Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phân tích tình hình đấu thấu ở việt nam nghiên cứu ứng dụng internet based hỗ trợ công tác đấu thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 103 trang )

LỜI CẢM ƠN
---------Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ
phía gia đình, nhà trường, cơ quan và bạn bè thân thuộc.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến Tiến sĩ NGUYỄN CÔNG
THẠNH và Thạc só LƯU TRƯỜNG VĂN, những người đã dành thời gian quý báu
của mình để tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cơ ngành Công Nghệ & Quản Lý Xây
dựng, phịng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Bách Khoa TPHCM đã hết lòng
giảng dạy, hướng dẫn và hỗ trợ tận tình trong suốt khố học.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên khích lệ và giúp đỡ nhiệt tình
của bạn bè và đồng nghiệp, những người đã động viên và giúp đỡ tơi về mọi mặt để
có thể hồn thành luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07/03/2006
Người thực hiện luận văn

NGUYỄN NGỌC CẨM


TÓM TẮT
Nhà Nươc đang chú trọng đầu tư và thực hiện những đổi mới để phát triển
ngành công nghiệp xây dựng, một trong những ngành công nghiệp có vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Trong thực tế, ngành xây dựng nước ta hiện nay tồn tại nhiều tiêu cực. Đặc biệt
là những công trình vốn đầu tư Nhà Nước thì mức độ sai phạm khá lớn, gây thất
thoát tiền của Nhà Nước. Để ngành xây dựng vững mạnh, bên cạnh những chính
sách phát triển cần phải tiến hành song song việc cải cách và sửa đổi những sai
phạm.
Việc đổi mới trong ngành xây dựng phải được tiến hành một cách toàn diện từ
khâu lập kế hoạch dự án đến khâu tiến hành thi công. Đấu thầu là một trong những
khâu nằm trong tiến trình thực hiện một dự án xây dựng. Vì vậy việc cải cách và


hoàn thiện công tác đấu thầu là một yêu cầu tất yếu và cần thiết, những tiêu cực
trong đấu thầu cũng góp phần tạo nên tiêu cực của ngành xây dựng.
Xuất phát từ những phân tích trên, mục tiêu của luận văn là đi sâu nghiên cứu
về công tác đấu thầu ở Việt Nam. Phân tích tình hình đấu thầu, tìm hiểu những hạn
chế của công tác đấu thầu đề ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu .
Công tác đấu thầu đang tiến đến việc tăng cường tính cạnh tranh và tính minh
bạch, công khai, nói chung là đang từng bước hoàn thiện và cải cách. Vì vậy, ý
tưởng của luận văn là kết hợp các kênh thông tin đấu thầu với thương mại điện tử.
Truyền tải các thủ tục đấu thầu hiện hành thành một thủ tục đấu thầu trực tuyến.
Phát triển các kênh thông tin đấu thầu thành hình thức đấu thầu trực tuyến chúng ta
sẽ vận dụng được các ưu điểm của thương mại điện tử như đã nêu trên, bên cạnh
đó cũng sẽ khắc phục được một số hạn chế của hoạt động đấu thầu hiện hành :
tăng tính cạnh tranh, công bằng, giảm thời gian và chi phí…


ABSTRACT
Construction industry take an important role in Viet Nam economic. Nowadays,
Viet Nam government pay attention to developing it. In practicality, construction
projects that are initiated by the government have a lot of negativeness. So,
construction must be improved completely.
Bidding is one important part of construction industry, it is necessary to
improvement.
Viet Nam government is trying intensification competition, distinctiveness,
openness bidding procedures so that improve the existing procedures.
The objectives of the thesis are :
To understand the existing Viet Nam bidding procedure, analyse the
negativeness and propose the methods to restrict it.
Finally, this thesis attempts to propose an improvement to existing preceduces
by employing Information and Communication Technology to develop Internet –
based bidding procedures. The new bidding processes have been put on a web site.

The web pages of the web site are written and programmed as Active Server Pages
(ASP), so they are dynamic web pages that can connect to database and
automatically interact with users.


MỤC LỤC
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.2. SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 6
1.3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 7
CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ........................................................ 8
2.1. Vai trò của Nhà Nước trong quản lý đấu thầu ............................................ 8
2.1.1 Nhiệm vụ của vụ quản lí đấu thầu ....................................................... 10
2.1.2 Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng khác ........................................ 12
2.2. Thủ tục đấu thầu ở Việt Nam ...................................................................... 14
2.3. Thực trạng đấu thầu ở Việt Nam & những hạn chế trong công tác đấu thầu
......................................................................................................................... 15
2.3.1. Hệ thống pháp lý rườm rà, khó thực hiện .......................................... 15
2.3.2. Những tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện đấu thầu ............ 16
2.4. Đề xuất các giải pháp hạn chế tiêu cực và phân tích những cải cách trong
luật đấu thầu ................................................................................................ 23
2.5. Khảo lược các vấn đề đã nghiên cứu ........................................................... 32
CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 33
3.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 33
3.2. Thủ tục đấu thầu trên mạng ......................................................................... 35
3.3. Chuyển tải trình tự đấu thầu hiện hành lên mạng & Cấu trúc sơ phát của
Website ................................................................................................................. 39
3.3.1. Các tiêu chí & yêu cầu ...................................................................... 39
3.3.2. Sơ đồ đấu thầu qua mạng ................................................................... 41
3.3.3. Các bước thực hiện đấu thầu qua mạng ............................................. 41

