Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và khả năng chịu tải của sông Sặt thuộc lưu vực sông Bắc Hưng Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

12/2019
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

CỦA SÔNG SẶT THUỘC LƯU VỰC SÔNG BẮC HƯNG HẢI

NGUYỄN MẠNH VIỆT


Ngành Kỹ thuật Môi trường
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường

NGUYỄN MẠNH VIỆT

Giảng viên hướng dẫn:

PGS TS Hồng Thị Thu Hương

Bộ mơn:

Cơng nghệ mơi trường

Viện:

Khoa học và Công nghệ môi trường



CB160129

Hà Nội, 12/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH VIỆT

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA SÔNG SẶT THUỘC LƯU VỰC SÔNG BẮC HƯNG HẢI
Mã đề tài: 2016BKTMT-KT03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS HOÀNG THỊ THU HƯƠNG

Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tơi, do tôi thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức đã được chọn lọc. Các tài liệu tham khảo
hoàn tồn là tài liệu chính thống đã được cơng bố. Những kết quả và các số liệu trong

Luận văn chưa được ai cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Mạnh Việt

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được gửi lời cám ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến
PGS.TS Hồng Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ em vượt qua
khó khăn, vướng mắc để hoàn thành tốt Luận văn thạc sĩ.
Đặc biệt, cho phép em gửi lời cám ơn đến toàn thể quý thầy cô Viện KHCN
Môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua, những kiến thức quý báu đó
sẽ là hành trang cho em trong công việc sau này. Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng
nghiệp tại Sở Tài nguyên và Mơi trường Hải Dương, Trung tâm Quan trắc và Phân
tích Môi trường Hải Dương đã hỗ trợ cung cấp số liệu, KS. Nguyễn Khánh Huyền đã
hỗ trợ một số tư liệu và bản đồ có liên quan.
Do kiến thức và trình độ nghiên cứu cịn hạn chế, thời gian thực hiện đề tài
Luận văn có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
cảm thơng và ý kiến nhận xét, góp ý của thầy cơ.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong
cuộc sống tới quý thầy cô.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên thực hiện


Nguyễn Mạnh Việt

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1. Đánh giá sức chịu tải và phân vùng chức năng ..................................................3
1.1.1. Khái niệm chung..........................................................................................3
1.1.2. Chỉ số chất lượng nước................................................................................3
1.1.3. Đánh giá sức chịu tải và phân vùng chức năng ...........................................4
1.2. Giới thiệu khu vực nghiên cứu ...........................................................................7
1.3. Các hoạt động kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sông Sặt ...................................10
1.3.1. Hoạt động sản xuất công nghiệp ...............................................................10
1.3.2. Hoạt động sinh hoạt, thương mại, dịch vụ, làng nghề .............................14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................17
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................17
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................18
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu ................................................18
2.2.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sơng Sặt..........................................19
2.2.3. Phương pháp phân tích và đánh giá số liệu ...............................................22

2.2.4. Phương pháp tính tốn tải lượng ơ nhiễm và khả năng đồng hóa chất ơ
nhiễm cho sông Sặt :............................................................................................22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................27
3.1. Đánh giá chất lượng nước mặt sông Sặt ...........................................................27
3.1.1. Diễn biến chất lượng sông Sặt qua các năm..............................................27
3.2.2. Kết quả tính WQI ......................................................................................39
3.1.3. Đánh giá chất lượng nước sơng Sặt giai đoạn 2016-2018 ........................43

iii


3.2. Đánh giá khả năng chịu tải của sông Sặt dựa vào thải lượng các nguồn thải ..45
3.2.1. Đối với nguồn nước thải sinh hoạt ............................................................45
3.2.2. Nước thải công nghiệp ..............................................................................47
3.2.3. Nước thải chăn nuôi ..................................................................................48
3.2.4. Nước thải nông nghiệp ..............................................................................51
3.2.5. Tính tốn khả năng chịu tải của sơng Sặt ..................................................52
3.3. Đề xuất biện pháp quản lý ................................................................................54
3.3.1. Cơ sở đề xuất .............................................................................................54
3.3.2. Đề xuất kiểm soát, điều chỉnh đối với từng hoạt động cụ thể ...................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................59
1.

KẾT LUẬN .....................................................................................................59

2.

KIẾN NGHỊ.....................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................61

PHỤ LỤC ...................................................................................................................63

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

CLN

Chất lượng nước

EPA

Environmental Protection Agency (Cơ quan bảo vệ môi trường)

GRDP

Gross Regional domestic product (Tổng sản phẩm trên địa bàn)

GIS

Geographical Information System (Hệ thống thông tin địa lý)


HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam

QH

Quốc Hội

TCMT

Tổng Cục Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TMDL

Total Maximum Daily Loads (Tổng tải lượng ô nhiễm tối đa)

UBND


Ủy ban nhân dân

WHO

World Health Organization ( Tổ chức y tế thế giới)

WQI

Water Quality Index (Chỉ số chất lượng nước)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng quy định các giá trị qi, BPi ................................................................ 20
Bảng 2.2 Bảng quy định các giá trị BPi và q¬I đối với DO% bão hịa ...................... 21
Bảng 2.3 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ........................... 21
Bảng 2.4 Bảng đánh giá giá trị WQI .......................................................................... 22
Bảng 3.1 Vị trí lấy mẫu nước mặt [5]......................................................................... 27
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc chỉ số pH tại sông Sặt giai đoạn tháng 11 từ năm 2016 2018 [4]............................................................................................................... 28
Bảng 3.3.Kết quả quan trắc Coliform tại sông Sặt giai đoạn tháng 11 từ năm 20162018[8]................................................................................................................ 29
Bảng 3.4.Kết quả quan trắc TSS tại sông Sặt giai đoạn tháng 11 từ năm 2016-2018[8]
............................................................................................................................ 31
Bảng 3.5.Kết quả quan trắc DO tại sông Sặt giai đoạn tháng 11 từ 2016-2018[8] .... 32
Bảng 3.6.Kết quả quan trắc BOD5 tại sông Sặt giai đoạn tháng 11 từ năm 20162018[8]................................................................................................................ 34
Bảng 3.7 Kết quả quan trắc COD tại sông Sặt giai đoạn tháng 11 từ năm 20162018[8]................................................................................................................ 35
Bảng 3.8. Kết quả quan trắc NH4+-N tại sông Sặt giai đoạn tháng 11 từ năm 20162018[8]................................................................................................................ 37
Bảng 3.9 Kết quả quan trắc Phosphat(PO43-P) tại sông Sặt giai đoạn tháng 11 từ năm
2016-2018[8] ...................................................................................................... 38
Bảng 3.10: Kết quả tính tốn WQI thơng số năm 2016 ............................................. 39

