Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.95 KB, 10 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng
Trong quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi mắt xích,
mỗi bộ phận của nền kinh tế phải hoạt động trơn chu, có hiệu quả thì mới đem lại
kết quả cao cho nền kinh tế. Nếu mỗi mắt xích bị đứt sẽ kéo theo sự khủng hoảng
của cả nền kinh tế.
Một nền kinh tế vững mạnh ổn định phải có sự kết hợp có hiệu quả của các
ngành sản xuất then chốt - đóng vai trò chủ đạo và có tác động lớn đến nền kinh tế.
Chúng có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau cùng phát triển hoặc cùng kìm hãm
nhau nếu một trong những ngành đó hoạt động không có hiệu quả.
Xây dựng cơ bản (XDCB) là một trong những ngành quan trọng ấy, nó có
tác dụng mạnh mẽ đến các ngành chủ đạo khác: công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại, dịch vụ... và kết quả là nó ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách rõ rệt.
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức năng tạo ra cơ sở
vật chất cho nền kinh tế. Nó tạo nên cơ sở vật chất xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và
quốc phòng cho đất nước. Vì vậy một bộ phận lớn của thu nhập Kinh tế Quốc dân
nói chung và của tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư tài trợ của nước ngoài
được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong một nền Kinh tế Quốc dân
xây dựng cơ bản đóng một vai trò chủ chốt trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng cho đất
nước.
So với các ngành khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật
rất đặc trưng, thể hiện rõ ở sản phẩm xây dựng và quá trình sáng tạo ra sản phẩm
của ngành. Sản phẩm xây dựng là những công trình sản xuất dân dụng có điều kiện
để đưa vào sản xuất, sử dụng phát huy và được gắn liền với địa hình nhất định. Sản
phẩm xây dựng có những đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu
dài, giá trị lớn. Nó mang tính ổn định, nơi sản xuất ra sản phẩm đồng thời là nơi sử
dụng và phát huy tác dụng khi sản phẩm hoàn thành.


- Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về nhiều mặt kinh tế chính trị,
kỹ thuật, nghệ thuật. Nó rất đa dạng và phong phú nhưng lại mang tính độc lập,
mỗi công trình được xây dựng theo thiết kế, kỹ thuật riêng ở một đặc điểm nhất
định.
Mỗi giai đoạn thi công bao gồm nhiều công việc khác nhau, chủ yếu là ở
ngoài trơi nên nó phải chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố thiên nhiên khách
quan như thời tiết khí hậu, bất thường... Do đó, quá trình thi công không ổn định,
nó luôn biến động theo địa điểm xây dựng và theo từng giai đoạn thi công của
công trình.
Các công trình đều được tiến hành thi công theo đơn hàng cụ thể, có thiết kế
kỹ thuật, mỹ thuật riêng theo yêu cầu của khách hàng. Khi thực hiện hợp đồng của
khách hàng thì đơn vị xây dựng phải thi công và bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết
kế và đảm bảo chất lượng công trình về kỹ thuật cũng như mỹ thuật.
1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất tại doanh nghiệp xây
dựng.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh nói chung, xây dựng cơ bản nói riêng các
doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí về lao động sống, đó là tiền thưởng và
các khoản phải trả cho người lao động cùng các chi phí khác về lao động vật hoá
như: chi phí nguyên vật liệu, phụ tùng, dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ.
Các loại chi phí này thường xuyên phát sinh và gắn liền với các hoạt động
của doanh nghiệp. Nhận biết được tầm quan trọng của quản lý chi phí sản xuất như
vậy mà trong mối loại hình doanh nghiệp có những hình thức quản lý chi phí sản
xuất khác nhau. Tuy vậy, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp
xây dựng cơ bản là quản lý chi phí theo dự toán.
Dự toán được lập trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật, định giá xây
dựng cơ bản, tỷ suất vốn đầu tư, lợi nhuận định mức, các thông tư, chế độ quản lý
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng
công trình gồm các khoản chi phí có liên quan như: Chi phí thi công, chi phí mua
sắm thiết bị, chi phí dự phòng, và các chi phí khác.

1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng có những đặc trưng riêng với
các ngành khác. Do vậy, việc quản lý quá trình đầu tư và xây dựng cơ bản là cả
một quá trình khó khăn phức tạp. Trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành
là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành trong xây dựng cơ bản hiện nay chỉ áp dụng hình
thức đấu thầu và chỉ định thầu, không áp dụng hình thức giao thầu. Vì vậy để trúng
thầu xây dựng thi công một công trình thì phải xây dựng một giá thầu hợp lý cho
công trình đó dựa trên cơ sở định mức đơn giá xây dựng, do Nhà nước ban hành
theo giá thành của doanh nghiệp đồng thời phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Để thực hiện được những điều trên, kế toán cần phải thực hiện tốt các nhiệm
vụ:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát
sinh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư lao động, sử dụng
máy thi công và các chi phí khác phát sinh ngoài dự toán, các khoản thiệt hại, mất
mát, hư hỏng...
- Tính toán chính xác, kịp thời mọi công tác xây lắp, các lao vụ hoàn thành
của doanh nghiệp.
- Đánh giá đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh ở từng công trình từng biện
pháp thi công của tổ, đội... trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi
phí sản xuất.
- Hạch toán chi phí sản xuất là vấn đề trọng tâm của công tác hạch toán xây
dựng. Tập hợp chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thực
hiện các định mức về chi phí vật tư, nhân công, máy thi công để từ đó xác định
được mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất để đưa ra biện pháp quản lý hiệu
quả.
Để thực hiện được yêu cầu đó phải tăng cường công tác sản xuất nói chung
và quản lý nói riêng.
1.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.

