Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp benchmarking để đánh giá và cải tiến công tác quản lý dự án xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 181 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------------

HUỲNH TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
BENCHMARKING ĐỂ ĐÁNH GIÁ & CẢI TIẾN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
CÔNG TY ÁP DỤNG:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 8
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÀ SỐ NGÀNH: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2006

i


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: - TS Nguyễn Công Thạnh
- ThS Lưu Trường Văn

Cán bộ chấm nhận xét 1:


Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc só được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2006

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: HUỲNH TUẤN ANH
Ngày, tháng, năm sinh: 12/12/1973
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Phái: Nam
Nơi sinh: Tp. HCM
MSHV: 00803193

I. TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
BENCHMARKING ĐỂ ĐÁNH GIÁ & CẢI TIẾN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

CÔNG TY ÁP DỤNG: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 8
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định các chỉ số thực hiện KPI có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các dự
án xây dựng điển hình.
- Đánh giá hoạt động của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 theo
phương pháp Benchmarking thông qua các chỉ số thực hiện KPI được xác
định trên và đề xuất biện pháp cải tiến.
- Đề nghị áp dụng phương pháp Benchmarking cho các doanh nghiệp thi công
xây dựng nhằm nâng cao năng lực hoạt động.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
03/07/2006
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
03/12/2006
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN CÔNG THẠNH
ThS. LƯU TRƯỜNG VĂN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được hội đồng chuyên ngành thông qua
Ngày tháng năm 2006
KHOA QUẢN LÝ NGÀNH

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

iii



LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cám ơn đến tất cả mọi người đã động viên, khuyến khích giúp đỡ
và hướng dẫn trong suốt thời gian qua để Tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng,
khoa Kỹ thuật xây dựng, trường đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian Tôi học tại
trường. Đó là những nền tảng cho Tôi thực hiện luận án này.
Xin đặc biệt chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Công Thạnh, Thầy Lưu Trường
Văn đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu cũng như luôn
khuyến khích động viên Tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn các nhà quản lý, kỹ sư của công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng Số 8, Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình,
Công ty Cổ phần Xây dựng CotecCons và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, đóng
góp các ý kiến q báu trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên trong suốt khoá
học và quá trình thực hiện luận văn cao học này.

iv


TÓM TẮT NỘI DUNG
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Benchmarking để đánh giá & cải
tiến công tác quản lý dự án xây dựng”, được hình thành vào thời điểm nước ta gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nghiên cứu được hình thành với
mong muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao năng lực quản lý dự án của các
doanh nghiệp ngành xây dựng. Qua đó giúp các doanh nghiệp xây dựng có thêm
được những công cụ cần thiết để đương đầu với những khó khăn và thách thức
khi nước ta gia nhập WTO.
Phương pháp Benchmarking là một công cụ nhằm tìm kiếm phương cách

thực tiễn tốt nhất để giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Áp dụng
Benchmarking vào quản lý dự án xây dựng để tìm phương pháp hoạt động tốt
nhất và kỹ năng quản lý thích hợp. Đây chính là phương pháp cần thiết để có
được cách thức đúng đắng nhằm đạt được mục tiêu cho tổ chức xây dựng.
Qua khảo sát thống kê, đề tài nghiên cứu đã xác định được chín KPI có tầm
quan trọng trong số 30 chỉ số KPI được đề xuất sử dụng để đo lường hoạt động
của các dự án xây dựng điển hình. Sau đó, chín KPI có tầm quan trọng này đã
được sử dụng để tiến hành Benchmarking phục vụ cho việc đánh giá và cải tiến
công tác quản lý dự án xây dựng của doanh nghiệp thi công xây dựng.
Để tiến hành Benchmarking, hoạt động của công ty Công ty Cổ phần Đầu tư
và Xây dựng Số 8 (CIC8) được đối sánh với hai doanh nghiệp có năng lực cao là
Công ty Hòa Bình và Công ty CotecCons. Thông qua Benchmarking, đề tài đã
xác định được thực trạng công tác quản lý dự án của công ty CIC 8 và tìm kiếm
những thực tiễn tốt nhất trong công tác quản lý dự án của Công ty Hòa Bình và
Công ty CotecCons. Từ đó, phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của công tác

v


quản lý dự án và chỉ ra được phạm vi nào cần cải tiến để có thể đạt được mục
tiêu của công ty CIC 8.
Trong giới hạn về nguồn lực, nghiên cứu đã tập trung làm sáng tỏ các mục
tiêu và yêu cầu của đề tài. Đồng thời kiến nghị các doanh nghiệp thi công xây
dựng nước ta áp dụng phương pháp Benchmarking vào công tác quản lý dự án
nhằm nâng cao năng lực hoạt động.

