hóa: một cơng ty sẽ bắt đầu với các ngành công nghiệp liên quan nhất, mở
rộng thơng qua các ngành cơng nghiệp dần dần ít liên quan, và dừng lại khi sức mạnh
tổng hợp tiềm năng giảm đến số không. Như vậy, việc theo đuổi chính sức mạnh tổng
hợp giải thích giới hạn để ĐDHLQ và do đó có sự lựa chọn ĐDHKLQ.
Các quan điểm thảo luận của các nhà nghiên cứu đã đưa ra các kết luận khác
nhau về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do
vậy, khó có thể kết luận rằng đa dạng hóa làm giảm giá trị hoặc làm tăng giá trị cho
doanh nghiệp. Mặc dù một loạt các bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng ĐDHLQ có

khả năng mang lại hiệu quả tốt hơn ĐDHKLQ, cũng có bằng chứng cho thấy điều
ngược lại. Những kết quả trái ngược nhau được kiểm tra kỹ hơn trong các điều kiện
theo đó ĐDHLQ và ĐDHKLQ có thể tạo ra giá trị cho các cơng ty. Do đó, nghiên cứu
ảnh hưởng của đa dạng hóa cả về mức độ và các loại hình đa dạng hóa đến HQKD
trong điều kiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn là một khoảng trống cần
được nghiên cứu.
1.1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về đa dạng hóa và hiệu quả kinh
doanh tại Việt Nam
Trong nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh (2012) - “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước ở Việt Nam”- tác giả đã đo lường “tầm quan trọng của các tập đoàn kinh tế trong
mối quan hệ tương đối với quy mô của nền kinh tế, s dụng số liệu về doanh thu tính theo
tỷ lệ phần trăm so với với GDP”. Theo số liệu này có thể thấy rằng doanh thu các tập đoàn
kinh tế nhà nước (KTNN) chiếm 37,3% GDP, cao hơn nhiều quốc gia và chỉ thua kém
các chaebol Hàn Quốc trong thời điểm cực thịnh vào năm 1995 (49% GDP Hàn Quốc).
Mức độ đa dạng hóa của các tập đồn được tác giả đo lường bằng số ngành 2 chữ
12


số trong bảng phân loại ISIC mà tập đồn có hoạt động. Như vậy theo tiêu chí của tác giả
đưa ra thì có thể nhận thấy rằng một tập đồn KTNN của Việt Nam “trung bình hoạt động
trong 6,4 ngành có 2 chữ số, cao nhất trong tất cả các quốc gia được so sánh”. Một điều
rất đáng chú ý là rất nhiều tập đoàn KTNN tham gia hoạt động vào những ngành không
liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp như ngân hàng, bất động
sản... cũng như những lĩnh vực mà doanh nghiệp khơng có chun mơn hay lợi thế so
sánh. Một tập đồn nhà nước (sở hữu trên 50% vốn) trung bình có gần 30 chi nhánh, lớn
hơn các tập đoàn (chaebol) Hàn Quốc vào thời điểm phát triển mạnh mẽ trước khi cuộc
khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra vào năm 1997.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, các tập đồn KTNN có lợi thế được kinh
doanh trong những ngành nghề quan trọng và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của
chính phủ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các tập đồn KTNN chỉ tập trung ở

