Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhà máy nước giải khát Pepsi tại Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.96 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Sengpannha Rattanavong

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 CHO NHÀ MÁY NƯỚC GIẢI KHÁT
PEPSI TẠI LÀO

Chuyên ngành: Công nghệ môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Trần Văn Nhân

Hà Nội – Năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Viện Khoa học và Công
nghệ môi trường (INEST) và Trung tâm Sau Đại học – Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập cũng như làm luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ.
Thứ hai, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trần Văn Nhân đã định hướng cho
tơi một đề tài thú vị, có tác dụng thiết thực đối với công việc hiện tại của tôi. Đồng thời
góp những ý kiến quan trọng giúp tơi hồn thành bản luận văn này.
Thứ ba, tôi xin gửi lời cảm ơn tới công ty nước giải khát Pepsi Lào đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình khảo sát, thu thập tài liệu tại công ty.
Cuối cùng và đặc biệt nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Nhà nước, chính
phủ Việt Nam nói chung và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nói riêng, đã tạo mọi


điều kiện thuận lợi cho tôi, một học viên người Lào, được theo học chương trình đào
tạo Thạc Sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường trong thời gian hai năm vừa qua.
Cảm ơn các giảng viên, nghiên cứu viên của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường
(INEST) cùng các học viên trong lớp cao học kĩ thuật môi trường đã tận tình giúp đỡ
tơi trong thời gian học tập tại Việt Nam.
Tơi cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè vì đã hết lịng
ủng hộ và chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống để tơi có thể hồn thành bản luận
văn này.
Học viên

Sengpannha Rattanavong

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

4

DANH MỤC BẢNG

5

DANH MỤC HÌNH VẼ


6

MỞ ĐẦU

7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CƠNG NGHIỆP NƯỚC GIẢI KHÁT
VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 11
1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp nước giải khát

11

1.1.1. Giới thiệu chung về nước giải khát

11

1.1.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ và thương mại nước giải khát trên thế giới

12

1.1.3. Các công ty và tập đoàn kinh doanh nước giải khát trên thế giới

16

1.2. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

18

1.2.1. Hệ thống quản lý môi trường


18

1.2.2. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 14000

19

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA
NHÀ MÁY NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI TẠI LÀO
2.1. Giới thiệu chung về ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát tại Lào

43
43

2.1.1. Công ty nước giải khát Lào

43

2.1.2. Công ty TNHH Bia Lào.

44

2.2. Giới thiệu về nhà máy – Công ty TNHH Nước giải khát và Nước uống Lào

45

2.2.1. Các thông tin chung

45

2.2.2. Hiện trạng sản xuất của nhà máy


47

2.2.3. Công nghệ sản xuất

49

2.3. Nhu cầu điện và nước

55

2.4. Sản phẩm và thị trường

55

2.5. Các vấn đề môi trường của nhà máy

57

2.5.1. Hiện trạng phát sinh chất thải

57

2.5.2. Hiện trạng quản lý môi trường

60
2


2.5.3. Các vấn đề mơi trường chính trong giai đoạn sản xuất


63

2.5.4. Định hướng về các hoạt động môi trường trong tương lai

64

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001 TẠI NHÀ MÁY NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI TẠI LÀO
3.1. Quy trình thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

65
65

3.1.1. Chính sách mơi trường

65

3.1.2. Các khía cạnh mơi trường

66

3.1.3. Các u cầu pháp lý và các yêu cầu khác

68

3.1.4. Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường

69


3.1.5. Chương trình quản lý mơi trường

71

3.1.6. Cơ cấu và trách nhiệm

72

3.1.7. Đào tạo, nâng cao nhận thức và khả năng

74

3.1.8. Thơng tin

76

3.1.9. Tài liệu của HTQLMT

78

3.1.10. Kiểm sốt tài liệu

79

3.1.11. Kiểm sốt hoạt động

79

3.1.12. Ứng phó trường hợp khẩn cấp


80

3.1.13 Kiểm tra và điều chỉnh hoạt động

81

3.1.14. Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường

83

3.1.15. Xem xét về môi trường

83

3.2. Kế hoạch của công ty trong thời gian tới

84

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD

:

Nhu cầu ơ xy sinh hố

BVMT

:

Bảo vệ mơi trường

COD

:

Nhu cầu ơ xy hố học

EA

:

Kiểm tốn mơi trường

EAPS

:

Tiêu chuẩn về sản phẩm và các khía cạnh mơi trường


EL

:

Nhãn môi trường

EMAS

:

Hệ thống quản lý môi trường sinh thái

EMS

:

Hệ thống quản lý môi trường

EPE

:

Đánh giá việc thực hiện về môi trường

EU

:

Liên minh châu Âu


HTQLMT

:

Hệ thống quản lý môi trường

IEC

:

Uỷ ban kỹ thuật điện thế giới

ISO

:

Tổ chức tiêu thuẩn thế giới

LCA

:

Đánh giá vịng đời sản phẩm

MT

:

Mơi trường


MW

:

Mêga t

NDT

:

Nhân dân Tệ

R.O

:

Lọc màng thẩm thẩu ngược

SS

:

Chất rắn lơ lửng

TC

:

Tiêu chuẩn


TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

USD

:

Đôla Mỹ

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người ở các khu vực và một số quốc gia
trên thế giới năm 2006