Bảng 3.11Bảng đánh giá chất lượng nước năm 2016 ................................................ 40
Bảng 3.12. Kết quả tính tốn WQI thông số năm 2017 ............................................. 40
Bảng 3.13. Bảng đánh giá chất lượng nước năm 2017 .............................................. 40
Bảng 3.14. Kết quả tính tốn WQI thơng số năm 2018 ............................................. 41
Bảng 3.15. Bảng đánh giá chất lượng nước năm 2018 .............................................. 41
Bảng 3.17. Thải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường . 46
Bảng 3.18. Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt .................................................... 47
Bảng 3.19 Thải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp vào sông Sặt ...... 48
Bảng 3.20 Định mức ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi lưu vực sông Sặt ................... 49
Bảng 3.21Thải lượng chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi thải vào sông Sặt .... 49
vi


Bảng 3.22:Thải lượng chất ô nhiễm do nông nghiệp đưa vào môi trường ................ 52
Bảng 3.23:Tải lượng ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp thuộc khu vực .................. 52
Bảng 3.24. Mức độ tiếp nhận tải lượng BOD của sông Sặt ....................................... 53
Bảng 3.25 Mức độ tiếp nhận tải lượng COD của sông Sặt ........................................ 53
Bảng 3.26:Mức độ tiếp nhận tải lượng TSS của sông Sặt .......................................... 53
Bảng 3.27:Khả năng tiếp nhận tải lượng N tổng của sông Sặt................................... 53
Bảng 3.28 Khả năng tiếp nhận tải lượng P tổng của sông Sặt ................................... 53

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ lưu vực sơng Sặt tỷ lệ 1:400000........................................................ 9
Hình 2.1 Bản đồ sơng Sặt trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................................. 18
Hình 3.1 Nồng độ BOD5 tại điểm M1 qua 4 đợt quan trắc năm 2016 ....................... 27
Hình 3.2 Diễn biến mật độ Coliform sơng Sặt tháng 11 từ năm 2016- 2018............. 30
Hình 3.3 Diễn biến độ TSS sông Sặt tháng 11 từ năm 2016-2018 ........................... 31

Hình 3.4 Diễn biến độ DO sơng Sặt tháng 11 từ năm 2016- 2018 ............................ 33
Hình 3.5 Diễn biến độ BOD5 sông Sặt tháng 11 từ năm 2016- 2018 ........................ 34
Hình 3.6 Diễn biến độ COD sơng Sặt tháng 11 từ năm 2016- 2018 .......................... 36
Hình 3.7 Diễn biến độ NH4+-N sông Sặt tháng 11 từ năm 2016- 2018 .................... 37
Hình 3.8 Diễn biến độ PO43-P sơng Sặt tháng 11 từ năm 2016- 2018..................... 39
Hình 3.9 Vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải của thành phố Hải Dương ................ 58

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình phát triển kinh tế – xã hội, dưới tác động của các yếu tố tự
nhiên và hoạt động của con người, tình hình diễn biến mơi trường đang nảy sinh
hàng loạt các vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Nhiều vấn đề về môi
trường cấp bách đã và đang diễn ra rất phức tạp ở quy mơ địa phương và trên tồn
lưu vực cần được xem xét xử lý, khắc phục và phòng ngừa. Trước những yêu cầu
phát triển bền vững kinh tế – xã hội cho các tỉnh và vùng lãnh thổ, vấn đề nghiên
cứu đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến mơi trường là vấn đề bức xúc, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp với 6
tỉnh thành phố là Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình và
Hưng n. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc
gia chạy qua, cùng hệ thống giao thông đường thủy với nhiều sơng ngịi nhỏ. Đây là
điều kiện rất thuận lợi cho tỉnh Hải Dương giao lưu và phát triển kinh tế xã hội với
các địa phương khác.
Hệ thống sông của tỉnh Hải Dương được chia làm 2 loại là hệ thống sông tự
nhiên và hệ thống sông Bắc Hưng Hải, trong đó hệ thống sơng tự nhiên nằm về phía
Đơng Bắc của tỉnh (bao gồm sông Thương, sông Phả Lại, sông Thái Bình, sơng
Kinh Thầy, sơng Kinh Mơn, sơng Rạch- sơng Bính, sơng Đá Vách, sơng Văn Úc,

sơng Lạch Tray...); cịn hệ thống sơng Bắc Hưng Hải nằm về phía Tây Nam của tỉnh
Hải Dương (bao gồm: sơng Sặt, sơng Đị Đáy, sơng Đình Đào, sơng Tứ Kỳ, sơng
Cầu Xe, sơng Chi An, Cửu An...). Hệ thống sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương có ý
nghĩa quan trọng trên nhiều lĩnh vực như tưới tiêu thoát lũ, vận tải, cung cấp nước
sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp...đồng thời chúng tiếp nhận và đồng hóa các
nguồn thải do các hoạt động trên thải ra.
Theo kết quả quan trắc định kỳ hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương hàng
năm trên các nhánh sông cho thấy chất lượng nước trên các nhánh sông này có dấu
hiệu bị suy giảm ở nhiều nơi trong đó sông Sặt là con sông phải tiếp nhận chất thải
phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp như nước thải từ các
KCN Đại An, Tân Trường, Phúc Điền và nhiều nhà máy, xí nghiệp nằm rải rác hai
bên lưu vực sông; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; nước thải sinh hoạt của khu dân
cư, đặc biệt là nước thải đô thị thành phố Hải Dương; vận tải thủy và làng nghề.
Tình trạng ơ nhiễm ngày càng nghiêm trọng, trong khi đó việc kiểm sốt vấn đề xả
thải vào nguồn nước sông chưa được quan tâm một cách hợp lý và nhất quán.

