Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

luận văn kế toán TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAMNET AN CƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.33 KB, 70 trang )

Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào những giai đoạn phát triển, tăng
trưởng nhanh.Các ngành công nghiệp, đời sống phát triển cao, và đi đôi với đó là
việc nâng cao cơ sở hạ tang phuc vụ đơi ngày càng cần thiết. Ngành Đầu tư và xây
dựng trong xu thế hiện nay đang vô cùng quan trọng. Kéo theo việc ra đời rất nhiều
công ty xây dựng dân dụng và phát triển nhà và đô thị. Một trong số công ty hoạt
động trong ngành nghề đó là Công ty CP VT & XD Ngọc Minh .Công ty đã và đang
đa dạng hóa ngành nghề khi mà họ còn phát triển thêm ngành xây dựng các công
trình thủy lợi và hoàn thiên các công trình và trang trí nội thất… Sau một thời gian
được đến thực tập và khảo sát thực tế tại văn phòng của Công ty CP VT & XD
Ngọc Minh, em đã tìm hiểu, thu thập được một số thông tin cơ bản về công ty cũng
như về bộ máy kế toán và công tác kế toán tại đây để tổng hợp và viết Chuyên đề
thực tập tại công ty. Chuyên đề gồm 3 phần chính đó là:
Trong thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tìm hiều
cùng tập thể cán bộ nhân viên phòng Kế toán Công ty CP VT & XD Ngọc Minh đã
giúp đỡ em trong quá trình tìm hiều, thu thập thông tin về công ty và những nghiệp
vụ kế toán áp dụng.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu và công việc thực
tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá
trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty CP VT & XD Ngọc Minh nên rất
mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn!
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỐ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VIETNAMNET AN CƯỜNG.
PHẦN II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN VẬT LIỆU -
CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAMNET AN CƯỜNG
PHẦN 3:NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIÊU CÔNG TY CỔ
PHẦN VIETNAMNET AN CƯỜNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP


PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY.
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
1
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT
VÀ TỐ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ
THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAMNET
AN CƯỜNG.
I : TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỐ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VIETNAMNET AN CƯỜNG.
1.1. LỊCH SỦ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VIETNAMNET AN CƯỜNG
1.1.1. Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty CP VT & XD Ngọc Minh
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAMNET AN CƯỜNG (TÊN
CŨ CÔNG TY CỔ PHẦN AN CƯỜNG)
- Tên tiếng Anh: AN CUONG VIETNAMNET JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: AN CUONG .,JSC
- Biểu tượng của Công ty:
- Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VNĐ
- Trụ sở chính: Km11, đường Nguyễn Văn Linh, phường Thạch Bàn, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Loại hình kinh doanh: Doanh Nghiệp
- Giấy CNĐKKD Số: 0103011908 cấp ngày 26 tháng 4 năm 2006
- Mã số thuế
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 26/4/2006 Công ty được Sở kể hoạch và phát triển Hà Nội cấp đăng ký

kinh doanh thành lập công ty cô phần VietNamNet An Cường ra đời với linh vực
kinh doanh chủ yếu là đầu tư xây dựng và phát triển nhà và kinh doanh bất động
sản. Hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng đã được ra được ký quyết định thành lập
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
2
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Công ty CP VT & XD Ngọc Minh hình thành và phát triển từ năm 2006 và
vào hoạt đông đến nay. Trong 5 năm hoạt đông cung với sự nỗ nực đoàn kết của tập
thể cán bộ công nhân viên của công ty đã từng bước đưa công ty vượt qua thời điểm
kinh tế khó khăn cụ thể nhất là khủng hoảng năm 2008 để từng bước lớn mạnh trên
con đường phát triển của mình. Hiện nay thì công ty đã đạt được một thành tựu to
lớn trong quá trình phát triển của mình như là:
Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn công ty luôn hoạt động kinh doanh một
cách vô cùng hiệu quả đảm bảo mục tiêu có lãi qua các năm. Bên cạnh đó công ty
luôn đi đầu trong việc áp dụng các thành quả kĩ thuật xây dựng hiện đại tiên tiến
trong lĩnh vực xây dựng, công ty đã được đánh giá là một trong những nhà thầu
chuyên nghiệp được khách hàng tín nhiệm khi luôn hoàn thành các công tác kinh
doanh của minh một cách xuất sắc và chất lượng. Công ty đã luôn là đơn vị kinh
doanh tiêu biểu trong địa bàn quận huyện trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Công ty cũng đã đạt được rất nhiều giải thưởng uy tín trong quá trình hoạt động vầ
phát triển và tạo nên thương hiệu riêng của công ty
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VIETNAMNET AN CƯỜNG
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty CP VT & XD Ngọc Minh là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp
luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra, sản xuất kinh
doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp

- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình
thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với
các bạn hàng trong và ngoài nước
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi
- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng
như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
3
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
trường trong và ngoài nước
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm
quyền theo quy định của Pháp luật
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao
động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển
bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như
những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.
Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, công ty có quyền hạn
sau:
- Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng sản xuất kinh
doanh. Tổng Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi, nghĩa vụ
sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh như quảng
cáo, triển lãm sản phẩm, mở cỏc đại lý văn phòng đại diện
- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư
cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh:
- Thi công các công trình xây dựng: dân dụng, giao thông, thủy lợi, thủy
điện, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước.

