Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số nhận xét về công tác Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần SX-TM thiên long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.37 KB, 10 trang )

MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN SX – TM THIÊN LONG CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI
3.1: Nhận xét chung:
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển ( từ năm 1981 ), công ty Thiên
Long đã có không ít lần phải đối mặt với những khó khăn và thách thức tưởng
chừng như không thể vượt qua. Vậy mà với tư duy kinh tế nhạy bén của bộmáy
lãnh đạo, cùng với đoàn kết cao, tinh thần chiến đấu bền bỉ của tập thể cán bộ công
nhân viên. Công ty Thiên long đã không ngừng lớn mạng và khẳng định được vị
thế của mình trên thị trường. Hệ thống tiêu thụ của công ty được trải dài từ Bắc vào
Nam và có mặt trên 61 tỉnh thành, với sự hoạt động của 4 chi nhánh và 1 văn
phòng đại diện, trong đó chi nhánh ở Hà Nội đại diện là công ty cổ phần SX – TM
Thiên Long, chiếm vị trí không kém phần quan trọng chỉ sau công ty mẹ là công ty
TNHH SX – TM Thiên Long trong thành phố Hồ Chí Minh.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại bút, mực, đồ dùng học tập và văn
phòng phẩm,…là những sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất, xứng đáng
là hàng Việt Nam chất lượng cao ( từ 1997-2002 ) được tặng nhiều huy trương
vàng trong các kì hội chợ, đặc biệt là trong hội chợ 2003 từ 27-3 đến 1-4. Hội chợ
của thương hiệu mạnh và sản phẩm mới do người tiêu dùng bình chọn Công ty
Thiên Long đã đứng vị trí thứ 2 và trong 5 năm liền được đứng trong hàng ngũ
TOPTEN, TOPFIVE. Sở dĩ có được thành công như vậy một phần là do công ty đã
nhận thức được đúng qui luật kinh tế thị trường, cho nên trong công tác quản trị
doanh nghiệp, bộ phận kế toán của công ty đã chú trọng đến công tác kế toán thành
phẩm, doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Không những thế công ty
đã không ngừng phát triển, sản lượng tăng nhanh. Công ty đã giải quyết việc làm
và tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên. Đó là nhờ kết quả của sự cố
gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo công ty nói riêng và toàn công ty nói chung.
Xét về mặt tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần
SX – TM Thiên Long thì theo quan điểm của cá nhân tôi công ty cổ phần SX – TM
Thiên Long đã có một mô hình quản lý tốt, khoa học, ưu điểm nhiều, nhược điểm
ít.


Xuất phát từ đặc điểm của ngành, công ty xây dựng mô hình tổ chức quản lý
kiểu nửa tập trung, nửa phân tán với 4 chi nhánh ở 4 thành phố lớn và một văn
phòng đại diện ở Nam Định. Công ty đã đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu của
người tiêu dùng trong cả nước. Công ty càng có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt thị
trường, chiếm lĩnh phần lớn thị trường bút viết, mực và văn phòng phẩm trong cả
nước.
Việc vận dụng tin học trong công tác kế toán đã cho phép công ty khai thác
được khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên kế toán toàn công ty. Khối
lượng công việc mà lẽ ra kế toán phải trực tiếp làm giảm nhẹ đi rất nhiều, giảm lao
động ở phòng kế toán mà vẫn đảm bảo tốt chức năng, nhiệm vụ của kế
toán và cung cấp mà vẫn đảm bảo tốt chức năng, nhiệm vụ của kế toán và cung
cấp thông tin từ chi tiết đến tổng hợp, đảm bảo chính xác yêu cầu đầy đủ kịp thời
và phục vụ cho công tác điều hành quản lý ở doanh nghiệp.
3.2: Nhận xét cụ thể:
♦ Về quản lý hàng hoá xuất nhập kho:
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa kho phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế
toán phục vụ cho việc hạch toán chính xác về mặt số lượng cũng như chất lượng
của hàng hoá. Công tác bảo quản hàng hoá được xây dựng một hệ thống kho lưu
trữ sản phẩm tránh mất mát hao hụt và đảm bảo quảnlý theo từng chủng loại, phục
vụ yêu cầu xuất kho hàng hoá một cách nhanh chóng và dễ dàng.
♦Về chứng từ luân chuyển:
- Việc sử dụng chứng từ: Công ty đã sử dụng chứng từ xuất hàng hoá theo
các mục đích khác nhau thì khác nhau, như hoá đơn kiêm phiếu xuất kho cho hàng
hoá xuất bán, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho lập theo mẫu 09-VT/QĐ liên Bộ TCKT
cho các trường hợp xuất xử lý, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ trong
trường hợp xuất cho khách hàng đổi hàng, hoặc xuất cho hội chợ…
- Việc lưu giữ và luân chuyển chứng từ: Các bộ phận lập và lưu giữ chứng từ
khá hợp lý. Các phiếu nhập, xuất đều được phân loại riêng cho từng địa điểm phát
sinh tạo điều kiện cho việc theo dõi sự biến động của hàng hoá ở hai nơi. Kế toán
hàng hoá phụ trách việc nhập các dữ liệu từ các phiếu nhập kho, hoá đơn xuất kho