1


Như vậy có thể thấy sơng Sặt là một nhánh sông quan trọng của tỉnh Hải
Dương, cũng là một nhánh sông đang chịu sức ép rất lớn do nước thải công nghiệp
và nước thải đô thị của thành phố, nhận thức được ô nhiễm môi trường nước sông
Sặt trên địa bàn tỉnh Hải Dương là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định
đến sự tồn tại và phát triển bền vững của lưu vực sông và cần phải có những nghiên
cứu nhằm đánh giá, phân vùng chất lượng nước. Từ đó được giao đề tài “Đánh giá
hiện trạng ô nhiễm và khả năng chịu tải của sông Sặt thuộc lưu vực sơng Bắc
Hưng Hải” theo mơ hình chỉ số chất lượng nước WQI để có thể đưa ra các biện
pháp hợp lý từng bước cải thiện nguồn nước sông Sặt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Sặt đoạn chảy qua tỉnh Hải

Dương.
- Đánh giá khả năng chịu tải của sông Sặt. .
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông Sặt theo theo định hướng
phát triển kinh tế.
3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, điều tra, đánh giá các hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng nước
sông Sặt đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương.
- Thu thập số liệu nhằm, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Sặt đoạn
chảy qua tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá khả năng chịu tải của sông Sặt đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương
- Phân vùng chức năng theo mục đích sử dụng tài nguyên nước mặt sông Sặt
đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường nước mặt sông Sặt
đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đánh giá sức chịu tải và phân vùng chức năng
1.1.1. Khái niệm chung
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13 nêu rõ:
1. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng bao gồm sơng, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa
nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
3. Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
4. Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có
thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước
cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép áp dụng.
5. Phân vùng mơi trường: là xác định các khu vực môi trường khác nhau xếp
theo các cấp bậc đơn vị từ lớn đến nhỏ của hồn cảnh mơi trường phục vụ cho cơng
tác quy hoạch môi trường [1] .
1.1.2. Chỉ số chất lượng nước
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI) là một chỉ số tổ hợp
được tính tốn từ các thơng số chất lượng nước xác định thông qua một công thức
tốn học. WQI dùng để mơ tả về chất lượng nước và được biểu diễn qua một thang
điểm.
Các nguyên tắc xây dựng WQI bao gồm:
- Bảo đảm tính phù hợp;
- Bảo đảm tính chính xác;
- Bảo đảm tính nhất quán.
- Bảo đảm tính liên tục;
- Bảo đảm tính sẵn có;
- Bảo đảm tính có thể so sánh.

3


a, Các u cầu đối với việc tính tốn WQI
- WQI được tính tốn riêng cho số liệu của từng điểm quan trắc;
- WQI thơng số được tính tốn cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ
xác định được một giá trị WQI cụ thể, từ đó tính toán WQI để đánh giá chất lượng
nước của điểm quan trắc;

- Thang đo giá trị WQI được chia thành các khoảng nhất định. Mỗi khoảng
ứng với 1 mức đánh giá chất lượng nước nhất định.
b, Mục đích của việc sử dụng WQI
- Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát;
- Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng
chất lượng nước;
- Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách dễ hiểu, trực quan;
- Nâng cao nhận thức về mơi trường.
Trên thế giới có nhiều quốc gia đã áp dụng chỉ số WQI vào thực tiễn, cũng
như có nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về các mơ hình WQI.
Hoa Kỳ: WQI được xây dựng cho mỗi bang, đa số các bang tiếp cận theo
phương pháp của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation FoundationNSF)- sau đây gọi tắt là WQI- NSF.
Châu Âu: Các quốc giá ở châu Âu chủ yếu được xây dựng phát triển từ WQINSF (của Hoa Kỳ), tuy nhiên mỗi Quốc gia- địa phương lựa chọn các thông số và
phương pháp tính chỉ số riêng.
Tại Việt Nam: Phương pháp tính WQI của Tổng cục Môi trường- Bộ Tài
nguyên và Môi trường được quy định tại Quyết định số 879/QĐ- TCMT ngày
01/07/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường về việc ban hành sổ tay
hướng dẫn tính tốn chỉ số chất lượng nước.
1.1.3. Đánh giá sức chịu tải và phân vùng chức năng
Nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao và mở rộng do sự phát triển KT-XH tại
Hải Dương nói chung và trong bối cảnh thay đổi lưu lượng nước do biến đổi khí
hậu, nguồn nước lưu vực này khơng những phải đáp ứng mục đích sử dụng cho sinh
hoạt và sản xuất mà còn đòi hỏi nguồn nước để duy trì hệ sinh thái, pha lỗng để
hạn chế ô nhiễm nguồn nước trước khi tập trung đổ vào lưu vực. Điều này đòi hỏi
cần đánh giá các nguồn thải, đánh giá diễn biến môi trường, xác định tải lượng và
thành phần nước thải, từ đó các chỉ tiêu giới hạn về an tồn mơi trường sẽ được xác
định và sử dụng làm cơ sở cho tính tốn khả năng chịu tải của môi trường cũng như
các ngưỡng an tồn cho mơi trường nước tại lưu vực sơng.
4



