Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 156 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÌI




PHẠM HUYỀN TRANG


ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU
HẠ TẦNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ,
TỈNH THÁI BÌNH




LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI - 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHẠM HUYỀN TRANG


ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU
HẠ TẦNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ,
TỈNH THÁI BÌNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG



HÀ NỘI - 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày tháng n
ăm 201
Tác giả luận văn


Phạm Huyền Trang


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể, cá nhân đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Mậu
Dũng – Bộ môn Tài nguyên môi trường, khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong su
ốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế
và phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các cấp, các ngành : UBND
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của bạn bè, gia đình, người thân đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi hết sức biết ơn và xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất t
ới
mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày tháng năm 201
Tác giả luận văn



Phạm Huyền Trang


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC HỘP vii
DANH MỤC VIẾT TẮT viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 M
ục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Lý luận về quản lý dự án 5
2.1.2 Lý luận về kết cấu hạ tầng 13
2.1.3 Lý luận về đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 30
2.2.1 Thực tiễn về quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng trên thế giới 30
2.2.2 Thực tiễn về quản lý dự án xây d
ựng kết cấu hạ tầng tại Việt Nam 36
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3.1 Đặc điểm huyện Quỳnh Phụ 43
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 43

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 45
3.1.3 Nhận xét chung 51
3.2 Phương pháp nghiên cứu 53
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 53
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 55
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài 56
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
4.1 Khái quát tình hình triển khai thực hiện dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng ở Qu
ỳnh Phụ 58
4.1.1 Khái quát tình hình thực hiện các dự án phát triển giao thông
nông thôn 58

4.1.2 Khái quát tình hình thực hiện các dự án phát triển hệ thống hạ tầng
thủy lợi 58
4.2 Đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ở
Quỳnh Phụ. 60
4.2.1 Đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý 60
4.2.2 Đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu trong ho
ạt động xây dựng. 67
4.2.3 Đánh giá công tác thi công xây dựng công trình 73
4.2.4 Đánh giá việc giải ngân vốn, quản lý chi phí 85
4.2.5 Đánh giá quản lý thực hiện vận hành bảo trì công trình 93
4.2.6 Đánh giá về hiệu quả của các dự án tới kinh tế - xã hội tại địa
phương 96
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án 97
4.3.1 Luật pháp và chính sách đầu tư 98
4.3.2 Năng lực, trình độ cán b
ộ quản lý dự án 101
4.3.3 Trách nhiệm của các nhà thầu thi công 102
4.3.4 Năng lực của các đơn vị tư vấn lập dự án 103

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

4.3.5 Sự đồng tình của các bên có liên quan 103
4.4 Giải pháp tăng cường quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ở
Quỳnh Phụ 105
4.4.1 Hoàn thiện công tác quản lý dự án xấy dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn 105
4.4.2 Hoàn thiện công tác quản lý thi công xây dựng 107
4.4.3 Nâng cao chất lượng công tác giải ngân vốn và quản lý chi phí 112
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
5.1 Kết luận 114

5.2 Kiến nghị 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Chu trình quản lý dự án 7
Sơ đồ 2.2: Nội dung quản lý dự án 11
Bảng 2.1: Đầu tư ở một số nước trong khu vực (% GDP) 37
B

ng 2.2:

Các c
ơ
ch
ế
cấp vố
n
đầu t
ư
k

ế
t cấu hạ t

ng (% GDP) 38
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Phụ 2013 46
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ từ 2011-2013 50
Bảng 3.3: Số lượng mẫu điều tra 53
Bảng 4.1: Nguồn vốn đầu tư cho CSHT giao thông của huyện từ 2011-2013 59
Bảng 4.2: Các công trình giao thông nông thôn do huyện, xã quản lý từ
2011- 2013 57
Bảng 4.3: Các công trình thủy lợi do huyện quản lý từ
2011-2013 59
Bảng 4.4: Tổ chức bộ máy của Ban QLDA huyện Quỳnh Phụ 63
Bảng 4.5: Kết quả điều tra các dự án giao thông, thủy lợi thực hiện tại Ban 64
Bảng 4.6: Quy mô và phương thức thực hiện đấu thầu tại Ban 68
Bảng 4.7: Kế hoạch đấu thầu dự án công trình đường từ Bến Tượng vào đền
A Sào 69
Bảng 4.8: Một số dự án bị ch
ậm tiến độ do Ban quản lý 75
Bảng 4.9: Ý kiến đánh giá về tiến độ thi công của hộ dân 75
Bảng 4.10: Bảng quy định mức tạm ứng vốn của Ban áp dụng 86
Bảng 4.11: Kết quả thực hiện các dự án giao thông, thủy lợi theo từng năm 88
Bảng 4.12: Đánh giá của nhà thầu về tiến độ giải ngân 91
Bảng 4.13: Kết quả điều tra các yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý dự án KCHT 105

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC HỘP


Hộp 4.1: Ý kiến của cán bộ huyện về việc đấu thầu 72
Hộp 4.2: Sự hiểu biết của người dân về công tác đấu thầu 73
Hộp 4.3: Ý kiến của người dân về việc giải phóng mặt bằng 77
Hộp 4.4: Ý kiến đánh giá của nhà thầu về tiến độ giải ngân 77
Hộp 4.5: Ý kiến đánh giá của người dân về hiệ
u quả từ các dự án 97


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC VIẾT TẮT

ATLĐ An toàn lao động
CSHT Cơ sở hạ tầng
CN&XD Công nghiệp và xây dựng
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CP Chính phủ
CTCP Công ty cổ phần
DV Dịch vụ
ĐTXD Đầu tư xây dựng
ĐTXDCT Đầu tư xây dựng công trình
GPMB Giải phóng mặt bằng
GTSX Giá trị sản xuất
HĐND Hội đồng nhân dân
MTTQ Mặt trận tổ quốc
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSNN Ngân sách nhà nước
NHTM NN Ngân hàng thương mại nhà nước
OECD-DAC Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
QLDA Quản lý dự án

TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn nước ta trải rộng suốt từ các vùng cao biên giới qua các
vùng cao nguyên đến các đồng bằng châu thổ của các dòng sông lớn và ven
biển. Nông thôn là địa bàn kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Công
cuộc đổi mới làm cho dân giàu nước mạnh không thể tách rời việc mở mang
phát triển khu vực nông thôn rộng lớn.
Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, hệ thống giao thông nông
thôn hiện nay phục vụ cho hơ
n 75% dân số trong cả nước. Hệ thống đường
huyện và đường xã đã được xây dựng hàng trăm nghìn km đã góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo. Nguồn vốn phát
triển giao thông nông thôn không ngừng gia tăng, trong đó nguồn có gốc từ
ngân sách trung ương và địa phương lồng ghép với chương trình 135, chương
trình 137, chương trình 186 chiếm 80%, còn 20% vốn được huy động từ
người dân. Về cơ bản, việc
đầu tư phát triển giao thông nông thôn đã góp
phần thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo. Việc
giảm tỷ lệ đói nghèo của nước ta từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (
năm 2012) và 9,6% (năm 2012) xuống còn 7,6% (năm 2013) đã cho thấy việc
đầu tư mỗi năm tuy mới đạt xấp xỉ 1% GDP cho phát triển giao thông nông
thôn nhưng cũng đã góp phần một cách trực tiếp và gián tiếp giúp cho việ

c
xóa đói giảm nghèo.(Phương Ly,2014)
Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống đường
giao thông nông thôn nước ta hiện nay còn thiếu cả về số lượng và yếu cả về
chất lượng. Tỷ lệ đường bộ giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa xi măng
chưa đáp ứng được chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng
và xóa đói giảm nghèo. Thêm vào đó, tỷ lệ
đường bộ giao thông nông thôn đi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