một số ít các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành dựa vào vốn tài ngun như dầu khí,
khống sản … hoặc viễn thơng. Theo số liệu của tổng cục thống kê (2009), có đến
35% tập đồn kinh tế, tổng cơng ty có tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu trên 3 lần. Đặc
biệt, có 7 tập đồn kinh tế, tổng cơng ty có tỷ lệ nợ trên 7 lần vốn chủ sở hữu, đe dọa
nghiêm trọng sự an toàn của cả nền kinh tế.
Theo một nghiên cứu mới được công bố của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế
trung ương “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam – Kết quả điều tra doanh
nghiệp vừa và nhỏ” (CIEM, 2014) đã cung cấp những số liệu về đa dạng hóa và phát
triển sản phẩm mới (đổi mới). Theo đó, đa dạng hóa sản phẩm được kỳ vọng là sẽ giúp
các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại trước các cú sốc (ví dụ khủng hoảng tài chính
thế giới…), do vậy làm tăng khả năng tồn tại của các doanh nghiệp, mặc dù có thể dẫn
tới giảm năng suất trong ngắn hạn.
Một số kết luận được rút ra từ những kết quả nghiên cứu là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (DNVVN) ngày càng có xu hướng chun mơn hóa hơn đa dạng hóa. Tương tự
như vậy, tỷ lệ đổi mới về giới thiệu sản phẩm và cải tiến sản phẩm giảm mạnh so với
những năm trước, nhất là các doanh nghiệp ở nông thôn. Kết quả này cho thấy, sự suy
giảm này thể hiện tính năng động có nguy cơ suy giảm trong tương lai.
Nghiên cứu về các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội năm 2011-2013,
tác giả Nguyễn Minh Ngọc (2015) đã tìm thấy mối quan hệ giữa chiến lược đa dạng
hóa và HQKD của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp
có xu hướng chuyển đổi chiến lược từ đa dạng hóa sang tập trung vào kinh doanh
chính trong giai đoạn 2011-2013 (mặc dù đa dạng hóa kinh doanh vẫn đang được áp
dụng phổ biến). Kết quả là, các doanh nghiệp thực hiện thu hẹp lĩnh vực kinh doanh
13


vào các ngành kinh doanh chính trong năm 2013 có kết quả tăng đạt tỷ trọng cao hơn
và kết quả giảm có tỷ trọng thấp hơn so với các doanh nghiệp áp dụng chiến lược
khác. Điều này được lý giải là do khi quy mô và nguồn lực của các doanh nghiệp tư
nhân còn hạn chế, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính là chiến lược hợp lý để

tránh sự phân tán nguồn lực (Nguyễn Minh Ngọc, 2015).
Cơng trình "Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, đa dạng hóa kinh doanh và
thành quả hoạt động của cơng ty: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam" (Phan Thị
Minh Châu và cộng sự, 2014) nhằm kiểm định nghi vấn liệu các lý thuyết về đa dạng
hóa và cấu trúc sở hữu có mối quan hệ như thế nào đến thành quả của doanh nghiệp từ
đó có thể đề xuất những chính sách hiệu quả hơn trong việc quản lý đa dạng hóa và sở
hữu cơng ty.
Tác giả tiến hành thu thập, tính tốn và thiết lập một mẫu dữ liệu bảng về mức độ
đa dạng hóa cơng ty theo các chỉ số Entropy và chỉ số Herfindahl với các dữ liệu về
cấu trúc sở hữu, thành quả hoạt động của công ty bao gồm hơn 630 công ty hoạt động
trong các ngành phổ biến trên hai sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
(HOSE và HNX) trong giai đoạn 2007-2012. Các kết quả thực nghiệm về mối quan hệ
giữa cấu trúc sở hữu và đa dạng hóa kinh doanh được thể hiện như sau: Khi quyền sở
hữu nhà nước dưới 51% thì các doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược đa dạng hóa, tuy
nhiên khi sở hữu nhà nước vượt quá 51% thì các doanh nghiệp bắt đầu hạn chế các
lĩnh vực kinh doanh của mình. Quyền sở hữu nước ngồi và đa dạng hóa có mối quan
hệ tuyến tính âm và được lý giải là do các nhà đầu tư nước ngoài thường e ngại khi mở
rộng kĩnh vực kinh doanh vì họ cho rằng việc quản lý một loạt các ngành nghề khi đa
dạng hóa sẽ trở nên khó khăn hơn tại thị trường Việt Nam (Phan Thị Minh Châu &
cộng sự, 2014).
Kết quả của cơng trình này đã mở ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng đa dạng
hóa và cấu trúc sở hữu ở các công ty niêm yết Việt Nam. Theo đó, khi một cơng ty thực
hiện chiến lược đa dạng hóa sẽ làm giảm thành quả hoạt động do vậy để đạt được thành
quả tốt nhất thì cơng ty phải cân nhắc đến cấu trúc sở hữu và chiến lược đa dạng hóa lĩnh
vực kinh doanh của mình. Tuy nhiên nghiên cứu cịn có những mặt hạn chế do các tác giả
chỉ phân chia các công ty niêm yết thành 2 loại là cơng ty đa dạng hóa và khơng đa dạng
hóa do vậy khơng có khả năng đi sâu vào mức độ liên quan của đa dạng hóa. Mặt khác, sự
phân loại các lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong nghiên cứu là
chưa theo hệ thống phân loại ngành công nghiệp chuẩn (SIC).
Enrico Santarelli và Trần Thu Hiền (2013) đã nghiên cứu thực nghiệm trên một