3.3.4. Các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện đấu thầu qua mạng ........... 44
3.3.5. Sơ phát cấu trúc của website ............................................................. 47
CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ WEBSITE .................................................................... 52
4.1 Chương trình thiết kế Website ..................................................................... 52
4.2.1 Phần mềm sử dụng thiết kế Website ................................................. 52
4.2.2 Cơ sở dữ liệu ....................................................................................... 52
4.2 Vấn đề bảo mật thông tin và xác nhận quyền ............................................. 56
4.2.1 Mô phỏng quá trình và thao tác thực hiện ......................................... 56
4.2.2 Vấn đề bảo mật và nhận quyền ......................................................... 57
4.2.2.1

Bảo mật (Security) .................................................................. 58


4.2.2.2

Xác nhận quyền hay chữ kí điện tử (Cetificate Authority) .... 60

CHƯƠNG V : THỦ TỤC ĐẤU THẦU QUA MẠNG ........................................... 63
5.1 Thủ tục đấu thầu qua mạng .......................................................................... 63
5.2. Phân tích những thuận lợi & khó khăn khi đấu thầu qua mạng .................. 71
5.2.1. Thuận lợi .............................................................................................. 71
5.2.2. Khó khăn ............................................................................................. 72
CHƯƠNG VI : KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ........................................................... 73
6.1. Kết luận ......................................................................................................... 73
6.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 75
PHẦN PHUÏ LUÏC


-1-


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể
với tốc độ tương đối cao. Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài nhiệm vụ tạo cơ sở vật chất
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người, ngành xây dựng còn góp phần tạo nên
bộ mặt mỹ quan của đất nước và là một trong những yếu tố đánh giá sự phồn vinh của
xã hội.
Hiện nay, Nhà Nước đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đẩy mạnh
thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhằm xây dựng nước ta thành một nước
công nghiệp. Việc đầu tư phát triển ngành xây dựng là tất yếu để đạt được mục tiêu
trên.
Trong bối cảnh đất nước được đổi mới và mở cửa về kinh tế như hiện nay, hoạt
động đầu tư xây dựng ở nước ta đã được đổi mới và dần dần hội nhập với thông lệ
quốc tế. Hoạt động đấu thầu là mọât mắc xích vô cùng quan trọng và luôn song hành
với việc thực hiện các dự án đầu tư. Hoạt động đấu thầu mới được áp dụng rộng rãi
trong vài năm qua nhưng cũng đóng góp tích cực vào những bước tiến của ngành xây
dựng.
Tuy nhiên, đấu thầu vẫn là một lónh vực tương đối mới đối với Việt Nam, trong
quá trình thực hiện đã xãy ra những sai sót, hạn chế và gây thất thoát tài lực của Nhà
Nước. Chính vì vậy, Nhà nước phải có sự nghiên cứu, cập nhật, đổi mới phương thức
phù hợp trong quản lý và điều hành công tác đấu thầu để từng bước hoàn thiện quản
lý đấu thầu phục vụ cho quá trình hội nhập, đồng thời góp phần lành mạnh hoá môi
trường đầu tư.


-2Nền kinh tế đang phát triển, đời sống ngày càng nâng cao thì các nhu cầu của
con người cũng tăng theo. Ngày nay, khi con người có nhu cầu thì sẽ có hàng loạt các
dịch vụ sẵn sàng đáp ứng ngay. Trong nền kinh tế hàng hóa có nhiều nhà sản xuất,

nhiều nhà cung cấp cho cùng một loại hàng hoá và dịch vụ, sẽ không có sự độc quyền
cung cấp của một loại hàng hoá hay một dịch vụ nào đó. Do đo,ù người mua chỉ cần lựa
chọn nhà sản xuất đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mình.
Khi có nhu cầu mua sắm một hàng hoá hay dịch vụ nào đó, các nhà đầu tư sẽ tổ
chức các cuộc đấu thầu để các nhà thầu cạnh tranh nhau về kỹ thuật, công nghệ, chất
lượng và giá cả. Việc đấu thầu tạo điều kiện cho người mua có nhiều cơ hội chọn mua
được hàng hoá và dịch vụ thoả mãn yêu cầu của mình.
Tóm lại, Đấu thầu là một phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Trong đó, người mua đóng vai trò tổ chức để các nhà thầu (người bán) cạnh tranh nhau.
Mục tiêu của người mua là có được hàng hoá và dịch vụ thoả mãn yêu cầu của mình về
kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất. Mục tiêu của nhà thầu là giành quyến cung
cấp hàng hoá dịch vụ đó với giá cả đủ bù đắp các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo
mức lợi nhuận cao nhất có thể. ( nguồn Quản lý Đấu Thầu – Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương)
Trong ngành xây dựng công tác đấu thầu cũng nhằm tiêu chí đã nêu trên, người
mua là chủ đầu tư (các tổ chức cơ quan Nhà Nước, các đơn vị kinh tế …) và người bán
là các nhà thầu ( các công ty xây dựng….) và hoạt động đấu thầu được thực hiện theo
Quy chế đấu thầu.
Trong năm qua, Nhà Nước liên tục có những đổi mới và bổ sung các quy chế
đấu thầu cũng như đề ra các biện pháp chống tiêu cực trong hoạt động đấu thầu: Quy
chế Đấu thầu ban hành theo Nghị định 88/CP (1999), Nghị định 14/CP (2000) và
66/CP(2003) và gần đây nhất là dự thảo Luật đấu thầu ( kỳ họp thứ 8, khoá XI), luật


