Mục Lục
Lời mở đầu .................................................................................................3
A.Môi trường vĩ mô Italia.................................................................................5
1.Giới thiệu....................................................................................................................5
2.Môi trường tự nhiên....................................................................................................5
2.1.Địa hình.......................................................................................................6
2.2.Khí hậu.........................................................................................................7
2.3.Tài nguyên thiên nhiên................................................................................8
3.Môi trường nhân khẩu................................................................................................8
4.Môi trường chính trị - luật pháp.................................................................................10
4.1.Lịch sử.........................................................................................................10
4.2.Môi trường chính trị....................................................................................11
4.3.Pháp luật .....................................................................................................12
4.3.1. Chính sách thương mại của EU........................................................12
4.3.2
. Chống bán phá giá.............................................................................13
4.3.3.
Thuế quan..........................................................................................15
4.3.4. Các tiêu chuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu vào ltalia......................15
4.3.5. Hạn ngạch..........................................................................................16
5.Môi trường kinh Tế.....................................................................................................16
5.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế.......................................................16
5.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế...................................................................................17
5.3. Các ngành kinh tế trọng điểm....................................................................17
5.3.1. Sản xuất ô tô......................................................................................18
5.3.2.Vận tải................................................................................................18
5.3.3. Công nghệ thông tin và viễn thông...................................................18
5.4. Một số chỉ số về kinh tế.............................................................................19
5.5. Các chỉ số xuất khẩu-nhập khẩu................................................................20
5.6. Đầu tư.........................................................................................................20
5.6.1.Môi trường pháp lý đối với đầu tư nước ngoài tại Italia...................20
1
5.6.2.Lợi ích cho các nhà đầu tư.................................................................21
5.6.3.Tình hình đầu tư nước ngoài vào và đầu tư ra nước ngoài...............21
6.Văn Hóa .....................................................................................................................22
6.1. Ngôn ngữ, cử chỉ........................................................................................22
6.2. Tôn giáo, giá trị và thái độ.........................................................................23
6.3. Giáo dục......................................................................................................23
6.4. Gia đình......................................................................................................24
B.Môi trường vi mô của ngành thủy sản tai Italia.............................................25
1.Khái quát chung..........................................................................................................25
2.Nguồn cung ứng..........................................................................................................26
2.1.Sản xuất.......................................................................................................26
2.2.Nhập khẩu....................................................................................................26
3.Phân phối, bán lẻ.........................................................................................................27
3.1.Chợ truyền thống: giảm tầm quan trọng.....................................................28
3.2.Siêu thị và hệ thống bán lẻ..........................................................................28
4.Thị trường...................................................................................................................29
4.1.Thị trường trong nước.................................................................................29
4.2.Xuất khẩu.....................................................................................................30
C.Hoạt động marketing toàn cầu tại italia.........................................................30
Kết Luận .................................................................................................32
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế ngày nay, hợp tác kinh tế đang diễn
ra theo phương thức song liên kết phương và đa phương giữa những nước và những nước thuộc
các khu vực khác nhau, chính sự hợp tác và liên kết kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có
thể triệt để tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực từ bên ngoài và lợi thế so sánh của mình để
đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Không thể phủ nhận lợi ích to lớn đạt được do
sự hợp tác, liên kết giữa các quốc gia mang lại, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chính vì vậy
nhiều tổ chức cũng như các khối liên minh khu vực và quốc tế đã, đang và sẽ còn tiếp tục hình
thành. Các khối liên kết này đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế thương mại, không những
chỉ trong nội khối mà còn chi phối mạnh mẽ tới các quốc gia, khu vực khác .
Xu hướng tự do hoá trong lĩnh vực thương mại phát triển nhanh chóng sẽ dẫn tới hệ quả là
biên giới kinh tế giữa các nước bị phá vỡ vì hàng rào thuế quan sẽ bị bãi bỏ, các quan hệ kinh tế
tuỳ thuộc vào nhau sẽ phát triển, các thể chế khu vực và toàn cầu sẽ hình thành ...Trong điều kiện
đó một nền kinh tế muốn độc lập tự chủ, không muốn lệ thuộc vào bên ngoài, muốn tự đảm bảo
các nhu cầu thiết yếu, chắc chắn không còn chỗ đứng. Một nền kinh tế hiệu quả, phát triển phải là
một nền kinh tế gồm những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao và sự phát triển của nó phải phụ
thuộc vào thị trường thế giới.