mẫu gồm các cơng ty tư nhân tại tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh có chỉ số
14


cạnh tranh lớn nhất Việt Nam trong cơng trình “Đa dạng hóa và hiệu quả kinh doanh:
Phương pháp tiếp cận lựa chọn mẫu”. Nghiên cứu này có thể coi là tiên phong trong
việc điều tra đa dạng hóa cơng ty trong một quốc gia đang phát triển trong ba giai đoạn
tương quan với nhau và liên tiếp: quyết định, mức độ, và kết quả. Kết quả nghiên cứu
được rút ra là: (i) các yếu tố kích thích các cơng ty để thực hiện quyết định đa dạng
hóa khơng nhất thiết ảnh hưởng đến mức độ đa dạng hóa của họ trong phạm vi cùng
một dấu hiệu và độ lớn, (ii) các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao hơn có nhiều khả năng đa
dạng hóa và đa dạng hóa với mức độ mạnh hơn, (iii) các công ty xuất khẩu có nhiều cơ
hội để nhận ra các hoạt động đa dạng hóa, nhưng khơng nhất thiết phải đa dạng hóa ở
mức độ mạnh hơn doanh nghiệp không xuất khẩu; (iv) đa dạng hóa có mối quan hệ phi
tuyến tính với lợi nhuận cấp cơng ty: đa dạng hóa sản phẩm cải thiện lợi nhuận của các
công ty lên đến một điểm, sau đó đa dạng hóa tiếp tục tăng dẫn đến hiệu quả giảm, (v)
các doanh nghiệp được đào tạo có kinh nghiệm cao hơn có nhiều khả năng đa dạng
hóa, tạo ra hiệu quả cao hơn cho các cơng ty của họ, (vi) lợi nhuận của ngành thấp
kích thích đáng kể các cơng ty đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh khác, nhưng khơng có
bất kỳ ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể (Santarelli & Trần, 2015).
Có một số hạn chế trong nghiên cứu này đó là các tác giả chỉ lựa chọn các công
ty tư nhân tại tỉnh Bình Dương trong mẫu, do đó hạn chế khả năng khái quát mối quan
hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp. Phần lớn các công
ty trong mẫu là quy mô nhỏ và nhiều lao động, các doanh nghiệp thường hoạt động
dựa trên tài sản cố định và lao động, chứ không phải là vốn tiền mặt đầu tư. Do đó, số
liệu về vốn đầu tư là khơng có giá trị hoặc khơng đủ, khơng thể xây dựng số liệu thu
nhập từ đầu. Hơn nữa, mặc dù có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ phi tuyến giữa
đa dạng hóa và lợi nhuận, nghiên cứu khơng phải là một th nghiệm giải thích trực
tiếp đề xuất quan điểm dựa vào nguồn lực hoặc khả năng. Để có được điều này, nghiên
cứu cần có ít nhất số liệu về quan hệ hoạt động (hoặc, một số đại lượng khác trong

