Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Đo lường sự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình bằng việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật balanced scorecard

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

- - - - -†††- - - - -

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài:
ĐO LƯỜNG SỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
BẰNG VIỆC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT BALANCED
SCORECARD.

GVHD:

TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

HỌC VIÊN:

VŨ HỒNG ĐĂNG

MSHV:

00804201

KHOÁ:

15-2004

NGÀNH:


CN VÀ QL XÂY DỰNG

Tp. Hồ Chí Minh, Thaùng 12-2006


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2006.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên :

VŨ HỒNG ĐĂNG

Phái:

Nam

Ngày sinh :

07/11/1977


Nơi sinh:

Hải Dương

MSHV:

00804201

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÍ XÂY DỰNG
I. TÊN ĐỀ TÀI:

ĐO LƯỜNG SỰ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
BẰNG VIỆC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT BALANCED SCORECARD.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:


Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Balanced Scorecard vào việc đo lường, đánh giá sự
thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình:

-

Xác định và định trị các chỉ số thực hiện chủ yếu cho các dự án đầu tư xây dựng công
trình khu dân cư dựa trên mục tiêu thực hiện của đơn vị chủ đầu tư.

-

Phát triển ứng dụng các chỉ số thực hiện với sự tiếp cận một dự án cụ thể. Từ đó phân
tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của dự án.




Đề xuất hệ thống đo lường, đánh giá sự thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình
khu dân cư với sự nhận biết các chỉ số thực hiện chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu quả đầu
tư của các dự án.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

03/7/2006

IV. NGÀY HOÀN THÀNH:

03/12/2006

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN CHUYÊN NGÀNH

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Ngày
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

tháng


năm 2006.

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá học và thực hiện được luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự tận tình giúp đỡ của gia đình, thày cô, đồng nghiệp cùng rất nhiều người
khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thày cô giáo ngành Công Nghệ và Quản lý xây dựng, khoa
Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm q báu trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân hành cảm ơn Thày giáo – Tiến só Ngô Quang Tường, người đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn và luôn động viên khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý dự án, Trung tâm tư vấn thiết kế, các
phòng ban của công ty INVESCO, Ban Quản lý công trình Dự án Khu dân cư Đồng Diều và
các đối tác liên quan của dự án đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ
liệu nghiên cứu, cũng như chia sẻ những ý kiến và kinh nghiệm thực tế q báu cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn học viên lớp QLXD-K15, những người đã cùng tôi
học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đến toàn thể những người thân trong gia đình, tất cả đã
luôn hỗ trợ và giúp đỡ tôi mọi mặt trong suốt thời gian qua, mọi người đã mang đến cho tôi
nguồn động viên lớn lao, là chỗ dựa quan trọng để tôi có thể tập trung hoàn thành chương
trình học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2006.
Người thực hiện luận văn


Vũ Hồng Đăng

i


TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đo lường sự thực hiện các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư xây dựng nói riêng
là yêu cầu rất cần thiết của các nhà đầu tư. Đề tài nghiên cứu “Đo lường sự thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình bằng việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Balanced scorecard” được
thực hiện với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc mang đến cho các nhà quản lý
đầu tư một cách tiếp cận mới trong việc đo lường và đánh giá sự thực hiện các dự án đầu tư
xây dựng công trình.
Đề tài được thực hiện dựa trên một phương pháp nghiên cứu tổng hợp, bao gồm việc ứng
dụng lý thuyết và nghiên cứu trước, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, thu thập và xử lý dữ
liệu …. Mục tiêu chính của đề tài là thiết lập nên các chỉ số thực hiện chủ yếu cho các dự án
đầu tư xây dựng các khu dân cư, theo quan điểm mục tiêu của một đơn vị chủ đầu tư xác định
là công ty Đầu tư và Phát triển xây dựng INVESCO. Lý thuyết Balanced Scorecard đã được
phát triển ứng dụng thông qua quá trình hiệu chỉnh phù hợp cho mục đích nghiên cứu. Bốn
tiêu chí đo lường sự thực hiện các dự án đã được xác lập là: tiêu chí nhiệm vụ – tài chính, tiêu
chí cổ đông, tiêu chí tiến độ và chất lượng, tiêu chí về quá trình hoạt động nội bộ.
Để quá trình phát triển các chỉ số đo lường đạt được tính chính xác và hiệu quả, các nhà
điều hành, các chuyên gia quản lý nhiều kinh nghiệm của công ty đã được mời tham gia vào
quá trình phát triển và đánh giá các chỉ số thực hiện. Các kỹ thuật xử lý và tính toán đã được
áp dụng, một bộ các chỉ số thực hiện với trọng số tương ứng đã được thiết lập cho bốn tiêu chí
đo lường.
Quá trình phát triển ứng dụng các chỉ số thực hiện tìm được đã được tiến hành thông qua
việc tiếp cận một dự án cụ thể được thực hiện bởi công ty INVESCO. Mức độ hoàn thành của
các chỉ số, các tiêu chí và tổng thể của dự án tại thời điểm đánh giá đã được xác định, từ đó
những nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện dự án cùng những kiến nghị thích hợp đã
được tác giả đưa ra.