Việc nghiên cứu sức chịu tải thủy vực trên thế giới đã có một lịch sử khá dài,
trên 50 năm, khi áp lực của sự phát triển kinh tế bắt đầu gây những tác động tiêu cực
đếncác nguồn nước. Phương pháp nghiên cứu về sức tải của các lưu vực sông đã
được sử dụng nhiều công cụ đánh giá khác nhau như sử dụng chỉ số chất lượng nước,
sử dụng tối ưu hóa hệ thống, hệ thống thơng tin địa lý, phỏng vấn mức độ chấp nhận
của cộng đồng, sử dụng các mơ hình cơng cụ mơ phỏng... Tùy vào trình độ phát triển
của các địa phương và mục đích sử dụng nguồn nước, sức tải thủy vực được đánh giá
theo những thang đánh giá khác nhau. Ở các nước phát triển, các phương pháp luận
về đánh giá sức chịu tải của lưu vực sông được xây dựng chủ yếu để đánh giá sức tải
theo mục đích sử dụng, ví dụ như mục đích sử dụng cho giao thơng thủy, sức chịu tải
du lịch, hoặc cho một mục đích riêng như đánh giá sức tải của loài cá hồi nhằm mục
đích bảo tồn hoặc phát triển. Đối với các nước đang phát triển, sức chịu tải của sông
thường được đánh giá theo khả năng tự làm sạch, vì các nước này có sự ưu tiên về
phát triển kinh tế nên các nhu cầu cao hơn về chất lượng nước thường ít được đáp
ứng.
Ơ nhiễm mơi trường nước phát sinh từ sự gia tăng tải lượng ô nhiễm do sự
tăng trưởng dân số, phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Thế giới tự nhiên
vốn tồn tại như một hệ thống và có khả năng tự làm sạch ở mức nhất định, nhưng
khi tải lượng ô nhiễm chủ yếu là do con người gia tăng, sự cân bằng tự nhiên bị phá
vỡ dẫn đến ô nhiễm nước. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, giảm
chất lượng môi trường sống, và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Do đó, khi xảy ra ơ
nhiễm nước, cần phải giảm tổng tải lượng ô nhiễm tiếp nhận, và sau khi môi trường
nước đã được cải thiện ở một mức độ nhất định, thì phải thực hiện kiểm sốt tải
lượng tiếp nhận. Những hoạt động này được gọi là kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm,
và hệ thống nhằm thực hiện hoạt động này chính là“Tổng tải lượng ơ nhiễm tối đa
”(Total Maximum Daily Loads hay TMDLs) [2].
Việc tính tốn TMDLs bao gồm việc ước lượng tải lượng ô nhiễm đến từ các
nguồn thải điểm và nguồn thải diện, cộng với một số dư an toàn cho phép nhằm
đảm bảo mục tiêu chất lượng nước của nguồn tiếp nhận do nhiều yếu tố tác động

khơng chắc chắn trong q trình tính tốn.
Tính tốn TMDLs được thực hiện qua phương trình sau:

5


TMDLs (loading capacity) =Σ WLA + Σ LA + MOS
TMDLs = Total Maximum Daily Loads: Tổng tải lượng tối đa ngày;
WLA = WasteLoad Allocation (point sources): Nguồn điểm;
LA= Load Allocation (non-point sources): Nguồn diện;
MOS= Margin of Safety: Số dư an tồn.

Tại Hoa Kỳ, Luật Nước sạch (Clean Water Act) có đưa ra hai cách tiếp cận để
quản lý chất lượng nước [2] [3]. Cách thứ nhất là cách tiếp cận dựa trên cơng
nghệ, từ đó quản lý ơ nhiễm bằng cách duy trì tối thiểu các chất ơ nhiễm trong
nguồn nước qua việc sử dụng công nghệ tốt nhất. Và cách khác, tiếp cận thơng qua
tiêu chí chất lượng nước, dựa trên việc đánh giá chất lượng nước và thiết lập giới
hạn về số lượng ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận mà khơng gây ảnh hưởng
xấu đến việc sử dụng nguồn nước. Mục 303(d) của Luật yêu cầu các Bang xây dựng
kế hoạch làm sạch môi trường nước cho các nhánh sơng, hồ và dịng chảy suy giảm
chất lượng nước đối với các chỉ tiêu xác định cũng trong mục này. Căn cứ để đánh
giá sự suy giảm chất lượng nước ở đây là so sánh với Tiêu chuẩn chất lượng nước của
Bang Washington. Tải lượng ô nhiễm tối đa theo ngày là tổng tải lượng từ các nguồn
thải điểm (Wasteload Allocation - WLA), các nguồn thải diện (Load Allocation –
LA) và các nguồn thải tự nhiên khác.
Để thực hiện việc tính tốn TMDLs cho từng sơng, từng lưu vực sông, theo Cơ
quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) phải tiến hành những công việc sau:
Mô tả vị trí vùng nghiên cứu TMDLs;
1.Xác định chất lượng nước cho mục đích sử dụng tương ứng
2. Đánh giá vấn đề môi trường, bao gồm cả những khu vực có sự chênh lệch về

tiêu chuẩn chất lượng nước;
3. Xác định những lý do, nguyên nhân gây ô nhiễm;
4. Xác định nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện;
5. Xác định tải lượng ô nhiễm bao gồm cả đo đạc và tính tốn dịng chảy
6. Xác định tải lượng ô nhiễm của nguồn ô nhiễm điểm và tải lượng ô nhiễm của
nguồn diện;
7. Xác định số hạng an toàn (Margin of Safety).
Thực thi TMDLs là một q trình địi hỏi phải tốn kém rất nhiều thời gian,
công sức và kinh phí thực hiện. Hiện nay, trên hầu như tất cả các bang cũng như các
lưu vực sông của nước Mỹ đều đã tiến hành thực thi chương trình TMDLs dưới sự
6


giám sát củaCơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US-EPA), như một quy định bắt
buộc trong côngtác quản lý tài nguyên nước mặt.
Theo Thông tư 76/2017/TT-BTNMT về quy định về đánh giá khả năng tiếp
nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ; để đánh giá khả năng tiếp
nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước là sông phải được phân thành từng
đoạn sông để đánh giá việc phân đoạn sơng, xác định mục đích sử dụng nước, lựa
chọn lưu lượng dịng chảy, lựa chọn thơng số chất lượng nước mặt, thông số ô
nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu
tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sơng, hệ thống
sơng. Có nhiều phương pháp đánh giá như:
- Phương pháp đánh giá trực tiếp;
- Phương pháp đánh giá gián tiếp;
- Phương pháp đánh giá bằng mơ hình.
1.2. Giới thiệu khu vực nghiên cứu
Hệ thống cơng trình thủy lợi Bắc Hưng Hải được bao bọc bởi 4 sông lớn là
sông Hồng, Thái Bình, Đuống và Luộc. Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải rất quan
trọng với nhiệm vụ chính là để trữ nước, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của

