Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Nâng cao hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua sử dụng công nghệ hình ảnh trong dạy học chủ đề nhôm, sắt​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.73 MB, 249 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN QUANG NGỌC

NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MƠN HĨA HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ NHƠM, SẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN QUANG NGỌC

NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MƠN HĨA HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ NHƠM, SẮT
CHUN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MƠN HĨA HỌC
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Minh Trang


HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia
Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập, hồn
thành luận văn. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Vũ Minh
Trang đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình xây dựng và hồn thiện
luận văn;
Ban Giám hiệu, tập thể GV và HS trƣờng THPT Quốc Oai và trƣờng THPT
Cao Bá Quát-Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đã giúp đỡ tơi trong q trình thực
nghiệm sƣ phạm để hồn thành luận văn;
Sau cùng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến đồng nghiệp, gia đình,
bạn bè và những ngƣời thân đã luôn luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Dù đã rất cố gắng hoàn thành nghiên cứu bằng lịng nhiệt tình và tâm huyết,
song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân
thành từ q thầy cơ và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Quang Ngọc

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tƣơng ứng


STT Chữ viết tắt
1

CNHA

Cơng nghệ hình ảnh

2

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

3

DH

Dạy học

4

DHTCĐ

Dạy học theo chủ để

5

GIS


Geographic Information System

6

GV

Giáo viên

7

HS

Học sinh

8

KTDH

Kỹ thuật dạy học

9

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

10

THPT


Trung học phổ thông

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................. 2
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
8. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................ 4
9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 5
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO
HỨNG THÚ HỌC TẬP MƠN HĨA HỌC CHO HỌC SINH THPT THƠNG
QUA SỬ DỤNG CƠNG NGHỆ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC ............................ 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 6
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về dạy học theo chủ đề có ứng dụng
cơng nghệ hình ảnh ................................................................................................ 6
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học
sinh.......................................................................................................................... 8
1.2. Cơng nghệ hình ảnh trong dạy học ..................................................................... 9
1.2.1. Công nghệ 4.0 trong dạy học ....................................................................... 9
1.2.2. Cơng nghệ hình ảnh trong dạy học ............................................................ 10
1.2.3. Cơng nghệ hình ảnh trong dạy học Hóa học .............................................. 10
1.2.4. Công nghệ GIS trong dạy học .................................................................... 13
1.3. Hứng thú học tập mơn Hóa học của học sinh trung học phổ thông ................. 15

1.3.1. Hứng thú ..................................................................................................... 15
1.3.2. Vai trò của hứng thú trong dạy học ............................................................ 17
1.3.3. Hứng thú học tập mơn Hóa học ................................................................. 18
1.4. Chủ đề dạy học ................................................................................................. 19
1.4.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề .................................................................. 19
1.4.2. Đặc điểm dạy học theo chủ đề ................................................................... 20
iii


1.4.3. Các bƣớc dạy học theo chủ đề ................................................................... 21
1.5. Kế hoạch dạy học theo chủ đề .......................................................................... 22
1.5.1. Khái niệm kế hoạch dạy học ...................................................................... 22
1.5.2. Đặc trƣng của kế hoạch dạy học theo chủ đề ............................................. 22
1.5.3. Các mơ hình dạy học theo chủ đề .............................................................. 22
1.6. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực.............................................................. 23
1.6.1. Dạy học nhóm ............................................................................................ 23
1.6.2. Dạy học dự án ............................................................................................ 24
1.6.3. Dạy học giải quyết vấn đề .......................................................................... 26
1.7. Thực trạng của đề tài ........................................................................................ 27
1.7.1. Thực trạng về việc sử dụng GIS-STORY MAP trong giảng dạy và tổ
chức dạy học......................................................................................................... 27
1.7.2. Thực trạng hứng thú học tập mơn hóa học của học sinh ........................... 35
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................... 39
CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHẦN
NHƠM, SẮT CĨ SỬ DỤNG CƠNG NGHỆ HÌNH ẢNH NHẰM NÂNG CAO
HỨNG THÚ HỌC TẬP MƠN HĨA HỌC CHO HỌC SINH ................................... 40
2.1. Vị trí, mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần nhơm, sắt ......................................... 40
2.1.1. Vị trí, mục tiêu phần kim loại – Hóa học 12 .............................................. 40
2.1.2. Cấu trúc, nội dung phần kim loại – Hóa học 12 ........................................ 40
2.1.3. Vị trí, mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần nhôm, sắt ................................... 40

2.1.4. Những điểm lƣu ý về nội dung và PPDH phần nhôm, sắt ......................... 41
2.2. Nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình
ảnh ............................................................................................................................ 40
2.2.1. Ngun tắc bám sát mục tiêu dạy học và khai thác tối ƣu các lợi thế
của cơng nghệ hình ảnh ........................................................................................ 42
2.2.2. Ngun tắc phù hợp đặc điểm tâm lí lứa tuổi ............................................ 43
2.2.3. Nguyên tắc vừa sức, nâng cao hứng thú trong học tập .............................. 43
2.2.4. Nguyên tắc chính xác, khoa học ................................................................ 43
2.3. Qui trình thiết kế các chủ đề dạy học nhơm, sắt có sử dụng CNHA ................ 44
2.3.1. Xác định mục tiêu dạy học ......................................................................... 44
iv


