Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu động học phản ứng fenton trong xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
∗∗ ∗∗∗∗ ∗∗∗∗∗ ∗∗∗∗ ∗

VÕ CHÍ CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG FENTON
TRONG XỬ LÝ NƯỚC RÒ RỈ TỪ BÃI CHÔN LẤP
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Chuyên ngành

: Công nghệ Môi trường

Mã số

: 60 85 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 - 2006


i

LỜI CẢM ƠN

Xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến thầy PGS. TS. Nguyễn Văn Phước đã hết lòng
hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn cao học này.
Xin chân thành cảm ơn thầy, cô và đồng nghiệp thuộc Khoa Môi trường, Trường
đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.


Xin cảm ơn các bạn cùng lớp, các bạn sinh viên Khoa Môi trường khoá 2002 đã
nhiệt tình giúp đỡ và có những đóng góp lớn trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
Cuối cùng, xin chia sẻ niềm vinh dự này cùng gia đình, bạn bè xa gần đã động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

VÕ CHÍ CƯỜNG


ii

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN

Luận văn gồm các nội dung chính sau :


Nghiên cứu động học phản ứng Fenton oxy hóa các chất hữu cơ khó phân
huỷ sinh học trong nước rò rỉ từ bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.



Nghiên cứu sử dụng hiệu quả oxy già dư nhằm điểu khiển và nâng cao hiệu
quả xử lý COD quá trình oxy hóa Fenton nước rác.



Nghiên cứu khả năng xử lý sinh học của nước rác sau khi oxy hóa.

Kết quả nghiên cứu động học phản ứng Fenton xử lý COD khó phân huỷ sinh
học trong nước rác cho thấy : COD giảm nhanh ngay trong thời gian đầu phản ứng do
sự tạo thành tức khắc của gốc oxy hóa mạnh hydroxyl OH*; sau đó phản ứng Fenton

hầu như không diễn ra, dù nồng độ oxy già còn cao nhưng tốc độ xử lý COD thấp.
Phương pháp sinh học hiếu khí không hiệu quả trong việc xử lý nước rác sau oxy
hóa Fenton.
Đề tài đã nghiên cứu bổ sung xúc tác Fe2+ theo bậc giúp sử dụng hiệu quả oxy
già dư, nâng cao hiệu quả xử lý COD của quá trình Fenton và rút ngắn thời gian phản
ứng.


iii

ABSTRACT

This thesis contains the following contents :


Research on the kinetics of Fenton process to oxidate non-biodegradable
organic substances in municipal landfill leachate.



Research on utilizing H2O2 residual to control Fenton process and to enhance
COD removal efficiency.



Research on biological treatment ability of leachate after Fenton oxidation.

Some results of the kinetics of Fenton process in laboratory condition show that :
COD of leachate is rapidly reduced because of instant hydroxyl (OH*) generation;
After that, OH* generation almost does not happen, COD removal efficiency is low

although hydrogen peroxide concentration is still high.
Aerobic biological process is not effective in treating leachate after Fenton
process.
The application of three-stage Fe2+ catalysis utilizes H2O2 residual, enhances
COD removal efficiency and shortens reaction time.


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... I
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ................................................................................ II
ABSTRACT ...................................................................................................................... III
MỤC LỤC ......................................................................................................................... IV
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................VII
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ IX
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. X
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1.1. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
1.3. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 3
1.4.1. Phương pháp tham khảo, tổng hợp tài liệu ................................................. 3
1.4.2. Phương pháp phân tích................................................................................ 4
1.4.3. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa ................................... 4
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình .................................. 4
1.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 4
1.5. TÍNH MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 5
1.5.1. Tính mới ...................................................................................................... 5

1.5.2. Ý nghóa khoa học ........................................................................................ 5
1.5.3. Ý nghóa thực tiễn ........................................................................................ 5
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 7
TỔNG QUAN ..................................................................................................................... 7
2.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RÁC VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ .............................. 7
2.1.1. Thành phần và tính chất nước rác .............................................................. 7
2.1.2. Tổng quan về công nghệ xử lý nước rỉ rác ................................................. 9


v

2.1.2.1. Tình hình xử lý nước rác trên thế giới ............................................... 9
2.1.2.2. Tình hình xử lý nước rác tại Việt Nam............................................. 12
2.2. TỔNG QUAN VỀ PHẢN ỨNG FENTON ........................................................ 18
2.2.1. Cơ chế của phản ứng Fenton .................................................................... 18
2.2.2. Các ứng dụng phản ứng Fenton trong xử lý ô nhiễm ............................... 25
2.2.3. Các nghiên cứu về động học phản ứng Fenton ........................................ 26
2.3. TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG................................................... 27
2.3.1. Tốc độ phản ứng ....................................................................................... 27
2.3.2. Xử lý dữ kiện động học ............................................................................ 28
2.3.3. Một số lưu ý khi nghiên cứu động học phản ứng bằng thực nghiệm ....... 30
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................... 32
NỘI DUNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 32
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 32
3.1.1. Nghiên cứu xây dựng phương trình động học ........................................... 32
3.1.1.1. Xác lập phương trình động học ........................................................ 32
3.1.1.2. Xác định vùng nghiên cứu động học phản ứng ................................ 33
3.1.1.3. Tổ chức thí nghiệm, xử lý số liệu động học ..................................... 34
3.1.2. Giải thích động học phân huỷ COD nước rác bằng phản ứng Fenton...... 36
3.1.3. Nghiên cứu sử dụng hiệu quả oxy già dư ................................................. 38