vi


MỤC LỤC

Nhiệm vụ luận văn thạc só .......................................................................................iii
Lời cám ơn………………………………………………………….………………iv
Tóm tắt nội dung……………………………………………………………………v
Mục lục…………………………………………………………………..………...vii
Danh sách hình, sơ đồ…………………………………………………………..…xii
Danh sách bảng biểu…………………………………………………………..…xiii

Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................………………….1
1.1 Giới thiệu………………………………………………………………………2
1.2 Lý do hình thành đề tài………………………………………………………..3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………..5
1.4 Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………...5

Chương 2: TỔNG QUAN ........................................................................................7
2.1 Giới thiệu ……………………………………………………………………..8
2.2 Quản lý dự án xây dựng……..……………………………………………..…8
2.2.1

Tổng quát……………....…………………………………………...…...8

2.2.2

Quá trình điều khiển dự án ……………………………………………12

2.3 Đánh giá thực hiện dự án xây dựng…………………………………………13
2.4 Công cụ Benchmarking………………...……………………………………14
2.4.1

Lịch sử hình thành Benchmarking.…………………………………….14


2.4.2

Định nghóa Benchmarking.………….…………………………………15

2.4.3

Lợi ích và lýù do sử dụng Benchmarking………………………………17

2.4.4

Mục tiêu của Benchmarking…………………………..………………17

2.4.5

Các loại Benchmarking………………………………..………………18

vii


2.4.6

Phương pháp Benchmarking…………………………..……………….21

2.5 Ứùng dụng Benchmarking vào quản lý dự án xây dựng…....……………….25
2.6 Chỉ số đo lường thực hiện KPI…....………………………………...……….26

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................29
3.1 Giới thiệu…………………………………….……………………...……….30
3.2 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu…………………………..................……….31
3.3 Xác định các chỉ số thực hiện KPI then chốt…………………………….….32

3.3.1

Nhận dạng các chỉ số thực hiện KPI…………………………….…….33

3.3.2

Thiết lập bảng khảo sát các chỉ số thực hiện KPI…………………….33

3.3.3

Thu thập dữ liệu & phân tích các chỉ số thực hiện KPI.…………...…33

3.4 Thu thập dữ liệu Benchmarking…………..……………..................….…….34
3.4.1

Qui trình thu thập dữ liệu…..………..……………..................….…….35

3.4.2

Thủ tục tác nghiệp…..…………..…..……………...................……….35

3.4.3

Thiết kế bảng câu hỏi Benchmarking……………..................…….….36

3.4.4

Thực hiện phỏng vấn và bảng câu hỏi……………..................……….37

3.4.5


Thu thập và phân loại các thông tin tài liệu dự án...................……….37

3.4.6

Chuẩn xác dữ liệu......................................................................……….38

3.5 Phân tích dữ liệu Benchmarking........................................................……….38
3.5.1

Chiến lược phân tích..................................................................……….39

3.5.2

Kỹ thuật phân tích......................................................................……….39

Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............41
4.1 Xác định chỉ số thực hiện KPI cho dự án xây dựng…………………...……43
4.1.1 Nhận dạng các chỉ số thực hiện ảnh hưởng đến dự án xây dựng……..43
4.1.2 Công tác thu thập dữ liệu chỉ số thực hiện KPI…………………...…..48

viii


4.1.2.1 Thiết lập bảng khảo sát đánh giá chỉ số thực hiện KPI………....48
4.1.2.2 Đối tượng và kết quả thu thập……………..…….….…………....48
4.1.3 Công tác xử lý số liệu thu thập chỉ số thực hiện KPI..….………...…..48
4.1.4 Kiểm định kết quả………………………………….....….………...…..49
4.1.4.1 Ý nghóa của việc kiểm định thang đo…………………………....49
4.1.4.2 Độ tin cậây…………………………………..…….….…………....49