13

Bảng 2: Mức tiêu thụ nước khống và tinh lọc bình qn của các quốc gia

16

Bảng 3: Những điểm khác biệt giữa hệ thống quản lý mơi trường và ISO 14001

19

Bảng 4: Tóm tắt các tiêu chuẩn ISO 14000


23

Bảng 5: Giới thiệu nội dung của mục 4 tiêu chuẩn ISO 14001

29

Bảng 6: Danh sách các cơ sở được cấp chứng nhận ISO 14001 ở Lào

39

Bảng 7: Nhu cầu điện năng và nước máy của nhà máy

55

Bảng 8: Các loại sản phẩm của công ty và quy cách đóng gói

55

Bảng 9: Thơng số chất lượng nước thải trung bình

57

Bảng 10: Tổng kết lượng chất thải rắn trong năm 2009

58

Bảng 11: Lượng hoá chất sử dụng trung bình

62


Bảng 12: Tổ chức quản lý mơi trường của Nhà máy

73

Bảng 13: Thành phần các tài liệu của Nhà máy

78

5


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Các quốc gia tiêu thụ nước giải khát trên thế giới năm 2006
Hình 2: Các quốc gia tiêu thụ nước khoáng và tinh khiết trên thế giới năm 2007
Hình 3: Khối lượng bán lẻ nước giải khát tại một số thị trường năm 2008
Hình 4: Sơ đồ các tiêu chuẩn về quản lý môi trường ISO
Hình 5. Chu trình thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001
Hình 6: Số lượng các tổ chức được chứng nhận ISO 14001 trên thế giới
Hình 7: Các quốc gia có lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất năm 2003
Hình 8: Các quốc gia có lượng chứng chỉ ISO 14001 nhiều nhất năm 2005
Hình 9: Số lượng các hệ thống quản lý mơi trường tại các quốc gia năm 2006
Hình 10: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 tại các quốc gia trên thế giới năm 2006
Hình 11: Sơ đồ bộ máy tổ chức của cơng ty
Hình 12: Các sản phẩm chính của cơng ty
Hình 13: Sản lượng của cơng ty trong năm 2009
Hình 14: Sản lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm của cơng ty năm 2009
Hình 15: Sản lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm của cơng ty năm 2009
Hình 16: Sơ đồ công nghệ sản xuất nước ngọt tại công ty
Hình 17: Bồn chứa CO 2

Hình 18: Thiết bị đóng chai tự động
Hình 19: Sơ đồ quá trình sản xuất nước nguyên liệu
Hình 20: Bãi tập kết các chai thuỷ tinh
Hình 21: Rửa sơ bộ chai thuỷ tinh
Hình 22: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất nước rửa chai
Hình 23: Sơ đồ quá trình sản xuất nước tinh khiết
Hình 24: Tỉ lệ tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty năm 2009
Hình 25: Tỉ lệ các loại chất thải rắn của cơng ty trong năm 2009
Hình 26: Khu vực thu gom và phân loại chất thải rắn
Hình 27: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm 2009
Hình 28: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy
Hình 29: Hệ thống bể xử lý sinh học hiếu khí
Hình 30: Hệ thống bể lắng nước thải của cơng ty
Hình 31: Các ngun tắc xác định khía cạnh mơi trường tại Nhà máy
Hình 32: Các bước xem xét để thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu mơi trường
Hình 33: Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu mơi trường
Hình 34: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường của Nhà máy
Hình 35: Hệ thống thơng tin nội bộ
Hình 36: Hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin từ bên ngoài
6

12
14
15
22
31
34
35
36
36

37
46
47
48
48
49
50
51
51
52
52
52
53
54
56
59
59
60
61
61
62
67
70
71
74
76
77


MỞ ĐẦU

Lào vẫn còn giữ được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú và chất
lượng môi trường tương đối tốt. Đây là một trong những điều kiện quan trọng cho xã
hội và phát triển kinh tế. 80% lãnh thổ của Lào là núi và cao nguyên, và 1/3 đất đai có
độ dốc hơn 30o và chỉ có 20% là đồng bằng. Đất đai được chia thành 8 nhóm là: nông
nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, công nghiệp, giao thông, văn hố, quốc phịng và đất
ngập nước. Tổng diện tích đất trồng trọt khoảng 5,9 triệu ha. Lào có nguồn tài nguyên
nước dồi dào, nước tinh khiết có chất lượng tốt. Lưu lượng nước trung bình qua sơng
Mê Kơng và các nhánh của nó là khoảng 8.500 m3/s. Nó cung cấp 35% tổng lượng
nước của tồn bộ lưu vực sơng Mê Kông. Trong mùa mưa, lưu lượng nước chỉ đạt
khoảng 80% [5]. Hiện nay, hầu hết lượng nước được sử dụng cho mục đích nơng
nghiệp, ví dụ như: tưới tiêu, thuỷ sản, trồng trọt và chăn ni. Ngồi ra, nước còn được
sử dụng cho các nhà máy thuỷ điện, với tiềm năng cung cấp 23.000 MW điện cho toàn
đất nước. Hiện nay, mới chỉ sử dụng được 5% trữ lượng trên. Các nguồn cấp nước ở
Lào rất đa dạng, đặc biệt là vào mùa mưa, bổ sung điều kiện tốt để vận chuyển nước,
phát triển công nghiệp và cấp nước. Hiện có 60% dân số thành thị và 51% dân số nông
thôn được sử dụng nước sạch [5]. Tuy nhiên, có một vài vấn đề nảy sinh liên quan đến
rác thải và nước bị ô nhiễm ở một khu vực lớn các đô thị từ nhiều nguồn khác nhau
như: mật độ dân số cao, các khách sạn, bệnh viện và các trung tâm giải trí. Thêm vào
đó là nước thải nông nghiệp và công nghiệp, bao gồm cả công nghiệp khai thác
khống. Đây khơng phải là vấn đề q lớn, nhưng có thể diễn biến rất phức tạp.
Theo kết quả điều tra năm 1989, Lào có 47% diện tích là rừng, chiếm 11,2 triệu
ha. Rừng được chia thành 5 loại: sản xuất, bảo tồn, dự trữ, tái tạo và suy thối. Lào có
20 Vườn quốc gia, 2 vùng đệm, 57 khu Dự trữ sinh quyển và 144 khu bảo tồn, 13 tỉnh
có khu vực bảo vệ. Tổng cộng là 5,3 triệu ha khu vực bảo tồn, chiếm 22,6% diện tích
lãnh thổ [5]. Nguồn tài ngun rừng có vai trị rất quan trọng trong tổng thu nhập của
đất nước, cũng cấp lương thực và thu nhập cho các gia đình nơng thơn.
Diện tích bao phủ của rừng hiện bị giảm xuống do phát triển nông nghiệp, cháy
rừng, trồng trọt, khai hoang, phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác vượt quá khả năng
phục hồi. Lào hiện có đến hơn 8100 lồi động thực vật khác nhau, bao gồm bị sát,
7