- San lấp mặt bằng, vận tải hàng hóa, cho thuê xe, máy thi công, mua bán
thiết bị xe, máy công trình.
- Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng cơ sở khu công nghiệp, khu dân cư; khai
thác đất đá; sản xuất VLXD
- Xây dựng công nghiệp, lắp máy công nghiệp, tư vấn giám sát chất lượng
công trình xây dựng; Dịch vụ khảo sát và vẽ bản đồ các công trình về san nền, giao
thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp; kinh doanh nhà và dịch vụ chuyển quyền sử
dụng đất.
- Kinh doanh kinh tế trang trại; mua bán vật liệu xây dựng và trang trí
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
4
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
nội thất;
- Thiết kế công trình giao thông.
Trong những năm gần đây hoạt động của công ty
1.2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của công ty:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại đơn vị
Chức năng chính của công ty là nhận thầu xây lắp các công trình
dân dụng, cơ sở hạ tầng công nghiệp và các công trình thủy lợi ,cấp thoát nước.
Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm “nhà xưởng”, đó là một
trongnhững sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp.
Hình 1.1.1 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của đơn vị
Thiết kế : Quy trình công nghệ xây lắp nhà xưởng được bắt đầu từ việc thiết
kế bảnvẽ, bản vẽ được thiết kế bởi đội ngũ thiết kế bao gồm kỹ sư và kiến
trúc sư thuộc phòng kỹ thuật, thiết kế theo yêu cầu của bên chủ đầu tư.Thiết kế
bản vẽ thi công làthiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật
liệu sử dụng và chitiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được
áp dụng về đặc điểm địachất công trình và hợp với điều kiện khí hậu, môi
trường, văn hoá, xã hội tại khu vựcxây dựng.

Tổ chức thi công: Sau khi thống nhất với bản vẽ thiết kế, chỉ huy
chung của côngtrình sẽ tổ ch ức thi công, kết hợp giữa phòng dự án,
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
Thi công phần
móng
Thi công phần
khung
Xây dựngHoàn thiện
Thiết kế Tổ chức thi
công
5
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
kỹ thuật với phòng tổ chức, phòng kế hoạch vật tư, phòng kế toán để
tạo sự hợp lý cho việc cung cấp nhân lực,vật tư, máy móc, tài chính cho các
đội công trình làm sao cho hợp lý nhất.
Thi công phần móng : Sau khi đã có kế hoạch tổ chức thi công thì
phần móng làcông đoạn quan trọn g tiếp theo để xâ y dựng một nhà
xưởng sản xuất.Th i công phầ nmón g gồm làm sắt, ghép coppha, đổ
bê-tôn g, xây b ể ngầm, xây cổ móng, giằng chống thấm, đổ cột chờ.
Thi công phần khung : Phần khung bao gồm các hệ thống kết cấu
chịu lực (khung,cột, dầm, sàn bêtông), mái b êtôn g. Thi côn g tầng
1,2,3, : đổ /dựng cột, ghép coppha, làm sắt, đổ bê tông, xây chèn, chèn
khuôn, đổ cầu thang, xây khác, Xây tường : Sau khi phần khung hoàn thành,
là hệ thống tường bao che, công tácxây, lợp mái, công tác tô trát, công tác láng
được tiến hành.
Hoàn thiện :Với sự giám sát và hướng dẫn của kĩ sư thì sau khi hệ khung bê
tông cốtthép đã hoàn thành, toàn bộ coppha sàn, dầm, cột, hệ giằng chống
đã được tháo dỡ,dọn dẹp ở hệ khung tầng dưới thì khi ấy ta có thể bắt đầu công
việc hoàn thành gồmcông tác ốp, lát, công tác lắp đặt cửa, công tác chống thấm,

chống nóng mái, thiết bịvệ sinh, hệ thống cấp thoát nước,nắp hệ thống điện, vệ sinh
môi trường.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
6
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
1.3.1 Sơ đồ bộ máy
Hình 1.1.2: Sơ đồ bộ máy hoạt động kinh doanh của công ty
- Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa
các phòng ban, bộ phận của công ty
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những
vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông
qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm
tiếp theo.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
7
BAN KIÊM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN
P
Phòng
tài
chính
kế toán

P
Phòng
kế
hoạch –
kinh
doanh
B
Ban Thi
công
P
Phòng
tổ chức
– hành
chính
NS
P
Phòng

thuật
công
nghệ
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách
nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và
nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công
ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong

điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề
liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng Giám
đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám
đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đó được
Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước
và Điều lệ của Công ty.
Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu
và giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên
môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Cụng ty hiện có 5 phòng nghiệp vụ với chức
năng được quy định như sau:
- Phòng Tổ chức - Hành chính Nhân sự :
+ Tuyển dụng, tổ chức đào tạo huấn luyện, quy hoạch nhân sự, điều phối
nhân sự nội bộ, tạo nguồn nhân sự có năng lực chuyên môn và kỹ năng làm việc
cao, nhận thức tốt về chủ trương đổi mới, cải cách và định hướng Công ty.
+ Nhận xét đánh giá năng lực CBNV định kỳ và thường xuyên để đề xuất ý
kiến chính xác, kịp thời, khách quan trong việc quản lý sử dụng, khen thưởng kỷ
luật CBNV Công ty.
+ Hướng dẫn, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của
Công ty, quy định của Nhà nước và Pháp luật liên quan đến nhân sự, tiền lương và
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
8
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
lao động.
+ Tổ chức quản lý, lưu trữ, cập nhật đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu về
công tác Nhân sự của Công ty để dễ dàng truy xuất và báo cáo.
+ Thực hiện Công tác văn thư - hành chính nhằm lưu trữ, chuyển giao, phổ