Trong giới hạn về nguồn lực, tác giả đã cố gắng đã làm sáng tỏ các mục tiêu và yêu cầu
của đề tài. Nghiên cứu này mong góp phần giúp các nhà quản lý trong công ty có một cái
nhìn toàn diện hơn về quá trình thực hiện các dự án, từ đó giúp đưa ra những cải tiến phù hợp
để quá trình thực hiện các dự án đạt được hiệu quả cao hôn.

ii


ABSTRACT
Measuring and evaluating the performance of investment projects in general and
construction investment in particular is a very essential requirement for all owners. The thesis
“Implementation the Balanced Scorecard technical for measuring the performance of
construction investment projects” has been done with the hope of offering the owner
managers a new approach in measuring and evaluating the performance of construction
investment projects.
The thesis has been base on a general research method, including lots of individual
solutions: based on previous researchs and theories, interviewing, getting experts’ idea,
colleting data and data processing…. The main object of the research is to establish Key
Performance Indicators (KPIs) of the construction investment projects for residential area, in
accordance with the owner’s tagets opinion, Investment & Construction Development
Company - INVESCO - has been chosen for the reseach. The Balanced Scorecard theory has
been implemented after the suitable adjusting process. Four main measurement perspectives
has been established, including Mission & financial perspective, Shareholder & Customer
perspective, Schedule & Quanlity perspective, and Internal Process perspective.
In order to get a good result, CEOs, managers and experts in the company, who had lots of
experience in this area have been invited to take part in developing and evaluating KPIs. The
calculating technicals have been applied and deployed, the result is a series of KPIs with
specified weight for the four foregoing perspectives.
The applying of the KPIs has been performed througt an approaching one of the projects
carried out by INVESCO. The performance rate of the KPIs, of the four perspectives and the

overall project performanced rate has been determined. Thence, the author has brought out
some comments and recommendations for the project performance process and improvement.
In the limitations of the resources, the author has tried to focus on making clear the aims
and requirements of the thesis. The author also hope to have a part in help the owner
managers would have a comprehensive review about the project performance process on their
own. Thence, they would be able to find out appropriate improvements, in order to
performing their own investments more effectively.

iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Tóm tắt nội dung – Abstract
Mục lục
Danh sách hình vẽ, sơ đồ
Danh sách bảng biểu
Đề mục
Chương 1:

Trang
GIỚI THIEÄU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1

1.1 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.2 Cơ sở hình thành đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.4 Phaïm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5
1.5 Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

Chương 2:


TỔNG QUAN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7

2.1 Khái quát về sự phát triển của lý thuyết đo lường trong quản lý. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.1.1 Heä thống kiểm tra trong quản lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.1.1.1 Nhiệm vụ của quản lý. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.1.1.2 Hệ thống kiểm tra quản lý và mục tiêu của tổ chức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.1.2 Khaùi quaùt về sự phát triển của lý thuyết đo lường sự thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.1.3 Vai trò của đo lường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.1.4 Tổng quan về một số mô hình đo lường sự thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2.2 Giới thiệu về Balanced Scorecard và ứng dụng trong đo lường quản lýù . . . . . . . . . . . . 15
2.2.1 Giới thiệu veà Balanced Scorecard . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .15
2.2.2 Giới thiệu sơ lược về một số nghiên cứu ứng dụng Balanced Scorecard . . . . . . . . . 17
2.3 Sơ lược về dự án xây dựng và các vấn đề liên quan đến đánh giá và đo lường dự án.. 19
2.3.1 Dự án xây dựng và sự thành công của dự án xây dựng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.3.2 Vấn đề kiểm soát, đo lường và đánh giá tiên trình thực hiện dự án ở Việt Nam . . 22

iv


Chương 3:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY INVESCO VÀ DỰ ÁN KHU DÂN CƯ ĐỒNG
DIỀU PHƯỜNG - QUẬN 8 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

3.1 Khaùi quaùt về đơn vị chủ đầu tư - Công ty Đầu Đầu tư và Phát triển

Xây Dựng

INVESCO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .25

3.1.1 Lịch sử hình thành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ – Lónh vực hoạt động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .25
3.1.3 Tình hình phát triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.2 Giới thiệu về nhóm Dự án Khu dân cư Đồng Diều - Quận 8 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
3.2.1 Toång quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .27
3.2.2 Dự án do Công ty INVESCO thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .27
3.2.2.1 Vò trí, qui mô và hình thức đầu tư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
3.2.2.2 Các cơ sở pháp lý, cơ sở kinh tế kỹ thuật và qui mô dân số . . . . . . . . . . . . . . . . 28
3.2.2.3 Nguoàn vốn đầu tư, cơ chế quản lý và khai thác dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
3.2.2.4 Sơ đồ tổ chức thực dự aùn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.2.2.5 Nhận xét, đánh giá sơ bộ về dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Chương 4:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

4.1 Giới thieäu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .32
4.2 Khung của phương pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34
4.3 Hiệu chỉnh Balanced Scorecard cho các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư của
INVESCO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
4.4 Phát triển các chỉ số thực hiện chủ yếu của dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
4.4.1 Phát triển mục tiêu của các tiêu chí đo lường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
4.4.2 Phát triển sơ bộ các chỉ số thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
4.4.3 Đánh giá các chỉ số thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .36
4.4.4 Định trị các chỉ số thực hiện. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
4.5 Phát triển ứng dụng các chỉ số thực hiện cho dự án áp dụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
4.5.1 Thu thập dữ liệu so sánh – Chuẩn so saùnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
4.5.2 Thu thập dữ liệu các chỉ số thực hiện của dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
4.5.3 Định lượng các chỉ số thực hiện của dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .37

v



4.5.4 Phân tích sự thực hiện của dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37

Chương 5:

THIẾT LẬP VÀ ĐỊNH TRỊ CÁC CHỈ SỐ THỰC HIỆN. . . . . . . . . . . . . . 38

5.1 Hiệu chỉnh Balanced Scorecard cho dự án đầu tư xây dựng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
5.1.1 Xác định mục tiêu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu dâu cư của công ty
INVESCO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .39
5.1.1.1 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
5.1.1.2 Ứng dụng và kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
5.1.2 Chuyển quan điểm mục tiêu thành các tiêu chí đo lường trong BSC . . . . . . . . . . . 40
5.1.2.1 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
5.1.2.2 Ứng dụng và kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
5.2 Phát triển các chỉ số thực hiện chủ yếu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
5.2.1 Phát triển mục tiêu của các tiêu chí đo lường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
5.2.2 Phát triển sơ bộ các chỉ số thực hiện cho dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
5.2.3 Đánh giá, định lượng các chỉ số thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
5.2.4 Thống nhất các chỉ số thực hiện KPI của các dự án Đầu tư XD các khu dân cư . . 57
5.2.5 Mối liên hệ giữa các chỉ số thực hiện với các giai đoạn của dự án . . . . . . . . . . . . 57
5.3 Phân tích, định trị các chỉ số thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
5.3.1 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
5.3.2 Thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
5.3.2.1 Tiến trình phân tích, định trị các chỉ số thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .58
5.3.2.2 Diễn giải các quá trình tính toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .58
5.3.3

Kết quả tính toán, xác định trọng số của các KPIs và các tiêu chí . . . . . . . . . . . . 64


Chương 6:

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÁC CHỈ SỐ THỰC HIỆN
CHO DỰ ÁN ĐTXD KHU DÂN CƯ ĐỒNG DIỀU-Q8 . . . . . . . . . . . . . . . 69

6.1 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
6.2 Thu thập dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
6.2.1 Thu thập dữ liệu làm chuẩn đánh giá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .71
6.2.2 Thu thaäp dữ liệu các KPIs của dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .75

vi


6.3 Đánh giá các chỉ số thực hiện của dự aùn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86
6.4 Tính toán và phân tích sự hoàn thành của dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
6.4.1 Đặt vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
6.4.2 ÖÙng duïng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
6.4.3 Kết quả tính toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95

Chương 7:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHÒ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .101

7.1 Sơ lược về quá trình nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102
7.2 Kết quả tìm được và nhận xét kiến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 103
7.2.1 Kết quả thiết lập các chỉ số thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 103
7.2.1.1 Tổng hợp kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .103
7.2.1.2 Nhận xét, đánh giá về các chỉ số thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .105
7.2.2 Kết quả quá trình phát triển ứng dụng các chỉ số thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . 107

7.2.2.1 Tổng hợp kết qủa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .107
7.2.2.2 Nhận xét, đánh giá về sự thực hiện dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .111
7.2.2.3 Một số kiến nghị nhằm cải thiện quá trình quá trình thực hiện
các dự án của công ty. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
7.3 Kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114

PHUÏ LUÏC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .116
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .117
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát các chỉ số thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119
Phụ lục 2: Bảng kết quả đánh giá các chỉ số thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .124
Phụ lục 3: Trích phối cảnh dự án Khu dân cư Đồng Diều – Quận 8 . . . . . . . . . . . . . . . . . .127
Phuï luïc 4: Bảng kết quả phỏng vấn các nhà QL, khách hàng về mức độ hoàn thành
của các KPIs dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .129
Phụ lục 5: Bảng kết quả đánh giá KPIs và tính toán mức độ hoàn thành của dự án . . . . . .132

vii


DANH SÁCH HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống kiểm tra sự quản lý

8

Hình 2.2: Sơ đồ hình chóp sự thực hiện

11

Hình 2.3: Sơ đồ khung đo lường Tableau de Bord

12


Hình 2.4: Hình 2.4: Biểu đồ chu trình quản lý bằng mục tiêu MBO

13

Hình 2.5: Sơ đồ mô hình QL chất lượng của các tổ chức Châu Âu EFQM

14

Hình 2.6: Mô hình đánh giá của nguyên bản của Balanced Scorecard

16

Hình 2.7: Mối quan hệ “nhân – quả” trong Balanced Scorecard

17

Hình 2.8: Qui trình quản lý dự án

21

Hình 2.9: Mô hình cho sự thành công của quản lý dự án xây dựng

22

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức thực hiện dự án

31

Hình 4.1: Sơ đồ nghiên cứu


34

Hình 5.1: Chuyển quan điểm mục tiêu thành các tiêu chí đo lường BSC

41

Hình 5.2: Khung của lý thuyết BSC hiệu chỉnh cho đo lường dự án

42

Hình 5.3: Sơ đồ mối quan hệ giữa các mục tiêu của các tiêu chí

45

Hình 5.4: Trình tự thiết lập và đánh giá các chỉ số thực hiện

51

Hình 5.5: Sơ đồ quan hệ mục tiêu và các KPIs

57_1

Hình 5.6: Tiến trình phân tích, định trị các KPIs

59

Hình 5.7: Tóm tắt tiến trình và công thức tính toán trọng số

60


Hình 5.8: Trọng số của các tiêu chí đo lường, đánh giá dự án

68

Hình 6.1: Trình tự đánh giá sự thực hiện của dự án

70

Hình 6.2: Sơ đồ tính toán mức độ hoàn thành dự án

92

Hình 6.3: Biểu đồ mức độ hoàn thành của tiêu chí nhiệm vụ – tài chính

96

Hình 6.4: Biểu đồ mức độ hoàn thành của tiêu chí cổ đông

97

Hình 6.5: Biểu đồ mức độ hoàn thành của tiêu chí tiến độ và chất lượng

98

Hình 6.6: Biểu đồ mức độ hoàn thành của tiêu chí quá trình hoạt động nội bộ

99

Hình 6.7: Biểu đồ sự hoàn thành tổng thể của dự án


100

Hình 7.1: Tổng kết mức độ hoàn thành của dự án

110

viii


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu thống kê ngành xây dựng

2

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá sự thành công hay thất bại của dự án xây dựng