1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất.
Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh cần phải bỏ ra những chi phí
nhất định. Những chi phí này là điều kiện tiền đề bắt buộc để các kế hoạch dự án
xây dựng trở thành hiện thực. Trong quá trình tái sản xuất mở rộng thì giai đoạn
sản xuất là giai đoạn quan trọng nhất, ở đó diễn ra quá trình tiêu dùng của cải vật
chất, sức lao động và các yếu tố đầu vào tạo ra các yếu tố đầu ra. Để tiến hành sản
xuất một cách bình thường và tạo ra sản phẩm nhất định thì không có gì thay thế
được DN là kết hợp hài hoà ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đó là: TLLĐ
(tư liệu lao động), ĐTLĐ (đối tượng lao động) và SLĐ (sức lao động). Mặc dù các
chi phí sản xuất phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại,
nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong điều kiện tồn tại quan hệ hàng hoá tiền tệ thì
chúng được biểu hiện dưới hình thức giá trị.
Như vậy chi phí sản xuất trong DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao
phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN phải bỏ ra để tiến hành sản xuất,
thi công công trình trong một thời gian nhất định.
Các chi phí mà DN bỏ ra cấu thành nên giá trị sản phẩm bao gồm ba bộ
phận: C + V + M, trong đó:
C: là toàn bộ giá trị TLSX đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản xuất xây
dựng như NVL , CCDC, máy thi công... được gọi là hao phí lao động vật hoá.
V: là chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia
vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, được gọi là hao phí lao động sống cần
thiết.
M: là giá trị mới do lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất tạo ra
giá trị sản phẩm.
Như vậy về mặt khối lượng chi phí sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố.
- Khối lượng sức lao động và tư liệu sản xuất đã bỏ ra trong quá trình sản
xuất ở một thời kỳ nhất định.
- Đơn giá tiền lương của một đơn vị lao động đã hao phí và giá cả tư liệu sản
xuất đã tiêu hao.
Do đó, trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc tính toán,

định giá các chi phí sản xuất chẳng những là yếu tố khách quan mà còn còn là một
yếu tố rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho nhu cầu quản lý
lao động của nhân dân, phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh
doanh phải có lãi và phải bảo toàn được vốn.
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất
Để đánh giá chất lượng trong sản xuất kinh doanh ta phải lập kế hoạch và
hạch toán chính xác giá thành, khống chế và thống nhất các loại chi phí phát sinh
trong quá trình sản xuất, tất yếu ta phải phân loại chi phí. Qua đó để có thể đánh
giá, phân tích tình hình biến động của từng loại chi phí, từ đó có thể tìm ra những
nhân tố, nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến sự biến động tăng của chi phí sản
xuất đề từ đó có thể tạo ra các biện pháp quản lý.
Thông thường quản lý chi phí sản xuất được phân loại theo một số tiêu thức
chủ yếu.
1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (yếu tố )
Theo tiêu thức này, để phân tích đầy đủ thông tin về chi phí có thể để từ đó
nắm bắt được vốn lưu động và phân tích các dự toán chi phí. Chi phí được chia ra
như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng như
nguyên liệu chính (sắt, thép, xi măng, cát sỏi, gạch...) vật liệu phụ, nhiên liệu (chất
phụ gia, xăng dầu...) phụ tùng thay thế, công cụ lao động thuộc TSCĐ, thiết bị xây
dựng cơ bản.
- Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền công và các khoản phụ cấp có tính
chất lương phải trả, tiền quỹ trích Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội. Kinh phí công
đoàn của người lao động trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Tổng số khấu hao TSCĐ trong kỳ của tất cả
TSCĐ sử dụng trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng
vào việc sản xuất kinh doanh.
- Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí khác bằng tiền chưa được phản
ánh ở các yếu tố trên.

1.2.2.2. Phân loại chi phí theo công dụng ( khoản mục )
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí
cho từng đối tượng.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ nguyên vật liệu chính, phụ,
nhiên liệu... tham gia vào quá trình sản xuất thi công xây lắp, chế tạo sản phẩm hay
thực hiện lao vụ mà không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí sản xuất
chung.
- Chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm: Tiền lương, phụ cấp theo lương và
các khoản trích theo lương (Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.)
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là những chi phí liên quan đến việc sử dụng
máy móc thi công để hoàn thành, khối lượng công tác xây dựng của công trình,
bao gồm: Chi phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa nhỏ,
chi phí nhiên liệu, động lực và các chi phí khác của máy.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng sản xuất (không kể chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp).
1.2.2.3. Phân loại chi phí theo các hoạt động và mức độ liên quan đến sản
phẩm.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện
nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Theo cách
phân loại này thì chi phí sản xuất trong kỳ được phân loại thành:
a. Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt
động quản lý kinh doanh và phục vụ sản xuất.
Chi phí sản xuất chế tạo được chia thành: chi phí trực tiếp và chi phí gián
tiếp.
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan đến việc sản xuất tạo ra sản
phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
(+) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ,
vật kết cấu, vật liệu luân chuyển, bán thành phẩm... cần thiết tạo nên sản phẩm xây
dựng. Chi phí vật liệu trong xây dựng bao gồm cả chi phí vật liệu, nhiên liệu phục
vụ máy thi công không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí sản xuất chung.

(+) Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ
cấp lương phụ... có tính chất ổn định của nhân công trực tiếp cần thiết để hoàn
thành sản phẩm theo đơn giá xây dựng.
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phục vụ quản lý sản xuất kinh doanh
phát sinh trong quá trình tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ ở các
Xí nghiệp sản xuất.
b. Chi phí hoạt động khác: Là toàn bộ những chi phí phát sinh trong quá
trình tiến hành các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của

×