biến đầy đủ, nhanh chóng, đúng đối tượng các văn thư, tài liệu, tư liệu đảm bảo
thông tin liên lạc và các dịch vụ hỗ trợ, phục vụ các hoạt động của Công ty.
+ Quản lý tài sản, trang bị, cơ sở vật chất, hồ sơ pháp lý phục vụ cho hoạt
động của Công ty.
+ Chăm lo đời sống tinh thần và vật chất, môi trường và điều kiện làm việc
của CBNV, để CBNV toàn tâm, toàn ý phát huy sáng kiến, năng lực phục vụ hiệu
quả lâu dài cho sự nghiệp phát triển của Công ty
+ Xây dựng mối quan hệ đối ngoại tốt đẹp với các cơ quan, đơn vị ngoài
Công ty để giúp cho các hoạt động của Công ty được thuận lợi.
+ Tổ chức và kiểm tra thường xuyên công tác bảo vệ, Phòng cháy chữa cháy,
phòng chống bão lụt, vệ sinh, quản lý nội trú nhằm đảm bảo an toàn tính mạng
CBNV, tài sản và hàng hóa của Công ty.
- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh :
+ Tổ chức thực hiện thu thập và nắm bắt các thông tin phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của Công ty.
+ Tổ chức thực hiện và quản lý việc thiết lập, cập nhật hệ thống cơ sở dữ
liệu liên quan đến mọi mặt hoạt động của Phòng Kế Hoạch - Kinh doanh theo
đúng quy định.
+ Tham mưu và thực hiện các Kế hoạch, phương án đầu tư, xây dựng; Chủ
động tìm kiếm đối tác, nghiên cứu, phát triển thị trường, khách hàng.
+ Lập hồ sơ dự thầu cho từng dự án, lên kế hoạch dự trù vật tư cho từng công
việc của từng công trình. Tham mưu cho ban giám đốc chọn nhà cung ứng vật tư để
cung ứng cho công trình kịp thời.
+ Lập hợp đồng dịch vụ và theo dõi, giám sát vật tư, phụ tùng…
+ Lập kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ của từng thành viên Phòng
Kế hoạch - Kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu được giao.
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
9
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

+ Phối hợp với phòng Tài chính - Nhân sự tổ chức thực hiện thu hồi công nợ,
kiểm tra kiểm soát công tác quản lý công nợ theo đúng quy định, đào tạo huấn
luyện cho nhân viên.
+ Phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Công ty đến từng
CBNV nắm rõ và hiểu. Tổ chức thực hiện các chương trình huấn luyện đào tạo cho
CBNV theo chủ trương, định hướng của Công ty.
+ Kiểm tra, kiểm soát đánh giá nhân sự và kết quả thực hiện nhiệm vụ của
nhân viên qua đó áp dụng các hình thức khen thưởng, đào tạo hoặc xử lý kỹ thuật
phù hợp.
+ Kiểm tra khối lượng vật tư thực mua cho từng công trình, so sánh với dự trù
ban đầu để tham mưu cho BGĐ đánh giá hiệu quả quản lý của từng công trình sau
khi hoàn thành
+ Thiết lập các mối quan hệ trong nội bộ Công ty và các cơ quan ban ngành tại
địa phương nhằm góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
+ Tổ chức, thực hiện công tác quản lý kho hàng, nhập - xuất hàng hóa, vật tư
theo đúng quy định, quy trình ban hành; kiểm tra, chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch,
sắp xếp kho hàng theo đúng quy định.
+ Phối hợp với phòng Kỹ thuật thi công lập và nộp hồ sơ quyết toán sau khi
công trình hoàn thành (chịu trách nhiệm chính).
- Phòng Kế toán - Tài chính:
+ Phản ánh kịp thời vào sổ sách Kế toán mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh có
liên quan đến hoạt động của Công ty, lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách, tổng hợp
số liệu theo yêu cầu quản lý; Từ các số liệu trên báo cáo tài chính, phân tích hiệu
quả kinh doanh, tham mưu, đề xuất những biện pháp thích hợp và cần thiết nhằm
tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.
+ Thực hiện kiểm soát, giám sát công tác thu chi, tạm ứng, thanh toán, quản
lý tài sản, tiền hàng định kỳ và thường xuyên theo đúng đối tượng, đúng quy trình,
quy định, chế độ của Công ty và Nhà nước; Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khỏan
công nợ của khách hàng, của Công ty, các khoản tạm ứng nội bộ, tình hình thanh
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201