các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương và thành phố Hà Nội. Do tốc độ đơ thị
hóa tăng nhanh, hình thành nhiều đô thị, khu công nghiệp, làng nghề nên tình hình
vi phạm pháp luật trong quản lý, khai thác và bảo vệ cơng tình thủy lợi ngày càng
gia tăng và nghiêm trọng. Nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn
kỹ thuật xả vào hệ thống cơng trình thủy lợi diễn ra phổ biến dẫn đến tình trạng ơ
nhiễm nước trong hệ thống ngày càng trầm trọng, đặc biệt là vào mùa cạn (từ tháng
11 năm trước đến tháng 4 năm sau).
Theo báo cáo của Viện Nước tưới tiêu và Môi trường tổng lượng nước thải
các loại xả vào hệ thống Bắc Hưng Hải hiện nay khoảng 453.195 m³/ngày đêm,
trong đó, nước thải sinh hoạt chiếm 58,47%; nước thải công nghiệp và các cơ sở sản
xuất, kinh doanh chiếm 25,72%; nước thải làng nghề chiếm 2,65%; nước thải chăn
nuôi chiếm 12,02 %; nước thải y tế chiếm 1,14%. Cùng với thời gian, cơng trình
này đã xuống cấp và ô nhiễm nước sông đang ở mức báo động cần sớm giải quyết
để đảm bảo an ninh nguồn nước.
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (sông Bắc Hưng Hải) được xây dựng từ
năm 1958, có tổng chiều dài hệ thống sơng chính khoảng 232 km và hơn 2.000 km
kênh nhánh, chủ yếu cung cấp nước tưới cho 135.000 ha và tiêu úng cho 185.000 ha
đất canh tác thuộc các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và một phần của Hà
7


Nội. Do phải tiếp nhận nhiều nguồn nước thải chưa qua xử lý, hệ thống thủy lợi Bắc
Hưng Hải đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất
nơng nghiệp và đời sống nhân dân [4].
Tình trạng xả thải gây ơ nhiễm tại kênh trục chính của hệ thống sông Bắc
Hưng Hải (kênh cấp 2) thuộc địa bàn Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương đã xuất hiện
từ nhiều năm nay. Những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải của khu công
nghiệp Sài Đồng A, Sài Đồng B, cụm công nghiệp Đức Giang, khu đô thị, dịch vụ,
làng nghề, dân sinh dọc lưu vực sông Cầu Bây chạy qua quận Long Biên và huyện
Gia Lâm (Hà Nội), các doanh nghiệp trên địa bàn. Theo kết quả kiểm tra hệ thống

thủy lợi sông Bắc Hưng Hải của Tổng cục Thủy lợi (BộNN&PTNT) năm 2017 cho
thấy, tại các cống đầu kênh cấp 2, nước đen kịt, bốc mùi hơi thối và rác dồn ứ.Trong
đó, ơ nhiễm nghiêm trọng nhất là tại cống Xuân Thụy, thuộc xã Kiêu Kỵ (huyện
Gia Lâm, Hà Nội) là điểm "đón nước thải" của khoảng 50 cơ sở trên địa bàn. Tại
kênh Đình Dù, người dân địa phương đã phản ánh nhiều lần với chính quyền địa
phương về tình trạng ơ nhiễm tại các cuộc tiếp xúc cử tri, nhưng đến nay vẫn chưa
được cải thiện.
Sông Sặt là sông nằm trong hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, lấy nước
sông Hồng chảy vào Gia Lâm tại khu vực Bát Tràng, rồi chảy qua tỉnh Hưng Yên,
vào tỉnh Hải Dương từ phía Tây – thị trấn Kẻ Sặt – huyện Bình Giang, có dịng
chảy từ Tây sang Đơng, nó tiếp nhận nước của sơng Cẩm Giàng tại khu vực cầu
Ghẽ - Cẩm Giàng và kết nối với sơng Đình Đào qua đập Bá Thủy – Bình Giang, nó
nằm giữa ranh giới của 3 huyện là Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc và chảy qua
địa bàn thành phố Hải Dương tới điểm cuối là Âu Thuyền – Hải Dương, sơng có
chiều dài khoảng 19 km từ Tây Kẻ Sặt – Bình Giang đến Âu Thuyền – Hải Dương.

8


Hình 1.1 Bản đồ lưu vực sơng Sặt tỷ lệ 1:400000
Lịng sơng có độ rộng từ 50 – 60m, có đoạn trên 100m, cao trình đáy từ 0
đến – 2,19m. Lưu lượng nước trung bình của sơng Sặt do Trung tâm Quan trắc và
Phân tích Mơi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương thực hiện đo là
15-19m3/s, lưu lượng nước trung bình thay đổi theo từng năm [5].
Địa hình khu vực này là vùng đồng bằng được sơng bồi đắp thích hợp với
nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm. Khí hậu nơi đây mang đặc
trưng khí hậu miền bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa gồm 2 mùa chính là mùa
mưa (mùa hè) và mùa khô (mùa đông) và hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa
thu. Nhiệt độ trung bình trong năm 2017 là 24,40C.
9



Sông Sặt là một con sông quan trọng trong hệ thống sơng Bắc Hưng Hải, có
chức năng tưới tiêu kết hợp, dịng chảy của sơng do con người điều tiết. Sơng Sặt có
nhiệm vụ cung cấp nước cho các mục đích sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp, ở hai
bên bờ sông. Đồng thời sông Sặt cũng là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp ở hai bên lưu vực sông, là nhánh giao thông thủy quan trọng
cho một số phương tiện tàu thủy có tải trọng trung bình lưu thơng trong khu vực,
sơng Sặt cịn tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên, duy trì hệ sinh thái nước
và tạo cảnh quan môi trường cho hai bên lưu vực sơng... Do đó việc bảo vệ mơi
trường trên nhánh sơng Sặt là việc rất có ý nghĩa đối với đời sống của nhân dân
trong vùng, đặc biệt là những vùng có liên quan đến nhánh sơng này.
Khu vực diễn ra nhiều hoạt động kinh tế xã hội điển hình phát triển cơng
nghiệp tại huyện Cẩm Giàng, phát triển nông nghiệp tại các huyện Gia Lộc và Bình
Giang. Khu vực thành phố Hải Dương dân cư tập trung đơng đúc.
Ngồi ra lưu vực sơng Sặt cịn có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi như
quốc lộ 5A đi Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường này chạy song song với nhánh
sông Sặt, cùng với các tuyến đường liên huyện, chính những tuyến đường này đã
tạo điều kiện cho hoạt động phát triển công nghiệp trên dọc đường quốc lộ 5A, và
những khu vực xung quanh lưu vực sông Sặt. Và đây cũng là nguyên nhân làm gia
tăng các chất ô nhiễm vào lưu vực sông Sặt.
Trong thời gian qua, do quá trình phát triển kinh tế ở khu vực Hải Dương và
khu vực lân cận đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm trên sông Sặt. Nghiên cứu này tiến
hành đánh giá có hệ thống hiện trạng chất lượng nước sông Sặt, đánh giá sức chịu
tải dịng sơng, trên cơ sở đó phân vùng chức năng phù hợp cho dịng sơng.
1.3. Các hoạt động kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sông Sặt
1.3.1. Hoạt động sản xuất công nghiệp
a, Nước thải từ khu cụm công nghiệp
Hiện nay trên lưu vực sơng Sặt có 6 KCN nằm dọc trục đường 5A đi Hà Nội
– Hải Phòng, chạy song song với nhánh sơng Sặt, nằm về phía Bắc của sông, bao