khác không phải là các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để quản lý phần xuất bán
thành phẩm. Nhờ đó việc cập nhật chứng từ vào máy không bị chồng chéo mà vẫn
phù hợp với phần hành của từng công tác kế toán.
Giữa các phòng ban có sự kết hợp chặt chẽ trongviệc hoàn chỉnh chứng từ.
Nhờ đó tạo điều kiện cho việc theo dõi của từng bộ phận liên quan thuận lợi cho
từng khách hàng và hạn chế các trường hợp làm thất thoát hàng hoá của công ty
cuũng như giảm chát lượng của chúng.
♦Về việc mã hoá, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Ưu điểm của việc mã hoá bằng số giúp cho các thông tin cập nhật khôngbị
trùng lặp. Với khối lượng lớn hàng hoá nhiều, việc mã hoá như vậy là phù hợp với
các danh mục liên quan đến hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá được mã hoá như vậy đã
cung cấp cho công ty những thông tin cơ bản về các đối tượng này. VD: Bút viết
thông dụng có nhiều loại nên được ký hiệu bằng: TL – 08, TL – 027, TL – 032, TL
– 035, TL – 03… hoặc tẩy thì được ký hiệu là: E – 02, E – 03, E – 04, bút dạ quang
thì được ký hiệu là: HL – 02, HL – 03, bút xoá: CP – 02, CP – 03…
Các tài khoản của công ty sử dụng hiện nay phù hợp với chế độ kế toán hiện
hành và đáp ứng được phần nào yêu cầu của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
Tài khoản kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đối với thành phẩm cho phép
theo dõi sự biến động của thành phẩm ở từng nơi. Các tàikhoản phản ánh doanh
thu cho phép theo dõi doanh thu của từng loại thành phẩm, hàng hoá.
- về phương pháp tính giá thành phẩm và kế toán chi tiết thành phẩm.
Trong đánh giá thành phẩm và tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng ngày, kế toán sử
dụng giá hạch toán hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, qui trình công nghệ, việc tổ
chức công tác giá thành, sự biến động của hàng hoá và hình thức kế toán trên máy
của công ty. Điều đó giúp cho kế toán thành phẩm của công ty được đơn giản mà
vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên là phù hợp với cơ cấu hàng hoá của công ty như sự biến động
thường xuyên của chúng.
- Về hình thức kế toán và vận dụng hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán.

Bộ máy kế toán của công ty gồm 7 người được phân công phù hợp với yêu
cầu của công việc, chuyên môn của mỗi người. Hầu hết cán bộ kế toán đều có trình
độ đại học, nắm vững chuyên môn và sử dụng thành thạo máy vi tính góp phần
cung cấp thông tin kịp thời về kế toán bán hàng tiêu thụ và xác định kế quả kinh
doanh tại công ty.
Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán là hình thức nhật ký chung với các sổ kế
toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, các báo cáo tổng hợp về bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đặt ra cho kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh.
Tóm lại, việc ứng dụng máy vi tính vào công việc đã giúp cho công ty rất
nhiều trong việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin kế toán được nhanh chóng,
chính xác, phục vụ tốt cho việc hạch toán chiến lược Marketing được linh hoạt.
Song, bên cạnh những ưu điểm đó, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng của công ty còn có một số hạn chế sau:
- Đối với khoản chiết khấu thương mại:
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm trường hợp khách hàng mua với số lượng
lớn công ty thực hiện chiết khấu cho khách hàng theo tỷ lệ % nhất định. Khoản tiền
chiết khấu này kế toán vẫn phải hạch toán vào tài khoản 521 - chiết khấu thương
mại. Tuy nhiên kế toán bán hàng cũng không theo dõi chi tiết khoản này trên sổ chi
tiết tài khoản 521 mà cuối quí kế toán chỉ tập hợp các khoản chiết khấu này và
phản ánh trên sổ tổng hợp tài khoản 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, tiến hành ghi giảm doanh thu ( phần phát sinh bên nợ tài khoản 511 ).
Ngoài ra, chiết khấu thương mại chỉ được áp dụng trong nước nên chăng
công thực hiện chiết khấu cho khách hàng ở nước ngoài vốn là các bạn hàng chủ
yếu của công ty để khuyến khích việc tiêu thụ, đôn đốc thanh toán kịp thời, đúng
hạn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình luân chuyển vốn.
- Đối với các khoản hàng bán bị trả lại:Công ty phải mở sổ theo dõi chi tiết
và phản ánh trên sổ kế toán chi tiết hàng bán bị trả lại. như vậy công ty sẽ theo dõi
được sản phẩm nào thường xuyên bị trả lại để có biện pháp điều chỉnh thích hợp,
giảm thiểu số hàng bán bị trả lại.