10
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
toán công nợ - tạm ứng để đôn đốc thu hồi hoặc báo cáo và xử lý kịp thời.
+ Phổ biến, hướng dẫn CBNV Công ty chấp hành nghiêm túc các quy trình,
quy định, nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính kế toán do Công ty ban hành cùng
các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước; Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
các cơ quan đơn vị tài chính, thuế, ngân hàng trong toàn khu vực nhằm tạo thuận lợi
tối đa cho hoạt động kinh doanh của Công ty và của khách hàng, đại lý
- Phòng kĩ thuật công nghệ:
+ Khảo sát, thiết kế, kiểm tra dự toán được lập để tham mưu cho BGĐ kịp
thời, điều chỉnh khi phát hiện sai sót.
+ Kiểm soát cơ sở dữ liệu, thông tin liên quan đến khách hàng, đảm bảo ổn
định hệ thống công nghệ thông tin; Tổ chức bảo hành, sửa chữa, bảo trì thiết bị dự
án lắp đặt; Giải quyết các khiếu nại của khách hàng.
+ Tổ chức thực hiện thi công các công trình xây dựng, san lấp mặt bằng; vận
tải hàng hóa, cho thuê xe, máy thi công; mua bán thiết bị xe, máy công trình; Đầu tư
kinh doanh cơ sở hạ tầng khu dân cư, khai thác đất đá, sản xuất VLXD.
+ Dịch vụ khảo sát và vẽ bản đồ các công trình về san nền, giao thông , thủy
lợi, dân dụng, công nghiệp; kinh doanh nhà và dịch vụ chuyển quyền sử dụng đất.
- Ban thi công:
+ Tổ chức thực hiện lắp đặt và giám sát thi công tại các dự án Công ty; Phối
hợp với Phòng Kinh doanh để nắm bắt them những thông tin liên quan đến khách
hàng, nhà cung cấp.
+ Phối hợp với phòng KH - KD lập hồ sơ hoàn công quyết toán công trình
ngay sau khi hoàn thành.
+ Quản lý các vật dụng, thiét bị, vật tư thi công, hạn chế rủi ro, mất mát xảy
ra; Quản lý nhân sự trong đội, phân công công việc và hướng dẫn cho các thành
viên trong tổ thực hiện công việc theo đúng tiến độ đề ra.
+ Tổ chức công tác quản lý, điều phối đội xe nhằm bảo đảm tính khoa học, kịp

thời; lên kế hoạch sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nhằm phục vụ tốt cho công
việc được giao.
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
11
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
+ Báo cáo đề xuất những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ cho lãnh đạo phòng biết để giải quyết.
+ Tham mưu cho BGĐ về giá nhân công, đơn giá giao khoán cho từng công
trình cụ thể, thay mặt BGĐ ký hợp đồng lao động tại công trình.
+ Thực hiện công tác bảo hành sau khi công trình được nghiệm thu
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY
1.4.1 Về tình hình cợ sở vật chất kĩ thuật cơ sở hạ tầng của công ty:
Công ty được trang bị đầy các loại mấy móc trang thiết bị hiện đại phuc vụ xây
dựng:
- Máy đào
- Máy ủi
- Máy khoan
- Máy xúc
- Xe tải lớn
- Xe tải nhỏ
- Máy xan gạt
- Máy lu
- Máy xúc lật
- Thiệt bị đổ bê tông
- Thiết bị phát điện
Năm 2010, Công ty đã ký các hợp đồng thi công cầu, đường xây dựng hạ
tầng kỹ thuật và thuỷ lợi, cũng như các hoạt động bốc xúc, vận chuyển, khoan đất
đá, bóc tầng phủ Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, Công ty đã mạnh dạn

đầu tư chiềusâu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng … đáp
ứng được yêucầu sản xuất, giữ vững được uy tín với khách hàng, từng bước
giành thế chủ độngtrong thi công, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.Cùng
với việc đầu tư xe máy thiết bị thi công, trình độ quản lý kỹ thuật tay nghề của đội
ngũ kỹ sư, thợ sửa chữa, thợ vận hành từng bước được bổ sung, nâng cao. Công ty
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
12
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công tác quản lý và sử dụng, điều
hành xe máy thiết bị trong thi công, nhưng đồng thời cũng thấy được những điểm
yếu cần phải khắc phục để hoàn thiện hơn.
1.4.2 Về tình hình nguồn nhân lực của công ty:
- Tổng số cán bộ nhân viên : 70 người
- Ban tổng giám đốc: 3 người
- Giám đốc trưởng các phòng ban : 5 người
- Phó Giám đốc phó ban: 9
- Kỹ sư các ngành : 8
- Nhân viên văn phòng: 12
- Công Nhân kỹ thuật bậc 4 trở lên: 33 người (kể cả lao động thời vụ)
1.4.3.Về tình hình kinh doanh của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm
Doanh thu 2.590 5.314 8772
Lãi gộp 314 1446 2577
Lãi ròng 157 1145 2144
Bảng 1.1: Bảng dánh giá doanh thu lợi nhuận của công ty
Nhận xét :
- Năm 2008 do mới thành lập được chưa đầy hai năm và do
nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nên doanh thu của đơn vị chỉ đạt

2590 triệu đồng.
- Năm 2009 doanhthu dạt 5.314 triệu đồng tăng 2724 triệu đồng tương
ứng với 108,2%
Năm 2010 doanh thu tăng 8772 triêu đồng so với năm 2009 tương ứng
65,00% Như vậy trong 3 năm mà doanh thu đã tăng lên rõ rệt chứng tỏ tiềm lực của
công ty là rất lớn.
- Về lãi gộp Ban đầu lãi gộp đã đạt chỉ tiêu mà doanh nghiệp đề ra, do phải
mua sắm thêm nhiều tài sản cố định, thiết bị phục vụ sản xuất.
- Về lãi ròng: Năm 2010 đã tăng hơn 100% so với năm 2009 chứng tỏ
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
13
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
doanhnghiệp đã tiết kiệm chi phí hơn.Để đạt được những thành quả ban đầu như
trên là do sự cố gắng phấn đấu làm việchết mình của đội ngũ công nhân viện trong
công ty. Phương hướng phát triển trong năm 2011 cần được đưa ra triển khai để
công ty duy trì và phát huy sức mạnh tiềm năng
II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VIETNAMNET AN CƯỜNG
2. 1. TỐ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Hình 1.2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Các nghiệp
vụ kế toán chính phát sinh được tập trung ở phòng kế toán của công ty, thuộc văn
phòng. Tại đây thực hiện việc tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ
HUphương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi
chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của
Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin toàn
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TOÁN