gồm các KCN như KCN Đại An (gồm cả Đại An mở rộng), KCN Tân Trường,
KCN Phúc Điền, KCN Lai Cách, KCN Việt Hòa - Kenmark đổ trực tiếp hoặc gián
tiếp nước thải vào lịng sơng bao gồm KCN Phúc Điền với 24/25 doanh nghiệp,
KCN Đại An (và Đại An mở rộng) với 45/50 doanh nghiệp, KCN Tân Trường với
20/25 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, KCN Lai Cách mới có 3 doanh nghiệp đi
vào hoạt động, còn KCN Việt Hòa – Kenmark hiện nay đang vừa đi vào hoạt
động. Khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền có tổng diện tích là 150ha và hiện
10


nay mới chỉ có 1 cơng ty đã đi vào hoạt động.
Các loại hình sản xuất cơng nghiệp có ảnh hưởng tới chất lượng nước sơng
Sặt rất đa dạng, đó không chỉ là các ngành công nghiệp theo đăng ký hoạt động
của Ban quản lý các KCN mà cịn có các ngành công nghiệp khác nằm rải rác dọc
theo tuyến đường quốc lộ 5A - tuyến đường chạy song song với sơng Sặt như
ngành cơng nghiệp điện tử (có hoặc khơng có cơng đoạn mạ); cơng nghiệp may
mặc - dệt nhuộm; cơng nghiệp thực phẩm; cơ khí; đồ gỗ; các chi tiết nhựa; thức ăn
chăn ni;… trong đó ngành cơng nghiệp điện tử kèm theo mạ và công nghiệp dệt
nhuộm làm phát sinh nước thải có chứa hàm lượng các kim loại nặng; ngành công
nghiệp may mặc, thực phẩm, chăn nuôi… làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm
hữu cơ trong nước thải.
Trong tất cả các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động có xả nước thải vào
nhánh sơng Sặt, đáng chú ý nhất là 3 KCN Đại An, Tân Trường và Phúc Điền.
Ngồi ra cịn một số khu cụm công nghiệp nằm rải rác quanh lưu vực như KCN
Việt Hòa - Kenmak, KCN Lai Cách; CCN Hưng Thịnh - Bình Giang, tuy nhiên
hiện tại các khu cụm cơng nghiệp này không đổ thải ra nhánh sông Sặt do có ít
nhà máy hoạt động khơng có nhiều nước thải, lượng nước phát sinh thường bị
ngấm tự nhiên nên chưa chảy vào sông Sặt, đồng thời hệ thống mương dẫn nước
của các khu vực này thường xuyên bị ứ đọng, không được khai thông. Nhưng
trong tương lai, khi số lượng các nhà máy nhiều lên, lượng nước thải phát sinh lớn

hơn thì nước thải tại các khu vực này sẽ thốt ra sơng Sặt, vì khu vực này khơng
cịn kênh dẫn nước nào khác ngồi kênh dẫn nước vào sơng Sặt.
Một số loại hình sản xuất đặc trưng trong các khu công nghiệp (Đại An, Tân
Trường, Phúc Điền) xả nước thải vào sơng Sặt có kèm theo dịng thải được phân
tích dưới đây:
 Cơng nghiệp điện và điện tử
Trong các khu công nghiệp trên, số lượng các nhà máy chuyên sản xuất các
sản phẩm điện, điện tử chiếm khoảng 30% tổng số các nhà máy đã đầu tư vào các
KCN này như Orisel, Taishodo, Kefico… (KCN Đại An); Fuji Seiko, Mizuho,
Nissei, Towada, Taisei… (KCN Phúc Điền); Iriso, Uniden, Hitachi Cable, Ngân
Vượng, Nishoku Technology… (KCN Tân Trường). Các nhà máy này khi hoạt
động sản xuất, có hoặc khơng có cơng nghệ mạ, đặc biệt là Công ty điện tử Iriso
Việt Nam, với công suất 4 dây chuyền mạ hoạt động liên tục, nước thải dây chuyền
mạ chứa các kim loại nặng có tính nguy hại cao, tuy nhiên các cơng ty này đa phần
là vốn đầu tư 100% của nước ngoài, các sản phẩm đảm bảo độ sạch cao, do đó vấn
đề môi trường ở các công ty điện tử không đáng lo ngại, hầu hết các công ty này
11


đều có hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn trước khi
nhập vào hệ thống xử lý chung của KCN.
 Công nghiệp may mặc, giặt nhuộm
Công nghiệp may mặc là một trong những ngành công nghiệp được ưu tiên
phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương, là một ngành công nghiệp nhẹ thu hút khá
nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, trong các KCN điều tra có một số nhà máy
có liên quan đến ngành công nghiệp may mặc như Công ty PHI, Sợi Vĩ Sơn (KCN
Đại An), Công ty Kim Thụy Phúc (KCN Phúc Điền); Công ty Mascot International
VN, Công ty VSM Nhật Bản (KCN Tân Trường)... Trong đó có một số cơng ty chỉ
có cơng nghiệp may mặc đơn thuần như PHI, Sợi Vĩ Sơn, Mascot thì nước thải phát
sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt, tuy nhiên công nghiệp may mặc kèm theo giặt