lại quanh năm chưa cao đã gây khó khăn trở ngại cho việc đi lại của nhân dân
và vận chuyển phục vụ nông nghiệp trong mùa mưa. Bên cạnh đó, công tác
bảo trì đường giao thông nông thôn còn nhiều bất cập, thực tế nguồn kinh phí
dành cho bảo trì giao thông nông thôn còn ở mức khiêm tốn, chỉ đáp ứng
được khoảng 25% nhu cầu về bảo trì đường xá, thể hiện sự mất cân đối giữa
đầu tư phát triể
n và duy tu bảo dưỡng.(Phương Ly,2014)
Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng đẩy mạnh tiến trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều dự án đầu tư phát
triển đã và đang góp phần to lớn vào sự tăng trưởng đầy ấn tượng của nền kinh tế
nước ta trong quá trình đổi mới. Nhiều dự án đầu tư có hiệu quả mang lại lợi ích cho
người dân, như
ng có nhiều dự án kinh phí đầu tư lớn nhưng hiệu quả đạt được lại
thấp. Có một số dự án trong giai đoạn đầu tư và thực hiện dự án bộc lộ nhiều yếu
kém trong công tác quản lý thực hiện dự án gây nên lãng phí về nhân lực và tiền bạc.
Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được nhận nguồn vốn đầu tư tương
đối lớn phục vụ
cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn nhằm cải thiện
đời sống nhân dân. Cuối tháng 10/2012 bão số 8 đổ bộ đã gây thiệt hại nặng

nề đối với sản xuất và đời sống nhân dân, làm 5.353 ha cây vụ đông bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, ước tính thiệt hại 140 tỷ đồng. Ngay sau báo, UBND
huyện đã kịp thời chỉ đạo lập dự án công trình xử lý khẩn cấp khắ
c phục hậu
quả bão số 8 kè Đại Nẫm, đê Hữu Hóa nhằm hỗ trợ các hộ nông dân nhanh
chóng ổn định đời sống và sản xuất, nhờ đó mà nhân dân huyện đã hoàn thành
và vượt chỉ tiêu tỉnh giao trước đó ( UBND huyện Quỳnh Phụ, 2013).
Tuy nhiên có công trình với kinh phí đầu tư lớn nhưng còn nhiều
vướng mắc và bất cập như công trình thi công đường cứu hộ cứu nạn ĐH.72
t
ừ An Khê đến A Sào hiện có 5 đoạn mới được thi công được ½ mặt đường bê
tông xi măng và chưa có rãnh thoát nước nguyên nhân chưa giải phóng được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

mặt bằng do các hộ dân không thống nhất phương án đền bù, UBND huyện
đã tổ chức nhiều cuộc họp nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, làm ảnh
hưởng đến tiến độ thi công của công trình.
Đặt ra một số câu hỏi về công tác quản lý của các dự án này: hình thức
quản lý, công tác lập kế hoạch, đánh giá giám sát có gì khác nhau? Làm thế
nào để tăng cường quản lý có hiệu quả các d
ự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn trong thời gian tới. Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn ở huyện Quỳ
nh Phụ, tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất hệ thống giải

pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
của huyện Quỳnh Phụ trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc quản lý dự án xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thôn
- Đánh giá công tác quản lý dự án xây dự
ng kết cấu hạ tầng nông thôn trên
địa bàn huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
- Phân tích các các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng nông thôn huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất hệ thống giải pháp tăng cường quản lý dự án xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.3 Đối t
ượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn tại huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

Đối tượng khảo sát là các đơn vị cung cấp, tiếp nhận, thực hiện và thụ
hưởng đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn của huyện.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình quản lý dự án
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại địa phương.
- Phạm vi về không gian
Đề tài đượ
c thực hiện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi về thời gian

Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm (2011-2013)
Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra trong năm 2014.
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5/2013 – 10/2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về quản lý dự án
a) Khái niệm về dự án và quản lý dự án
* Khái niệm về dự án
Theo từ điển bách khoa toàn thư: “Dự án là điều mà người ta có ý định
muốn làm” và được sắp đặt theo kế hoạch để chuyển ý đồ
thành ý tưởng
thành quá trình hoạt động. Dự án là một ý tưởng được xác định để dẫn tới một
tổ chức hoạt động theo một trình tự và phụ thuộc lẫn nhau trong một chuỗi
liên kết nhằm đạt được mục tiêu đề ra (Hạ thị Vân Anh, 2012).
Theo David (1995) “Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được
tạo ra nhằm đạt được kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và th
ời gian
xác định”
Theo Stanley (1997) “Dự án là tập hợp những hoạt động khác nhau có liên
quan với nhau theo một logic nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện
bằng những nguồn lực và trong một khoảng thời gian đã được định trước”
Như vậy dự án là một tập hợp các hoạt động nhằm đạt được những mục
tiêu cụ thể, trong một khoảng thời gian nh
ật định với những tiêu phí về tài
chính và tài nguyên đã được xác định trước.

Mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định (thường <3 năm) nghĩa là
phải có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Dự án được xem là một chuỗi
các hoạt động nhất thời. Tổ chức của dự án mang tính chất tạm thời, được tạo
dựng lên trong m
ột thời gian nhất định để đạt được mục tiêu đề ra, sau đó tổ
chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mục tiêu
mới (Hạ thị Vân Anh, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6


* Quản lý dự án
Quá trình phát triển của quản lý dự án đã trải qua rất nhiều học thuyết
và trường phái khác nhau. Trường phái cổ điển (thế kỷ 19) với học thuyết
khoa học (Gantt), học thuyết quản lý, trường phái hiện đại
Quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn
lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đả
m bảo cho dự án hoàn
thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được yêu cầu
đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương
pháp điều kiện tốt nhất cho phép (Nguyễn Việt Dũng, 2010).
Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu đó là việc lập kế hoạch, điều
phối th
ực hiện (nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí) và giám sát
các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.
Lập kế hoạch: đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc,
dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một
kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới d
ạng
các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.

Điều phối thực hiện: đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền
vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ
thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công
việc và toàn bộ dự án, trên cơ
sở, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.
Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến hành dự án, phân tích tình
hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất giải quyết những vướng mắc
trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá
giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến
nghị, đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu qu
ả dự án (Nguyễn Việt Dũng, 2010).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

Các giai đoạn của quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ
việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phân hồi cho
việc tái lập kế hoạch dự án như hình sau:














Sơ đồ 2.1: Chu trình quản lý dự án
Hiện nay, công tác QLDA ngày càng được chú ý và mang tính chuyên
nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với qui mô, chất lượng công trình và năng lực cũng
như tham vọng của Chính Phủ đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy công trình có
yêu cầu cao về chất lượng, hoặc công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu
chuẩn quốc tế sẽ đòi hỏi một ban QLDA có năng lực thực sự, làm việc với
c
ường độ cao, chuyên nghiệp và hiệu quả. Những yêu cầu khách quan đó vừa
là thách thức lại vừa là cơ hội cho các cá nhân và tổ chức tư vấn trong nước
học hỏi kinh nghiệm QLDA từ nước ngoài, đó chính là động lực để phấn đấu
và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực QLDA còn mới mẻ và nhiều tiềm năng
ở Việt Nam (Ngô Lê Minh, 2008).
Lập kế hoạch
• Thiết lập mục tiêu
• Dự tính nguồn lực
• Xây dựng kế hoạch
Giám sát
• Đo lường kết quả
• So sánh với mục tiêu
• Báo cáo
• Giải quyết các vấn đề
Điều phối thực hiện
• Bố trí tiến độ thời gian
• Phân phối nguồn lực
• Phối hợp các hoạt động
• Khuyến khích động viên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua ba