lưỡng cư (160 loài), 700 loài chim và 11 loài động vật có vú, 87 lồi cá ở khu vực
Đơng Dương được tìm thấy ở Lào. Hơn 1.300 lồi tự nhiên sinh sống dọc theo sông
Mê Kông và các nhánh của nó. Rừng của Lào là trung tâm của các loài cây lương thực
với hơn 3.100 loại khác nhau, xếp thứ 2 thế giới về đa dạng sinh học [5]. Có rất nhiều
lồi đặc hữu ở Lào. Tuy nhiên, có một vài loài đã bị tuyệt chủng và một số loài cây,
chim và các sinh vật thuỷ sinh đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Lào có một nguồn tài
nguyên khoáng sản vẫn chưa được khai thác, bao gồm: vàng, đá quý, chì, than hoặc
than bùn, dầu, quặng sắt, đồng, đá vơi, kẽm, muối, v.v… có vai trị quan trọng trong
phát triển kinh tế. Trong tương lai, công nghiệp khai khống sẽ phát triển và có thể tác
động đến mơi trường và xã hội nếu khơng có các biện pháp quan trắc và quản lý mơi
trường. Lào có một lịch sử phát triển lâu dài và đặc biệt ở Đông Nam Á. Với phong
cảnh tự nhiên hài hoà, các thác nước, hang động và các khu văn hoá, lịch sử như: Cánh
đồng Chum, Wat Phu ở tỉnh Champassak và di sản thiên nhiên thế giới ở Luang
Prabang. Ngoài ra là các khu vực như tháp That Luang và thị trấn cổ ở Vientiane,
Champassak và Bokeo.
Tóm lại, mơi trường xã hội ở đô thị Lào là tương đối tốt, mặc dù mức tăng dân
số là khá cao. Cùng với quá trình cơng nghiệp, du lịch và đơ thị hố sẽ giúp phát triển
đô thị nhanh hơn nữa. Các dịch vụ sức khoẻ cộng đồng còn sơ sài và 40% dân số đơ thị
khơng được sử dụng nước sạch. Hệ thống thốt nước mưa và nước thải còn hạn chế,
các hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn còn yếu cả về hiệu quả xử lý và quy mô để
xử lý chất thải sinh hoạt và nguy hại. Thêm vào đó, còn thiếu các tiêu chuẩn về phát
thải và chất lượng môi trường xunh quanh cho tiếng ồn, các chất ô nhiễm khơng khí và
ơ nhiễm mùi. Khu vực cơng nghiệp và dịch vụ khơng có các biện pháp quan trắc và
giải pháp phù hợp cho chất thải rắn và nước thải từ các nhà máy, khách sạn, bệnh viện,
nhà hàng, v.v…
Chính phủ Lào đã đưa ra kế hoạch hành động cho các rừng nhiệt đới, năm 1989,
ban hành Hiến pháp, năm 1991, và Kế hoạch Hành động Môi trường đầu tiên năm
1994. Sau đó, thay đổi rất nhiều chính sách phát triển, khung chiến lược và pháp lý cho

việc bảo vệ môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chương 19 của
Hiến pháp năm 2003 đã đề cập: “Tất cả các cá nhân và tổ chức nên bảo vệ môi trường
8


và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như: đất đai, rừng, tự nhiên, nguồn nước và
khơng khí, điều đó giúp bảo vệ mơi trường của Lào”. Để đưa Lào trở thành một trong
những nước phát triển và tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố, chính phủ Lào đã
xác định mục tiêu và các phương hướng chiến lược kinh tế - xã hội đến năm 2020.
Chiến lược này nhấn mạnh sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường “Phát triển kinh
tế - xã hội cần được tiến hành liên tục và ổn định, cần có sự cân bằng giữa phát triển
xã hội, kinh tế và văn hoá và bảo vệ môi trường để đảm bảo một sự phát triển bền
vững”.
ISO 14001 là tiêu chuẩn được công nhận quốc tế dành cho Hệ thống Quản lý Môi
trường (EMS). ISO14001 cung cấp, hướng dẫn cách thực hiện quản lý hiệu quả hơn
những khía cạnh mơi trường trong các hoạt động liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm và dịch vụ của tổ chức, xem xét đến việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiểm
và những vấn đề kinh tế xã hội. Do đó, cho đến nay, rất nhiều doanh nghiệp trên thế
giới đã được cấp chứng chỉ ISO 14001. Hiện tại tuy Lào chưa phải là thành viên chính
thức của ISO nhưng việc nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho các nhà máy, doanh nghiệp ở Lào có ý nghĩa rất quan
trọng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng xu hướng toàn cầu hóa trên thế
giới. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất hệ
thống Quản lý Môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhà máy nước giải
khát Pepsi tại Lào” để đóng góp cơ sở thực tiễn cho hoạt động quản lý mơi trường nói
chung và việc phát triển Hệ thống quản lý mơi trường theo ISO 14001 tại Lào nói
riêng.
• Mục đích của đề tài (các kết quả cần đạt được):
o Mục tiêu nghiên cứu:
 Tìm hiểu hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.