Đối với Việt Nam EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại. Vì vậy đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ là vấn đề cần thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp
bách trước mắt đối với sự phát triển lâu dài của Việt nam. EU là thị trường xuất khẩu quan trọng
có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ đối với ta. Tuy nhiên, để làm được việc này chúng
ta phải tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết những vướng mắc cản trở hoạt động xuất khẩu
sang EU và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá vào thị trường
EU. Để cụ thể hơn về thị trường này, ta tập trung vào phân tích nghiên cứu về vấn đề “ Xuất khẩu
thủy sản vào thị trường Italia”.
3
Nước Italia là đất nước công nghiệp, ngoài phát triển những nghành công nghiệp dịch vụ,
thủy sản là một nghành rất phát triển ở nước này, do điều kiện địa lý nước ý có hình chiếc ủng này
nằm ở phía biển địa trung hải với phần lớn diện tích giáp ranh với biển, và đất nước có nhiều đảo
nhỏ rất thuận lợi cho phát triển cho nghành khai thác và chế biến thủy sản
Đối với hầu hết các nước có đường bờ biển dài, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ
sản có. Nói về kinh tế biển không thể không nhắc đến vai trò, vị trí của ngành chế biến thủy sản.
Italia có tiềm năng lớn về thuỷ sản như nước ta, công nghiệp chế biến thuỷ sản rất phát triển do sự
phát triển về khoa học công nghệ và nghành công nghiệp của nước này.
Những lợi thế vế mặt địa lý vẫn còn. Nhưng gần đây do chi phí sản xuất nuôi trồng, đánh
bắt cao nên nghành thủy sản của nước Italia không còn phát triển như trước nữa mà có dấu hiệu đi
xuống điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thủy sản của Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường này. Nắm được thông tin này nhóm em nghiên cứu và bắt tay vào việc phân
tích môi trường vĩ mô, vi mô của nghành thủy sản nước Italia để làm rõ hơn nhưng cơ hội cho các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xâm nhập vào thị trường này. Bằng cách thông qua việc phân
tích và nguyên cứu các số liệu thông kê của nghành thủy hải sản của Italia để thấy được thực trạng
của nghành từ đó có những giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
4
A.Môi trường vĩ mô Italia
1.Giới thiệu
Nước cộng hòa Italia, nằm ở phía Nam châu Âu, là một bán đảo trải dài ra trung tâm Biển
Địa Trung Hải, có diện tích 301.230 km2, dân số 58,15 triệu người. Thủ đô của Italia là Rome, là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa với gần 3 triệu dân – đông nhất nước, có kim ngạch nhập khẩu
đứng thứ 2 sau thành phố Mila,ở miền Bắc với khoảng 1,5 triệu dân. Khoảng 90% theo đạo Thiên
chúa La Mã. Số người biết đọc và biết viết chiếm gần 99% dân số. Ngôn ngữ chính thức là tiếng
Italia.
Ngoài ra còn một số vùng ở miền Bắc có sử dụng thêm ngôn ngữ khác như: tiếng Đức ở
một phần vùng Trentino – Alto Adige, một số ít người dùng tiếng Pháp ở vùng Valle d’Aosta, một
số ít người dùng tiếng Slovenia ở khu vực Trieste – Gorizia giáp Slovenia.Ngôn ngữ chính trong
giao tiếp quốc tế là tiếng Anh.
2.Môi trường tự nhiên
2.1.Địa hình
5
Italia có đường biên giới đất liền tổng cộng 1.932,2 km, trong đó giáp với Áo 430km (phía
Bắc), với Pháp 488km, với Vatican 3,2km (trong lòng thủ đô Roma của Italia), với San Marino
39km (trong lòng Italia), với Slovenia 232km (phía Bắc), với Thụy sỹ 740km (phía bắc).