K
Kế toán
tiền lương
và các
khoản
trích theo
lương
BHXH và
BHYT
K
Kế toán
NVL,
CCDC, chi
phí sản
xuất, giá
thành SP
K
Kế toán
thanh
toán
K
Kế toán
vật tư,
duyệt
lương
T
Thủ quỹ
PHÓ PHÒNG KẾ
TOÁN
14

Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
cảnh về tình hình tài chớnh của công ty. Từ đó tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc
để đề ra biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của công ty.
Tại Phòng Kế toán của công ty bao gồm có 6 nhân viên:
- Trưởng phòng Kế toán: là một Kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tuyến
với các Kế toán viên thành phần, có năng lực điều hành và tổ chức. Kế toán trưởng
liên hệ chặt chẽ với Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh, tham mưu cho Ban Tổng
Giám đốc về các chính sách Tài chính - Kế toán của Công ty, ký duyệt các tài liệu
kế toán, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương về chuyên môn, đồng
thời yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối
hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng.
Các Kế toán thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo trực
tiếp về nghiệp vụ của Kế toán trưởng, trao đổi trực tiếp với Kế toán trưởng về các
vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính
của Nhà nước.
- Phó phòng Kế toán: là nhân viên kế toán tài sản cố định liên doanh đầu tư,
kế toán các dịch vụ , dịch vụ vận tải, công nợ phải thu, thuế và các khoản phải nộp
nhà nước. Chịu trách nhiệm theo dừi toàn bộ tình hình tăng giảm của tài sản trong
công ty, đồng thời tính và trích khấu hao cho tài sản cố định. Hạch toán số lượng, sổ
sách số tiền và danh sách công nhân đào tạo. Bên cạnh đó, kế toán còn kiêm phần
đề xuất xây dựng và kiểm tra kế hoạch liên doanh, liên kết đầu tư, tình hình vay trả
trong đầu tư.
- Kế toán tiền lương và BHXH BHYT: tính toán và hạch toán tiền lương, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản khấu trừ vào lương, các
khoản thu nhập, trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Hàng tháng căn
cứ vào chất lượng thi công và đơn giá lương của đơn vị thi công cùng với hệ số
lương gián tiếp đồng thời ghi nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên ở
phòng kế toán gửi lên, tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp thanh toán lương của
công ty, lập bảng phân bổ.

Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
15
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
- Kế toán nguyên vật liệu, cụng cụ dụng cụ, chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm: có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu từ các phần hành kế toán khác nhau
để theo dõi trên các bảng kê, bảng phân bổ làm cơ sở cho việc tính chi phí và giá
thành sản phẩm. Đồng thời kế toán cũng theo dõi cả phần cụng cụ, dụng cụ, phụ
liệu. Hàng tháng, nhận các báo cáo từ các đơn vị thi công gửi lên, lập báo cáo
nguyên vật liệu, căn cứ vào bảng phân bổ, bảng tổng hợp chi phí sản xuất để cuối
tháng ghi vào bảng kê. Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số.
- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình hình
thanh toán với tất cả khách hàng cộng thêm cả phần công nợ phải trả. Sau khi kiểm
tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu chi (đối
với tiền mặt), séc, uỷ nhiệm chi….(đối với tiền gửi ngân hàng) hàng tháng lập bảng
kê tổng hợp séc và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập
kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Quản lý các tài
khoản 111, 112 và các tài khoản chi tiết của nó. Đồng thời theo dõi các khoản công
nợ phải thu, phải trả trong Công ty và giữa công ty với khách hàng… phụ trách tài
khoản 131, 136, 136, 141, 331, 333, 336.
- Kế toán vật tư, duyệt lương và theo dõi các đại lý: Làm nhiệm vụ hạch toán
chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song. Cuối
tháng, tổng hợp các số liệu lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn và nộp báo cáo cho
bộ phận kế toán tính giá thành phụ trách tài khoản 152, 153. Khi có yêu cầu bộ phận
kế toán nguyên vật liệu và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại kho
vật tư, đối chiếu với sổ kế toán. Nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp
xử lý ghi trong biên bản kiểm kê. Thêm vào đó cần chịu trách nhiệm cuối cùng của
quá trình tính lương và các khoản trích theo lương căn cứ vào đó để tập hợp lên
bảng phân bổ tiền lương và cũng theo dõi tình hình tiêu thụ của các đại lý của công
ty.

- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu
chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng
hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan.
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
16
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY …
2.2.1 Các chính sách kế toán chung
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng. (VND)
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy
- Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định của cụng ty bao gồm
tài sản cố định hữu hình, và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định được theo
nguyên giá và khấu hao luỹ kế. Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương
pháp: đường thẳng
- Phương pháp áp dụng thuế: Phương pháp khấu trừ
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Trong các năm
nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển sang VND thực tế tại ngày phát sinh
theo tỉ giá thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc; Giá
hàng xuất kho và hàng tồn kho được tính theo phương pháp tính giá bình quân gia
quyền tháng; hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc tính thuế:
+ Thuế GTGT hàng nội địa: 10%.
+ Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định của Nhà nước tính
trên Thu nhập chịu thuế.
+ Dịch vụ đào tạo: Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

+ Các loại thuế khác theo quy định hiện hành.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán sử dụng trong công ty áp dụng theo quy định của Bộ Tài
chính Công ty không sử dụng mẫu hóa đơn chứng từ riêng vì ít có những nghiệp
vụ kinh tế đặc thù. Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty CP VT & XD Ngọc
Minh theo quy định chung bao gồm 4 khâu:
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
17
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
- Lập Chứng từ theo các yếu tố của Chứng từ (hoặc tiếp nhận Chứng từ từ bên
ngoài): tuỳ theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng Chứng từ thích hợp.
- Kiểm tra Chứng từ: khi nhận Chứng từ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp
và hợp lý của Chứng từ.
- Sử dụng Chứng từ cho Lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ Chứng từ và huỷ Chứng từ: Chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổ
đồng thời là tài liệu lịch sử của doanh nghiệp. Vì vậy sau khi ghi sổ và kết thúc kỳ
hạch toán Chứng từ được chuyển vào lưu trữ, bảo đảm an toàn, khi hết hạn lưu trữ
Chứng từ được đem huỷ.
Cách tổ chức quản lý chứng từ kế toán tại công ty được thực hiên như sau:
1. Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
2. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời
gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu
hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và
ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số
lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.
4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi
rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Hệ thống Tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo Quyết định
15/2006/QĐ-BTC gồm 10 loại trong đó:
TK loại 1, 2 là TK phản ánh Tài sản
TK loại 3, 4 là TK phản ánh Nguồn vốn.
TK loại 5 và loại 7 mang kết cấu TK phản ánh Nguồn vốn.
TK loại 6 và loại 8 là TK mang kết cấu TK phản ánh Tài sản.
TK loại 9 có duy nhất TK 911 là TK xác định kết quả kinh doanh và cuối cùng
là TK loại 0 là nhóm TK ngoài Bảng cân đối kế toỏn.
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
18
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh
của Công ty, trên cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để quản lý và
hạch toán cho thuận tiện.
Hệ thống TK cấp 3 của Công ty được thiết kế rất linh hoạt, đó là do đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty, các nghiệp vụ nhập - xuất là rất thường
xuyên chính vì vậy hệ thống TK cấp 3 ra đời trên cơ sở TK cấp 2 rồi thêm vào sau
đó mã số của lô hàng, chẳng hạn 2910129, 2910934, Có nghĩa là chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang của lô hàng cũ mã là 10129, 10934 Đây là một sự sáng tạo
rất linh hoạt, trong những trường hợp cần kiểm tra đối chiếu thì rất dễ dàng chỉ cần
đánh ra số mã hàng là máy sẽ xác định cho ta những thông tin cần thiết.
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Để thích hợp với doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ, điều kiện kế toán thủ
công, dễ chuyên môn hóa của bộ kế toán, thich hợp với việc kế toán bằng máy tại
Công ty CP VT & XD Ngọc Minh, công ty lựa chọn tổ chức bộ sổ kế toán theo hình
thức Nhật ký - Chứng từ. Với việc áp dụng hình thức này, sổ Nhật ký - Chứng từ
được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau
và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập bảng tổng hợp cân đối. Nhật

ký chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của Tài khoản đối ứng với bên Nợ
của Tài khoản liên quan, kết hợp giữa ghi theo thời gian và ghi theo hệ thống, giữa
hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tách. Hình thức ghi sổ tại công ty được tổ
chức như sau:
- Sổ cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng
tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Sổ cái
được ghi theo số phát sinh bên Nợ của tài khoản đối ứng với các tài khoản Có
liên quan, con số phát sinh bên Có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở
tổng hợp số liệu từ Nhật ký- Chứng từ có liên quan.
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
19
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Hình 1.2.2: Hình thức bộ sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
- Bảng kê: được sử dụng cho một số đối tượng cần bổ sung chi tiết như bảng
kê, ghi Nợ TK 111,TK 112, bảng kê theo dõi hàng gửi bán, bảng kê chi phí theo
đơn vị thi công…. Trên cơ sở các số liệu phản ánh ở bảng kê, cuối tháng ghi vào
Nhật ký – Chứng từ có liên quan.
- Bảng phân bổ: sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thường xuyên, có
liên quan đến nhiều đối tượng cần phải phân bổ (tiền lương, vật liệu, khấu hao…).
Các chứng từ gốc trước hết tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng, dựa vào bảng
phân bổ chuyển vào các bảng kê và Nhật ký - Chứng từ liên quan.
- Sổ chi tiết: dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch toán chi
tiết.
2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính hợp nhất được lập bằng đồng Việt Nam (“VND”), theo
nguyên tắc Giá gốc và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
20
Sổ quỹ
Bảng kê
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
NK _ CT
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ( Thẻ)
hạch toán chi
tiết
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
tạiViệt Nam.Các nguyên tắc này bao gồm các quy định tại các Chuẩn mực Kế
toánViệt Nam, Chế độ
Kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán hiện hành tạiViệt Nam. Do đó, bảng
cânđối kế toán hợp nhất và các báo cáo liên quan về kếtquả hoạt động kinh doanh
hợp nhất và lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và việc sửdụng chúng không được lập cho
những người không được thông tin về các thủtục, nguyên tắc và phương pháp kế
toán của Việt Nam, và hơn nữa, không nhằmmục đích phản ánh tình hình tài chính
hợp nhất, kết quả hoạt động kinh doanhhợp nhất và lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, phù
hợp với các nguyên tắc và phương pháp kế toán được thừa nhận chung ở các nước
và thể chế khác ngoài Việt Nam.
Báo cáo tài chính hợp nhất được lập căn cứ vào báo cáo tài chính của Công
ty mẹ và báo cáo tài chính của các công ty con do Công ty mẹ kiểm soát.
Bảng cân đối kế toán hợp nhất
Bảng cân đối kế toán hợp nhất được lập bằng cách cộng từng chỉ tiêu thuộc