-3đấu thầu (1/4/2006) đã là các giải pháp khắc phục những phát sinh trong thực tế nhằm
làm cho các văn bản quy định của Nhà Nước trở nên hiện hữu hơn. Tuy nhiên để giải
quyết vấn đề một cách triệt để cần phải nghiên cứu kỹ căn nguyên của những sai sót
và hạn chế từ đó mới đề ra cách giải quyết tối ưu nhất.
Do vậy, nghiên cứu thực trạng công tác đấu thầu ở Việt Nam hiện nay tìm ra
những hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu

là nhu cầu tất yếu và cần thiết.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì việc mua bán,
tìm khách hàng của các nhà sản xuất được thuận tiện hơn. Chúng ta có thể mua bán và
giao dịch trên mạng. Internet phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng
trưởng buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Hình thức giao dịch này được gọi là thương
mại điện tử (TMĐT).
Thương mại điện tử đang được nhiều quốc gia quan tâm, xem là những động lực
phát triển chủ yếu của nền kinh tế vì những ưu điểm của nó:
Trước hết, qua internet/web người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể giảm
đáng kể thời gian và chi phí giao dịch ( giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng cáo,
tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao hàng, thanh toán ) trong hai yếu tố cắt giảm
này thì yếu tố thời gian đáng kể hơn vì việc nhanh chóng thông tin hàng hoá đến người
tiêu dùng ( mà không phải qua trung gian) có ý nghóa sống còn trong cạnh tranh kinh
doanh.
Thương mại điện tử tạo điều kiện quan hệ giao tiếp giữa người cung cấp và
người tiêu dùng, đồng thời tạo sự giao lưu giữa các đối tượng tham gia. Xét trên bình
diện quốc gia, trước mắt, TMĐT kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông
tin. Nhìn rộng hơn, TMĐT tạo ñiều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoaù
(digital economy).


-4Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt đối với các nước đang phát triển, có thể tạo ra
một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước phát triển trong một thời gian ngắn nhất.
Thương mại điện tử (TMDT) toàn cầu đang phát triển mạnh
Với khu vực thị trường nội địa to lớn, nhiều cơng ty của Mỹ cịn chậm trong việc
bán hàng qua mạng ra tồn thế giới. Hiện nay, chỉ có khoảng 12% lượng hàng bán ra từ
các cơng ty lớn của Mỹ ra thị trường nước ngồi. Nhưng theo xu hướng phát triển tất yếu,
con số này đang có chiều hướng gia tăng và dự báo sẽ tăng 15% trong hai năm tới.
Một số nước ở Châu Á CŨNG ĐANG TÍCH CỰC trong cuộc chạy đua với các
quốc gia phát triển. Các công ty lớn với nguồn hàng ổn định luôn mong muốn mở rộng

thị trường, rất tích cực trong việc triển khai thương mại điện tử, tăng cường việc bán
hàng ra toàn cầu, đồng thời triển khai việc mua hàng hóa và dịch vụ từ nguồn bên ngồi.
Ơng Đinh Việt Hào, Phó giám đốc Học viện BC-VT cũng cho rằng TMĐT ở VN
mới ở giai đoạn đầu. Việt Nam hiện có khoảng 3 web site về thương mại điện tử, nhưng
thực ra mới chỉ là thông báo về tình hình hàng hóa, giá cả và chất lượng mà thơi. ( nguồn
Thời báo kinh tế Việt Nam)
TMĐT đã có thể tiến hành ở Việt Nam, vì đây thực ra cũng chỉ là một dạng
thương mại bình thường nhưng được giao kết qua mạng Internet. Tuy nhiên, để có thể
thực hiện giao dịch qua TMĐT, một điều rất cần thiết là phải hoàn thiện các vấn đề pháp
luật có liên quan. Để phát triển TMĐT, Việt Nam cần ban hành Luật thương mại điện tử,
Luật bảo mật thông tin...
Như vậy, hình thức thương mại điện tử đang được chú trọng. Trong tương lai nó
sẽ được áp dụng và hoàn thiện ở Việt Nam. Các cơ quan có chức năng cũng rất quan
tâm đến việc phát triển hệ thống thương mại điện tử trong nền kinh tế hàng hoá.
Ngành công nghiệp xây dựng cũng đang từng bước hoà nhập vào xu thế đó. Đã có
nhiều website đăng tải các thông tin về xây dựng : thông tin về vật liệu xây dựng,
trang thông tin đấu thầu của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, trang thông tin đấu thầu của Sở
Kế Hoạch và Đầu tư huyện Phú Yên,và gần đây Công ty Intellasia ( Hà Nội) đưa ra