nhuộm như Kim Thụy Phúc, VSM Nhật Bản lại làm phát sinh một lượng lớn nước
thải công nghiệp của ngành giặt nhuộm. Thành phần của nước thải công nghiệp giặt
nhuộm bao gồm pH, COD, BOD, SS, TS, độ màu cao.
Lưu lượng nước thải của cơng ty Kim Thụy Phúc là 752 m3/tháng, nước thải
có chứa một lượng sơ sợi vải bị cuốn theo trong quá trình đảo trộn của máy giặt; các
chất bụi bẩn bám vào sợi, các hóa chất dư thừa và các hạt cát nhỏ do trong quá trình
giặt đá bọt tiếp xúc với vải và bị bào mịn dần. Cơng ty Kim Thụy Phúc đã lập báo
cáo Đánh giá tác động môi trường và hiện nay Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý
nước thải sản xuất, điều này sẽ giúp giảm thiểu tránh ảnh hưởng gây quá tải cho hệ
thống xử lý nước thải tập trung của KCN Phúc Điền.
 Công nghiệp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
Đây cũng là một trong những ngành được ưu tiên đầu tư vào những KCN
này, một số nhà máy được đầu tư vào các KCN này là Công ty CP Bia Thăng Long,
Công ty thực phẩm Masan (KCN Đại An); Công ty TNHH ANT (KCN Tân
Trường)… thành phần nước thải của các công ty này chứa nhiều các hợp chất hữu
cơ COD, BOD, TSS…
Hiện nay cả 3 khu công nghiệp là Đại An, Tân Trường và Phúc Điền đều có
hệ thống xử lý nước thải tập trung đang được vận hành ổn định. Trong đó KCN Đại
An mở rộng đã có 25 nhà máy đi vào hoạt động. KCN Đại An mở rộng đã xây dựng
hệ thống xử lý nước thải với công suất lầ 2.500m3/ngày đêm.
b, Các cơ sở công nghiệp khác
Ngồi các KCN kể trên, cịn một số các cơ sở sản xuất khác nằm rải rác ở hai
bên đường Quốc lộ 5A đi Hà Nội – Hải Phòng như Công ty chế tạo và lắp ráp ô tô
Ford, Công ty thực phẩm Vạn Đắc Phúc, Công ty Tung Yang, một số công ty về
12


may mặc, giặt mài như Thảo Nguyên, Hopex... Hoạt động sản xuất của các cơ sở
này có ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng nước mặt của sông Sặt. Đặc trưng nước
thải của các nhà máy như nhơm định hình Tung Yang và Ford có nhiều kim loại

nặng do quá trình mạ sản phẩm; nước thải của Cơng ty thực phẩm Vạn Đắc Phúc có
chứa nhiều chất hữu cơ, muối, độ màu, đặc biệt là muối do quá trình muối thực
phẩm rất khó xử lý... Hầu hết các cơng ty này đều có số lượng cơng nhân lớn, do đó
lượng nước thải sinh hoạt phát sinh cũng không nhỏ. Như vậy các loại nước thải
này nếu không được xử lý, sẽ có những tác động đáng kể tới chất lượng môi trường
nước sông Sặt.
Công ty TNHH Tung Yang nằm sát Quốc lộ 5A, trên địa bàn xã Tân Trường,
huyện Cẩm Giàng, đây là đơn vị sản xuất nhôm thanh định hình đầu tiên có mặt tại
Việt Nam, chun sản xuất các sản phẩm nhôm cao cấp. Hoạt động tại Việt Nam từ
năm 2000, nhưng đến năm 2011, Cảnh sát môi trường mới phát hiện được cơng ty
này có xả nước thải từ cơng đoạn sản xuất nhơm định hình có chứa nhiều kim loại
nặng vào sông cầu Ghẽ bằng hệ thống đường cống chơn ngầm sâu dưới lịng đất
cách bề mặt đoạn sâu nhất là 2,5m, làm cho nước sông Cầu Ghẽ bị ô nhiễm, một số
thời điểm phát hiện thấy có cá chết, trẻ em khi tắm dưới sơng bị ngứa, tại vị trí tiếp
nhận nước thải của Cơng ty có nổi bùn màu trắng, làm dân cư khu vực sông Cầu
Ghẽ không dám sử dụng nước sông để sinh hoạt và đánh bắt thủy sản, mà cách đó
khơng xa là Trạm cấp nước sạch Cẩm Giàng, đoạn sông này nối với sông Sặt, cách
sông Sặt khoảng 500m, nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Sặt.
Lưu lượng nước thải của Công ty TNHH Tung Yang là 250m3/ngày đêm.
Trong thành phần nước thải loại này có pH nhỏ do sử dụng nhiều axit H2SO4, gốc
SO42-các kim loại nặng như Ni, Sn, Se.
Sau khi bị phát hiện vào năm 2011, Công ty TNHH Tung Yang đã sửa chữa
đường ống, cam kết xử lý và sử dụng tuần hoàn toàn bộ nước thải phát sinh, trong
đó có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương.
Cơng ty TNHH thực phẩm Vạn Đắc Phúc có địa chỉ tại xã Cẩm Phúc,
huyện Cẩm Giàng, bắt đầu hoạt động từ năm 2000 với công suất hoạt động là
1420 tấn sản phẩm/năm (bao gồm các loại sản phẩm như các loại đậu tương,
tương ớt, xì dầu, thân cải xalat, dưa chuột muối...), lượng nước phát thải trung
bình là 70m3/ngày với thành phần chủ yếu là cặn bẩn, COD, BOD, ngồi ra nước
thải ở cơng đoạn muối dưa làm phát sinh một lượng lớn hàm lượng muối, và rất

khó xử lý.
Một số cơng ty khác về may mặc có cơng đoạn giặt nhuộm như Hopex,
HTX Tiến Đạt có các cơng đoạn sản xuất với công nghệ cũng tương tự như Công
13