Cơ hội: Những sản phẩm dịch vụ mà công ty đầu tư phát triển ở Italia có thể xâm nhập dễ
dàng vào thị trường những nước tiếp giáp ranh giới Italia (nhờ diện tích Italia nhỏ và giáp nhiều
quốc gia khác).
Thách thức: Nhưng cũng có thể những sản phẩm dịch vụ của công ty sẽ bị cạnh tranh bởi
những quốc gia láng giềng đó.
Biển cả bao bọc ba mặt đất nước Italia. Bờ biển dài 7.560 km, nhìn ra bốn biển: Adratique phía
Đông, Ionia phía Nam, Tyrrhenia phía Tây, và Liguria phía Tây Bắc.
Cơ hội: Như vậy, Italia có điều kiện thuận lợi phát triển các mặt hàng về thủy hải sản, du
lịch, và với hệ thống giao thông đường thủy rộng lớn giúp phát triển việc giao lưu buôn bán với
các quốc gia trên thế giới. Do đó kinh doanh về những sản phẩm dịch vụ về biển cũng dễ dàng
hơn.
Thách thức: Bởi chính những công ty lâu năm trong ngành tại đây.
Khoảng 35% diện tích Italia là những ngọn núi cao trên 762m, 42% diện tích là đồi núi. Chỉ
chưa đầy 1/4 diện tích là đồng bằng. Hai rặng núi chạy trên đất Italia là Alpes và Apennines.
Những hồ lớn nhất Italia đều tập trung ở chân dãy Alpes, hồ Garda (383 km2), hồ Maggiore (220
km2), hồ Como (150 km2). Các con suối phía sườn Tây Alpes đổ vào con sông quan trọng nhất
6
Italia là sông Po. Thung lũng sông Po là đồng bằng chủ yếu của vùng này, những cánh đồng màu
mỡ và bằng phẳng nhất Italia.
Như vậy việc vận chuyển ở Italia có lẽ gặp ít nhiều khó khăn do địa hình đồi núi cản trở
nhiều, do đó chi phí vận chuyển là điều cần lưu ý khi kinh doanh hoặc đặt nhà phân phối. Đồng
thời nên chú ý về thói quen tiêu dùng khác nhau của khách hàng đồng bằng và miền núi. Việc thiết
lập kênh phân phối cũng phải phù hợp với từng vùng miền, những vùng đồng bằng hay những
vùng tập trung dân cư thì kênh phân phối ngắn, còn những vùng có địa thế hiểm trờ thì kênh phân
phối dài.
2.2.Khí hậu
Hầu hết các vùng của Italia có khí hậu Địa Trung Hải, kiểu khí hậu thường gặp ở vùng
Nam Âu. Tuy nhiên, sự đa dạng về mặt địa hình đã khiến cho một số nơi có khí hậu khác biệt.
Khí hậu ở vùng núi Alpes có thể rất lạnh trong những mùa Đông khắc nghiệt nhiều tuyết,
thế nhưng chính dãy Alpes đã che chắn cho Italia khỏi phải chịu một mùa đông lạnh giá. Vùng
thung lũng sông Po và vùng đồng bắng Italia tuy có mùa đông khắc nghiệt nhưng không kéo dài,
mùa hè thì rất ấm áp.
Ở bán đảo, mùa đông là khí hậu ôn hoà, mùa hè ấm hơn. Vùng đồng bằng ven biển ấm áp
và dễ chịu cả trong mùa đông, còn những vùng cao, mùa đông thường có tuyết rơi. Thỉnh thoảng
lại xảy ra những đợt lạnh giá và những cơn nóng nực, nhưng đều không kéo dài.
Do nằm gần châu Phi, chỉ cách một eo biển nhỏ, nên khí hấu miền Nam Italia chịu ảnh
hưởng từ những cơn scirocco, tức những cơn gió nóng từ Bắc Phi tràn sang. Những cơn gió nóng
chứa đầy bụi của sa mạc Sahara thổi vào Sicilia và các tỉnh miền Nam trong mùa hè. Khí hậu của
đảo Sicilia và Sardegna hoàn toàn giống nhau, mùa hè khô nóng kéo dài và mùa đông tương đối
ấm áp.