20

Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án xây dựng

20

Bảng 2.3: Các tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của quản lý dự án xây dựng

21

Bảng 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quản lý dự án xây dựng

21


Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất đai của dự án

29

Bảng 5.1: Phát triển sơ bộ các chỉ số thực hiện cho dự án

47

Bảng 5.2: Sắp xếp và mã hoá các chỉ số thực hiện

52

Bảng 5.3: Tổng hợp kết quả đánh giá các chỉ số thực hiện

54

Bảng 5.4: Tính phù hợp và khả năng tác động tới các KPIs theo từng giai đoạn DA

57_2

Bảng 5.5: Trọng số của các chỉ số thực hiện và các tiêu chí

66

Bảng 6.1: Giá trị mục tiêu của các chỉ số KPI

72

Bảng 6.2: Loại dữ liệu, nguồn dữ liệu và cách xác định các chỉ số thực hiện


76

Bảng 6.3: Kết quả thu thập KPIs Dự án khu dân cư Đồng Diều – Quận 8

83

Bảng 6.4: Tóm tắt kết quả đánh giá các chỉ số thực hiện dự án

87

Bảng 6.5: Tỷ lệ hoàn thành của tiêu chí nhiệm vụ – tài chính

96

Bảng 6.6: Tỷ lệ hoàn thành của tiêu chí cổ đông

97

Bảng 6.7: Tỷ lệ hoàn thành của tiêu chí tiến độ và chất lượng

98

Bảng 6.8: Tỷ lệ hoàn thành của tiêu chí quá trình hoạt động nội bộ

99

Bảng 6.9: Tỷ lệ hoàn thành tổng thể của sự thực hiện dự án

100


Bảng 7.1: Tổng kết các chỉ số thực hiện KPIs tìm được

103

Bảng 7.2: Tổng kết mức độ hoàn thành của tiêu chí nhiệm vụ – tài chính

107

Bảng 7.3: Tổng kết mức độ hoàn thành của tiêu chí cổ đông

108

Bảng 7.4: Tổng kết mức độ hoàn thành của tiêu chí tiến độ và chất lượng

108

Bảng 7.5: Tổng kết mức độ hoàn thành của tiêu chí quá trình hoạt động noäi boä

109

ix


Chương 1

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU


Trang 1


Chương 1

1.1

Giới thiệu

Năm 2005, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động nhất
trong khu vực. Theo báo cáo hàng năm của Ngân hàng thế giới WB, năm 2005, kinh tế
toàn cầu tăng khoảng 3.9%, giảm 0.9% so với năm 2004, GDP của các nước Đông
Nam Á đạt khoảng 6.8%, giảm 0.8%. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam vẫn phát triển
với tốc độ khá cao, với GDP tăng trưởng trên 8.4%, cao nhất kể từ năm 1997.
Hoà nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành xây dựng nước ta đã và
đang có những bước phát triển đáng kể. Tỉ trọng của ngành Công nghiệp - Xây dựng
liên tục tăng cùng với sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp ngành xây dựng khoảng
hơn 1000 doanh nghiệp mỗi năm, thu hút một số lượng lớn lao động xã hội.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu thống kê ngành xây dựng
Năm
SL doanh
nghiệp
SL lao
động

2000

2001

2002


2003

2004

2005

3999

5693

7845

9717

10767

11895

529351

627591

799001

861791

874019

887357


75780

83560

103972

120548

142531

171364

GTSX
ngành XD
(tỷ đồng)
(Nguồn: Tổng cục thống kê - TCTK)

Cùng với sự phát triển của kinh tế, sự gia tăng về dân số, nhu cầu nhà ở tại các thành
phố lớn đang là vấn đề thách thức đặt ra đối với chính quyền và ngành xây dựng. Nhà
ở là một trong những nhu cầu cơ bản của người dân, đối với các thành phố lớn nhà ở
còn liên quan đến một loạt các vấn đề như chính trị, kinh tế - xã hội. Tại thành phố Hồ
Chí Minh, từ năm 2000 diện tích nhà ở trung bình tăng khoảng trên 3 triệu m² mỗi năm
nhưng vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu của sự phát triển và mở rộng đô thị.
Các chương trình phát triển nhà ở của các thành phố lớn đang được thực hiện khá sôi
động với sự tham gia của nhiều hình thức các nhà đầu tư khác nhau. Các chương trình
Trang 2