3.1.4. Nghiên cứu khả năng xử lý sinh học của nước rác sau oxy hóa .............. 39
3.1.4.1. Quy hoạch thực nghiệm .................................................................... 40
3.1.4.2. Tối ưu hóa thực nghiệm.................................................................... 41
3.2. CHUẨN BỊ MẪU .............................................................................................. 42
3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM ............................................................ 44
3.3.1. Mô hình nghiên cứu phản ứng oxy hóa .................................................... 44
3.3.2. Mô hình nghiên cứu động học phản ứng .................................................. 45
3.3.3. Mô hình lọc sinh học hiếu khí bằng xơ dừa .............................................. 46
3.3.4. Các phương pháp phân tích....................................................................... 47
3.4. THÍ NGHIỆM KHỬ OXY GIÀ DƯ BẰNG NATRI BISUNPHIT.................... 48
3.4.1. Khử oxy già dư bằng natri bisunphit......................................................... 48
3.4.2. Khử natri bisunphit dư............................................................................... 49
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................... 51
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 51
4.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TÌM ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG PHÙ HP ............. 51
4.1.1. Xác định pH tối ưu cho phản ứng Fenton ................................................. 51
4.1.2. Xác định liều lượng oxy già và tỷ lệ phèn sắt/oxy già phù hợp .............. 52


vi

4.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG........... 56
4.2.1. Xác định các thông số động học khi CODvào=905 mg/l ........................... 56
4.2.2. Xác định các thông số động học khi CODvào=750 mg/l ........................... 59
4.2.3. Xác định các thông số động học khi CODvào=618 mg/l ........................... 61
4.3. GIẢI THÍCH ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG FENTON XỬ LÝ NƯỚC RÁC ........ 63
4.3.1. Kết quả thí nghiệm quá trình tiêu hao của oxy già .................................. 63
4.3.2. Kết quả thí nghiệm đo nồng độ nitrat theo thời gian................................ 64
4.3.3. Kết quả thí nghiệm động học quá trình oxy hóa bậc 2 ............................ 65
4.3.4. Giải thích động học phản ứng Fenton phân huỷ nước rác ........................ 66

4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HIỆU QUẢ OXY GIÀ DƯ .................. 67
4.4.1. Nghiên cứu phương án xúc tác phản ứng Fenton theo bậc ...................... 67
4.4.1.1. Xúc tác 2 bậc .................................................................................... 67
4.4.1.2. Xúc tác 3 bậc .................................................................................... 69
4.4.1.3. Xúc tác 4 bậc .................................................................................... 72
4.4.1.4. Nghiên cứu liều lượng sắt (II) thích hợp cho quá trình xúc tác 3 bậc
....................................................................................................................... 74
4.4.2. So sánh hiệu quả xử lý giữa các phương án oxy hóa ............................... 75
4.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XỬ LÝ SINH HỌC NƯỚC RÁC SAU OXY HÓA 78
4.5.1. Kết quả xử lý sinh học nước rác sau oxy hóa ........................................... 78
4.5.2. Tối ưu hóa thực nghiệm ............................................................................ 79
CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 82
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 82
5.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 84
PHỤ LỤC A...................................................................................................................... 85
SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG ........................ 85
PHỤ LỤC B...................................................................................................................... 92
XỬ LÝ SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM ĐỘNG HỌC ............................................................. 92
PHỤ LỤC C.................................................................................................................... 108
XỬ LÝ SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM XỬ LÝ SINH HỌC NƯỚC RÁC SAU OXY HÓA
.......................................................................................................................................... 108
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG........................................................................................... 112


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thành phần và tính chất nước rác điển hình.................................................... 8

Bảng 2.2. Thành phần và tính chất nước rác của bãi chôn lấp Gò Cát và
Đông Thạnh .............................................................................................................. 8
Bảng 2.3. Mối liên hệ giữa tỷ số COD/TOC, BOD/COD, COD và tuổi bãi rác
với hiệu quả khử chất hữu cơ từ nước rác ............................................................. 10
Bảng 2.4. Mối liên hệ giữa tính chất nước thải và các giải pháp xử lý ......................... 10
Bảng 2.5. So sánh các phương pháp xử lý nước rác ....................................................... 11
Bảng 2.6. Các phản ứng chủ yếu trong quá trình Fenton ............................................... 19
Bảng 2.7. Năng lực oxy hóa tương đối của một số chất. ................................................ 20
Bảng 2.8. Hằng số tốc độ phản ứng (mol-1s-1) của gốc OH* so với ozon....................... 27
Bảng 3.1. Bảng số liệu để xây dựng phương trình hồi quy ............................................ 35
Bảng 3.2. Bảng tóm tắt các thông số của phương án thực nghiệm ................................ 41
Bảng 3.3. Phương án thực nghiệm 2 yếu tố toàn phần ................................................... 41
Bảng 3.4. Tính chất nước rác trước và sau khi chuẩn bị mẫu......................................... 44
Bảng 3.5. Thí nghiệm khử oxy già dư ............................................................................ 48
Bảng 3.6. Thí nghiệm sục khí khử NaHSO3 dư .............................................................. 50
Bảng 4.1. Thí nghiệm xác định pH tối ưu của quá trình oxy hóa ................................... 51
Bảng 4.2. Biến thiên COD khi thay đổi liều lượng hóa chất khi CODvào=905mg/l ....... 52
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát liều lượng oxy già phù hợp khi CODvào=750 mg/l............. 54
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát liều lượng oxy già khi CODvào=750 mg/l........................... 55
Bảng 4.5. Kết quả thí nghiệm động học phản ứng khi CODvào=905 mg/l ..................... 56
Bảng 4.6. Động học giai đoạn đầu khi CODvào=905mg/l ............................................... 57
Bảng 4.7. Số liệu xây dựng phương trình hồi quy khi CODvào=905mg/l........................ 58
Bảng 4.8. Tổng hợp giá trị các thông số động học phản ứng khi CODvào=905mg/l ...... 59
Bảng 4.9. Kết quả thí nghiệm động học phản ứng khi CODvào=750 mg/l ..................... 60
Bảng 4.10. Tổng hợp giá trị các thông số động học phản ứng khi CODvào=750mg/l .... 61
Bảng 4.11. Kết quả thí nghiệm động học phản ứng khi CODvào=618mg/l .................... 62