-5một kênh thông tin dành riêng cho đấu thầu qua trang web www.dau-thau.com cho
phép tất cả đơn vị, doanh nghiệp đăng tải thông tin miễn phí về mời thầu, mời tư vấn,
chuyển nhượng cổ phần…
Công tác đấu thầu đang tiến đến việc tăng cường tính cạnh tranh và tính minh
bạch, công khai, nói chung là đang từng bước hoàn thiện và cải cách. Tại sao chúng ta
không kết hợp các kênh thông tin đấu thầu với thương mại điện tử? Truyền tải các thủ
tục đấu thầu hiện hành thành một thủ tục đấu thầu trực tuyến? Và hình thức này cũng
chính là thương mại điện tử. Phát triển các kênh thông tin đấu thầu thành hình thức
đấu thầu trực tuyến chúng ta sẽ vận dụng được các ưu điểm của thương mại điện tử
như đã nêu trên, bên cạnh đó cũng sẽ khắc phục được một số hạn chế của hoạt động

đấu thầu hiện hành : tăng tính cạnh tranh, công bằng, giảm thời gian và chi phí…


-61.2 SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI :
Như cách đặt vấn đề ở phần trên chúng ta thấy việc nghiên cứu công tác đấu
thầu, tìm ra những hạn chế và đề xuất cách giải quyết là điều vô cùng cần thiết, sau
đó phát triển và thành lập một thủ tục đấu thầu qua mạng cũng là một bước phát triển
tất yếu của công tác đấu thầu nói riêng và ngành xây dựng Việt Nam nói chung để
góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Quy trình thực hiện công tác đấu thầu, mục tiêu cũng như hiệu quả của công tác
đấu thầu đã được quy định chặt chẽ trong Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo NĐ 88
CP ( ban haønh 1999), 14 CP ( ban haønh 2000) vaø 66 CP ( ban hành 2003) và một số
thông tư kèm theo, tuy nhiên trong quá trình thực tế áp dụng không tránh khỏi những
sai phạm.
Vì vậy, ý tưởng của đề tài là thành lập một tranh web đấu thầu trực tuyến có
thể khắc phục được những hạn chế của quy trình hiện hành. Đây sẽ là xu hướng phát
triển tất yếu của Kế hoạch đấu thầu ở Việt Nam trong tương lai. Luật đấu thầu
(1/4/2006) đã có điều luật quy định về đấu thầu qua mạng.
Tóm lại, mục tiêu thứ nhất của đề tài là phân tích các hạn chế trong công tác
đấu thầu hiện nay ở Việt Nam, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện một bước cơ
chế quản lý đấu thầu phục vụ cho quá trình hội nhập, góp phần lành mạnh hoá môi
trường đầu tư, chống thất thoát vốn Nhà Nước.
Mục tiêu thứ hai là ứng dụng công nghệ thông tin lập và phát triển một thủ tục
đấu thầu trực tuyến ( Internet –Based) nhằm giảm thiểu những hạn chế của công tác
đấu thầu.


-71.3 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Các dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được giới hạn trong các phạm vi sau:
- Các gói thầu đấu thầu rộng rãi.

- Đấu thầu trong nước
- Các dự án thực hiện bằng vốn ngân sách
- Gói thầu dân dụng
- Dữ liệu thử nghiệm lấy tại Tp. Hồ Chí Minh, thuộc lónh vực đấu thầu xây lắp.
- Các nghiên cứu trong đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi các dự án đã được công bố
mời thầu, không đi sâu vào vấn đề các thủ tục, yêu cầu để dự án được đăng tải mời
thầu trên Internet.

----------------------------------------------------------------


-8-

CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Chương này trình bày tổng quan về thủ tục đấu thầu của Việt Nam, thực trạng
đấu thầu ở Việt Nam hiện nay, các biện pháp khắc phục của cơ quan chức năng và các
cấp có thẩm quyền. Tham khảo các nghiên cứu về đấu thầu đã được thực hiện trong
thời gian qua.
2.1 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ ĐẤU THẦU :
Mục tiêu của xã hội là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Nền kinh tế Việt Nam
phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất
của cơ chế kinh tế thị trường là sự cạnh tranh trong môi trường bình đẳng và minh
bạch. Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và
tạo sự cạnh tranh công bằng giúp cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng
suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Sự cạnh tranh không những đem lại lợi ích cho người mua, cho các nhà thầu mà
còn đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu sẽ tạo
thuận lợi cho bên mời thầu có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho yêu cầu của mình.
Vì vậy nhiệm vụ của Nhà nước là phải tạo ra môi trường và thúc đẩy sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các nhà thầu, cần có các chính sách quy định về việc lựa chọn