4.1.5 Kết quả chỉ số thực hiện KPI…………………………….………...…..50
4.1.6 Các chỉ số thực hiện KPI có giá trị cao………………….………...…..53
4.1.7 Các chỉ số thực hiện KPI có giá trị trung bình…………………….…..57
4.1.8 Các chỉ số thực hiện KPI có giá trị thấp……………………….….…..61
4.2 Trường hợp nghiên cứu………………………………………….…...….…..66
4.2.1 Tổng quát…………………………………………….………….….…..66
4.2.2 Giới thiệu công ty……...…………………………….………….….…..67
4.2.2.1 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 8…….….…………....67
4.2.2.2 Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình…..68
4.2.2.3 Công ty Cổ phần Xây dựng CotecCons……………………….....71
4.3 Phân tích dữ liệu Benchmarking………………………...…………………..73
4.3.1 Công tác thu thập dữ liệu Benchmarking……..…...…………………..73
4.3.2 Công tác tính toán dữ liệu Benchmarking………....…………………..74
4.3.3

Benchmarking về quản lý chi phí……..…………...…………………..76

4.3.3.1 Thực tiễn hoạt động công ty nội bộä………..…………...………..77
4.3.3.2 Thực tiễn hoạt động công ty đối sánh……...………….…...….....80
4.3.3.3 Những thực tiễn tốt nhất…………………………………...……..81
4.3.4

Benchmarking về thời gian xây dựng………………………………….83

4.3.4.1 Thực tiễn hoạt động công ty nội bộä……………………………...85
4.3.4.2 Thực tiễn hoạt động công ty đối sánh………………………...….87

ix



4.3.4.3 Những thực tiễn tốt nhất………………………………………….89
4.3.5 Benchmarking về sự hài lòng của chủ đầu tư…………………………90
4.3.6

Benchmarking về quản lý chất lượng………………………………….93

4.3.6.1 Thực tiễn hoạt động công ty nội bộä……………………………...94
4.3.6.2 Thực tiễn hoạt động công ty đối sánh…………………………....95
4.3.6.3 Những thực tiễn tốt nhất………………………………………….99
4.3.7

Benchmarking về tổ quản lý dự án…………………………………..101

4.3.7.1 Thực tiễn hoạt động công ty nội bộ………………………….....102
4.3.7.2 Thực tiễn hoạt động công ty đối sánh…………………….....…103
4.3.7.3 Những thực tiễn tốt nhất……………………………………...…105
4.3.8

Benchmarking về quản lý thay đổi………………………………......106

4.3.8.1 Thực tiễn hoạt động công ty nội bộ………………………….....107
4.3.8.2 Thực tiễn hoạt động công ty đối sánh……………………...…..108
4.3.8.3 Những thực tiễn tốt nhất……………………………………...…110
4.3.9

Benchmarking về quản lý vật liệu xây dựng………………………..111

4.3.9.1 Thực tiễn hoạt động công ty nội bộ………………………….....112
4.3.9.2 Thực tiễn hoạt động công ty đối sánh…………………….....…114
4.3.9.3 Những thực tiễn tốt nhất……………………………………...…116

4.3.10 Benchmarking về an toàn lao động……………………….……..…117
4.3.10.1 Thực tiễn hoạt động công ty nội bộä……..………………….....118
4.3.10.2 Thực tiễn hoạt động công ty đối sánh………..…………......…120
4.3.10.3 Những thực tiễn tốt nhất………..…………………………...…122

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................124
5.1 Kết luận ........................................................................................................125

x


5.1.1 Xác định các chỉ số thực hiện KPI có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các
dự án xây dựng điển hình...................................................................................126
5.1.2 Đánh giá hoạt động của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 theo
phương pháp Benchmarking thông qua các chỉ số thực hiện KPI được xác định
trên và đề xuất biện pháp cải tiến .....................................................................127
5.1.3 Đề nghị áp dụng phương pháp Benchmarking cho các doanh nghiệp xây
dựng nhằm nâng cao năng lực hoạt động……..................................................132
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................133