viii


Bảng 4.12. Tổng hợp giá trị các thông số động học phản ứng khi CODvào=618mg/l .... 63
Bảng 4.13. Thí nghiệm xác định sự tiêu hao của oxy già ở pH = 3,5 ............................ 64
Bảng 4.14. Biến đổi nồng độ nitrat theo thời gian oxy hóa............................................ 64
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát động học quá trình oxy hóa bậc 2.................................... 65
Bảng 4.16. Khảo sát thời gian xúc tác phản ứng Fenton 2 bậc ...................................... 68
Bảng 4.17. Kết quả thí nghiệm quá trình xúc tác phản ứng Fenton 2 bậc ..................... 69
Bảng 4.18. Khảo sát thời gian xúc tác phản ứng Fenton 3 bậc ...................................... 70
Bảng 4.19. Kết quả khảo sát quá trình xúc tác phản ứng Fenton 3 bậc ......................... 71
Bảng 4.20. Khảo sát thời gian xúc tác phản ứng Fenton 4 bậc ...................................... 73
Bảng 4.21. Kết quả khảo sát quá trình xúc tác phản ứng Fenton 4 bậc ......................... 74
Bảng 4.22. Nghiên cứu liều lượng sắt (II) thích hợp cho quá trình xúc tác 3 bậc .......... 75
Bảng 4.23. Tổ chức thí nghiệm khảo sát 3 phương án oxy hóa...................................... 77
Bảng 4.24. Kết quả thí nghiệm khảo sát 3 phương án oxy hóa...................................... 77
Bảng 4.25. Ưu điểm của công nghệ xúc tác phản ứng Fenton 3 bậc ............................. 78
Bảng 4.26. Kết quả xử lý sinh học nước rác sau oxy hóa .............................................. 79
Bảng 4.27. Kết quả thực hiện tối ưu hóa ........................................................................ 80
Bảng 4.28. Các số liệu thí nghiệm tối öu hoùa ................................................................ 80


ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Công nghệ xử lý nước rác tại bãi rác Tam Tân .............................................. 13
Hình 2.2. Công nghệ xử lý nước rác mới (Viện Kỹ thuật Nhiệt đới)............................. 14
Hình 2.3. Công nghệ xử lý nước rác mới (Khoa môi trường)......................................... 15
Hình 2.4. Công nghệ xử lý nước rác cũ (Khoa Môi trường).......................................... 17
Hình 3.1. Mô hình sục khí kéo dài .................................................................................. 42
Hình 3.2. Sơ đồ các bước chuẩn bị mẫu.......................................................................... 43
Hình 3.5. Mô hình lọc sinh học xơ dừa ........................................................................... 46
Hình 4.1. Biến thiên COD theo pH................................................................................. 52

Hình 4.2. Hiệu quả oxy hóa theo nồng độ oxy già khi CODvào=905mg/l ...................... 53
Hình 4.3. Hiệu quả oxy hóa theo nồng độ muối sắt khi CODvào=905mg/l..................... 53
Hình 4.4. Hiệu quả xử lý COD theo liều lượng oxy già khi CODvào=750mg/l............... 54
Hình 4.5. Hiệu quả xử lý COD theo liều lượng oxy già khi CODvào=618mg/l............... 55
Hình 4.6. Biến thiên COD và H2O2 khi CODvào=905 mg/l............................................. 57
Hình 4.7. Biến thiên COD và H2O2 khi CODvào=750mg/l .............................................. 60
Hình 4.8. Biến thiên COD và H2O2 khi CODvào=618 mg/l............................................. 62
Hình 4.9. Biến thiên COD và H2O2 trong quá trình oxy hóa bậc 2 ................................ 66
Hình 4.10. Sơ đồ xúc tác phản ứng Fenton 2 bậc ........................................................... 68
Hình 4.11. Sơ đồ xúc tác phản ứng Fenton 3 bậc ........................................................... 70
Hình 4.12. Biến thiên COD và oxy già dư trong quá trình xúc tác phản ứng Fenton 3
bậc (CODvào = 665mg/l; H2O2 =2 ml/l).................................................................... 72
Hình 4.13. Sơ đồ xúc tác phản ứng Fenton 4 bậc ........................................................... 73
Hình 4.14. Phương án oxy hóa 3 bậc .............................................................................. 76
Hình 4.15. Phương án oxy hóa 3 bậc cải tiến ................................................................. 76
Hình 4.16. Phương án xúc tác phản ứng Fenton 3 bậc ................................................... 76
Hình 5.1. Công nghệ xử lý COD khó phân huỷ sinh học trong nước rác ....................... 83


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD :
BVTV :
COD :
DO
:
ĐHBK :
E%
:

EM
:
FBR :
HCM :
KPHÑ :
MBR :
NXB :
PAC :
RO
:
SBR :
SS
:
TKN :
TCVN :
TP
:
TOC :
TT
:
UF
:
USEPA :
UV
:
VFA :
VOC :