- Đối với việc theo dõi công nợ: Theo dõi khả năng thanh toán công nợ với
khách hàng là một trong những công tác mà công ty phải rất quan tâm nhưng ở
công ty kế toán mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin qua loa về khách hàng
nghĩa là qua các chứng từ khi tổng hợp trên sổ cái tài khoản 131 cúng ta mới chỉ
biết mỗi tên khách hàng, thanh toán bằng phương thức gì? Nhưng lại chưa có
được các thông tin về tình hình thanh toán công nợ của họ như khả năng thanh toán
như thế nào?, thời hạn bao nhiêu thì trả?...Thực ra yêu cầu này không quá cao
nhưng lại rất cần thiết, điều đó giúp cho các nhà quản lý biết tình hình tài chính và
kinh doanh của họ.
- Đối với việc lựa chọn phương pháp hạch toán để hạch toán hàng nhập,
song cách tính này không chính xác, nó chỉ phục vụ cho công tác hạch toán được
thuận lợi.
Tóm lại để nâng cao hiệu quả công tác kế toán, cần thiết phải kết hợp nhịp
nhàng giữa lý luận và thực tế sao cho vừa giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn
đem lại kết quả đáng tin cậy, vừa đúng chế độ kế toán thống kê của Nhà nước.
3.3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng của công ty cổ phần SX – TM Thiên Long:
3.3.1: Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán hàng trong điều kiện hiện nay:
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tê từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường là một xu hướng tất yếu khách quan. Trong sự chuyển hoá này,
ngành thương mại sẽ phải phát triển mạnh để mở rộng quan hệ buôn bán phục vụ
tốt nhu cầu của nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từ đó thực hiện tốt
vai trò thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Để đạt được điều đó thì
cần thiết phải sử dụng đôồngthời các công cụ quản lý khác nhau mà trong đó kế
toán là một công cụ hữu hiệu. Vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản
lý xuất phát từ thực tế khách quan của hoạt động quản lý và chức năng kế
toán.Thông qua việc đo lường, tính toán ghi chép, phân loại tổng hợp các nghiệp
vụ kinh tế tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng hệ
thống các phương pháp khoa học của kế toán như: Chứng từ kế toán, tài khoản,
tính giá và tổng hợp cân đối kế toán. Có thể biết được thông tin một cách đầy đủ,

kịp thời, chính xác về tình hình tài sản của doanh nghiệp và sự vận động của chúng
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và sự vận động của chúng trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào những thông tin mà kế toán cung cấp.
Các đối tượng quan tâm sẽ có thể đưa ra được những quyết định thích hợp trong
từng thời kỳ.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, mục tiêu lợi
nhuận được đặt lên hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp, hoạt động bán hàng là
khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Bán hàng tạo lợi nhuận cho
doanh nghiệp, đồng thời nó còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Vì vậy hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là
một vấn đề hết sức cần thiết.
Hoàn thiện kế toán bán hàng còn góp phần nâng cao công tác tổ chức kế
toán của doanh nghiệp. Đối với các cơ quan quản lý cấp trên việc thực hiện kế toán
bán hàng tạo cho họ những thông tin chính xác, phản ánh đúng tình hình bán hàng
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp lãnh đạo có thể
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc tốt hơn.
Ngoài ra, việc hoàn thiện cần phải đảm bảo sao cho đúng chế độ kế toán
hiện hành, thống nhất đồng bộ trong cách hạch toán, các sổ sách kế toán tài khoản
sử dụng…phải phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, đồng thời cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế, đảm
bảo tiết kiệm và có hiệu quả.
3.3.2: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng:
Để hoàn thiện tốt hơn nữa việc hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng ở công ty tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
♦ Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán:
Điều quyết định đến chất lưọng của tổ chức công tác kế toán vẫn là các nhân
viên kế toán nên việc hoàn thiện đầu tiên là bộ máy kế toán ở công ty.
Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ của nhân viên
kế toán cả về nghiệp vụ kiến thức về máy vi tính như: bỏ ra chi phí đào tạo lại,

thường xuyên cho kế toán tham dự các lớp huấn luyện mới và tuyển dụng các nhân
viên có trình độ. Ngoài ra có thể vài năm một lần các kế toán viên đổi phần hành
của mình cho người khác qua đó mọi người sẽ có một tầm nhìn khái quát hơn về
kế toán, hiểu sâu sắc từng phần hành của công việc đồng thời khi quay trở lại công
việc cũ họ sẽ làm tốt hơn. Việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán
cũng tạo đièu kiện cho công ty sớm hoàn thiện được phần mềm kế toán của công
ty.
♦ Tổ chức luân chuyển chứng từ:
Nếu trong trường hợp bán hàng cho khách qua kho chi nhánh, xí nghiệp, văn
phòng công ty chỉ cần lập hoá đơn GTGT làm 4 liên; 1liên giao cho khách hàng; 1
liên giao cho chi nhánh làm cơ sở báo nợ công ty; 1 liên lưu lại; 1 liên dùng đẻ

×