Cơ hội: Nhiều khí hậu vùng miền khác nhau tạo nên sự đa dạng về hàng hóa sản phẩm
dich vụ để phù hợp cho từng vùng miền khí hậu đó.
Thách thức: Do khí hậu ở Italia khác nhau ở các vùng miền như vậy nên phải điều chỉnh
sản phẩm cho phù hợp với khí hậu từng vùng miền, đồng thời phải chú ý bảo quản khi di chuyển
qua lại những vùng miền nhiệt độ khác nhau.
2.3.Tài nguyên thiên nhiên
Italia có tài nguyên thiên nhiên: than, thủy ngân, kẽm, đá cẩm thạch, đá bọt, a mi ăng, kali
cacbonat, pyrit, khí thiên nhiên và dầu thô với trữ lượng không lớn, thủy sản, đất canh tác (tổng
7
diện tích được tưới tiêu gần 27.000km2) Italia có một số vùng phải chịu rủi ro do thiên tai đất lở,
tuyết lở, động đất, ngập lụt, lún đất (thành phố Venice), núi lửa (miền Nam).
Cơ hội: Cơ hội kinh doanh cho những công ty quốc tế chuyên về lĩnh vực nghiên cứu phát
triển tung ra những sản phẩm thay thế những nguồn nguyên liệu sắp cạn kệt.
Thách thức: Do diện tích ko lớn lắm nên Italia không giàu có về tài nguyên thiên nhiên,
Italia phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu thô dùng cho các ngành sản xuất công nghiệp, cho nên
khi đầu tư kinh doanh vào những ngành công nghiệp dịch vụ mà có sử dụng những nguồn tài
nguyên hữu hạn không tái tạo được thì cần phải xem xét nên sản xuất như thế nào để giảm thiểu
bới việc tiêu hao những nguồn tài nguyên này, nếu ko xem xét kỹ có thể dẫn đến thiếu hụt, như vật
sẽ có ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp như tăng chi phí sản xuất, hoặc phải thay đổi hình ảnh
sản phẩm.
Hàng năm Italia phải nhập hơn 75% nhu cầu về năng lượng, dẫn đến chi phí năng lượng gia
tăng, làm tăng chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Cơ hội: cho những công ty quốc tế tung ra những sản phẩm khai thác năng lượng thiên
nhiên vô tận như gió, nước, năng lượng mặt trời….
Thách thức: Cho nên khi xác định đầu tư vào những lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng,
doanh nghiệp cần chú ý điều này, đồng thời đầu tư cho nghiên cứu phát triển phương pháp sản
xuất tiết kiệm năng lượng.
Thêm vào đó có tình trạng ô nhiễm môi trường hiện tại: ô nhiễm không khí do khí thải công
nghiệp (sulfu dioxide, mưa axit), nhất là ở hệ thống sông hồ và duyên hải, do ngành công nghiệp
xử lý chất thải phát triển chưa tương xứng với nhu cầu.
Từ nhiều thập kỷ trước, Italia sớm nhận thức và xây dựng, ban hành nhiều biện pháp để
bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống luật pháp lĩnh vực môi
trường. Pháp luật về đa dạng sinh học ở Italy bao gồm có luật chung về bảo tồn đa dạng sinh học
của Cộng đồng châu Âu, luật về khu bảo tồn quốc gia, luật về bảo vệ các vùng biển và một số luật
có liên quan khác. Bên cạnh đó, mỗi người Italia lại rất nâng cao ý thức ưu chuộng thiên nhiên và
bảo vệ môi trường. Người dân luôn bày tỏ thái độ, quan điểm và hiến kế các biện pháp xây
dựng.Luật và cách ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường..
Cơ hội : Những công ty quốc tế kinh doanh sản xuất theo hướng có lợi cho môi trường sẽ
tạo trong lòng người tiêu dùng Italia những suy nghĩ tích cực về công ty, có lợi cho công ty về lâu
8
dài. Đồng thời cũng tạo ra cơ hội marketing cho công ty, đó là tạo ra một thị trường lớn cho các
giải pháp kiểm soát ô nhiễm như tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh, hệ thống khí thải….