Nhu cầu oxy sinh hóa - Biological Oxygen Demand
Bảo vệ thực vật

Nhu cầu oxy hóa học - Chemical Oxygen Demand
Ôxy hòa tan - Dissolved Oxygen
Đại học Bách khoa
Hiệu quả xử lý theo COD
Chế phẩm sinh học EM - Effevtive Microoganisms
Bể phản ứng vật liệu giả lỏng - Fluidized Bed Reactor
Hồ Chí Minh
Không phát hiện được
Bể sinh học màng vi lọc - Membrane BioReactor
Nhà xuất bản
Than hoạt tính dạng bột - Powdered Activated Cacbon
Thẩm thấu ngược - Reverse Osmosis
Bể phản ứng hoạt động theo mẻ - Sequencing Batch Reactor
Chất rắn lơ lững - Suspended Solids
Tổng nitơ Kjeldhal - Total Kjeldhal Nitogen
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thành phố
Tổng cacbon hữu cơ - Total Organic Cacbon
Thứ tự
Lọc Untra - Ultra Filtration
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
Tử ngoại, cực tím - Ultraviolet
Axit béo bay hơi - Volatile Fatty Acid
Chất hữu cơ bay hôi - Volatile Organic Cacbon


1

Chương 1


MỞ ĐẦU

1.1. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta hiện nay, rác thải đô thị ngày càng phát sinh, có khối lượng lớn và
thành phần chất ô nhiễm phức tạp, đã và đang gây nên những áp lực nặng nề đến môi
trường, đặc biệt là tại các đô thị có dân cư đông đúc. Việc xử lý rác thải đô thị tại các
bãi chôn lấp đã góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm do rác thải. Tuy nhiên, trong
quá trình chôn lấp lại phát sinh các nguồn ô nhiễm thứ cấp như nước rò rỉ, khí sinh
học từ bãi rác, côn trùng gây bệnh, mùi hôi... Trong số đó, nước rác là nguồn ô nhiễm
nghiêm trọng nhất và là một trong những vấn đề nan giải đang được sự quan tâm của
toàn xã hội. Thực trạng cho thấy, nước rác gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường
bởi hàm lượng chất hữu cơ rất cao: COD dao động từ 3.000 lên đến 50.000 - 90.000
mg/l, hàm lượng nitơ vào khoảng 400 - 1.200 mg/l, thêm vào đó thành phần các độc
tố, kim loại nặng và vi khuẩn gây bệnh cũng đáng kể. Nước rác nếu không được xử lý
đạt tiêu chuẩn, khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, ảnh
hưởng trực tiếp hoạt động sống của dân cư sinh sống xung quanh bãi rác.
Các nghiên cứu xử lý nước rác đã được thực hiện bởi nhiều đơn vị như : Công ty
môi trường EPC, Centema, Công ty cổ phần An Sinh, Trung tâm nghiên cứu công
nghệ và thiết bị, Công ty Đức Lâm, một số công trình xử lý nước rác đã được xây
dựng và được tài trợ bởi nước ngoài… nhưng kết quả cuối cùng cho thấy nước sau xử lý
có COD không đạt tiêu chuẩn thải vào môi trường. Đặc biệt là các giải pháp sinh học
không thể nào xử lý được triệt để COD trong nước rác, nước sau xử lý có nồng độ
COD không đạt tiêu chuẩn thải loại B theo TCVN 5945:1995 và còn chứa nhiều các
chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học. Các phương pháp hóa lý như lọc màng, hấp phụ
cũng được áp dụng để nghiên cứu xử lý nước rác và đem lại kết quả nhất định, tuy
nhiên vẫn chưa xử lý được triệt để các chất ô nhiễm. Hơn nữa, các phương pháp hóa
lý về bản chất là tách dòng ô nhiễm chứ không phải là xử lý các chất ô nhiễm thành
các chất ít ô nhiễm hơn, do đó các dòng thải phụ được tách ra chứa thành phần oâ



2

nhiễm cao và cần phải tiếp tục được xử lý. Các thiết bị như lọc màng, than hoạt tính...
khi xử lý nước rỉ rác ở Việt Nam rất hay bị nghẹt, hoạt động không ổn định theo thời
gian và đòi hỏi phải bảo dưỡng và thay thế liên tục.
Công nghệ xử lý nước rác vẫn đang là vấn đề nan giải ở nước ta. Vẫn còn nhiều
vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu mà đặc biệt là việc xử lý COD nước rác đạt tiêu
chuẩn quy định. Chính vì vậy, phương pháp xử lý hóa học đã được đưa vào nghiên cứu
nhằm tìm ra một công nghệ thích hợp. Trong các nghiên cứu áp dụng xử lý hóa học đã
thực hiện tại Việt Nam, đáng chú ý là nghiên cứu xử lý nước rác bằng phản ứng
Fenton. Vì nước rác lâu năm hoặc sau khi xử lý sinh học chứa các chất hữu cơ khó
phân huỷ nên chọn phương pháp oxy hóa là phù hợp, trong đó phương pháp Fenton
được xem là hiệu quả hơn so với các phương pháp oxy hóa bậc cao khác. Phương pháp
Fenton có khả năng xử lý COD khó phân huỷ sinh học trong nước rác đạt tiêu chuẩn
môi trường loại B theo TCVN 5945:1995. Kết quả nghiên cứu xử lý nước rác tại
phòng thí nghiệm và triển khai trên mô hình pilot 1.000 m3/ngày tại bãi rác Đông
Thạnh cho thấy công nghệ oxy hóa Fenton có các ưu điểm như :
+ Công nghệ thích ứng nhanh khi có sự biến động về thành phần và tính chất
nước rác theo thời gian chôn lấp.
+ Đảm bảo xử lý COD khó phân huỷ sinh học trong nước rác đạt tiêu chuẩn môi
trường.
+ Xử lý các chất ô nhiễm trong nước rác thành các chất ít ô nhiễm hơn hoặc
không ô nhiễm.
Tuy nhiên, việc xử lý COD nước rác đạt tiêu chuẩn môi trường bằng phương
pháp oxy hóa Fenton đòi hỏi chi phí hóa chất cao, cho nên phương pháp này chưa
được áp dụng. Để giảm chi phí hóa chất thì cần phải nâng cao hiệu quả xử lý COD
của quá trình oxy hóa Fenton hoặc nghiên cứu kết hợp quá trình Fenton với phương
pháp sinh học. Trong khi đó, động học phản ứng Fenton phân huỷ chất hữu cơ trong
nước rác vẫn chưa được nghiên cứu nên việc áp dụng phương pháp này còn hạn chế.
Dó vậy, việc nghiên cứu sâu hơn về động học nhằm điều khiển và nâng cao hiệu quả