Chương 1


lớn bao gồm chỉnh trang đô thị, xây dựng nhà ở phục vụ cho người thu nhập thấp, xây
dựng và nâng cấp nhà ở các khu vực ngoại thành … đặc biệt là chương trình phát triển
xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới đã và đang thu hút một tỷ trọng khá cao các
nhà đầu tư lớn tham gia. Tại thành phố Hồ Chí Minh, các khu đô thị mới đang được
hình thành với tốc độ khá nhanh trong đó có sự tham gia đầu tư của cả nguồn vốn nhà
nước và nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Khu đô thị mới Nam Sài Gòn đã và đang hình
thành rõ nét là bước thành công quan trọng cho sự hình thành cho hàng loạt các dự án
đầu tư các khu dân cư mới với quy mô lớn như Nhị Xuân, Hiệp Bình Chánh, An lạc, An
Phú - An Khánh, Nhà Bè, Phú Mỹ, An Sương…..
Các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư thường thu hút sử dụng nguồn vốn lớn, sự
hình thành và phát triển của các dự án này bị chi phối và ảnh hưởng tới nhiều đối
tượng, ngoài các vấn đề mang lại lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư, các dự án còn có
khả năng tác động khá lớn tới đời sống kinh tế xã hội của các khu vực lân cận, góp
phần cải thiện bộ mặt đô thị. Đầu tư xây dựng các dự án khu dân cư đối với nhiều
doanh nghiệp đang còn là một lónh vực khá mới mẻ, chứa đựng nhiều rủi ro thách thức,
đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập nhanh, môi trường
kinh doanh mang tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặt ra nhiều vấn đề thuộc về cả
kỹ thuật và quản lý mà các doanh nghiệp cần thiết phải quan tâm nghiên cứu.

1.2

Cơ sở hình thành đề tài

Đo lường sự thực hiện là một yếu tố quan trọng và cần thiết của mọi tổ chức. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy đa số các nhà quản lý ít nhận ra được tầm quan trọng của việc
đo lường. Một số ít các nhà quản lý cũng đã nhận ra được sự ảnh hưởng của việc đo
lường tới sự hoàn thành, nhưng chưa nhận thức tầm quan trọng của đo lường sự thực
hiện như là một phần tất yếu trong chiến lược. Theo tác giả Dachanrin (2001), để có
khả năng tồn tại và phát triển được trong một môi trường thay đổi nhanh và cạnh tranh,

một tổ chức bắt buộc phải ứng dụng một công cụ hiệu quả về đo lường và định lượng sự
thực hiện (hoàn thành) của họ một cách liên tục.
Trang 3


Chương 1

Trong lónh vực đầu tư xây dựng, bất cứ một chủ đầu tư nào đầu tư nào khi tiến hành
đầu tư các dự án cũng mong muốn đạt được các mục tiêu họ đề ra ban đầu về lợi
nhuận, thị trường, uy tín…. Sau khi kết thúc một giai đoạn của dự án, hoặc kết thúc một
dự án, một vấn đề lớn mà các chủ đầu tư rất quan tâm, đó là dự án đã được thực hiện ra
sao, có đạt được các mục tiêu đề ra không, và cần phải thực hiện những sự thay đổi nào
để các giai đoạn tiếp theo của dự án hoặc sự thực hiện các dự án cùng loại trong tương
lai sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.
Trong thực tế, rất nhiều các dự án xây dựng được hoàn thành nhưng không được
đánh giá một cách đầy đủ trên nhiều góc độ, hoặc được các chủ đầu tư đánh giá chung
chung là thành công hay thất bại một cách chủ quan và thiếu cơ sở khoa học. Sự thiếu
sót trong đo lường, đánh giá sự thực hiện các dự án có thể gây ra những thiệt hại to lớn
không chỉ cho chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng lớn tới lợi ích xã hội, đặc biệt là các dự án
có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển đô thị hoặc các dự
án công cộng. Các chủ đầu tư vì thiếu hệ thống đo lường đánh giá có thể không nhận ra
những điểm mạnh cần phát huy từ kinh nghiệm thực hiện dự án trong quá khứ, không
phát hiện ra những điểm yếu, những nguy cơ tiềm ẩn nằm trong kế hoặc đầu tư của đơn
vị mình trong tương lai cần tiến hành cải tiến cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng một kỹ thuật đo lường, đánh giá sự thực hiện các
dự án đầu tư xây dựng công trình một cách hệ thống là một nhu cầu rất cần thiết đối
với các nhà quản lý, và đó cũng là cơ sở cho sự hình thành đề tài nghiên cứu này.

1.3


Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết hai vấn đề chính sau:
• Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Balanced Scorecard vào việc đo lường, đánh
giá sự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình:
-

Xác định và định trị các chỉ số thực hiện chủ yếu cho các dự án đầu tư xây
dựng công trình khu dân cư dựa trên mục tiêu thực hiện của đơn vị chủ đầu tư.

Trang 4


Chương 1

-

Đo lường, đánh giá sự thực hiện dự án trên cơ sở phát triển ứng dụng các chỉ
số thực hiện, với sự tiếp cận một dự án cụ thể. Từ đó phân tích các nguyên
nhân ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của dự án.

• Đề xuất hệ thống đo lường, đánh giá sự thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
khu dân cư với sự nhận biết các chỉ số thực hiện chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư của các dự án.

1.4

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Balanced Scorecard vào việc đo lường đánh giá

sự thực hiện các dự án đầu tư xây dựng với phạm vi sau:
-

Loại dự án: Các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư.

-

Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư tự thực hiện dự án.

-

Các mục tiêu đề cập nhiên cứu theo kế hoạch và chiến lược thực hiện đầu tư
xây dựng của Công ty Đầu tư và Phát triển xây dựng INVESCO.

-

Đối tượng tham gia trong các quá trình thu thập số liệu cho nghiên cứu là các
nhà quản lý và các nhân viên thực hiện trong các phòng ban của Công ty Đầu
tư và Phát triển xây dựng INVESCO, các đối tượng liên quan, khách hàng của
các dự án do công ty thực hiện.