2.3.2. Xây dựng nội dung của chủ đề dạy học nhơm, sắt..................................... 44
2.3.3. Lựa chọn các tiện ích và các phƣơng tiện cơng nghệ hình ảnh phù hợp
với nội dung chủ đề dạy học ................................................................................ 44
2.3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho cơng nghệ hình ảnh GIS ............................... 45
2.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhơm, sắt có sử dụng
cơng nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ....................... 46
2.4.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức để nâng cao hứng thú học tập
cho học sinh .......................................................................................................... 46
2.4.2. Nguyên tắc lựa chọn phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học để nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh .............................................................................. 46
2.5. Qui trình tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhơm, sắt có sử dụng
cơng nghệ hình ảnh .................................................................................................. 46
2.6. Thiết kế một số chủ đề dạy học nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh
nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ........................................................ 47
2.7. Một số kế hoạch dạy học chủ đề nhôm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình
ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ................................................. 47
2.7.1. Kế hoạch dạy học chủ đề nhơm có sử dụng cơng nghệ hình ảnh nhằm

nâng cao hứng thú học tập cho học sinh .............................................................. 47
2.7.2. Kế hoạch dạy học chủ đề sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh nhằm
nâng cao hứng thú học tập cho học sinh .............................................................. 60
2.8. Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập và sự hứng thú học tập của
học sinh trung học phổ thơng với mơn Hóa học...................................................... 72
2.8.1. Thiết kế bảng kiểm quan sát đánh giá mức độ hứng thú học tập mơn
Hóa học của học sinh ........................................................................................... 72
2.8.2. Thiết kế phiếu hỏi học sinh về mức độ hứng thú học tập mơn Hóa học
của học sinh .......................................................................................................... 77
2.8.3. Đánh giá qua bài kiểm tra .......................................................................... 78
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................... 79
CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................ 80
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 80
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ..................................................................................... 80
v


3.3. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 80
3.3.1. Chọn địa bàn và đối tƣợng thực nghiệm .................................................... 80
3.3.2. Tiến hành các giờ dạy theo kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá kết
quả sau mỗi chủ đề dạy học ................................................................................. 81
3.3.3. Thu thập kết quả thực nghiệm sƣ phạm và xử lí thơng tin thu đƣợc ......... 81
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................................................... 81
3.4.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua phiếu hỏi ............................................. 81
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua bảng kiểm quan sát............................. 92
3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua kết quả bài kiểm tra .......................... 103
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 109
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ..... 111


TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 112

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Ý kiến của GV về mức độ sử dụng các phần mềm để mô phỏng
cho quá trình giảng dạy mơn Hóa học .................................................. 29

Bảng 1.2.

Ý kiến của HS về mức độ sử dụng các phần mềm để hỗ q trình
học tập mơn Hóa học............................................................................. 30

Bảng 1.3.

Ý kiến của HS về mức độ hứng thú học tập mơn hóa học của bản thân .... 37

Bảng 2.1.

Tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS ............................. 73

Bảng 2.2.

Bảng kiểm quan sát các mức độ hứng thú học tập của HS dành cho
GV ......................................................................................................... 75

Bảng 2.3.


Phiếu tự đánh giá các mức độ hứng thú học tập của HS dành cho
HS .......................................................................................................... 76

Bảng 2.4.

Phiếu hỏi đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS PHIẾU
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ HỌC TẬP .................................. 77

Bảng 3.1.

Ý kiến của HS lớp đối chứng về mức độ hứng thú học tập mơn
Hóa học của bản thân khi học chủ đề Sắt ............................................. 82

Bảng 3.2.

Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về mức độ hứng thú học tập mơn
Hóa học của bản thân khi học chủ đề Sắt ............................................. 84

Bảng 3.3.

Ý kiến của HS lớp đối chứng về mức độ hứng thú học tập mơn
Hóa học của bản thân khi học chủ đề Nhôm......................................... 87

Bảng 3.4.

Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về mức độ hứng thú học tập mơn
Hóa học của bản thân khi học chủ đề Nhôm......................................... 89

Bảng 3.5.


Kết quả đánh giá của GV về mức độ hứng thú học tập của HS lớp
đối chứng ở chủ đề Sắt .......................................................................... 92

Bảng 3.6.

Kết quả đánh giá của GV về mức độ hứng thú học tập của HS lớp
thực nghiệm ở chủ đề Sắt ...................................................................... 93

Bảng 3.7.

Ý kiến của HS lớp đối chứng về mức độ hứng thú học tập của bản
thân ở chủ đề Sắt ................................................................................... 95

Bảng 3.8.

Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về mức độ hứng thú học tập của
bản thân ở chủ đề Sắt ............................................................................ 96

Bảng 3.9.

Kết quả đánh giá của GV về mức độ hứng thú học tập của HS lớp
đối chứng ở chủ đề Nhôm ..................................................................... 98
vii


Bảng 3.10.

Kết quả đánh giá của GV về mức độ hứng thú học tập của HS lớp
thực nghiệm ở chủ đề Nhôm ................................................................. 99


Bảng 3.11.

Ý kiến của HS lớp đối chứng về mức độ hứng thú học tập của bản
thân ở chủ đề Nhôm ............................................................................ 101

Bảng 3.12.

Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về mức độ hứng thú học tập của
bản thân ở chủ đề Nhôm ..................................................................... 102

Bảng 3.13.

Bảng thống kê điểm kiểm tra chủ đề Sắt của lớp TN và lớp ĐC ........ 104

Bảng 3.14.

Bảng tính tần suất và tần suất tích lũy chủ đề Sắt của lớp TN và
ĐC ....................................................................................................... 105

Bảng 3.15.