giai đoạn:
• Chuẩn bị đầu tư
• Thực hiện đầu tư
• Vận hành các kết quả đầu tư
Nội dung các bước công việc ở mỗi giai đoạn của các dự án không
giống nhau. Các bước công việc ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng
không biệt lậ
p mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng
cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho
việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp.
Trong 3 giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và
quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với
giai đoạ
n vận hành kết quả đầu tư. Do đó đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán, dự
đoán là quan trọng nhất. Trong quá trình soạn thảo dự án phải dành đủ thời
gian và chi phí theo đòi hỏi của các nghiên cứu.
Trong giai đoạn thứ 2, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. Thời gian
th
ực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Lại
thêm những tổn thất do thời tiết gây ra đối với các vật tư thiết bị chưa hoặc
đang thi công, đối với các công trình đang được xây dựng dang dở. Thời gian
thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào
việc quản lý quá trình thực hi
ện đầu tư, quản lý việc thực hiện những hoạt
động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu
tư đã được xem xét trong dự án đầu tư.
Giai đoạn 3: vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm
đạt được các mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiệ
n đầu

tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

tại địa điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động của các
kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ
chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tư (Nguyễn Mai Phương, 2013).
b) Mục tiêu của quản lý dự án
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công
việc dự án theo đúng yêu c
ầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách
được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học ba mục tiêu
này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thức sau:
C= f(P,T,S)
Trong đó: C: chi phí
P: Mức độ hoàn thành công việc
T: Yếu tố thời gian
S: Phạm vi dự án
Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố. Mức độ
hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung, chi
phí của d
ự án tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian
kéo dài thêm và phạm vi được mở rộng. Nhưng khi thời gian kéo dài dẫn đến
tình trạng làm việc kém hiệu quả do chờ đợi và thời gian máy chết tăng
theo làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời gian thực hiện dự án
kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí gián tiếp cho bộ phận tăng theo thời
gian và nhiều trường hợp phát sinh tăng khoản tiền phạt do không hoàn thành
đ
úng tiến độ ghi trong hợp đồng (Nguyễn Việt Dũng, 2010).
c) Vai trò quản lý dự án phát triển nông thôn

Thứ nhất, quản lý dự án đầu tư nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu
dự án như mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng.
Một dự án bao giờ cũng hướng tới các mục tiêu giá thành, thời gian
thực hiện, chất lượng công trình. Quản lý dự án cầ
n xem xét các mục tiêu về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

giá thành xem có đảm bảo không, tài chính dự án cũng như cách phân bổ có
đúng với kế hoạch ban đầu không. Bên cạnh đó khi có phát sinh xảy ra cần
phối hợp giải quyết đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả.
Thứ hai, việc quản lý dự án sẽ giúp tránh được những sai sót trong quá
trình thi công.
Nhu cầu xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạp ngày càng nhiều để
đáp ứng chu cầu nhân dân. Do đó nhà đầu tư, nhà thầu thi công cần có nh
ững
phương pháp quản lý khoa học hiện đại giúp việc thực hiện dự án lớn, phức
tạp đạt được mục tiêu một cách thuận lợi. Một số công trình dự án có quy mô
lớn sẽ liên quan đến người tiếp quản dự án, khách hàng, đơn vị thiết kế, nhà
cung ứng, các ban ngành chỉ khi điều tiết tốt các mối quan hệ này mới có thế
tiến hành thực hiện công trình dự án một cách thu
ận lợi.
Thứ ba, quản lý dự án thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng của các
nhân tài chuyên ngành.
Khi các dự án ngày càng mở rộng và phức tạp hơn thì đòi hỏi người
quản lý dự án cũng cần có các nhân tài chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu. Vai
trò của quản lý dự án ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa trong đời
sống kinh tế, nếu không nắm vững phương pháp quản lý dự án sẽ gây ra
những tổn thất lớn. Để tránh
được những tổn thất này và giành được những

thành công trong việc quản lý dự án thì trước khi thực hiện dự án chúng ta
phải lên kế hoạch một cách tỷ mỉ, chu đáo (Hạ Thị Vân Anh, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