-

Địa điểm thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu tại Công ty Đầu tư và Phát
triển xây dựng INVESCO, các đơn vị khác trên địa bàn thành phố Hồ chí
Minh.

-

Dự án áp dụng: Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Đồng Diều – Quận 8, TP.

Hồ Chí Minh.

-

Các dữ liệu nghiên cứu được thu thập và sử dụng trong khoảng thời gian từ
năm 2000 tới tháng 11/2006.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5


Chương 1

Đề tài kết hợp nhiều biện pháp nghiên cứu cấu thành một phương pháp nghiên cứu
thống nhất:
-

Ứng dụng lý thuyết Balanced Scorecard.

-

Thu thập và xử lý số liệu.

-

Phỏng vấn, khảo sát ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý.

-


Phân tích định lượng dữ liệu….

Các giai đoạn nghiên cứu:
§ Bước 1: Hiệu chỉnh Balanced Scorecard cho các dự án đầu tư xây dựng khu
dân cư:
1. Xác định quan điểm mục tiêu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu
dân cư của đơn vị chủ đầu tư – Công ty Đầu tư và Phát triển xây dựng
INVESCO.
2. Chuyển quan điểm mục tiêu dự án và hiệu chỉnh thành các tiêu chí đo lường
trong Ứng dụng lý thuyết Balanced Scorecard.
§ Bước 2: Phát triển các chỉ số thực hiện KPI cho các dự án:
1. Phát triển các mục tiêu cho các tiêu chí.
2. Phát triển sơ bộ các chỉ số thực hiện.
3. Đánh giá để xác định các chỉ số thực hiện phù hợp cho việc đo lường sự thực
hiện của dự án theo các quan điểm mục tiêu đặt ra.
4. Phát triển trọng số cho các chỉ số thực hiện.
§ Bước 3: Phát triển ứng dụng các chỉ số thực hiện:
1. Thu thập dữ liệu các chỉ số thực hiện của dự án áp dụng.
2. Định lượng các chỉ số thực hiện của dự án.
3. Phân tích sự hoàn thành của dự án.
4. Đánh giá các chỉ số thực hiện.

Trang 6


Chương 2

CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN


Trang 7


Chương 2

Khái quát về sự phát triển của lý thuyết đo lường trong quản lý

2.1

2.1.1

Hệ thống kiểm tra trong quản lý

2.1.1.1

Nhiệm vụ của quản lý

Theo Drucker (1964), doanh nghiệp và hầu hết các tổ chức trong xã hội đều là những
bộ phận trong guồng máy của xã hội. Sự tồn tại của chúng là hoàn toàn phụ thuộc vào
việc chúng có thể dùng chức năng của mình để phục vụ những tổ chức này. Quản lý là
một khoa học, đồng thời là một hoạt động thực tiễn. Quản lý luôn gắn với các tổ chức,
là phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức.
Nhiệm vụ của quản lý gồm các điểm cơ bản sau:
-

Mục đích đặc biệt và hoàn thành sứ mệnh của tổ chức.

-


Tạo ra sức hấp cho công việc, giúp nhân viên làm việc có hiệu quả.

-

Đánh giá ảnh hưởng và trách nhiệm của tổ chức với xã hội.

2.1.1.2

Hệ thống kiểm tra quản lý và mục tiêu của tổ chức

Theo Horngro (1999), Một hệ thống kiểm tra quản lý được thiết kế tốt sẽ góp phần
tích cực trong việc liên kết các quá trình ra quyết định và thúc đẩy các cá nhân trong tổ
chức hướng tới mục tiêu chung. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ tốt trong việc dự đoán lợi
nhuận, đo lường và định lượng sự hoàn thành của tổ chức.

Thiết lập mục tiêu,
đo lường và hướng
tới các mục tiêu

Kế hoạch và
điều hành

Phản hồi và
nghiên cứu

Đo lường và
khen thưởng

Giám sát và báo cáo


Hình 2.1: Sơ đồ Hệ thống kiểm tra sự quản lý (Horngre, 1999)
Trang 8


Chương 2

Nhân tố đầu tiên và cơ bản nhất trong hệ thống kiểm tra sự quản lý là các mục tiêu
của tổ chức. Vì sự tập trung của hệ thống kiểm tra sự quản lý trong việc ra quyết định
và động cơ hoàn thành phải phù hợp với các mục tiêu của tổ chức. Các mục tiêu này
cho thấy một kế hoạch lâu dài mà tổ chức sẽ theo đó để thiết lập kế hoạch để xây dựng
và khẳng định vị trí của mình trong môi trường kinh doanh.
Các mục tiêu hoạt động nếu thiếu sự đo lường sẽ không thúc đẩy, động viên được
các nhà quản lý. Một quá trình thực hiện gồm hàng loạt các hoạt động liên quan mà
chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Bước tiếp
theo là phát triển các mục tiêu phụ hoặc các nhân tố thành công chính và đo lường sự
thực hoàn thành liên quan. Các nhân tố thành công chính là các hoạt động được thực
hiện tốt để hướng tổ chức về các mục tiêu của nó. Cũng theo Horngre (1999), các nhà
quản lý thường phải đối mặt với việc phải cân bằng các quyết định, do đó cân bằng các
mục tiêu khác nhau là một phần rất quan trọng của việc kiểm tra hệ thống quản lý.
Để tạo ra một hệ thống kiểm tra quản lý đáp ứng được các nhu cầu của tổ chức, các
nhà quản lý phải nhận thức được các khó khăn tồn tại, xác định rõ các trung tâm trách
nhiệm chính, xác định chi phí và quyền lợi, và đưa ra động cơ để đạt được các mục tiêu
phù hợp.
2.1.2