Tài liệu tham khảo ................................................................................................134
Phụ lục 1: Bảng Khảo sát đánh giá chỉ số thực hiện KPI ................................... 136
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn Benchmarking …….....................................142
Phụ lục 3: Kết quả đánh giá các chỉ số thực hiện KPI.........................................154
Phụ lục 4: Kết quả đánh giá dữ liệu Benchmarking ............................................158
Lý lịch trích ngang…………………………………………..……………………168

xi



DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Chất lượng là một bộ phận không thể tách rời liên quan đến qui mô,
kinh phí và thời gian của dự án………………………………………………….

9

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa mục tiêu dự án và chất lượng tổ chức…………... 10
Hình 2.3: Các lónh vực quản lý dự án…………………………………………… 10
Hình 2.4: Hệ thống điều khiển dự án………………………………………….... 12
Hình 2.5: Mục tiêu của Benchmarking…………………………………………. 18
Hình 2.6: Quá trình và khoảng cách Benchmarking……………………………. 21
Hình 2.7: Qui trình Benchmarking theo vòng tròn Deming……………………. 22
Hình 2.8: Tiến trình Benchmarking……………………………………………... 25
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………... 31
Hình 3.2: Quy trình xác định chỉ số thực hiện KPI cho dự án xây dựng………. 32
Hình 3.3: Quy trình thu thập dữ liệu Benchmarking…………………………… 33
Hình 3.4: Qui trình thiết kế bảng câu hỏi………………………………………. 36
Hình 3.5: Quy trình phân tích dữ liệu Benchmarking…………………………... 40
Hình 4.1: Biểu đồ Benchmarking về quản lý chi phí…………………………... 77
Hình 4.2: Biểu đồ Benchmarking về thời gian xây dựng………………………. 85
Hình 4.3: Biểu đồ Benchmarking sự hài lòng của chủ đầu tư đối với sản phẩm 91
Hình 4.4: Biểu đồ Benchmarking sự hài lòng của chủ đầu tư đối với dịch vụ… 91
Hình 4.5: Biểu đồ Benchmarking về quản lý chất lượng………………………. 94
Hình 4.6: Biểu đồ Benchmarking về tổ quản lý dự án ………………………… 102
Hình 4.7: Biểu đồ Benchmarking về quản lý thay đổi ………………………… 107
Hình 4.8: Biểu đồ Benchmarking về quản lý vật liệu xây dựng………………. 112
Hình 4.9: Biểu đồ Benchmarking về an toàn lao động………………………… 118

xii



DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Bảng chỉ số thực hiện KPI theo phương diện kết quả…………… 43
Bảng 4.2: Bảng chỉ số thực hiện KPI theo phương diện quá trình…………. 45
Bảng 4.3: Bảng chỉ số thực hiện KPI khác………………………………….. 46
Bảng 4.4: Bảng đánh giá chỉ số thực hiện KPI…………………………….. 50
Bảng 4.5: Bảng liệt kê các chỉ số thực hiện KPI có giá trị cao…………….. 53
Bảng 4.6: Bảng liệt kê các chỉ số thực hiện KPI có giá trị trung bình……... 57
Bảng 4.7: Bảng liệt kê các chỉ số thực hiện KPI có giá trị thấp…………… 61
Bảng 4.8: Benchmarking về quản lý chi phí………………………………... 76
Bảng 4.9: Benchmarking về thời gian xây dựng……………………………. 83
Bảng 4.10: Benchmarking về sự hài lòng của chủ đầu tư………………….. 90
Bảng 4.11: Benchmarking về quản lý chất lượng…………………………... 93
Bảng 4.12: Benchmarking về tổ quản lý dự án……………………………... 101
Bảng 4.13: Benchmarking về quản lý thay đổi……………………………... 106
Bảng 4.14: Benchmarking về quản lý vật liệu xây dựng…………………... 111
Bảng 4.15: Benchmarking về an toàn lao động…………………………….. 117

xiii


Chương 1:

GIỚI THIỆU

1.1

Gíới thiệu .....................................................................................................2

1.2


Lý do hình thành đề tài ...............................................................................3

1.3

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................5

1.4

Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5

1


1.1 Giới thiệu
Trong nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hiện nay, đã và đang hình
thành những yêu cầu về nguyên tắc và trật tự mới làm cho việc cạnh tranh ngày
càng gây gắt hơn. Để duy trì sự tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải
không ngừng cải tiến, hoàn thiện chất lượng và phương pháp hoạt động. Đồng
thời các doanh nghiệp phải nhận thức được đây là mục tiêu quan trọng cho hoạt
động của mình.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc lónh vực xây dựng, do lónh vực này
đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và tương tác với hầu hết
các lónh vực khác nên phải chịu nhiều sức ép trong xu thế phát triển. Tuy nhiên,
sự phức tạp và không chắc chắn vốn có của ngành đã tạo ra nhiều khó khăn cho
ngành xây dựng nói chung và công tác quản lý dự án xây dựng nói riêng. Do đó,
một điều hết sức cấp bách hiện nay là cần phải nâng cao năng lực quản lý dự án
trong ngành xây dựng.
Quản lý dự án thực sự là nghệ thuật và khoa học phối hợp con người. Để
quản lý và chuyển giao dự án một cách thành công thật sự không phải là một

nhiệm vụ dễ dàng cho các nhà quản lý. Vì vậy, để đạt được kết quả mong muốn,
các nhà quản lý phải liên tục tích lũy kinh nghiệm, áp dụng các công cụ, kỹ thuật
và phương pháp quản lý hiện đại hổ trợ cho công tác quản lý dự án.
Phương pháp Benchmarking được xem là một trong những công cụ quản lý
đã và đang mang lại hiệu quả rất tốt trong kinh doanh. Đây là một công cụ cải
tiến liên tục không chỉ được áp dụng trong kinh doanh mà còn được áp dụng trong
công tác quản lý dự án. Công cụ này nhằm tìm kiếm phương cách thực tiễn tốt
nhất để giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn (Camp, 1989). Đối với quản lý dự
án, Benchmarking là một phương pháp giúp tập trung nghiên cứu cách thức cải

2


tiến các lónh vực hoạt động, xác định và nghiên cứu phương cách tốt hơn cho từng
chức năng của từng lónh vực hoạt động, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
theo hệ thống và phương pháp mới (Loo, 2003). Có được phương pháp và kinh
nghiệm hoạt động tốt nhất sẽ là một nhân tố quyết định cho sự thành công của
dự án nói riêng và đạt lợi nhuận cho tổ chức nói chung (Richard,2002).
Tại nước ta trong những năm gần đây, các phương pháp và kỹ thuật quản
lý dự án tiên tiến đã được áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp Benchmarking chưa
được phổ biến. Vì thế, phương pháp này chưa được sử dụng trong công tác quản
lý dự án xây dựng tại nước ta.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý dự án ngày càng được đề cao
và có tầm quan trọng đặc biệt. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành xây
dựng nước ta, đã và đang hình thành nhiều dự án có qui mô lớn, tính phức tạp cao
cùng với yêu cầu khắc khe về tiến độ và chất lượng. Để đáp ứng được những yêu
cầu trên, các nhà quản lý dự án phải nắm bắt được các phương pháp và kỹ thuật
quản lý dự án tiên tiến để công tác quản lý dự án được hiệu quả. Chính vì thế
việc áp dụng Benchmarking vào công tác quản lý dự án trong xây dựng là thực sự
cần thiết để đạt được thành công.