Bảng thống kê điểm kiểm tra chủ đề Nhôm của lớp TN và lớp ĐC ... 106

Bảng 3.16.

Bảng tính tần suất và tần suất tích lũy chủ đề Nhôm của lớp TN và
ĐC ....................................................................................................... 107

viii



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.

Mức độ ứng dụng CNTT trong giảng dạy mơn Hóa học của GV ...... 28

Biểu đồ 1.2.

Mức độ ứng dụng CNTT trong học tập mơn Hóa học của HS ........... 28

Biểu đồ 1.3.

Ý kiến của GV về thời gian sử dụng phần mềm STORY MAP ......... 31

Biểu đồ 1.4.

Ý kiến của HS về thời gian sử dụng phần mềm STORY MAP .......... 31

Biểu đồ 1.5.

Ý kiến của GV về tần suất sử dụng STORY MAP trong giảng
dạy mơn Hóa học ................................................................................ 32

Biểu đồ 1.6.

Ý kiến của HS về tần suất sử dụng STORY MAP trong học tập
mơn Hóa học ....................................................................................... 32

Biểu đồ 1.7.


Đánh giá của GV về hiệu quả mà STORY MAP mang lại cho
giảng dạy mơn Hóa học ...................................................................... 33

Biểu đồ 1.8.

Ý kiến của HS về hiệu quả mà STORY MAP mang lại cho việc
học tập mơn Hóa học .......................................................................... 33

Biểu đồ 1.9. Đánh giá của GV về những khó khăn khi sử dụng phần mềm
STORY MAP trong giảng dạy các nội dung Hóa học ........................ 34
Biểu đồ 1.10. Ý kiến của HS về những khó khăn khi sử dụng phần mềm
STORY MAP trong học tập các nội dung Hóa học ............................ 34
Biểu đồ 1.11. Đánh giá của GV về sự tích cực của HS khi tham gia tiết Hóa học .... 35
Biểu đồ 1.12. Đánh giá của GV về sự hứng thú của HS khi thực hiện những
công việc, nhiệm vụ học tập mơn Hóa học ......................................... 35
Biểu đồ 1.13. Đánh giá của GV về cảm xúc của HS khi đƣợc nghỉ tiết Hóa học ..... 36
Biểu đồ 1.14. Đánh giá của GV về khả năng vận dụng kiến thức hóa học của
HS đã đƣợc học để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong đời
sống ..................................................................................................... 36
Biểu đồ 1.15. Ý kiến của HS về việc tự đánh giá trình độ học lực mơn Hóa học
của bản thân ........................................................................................ 38
Biểu đồ 3.1.

Ý kiến của HS lớp đối chứng về số lần xung phong phát biểu
trong tiết học chủ đề Sắt...................................................................... 86

Biểu đồ 3.2.

Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về số lần xung phong phát biểu

trong tiết học chủ đề Sắt...................................................................... 87

ix


Biểu đồ 3.3.

Ý kiến của HS lớp đối chứng về số lần xung phong phát biểu
trong tiết học chủ đề Nhôm ................................................................. 91

Biểu đồ 3.4.

Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về số lần xung phong phát biểu
trong tiết học chủ đề Nhôm ................................................................. 91

Biểu đồ 3.5.

Phân bố tần suất điểm chủ đề Sắt của lớp TN và ĐC ....................... 104

Biểu đồ 3.6.

Đƣờng lũy tích chủ đề Sắt của lớp TN và ĐC .................................. 105

Biểu đồ 3.7.

Phân bố tần suất điểm chủ đề Nhôm của lớp TN và ĐC .................. 106

Biểu đồ 3.8.

Đƣờng lũy tích chủ đề Nhơm của lớp TN và ĐC ............................. 107


x


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ trƣớc đến nay giáo dục ln giữ vai trị quan trọng trong sự phát triển của
nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam giáo dục cũng
luôn đƣợc coi trọng, đại hội đảng lần thứ XII vẫn tiếp tục khẳng định “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Với tầm quan trọng nhƣ vậy thì việc đổi mới và phát
triển giáo dục là vấn đề cấp thiết cần đƣợc thực hiện ở mọi cấp bậc.
Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục nhằm phát triển toàn diện
những năng lực của học sinh, phát triển khả năng tƣ duy, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của ngƣời học. Để làm đƣợc điều đó chúng ta cần đổi mới toàn diện từ
nội dung, phƣơng pháp đến hình thức kiểm tra, đánh giá trong đó việc đổi mới phƣơng
pháp là rất quan trọng. Phƣơng pháp dạy học không thể là phƣơng pháp truyền thụ một
chiều mà phải là phƣơng pháp phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh,
phát huy khả năng tự học, hợp tác, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, khơng
những thế mà phƣơng pháp đó phải giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và làm chủ kiến
thức một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Dạy học thơng qua các chủ đề có sử dụng
cơng nghệ hình ảnh là một phƣơng pháp dạy học đƣợc tiến hành trong nhà trƣờng giúp
học sinh rèn luyện rất tốt tính tích cực, chủ động, khả năng tƣ duy và phát triển các
năng lực và đặc biệt là giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và làm chủ kiến thức một cách
nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Hóa học là một mơn khoa học Lí thuyết và thực nghiệm, các q trình đều diễn
ra ở cấp độ vi mơ, trong đó có rất nhiều quá trình diễn ra nhanh, phức tạp, nhiều quá
trình diễn ra với các loại hóa chất độc hại. Bởi vậy việc sử dụng cơng nghệ hình ảnh,
đặc biệt là cơng nghệ GIS (Geographic Information System) trong dạy học Hóa học sẽ
giúp học sinh tiếp cận và làm chủ kiến thức một các nhanh chóng và hiệu quả, đồng