 Đánh giá hiện trạng sản xuất và những vấn đề môi trường của nhà
máy nước giải khát Pepsi.
 Đề xuất HTQLMT phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhà máy
nước giải khát Pepsi tại Lào.
9


o Phạm vi nghiên cứu: ngành công nghiệp nước giải khát và Nhà máy nước
giải khát Pepsi tại Lào ở thủ đơ Viêng Chăn hiện nay.
• Nội dung đề tài, các vấn đề cần giải quyết:
o Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001.
o Hiện trạng sản xuất và quản lý môi trường của nhà máy nước giải khát
Pepsi tại Lào.
o Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 cho nhà máy nước giải khát Pepsi tại Lào.
• Phương pháp nghiên cứu
o Tổng quan tài liệu.
o Khảo sát thực tế tại nhà máy nước giải khát Pepsi tại Lào(là đối tượng
nghiên cứu).
o Phân tích trong phịng thí nghiệm (COD/BOD 5 , SS, N tổng số, P tổng số,
pH, lưu lượng m3/ngày, v.v... và khí thải: CO, CO 2 , SO 2, NO 2, bụi, v.v...
o Phương pháp chuyên gia.

10


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp nước giải khát

1.1.1. Giới thiệu chung về nước giải khát
Nước giải khát là một thứ đồ uống mà trong đó có rất nhiều loại khác nhau.
Hiện có đến hàng trăm loại nước giải khát với nhiều nhãn hiệu, hình thức, bao bì, cách
pha chế khác nhau, v.v… Phổ biến nhất là các loại đóng lon, đóng hộp giấy hoặc đóng
chai, các loại dung dịch hoặc bột hoà tan. Nước giải khát về cơ bản có thể được phân
thành một số nhóm như:
• Nước giải khát hương liệu: Hầu hết các loại nước giải khát là nước giải
khát hương liệu, có thành chủ yếu gồm nước, đường và các loại hương liệu
như: coke, cam, chanh, v.v… và được đóng trong chai, lon, hộp giấy, v.v…
đều là loại nước giải khát có gas. Ngay cả những loại được xem là có nguồn
gốc thiên nhiên như: cam, chanh, nho, v.v… thì hương liệu vẫn là một nhân
tố chính tạo mùi, vị, thành phần chiết xuất từ thiên nhiên chỉ chiếm một tỉ lệ
nhỏ.
• Nước uống tăng lực: Nước tăng lực hoặc nước khống tăng lực có thành
phần chính gồm nước hoặc nước khống, các ngun tố vi lượng, các
vitamin C chiếm tỉ lệ chủ đạo. Ngoài ra có thể cịn có các loại vitamin khác
như B1 và B6. Thêm vào đó là taurin, axit citric, inositol, v.v… và khơng thể
thiếu các “hương liệu”.
• Nước uống thiên nhiên: Các loại nước uống trái cây hoặc trà sử dụng
nguyên liệu chiết xuất từ trái cây nguyên chất, thường được sản xuất khá
phong phú dưới nhiều hình thưc uống liền hoặc dạng bột hồ tan.
• Đồ uống bổ dưỡng: Xu hướng sử dụng các loại đố uống có thành phần là
các loại nguyên liệu tự nhiên ngày càng tăng. Loại đồ uống này vừa có cơng
dụng giải khát vừa cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng. Dễ uống hơn
là các loại sữa chua có thành phần chính là sữa kết hợp với các chiết xuất trái
11


cây tạo cho nước uống này vị thơm ngon hơn. Cùng một khẩu vị béo, thơm
mùi trái cây có một số loại bột sữa trái cây hoà tan nhập khẩu với đủ vị cam,

nho, dâu, chanh, v.v… nhưng uống không hấp dẫn bằng loại nước đóng gói
sẵn. Loại này đang được khuyến khích dùng cho mọi lứa tuổi. Dù vậy nó
vẫn khơng thích hợp với một số người khơng có men lactose trong hệ tiêu
hoá.
Nước giải khát là loại đồ uống đóng vai trị rất quan trọng đối với đời sống của
con người, ngoài việc cung cấp cho cơ thể một lượng nước đáng kể để tham gia vào
quá trình trao đổi chất của tế bào, nó cịn bổ sung cho cơ thể một lượng lớn chất dinh
dưỡng, các loại muối khoáng, v.v… đủ để bù đắp những hao hụt về năng lượng và dinh
dưỡng đã bị tiêu hao trong các hoạt động sống của con người. Vì vậy nước giải khát trở
thành nhu cầu tất yếu không thể thiếu được đối với cuộc sống của con người.
1.1.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ và thương mại nước giải khát trên thế giới
200
150
100



50
0

Các nư

Anh

Pháp

Ý

Inđơnêxia
t


Nh
c

Đ

Braxin
c

Mêhicơ

Trung Qu


M

Hình 1: Các quốc gia tiêu thụ nước giải khát trên thế giới năm 2006
(Nguồn: Globaldrink.com)

Hàng năm, nhu cầu về nước giải khát trên thế giới rất cao, đặc biệt ở các nước
thuộc vùng nhiệt đới và vùng có khí hậu khơ nóng. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển
của ngành nước giải khát thế giới. Đi cùng với đó là yêu cầu ngày càng cao về tiêu
chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn.
12


Năm 2005, tiêu thụ nước giải khát của toàn câu tăng 3,5% so với năm 2004, với
mức tiêu thụ đạt 480 tỉ lít, tương đương mức bình qn 75 lít/người [8], với sự gia tăng
mạnh của các loại nước khoáng và tính khiết đóng chai, nước hoa quả và nước tăng
lực. Cho dù mức tiêu thụ của các loại nước uống có gas vẫn cịn lớn, chiếm đến 40%