* Nội dung quản lý dự án






















Sơ đồ 2.2: Nội dung quản lý dự án


Quản lý chi phí
+ Lập kế hoạch nguồn lực
+ Tính toán chi phí
+ Lập dự toán
+ Qu

n l
ý
chi
p

Lập kế hoạch tổng quan
+ Lập kế hoạch
+Thực hiện kế hoạch
+Quản lý những thay đổi
Quản lý phạm vi
+ Xác định phạm vi
+ Lập kế hoạch
+ Quản lý thay đổi
phạm vi
Quản lý chất lượng
+ Lập kế hoạch chất lượng
+ Đảm bảo chất lượng
+ Quản lý chất lượng
Quản lý hoạt động mua
bán, cung ứng
+ Kế hoạch cung ứng
+ Lựa chọn nhà thầu, tổ
chức đấu thầu
+ Quản lý hợp đồng, tiến độ

cung ứng
Quản lý rủi ro dự án
+ Xác định rủi ro
+ Đánh giá rủi ro
+ Xây dựng chương
trình quản lý rủi ro đầu

Quản lý nhân lực
+ Lập kế hoạch nhân
lực, tiền lương
+ Tuyển dụng đào tạo
+ Phát triển nhóm
Quản lý thời gian
+ Xác định công việc
+ Dự tính thời gian
+ Quản lý tiến độ
Quản lý thông tin
+ Lập kế hoạch quản lý
thông tin
+ Xây dựng kênh và phân
phối thông tin
+ Báo cáo tiến độ
Quản lý dự án

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

Theo đối tượng quản lý, quản lý dự án bao gồm 9 lĩnh vực chính cần
xem xét, nghiên cứu là:
- Lập kế hoạch tổng thể: là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự logic,
chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một

chương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý
khác nhau của dự án đã đượ
c kết hợp một các chính xác đầy đủ
- Quản lý phạm vi: là việc xác định phạm vi, giám sát việc thực hiện
mục đích, mục tiêu của dự án xác định công việc nào thuộc dự án và cần phải
thực hiện, công việc nào nằm ngoài phạm vi dự án
- Quản lý thời gian: là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ
thời gian nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự
u án. Nó chỉ rõ mỗi công việc
cần kéo dài bao lâu, khi nào thì bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án kéo
dài bao lâu, phải hoàn thành khi nào.
- Quản lý chi phí: là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi
phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án
- Quản lý chất lượng: là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn
chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo kết quả dự án phải đáp ứng
mong muốn của nhà tài trợ.
-
Quản lý nhân lực: là quá trình hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của
mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu của dự án.
- Quản lý thông tin: là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông
suốt, nhanh chóng và chính xác giữa các thành viên dự án và các cấp quản lý.
- Quản lý hợp đồng và các hoạt động mua sắm: là quá trình lựa chọn
nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thương lượng với họ, quản lý các hợp đồng
và đi
ều hành việc mua bán nguyên vật liệu
- Quản lý rủi ro: là việc nhận diện các nhân tố rủi ro trong dự án, sử
dụng các phương pháp định tính, định lượng để xác định tính chất, mức độ rủi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13


ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro (ThS.Nguyễn
Hữu Quốc, 2007).
2.1.2. Lý luận về kết cấu hạ tầng
a) Khái niệm về kết cấu hạ tầng
* Kết cấu hạ tầng
Hiểu một cách khái quát kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ
sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh t
ế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ
bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái
sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng được
định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng
cho các hoạt động kinh tế - xã h
ội được diễn ra một cách bình thường.
*Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những lĩnh vực hoạt động
chính của dự án phát triển nông thôn. Là một loại dự án để giải quyết một hay một
số vấn đề của cộng đồng nông thôn với sự tham gia tích cực của nhiều lực lượng
xã hội (bên trong, bên ngoài) nh
ằm mục đích tạo ra những chuyển biến xã hội
theo hướng tích cực tại cộng đồng, thể hiện bằng một chương trình hành động với
những tiêu phí về tài chính và tài nguyên đã được định trước.
Các hoạt động của dự án phải đi đến sự phát triển của một lĩnh vực sản
xuất, một cộng đồng: nghĩa là phải có sự thay đổi theo chiề
u hướng tích cực,
thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu chính đáng của cộng đồng. Thay đổi
theo chiều hướng tăng trưởng là tiền đề cho sự phát triển, nhưng không phải
bất kỳ thay đổi nào cũng đều có sự phát triển. Những thay đổi được coi là
phát triển nếu thay đổi đó có đặc tính như: cải thiện điều kiện sống và thoả
mãn được nhu cầu tối thiể
u của mọi người trong cộng đồng, kích thích và