thời kích thích, gây hứng thú cho học sinh, học sinh hào hứng tham gia các hoạt động
từ đó giúp các em phát triển đƣợc các năng lực cần thiết và góp phần nâng cao hiệu
quả học tập.
Trong chƣơng trình Hóa học phổ thơng thì phần kim loại lớp 12 bao gồm hai
chƣơng: Chƣơng VII. Sắt và một số kim loại quan trọng; Chƣơng VI. Kim loại kiềm,
kim loại kiềm thổ, nhôm. Đây là hai chƣơng có nhiều kiến thức có thể đƣợc mô phỏng

1


rõ nét nhất qua cơng nghệ hình ảnh, đặc biệt là công nghệ GIS nhƣ nội dung về trạng
thái tự nhiên, ứng dụng, sản xuất của nhôm, sắt và các hợp chất. Khi dạy học giáo viên
có thể áp dụng nhiều loại phƣơng tiện cơng nghệ để tích cực hóa ngƣời học và giúp
ngƣời học dễ dàng tiếp cận và làm chủ tri thức. Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề
tài “Nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh trung học phổ thơng
thơng qua sử dụng cơng nghệ hình ảnh trong dạy học chủ đề nhơm, sắt” để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế chủ đề dạy học nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh nhằm nâng
cao hứng thú học tập cho học sinh.
- Nghiên cứu nguyên tắc, qui trình tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề
nhơm, sắt góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học mơn Hố học trong trƣờng phổ
thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về cơng nghệ thơng tin và cơng nghệ hình ảnh.
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo chủ đề.
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về hứng thú học tập mơn Hóa học của học sinh
trung học phổ thơng.
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về các hình thức tổ chức dạy học.

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phƣơng pháp dạy học tích cực.
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về kế hoạch dạy học.
+ Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức dạy học theo chủ đề nhôm, sắt có sử dụng
cơng nghệ hình ảnh tại các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và những lƣu ý khi dạy học chủ đề nhôm, sắt.
- Đề xuất nguyên tắc và qui trình thiết kế chủ đề dạy học nhơm, sắt có sử dụng
cơng nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung
học phổ thông.
- Thiết kế chủ đề dạy học nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh nhằm nâng
cao hứng thú và kết quả học tập mơn Hóa học cho học sinh trung học phổ thơng.
- Nghiên cứu ngun tắc, qui trình tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm,

2


sắt góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học mơn Hố học trong trƣờng phổ thơng.
- Thiết kế một số kế hoạch dạy học chủ đề nhôm, sắt nhằm nâng cao hứng thú
và kết quả học tập mơn Hóa học cho học sinh trung học phổ thông.
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập và sự hứng thú của học sinh
trung học phổ thông với mơn Hóa học.
- Tiến hành điều tra, khảo sát về mức độ hứng thú học tập mơn Hóa học cũng
nhƣ kết quả học tập của học sinh trƣớc và sau khi thực nghiệm đề tài.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, thu thập và xử lí dữ liệu để đánh giá tính khả
thi, hiệu quả của đề tài.
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
- Q trình dạy học mơn Hóa học.
- Hứng thú học tập mơn Hóa học của học sinh trung học phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu

- Chủ đề dạy học nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh.
- Vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực để thiết kế các kế hoạch dạy học
chủ đề nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu gồm những kiến thức liên quan tới nhôm và sắt
- Số lƣợng giáo viên và học sinh: tồn bộ giáo viên Hóa học (14 giáo viên), học
sinh trƣờng THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai và trƣờng THPT Quốc Oai (1195 học
sinh).
- Thực hiện nghiên cứu tại trƣờng THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai và THPT
Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhơm, sắt có sử dụng cơng
nghệ hình ảnh nhƣ thế nào để nâng cao hứng thú và kết quả học tập mơn Hóa học
cho học sinh?
6. Giả thuyết khoa học
- Nếu giáo viên biết cách thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề
nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh thì sẽ nâng cao hứng thú và kết quả học tập

3


mơn Hóa học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học Hóa học ở
trƣờng trung học phổ thơng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu tổng quan và hệ thống hóa các vấn đề lí luận đƣợc trình bày trong
sách, báo, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhƣ: chủ đề dạy học,
hứng thú học tập, các kiến thức liên quan đến các chƣơng kim loại, cơng nghệ hình
ảnh, cơng nghệ thơng tin,…
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Sử dụng phƣơng pháp điều tra, thu thập thơng tin: Phát phiếu thăm dị cho học
sinh và giáo viên để điều tra thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề
nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học
tập mơn Hóa học cho học sinh.
- Sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hiệu quả của việc tổ
chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh nhằm
nâng cao hứng thú và kết quả học tập mơn Hóa học cho học sinh.
- Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến các giảng viên khoa sƣ phạm
và giáo viên Hóa học ở trƣờng trung học phổ thơng.
7.3. Phương pháp xử lí thống kê toán học kết quả thực nghiệm
- Dùng phƣơng pháp toán học thống kê để xử lí các số liệu điều tra và các kết
quả thực nghiệm sƣ phạm để rút ra những kết luận cần thiết.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Đề xuất nguyên tắc, qui trình thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo chủ
đề nhôm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học
tập mơn Hóa học của học sinh.
- Thiết kế các chủ đề dạy học nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ hình ảnh nhằm
nâng cao hứng thú và kết quả học tập mơn Hóa học của học sinh.
- Thiết kế một số kế hoạch dạy học chủ đề nhơm, sắt có sử dụng cơng nghệ
hình ảnh nhằm nâng cao kết quả học tập mơn Hóa học cho học sinh.
- Điều tra, đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề có sử