ty TNHH Kim Thụy Phúc ở KCN Phúc Điền, nước thải cũng chứa nhiều cặn, sơ
sợi, độ màu... do đó các công ty này cần phải xử lý nước thải triệt để trước khi thải
vào môi trường tiếp nhận là lưu vực sông Sặt.
1.3.2. Hoạt động sinh hoạt, thương mại, dịch vụ, làng nghề
Hiện nay nước thải đô thị đổ trực tiếp vào sông Sặt bao gồm nước thải sinh
hoạt khu dân cư ở khu vực phía Tây của thành phố Hải Dương được thu gom vào
hệ thống đường ống cống dẫn nước thải và nước mặt đổ vào khu vực trạm bơm
tiêu nước ra sông Sặt tại trạm bơm Bình Lâu, trạm bơm Lộ Cương và trạm bơm
Tứ Minh. Các đường ống cống dẫn nước này thu gom toàn bộ nước mặt, nước thải
của khu vực phường Bình Lộc, Thanh Bình, Lê Thanh Nghị, Tứ Minh… vào sơng
Sặt qua ba trạm bơm trên. Nước thải chung của những khu vực này chủ yếu là
nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động kinh doanh thương mại,
dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nước thải từ khu làng nghề bánh đa Lộ Cương, nước
thải bệnh viện, chợ… Ngoài ra một phần khu dân cư thuộc phường Hải Tân cũng
đổ nước thải vào lưu vực sông Sặt, do khu vực này chưa có hệ thống đường ống
thốt nước mưa và nước thải nên nước thải và nước mưa khi phát sinh sẽ chảy tràn
xuống lịng sơng. Các hoạt động của đô thị khu vực trên đã làm tác động đến chất
lượng nước sông Sặt.
a, Nước thải sinh hoạt
Theo điều tra thì tồn bộ nước cấp được lấy từ Nhà máy nước sạch Hải
Dương, lượng nước thải ra được lấy bằng 80% nước cấp. Nước cấp chủ yếu được
sử dụng phục vụ các mục đích sinh hoạt ở các hộ gia đình như ăn uống, tắm giặt,
vệ sinh… do đó nước thải ra chứa chủ yếu các chất hữu cơ dễ phân hủy như COD,
BOD, TSS, các chất dinh dưỡng N, P, các vi sinh vật như Coliform, E.Coli, các

loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh khác… Các chất này trong nước thải sinh hoạt có
nồng độ rất cao, vì vậy khi có hiện tượng phân hủy sẽ làm giảm nồng độ oxi hịa
tan trong nước, gây mùi hơi, thối, nước màu đen, gây ơ nhiễm nguồn nước tiếp
nhận, đó là sông Sặt.
b, Nước thải từ hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ nhà hàng,
khách sạn
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hàng trăm nhà hàng, khách sạn, có quy mô nhỏ,
vừa đến khách sạn 5 sao như Naximex. Các nhà hàng, khách sạn này hàng ngày tiêu
thụ một lượng lớn nước cho các hoạt động nấu ăn cũng như phục vụ các nhu cầu
của khách hàng, do đó lượng nước thải phát sinh tương đối nhiều, nước thải loại này
có đặc trưng ơ nhiễm giống với nước thải sinh hoạt, thành phần có chứa nhiều các
14


hợp chất hữu cơ, dầu mỡ, vi sinh vật… đặc biệt là khi mổ và làm thịt gia súc, gia
cầm sẽ cuốn cả phân, lông… vào nước thải, với những con vật gây bệnh sẽ làm lây
nhiễm mầm bệnh tới các nguồn tiếp nhận, cũng như sức khỏe của cộng đồng. Lưu
lượng nước thải của các nhà hàng khách sạn từ 30 – 80m3/ngày đêm.
c, Nước thải bệnh viện
Trên khu vực địa bàn thành phố Hải Dương tập trung cả bệnh viện thành phố
(Bệnh viện Tân Kim – phường Tân Bình); Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hải Dương
(phường Thanh Bình), bệnh viện Lao (phường Thanh Bình) và nhiều các cơ sở
khám tư khác nằm rải rác trên địa bàn nghiên cứu. Hầu hết các bệnh viện đã đi vào
hoạt động khoảng 30 – 40 năm, và nhiều bệnh viện đã xuống cấp cả về cơ sở hạ
tầng lẫn máy móc thiết bị, từ năm 2010 các bệnh viện này được đầu tư thêm trang
thiết bị, cải tạo và xây mới một số hạng mục cơng trình, trong đó hệ thống xử lý
nước thải cũng được đầu tư đồng bộ bằng công nghệ CN2000. Bệnh viện đa khoa
Tân Kim là bệnh viện của thành phố Hải Dương với quy mô 160 giường bệnh; bệnh
viện đa khoa tỉnh Hải Dương với quy mô 850 giường bệnh; Bệnh viện Lao – Phổi
Hải Dương xây dựng lại mới từ năm 2004 với tổng số giường bệnh đến năm 2018 là

320 giường bệnh .
Nước thải bệnh viện được xếp vào danh mục chất thải nguy hại: do đây là
bệnh viện đa khoa nên sẽ tập trung rất nhiều loại bệnh, trong nước thải bệnh viện
ngoài các loại vi trùng từ máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh cịn có dung
dịch chứa các chất phóng xạ phát sinh trong q trình chuẩn đốn, điều trị như nước
tiểu của người bệnh, các chất bài tiết khác, nước rửa các dụng cụ có chứa phóng
xạ…Khi nước thải của bệnh viện chưa được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi
trường tiếp nhận và gián tiếp gây ảnh hưởng đến các thành phần môi trường khác
như hệ sinh thái khu vực xung quanh, môi trường đất, môi trường nước ngầm, thuỷ
vực lân cận,... Nước thải có chứa các vi khuẩn có khả năng gây bệnh như đờm, dịch
tiết từ cơ thể người bệnh... Các chất này bị phân huỷ sẽ làm tăng BOD của nước,
các vi khuẩn gây bệnh bị phát tán vào mơi trường theo dịng nước chảy đẩy bệnh
dịch đi xa hơn và quy mô lớn hơn.
Hiện nay hầu hết nước thải bệnh viện đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
trước khi thải ra môi trường tiếp nhận, tuy nhiên hiệu quả xử lý thì hiện nay vẫn
đang được theo dõi và kiểm sốt. Theo như số liệu khảo sát thì lượng nước thải hiện
nay của các bệnh viện trung bình từ 300 - 350 m3/ngày đêm (bệnh viện đa khoa
tỉnh), 50 - 65 m3/ngày đêm (bệnh viện Lao Phổi); 45 - 50 m3/ngày đêm (bệnh viện
đa khoa Tân Kim)… Đặc tính chung của nước thải bệnh viện khi chưa xử lý có
nhiều chỉ tiêu nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép: BOD5: 75mg/l; COD: 140mg/l;
15


×