tăng được khả năng tự chủ của cộng đồng, mang lại sự cải thiện lâu dài, bền
vững, và không tàn phá tổn hại đến môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

Có sự phối hợp với nhiều lực lượng xã hội: bên trong và bên ngoài (nhà
nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế ) vì mục tiêu phát triển, có huy
động các loại tài nguyên và nguồn lực, phân bố chúng một cách hợp lý để tạo
ra sự phát triển (Phạm Thị Túy, 2006).
b) Phân loại kết cấu hạ tầng
Toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác
nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Cụ thể
như:
- Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế- xã hội thì kết cấu hạ tầng có thể
được phân chia thành: kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết cấu hạ tầng phục
vụ hoạt động xã hội và kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh quốc phòng. Tuy
nhiên trên thực tế ít có loại kết cấu hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế

mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại.
- Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân thì kết cấu
hạ tầng có thể được chia thành: kết cấu hạ tầng trong công nghiệp, trong nông
nghiệp, giao thông, bưu chính, viễn thông, y tế, văn hóa
- Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ: kết cấu hạ tầng đô thị, kết
cấu hạ t
ầng nông thôn, kết cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi
Kết cấu hạ tầng trong mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, mỗi khu vực bao gồm
những công trình đặc trưng cho hoạt động của lĩnh vực, ngành, khu vực và
những công trình liên ngành đảm bảo cho hoạt động đồng bộ của toàn hệ
thống. Trong nhiều công trình nghiên cứu về kết cấu hạ tầng, các tác giả
thường phân chia kết c

ấu hạ tầng thành hai loại cơ bản, gồm: kết cấu hạ tầng
kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội
- Kết cấu hạ tầng kinh tế: bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như
năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống, các công trình giao thông vận tải,
công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp kết cấu hạ
tầng
kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

triển nhanh, ổn định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn,
tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư.
- Kết cấu hạ tầng xã hội: bao gồm nhà ở, các cơ sở khoa học, trường
học, bệnh viện, công trình văn hóa thể thao Đây là điều kiện cần thiết để
phục vụ, nâng cao mức sống của cộ
ng đồng dân cư, bồi dưỡng phát triển
nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Như vậy, kết cấu hạ tầng là tập hợp một số ngành có tính chất dịch vụ
xã hội, sản phẩm do chúng tạo ra thể hiện dưới hình thức dịch vụ và thường
mang tính chất công cộng, liên hệ với sự phát triển con người cả về v
ật chất
lẫn tinh thần (Phạm Thị Túy,2006).
c) Vai trò kết cấu hạ tầng
Với tính chất đa dạng và thiết thực, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất
có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia cũng như mỗi vùng lãnh thổ. Có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện
đại, nền kinh tế mới có
điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững.
Nghiên cứu tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam có
các tác động quan trọng sau:

- Kết cấu hạ tầng phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng vốn đầu
tư đa dạng cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện
đại là điều kiện để phát triển
các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động
lan tỏa lôi kéo các vùng liền kề phát triển,
- Kết cấu hạ tầng phát triển trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ
nghèo thông qua việc cải thiện hạ tầng mà nâng cao điều kiện sống của hộ.
- Phát triển kết cấu hạ tầng thực sự có ích v
ới người nghèo, góp phần
vào việc giữ gìn môi trường.

×