4


dụng cơng nghệ hình ảnh trong dạy học Hóa học chủ đề nhôm, sắt ở trƣờng THPT
Cao Bá Quát – Quốc Oai và trƣờng THPT Quốc Oai thành phố Hà Nội.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn
gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao hứng thú học tập mơn
Hóa học cho học sinh THPT thơng quan sử dụng cơng nghệ hình ảnh trong dạy học.
Chƣơng 2. Thiết kế các chủ đề và kế hoạch dạy học chủ đề nhơm, sắt có sử dụng
cơng nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập mơn Hóa học cho học sinh.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC
TẬP MƠN HĨA HỌC CHO HỌC SINH THPT THƠNG QUA SỬ DỤNG
CƠNG NGHỆ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về dạy học theo chủ đề có ứng dụng cơng
nghệ hình ảnh
1.1.1.1. Trên thế giới
Theo tác giả Mohammad Robiul Hussain, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là
một công cụ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hữu ích giúp thu hẹp khoảng
cách giữa các yêu cầu và thực tế. Trong đó, điều đáng nói là hệ thống GIS có thể
giúp trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề dựa trên cơ sở dữ liệu đƣợc cung cấp
một cách nhanh chóng và dễ dàng chia sẻ bởi GIS có thể liên kết các dữ liệu riêng lẻ
trên cơ sở vị trí địa chung, tạo thơng tin mới từ nguồn dữ liệu hiện có.
Dựa trên những lợi ích của GIS, Nihal Ugurul đã nghiên cứu việc sử dụng GIS
cho các mục đích giáo dục tại Thổ Nhĩ Kỳ khi nhận thấy việc sử dụng CNTT trong
mơi trƣờng học tập có một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu
tích hợp giữa các hoạt động dạy và học cùng với công nghệ của chƣơng trình giảng
dạy trong xã hội hiện đại nhằm đƣa giáo dục và các quá trình sƣ phạm trong trƣờng
học gắn liền với các điều kiện của cuộc sống. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã
chỉ ra việc sử dụng GIS cho mục đích giáo dục đã mang lại các kết quả tích cực, đó

là GIS đã hỗ trợ cho việc cấu trúc môi trƣờng học tập theo hƣớng tích cực và phù
hợp với mơi trƣờng học tập lấy học sinh (HS) làm trung tâm dựa trên các bản đồ
tƣơng tác. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh mức độ tác động tích cực của các
bản đồ GIS về sự biểu đạt khác nhau của dữ liệu không gian đối với kỹ năng tƣ duy
học tập và thái độ tích cực với các cơng cụ cơng nghệ của HS [28].
Kế tiếp công bố của Nihal Ugurul, năm 2012, Soon Singh Bikar Singh và cộng
sự đã tiếp tục thực hiện cuộc khảo sát về việc sử dụng GIS trong dạy học môn Địa lý
tại 6 trƣờng học thông minh ở Sabah, Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy gần
90% các giáo viên (GV) dạy môn Địa lý đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của GIS
trong giảng dạy Địa lý và đặc biệt là đƣa ra khuyến cáo cho Ban xây dựng chƣơng

6


trình và Bộ giáo dục Malaysia nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng mới các chủ đề
dạy học Địa lý theo hƣớng tích hợp cơng nghệ GIS [26].
Năm 2018, Yavuz Degirmenci đã thực hiện một nghiên cứu định tính ý kiến
của các GV tại các trƣờng học khác nhau thuộc một thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ thơng
qua hình thức phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc phát triển bởi nhà nghiên cứu và chuỗi
dữ liệu thu đƣợc bằng cách phân tích thơng qua phƣơng pháp phân tích nội dung. Và
các kết quả thu thập đƣợc cũng chỉ ra các GV ở đây đều đồng ý về sự cần thiết sử
dụng GIS trong các bài học Địa lý bởi GIS trong các bài học địa lý đã góp phần phát
triển kỹ năng đọc và hỏi bản đồ ở HS [23].
Ngoài ra một số tác giả cũng đã có cơng trình nghiên cứu về GIS, StoryMap nhƣ:
- Kathryn Keranen, Lyn Malone, and Michael Wagner, Teach with GIS
Implementation Guide For the classroom, The Science of Where, ESRI, 2018.
- Sarah E. Battersby and Kevin C. Remington, Story maps in The Classroom,
Computer Lab Activities Develop Spatial Reasoning and Analysis Skills, Education,
2013.
- Caitlin Strachan, Jerry Mitchell, Teachers’ Perceptions of Esri Story Maps as