nhà thầu nhằm đảm bảo các mục tiêu: cạnh tranh công bằng, minh bạch và đạt hiệu
quả kinh tế.
Hiệu quả của đấu thầu là đem lại lợi ích kinh tế cho bên mời thầu, đồng thời
không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nhà thầu.
Trong đấu thầu thực hiện các công trình công cộng hoặc mua sắm hàng hóa và
dịch vụ phục vụ cho các mục tiêu công cộng đều sử dụng tiền Nhà nước vì vậy vai trò


-9của Nhà nước vô cùng quan trọng. Nhà Nước có nhiệm vụ tạo ra môi trường, khuôn
khổ pháp lý và điều hành các hoạt động đấu thầu.
H1. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà Nước về đấu thầu

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ
(Vụ Quản lý Đấu thầu)

CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ,
CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
(Cơ quan giúp việc Đấu thầu)

CÁC
BAN
QUẢN

DỰ
ÁN

CÁC
CHỦ

ĐẦU


DNNN

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Sở Kế hoạch & Đầu tư)

UBNN QUẬN
HUYỆN, THỊ
XÃ (Các
phòng quản lý
Đấu thầu)

CHỦ
ĐẦU


DNNN

CÁC
BAN
QUẢN

DỰ
ÁN

UBND XÃ PHƯỜNG THỊ TRẤN
(Bộ phận Quản lý Đấu thầu)



- 10 Qua cơ cấu nêu trên, ta thấy cơ quan có chức năng liên kết giữa cấp cao nhất
( Thủ tướng Chính Phủ) và các cấp thấp hơn là Bộ Kế Họach & Đầu Tư.
Theo Nghị định 61/CP ( 2003) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế
Họach & Đầu Tư về quản lý đấu thầu :
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự
án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực
hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt;
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của
pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thơng tin về đấu thầu.
Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chính sách về đấu thầu:
Sự tham gia chỉ đạo thực hiện chính sách về đấu thầu của Bộ KH-ĐT là yếu tố
quan trọng trong hoạt động đấu thầu. Bộ KH-ĐT đặt ra các quy định cho các nhà thầu
để đáp ứng nhu cầu cao nhất trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh
tế đất nước. Bộ KH-ĐT hoạch định các chính sách để xây dựng công tác đấu thầu
ngày càng hoàn thiện hơn.
Điều 52 nghị định 88/CP quy định phân cấp trách nhiệm về đấu thầu của Bộ
trưởng Bộ KH-ĐT : Thẩm định để trình Thủ Tướng Chính Phủ xem xét phê duyệt Kế
họach đấu thầu các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
Cơ quan trực thuộc Bộ Kế Họach & Đầu tư có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực
hiện chức năng quản lý Nhà Nước về đấu thầu là Vụ Quản lý đấu thầu.
2.1.1 Nhiệm vụ của Vụ Quản lý đấu thầu : Theo QĐ 602/BKH
Tổ chức nghiên cứu và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu để
trình các cơ quan chức năng ban hành theo thẩm quyền.
Vụ ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý bảo
đảm cho hoạt động đấu thầu được thực hiện theo một quy trình thống nhất, công bằng.


- 11 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu là cơ sở pháp lý để thực

hiện hoạt động đấu thầu, quy định đối tượng phải áp dụng, quy định quy trình, thủ tục
thực hiện lựa chọn nhà thầu.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu phải thống nhất, ổn định
phù hợp với yêu cầu thực tế đảm bảo mục tiêu tạo ra môi trường cạnh tranh công
bằng, bình đẳng và đạt hiệu quả kinh tế.
Tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu
thuộc dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hoặc các nội dung thẩm định
khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức kiểm tra cơng tác đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; tham
gia các hoạt động thanh tra về đấu thầu theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
Cần tổ chức cơ quan chuyên trách, có đủ năng lực để đảm đương công việc
thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong đấu thầu.
Vụ phải có trách nhiệm xem xét, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đấu
thầu đã được Nhà nước ban hành và điều chỉnh bổ sung nhiều lần với mục đích ngày
càng hoàn thiện, chặt chẽ, gần với thực tế cuộc sống.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm
pháp luật về đấu thầu, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ về đấu thầu cho các lớp bồi dưỡng
thuộc các bộ, ngành và địa phương.
Ngoài nhiệm vụ soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu
thầu Vụ phải hướng dẫn các đối tượng thực hiện đúng các quy định đã ban hành.
Xây dựng, quản lý và phát hành tờ Thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu
thầu theo quy định.


- 12 Cùng với việc quản lý tờ Thông tin về đấu thầu, Vụ quản lý đấu thầu còn có nhiệm
vụ xây dựng quản lý Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu nắm rõ danh sách các nhà
thầu đã đăng ký và các nhà thầu vi phạm.
Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác đấu thầu theo định kỳ để báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.