Bảng cân đối kế toán của Công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn sau đó
thựchiện điều chỉnh cho các nội dung sau:
- Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần
vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con được loại trừ toàn
bộđồng thời ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có);
- Phân bổ lợi thế thương mại (nếucó)
- Lợi ích của cổ đông thiểu số được trình bày trong bảng cân đối kế toán
hợp nhất thành một chỉ tiêu tách biệt với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của
công ty mẹ;
- Giá trị các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn được loại
trừ hoàn toàn;
- Tách lợi ích của cổ đông thiểu số;
- Loại bỏ các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong
nội bộ tập đoàn đang nằm trong giá trị tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định ;
- Các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh được kế toán theo phương
Pháp vốn chủ sở hữu.

Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
21
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất được lập bằng cách cộng
từngchỉ Tiêu thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các
công tycon trong tập đoàn sau đó thực hiện điều chỉnh cho các nội dung sau:
- Loại bỏ các chỉ tiêu doanh thu, chi phí phát sinh từ việc cung cấp hànghóa,
dịch vụ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, lãi đi vay và thu nhập từ chovay giữa
các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, cổ tức, lợi nhuận đã chia;
- Loại bỏ các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong
nội bộ tập đoàn;

- Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong thu nhập của tập đoàn được trình bày
Thành chỉ tiêu riêng biệt trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo lưu
chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con theo từng khoản mục bằng cách
cộng các khoản mục tương đương trên các báo cáo này sau đó loại trừ cácgiao dịch
bằng tiền giữa các đơn vị trong cùng tập đo
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
22
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
CCDPHẦN II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN
VẬT LIỆU - CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
VIETNAMNET AN CƯỜNG
1. Phân loại vật liệu công cụ dụng cụ ở Công ty CP VT & XD Ngọc Minh
Để tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng nhu cầu
thị trường công ty phải sử dụng một khố lượng nguyên vật liệu rất lớn bao gồm
nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, mỗi loại vật liệu công cụ, dụng cụ có vai trò, tính
năng lý hoá riêng. Muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác vật liệu công cụ dụng
cụ thì phải tiến hành phân loại vật liệu công cụ dụng cụ một cách khoa học,hợp lý.
Tại Công ty CP VT & XD Ngọc Minh cũng tiến hành phân loại VLCCDC. Song
việc phân loại vật liệu chỉ để thuận tiện và đơn giản cho việc theo dõi, bảo quản
nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở kho. Nhưng trong công tác hạch toán do sử
dụng mã vật tư nên công ty không sử dụng tài khoản cấp II để phản ánh từng loại
vật liệu công cụ dụng cụ mà công ty đã xây dựng mỗi thứ vật tư một mã số riêng,
như quy định một lần trên bảng mã vật tư ở máy vi tính bởi các chữ cái đầu của vật
liệu công cụ dụng cụ. Vì vậy tất cả các loại vật liệu sử dụng đều hạch toán tài khoản
152 "nguyên liệu vật liệu" các loại công cụ dụng cụ sử dụng đều hạch toán vào tài
khoản 153 "công cụ dụng cụ". Cụ thể ở Công ty CP VT & XD Ngọc Minh sử dụng
mã vật tư như sau:

* Đối với vật liệu của công ty được phân loại như sau:
+ NVL không phân loại thành NVL chính, vật liệu phụ mà được coi chúng là
vật liệu chính: "Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất hình
thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Nó bao gồm hầu hết các loại vật liệu mfa
công ty sử dụng như: xi măng, sắt, thép, gạch, ngói, vôi ve, đá, gỗ… Trong mỗi loại
được chia thành nhiều nhóm khác nhau, ví dụ: xi măng trắng, xi măng P400, xi
măng P500, thép Φ 6A1, thép Φ10A1, thép Φ 20A2… thép tấm, gạch chỉ, gạch
rỗng, gạch xi măng.
+ Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng
cho các loại máy móc, xe cô như xăng, dầu.
+ Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà
công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy trộn bê
tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô như: các mũi khoan, săm lốp ô tô.
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
23
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
+ Phế liệu thu hồi: bao gồm các đoạn thừa của thép, tre, gỗ không dùng được
nữa, vỏ bao xi măng… Nhưng hiện nay công ty không thực hiện được việc thu hồi
phế liệu nên không có phế liệu thu hồi.
Công ty bảo quản vật liệu, công cụ dụng cụ trong hai kho theo mỗi công trình
là một kho nhằm giữ cho vật liệu không bị hao hụt thuận lợi cho việc tiến hành thi
công xây dựng. Vì vậy, các kho bảo quản phải khô ráo, tránh ô xy hoá vật liệu -
công cụ dụng cụ, các kho có thể chứa các chủng loại vật tư giống hoặc khác nhau.
Riêng các loại cát, sỏi, đá vôi được đưa thẳng tới công trình. Công ty xác định mức
dự trữ cho sản xuất, định mức hao hụt, hợp lý trong quá trình vận chuyển bảo
quản dựa trên kế hoạch sản xuất do phòng kinh tế kế hoạch vật tư đưa ra. Để phục
vụ cho yêu cầu của công tác hạch toán và quản lý NVL, công cụ dụng cụ công ty đã
phân loại NVL một cách khoa học nhưng công ty chưa lập sổ danh điểm và mỗi loại
VL công ty sử dụng bởi chữ cái đầu là tên của vật liệu. Yêu cầu đối với thủ kho