1.2 Lý do hình thành đề tài
Hình thức quản lý dự án trong công nghiệp xây dựng hình thành tại nước ta
trên 10 năm. Tuy nhiên, công tác quản lý dự án hiện vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm
khuyết về năng lực, kỹ năng quản lý và tính chuyên nghiệp. Nói chung, công tác
quản lý dự án xây dựng hiện nay chưa đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao
trong lónh vực xây dựng. Phần lớn các dự án xây dựng đều mắc phải tình trạng
sau:

3


• Sự gia tăng chi phí phát sinh ngoài tầm kiểm soát do thiếu hụt kỹ năng
hoạch định, lập tiến độ và quản lý chi phí.
• Dự án bị kéo dài thời gian và gián đoạn thi công thường xuyên do thiếu
nguồn nhân lực, tài nguyên, thông tin và các yếu tố khác…
• Nhiều dự án đã gặp phải nhiều vấn đề về chất lượng như các sai sót, hư
hỏng...
• Các hợp đồng xây dựng thường không hiệu quả dễ dẫn đến tranh chấp.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 cũng không tránh khỏi tình trạng
trên. Để tồn tại và phát triển, công ty đã có những nổ lực và đưa ra nhiều biện
pháp cải tiến công tác quản lý dự án xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện công ty đã gặp phải những khó khăn sau:
• Chưa có công cụ hiệu quả đánh giá hoạt động xây dựng hiện tại.
• Chưa có phương pháp xác định cách thức tốt nhất để cải tiến hoạt động.
• Do thị trường luôn có chuyển biến phức tạp, đòi hỏi cần phải có một
phương pháp đánh giá hoạt động thực tiễn một cách liên tục.
Nhận thức sâu sắc về điều này và để góp phần giải quyết những khó khăn
mang tính cấp bách trên, với mong muốn đưa ra một công cụ hữu hiệu nhằm
mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đề tài luận văn sau đây được hình thành:
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Benchmarking

để đánh giá & cải tiến công tác quản lý dự án xây dựng
Công ty áp dụng: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8

4


1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề đã được đề cập trên, đề tài này tập trung vào ba
mục tiêu sau đây:
1. Xác định các chỉ số thực hiện KPI có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các
dự án xây dựng điển hình.
2. Đánh giá hoạt động của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 theo
phương pháp Benchmarking thông qua các chỉ số thực hiện KPI được xác
định trên và đề xuất biện pháp cải tiến.
3. Đề nghị áp dụng phương pháp Benchmarking cho các doanh nghiệp thi
công xây dựng nhằm nâng cao năng lực hoạt động.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đối với một dự án xây dựng, vòng đời của dự án gồm bốn giai đoạn chính:
giai đoạn hình thành dự án, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công và hoàn thiện
dự án. Mỗi giai đoạn đều có nhiều yếu tố ảnh hưởng như chi phí, thời gian, nguồn
tài nguyên, nhân lực, hợp đồng... mỗi yếu tố điều đóng vai trò và ý nghóa quan
trọng khác nhau. Vì thế, để có thể thực hiện Benchmarking cho toàn bộ dự án thì
phải đi xuyên suốt toàn bộ các giai đoạn trong vòng đời dự án. Tuy nhiên, do thời
gian có hạn, việc nghiên cứu sẽ tập trung vào phạm vi quản lý dự án xây dựng
của nhà thầu xây dựng trong giai đoạn thi công:
• Công ty áp dụng: công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8
• Công ty đối sánh: các công ty có vị thế cao trong lónh vực xây dựng là
công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình và công ty
Cổ phần Xây dựng CotecCons.


5


• Đối tượng tham gia khảo sát và trả lời phỏng vấn là: Ban giám đốc, các
nhà quản lý dự án, các chuyên gia có kinh nghiệm, chỉ huy công trường
và các kỹ sư .
• Địa điểm nghiên cứu: trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

6


Chương 2:

TỔNG QUAN

2.1

Giới thiệu .....................................................................................................8

2.2

Quản lý dự án xây dựng ..............................................................................8

2.2.1

Tổng quát ..............................................................................................8

2.2.2

Quá trình điều khiển dự án ................................................................12


2.3

Đánh giá thực hiện dự án xây dựng..........................................................13

2.4

Công cụ Benchmarking .............................................................................14

2.4.1

Lịch sử hình thành Benchmarking .....................................................14

2.4.2

Định nghóa Benchmarking .................................................................15

2.4.3

Lợi ích và lýù do sử dụng Benchmarking ...........................................17