Phối hợp với Văn phịng Bộ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu,
kinh phí hoạt động đối với tờ Thông tin và trang web về đấu thầu, hệ thống dữ liệu thông
tin về nhà thầu cũng như các nguồn kinh phí khác theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
2.1.2. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng khác :
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà Nước trong việc
quản lý công tác đấu thầu được quy định rõ trong Điều 52 (nghị định 88/CP được sửa
đổi, bổ sung) phân cấp về trách nhiệm đấu thầu : quy định rõ quyền phê duyệt kế
hoạch đấu thầu, phê duyệt các đề nghị chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp...quyết định
kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu Của Thủ tướng Chính
phủ.
Quy định quyền của Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu tư và Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương
Đảng, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ….về quản lý đấu thầu trong phạm vi quyền hạn
của từng cấp bậc.
Điều 53 : (nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung ) phân cấp phêâ duyệt, thẩm
định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
Đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà Nước khỏan 2 Điều 53 quy
định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Boä,


- 13 cơ quan thuộc Chính phủ…cũng như quyền hạn của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đến Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn….
Các quy định về kiểm tra thực hiện công tác đấu thầu và thanh tra đấu thầu
được quy định rõ trong Điều 59 và Điều 59a Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung và
kiểm tra thực hiện công tác đấu thầu được quy định tại khoản 24 điều 1 Nghị định
66/CP.



- 14 2.2 THỦ TỤC ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM :
Mục tiêu của đấu thầu:
Mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả. Một
cách cụ thể hoá 4 mục tiêu này là đấu thầu phải thực hiện thông qua đấu thầu rộng rãi
(đảm bảo mục tiêu cạnh tranh), phải đánh giá HSDT theo HSMT đã duyệt (đảm bảo
mục tiêu công bằng), phải đúng theo các quy định cụ thể trong QCDT (đảm bảo mục
tiêu minh bạch) và nhà thầu trúng thầu phải có đủ kinh nghiệm, năng lực, đồng thời
được đánh giá là đáp ứng cơ bản yêu cầu HSMT, có giá trúng thầu phải ≤ giá gói thầu
(đảm bảo mục tiêu hiệu quả)
Việc tổ chức đấu thầu là nhằm lựa chọn một nhà thầu phù hợp nhất để thực hiên
gói thầu. Trình tự đấu thầu là trình tự thực hiện việc lựa chọn đó và áp dụng cho một
gói thầu. ( Nguồn : tài liệu " Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư và đấu thầu")
Các thủ tục thực hiện đấu thầu được quy định trong luật đấu thầu Mục 3 Trình
tự thực hiện đấu thầu Điều 32 đến Điều 42.


- 15 2.3 THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG
CÔNG TÁC ĐẤU THẦU:
2.3.1 Hệ thống pháp lý rườm rà, khó thực hiện :
Các chính sách về đấu thầu chưa hợp lý, chưa rõ ràng gây cho các đối tượng
thực hiện gặp khó khăn trong quá trình thực hiện:
Những năm gần đây Nhà Nước đã ban hành các văn bản pháp lệnh về công tác
đấu thầu : Quy chế đấu thầu, Nghị định 88/CP(1999), Nghị định 14/CP(2000) và
66/CP(2003) nhằm hướng dẫn thực hiện quy trình đấu thầu và khắc phục những phát
sinh trong thực tế áp dụng các pháp lệnh này.
Tuy Nhà Nước thường xuyên sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về đấu
thầu sao cho sát với thực tế và hoàn thiện hơn về nội dung, nhưng vẫn chưa đáp ứng
được mục tiêu của công tác đấu thầu. Cụ thể như sau:
Các chính sách chú trọng đến các quy định đấu thầu mà không nêu rõ các hình

thức chế tài bắt buộc người thực hiện phải tuân thủ theo các quy định nên dẫn đến tình
trạng các quy định khó thực hiện và không được chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế đấu
thầu.
Quy định nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu nhưng các điều kiện áp dụng của
mỗi hình thức thiếu chặt chẽ khiến người áp dụng lựa chọn một cách tuỳ tiện.
Các quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, quy định về đánh giá hồ sơ dự
thầu không rõ ràng cũng là một vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến công tác đấu thầu.
Các quy định về phân cấp trong Quy chế đấu thầu rườm rà, phức tạp, nhiều cấp
thẩm định và phê duyệt gây mất thời gian và giảm hiệu quả trong công tác đấu thầu.
Sự phân cấp tuỳ theo mức độ và điều kiện cụ thể của từng dự án. Không nên để xãy
ra trường hợp can thiệp quá sâu, không cần thiết và không hiệu quả của cơ quan Nhà