Thách thức: Công ty muốn đầu tư kinh doanh cần phải chú ý đến khâu bảo vệ môi trường,
xử lý chất thải….chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường, sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất
3. Môi trường nhân khẩu
Mặc dù là nước tương đối đông dân của EU, do hạ tầng cơ sở phát triển đồng đều trên cả
nước nên phân bố dân cư cũng đồng đều, không tập trung quá đông ở các thành phố lớn. Với dân
số gần 60 triệu người, chỉ có 3 trong số 20 thành phố đông dân nhất của Italia có trên 1 triệu
người.
Tuổi thọ trung bình của người Italia là 80 năm (2007)
• Dân số: 58,1 triệu
o 0-14 tuổi: 13.8% (nam giới: 4,147,149/ nữ giới 3,899,980)
o 15-64 tuổi years: 66.5% (nam giới 19,530,512/nữ giới 19,105,841)
o từ 65 trở lên : 19.7% (nam giới 4,771,858/nữ giới 6,678,169)
• Tỉ lệ tăng dân số: 0.04%
• Tỷ lệ người nước ngoài nhập cư: 2,06 người / 1000 dân
• Tuổi thọ trung bình: 79,8 tuổi
o Khi khai sinh : 1.07 nam/ nữ
o Dưới 15 tuổi: 1.06 nam/ nữ
o 15-64tuổi: 1.02 nam/nữ
o từ 65 tuổi trở lên: 0.72 nam/ nữ
• Tổng dân số : 0.96 nam/ nữ
• Nhập cư và sắc tộc: Ý hiện là điểm đến của những người nhập cư từ khắp thế giới mà
những vùng chính là Đông Âu, Bắc Phi và Châu Á. Đầu năm 2006, người nước ngoài
chiếm 4,56% dân số, 2.670.514 người, tăng 268.357 người hay 10% so với năm trước đó.
Ở nhiều thành phố phía bắc Ý, như Padua, Milano và Brescia, người nhập cư chiếm một
phần đáng kể dân số.
Làn sóng nhập cư gần đây nhất đến từ Đông Âu, thay thế Bắc Phi trở thành nơi cung cấp
người nhập cư chính. Trong năm 2006, khoảng 1.025.874 người Đông Âu sống tại Ý,
chiếm 40% tổng số người nhập cư vào Ý. Năm quốc tịch nước ngoài có số lượng lớn nhất
9
tại Ý gồm: Albania (348.813), Maroc (319.537), Romania (297.570), Trung Quốc
(127.822) và Ukraina (107.188).
Khu vực phía Bắc cư dân có nguồn gốc từ Đức, Pháp, Slovene-Italia, phía Nam là Albani-
Italia, Hy Lạp-Italia .
Quy mô dân số ít và tốc độ tăng dân số chậm, điều này chứng tỏ qui mô thị trường không lớn
và nhu cầu thị trường cũng sẽ không thay đổi nhiều.
Cơ hội: Sự thay đổi về nhu cầu ko lớn
Thách thức: Nên việc xâm nhập vào thị trường là điều không dễ dàng gì..
Italia có dân số già (15-64 tuổi years: 66.5% và từ 65 trở lên : 19.7%), đây là dấu hiệu cho biết
những loại sản phẩm dịch vụ cho tuổi trưởng thành có thị trường lớn hơn so với những sản phẩm
cho thiếu niên.
Mặt khác, do tuổi thọ trung bình cao nên ảnh hưởng đến hành vi mua và các nhu cầu khác,
các sản phẩm dịch vụ cho người lớn tuổi được sư dụng nhiều hơn. Đồng thời, thuận lợi cho việc
đầu tư phát triển những dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và những sản phẩm phục vụ
cho độ tuổi này như những mặt hàng định suất nhỏ, trang thiết bị y tế…những cửa hàng cung cấp
thực phẩm cho người cao niên sẽ cần chiếu sáng mạnh hơn, bảng yết thì phải in chữ to hơn, và
phòng nghỉ ngơi an toàn…
Về thị trường dân tộc, Italia là điểm đến nhập cư của nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là Đông
Âu, Bắc Phi và Châu Á. Cho nên họ có những điểm đặc trưng khác biệt của dân tộc, quan hệ hàng
xóm láng giềng và đời sống văn hóa. Họ hình thành những mong muốn và thói quen mua sắm nhất
định,
Cơ hội: Hình thành nhiều nhu cầu tiêu dung, công ty có nhiều ngành hàng và nhãn hàng sẽ
có lợi thế hơn.