Khái quát về sự phát triển của đo lường sự thực hiện

Đo lường sự thực hiện là phần thiết yếu của quản lý, vấn đề đo lường đã được chú ý
kể từ khi khái niệm quản lý xuất hiện. Cùng với sự phát triển của lý thuyết về quản lý,
vấn đề đo lường sự thực hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính được đề cập đến khá

nhiều.
• Ngành đường sắt nước Mỹ sử dụng qui trình lập kế hoạch và điều khiển hoạt
động trong giai đoạn từ thập kỹ 60-70 của thế kỷ 18 (theo Chandler 1977, Kaplan
1984).
• Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, công ty DuPont đã giới thiệu đo lường thông
qua chỉ số ROI (Return On Invesment) và tháp tỉ số tài chính.
Trang 9


Chương 2

• Tới năm 1925, rất nhiều phương pháp đo lường tài chính đã được giới thiệu và
phát triển, và được sử dụng cho tới ngày nay (Chanlder 1977, Kaplan 1984,
Neely et al. 2000). Một số phương pháp đã được giới thiệu và phát triển sử dụng
như: phương pháp chiết khấu dòng tiền (Discount Cash flow – DCF), phương
pháp lợi nhuận giữ lại (Residual Income – RI), phương pháp EVA (Economic
Value Added), phương pháp dòng tiền trên suất thu hồi CFROI (Cash Flow
Return On Investment).
Từ những năm đầu của thập kỷ 50, kỹ thuật đánh giá sự hoàn thành dựa trên các chỉ
số tài chính đã không làm thoả mãn các nhà quản lý: các đo lường về tài chính chỉ cho
thấy các sự kiện xảy ra trong quá khứ, phù hợp cho sự hoạt động của các công ty trong
thời đại công nghiệp, trong đó vai trò của việc đầu tư cho xây dựng khả năng cho tổ
chức, uy tín và mối quan hệ lâu dài với khách hàng chưa được xem là các yếu quyết
định dẫn tới thành công.
Đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính trong thực tế đã xuất hiện nhiều thiếu xót
và đã được nhiều nhà nghiên cứu phát hiện và cảnh báo (Kaplan 1984; Eccles 1991;
Letza 1996; Bourne et al. 2000; Norreklit 2000). Các thông tin từ đo lường tài chính
thường đến muộn, nó mô tả đầu ra của hoạt động hay quyết định quản lý, và chỉ có
được sau ít nhất một kỳ báo cáo. Điều này làm xuất hiện nhiều bất lợi, bởi các nhà
quản lý luôn cần những thông tin đang diễn ra, cập nhật thường xuyên và đa phần là

thông tin phi tài chính, có thể hỗ trợ một cách kịp thời cho các hoạt động ra quyết định.
Sau một thời gian dài phụ thuộc vào các chỉ số tài chính, Keengan (1989) đã giới
thiệu hệ thống ma trận đo lường sự hoàn thành dựa vào các thang đo về tài chính và
phi tài chính. Maskell (1989) cũng đưa ra việc sử dụng đo lường sự hoàn thành dựa vào
các thang đo về sản xuất như chất lượng, thời gian, quá trình, tính linh động của tổ
chức…..
Cross và Lynch (1988 – 1989) đã đưa ra mối liên hệ giữa các tiêu chuẩn hoàn thành
cơ bản trong sơ đồ hình chóp sự thực hiện (Hình: 2.2).

Trang 10


Chương 2

Hình 2.2: Sơ đồ hình chóp sự thực hiện (The Performance Pyramid) (Cross & Lynch 1988-1989)

Năm 1999, Dixon đã phát triển hệ thống đo lường dựa trên sự nhận biết nhu cầu cho
hệ thống sự thực hiện là nhằm xác định các khu vực cần cải thiện, và đã phát minh ra
phương pháp đo lường dựa trên hệ thống bảng câu hỏi khảo sát PMQ (Performance
measurement questionnaire).
Năm 1992, Kaplan và Norton đã giới thiệu một lý thuyết mới về đo lường sự hoàn
thành dựa trên các tiêu chí liên quan đến khách hàng, tài chính, hoạt động nội bộ và
nghiên cứu phát triển mang tên Balanced Scorecard. Sau đó Sinclair, 1995; Plapper,
1996; Neely & Adams, 2001,…..đã tiếp tục phát triển lý thuyết đo lường sự hoàn thành
tiên tiến hơn.

2.1.3

Vai trò của đo lường


Môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh rất gay gắt, mang lai nhiều cơ hội cũng
như rất nhiều thách thức cho các công ty. Để đạt được mục tiêu của tổ chức, Meyer
(1994) đã cho rằng doanh nghiệp bắt buộc phải có một hệ thống hướng dẫn và theo dõi
tốt để qua đó có thể xác định được tình hình hoạt động hiện tại của mình. Một hệ thống
đo lường với các tiêu chuẩn đầu ra được thiết lập sẽ giúp cho tổ chức đo lường, ñaùnh
Trang 11


Chương 2

giá được hoạt động của mình, góp phần tối đa hoá hiệu quả của các quá trình hoạt động
(Bentley, 1996).
Đo lường sự hoàn thành của một tổ chức trong quá khứ và ở hiện tại là một vấn đề
hết sức cần thiết (McCabe, 2001). Kết quả của đo lường sẽ giúp các nhà quản lý có cái
nhìn chính xác và khách quan về quá trình hoạt động của tổ chức mình, rút ra những
bài học kinh nghiệm như những tiền đề cho phát triển trong tương lai.
2.1.4