- 16 Nước vào các hoạt động của những dự án thực hiện bằng vốn ngân sách Nhà Nước.
Không can thiệp quá sâu nhưng không phải là buông lõng.
Các giai đoạn thực hiện công tác đấu thầu tốn quá nhiều thời gian cho các thủ
tục hành chính. Ưu điểm của quy định hành chính là chọn được nhà thầu phù hợp nhất
với yêu cầu của chủ đầu tư. Tuy nhiên, kết quả này thực sự có ý nghóa nếu các cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt thực sự có năng lực và làm việc minh bạch.
Thực tế, trong những năm vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật về đấu thầu và các văn bản này luôn được sửa đổi để ngày càng hoàn
thiện và phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Nhưng hiện tượng vi phạm các
quy định còn nhiều, gây thất thoát lớn về vật chất của Nhà Nước.
2.3.2 Những tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện đấu thầu :
Trong các hình thức đấu thầu thực chất chỉ có hình thức đấu thầu rộng rãi mới
thực sự mang tính cạnh tranh công bằng, minh bạch. Đấu thầu rông rãi giúp cho các
nhà thầu tham gia bộc lộ hết năng lực chuyên môn, cạnh tranh bình đẳng.
Tuy nhiên thực tế đấu thầu vẫn tồn tại tình trạng thiếu minh bạch và đấu thầu
chỉ mang tính hình thức, hình thức chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế còn chiếm tỷ lệ
cao.

Tỷ lệ số gói thầu được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong năm 2000 là
12.9% và năm 2003 là 14.23%, năm 2004 là 13.28% còn lại là các hình thức khác,
trong đó hình thức chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế chiếm ưu thế . (Nguồn Bộ KH
&ĐT)
Đối với hình thức chỉ định thầu, mặc dù Quy chế Đấu thầu không khuyến khích
áp dụng, nhưng nhiều gói thầu vẫn áp dụng hình thức này. Các nhà thầu được đưa vào
danh sách đấu thầu hạn chế lại không đủ năng lực, kinh nghiệâm, hoặc có trường hợp
đưa vào những nhà thầu không thực sự có ý định dự thầu để dàn xếp trước kết quả đấu


- 17 thầu. Những cuộc đấu thầu này chỉ là hình thức nên tính cạnh tranh thấp. Và chính
hình thức này sẽ dẫn đến tình trạng các nhà thầu liên kết móc ngoặt với nhau để trúng
thầu.
Hình thức chỉ định thầu trong quá trình thực hiện đã xuất hiện những hạn chế
làm giảm hiệu quả dự án và giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì vậy, so với
đấu thầu rộâng rãi thì chỉ định thầu không hiệu quả bằng.
Tồn tại tình trạng chia nhỏ gói thầu hoặc hạ thấp giá gói thầu để áp dụng hình
thức chỉ định thầu. Các công trình ở các địa phương phần lớn đều có vốn đầu tư dưới 1
tỷ đồng nên không tránh khỏi tình trạng chỉ định thầu.
Mặt khác, các nhà đầu tư thường thích hình thức chỉ định thầu vì thủ tục đấu
thầu ở nước ta còn rườm rà gây mất thời gian.
Thực tế cho thấy các công trình được chỉ định thầu thì giá thành gói thầu cao
hơn giá khi thực hiện đấu thầu, nhưng thực ra khoảng tăng đó không phải để đảm bảo
chất lượng công trình mà dùng vào việc “bồi dưỡng “ giữa chủ đầu tư và nhà thầu
được chỉ định.
Tình trạng đấu thầu khép kín diễn ra khá phổ biến và đây cũng là một trong
những nguyên nhân gây tiêu cực.
Hầu hết các dự án có vốn đầu tư của Nhà Nước hiện nay đều được quản lý
theo quy trình khép kín. Khép kín trước hết là quan hệ giữa Chủ đầu tư, tư vấn, thẩm
định, xây dựng, nghiệm thu. Bộ, ban ngành, địa phương nào cũng có dự án và doanh

nghiệp trực thuộc, hay người nhà các quan chức thành lập công ty.
Vì vậy việc giành các dự án “ hấp dẫn” cho công ty “gia đình” là điều không
tránh khỏi . Ngoài ra, với cơ chế đầu tư và xây dựng như hiện nay, các dự án, công
trình của các bộ thường do các ban quản lý dự án quản lý mà các ban quản lý này
thường do các công ty trực thuộc Bộ hoặc do chính Bộ lập nên. Do đó, từ các khâu :