[8].
Tuy nhiên xu hướng sử dụng các loại đồ uống bổ dưỡng cho sức khoẻ đang
ngày càng phổ biến. Trong năm 2006, tổng tiêu thụ nước giải khát toàn cầu là 498 tỉ lít
với cơ cấu là 40% nước có gas, 32% nước tinh lọc đóng chai, 12% nước giải khát lên
men, 7% nước hoa quả và 7% nước tăng lực. Trong đó, Tây Âu tiêu thụ 95 tỉ lít với cơ
cấu tiêu thụ lần lượt là 31%, 44%, 8%, 10% và 7%. Đơng Âu tiêu thụ 32 tỉ lít với cơ
cấu tiêu thụ tương ứng là 36%, 34%, 7%, 15% và 8% [8].
Bắc Mỹ vẫn là khu vực dẫn đầu thế giới về tiêu thụ nước giải khát bình quân
trên đầu người với mức gần 400 lít/người/năm, gấp đơi so với Nam Mỹ và gấp nhiều
lần so với châu Phi, châu Á và châu Đại Dương [8].
Bảng 1: Tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người ở các khu vực và một số
quốc gia trên thế giới năm 2006
(Đơn vị: lít/người/năm)

Nước

Nước có

Nước

Nước hoa

Nước lên

Tổng

tinh lọc

gas


tăng lực

quả

men

cộng

Bắc Mỹ

89,5

190,2

13,3

31

49,5

373,5

Mỹ La tinh

52,5

80,5

20,5


7,5

6,1

167,1

Tây Âu

109

76

16, 9

25,6

20, 7

248,2

Đơng Âu

26

27,8

6,1

11


5,1

76

Châu Phi

2

11,5

2,3

2,5

0,8

19,1

Trung Đơng

48,5

27,3

2,4

5,5

6,3


90

Châu Á/Úc

11,8

7,3

2,8

0,9

7,2

30

32,1

50,4

382,9

Vùng

khống,

Quốc gia
Mỹ

88


196,8

15,6
13


Ý

181

51,2

3

12,3

18,8

266,3

Anh

40,1

112,3

53,2

20,8


14

240,4

Pháp

152,8

42,1

20,9

21,2

9,7

246,7

Đức

106,7

90,3

1,8

41,2

19,8


259,8

Ba Lan

60,8

39,4

27

17,9

16,7

161,8

Nga

14,8

17,9

3,2

14,5

1,8

52,2


13

9,2

0,9

1,6

7,2

31,9

Trung Quốc

(Nguồn: Global drink.com)

Riêng về nước khoáng và tinh khiết đóng chai, trong gia đoạn 2002-2007, Mỹ là
quốc gia đứng thứ 2 thế giới về tốc độ tăng tiêu thụ với mức bình quân là 8,8%/năm,
xếp sau là Trung Quốc với tốc độ tăng 17,5%/năm. Ngoài ra, một số các quốc gia khác
cũng có mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn này như Mêhicô là 8,6%/năm,
Inđônêxia là 8,2%/năm và Braxin là 7,3%/năm. Tuy nhiên, về mức tiêu thụ thì dẫn đầu
vẫn là Mỹ với mức tiêu thụ là 8,8 tỉ galon (33,4 tỉ lít), gần gấp đơi so với Trung Quốc,
kế đến là Mêhicô với gần 5,9 tỉ galon (22,3 tỉ lít), Trung Quốc gần 4,8 tỉ galon (18,1 tỉ
lít) và Braxin 3,6 tỉ galon (13,7 tỉ lít) [8].
60
50
40
30




20
10
0

Các nư

Tây Ban Nha

Thái Lan

Pháp

Inđơnêxia
c

Đ

Ý
c

Braxin

Trung Qu

Mêhicơ


M


Hình 2: Các quốc gia tiêu thụ nước khoáng và tinh khiết trên thế giới năm 2007
(Nguồn: Beverage Marketing Corporation)
14


Mỹ là quốc gia tiêu thụ lượng nước khoáng và tinh khiết nhiều nhất nhưng lại
không phải là quốc gia dẫn đầu về lượng tiêu thụ bình quân đầu người. Dẫn đầu danh
sách này là Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất với mức tiêu thụ bình quân năm
2007 là 68,6 galon/người (295,3 lít/người), tiếp theo là Mêhicơ với 54,1 galon/người
(204,5 lít/người) và các quốc gia châu Âu như Ý, Bỉ, Lúcxămbua, Pháp, Đức, Tây Ban
Nha [8].
120000
100000
80000
60000
40000

Kh


20000
0

c

Singapore

Hàn Qu






Philipin

Nga

Anh

Pháp
n

Inđônêxia
tB

Nh

Braxin
c

Đ
c


Mêhicô

Trung Qu



M

Nước giải khát

Nước giải khát có gas

Hình 3: Khối lượng bán lẻ nước giải khát tại một số thị trường năm 2008
(Nguồn: Euromonitor)

Khối lượng bản lẻ nước giải khát ở một số các thị trường có mức tăng trưởng
khá cao như Đông Âu và châu Á. Tuy nhiên ở thị trường các nước phát triển lại có xu
hướng tăng chậm, đặc biệt là đối với các loại nước giải khát có gas. Thị trường nước
giải khát cũng diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các loại nước giải khát có gas, nước
giải khát hoa quả và nước uống tăng lực. Tại thị trường các nước đang phát triển như
Ấn Độ, Trung Quốc, v.v… đặc biệt có sự tăng trưởng nhanh chóng của các loại nước
uống tinh khiết đóng chai.