Effective Teaching Tools, Review of International Geographical Education Online, 4
(3), 2014.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các nhà giáo dục cũng đã bắt đầu nhận thức đƣợc tính năng nổi
trội của cơng nghệ hình ảnh (CNHA), đặc biệt là GIS khi ứng dụng vào q trình
giảng dạy các mơn học. Cụ thể:
- Điển hình là cơng trình nghiên cứu của tác giả Phan Văn Trung đã chứng
minh đƣợc GIS khi đƣợc tích hợp trong giảng dạy và nghiên cứu môn Lịch sử sẽ
“Phát huy tƣ duy trừu tƣợng và tƣ duy thực tiễn cho ngƣời học thơng qua chuyển
kênh chữ thành kênh hình, tạo hứng thú cho ngƣời học thơng qua kênh hình trực
quan, phát huy tƣ duy logic thông qua bản đồ khung, bổ sung thêm phƣơng tiện dạy
theo xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học” và là “Công cụ hỗ trợ đắc lực cho
nghiên cứu lịch sử chuyên sâu” [18].
- Năm 2019, tác giả Bùi Thị Thanh Hƣơng và cộng sự đã giới thiệu các ứng
dụng của GIS trong giảng dạy các mơn Vật lý, Hóa mơi trƣờng, Khoa học trái đất và
Sinh thái học ở cấp độ giảng dạy đại học trên cơ sở phát triển các quy trình triển khai

7


dạy học với GIS của các môn học này và bƣớc đầu cũng đã chứng minh đƣợc tính
hiệu quả của GIS trong dạy học (Bùi Thị Thanh Hƣơng, Phạm Kim Giang, Nguyễn
Thị Thúy Quỳnh, “Geographic information system (GIS) in teaching: Principles and
paradigms”).
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
Đến nay, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hứng thú học tập của HS nhƣ:
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đào Thị Liên (2014) với đề tài: “Những yếu tố
ảnh hƣởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm nhất” đã đƣa ra hệ thống hóa cơ
sở lý luận về hứng thú học tập và những yếu tố ảnh hƣởng đến hứng thú học tập của
sinh viên năm nhất.

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vân (2014) với đề tài: “Tạo hứng thú
học tập cho HS yếu kém trong quá trình dạy học phần Phi kim - Hóa học 11 THPT”
đã đƣa ra một số biện pháp giúp tạo hứng thú học tập cho HS, đồng thời tác giả đƣa
ra kế hoạch dạy học của một số bài trong phần Phi kim với mục tiêu tạo hứng thú học
tập cho HS.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhâm (2014) với đề tài: “Nâng cao
hứng thú học tập cho HS trong dạy học chƣơng oxi – lƣu huỳnh, Hóa học lớp 10 khi
có sử dụng thí nghiệm Hóa học”, trong luận văn tác giả đã đƣa ra hệ thống cơ sở lý
luận về hứng thú học tập và đề xuất một số kế hoạch dạy học cụ thể nhằm nâng cao
hứng thú học tập cho HS.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Mai Trang (2015) với đề tài: “Dạy học
phân hóa phần dẫn xuất của hidrocacbon nhằm nâng cao hứng thú học tập mơn Hóa
học cho học sinh trung học phổ thơng”, trong luận văn tác giả đã đƣa ra hệ thống cơ
sở lý luận về dạy học phân hóa và kế hoạch dạy học cụ thể nhằm nâng cao hứng thú
học tập cho HS.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Minh Ngọc (2016) với đề tài: “Tạo
hứng thú học tập cho HS trung bình và yếu trong quá trình dạy học chƣơng Kim loại
kiềm, kiềm thổ, nhơm – Hóa học 12 – THPT” đã đƣa ra những nguyên nhân dẫn đến
việc HS học yếu kém và một số biện pháp giúp tạo hứng thú học tập cho HS, đồng
thời tác giả đƣa ra kế hoạch dạy học của một số bài trong chƣơng Kim loại kiềm,
kiềm thổ, nhôm với mục tiêu tạo hứng thú học tập cho HS.

8


Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thúy (2016) với đề tài: “Tuyển chọn,
xây dựng và sử dụng các thí nghiệm Hóa học, bài tập thực nghiệm để tạo hứng thú
và rèn luyện tƣ duy cho HS qua dạy học phần Phi kim, Hóa học 10 nâng cao”, trong
luận văn tác giả đã xây dựng hệ thống các thí nghiệm Hóa học và bài tập thực
nghiệm phần Phi kim.

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Liên (2018) với đề tài: “Sử dụng thí
nghiệm trong dạy học chƣơng “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” nhằm phát
triển năng lực thực nghiệm cho HS”, trong luận văn tác giả đã đề xuất những phƣơng
pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho HS trong dạy
học chƣơng Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10.
1.2. Cơng nghệ hình ảnh trong dạy học
1.2.1. Công nghệ 4.0 trong dạy học
Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đƣợc biết đến với các đặc điểm nhận diện
nhƣ: robot, kết nối vạn vật qua Internet (Internet of Things), dữ liệu lớn (Big Data),
công nghệ in 3D, trí tuệ nhân tạo...Dù các chiều cạnh của cuộc cách mạng công nghệ
4.0 không diễn ra một cách đồng thời, nhƣng nó bắt đầu có những ảnh hƣởng đến
nền giáo dục hiện hành và định hình cho tƣơng lai của giáo dục nói chung, giáo dục
phổ thơng nói riêng [14].
Một số đặc điểm nổi bật của GV thời công nghệ 4.0:
- Sự nhạy bén với hệ thống, kho thông tin.
- Thay đổi trong cách tiếp cận, ứng dụng công nghệ vào giáo dục.
Những đặc điểm của GV trong cách giảng dạy truyền thống thầy đọc trò chép hay
giáo án viết tay đã khơng cịn phù hợp. Sự thay đổi của công nghệ giúp GV tiếp cận
với phƣơng tiện mới nhƣ máy tính, mạng Internet. Những cơng cụ đó đã trực tiếp
làm tăng hiệu suất lao động. Hơn nữa, thị hiếu của mọi ngƣời nói chung ln bị thu
hút bởi các sản phẩm đa phƣơng tiện nhƣ hình ảnh, video,… HS cũng không ngoại
lệ. Bài giảng trên powerpoint kèm hình ảnh trực quan ln sinh động hơn các
phƣơng pháp “bảng phấn” thơng thƣờng. Nhìn chung, các GV đang quen với việc
sử dụng công nghệ ảo để mô phỏng bài giảng.
- Vai trò mới của ngƣời thầy:
Trƣớc đây, GV thƣờng tập trung xung quanh vai trò “dạy học”. Cụ thể, thầy
cơ dạy lại cho HS những điều mình đã biết. Hiện nay, GV trở thành ngƣời “hƣớng
dẫn” HS cách học. Điều GV truyền đạt mỗi ngày khơng cịn là kiến thức cụ thể, mà