- 18 khảo sát, thiết kế, mua sắm thiết bị, xây lắp … thì các ban quản lý thường ưu tiên cho
các công ty “người nhà”.
Dàn xếp để một nhà thầu “thân quen” trúng thầu
Cũng có trường hợp các dự án mang danh nghóa là đấu thầu rông rãi nhưng thực
chất là được sắp xếp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu “gia đình” hoặc các
nhà thầu thân tín. Một trong những cách tạo điều kiện là đưa ra những tiêu chuẩn chặt
chẽ trong hồ sơ mời thầu hoặc đưa ra tiêu chuẩn xét thầu nghiêm ngặt nhằm “ cản
bước” các doanh nghiệp. Hình thức này thường được gọi là dàn xếp kết quả thầu. Một
hình thức khá phổ biến nữa là “ chạy thầu”
Các nhà thầu bỏ thầu giá thấp để trúng thầu bằng mọi giá rồi sau đó tìm cách
điều chỉnh và nâng giá
Họ làm mọi cách để trúng thầu mà không quan tâm đến chất lượng công trình.
Bỏ thầu giá thấp hoặc chạy thầu. Bỏ giá thầu thấp để giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động sau đó tìm mọi cách để điều chỉnh, nâng giá làm ảnh hưởng đến tiến
độ và chất lượng công trình. Việc xin tăng giá vốn có thể là chiến lược của nhà thầu
cũng có thể do tính dự toán sai sót không lường trước được hết các phát sinh khi thi
công thực tế.
Từ đó lại nảy sinh ra một hình thức tiêu cực khác “rút ruột công trình” để bù
vào các khoản tiền trên hoặc chiếm dụng riêng, kéo dài tiến tiến độ thực hiện dự án,
điều chỉnh dự toán hoặc bán thầu sau khi trúng thầu. Có những nhà thầu còn dùng
cách bán thầu để hưởng chênh lệch. Các nhà thầu chính bán lại gói thầu cho các nhà
thầu phụ.
Theo Ông Nguyễn ngọc Trân – Phó chủ nhiệm ủy ban Đối ngoại của Quốc hội :

“Làm sao bảo đảm được chất lượng công trình khi một nhà thầu trúng thầu lại chuyển
lại cho nhà thầu phụ, nhà thầu phụ này lại chuyển lại cho nhà thầu phụ khác nữa, nghóa


- 19 là B’ rồi B’’… mỗi một cái “phết” thêm là chất lượng công trình lại giảm đi một mức.
Nhà thầu cũng phải kiếm lời trong khi nhà thầu chính chỉ cần bán lại cho nhà thầu phụ
là có ngay 10-15 % đút túi”
(Nguồn Báo Tiền Phong)
Vì vậy tiêu chí xét thầu cần phải quy định rõ, dựa trên nhiều yếu tố không nên
dựa trên giá bỏ thầu thấp. Căn cứ vào giá bỏ thầu thấp nhưng phải hợp lí và vẫn đảm
bảo chất lượng công trình. Nhà thầu phải đạt các yêu cầu kỹ thuật, giá thầu phải hợp
lý không được “trúng thầu bằng mọi giá”
Một hiện tượng cũng khá phổ biến hiện nay là các nhà thầu là doanh nghiệp
tách ra từ công ty mẹ, có năng lực hoạt động và năng lực tài chính hoàn toàn riêng
biệt, nhưng khi tham gia đấu thầu họ vẫn dùng hồ sơ năng lực của công ty mẹ để tạo
uy tín,, cho mình.
Giai đoạn sau đấu thầu : ký hợp đồng và thực hiện các cam kết chưa được quan
tâm đúng mức :
Công tác đấu thầu là cả một quy trình từ khi lập hồ sơ mời thầu đến ký kết hợp
đồng, vì vậy chúng ta phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quy trình đấu thầu.
Thực tế, chúng ta chỉ quan tâm đến giai đoạn đấu thầu mà không lưu ý đến giai đoạn
sau đấu thầu, đó là giai đoạn ký hợp đồng và thực hiện các cam kết, chính điều đó đã
nảy sinh tình trạng “dần xây” mà các Báo đã phản ánh trong thời gian qua. Tức là các
công trình bị chậm tiến độ và không có biệp pháp giải quyết cụ thể vì khi ký hợp đồng
các khoản này không được cam kết rõ ràng giữa hai bên.


- 20 Ưu tiên cho các nhà thầu trong nước
Đây là một vấn đề cần phải được chú trọng xem xét
Nhà thầu là doanh nghiệp trong nước luôn chiếm ưu thế trong các cuộc đấu thầu

thực hiện các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Điều này gây bất mãn cho các
nhà thầu nước ngoài làm giảm tính cạnh tranh công bằng.
Các nhà thầu trong nước bỏ giá thấp để trúng thầu sau đó tìm mọi cách để bổ
sung giá trị hợp đồng.
Những tồn tại do hạn chế về chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý đấu thầu:
Một số cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu yếu về năng
lực và kiến thức chuyên môn. Điều này dẫn đến sự tiêu cực và thiếu trách nhiệm trong
công tác đấu thầu.
Một số người vừa là chủ đầu tư, là cấp trực tiếp của bên mời thầu có quyền ra
các mệnh lệnh hành chính trong quá trình lựa chọn nhà thầu; vừa là cấp trên của các
nhà thầu, vừa là người giải quyết xử lý các vi phạm, đây là nguyên nhân gây thiếu sự
cạnh tranh công bằng. Không xử lý nghiêm minh các nhà thầu có sai phạm.
Nhận thức về ý nghóa, tầm quan trọng của công tác đấu thầối với phần lớn
nhân sự trong bộ máy quản lý còn hạn chế.


×