15


Bảng 2: Mức tiêu thụ nước khoáng và tinh lọc bình quân của các quốc gia
Quốc gia

Mức tiêu thụ

Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất

259,3

Mêhicô


204,5

Ý

201,5

Bỉ - Lúcxămbua

149,3

Pháp

135,3

Đức

125,9

Tây Ban Nha

119,8

Libăng

110,8

Mỹ

110,8


Hungary

107,7

Mức trung bình của thế giới

28,7

(Nguồn: Beverage Marketing Corporation)

1.1.3. Các cơng ty và tập đoàn kinh doanh nước giải khát trên thế giới
Ngành sản xuất nước giải khát đang phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chủng
loại và sản lượng. Trong đó phải kể đến các tập đồn và các cơng ty đa quốc gia có lịch
sử phát triển lâu đời và chiếm thị phần lớn trên thế giới như: Coca-Cola, Pepsi, Nestle,
v.v…với doanh thu hàng năm đạt hàng chục tỉ USD. Mặt hàng truyền thống là các loại
nước giải khát pha chế từ đường, hương liệu, màu, CO 2 và một số loại hoá chất khác
đã chiếm lĩnh được thị trường quốc tế trong suốt thế kỷ XX.
1.1.3.1. Coca-Cola
Là tập đoàn nước giải khát hàng đầu thế giới với doanh số hàng năm lên đến
hàng tỉ USD. Trong năm 2007, chỉ riêng tổng doanh số của Coca-Cola Enterprises (có
địa bàn hoạt động ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu) đạt 20,94 tỉ USD, lợi nhuận thuần
đạt 711 triệu USD và chiếm khoảng 18% tổng sản lượng tiêu thụ toàn cầu của tập đoàn
Coca-Cola. Thị trường của tập đoàn Coca-Cola trải rộng trên 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ, với khoảng 70% doanh số đạt được là từ các thị trường ngoài nước Mỹ [8].

16


1.1.3.2. Pepsi-Cola

Là một trong những đối thủ của Coca-Cola trên thị trường nước giải khát và là
tập đoàn nước giải khát lớn thứ hai thế giới. Trong năm 2007, doanh số của Pepsico đạt
khoảng 39,48 tỉ USD. Trong đó 67% là từ các loại nước giải khát khơng có gas. Lợi
nhuận thuần đạt 5,7 tỉ USD. Pepsico có thị trường ở trên 170 quốc gia và vùng lãnh thổ
[8].
1.1.3.3. Ngành nước giải khát Trung Quốc
Nhu cầu tiêu dùng nước giải khát ở Trung Quốc vẫn còn ở mức thấp hơn rất
nhiều so với mức trung bình của thế giới và do đó được dự đốn là một trong những thị
trường nước giải khát nhiều tiềm năng để phát triển. Các loại nước giải khát hiện nay ở
Trung Quốc khá đa dạng, bao gồm các loại nước giải khát có gas, nước ép từ rau, củ
quả, v.v… Trong năm 2005, sản lượng nước giải khát của Trung Quốc là 33,8 triệu tấn,
tăng 24,08% so với năm 2004. Tổng giá trị sản lượng đạt 109.079 tỉ NDT và doanh số
bán hàng đạt 113.950 tỉ NDT, tăng tương ứng 25,82% và 24,97% so với năm 2004. Cơ
cấu sản phẩm nước giải khát của Trung Quốc năm 2005 là [8]:
• Nước giải khát có gas: 23%.
• Nước khống và tinh khiết: 41%.
• Nước hoa quả: 19%.
• Các loại khác: 17%.
1.1.3.4. Ngành nước giải khát Mỹ
Thị trường nước giải khát có gas của Mỹ chủ yếu là do 3 công ty lớn chia sẻ thị
phần. Trong đó, Coca-Cola chiếm đến 43% thị phần, Pepsi-Cola chiếm 31% và Dr.
Pepper chiếm 15%. Tuy nhiên xu hướng sử dụng nước giải khát có gas đang ngày càng
giảm với mức tiêu thụ bình quân đầu người năm 2007 là 48,8 galon (184,5 lít) so với
mức 54,9 galon (207,5 lít) năm 1998. Trong năm 2007, tiêu thụ nước khoáng và nước
tinh khiết tại Mỹ đạt gần 8,8 tỉ galon (33,4 tỉ lít). Tiêu thụ bình qn đầu người vào
khoảng 29,3 galon/người (110,7 lít), với doanh thu khoảng 11,7 tỉ USD [8].
Ngày nay, khi điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu
cầu sử dụng nước giải khát ngày càng tăng và đang từng bước chuyển dần từ loại nước
giải khát pha chế truyền thống sang sử dụng các loại nước giải khát có chứa các chất
17



dinh dưỡng như các loại: axit amin, vitamin, muối khoáng, v.v… được sản xuất từ các
loại trái cây. Đây được coi là mặt hàng chiến lược chủ yếu của thế kỷ 21, nên nhiều
quốc gia như: Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan, Trung Quốc,
v.v… đã tập trung nghiên cứu và sản xuất được nhiều loại nước giải khát từ các loại
trái cây: cam, dứa, xoài, xê-ri, ổi, táo, lê, dâu, mơ, nho, vải, v.v… có chất lượng cao đã
mau chóng chiếm lĩnh được thị trường.
Trong các loại nước giải khát được sản xuất từ trái cây thì loại nước giải khát
lên men được đánh giá là mặt hàng sẽ phát triển mạnh trong tương lai vì đây là sản
phẩm được đánh giá có giá trị dinh dưỡng cao nhờ quá trình lên men của vi sinh vật và
rất phù hợp với thế hệ trẻ. Việc nghiên cứu để sản xuất nước giải khát lên men từ trái
cây là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới.
1.2. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
1.2.1. Hệ thống quản lý môi trường
Một hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) giống như hộp công cụ với một tập
hợp hồn chỉnh nhiều dạng cơng cụ và phương tiện mà các tổ chức cần dùng để xây
dựng và duy trì các chính sách và thủ tục để quản lý hiệu quả và tồn diện các vấn đề
mơi trường. Các nguyên lý và thành phần chính của một hệ thống quản lý mơi trường
bao gồm:
• Cam kết và chính sách.
• Lập kế hoạch.
• Thực hiện.
• Đo đạc và đánh giá.
• Xem xét và cải thiện.
• Cải thiện liên tục
Ngồi ra, các loại công cụ để xây dựng và hỗ trợ một hệ thống quản lý mơi
trường bao gồm:
• Kiến thức và nhận thức về các vấn đề môi trường, và các kế hoạch để giải
quyết chúng;