những yếu tố không quan sát được như khả năng xác định quan hệ hoạt động) trong
cơng ty đa dạng hóa.
Như vậy, các nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dạng hóa đến HQKD tại Việt
Nam cho đến nay đã cho thấy những hạn chế về phương pháp nghiên cứu: tính đại
diện của mẫu nghiên cứu, phương pháp đo lường đa dạng hóa và quan điểm lý thuyết
về ảnh hưởng của đa dạng hóa đến HQKD. Do những hạn chế này, các vấn đề đặt ra
liệu doanh nghiệp đa dạng hóa có hoạt động tốt hơn chun mơn hóa hay mức độ liên
quan giữa các ngành nghề trong doanh nghiệp đa dạng hóa có tác động đến hiệu quả
kinh doanh hay khơng cịn chưa được phân tích rõ ràng. Phần tiếp theo, tác giả tìm
15


hiểu cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đa dạng hóa đến HQKD trên cơ sở tổng kết các
kết quả của các cơng trình liên quan được cơng bố trên các xuất bản trong và ngồi
nước, từ đó sẽ đề xuất mơ hình nghiên cứu để khắc phục khoảng trống nghiên cứu
trước về đa dạng hóa của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về ảnh hƣởng của đa dạng hóa đến hiệu quả kinh doanh
1.2.1. Đa dạng hóa
1.2.1.1. Khái niệm và phân loại đa dạng hóa
Đa dạng hóa có thể được định nghĩa là sự mở rộng phạm vi các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp ngoài ngành kinh doanh hiện tại (Grant & Jordan, 2015, 234).
Ranh giới giữa các ngành - cũng được gọi là các ngành công nghiệp (Jacquemin &
Berry, 1979), lĩnh vực (Denis & Sarin, 1997), ngành nghề kinh doanh (Montgomery,
1982) - thường được xác định từ các hệ thống phân loại các hoạt động bởi các cơ quan
thống kê. Một doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp đa dạng hóa nếu doanh
nghiệp đó sản xuất nhiều sản phẩm hay tham gia hoạt động trong nhiều hơn một ngành
cấp 4 số theo bảng phân ngành chuẩn quốc tế ISIC (CIEM, 2014).
Một cơng ty được gọi là đa dạng hóa khi cơng ty này hoạt động trong hơn một
lĩnh vực kinh doanh hay một ngành công nghiệp (Barney & cộng sự, 2011; Hitt & cộng
sự, 2011). Mặt khác, đa dạng hóa có nghĩa là mở rộng phạm vi các hoạt động kinh

doanh ngoài hoạt động kinh doanh hiện tại. Một số học giả cịn định nghĩa đa dạng hóa
là khi một cơng ty tham gia vào một khu vực (sector) hay một ngành công nghiệp
(industry) mới (Jacquemin & Berry, 1979); một phân khúc (sergment) hay một dịng
kinh doanh mới (Montgomery, 1994). Ngồi ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng đa
dạng hóa doanh nghiệp có thể chia thành thành hai nhóm: Đa dạng hóa sản phẩm
(product diversification) và đa dạng hóa địa lý (geographic diversification). Đa dạng hóa
sản phẩm là khi doanh nghiệp sản xuất hơn một loại sản phẩm, còn đa dạng hóa địa lý là
khi doanh nghiệp hoạt động cả ở thị trường nước ngoài (Hitt & cộng sự, 2011).
Theo Chandler (1977), đa dạng hóa là khi các doanh nghiệp có cơ hội thâm
nhập vào một thị trường và cơng nghệ mới, đồng thời với cơ hội phát triển trong lĩnh
vực kinh doanh cơ bản của công ty. Điều này có nghĩa là các cơng ty đa dạng hóa sang
các lĩnh vực kinh doanh khác nếu sau khi củng cố vị trí của họ trong ngành cơng
nghiệp hoặc thị trường cơ sở, mà vẫn s dụng đúng mức các nguồn tài nguyên để tham
gia vào các lĩnh vực khác với cơ hội thấp (Chandler, 1977).
Jacquemin và Berry (1979) cho rằng, sự đa dạng sản phẩm đề cập đến mức độ
quan hệ (relatedness) của các phân khúc sản phẩm khác nhau. Dưới góc độ này, đa
16


×