9



phải là phƣơng pháp giúp HS nắm vững kiến thức. Phƣơng pháp đó bao gồm cách
phân tích, đánh giá vấn đề; tìm nguồn thơng tin, chọn lọc và xử lý dữ liệu; biến dữ
liệu thành kiến thức của mình.
- Ý thức tự bồi dƣỡng khả năng của bản thân.
Nhƣ đã đề cập ở trên, do thông tin luôn cập nhật liên tục. Nếu GV khơng ý
thức việc đó, kiến thức của họ sẽ “lỗi thời” nhanh chóng, đặc biệt là các lĩnh vực
liên quan đến xã hội. Thông qua các phƣơng tiện hiện có, sử dụng nguồn thơng tin
khổng lồ để liên tục học hỏi điều mới.
- Ai cũng có thể trở thành GV.
Với phƣơng châm “GV là ngƣời hƣớng dẫn”, bạn có thể tự tin rằng mình cũng
có thể trở thành thầy giáo. Chỉ cần bạn giỏi ở một lĩnh vực, nhiệt huyết, sẵn sàng
chia sẻ hiểu biết của mình với nhiều ngƣời khác và ln trau dồi kiến thức cũng
nhƣ phát triển đặc điểm của GV của mình. Mặt khác, với sự hỗ trợ của các nền tảng
quản lý học tập trực tuyến, việc mở lớp với chi phí nhỏ trở nên dễ dàng hơn bao giờ
hết.
1.2.2. Cơng nghệ hình ảnh trong dạy học
Thiết bị dạy học và CNHA khơng thể thiếu đƣợc vì nó đóng vai “ngƣời minh
chứng khách quan” những vấn đề lí luận, liên kết giữa lí luận và thực tiễn. Mặt khác,
thiết bị dạy học và CNHA là phƣơng tiện thực nghiệm, trực quan, thực hành; trong
khi đó bất kỳ một hoạt động nào cũng luôn đi liền với tƣ duy và tƣ duy ln gắn kết
với hoạt động. Vì thế thiết bị dạy học và CNHA sẽ tạo ra sự toàn vẹn của hoạt động
nhận thức; đồng thời phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động và sáng tạo của ngƣời
học, hơn nữa thiết bị dạy học và CNHA góp phần to lớn vào việc vận dụng, đổi mới
phƣơng pháp giáo dục-dạy học [14].
1.2.3. Cơng nghệ hình ảnh trong dạy học Hóa học
Một trong những yếu tố đƣợc ứng dụng nhiều trong quá trình giảng dạy, học
tập và nghiên cứu của CNTT đó là CNHA (Image Technology) cho phép tạo ra các
nội dung bài giảng sinh động, kích thích tƣ duy sáng tạo cho ngƣời học. Đó cũng

chính là lý do mà các CNHA điển hình: Hệ thống thơng tin địa lí (Geographic
Information System - GIS), Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR), giúp đƣa
khái niệm không gian vào lớp học, cho phép ngƣời học tiếp cận với cách học và tự
học, tự nghiên cứu, trải nghiệm, phát triển tƣ duy phê phán, giải quyết vấn đề với các
dữ liệu của địa điểm thực tế (Placed-based Learning), vƣợt ra khỏi lời thuyết giảng
10


hoặc minh họa của ngƣời dạy, mở rộng không gian học tập ra khỏi 4 bức tƣờng lớp
học [14].
Cũng với quan điểm này, các nhà giáo dục Trung Quốc đã đƣa ra những lợi ích
của việc ứng dụng CNHA trong dạy học Hóa học:
- Tạo hứng thú học tập: Với tính năng tạo hình ảnh động, âm thanh chân thực,
cơng nghệ đa phƣơng tiện có thể kích thích sự quan tâm của HS đối với Hóa học,
mang lại bầu khơng khí lớp học sơi nổi để HS tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.
- Cung cấp lƣợng lớn thông tin: Công nghệ đa phƣơng tiện giúp tiết kiệm rất
nhiều thời gian trong giảng dạy so với việc dùng bảng phấn. Với hình thức giảng dạy
này có thể truyền đạt số lƣợng lớn kiến thức Hóa học cho HS trong một tiết học
thông thƣờng, đặc biệt là trong những giờ dạy kiến thức mới.
- Tạo sự khéo léo trong thao tác: Tạo cơ hội cho GV phát triển kỹ năng cơng
nghệ nhƣ tạo các thƣớc phim flash hình ảnh động, hình ảnh kỹ thuật số.
VD: Thiết kế slide tổ chức trị chơi tìm hiểu kiến thức về ứng dụng và trạng thái
tự nhiên của Cacbon.