xử lý của phản ứng Fenton là hết sức cần thiết.


3

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu động học phản ứng Fenton oxy hóa các chất hữu cơ khó phân huỷ
sinh học trong nước rác từ bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.
- Nghiên cứu sử dụng hiệu quả oxy già dư nhằm điểu khiển và nâng cao hiệu quả
xử lý COD của quá trình oxy hóa Fenton.
- Nghiên cứu khả năng xử lý sinh học của nước rác sau khi oxy hóa Fenton.
1.3. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị sau
khi qua các công trình xử lý sinh học có chứa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học,
COD cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép thải vào môi trường.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế, tác giả đã sử dụng nước rò rỉ từ bãi rác Gò Cát,
thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu : nước rác sau khi qua bể UASB trong hệ thống
xử lý nước rò rỉ bãi rác Gò Cát được đem về phòng thí nghiệm và cho qua thiết bị xử
lý sinh học hiếu khí để loại bỏ phần lớn các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học;
nước rác này sẽ tiếp tục được keo tụ bằng phèn nhôm để giảm một phần COD, được
khử nitrit và bổ sung muối duy trì TDS như mẫu nước rác ban đầu, sau đó được sử
dụng để nghiên cứu.
- Để kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, tác giả sẽ tiến
hành nghiên cứu động học phản ứng Fenton tại vùng giá trị COD khó phân huỷ sinh
học mà các công trình xử lý nước rác trong thực tế hay gặp phải.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp tham khảo, tổng hợp tài liệu
- Điều tra, phân tích các số liệu về tính chất nước rò rỉ của các bãi chôn lấp chất
thải rắn đô thị ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tìm hiểu các nghiên cứu và các
công nghệ xử lý nước rác đã được thực hiện và áp dụng trong và ngoài nước.

- Tham khảo các nghiên cứu về động học và cơ chế phản ứng Fenton trong xử lý
nước thải chứa chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học... đã được thực hiện để từ đó phân
tích, tổng hợp và xác định hướng nghiên cứu mới.


4

1.4.2. Phương pháp phân tích
Việc phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, sinh được thực hiện thường xuyên trong quá
trình nghiên cứu. Cụ thể như sau :
- Tất cả các chỉ tiêu phân tích được thực hiện gồm có: nhiệt độ, pH, TDS, COD,
BOD5, H2O2 , NO3-, NO2-.
- Việc xác định động học phản ứng sẽ phân tích thường xuyên các chỉ tiêu COD,
pH và H2O2 dư trong nước. Do đó, cần phải chọn phương pháp phù hợp để có thể phân
tích nhanh các chỉ tiêu này :
+ Các chỉ tiêu pH, COD được phân tích theo Standard Methods, Hoa Kỳ.
+ H2O2 được phân tích theo phương pháp chuẩn độ iốt với chất chỉ thị hồ tinh bột.
Đây là phương pháp xác định nhanh và khá chính xác oxy già dư trong nước nên thuận
lợi cho việc nghiên cứu động học phản ứng.
1.4.3. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa
- Quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa phản ứng Fenton: bố trí các thí nghiệm để
tìm ra pH tối ưu, liều lượng oxy già và tỷ lệ oxy già/phèn sắt phù hợp nhằm đạt hiệu
quả xử lý COD cao với chi phí chấp nhận được.
- Khi nghiên cứu xử lý sinh học nước rác sau oxy hóa sẽ tiến hành quy hoạch
thực nghiệm 2 yếu tố toàn phần để tìm phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ
giữa hiệu quả xử lý sinh học COD với 2 yếu tố tác động là thời gian phản ứng và nồng
độ oxy già. Tiếp đó, thực hiện tối ưu hóa quá trình xử lý sinh học COD nước rác sau
oxy hóa bằng cách sử dụng phương pháp tối ưu hóa thực nghiệm đường dốc nhất.
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình
- Nghiên cứu và bố trí thí nghiệm oxy hóa Fenton trên mô hình theo mẽ ở các

điều kiện phản ứng khác nhau để tối ưu hóa quá trình và xác định động học phản ứng.
- Sử dụng mô hình lọc sinh học hiếu khí bằng xơ dừa dạng mẽ để nghiên cứu xử
lý nước rác sau khi oxy hóa Fenton.
1.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp vi phân trong xử lý các số liệu động học : để hiệu chỉnh
các số liệu thí nghiệm không liên tục theo thời gian trong quá trình xây dựng phương