Thách thức: khi thực hiện những chiến lược marketing tại Italia cần phải nghiên cứu trước
về thình trạng sắc tộc ở địa phương để có những chiến lược phù hợp nhất. Đặc biệt là ở các thành
phố phía bắc Ý, như Padua, Milano và Brescia và các quốc tích chiếm số lượng lớn : Albania,
Maroc, Romania, Trung Quốc và Ukraina.
Mặc dù là nước tương đối đông dân của EU, do hạ tầng cơ sở phát triển đồng đều trên cả
nước nên phân bố dân cư cũng đồng đều, không tập trung quá đông ở các thành phố lớn. Với dân
số gần 60 triệu người, chỉ có 3 trong số 20 thành phố đông dân nhất của Italia có trên 1 triệu người
là Thủ đô Roma (Rome): 2.65 triệu người, Milano (Milan): 1,31 triệu người, Napoli (Naples): 1,05
10
triệu người. Mức độ đô thị hóa ở Italia là 90% và là nơi tập trung nhiều thành phố tôn giáo lớn
trên thế giới. Điều này rất thuận lợi cho các nhà marketing quốc tế, bời vì thực hiện nhiệm vụ ở
những nơi đô thị hóa cao luôn dễ dàng hơn ở những nơi đô thị hóa thấp.
4.Môi trường chính trị - luật pháp
4.1.Lịch sử
Italia có lịch sử lâu đời gắn liên với lịch sử La Mã cổ đại. Đế chế La Mã sau thời kỳ hưng
thịnh đã đi vào suy thoái từ thể kỷ thứ 2 sau công nguyên do chiến tranh giữa các vương triều và bị
các nước đế quốc bên ngoài đô hộ. Từ thế kỷ 14, Italia đã bước vào thời kỳ phục hưng và trở thành
trung tâm thương mại, văng hóa của Châu Âu thế kỷ 15,16. Năm 1861 vua Vittorio Emanuelle II
đã sáp nhập các quốc gia đô thị riêng lẻ và 2 đảo lớn là Sardegna và Sicilia thành một quốc gia là
Italia. Từ đó Italia được thống nhất và bước vào thời kỳ phát triển hiện đại, với một số điểm mốc
lịch sử
• 1922: Mussolini lên cầm quyền, thi hành chính sách độc tài phát xít
• Tháng 7/1943: chế độ phát xít của Italia bị lật đổ
• Tháng 4/1945: Italia được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức
• Ngày 2/6/1946: nước Cộng hòa Italia được thành lập (ngày quốc khánh Italia)
• 1949: Italia gia nhập NATO
• 1957L Italia gia nhập EEC (EU ngày nay)
4.2.Môi trường chính trị
Toàn nước Italia chia làm 20 đơn vị hành chính cấp vùng, gồm có 15 vùng: Abruzzo.