2.4.4

Mục tiêu của Benchmarking..............................................................17

2.4.5

Các loại Benchmarking......................................................................18

2.4.6


Phương pháp Benchmarking ..............................................................21

2.5

Ứng dụng Benchmarking vào quản lý dự án xây dựng ...........................25

2.6

Chỉ số đo lường thực hiện KPI ..................................................................26

7


2.1 Giới thiệu
Quản lý dự án hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng đối với bất kỳ tổ chức
nào mong muốn duy trì vị thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh năng động
dưới áp lực toàn cầu hóa. Sự phát triển nhanh chóng của quản lý dự án đã thúc
đẩy các tổ chức quan tâm đến việc so sánh và cải tiến những qui trình, công cụ
và kỹ thuật quản lý dự án mà họ đang áp dụng. Phương pháp Benchmarking được
xem như là công cụ hiệu quả giúp công tác quản lý dự án được tốt hơn. Mặc dù
phương pháp Benchmarking đã được nhiều ngành công nghiệp khác áp dụng từ
nhiều năm nay. Tuy nhiên, đối với ngành xây dựng nước ta thì đã bị tụt hậu.
Hướng đến việc áp dụng Benchmarking vào quản lý dự án xây dựng, chương này
giới thiệu sơ lược tổng quan về công tác quản lý dự án xây dựng và phương pháp
Benchmarking nhằm cung cấp những thông tin cơ bản cho người đọc.
2.2 Quản lý dự án xây dựng
2.2.1 Tổng quát
Do lý thuyết và thực tiễn về quản lý dự án đã phát triển khá rộng nên trước
khi đi vào phương pháp Benchmarking, trong mục này chỉ tóm lược khái quát về

lý thuyết quản lý dự án xây dựng.
Dự án xây dựng: là một nhóm các công việc được thực hiện theo một qui
trình nhất định để đạt được mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu và kết thúc được
ấn định trước và sử dụng tài nguyên có giới hạn. Một dự án nói chung hay dự án
xây dựng nói riêng gồm ba thành tố: qui mô, kinh phí, thời gian. Chất lượng dự án
phải đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và là một bộ phận không thể tách rời
của công tác quản lý dự án như được mô tả trong hình sau:

8


Qui mơ
Chất lượng

Chất lượng

Kinh phí

Thời gian
Chất lượng

Hình 2.1: Chất lượng là một bộ phận không thể tách rời liên quan đến qui
mô, kinh phí và thời gian của dự án. (nguồn: Đ.T.X.Lan, 2003)

Ba mục tiêu cơ bản của các dự án đầu tư xây dựng là: chất lượng – giá
thành - thời gian có ý nghóa đặc biệt quan trọng đối với chủ đầu tư và nhà thầu.
Ba mục tiêu này tạo thành “tam giác mục tiêu” mà bất kỳ doanh nghiệp xây
dựng nào cũng phải phấn đấu để đạt đến sự tối ưu và coi đó như một sự đảm bảo
về uy tín để tồn tại và phát triển.
Quản lý dự án: là một nghệ thuật và khoa học phối hợp con người, thiết bị

vật tư, kinh phí và thời gian để hoàn thành dự án đúng hạn và trong phạm vi kinh
phí được duyệt.
Khi thực hiện bất kỳ dự án nào, nhà quản lý dự án phải luôn tìm kiếm câu
trả lời nhằm đáp ứng các yêu cầu về thời gian, chi phí, chất lượng, kỹ thuật hoạt
động… Hơn nữa là làm thế nào để kết quả dự án phù hợp với chiến lược hoạt
động của tổ chức.
Minh họa cho các câu hỏi trên được mô tả trong hình 2.2. Dự án là trọng
tâm hoạt động của tổ chức, vì thế nó phải phù hợp với chiến lược tổ chức đồng
thời nó phải thỏa mãn các mục tiêu về chi phí, thời gian và chất lượng

9


Phù hợp
chiến lược

Mục tiêu
tiến độä

Mục tiêu
chi phí

Dự án
Mục tiêu
chất lượng
Phù hợp
hoạt động

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa mục tiêu dự án và chiến lược hoạt động
(Cleland, 1999)