5

trình động học phản ứng sẽ sử dụng phương pháp vi phân diện tích bằng nhau (equalarea differentiation). Phương pháp vi phân diện tích bằng nhau có ưu điểm là loại bỏ
được các sai số khi thực hiện chuyển đổi số liệu rời rạc theo thời gian của nồng độ
thành giá trị vi phân tại từng thời điểm.
- Dùng phần mềm thống kê STATGRAPHICS để xác định phương trình động học
theo phương pháp hồi quy bội (Multiple Regression), từ đó xác định được các thông số
động học cũng như xác định khoảng tin cậy của các thông số động học (mỗi thí
nghiệm ôxy hóa xác định động học phản ứng ở những điều kiện khác nhau được lặp
lại 3 lần). Phần mềm này còn được sử dụng để tìm ra phương trình hồi quy trong quá
trình quy hoạch thực nghiệm xử lý sinh học nước rác sau oxy hóa.
1.5. TÍNH MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Tính mới
- Chưa có nghiên cứu nào trước đây về động học phản ứng Fenton trong xử lý
nước rác được thực hiện.
- Lần đầu tiên đề xuất công nghệ xúc tác phản ứng Fenton theo bậc giúp sử dụng
hiệu quả oxy già dư trong quá trình oxy hóa Fenton nhờ đó nâng cao hiệu quả xử lý
COD, rút ngắn thời gian phản ứng và giảm liều lượng hóa chất sử dụng.
1.5.2. Ý nghóa khoa học
- Xác định được động học phản ứng Fenton phân huỷ các chất hữu cơ khó phân
huỷ sinh học trong nước rác. Xây dựng phương trình và hệ số động học.
- Xác định được cách thức và các điều kiện phản ứng nhằm sử dụng hiệu quả

oxy già dư, nâng cao khả năng xử lý COD của quá trình oxy hóa Fenton.
1.5.3. Ý nghóa thực tiễn
- Cho đến nay, việc ứng dụng phản ứng Fenton trong xử lý nước rác đã mang lại
những thành công đáng khích lệ, đó là việc xử lý tốt các chất hữu cơ khó phân huỷ
sinh học có trong nước rác đạt tiêu chuẩn thải vào môi trường (COD ≤ 100 mg/l). Tuy
nhiên, phương pháp này vẫn chưa được áp dụng bởi chi phí hóa chất. Việc nghiên cứu
động học phản ứng Fenton xử lý nước rác cho thấy sự lãng phí của oxy già trong quá


6

trình oxy hóa, từ đó dẫn đến việc nghiên cứu sử dụng hiệu quả oxy già dư, nâng cao
hiệu quả xử lý và điều khiển được quá trình oxy hóa Fenton.
- Để xử lý triệt để chất hữu cơ trong nước rác bằng phương pháp hóa học Fenton
là khá tốn kém. Do đó, cần phải nghiên cứu để tìm hiểu xem nên oxy hóa nước rác ở
mức độ nào là phù hợp, đảm bảo chuyển hóa các chất hữu cơ khó phân huỷ thành
dạng dễ phân huỷ sinh học nhằm áp dụng các công trình xử lý sinh học phía sau.


7

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RÁC VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
2.1.1. Thành phần và tính chất nước rác
Thành phần nước rác thay đổi rất nhiều, từ bãi rác này đến bãi rác khác. Bị ảnh
hưởng của các yếu tố sau:
• Thành phần rác
• Tuổi bãi rác

• Chế độ vận hành của bãi rác, chiều sâu chôn rác
• Thời tiết
• Điều kiện thủy văn khu vực
• Hoạt động hóa học, sinh học, độ ẩm, nhiệt độ, pH, mức độ ổn định.
Nhìn chung, ở những bãi rác mới (giai đoạn axit), nước rác thường có pH thấp,
nồng độ BOD5, TOC, COD và kim loại nặng cao; còn ở những bãi rác lâu năm (giai
đoạn mêtan của quá trình phân hủy), pH 6,5-7,5, nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn
đáng kể, nồng độ kim loại nặng giảm do phần lớn kim loại ít tan ở pH trung tính. Khả
năng phân hủy sinh học của nước rác cũng thay đổi theo thời gian, thể hiện qua tỉ số
BOD5/COD. Đối với nước rác ớ những bãi mới chôn lấp, tỉ số này sẽ ở khoảng trên 0,5
(Tỉ số 0,4-0,6 cho thấy chất hữu cơ trong nước rác có khả năng phân hủy sinh học);
còn ở những bãi chôn lấp lâu năm, tỉ số BOD5/COD thường là 0,05-0,2. Ngoài ra,
nồng độ các chất ô nhiễm trong thành phần nước rác cũng dao động theo mùa trong
năm (mùa mưa - mùa khô). Nước rác phát sinh từ chất thải rắn sinh hoạt có hàm lượng
chất ô nhiễm sinh học, vi sinh cao, trong khi đó nước rác sinh ra từø các bãi chôn lấp
chất thải công nghiệp thường có hàm lượng ô nhiễm vô cơ và kim loại nặng cao. Nhìn
chung, thành phần tính chất của nước rác liên quan chặt chẽ với thành phần đặc trưng
của rác.