Basilicata, Calabria, Campania, Emilia – Romagna, Lazio, Liguria, Lombardia, Veneto và 5 vùng
tự trị là Friuli – Venezia, Giulia, Sardegna, Sicilia, Trentino-Alto Adige, Valle d’Aosta. Mỗi vùng
gồm nhiều tỉnh, thủ đô Roma thuộc vùng Lazio
Theo qui định hiến pháp của Italia tháng 12/1947
• Italia có chế độ cộng hòa, tách rời thiên chúa giáo
• Quốc hội là cơ quan lập hiến cao nhất, nhiệm kỳ 5 năm, gồm nhiều thượng nghị viện với
315 ghế và hạ nghị viện với 630 ghế, trong đó có 475 ghế được dân bầu trực tiếp và 55 ghế
được bầu bởi đại diện các vùng. Nhiệm kỳ của các hạ nghị sỹ là 5 năm
• Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng. Thủ tướng
được tổng thống chỉ định và hai nghỉ viện thông qua – hiện nay là Ngài Romano Prodi, từ
11
17/5/2006. Thủ tướng đứng ra thành lập nội các và đề nghị danh sách các bộ trưởng. Chính
phủ được quốc hội bầu thông qua bỏ phiếu tín nhiệm
• Italia có hơn 20 đảng, chủ yếu tập trung vào 2 liên minh đối lập:
o Liên minh cầm quyền trung tả, do thủ tướng Prodi đứng đầu, bao gồm liên minh
"cây Ô- liu" (trong đó có Đảng Dân chủ Cánh tả, trước tháng 10.1990 là bộ phận
chủ yếu của Đảng cộng sản Italia), liên minh Hoa cúc (gồm Đảng Nhân dân Italia,
Đảng Hoa hồng, Đảng cấp tiến, Đảng Cộng sản Italia, liên đoàn Xanh, Đảng cộng
sản tái lập, Đảng Giá trị Italia, Liên minh Dân chủ Châu Âu, Phong trào Cộng hòa
châu Âu)
o Liên minh đối lập Trung hữu "Ngôi nhà tự do" do cựu thủ tướng Berlusconi
đứng đầu, bao gồm: Đảng Italia Tiến lên, Liên minh dân tộc, Liên minh Dân chủ
Thiên chúa giáo Trung tâm, Liên đoàn Phương bắc, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo,
các đảng khác không thuộc liên minh nào như: "Đảng Xã hội Italia mới, Đảng
Cộng hòa Italia, Đảng Xã hội Luân phiên, Đảng phong trào Xã hội "ngọn lửa 3
màu" ...
Chính phủ hiện nay là chính phủ thứ 60 của Italia, được thành lập từ 5/2006, thuộc Liên minh
Trung tả.
4.3.Pháp luật (liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu vào EU nói chung và Italia nói riêng)
4.3.1. Chính sách thương mại của EU
Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp
với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo
vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, gây khó khăn cho các nước đang phát triền khi
xuất khẩu các mặt hàng này vào các nước trong khối EU. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong
khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo,
đường, chuối, sắn lát…
Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nghiêm
ngặt trở thành 1 thách thức to lớn cho các nước xuất khẩu ngoài khối EU. Như thế các mặt hàng
12
nhập khẩu vào 1 nước thành viên bất kì trong EU phải đạt tiêu chuần do cả Cộng đồng, đòi hỏi
hàng hóa của các nước đang phát triển như Việt Nam muốn nhập vào thị trường khó tính này phải
nâng cao được chất lượng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn và song song đó phải đạt được
các chứng nhận đặc biệt như:
Cá nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận đặc biệt đảm bảo hàm
lượng thủy ngân trong mức cho phép, Động vật sống, cá, động vật có vỏ hoặc thịt được bảo quản
lạnh, mỡ lợn, các loại da sống hoặc đã sấy khô, len, tóc phải có giấy chứng nhận y tế được cấp bởi
Cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất xứ...Bên cạnh đó, còn phải chú trọng việc nghiên cứu và cập
nhật công nghệ của các nước tiên tiến để sớm phát triển cho kịp với xu thế chung của thế giới.
Ngoài các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về nông nghiệp, EU duy trì
hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần trị giá và số lượng các sản phẩm
được trợ cấp xuất khẩu.
EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào lãnh thổ mình như thủ
tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ, quy tắc và tiêu
chuẩn chất lượng hàng hoá, chống bán phá giá...nhẳm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, gây
khó khăn cho nước ngoài khi thâm nhập thị trường và khó cạnh tranh với các ngành trong nước
khi đã gia nhập thị trường EU hoặc hạn chế việc thâm nhập đe dọa sự tồn tại của các ngành công
nghiệp cũng như nông nghiệp của khối EU…
Tất cả các nước thành viên EU phải áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với ngoài
khối. Uỷ ban Châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký các Hiệp định
thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
13