Trong quản lý dự án hiện đại, việc quản lý dự án được thực hiện thông qua
việc sử dụng một tiến trình bao gồm đưa ý tưởng, lập kế hoạch, triển khai thực
hiện và hoàn thành. Tiến trình này được tổ chức thành chín lónh vực kiến thức:
Quản lý
phạm vi

Quản lý
thời gian

Quản lý
hợp nhất

Quản lý
chi phí

Quản lý cung
cấp dịch vụ

Quản lý
dự án

Quản lý
rủi ro

Quản lý
thông tin

Quản lý chất
lượng


Quản lý nguồn
nhân lực

Hình 2.3: Các lónh vực quản lý dự án.
(Viện quản lý dự án – PMI )

10


1. Quản lý hợp nhất: để đảm bảo các thành phần khác nhau của dự án được
phối hợp chặt chẽ với nhau.
2. Quản lý phạm vi dự án: để đảm bảo dự án bao gồm toàn bộ công việc
cần có và chỉ có các công việc ấy để thực hiện thành công dự án.
3. Quản lý thời gian: để đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời gian.
4. Quản lý chi phí: để đảm bảo dự án được hoàn tất với ngân sách đã được
phê duyệt.
5. Quản lý chất lượng: để đảm bảo dự án đáp ứng các yêu cầu khi đưa ra dự
án .
6. Quản lý rủi ro: để đảm bảo việc xác định, phân tích và giải quyết những
rủi ro nảy sinh khi thực hiện dự án.
7. Quản lý nguồn nhân lực: để đảm bảo việc sử dụng nguồn nhân lực được
hiệu quả nhất trong thực hiện dự án.
8. Quản lý thông tin: để đảm bảo việc thu thập thông tin, truyền đạt thông
tin kịp thời, thích hợp và cuối cùng là lưu trữ thông tin.
9. Quản lý cung cấp dịch vụ cho dự án: để đảm bảo việc mua sắm vật tư và
dịch vụ đáp ứng được mục tiêu của dự án.
Trong các giai đoạn thực hiện dự án sẽ xuất hiện nhiều sự tác động lẫn
nhau giữa các lónh vực quản lý dự án. Mỗi lónh vực đều bao hàm một phạm vi
kiến thức rộng lớn. Việc áp dụng Benchmarking có thể thực hiện đến mọi khía
cạnh dự án. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu của nghiên cứu mà lựa chọn

những lónh vực nào phù hợp để nghiên cứu áp dụng Benchmarking.

11


2.2.2 Quá trình điều khiển dự án
Quá trình điều khiển dự án là quá trình giám sát, đánh giá, so sánh các kết
quả dự kiến với kết quả thực hiện nhằm xác định qui trình hướng đến mục tiêu về
chi phí, tiến độ, kỹ thuật thực hiện và chiến lược phù hợp mục tiêu tổ chức. Ngoài
ra điều khiển còn là qui trình hành động tìm kiếm và sửa chữa nhằm đạt được
mục tiêu dự án. Mục đích của quá trình điều khiển không chỉ xác định những gì
đã và đang xảy ra mà còn dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai. Hệ
thống điều khiển dự án được minh hoạ theo quy trình sau:

Thiết lập các
tiêu chuẩn

Sửa chữa,
hiệu chỉnh

Theo dõi việc
thực hiện
So sánh thực
tế thực hiện

Hình 2.4: Hệ thống điều khiển dự án
(Cleland, 1999)
Việc thiết lập các tiêu chuẩn được thực hiện trong giai đoạn hoạch định dự
án. Các tiêu chuẩn này chính là tiêu chí của dự án, được thiết lập dựa vào các
mục tiêu liên quan đến chi phí, tiến độ, chất lượng của dự án. Thông qua việc

theo dõi thực hiện dự án sẽ có được các thông tin đầy đủ về dự án, giúp việc so
sánh hoạt động theo thực tế với kế hoạch được hợp lý và chính xác. Khi đó, việc
so sánh sự thực hiện dựa trên tiêu chí của dự án sẽ trả lời ba câu hỏi then chốt
12


×