8

Bảng 2.1. Thành phần và tính chất nước rác điển hình
Giá trị, mg/l
Thành phần
BOD5
TOC
COD
Chất rắn hòa tan
Tổng chất rắn lơ lửng

Nitơ hữu cơ
Amoniac
Nitrat
Tổng lượng photpho
Othophopho
Độ kiềm theo CaCO3
pHa
Độ cứng theo CaCO3
Canxi
Magie
Clorua
Sunphat
Tổng sắt

Bãi mới (dưới 2 năm)
Khoảng
Trung bình
2.000-55.000
10.000
1.500-20.000
6.000
3.000-90.000
18.000
10.000-55.000
10.000
200-2.000
500
10-800
200
10-800

200
5-40
25
5-100
30
4-80
20
1.000-20.900
3.000
4,5-7,5
6
300-25.000
3.500
50-7.200
1.000
50-1.500
250
200-5.000
500
50-1.825
300
50-5.000
60

Bãi lâu năm
(Trên 10 năm)
100-200
80-160
100-500
1.200

100-400
80-120
20-40
5-10
5-10
4-8
200-1.000
6,6-9
200-500
100-400
50-200
100-400
20-50
20-200

(Nguồn : [2], [10]
a : không có đơn vị)
Bảng 2.2. Thành phần và tính chất nước rác của bãi chôn lấp Gò Cát và
Đông Thạnh
Thành phần
pH
Độ kiềm, mg CaCO3/l
TOC
COD, mg O2/l
BOD, mg O2/l
VFA, meq/l
Caxit acetic
Caxit propionic
Caxit butyric
Caxit valeric


Nước rác Gò Cát
4.8-6.2
1.200-4.500
18.700-31.900
39.614-59.750
30.000-48.000
21.878-25.182
2.569-5.995
1.309-2.663
4.122-4.842
1.789-2.838

Nước rác Đông Thạnh
7.8 - 8.4
2.000 - 8.000
1.080 - 4.000
384 -1.100


9
SS, mg/l
VSS, mg/l
N tổng, mg/l
N-NH3, mg/l
N-NO3-, mg/l
Tổng phốtpho, mg/l
Ca2+
Mg2+
ClSO42Fe tổng coäng


1.760-4.311
1.120-3.190
336-2500
297-2350
5-8.5
55.8-89.6
1.670-2.739
404-678
4.100-4.890
1.590-2.340
204-208

125 - 640
450 - 1.450
400 - 1.360
1-3,2
10 - 31
980 - 2000
4.200 - 4.500
1.100 - 2.640
160 - 300

(Nguồn : Centema và Khoa Môi Trường-ĐHBK, 2002)
Nhận xét: nước rác có nồng độ các chất bẩn hữu cơ (BOD5, COD), các muối vô
cơ (Cl-, SO42-, CO32-) và các kim loại (Cu, Cd, Fe, Pb, Ni, Mn, Zn…) rất cao. Nước rác
còn chứa các hợp chất hữu cơ độc hại khác bao gồm các hydrocacbon aliphatic (béo),
vòng thơm, các chất hữu cơ bị halogen hóa như DDT, PCB có thể làm tăng khả năng
tạo phức với axit humic và funvic.
2.1.2. Tổng quan về công nghệ xử lý nước rỉ rác

2.1.2.1. Tình hình xử lý nước rác trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có 3 khuynh hướng xử lý nước rác :
- Xử lý sơ bộ nước rác để tuần hoàn, tái sử dụng trong nông nghiệp.
- Xử lý sơ bộ nước rác để đưa vào hệ thống cống rãnh đô thị.
- Xử lý nước rác đến đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận tự nhiên (qua hệ
thống phối hợp giữa các biện pháp hóa, lý, sinh học,…).
Sau đây là một số phương pháp giúp lựa chọn công nghệ xử lý nước rác đã được
áp dụng trên thế giới:


10

Bảng 2.3. Mối liên hệ giữa tỷ số COD/TOC, BOD/COD, COD và tuổi bãi rác
với hiệu quả khử chất hữu cơ từ nước rác
Đặc trưng nước rác
COD/TOC
BOD/COD
Tuổi bãi chôn lấp
COD (mg/l)
Xử lý sinh học
Kết tủa hóa học (với vôi)
Oxi hóa hóa học Ca(ClO)2
O3
Thẩm thấu ngược
Hấp phụ than hoạt tính
Nhựa trao đổi ion

Hiệu quả xử lý của quá trình
> 2,8
2-2,8

<2
>0,5
0,1-0,5
<0,1
Mới
Trung bình

(<5 năm)
(5-10 năm)
(>10 năm)
>10000
500-10000
>500
Tốt
Kháù
Kém
Kém
Khá
Kém
Kém
Khá
Khá
Kém
Khá
Khá
Khá
Tốt
Tốt
Kém
Khá

Tốt
Kém
Khá
Khá

(Nguồn : Chian and De Walle, 1977)

Bảng 2.4. Mối liên hệ giữa tính chất nước thải và các giải pháp xử lý
Tính chất nước thải

Hiệu quả giải pháp

BOD/COD

COD (mg/l)

Sinh học

Keo tụ

>0,5

>10.000

Tốt

Xấu

0,1-0,5


2.000-10.000

Trung bình

<0,1

<2000

Xấu

Khá tốt
Trung
bình

( Nguồn: QASIM, 1994)