18


• Các cán bộ được đào tạo và có năng lực ở mọi cấp trong một tổ chức phải có
vai trò và được phân trách nhiệm rõ ràng để giải quyết các vấn đề mơi
trường;
• Phải có các thủ tục vận hành, phổ biến, báo cáo và ghi chép một cách nhất
quán cho tất cả các hoạt động có tiềm năng gây tác động tới môi trường. Các
thủ tục này phải được thiết kế sao cho loại bỏ được hoặc ít nhất là giảm thiểu
các tác động đến mơi trường;
• Theo dõi và ghi chép thường xuyên công việc của các cá nhân, các phịng
ban và các tác nghiệp;
• Phản ứng kịp thời và đúng đắn đối với các vấn đề mơi trường, cần có những
hoạt động sửa chữa kịp thời và tập trung vào những giải pháp tiếp theo để
ngăn chặn sự tái diễn của các bất trắc này;
• Phổ biến (hai chiều) các thông tin cần thiết về các hoạt động và các vấn đề
môi trường cả theo chiều sâu lẫn chiều rộng trong một tổ chức, và giữa tổ
chức với “các bên liên quan” khác.
Bảng 3: Quy trình thực hiện hệ thống quản lý mơi trường và ISO 14001
Nguyên lý

Hệ thống quản lý môi trường

ISO 14001

1

Cam kết và chính sách


Chính sách mơi trường

2

Lập kế hoạch

Lập kế hoạch và chương trình quản lý
mơi trường

3

Thực hiện

Thực hiện

4

Đo đạc và đánh giá

Kiểm tra và điều chỉnh sai lệch

5

Xem xét và cải thiện

Xem xét của nhà quản lý
Cải thiện liên tục

1.2.2. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 14000
1.2.2.1. Lịch sử ra đời

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) được thành lập năm 1947, trụ sở chính tại
Geneva, Thuỵ sĩ. ISO hiện nay có 136 nước thành viên, đại diện của mỗi nước là một
cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia, trong đó có 91 nước là thành viên chính thức, 34 nước là
19


quan sát viên và 11 nước là các thành viên khơng chính thức. Lào hiện vẫn chưa phải
là thành viên chính thức của ISO.
Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá các tiêu chuẩn
thiết kế và thực hiện trên toàn thế giới, với mục đích là cải thiện độ an tồn của việc
ứng dụng các sản phẩm, và hỗ trợ cho sự trao đổi hàng hố, dịch vụ giữa các quốc gia.
Vì ISO mang tính đa quốc gia, nên tổ chức này cũng nỗ lực tăng cường sự hợp tác
trong các lĩnh vực tri thức, khoa học, kỹ thuật và kinh tế.
ISO hoạt động thông qua gần 3.000 hội đồng kỹ thuật và các nhóm cơng tác với
mục đích phát triển các chuẩn mực trong các lĩnh vực như sức khoẻ; an tồn; mơi
trường; chất lượng; công nghệ kỹ thuật và vật liệu; viễn thông; xây dựng; giao thông
đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ. Riêng chuẩn mực về điện và kỹ
thuật điện được phát triển bởi IEC (Uỷ ban Kỹ thuật điện quốc tế).
Mỗi một tiêu chuẩn ISO được xây dựng bởi một uỷ ban gồm các chuyên gia từ
các quốc gia thành viên ISO, và được chuyển tới tất cả các thành viên ISO thông qua
một chuỗi các dự thảo để lấy ý kiến góp ý. Khi đạt được sự nhất trí tiêu chuẩn đó mới
được ban hành. Q trình này mất khoảng vài năm.
1.2.2.2. Định nghĩa
ISO 14000 là một học các tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế, là một phần
của hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, quy trình lập kế hoạch, trách nhiệm, các
hoạt động, các thủ tục, quá trình và nguồn lực cho sự phát triển, thực hiện, xem xét,
duy trì và hồn thiện các chính sách mơi trường. Ngồi ra, ISO 14000 được coi là thoả
thuận được chấp nhận bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật hoặc các tiêu chuẩn cụ thể
khác được áp dụng thống nhất như các quy định, hướng dẫn, hay định nghĩa cho các
đặc tính để đảm bảo các vật liệu, sản phẩm, quy trình và dịch vụ được thiết kế phù hợp

với mục đích sử dụng của chúng.
Mục tiêu của các tiêu chuẩn này là tạo ra một sân chơi bình đẳng đối với các
vấn đề môi trường trong mối quan hệ thương mại quốc tế và trong nước bằng việc tiêu
chuẩn hoá các khái niệm, định nghĩa, các thủ tục và các phương pháp về quản lý mơi
trường, kiểm tốn mơi trường và sau cùng là dán nhãn mơi trường, đánh giá vịng đời
sản phẩm và hiệu quả hoạt động môi trường.
20


1.2.2.3. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 14000
Tiêu chuẩn ISO 14000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến một cách làm
mới nhằm thực hiện quản lý môi trường một cách hiệu quả. Trong đó có sự tham gia
của cả các cấp quản lý, thành viên của tổ chức và cả cộng đồng. Ngày nay, các tác
động môi trường được kiểm sốt khơng chỉ ở kết quả cuối cùng mà cịn lại các giai
đoạn của q trình.
Tiêu chuẩn ISO 14000 miêu tả các thành phần cơ bản của một HTQLMT hiệu
quả. Các thành phần này bao gồm việc xây dựng chính sách, thiết lập các mục tiêu và
chỉ tiêu, thực hiện chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đó, quan trắc và đánh giá
tính hiệu quả của việc thực hiện, điều chỉnh và đánh giá lại hệ thống nhằm hồn thiện
nó thơng qua các hoạt động về mặt môi trường.
Các tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng dựa trên nguyên tắc quản lý môi
trường tốt sẽ tạo nên kết quả môi trường tốt và sẽ mang lại những lợi ích bù đắp lại cho
đầu tư.
Các tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các lĩnh vực sau:
• Hệ thống quản lý mơi trường (EMS).
• Kiểm tốn mơi trường (EA).
• Đánh giá việc thực hiện về mơi trường (EPE).
• Nhãn mơi trường (EL).
• Đánh giá vịng đời của sản phẩm (LCA).
• Tiêu chuẩn về sản phẩm và các khía cạnh mơi trường (EAPS).