- Tạo sự linh hoạt trong các hoạt động giảng dạy: Công nghệ đa phƣơng tiện
cũng giúp HS nắm vững kiến chức chun mơn và hình thành kỹ năng thơng qua khả
năng biểu đạt hình ảnh và cải thiện kết quả thực nghiệm. Các công nghệ này cho
phép GV và HS có thể làm chậm các thí nghiệm phản ứng nhanh trên màn hình máy

11



chiếu video, ngƣợc lại, đối với những thí nghiệm phản ứng chậm có thể đƣợc điều
chỉnh và kiểm sốt để tăng tốc độ phản ứng nhanh hơn tạo thuận lợi cho sự quan sát.
Các phần mềm đa phƣơng tiện còn có thể tạo ra các hình ảnh động, hình ảnh ba
chiều để biểu diễn các vi cấu trúc, vi hạt và các q trình biến đổi hóa học hình thành
và phá vỡ liên kết mà không thể quan sát đƣợc bằng mắt thƣờng thì giờ đây đƣợc
chứng minh một cách sinh động. Đây chính là lợi thế nổi bật mà cơng nghệ đa
phƣơng tiện đã thay thế cho thí nghiệm hóa học thể hiện những biến đổi đa dạng
trong thế giới vi mô. Thông qua công nghệ đa phƣơng tiện, HS có thể làm các thí
nghiệm ngay trên máy tính nên tránh đƣợc việc tiếp xúc với các chất độc sinh ra
trong quá trình phản ứng, hay những phản ứng gây nổ nguy hiểm gây hại cho môi
trƣờng và sức khỏe. Bên cạnh đó HS cũng sẽ đƣợc trải nghiệm sự nguy hiểm do
những thử nghiệm sai mang lại.
Thí nghiệm giữa kim loại Na và nƣớc sẽ đƣợc thực hiện trên phần mềm, HS sẽ
đƣợc trải nghiệm sự nguy hiểm của phản ứng khi tiến hành không đúng cách, nếu
nhƣ tiến hành thí nghiệm thực tế thì sai lầm nhƣ vậy có thể dẫn đến nguy hiểm lớn
đến thân thể.

Nhờ vào tƣơng tác với công nghệ mà HS học đƣợc cả phƣơng pháp, ký năng,
thao tác tiến hành thí nghiệm một cách dễ dàng, an tồn hơn thơng qua việc trải
nghiệm phân tích những thao tác sai trong q trình thử nghiệm. Do vậy không chỉ
nhận thức về môi trƣờng, an tồn thí nghiệm của HS đƣợc nâng cao mà ở mỗi HS
cịn hình thành khái niệm Hóa học xanh. Ngồi ra với các phần mềm đa phƣơng tiện,
HS có thể hiểu rõ bản chất các nguyên lý Hóa học, quy trình vận hành, tiến hành số

12


lƣợng lớn các thiết kế thử nghiệm nhờ vào mô phỏng trên máy tính nên sẽ phát triển

khả năng sáng tạo, thích ứng cho HS [14].
1.2.4. Cơng nghệ GIS trong dạy học
1.2.4.1. Một số khái niệm về cơng nghệ GIS
Có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa GIS:
“GIS là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con (subsystem) có khả
năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thơng tin có ích” – theo định nghĩa của
Calkin và Tomlinson, 1977.
“GIS là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu thập, lƣu trữ,
phân tích và hiển thị khơng gian.” – theo định nghĩa của Nation Center for
Geographic Information and Analysis, 1987 [21].
Theo định nghĩa của ESRI (Environmental System Research Institute) thì “GIS
là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và
con ngƣời, đƣợc thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lƣu trữ, cập nhật, điều khiển, phân
tích và kết xuất”.
Cho đến nay, định nghĩa đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhất là: GIS là một hệ
thống kết hợp giữa con ngƣời và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lƣu
trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thơng tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên
cứu nhất định.
1.2.4.2. Vai trị của cơng nghệ GIS
GIS là công nghệ bản đồ dùng để kết nối thông tin về vị trí địa lý của các đối
tƣợng với tất cả các dạng thơng tin khác có liên quan đến thơng tin thuộc tính của đối
tƣợng đó. Có thể nói rằng, GIS có khả năng biến những dữ liệu thuộc tính (chữ, con
số, bảng số liệu…) thành dữ liệu khơng gian – dữ liệu về vị trí của các đối tƣợng trên
mặt đất theo một hệ qui chiếu nào đó, thể hiện thông qua các sản phẩm cụ thể là bản
đồ, lƣợc đồ, sơ đồ, biểu đồ, mơ hình… làm tăng tính khoa học, trực quan trong các
bài giảng, đề tài nghiên cứu [27].
Các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau đều tìm thấy ở GIS một cơng cụ hỗ trợ đắc
lực. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, GIS xây dựng hệ thống bản đồ trồng trọt, canh tác
chính xác với các loại đất khác nhau. Đối với Khảo cổ học, GIS giúp khám phá các
nền văn minh cổ đại với các mẫu trầm tích. Đối với kiến trúc và thiết kế đô thị, GIS

là một công cụ giúp quy hoạch đất đai. Đối với lĩnh vực kinh doanh, GIS giúp lựa

13


×