ngoài những kiến thức ghi chép ban đầu, còn phải có những hiểu biết nhất định các
loại nguyên vật liệu của ngành xây dựng cơ bản để kết hợp với kế toán vật liệu ghi
chép chính xác việc nhập, xuất bảo quản NVL trong kho.
* Đối với công cụ - dụng cụ như sau:
- Công cụ dụng cụ: dàn giáo, mác, cuốc, xẻng…
- Bao bì luân chuyển: vỏ bao xi măng…
- Đồ dùng cho thuê: các loại máy móc phục vụ thi công…
2. Tổng chức công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty CP VT &
XD Ngọc Minh.
Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, tuy nhiên cũng có
một số vận dụng mẫu sổ phù hợp với thực tế và phát huy tốt các chức năng của kế
toán. Cụ thể khi vật liệu, công cụ dụng cụ mua về đến kho của công ty trình tự hạch
toán được tiến hành như sau:
2.1. Thủ tục nhập kho:
2.1.1. Trường hợp nhập vật liệu, công cụ dụng cụ từ nguồn mua ngoài:
Theo chế độ kế toán quy định, tất cả các loại vật liệu công cụ dụng cụ về đến
công ty đều phải tiến hành kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho.
Khi vật liệu, công cụ dụng cụ được chuyển đến công ty, người đi nhận hàng
(nhân viên tiếp liệu) phải mang hoá đơn của bên bán vật liệu, công cụ dụng cụ lên
phòng kinh tế kế hoạch, kỹ thuật, tiếp thị, trong hoá đơn đã ghi rõ các chỉ tiêu:
chủng loại, quy cách vật liệu, khối lượng vật liệu, đơn giá vật liệu, thành tiền, hình
thức thanh toán…
Căn cứ vào hoá đơn của đơn vị bán, phòng kinh tế kế hoạch, kỹ thuật, tiếp thị
xem xét tính hợp lý của hoá đơn, nếu nội dung ghi trong hoá đơn phù hợp với hợp
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
24
Chuyên đề thực tập kế toán
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
đồng đã ký, đúng chủng loại, đủ số lượng, chất lượng đảm bảo… thì đồng ý nhập
kho số vật liệu đó đồng thời nhập thành 2 liên phiếu nhập kho

Người lập phiếu nhập kho phải đánh số hiệu phiếu nhập và vào thẻ kho rồi
giao cả 2 liên cho người nhận hàng. Người nhận hàng mang hoá đơn kiêm phiếu
xuất kho và 2 liên phiếu nhập kho tới để nhận hàng. Thủ kho tiến hành kiểm nhận
số lượng và chất lượng ghi vào cột thu nhập rồi ký nhận cả 2 liên phiếu nhập kho,
sau đó vào thể kho. Cuối ngày thủ kho phải chuyển cho kế toán vật liệu một phiếu
liên nhập còn một liên phiếu phải nhập (kèm theo hoá đơn kiêm phiếu xuất kho)
chuyển cho kế toán công nợ để theo dõi thanh toán. Đồng thời kế toán vật liệu phải
đối chiếu theo dõi kế toán công nợ để phát hiện những trường hợp thủ kho còn thiếu
phiếu nhập kho chưa vào thẻ kho hoặc nhân viên tiếp liệu chưa mang chứng từ hoá
đơn đến thanh toán nợ. Kế toán theo dõi công nợ phải thường xuyên theo dõi thông
báo số nợ của từng người và có biện pháp thanh toán dứt điểm tránh tình trạng nợ
lần dây dưa.
Thủ tục nhập kho được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Hình 2.1 Sơ đồ Thủ tục nhập kho
Hàng tháng nhân viên giữ kho mang chứng từ của mình lên phòng kế toán
công ty để đối chiếu số liệu giữa phiếu nhập kho và thẻ kho, đồng thời kế toán rút
sổ số dư cuối tháng và ký xác nhận vào thẻ kho.
Bắt đầu từ những chứng từ gốc sau đây, kế toán vật liệu sẽ tiến hành công việc
của mình
Trần Thanh Bình Mã sinh viên: CQ494201
25
Hóa đơn
nhập kho
Phiếu
Hoá đơn
Nhập kho
Ban kiểm
nghiệm
Phòng kĩ
thuật vật tư

Vật liệu,
công cụ,
dụng cụ
Biên bản
kiểm nghiệm
Phòng Kế Toán

×