• Khái niệm và định nghĩa.

21


Hình 4: Sơ đồ các tiêu chuẩn về quản lý mơi trường ISO (Nguồn: TC 207/ISO)
Các cơng cụ kiểm tốn và đánh giá
Đánh giá thực hiện về môi trường
( EPE )
ISO 14031-Hướng dẫn về mơi trường

Kiểm tốn mơi trường ( EA )

Các hệ thống quản lý
ISO 14004-Hệ thống quản lý
môi trường

Hướng dẫn chung về các nguyên
tắc, các hệ thống và các giải
pháp kỹ thuật

Đánh giá vòng đời ( LCA )
14041- Các nguyên tắc đánh giá vòng đời và áp dụng
14042- Đánh giá vịng đời- Phân tích thống kê vịng đời
14041- Đánh giá vòng đời- Đánh giá tác động của vòng đời
14044- Đánh giá vịng đời- Giải thích rõ thêm

Nhãn mơi trường ( EL )

14010-Hướng dẫn về kiểm tốn mơi

trường –Các ngun tắc cơ bản
14011-Các hướng dẫn về kiểm tốn mơi
trường-Thủ tục kiểm toán-Phần 1
Kiểm toán HTQLMT

Liên quan đến sản phẩm các công cụ hỗ trợ

ISO 14001
Hệ thống quản lý môi trường

14012-Hướng dẫn về kiểm tốn mơi
trường-Tiêu chuẩn kiểm tốn viên về
môi trường
Các quy định cụ thể cho
việc sử dụng

Khái niệm và định nghĩa

22

14020:Mục tiêu và nguyên lý của các loại nhãn môi trường
14021:Nhãn Môi trường và việc kê khai- Quyền tự kê khaiThuật ngữ và định nghĩa
14022:Nhãn Môi trường và việc kê khai- Quyền tự kê khaiCác biểu tượng
14023:Nhãn Môi trường và việc kê khai- Kiểm tra
14024:Nhãn Môi trường và việc kê khai- Loại 1 Hướng dẫn
Nguyên tắc và thủ tục


Bảng 4: Tóm tắt các tiêu chuẩn ISO 14000
Tiêu Chuẩn


Tiêu đề

Nội dung

Hệ thống quản lý môi trường
ISO 14001

Hệ thống quản lý môi trường các Tiêu chuẩn này đưa ra các thành phần
hướng dẫn cụ thể

của một hệ thống quản lý mơi trường,
nó có thể áp dụng đối với mọi loại hình
tổ chức với những quy mơ khác nhau
và cho những cơ sở muốn được chứng
nhận theo tiêu chuẩn

ISO 14004

Hướng dẫn đối với Hệ thống Tài liệu này cung cấp các hướng dẫn
quản lý môi trường

nhằm thiết lập hệ thống quản lý mơi
trường một cách cụ thể, nó đặc biệt
hữu ích đối với các tổ chức với hệ
thống còn sơ khai

Kiểm tốn Mơi trường (EA)
ISO 1410


Hướng dẫn kiểm tốn mơi Tài liệu này cung cấp những nguyên
trường

tắc chung của kiểm toán mơi trường có
nghĩa là áp dụng cho mọi loại hình tổ
chức và bao trùm các nội dung về mục
tiêu, năng lực, chun mơn, sự độc lập
và các tiêu chí kiểm tốn

ISO 14011

Hướng dẫn về kiểm tốn mơi Tài liệu này đề cập đến thủ tục kiểm
trường- Thủ tục kiểm toán, Kiểm tốn HTQLMT cung cấp các thơng tin
tốn Hệ thống quản lý môi cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch
trường

ISO 14012

kiểm toán và tiến hành kiểm toán

Hướng dẫn kiểm tốn mơi Tiêu chuẩn này cung cấp các tiêu chí
trường- Tiêu chuẩn kiểm toán đánh giá năng lực của cả kiểm tốn
viên

viên bên trong và bên ngồi

23


ISO


Chương trình kiểm tốn,đánh giá

14013/15
Các tiêu chuẩn về nhãn mơi trường và việc kê khai
ISO 14020

Kê khai và nhãn môi trường- Tiêu chuẩn này thiết lập các hướng dẫn
Các nguyên tắc chung

về nguyên tắc cho việc xây dựng và sử
dụng nhãn môi trường cũng như việc
kê khai

ISO 14021

Kê khai và nhãn môi trường-việc Tiêu này đưa ra các yêu cầu cụ thể
tự kê khai các vấn đề về môi về các quyền kê khai bao gồm các
trường

tuyên bố, biểu tượng và minh họa
liên quan đến sản phẩm

ISO 14022

Biểu tượng

Tài liệu này đề cập chi tiết đến các
biểu tượng của nhãn môi trường


ISO 14023

Kiểm tra và xác minh

Tài liệu này đề cập đến việc kiểm tra
và xác minh các kê khai về nhãn môi
trường

ISO 14024

Nhãn môi trường và việc kê hai- Tài liệu này thiết lập các nguyên tắc và
Nguyên tắc và thủ tục

thủ tục để xây dựng chương trình nhãn
mơi trường loại 1

ISO 14025

Kê khai và dán nhãn môi trường

Tài liệu này xác định và miêu tả các
thành phần và nội dung liên quan đến
việc kê khai và dán nhãn theo loại 3 và
chương trình tương ứng cũng như cung
cấp những thông tin trong từng lĩnh
vực cụ thể

ISO 14031

Hướng dẫn về đánh giá kết quả Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về

thực thi về mặt môi trường

các thiết lập và sử dụng đánh giá thực
hiện môi trường trong một phạm vi

24


×