Thẩm
thấu
ngược
Trung
bình

Than hoạt
tính
Xấu

Tốt

Trung bình


Tốt

Trung bình


11

Bảng 2.5. So sánh các phương pháp xử lý nước rác
Hữu cơ

Kim
loại

VOC

Nitơ

Chất
rắn

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt


-

-

Khá

Khá

-

Tốt

-

-

-

-

Tốt

Tốt

Tốt

-

-


-

Tốt

-

-

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Khá

Tốt

Tốt

Keo tụ/kết tủa

Kém

Khá


Kém

Tốt

-

Kém

Tốt

Oxy hóa

Kém

Khá

Khá

-

Khá

-

-

Trao đổi ion

Kém


Khá

Khá

Tốt

-

Khá

Tốt

Hấp phụ than hoạt tính

Kém

Khá

Tốt

-

Tốt

-

-

Tăng trưởng lơ lửng
hiếu khí


Tốt

Khá

Kém

Tốt

Tốt

Khá

Khá

Tốt

Khá

Kém

Tốt

Tốt

Khá

Khá

Tốt


Khá

Kém

Tốt

Tốt

Khá

Khá

Tốt

Khá

Kém

Tốt

Tốt

Khá

Khá

Quá trình xử lý

<5

năm

5-10
năm

>12
năm

Tốt

Tốt

Tuyển nổi

-

Tách khí
Lọc

Bay hơi tự nhiên

học

Quá trình lọc màng

Hóa
học

Sinh Màng cố định hiếu khí
học Tăng trưởng lơ lửng kỵ

khí
Màng cố định kỵ khí

(Nguồn : QASIM, 1994)
Kết quả nghiên cứu xử lý nước rác theo Chian và Dewall (1977), QASIM (1994)
đã công bố: đối với các bãi chôn lấp rác có độ tuổi khoảng 10 năm, tỉ lệ BOD/COD
khoảng 0,1 - 0,5 thích hợp cho xử lý nước rác bằng phương pháp hóa lý (keo tụ) và
hóa học (oxy hóa). Tuy vậy, nước rác từ các bãi chôn lấp có tính chất khác nhau nên
cần nghiên cứu và chọn công nghệ xử lý riêng. Phương pháp oxy hóa Fenton sử dụng
oxy già (H2O2) kết hợp với các chất xúc tác như Fe2+, Mn2+… là phương pháp khá phổ
biến được áp dụng nhằm oxy hóa triệt để các chất hữu cơ, đồng thời biến đổi những
chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản hơn dễ dàng bị phân hủy sinh học.
Phương pháp oxy hóa có khả năng khử tốt màu, mùi, BOD, COD, các chất hữu cơ, vô
cơ, kim loại và các chất độc hại. Tuy vậy, chi phí xử lý bằng phương pháp hóa học khá


12

cao nên chỉ được áp dụng ở công đoạn cuối cùng để xử lý triệt để chất ô nhiễm còn
lại.
Nhìn chung, nước rác ở các nước trên thế giới có thành phần, tính chất khác với
nước ta khá nhiều bởi vì thành phần chất hữu cơ ít.... Ở một số nước phát triển thì bãi
rác hầu như phát sinh rất ít nước rò rỉ. Vấn đề ô nhiễm từ nước rác và tìm ra công
nghệ xử lý phù hợp không phải là vấn đề nghiêm trọng và cấp thiết như ở Việt Nam.
2.1.2.2. Tình hình xử lý nước rác tại Việt Nam
Ở nước ta, các nghiên cứu xử lý nước rác đã và đang được thực hiện bởi nhiều
đơn vị nghiên cứu như: Viện kỹ thuật Nhiệt Đới, Centema, Công ty cổ phần An Sinh,
Công ty Đức Lâm, Công ty Thái Dương,… Tuy nhiên, vẫn chưa tìm ra đïc công nghệ
phù hợp xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn môi trường với chi phí vận hành chấp nhận
được.

Sau đây là một số công nghệ xử lý nước rác đã áp dụng ở Việt Nam :
a. Xử lý nước rác tại các bãi chôn lấp mới :
- Nước rác mới lấy từ bãi rác Gò Cát có COD rất cao dao động khoảng 7.00050.000 mg/l, tỉ lệ BOD/COD > 0,5 , pH trung bình 4,5-6,5. Trong các năm 2001 - 2002,
nước rác tại bãi chôn lấp Gò Cát được xử lý theo dây chuyền công nghệ của Hà Lan
bao gồm xử lý kỵ khí UASB, hiếu khí và lọc màng UF. Tuy nhiên, trong quá trình vận
hành, màng lọc UF phải làm việc quá tải do COD, TDS nước rác cao nên đã bị nghẹt,
dẫn đến phải dừng hệ thống để sửa chữa thiết bị và hoàn chỉnh lại công nghệ xử lý.
- Công nghệ xử lý tại bãi rác Tam Tân - Củ Chi do UEM Group đề xuất cho
trong hình 2.1. Quy trình xử lý mà UEM Group đề xuất bao gồm các công đoạn : Xử lý
sơ cấp keo tụ và lắng 1, tiếp theo là xử lý bằng thiết bị phân hủy kị khí và sau đó đưa
qua bể sinh học dạng mẽ SBR (có thiết bị khuấy trộn chìm tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình khử nitơ) và bể lắng 2; Nước sau lắng bơm đến hệ thống lọc cát áp lực, cuối
cùng qua hệ thống lọc Nano rồi thải vào môi trường.


13

Nước rác

Bể chứa

Bể trộn keo
tụ
Bể lắng 1

Bùn lắng

Bể phân hủy kị khí

Không khí


Bể SBR

Bể lắng 2

Hệ thống lọc áp lực

Bùn sinh
học
Hố chôn lấp
công nghiệp

Hệ thống lọc NANO

Thải ra môi trường

Hình 2.1. Công nghệ xử lý nước rác tại bãi rác Tam Taân


14

- Công nghệ xử lý nước rác mới của viện Kỹ thuật Nhiệt đới như sau:
Nước rác

Bể cân bằng
PAC

Bể trộn

Bể lắng


Bùn lắng

Bể UASB

Không khí

Bể FBR

Bể lắng 2

Hệ thống lọc màng

Hồ sinh học 1,2,3

Thải ra môi trường

Bùn sinh học

Hố chôn lấp
công nghiệp

Quay vòng về
các hố chôn
lấp rác

Hình 2.2. Công nghệ xử lý nước rác mới (Viện Kỹ thuật Nhiệt đới)
Nước rác từ các hố thu được đưa đến bể cân bằng để điều hòa tính chất, lưu
lượng, sau đó bơm đến bể phản ứng, trộn PAC. Kế tiếp nước thải qua bể lắng và đưa



×