Tổng quan về một số mô hình đo lường

• Tableau de Bord (1900):
Tableau de Bord được phát triển tại Pháp vào đầu thế kỷ 19. Mục đích ban đầu của
Tableau de Bord là tìm kiếm phương pháp cải tiến các quá trình sản xuất sản phẩm.
Việc kết hợp 2 phương pháp đo lường tài chính và phi tài chính thành một khung đo
lường chung là một bước phát triển đáng ghi nhận.
Các đo lường được lựa chọn và điều chỉnh bởi lý thuyết mang tính tổ chức như là
quan điểm và nhiệm vụ. Tuy nhiên, theo Epstein và Manzoni (1997) khung đo lường
còn tồn tại nhiều nhược điểm như: có khuynh hướng chú trọng nhiều vào các đo lường
tài chính, có ít các đo lường phi tài chính cần được thực hiện; tốn nhiều tài liệu và
thông tin để được kết quả đo lường; chú trọng vào các mục tiêu nội bộ; …


Nhiệm

vụ
Mục tiêu

KSF

KPI

Quan điểm

Hình 2.3: SĐ khung đo lường Tableau de Bord
KSF: Key success factors (Các nhân tố thành công chủ yếu)
KPI: Key performance indicators (Các chỉ số thực hiện chủ yếu).

• Quản lý bằng mục tiêu (MOB: 1960-1970)

Trang 12


Chương 2

Khung đo lường “Quản lý bằng mục tiêu – Management By Objectives” được Peter
Drucker giới thiệu vào những năm cuối thập kỷ 50. Điểm cơ bản của hệ thống đo lường
này là nguyên tắc: Việc thành công của một tổ chức dực trên nỗ lực của tổ chức.
Humble (1970) và Armstrong & Baron (1998) cũng đã mô tả MBO như là một quá
trình liên tục. (Hình: 2.4)

Phát triển quản lý:

- Sự lựa chọn
- Sự kế thừa
- Huấn luyện
- Tiền lương

Kế hoạch
chiến lược

Xem xét và
quản lý

Hình 2.4: Biểu đồ chu trình MBO
(Humble, Armstrong & Baron 1998)

Kế hoạch
chiến thuật

Các mục tiêu
đơn vị và kế
hoạch cải tiến

- Các kết quả chủ yếu
- Kế hoạch cải tiến

Các nguyên lý của MBO khuyến khích các nhà quản lý vạch ra các mục tiêu thông
quá trình tham gia của các nhân viên. Các mục tiêu đơn giản hơn như là sự thoả mãn
đối với công việc, tinh thần làm việc theo nhóm…. trở thành những mục tiêu giúp ích
cho các đo lường.
MBO nhấn mạnh cho các nhà quản lý thấy rằng lợi nhuận không phải các chỉ số chủ
yếu của sự thực hiện; ngoài ra nó còn chú trọng đến khái niệm sự tương đẳng của các

mục tiêu. Tuy nhiên, MBO không được sử dụng rộng rãi một cách thành công như là
một công cụ của quản lý, một số nhà nghiên cứu cho rằng MBO đặt trên quan điểm của
nhà quản lý, loại vai trò của nhân viên khi lựa chọn các mục tiêu.
• Ma trận của sự thực hiện
Ma trận của sự thực hiện được phát triển lần đầu tiên vào năm 1986 bởi Felix và
Riggs. Năm 1997, Abernathy mô tả ma trận của sự thực hiện như là một khung của sự
Trang 13


Chương 2

thực hiện tạo thành bởi một nhóm của các đo lường sự thực hiện mà được ưu tiên đo
lường. Ma trận của sự thực hiện là một trong những cấu trúc đo lường thực hiện đầu
tiên dựa trên báo cáo của bộ đo lường cân bằng. Khái niệm của cân bằng và đo lường
cân bằng được thể hiện xuyên suốt ma trận của sự thực hiện của Felix và Riggs, là một
tiến triển quan trọng và chủ chốt trong tư duy đối với các đo lường về sự thực hiện.
Thực chất những đề xuất ban đầu của Felix và Riggs về cách đo lường sự thực hiện cân
bằng được xem là bước khởi đầu cho bảng chỉ tiêu cân bằng tổng hợp Balanced
Scorecard (BSC) mà Kalpan và Norton phát triển sau này.
• Mô hình quản lý chất lượng các tổ chức châu Âu
Mô hình quản lý chất lượng của các tổ chức Châu Âu EFQM (Foundation for
Quanlity Management) đã được ứng dụng khá hiệu quả trong nhiều năm qua. Mô hình
này được sử dụng như là sơ đồ đo lường sự thực hiện, trong đó chứa đựng các tiêu
chuẩn yêu cầu đo lường kết quả, các tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để xác định
kích cỡ của việc đo lường sự thực hiện.

Kết quả thực hiện

Kết quả về
nhân sự


Chính sách &
chiến lược
Đối tác &
nguồn lực

Sự lãnh đạo

Sự lãnh đạo

Con người

Kết quả về
khách hàng
Đối tác &
nguồn lực

Kết quả sự hoàn thành

Khả năng thực hiện

Sự đổi mới và nghiên cứu
Hình 2.5: Sơ đồ mô hình QL chất lượng của các tổ chức Châu Âu EFQM

Trang 14


×