Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH thêu ren Đồng Tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.89 KB, 48 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
1 Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định
kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH thêu ren Đồng Tâm
1.1 Đặc điểm chung của công ty
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH thêu ren Đồng Tâm là công ty TNHH một thành viên,
hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hùng Vương, có con dấu theo quy định
của nhà nước.
Tên Công ty: Công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm
Đia chỉ: 53 – 54, khu đô thị mới Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Thị tứ Triều Tiêu Động, huyện Bình Lục, Hà Nam
Quốc gia: Việt Nam
MST: 0700182796
Điện thoại: (84 – 4) 36411257
Fax: (84 – 4) 36411635 – 36411649
Website: dotamex.com
Người đại diện: Ông Nguyễn Xuân Trưởng Chức vụ: Giám đốc
Năm thành lập: 1970
Nhân lực: 400
Loại hình công ty: Sản xuất, thương mại
Loại hình kinh doanh: Xuất khẩu
Vốn điều lệ: 12 tỷ VNĐ
Sản phẩm chính: Hàng thêu ren, mây tre đan, cói
Thị trường chính: Châu Âu, Nhật Bản
1
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Từ khi thành lập đến nay công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư đổi
mới các trang thiết bị sản xuất và nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công


nhân viên trong công ty. Cụ thể là hàng năm công ty luôn mua thêm những
trang thiết bị mới phục vụ sản xuất và mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao
trình độ tay nghề cho công nhân, chú trọng việc chăm lo đời sống cho nhân
viên công ty
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất của công ty đã đạt được
kết quả khá tốt:
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
2008/2007
(%)
2009/2008
(%)
Doanh thu tiêu
thụ
16.398.374.000 17.469.643.000 16.363.571.600 6.53 -6.33
Lợi nhuận 1.785.750.000 1.941.660.730 1.688.600.320 8.73 - 13.03
Số lao động 385 402 380 4.42 - 5.47
Thu nhập bình
quân tháng
1.100.000 1.200.000 1.250.000 9.09 4.17
Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy:
Công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Cụ thể: Doanh thu năm 2008 đã tăng 6.53% so với năm 2007. Năm
2009 do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường châu
Âu và Nhật Bản nhập ít hàng nên doanh thu của công ty năm 2009 so với năm
2008 giảm 6.33%, kéo theo đó lợi nhuận của công ty cũng giảm 13.03%,
trong khi lợi nhuận năm 2008 so với 2007 tăng 8.73%. Ta thấy cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới đã có tác động khá rõ rệt tới tình hình tiêu thụ và lợi
nhuận của công ty, không chỉ doanh thu và lợi nhuận giảm, số lượng lao động
2

SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
của công ty năm 2009 so với 2008 cũng giảm 22 người, tương đương 5.47%.
Đây là xu hướng chung của tất cả các doanh nghiệp chứ không phải của riêng
công ty. Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người của công ty dường như ít
chịu ảnh hưởng của xu thế giảm này. Thu nhập bình quân đầu người của công
ty liên tuc tăng qua các năm. Cụ thể năm 2008 tăng 9.09% so với 2007, năm
2009 tăng 4.17% so với năm 2008. Đây là một bằng chứng cho thấy đời sống
của nhân viên công ty luôn được đảm bảo.
Công ty luôn chú trọng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, tạo công ăn việc
làm cho người lao động và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hiện nay công ty đặt trụ sở giao dich tại Hà Nội, phân xưởng sản xuất
đặt tại Hà Nam chuyên sản xuất các sản phẩm thêu ren, mây tre đan và cói
đáp ứng nhu cầu của thị trường, chủ yếu là thị trường châu Âu và Nhật Bản.
Lao động ở công ty dao động trên dưới 400 người, chủ yếu là lao động
nữ. Công ty đã tạo việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao làm việc theo
thời vụ, tranh thủ lúc nông nhàn để có thêm thu nhập. Cán bộ quản lý của
công ty có 23 người, trình độ từ trung cấp trở lên. Bộ phận kỹ thuật của công
ty có 5 người. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 1.250.000 đ/người.
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
2 2.1.2.1. Đặc điểm kinh doanh
Công ty từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định lĩnh vực kinh doanh
của mình là sản xuất các mặt hàng thêu ren, mây tre đan, cói… để xuất khẩu
ra nước ngoài. Thị trường chủ lực mà công ty hướng tới là các nước Châu Âu
và Nhật Bản. Trong những năm qua công ty đã luôn chú trọng việc mở rộng
sản xuất và phát triển thị trường. Ngành nghề kinh doanh của công ty được
đăng ký gồm có:
3

SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
- Sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thêu, ren, móc làm
bằng tay và máy.
- Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ sơn mài, đồ chạm
khảm trang trí.
- Sản xuất các sản phẩm từ song mây, tre, trúc, nứa, cói, các loại vật liệu
tết bện.
- Sản xuất kinh doanh đồ gốm, sứ mỹ nghệ, gốm giả cổ.
- Sản xuất kinh doanh hàng may mặc và đan dệt len
- Đại lý mua bán, ký gửi, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá
- Mua bán ô tô, máy móc thiết bị cơ giới phục vụ sản xuất và xây dựng
hạ tầng
- Giáo dục dạy nghề đan, dệt len, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
- Kinh doanh mua bán hàng điện tử, điện lạnh
- Kinh doanh, mua bán hàng gia dụng và các đồ dùng nhà bếp
- Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng (gạch, ngói, xi măng, đá, cát,
sỏi…)
- Sản xuất, mua bán, trang trí nội, ngoại thất
- Sản xuất và mua bán thiết bị viễn thông
3 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm là đơn vị hạch toán độc lập, có tư
cách pháp nhân được ông Nguyễn Xuân Trưởng đầu tư vốn, hoạt dộng theo
luật doanh nghiệp 2005 với nguyên tắc tự chủ tài chính, được quyền quản lý
với tư cách chủ sở hữu. Công ty tổ chức quản lý theo kiểu tham mưu trực
tuyến chức năng, các phòng ban tham mưu cho giám đốc theo từng chức
năng, nhiệm vụ của mình, giúp giám đốc có các quyết định có lợi cho công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quán lý tại công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm
4

SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
4
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng kế toánPhòng TCHC KCS
Tổ Vật tư
Đóng góiPhòng chế biến
Tổ kỹ thuật
P. kinh doanh
Bảo vệLĐTL Y tế Vệ sinh
Xưởng sản xuất mây tre đan, cóiXưởng Thêu ren
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quán lý tại công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo
phương pháp trực tuyến chức năng, phương pháp này tạo được sự thống nhất
từ trên xuống dưới và cũng là loại hình được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện
nay.
 Giám đốc:
Là người có quyền có nhất điều hành, là người đại diện pháp nhân của
công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt trước công ty và các cơ quan pháp luật.
Tổ chức điều hành, quản lý mọi mặt của công ty và có trách nhiệm quản lý
trực tiếp các phòng ban.
 Phó Giám đốc:
Giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo kế hoạch nhận
nguyên phụ liệu, kiểm tra đôn đốc quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm,
tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch.
5
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
 Phòng tổ chức hành chính:
Có chức năng giúp việc giám đốc và ban lãnh đạo công ty thực hiện tốt
công tác quản lý về nhân sự: tuyển dụng, đào tạo, xếp lương, thi đua khen
thưởng, kỷ luật, bảo vệ nội bộ, sắp xếp công tác đời sống, vị trí làm việc, quan
hệ đối chiếu, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. Đảm bảo
công tác văn thư, đánh máy, bí mật tài liệu, hồ sơ. Bảo đảm an ninh trật tự an
toàn xã hội trong công ty và khu vực. Quản lý lao động, tiền lương, định mức
sản phẩm, an toàn lao động và BHXH theo chế độ chính sách của Nhà nước
 Phòng tài chính kế toán:
Theo dõi tình hình- Chức năng: Phản ánh và giám đốc tất cả các hoạt động
kinh tế trong toàn công ty . Phòng kế toán tài chính là một phòng giữ vị trí
quan trọng trong việc điều hành quản lý kinh tế, thông tin kinh tế trong mọi
lĩnh vực kinh doanh , vận tải, xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. Phục vụ
trực tiếp cho lãnh đạo công ty điều hành chỉ đạo sản xuất.
- Nhiệm vụ: Tổ chức sắp xếp hợp lý, khoa học tập trung các bộ phận kế
hoạch thống kê trong phòng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao về
công tác kế toán tài chính.
+ Giúp đỡ giám đốc đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh (như số lượng
khách, doanh thu, lao động, tiền lương, thuế...)
+ Ghi chép phản ánh số liệu hiện có về tình hình vận động toàn bộ tài
sản của công ty. Giám sát việc sử dụng, bảo quản tài sản của công ty, đặc biệt
là các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng.
+ Thống kê hàng tháng, quý, định kỳ cho ban lãnh đạo nắm tình hình
để đề ra phương hướng phát triển.
+ Lập kế hoạch vốn, sử dụng vốn, biện pháp tạo nguồn vốn phục vụ
quá trình sản xuất kinh doanh, dùng cơ chế tài chính của doanh nghiệp tác
6
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
6

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
động lại quá trình sản xuất - kinh doanh, giúp ban giám đốc đề ra chủ trương,
biện pháp để có lượng khách đông thị trường, thu thập thông tin, báo cáo và
đề xuất kịp thời với lãnh đạo của công ty.
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, kịp thời phản ánh những thay đổi
để lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Phản ánh chính xác tổng hợp số vốn hiện có và các nguồn hình thành,
xác định hiệu quả sử dụng đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, quyết toán
bóc tách các nguồn thu và tổng hợp chi phí của tất cả các lĩnh vực kinh doanh
tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả đem lại cho toàn công ty.
+ Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật,
tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản, vi phạm chế độ kế toán tài chính.
+ Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của pháp luật, chế độ kế
toán tài chính của Nhà nước và trích nộp đầy đủ đối với nghĩa vụ ngân sách
Nhà nước.
 Phòng kinh doanh:
- Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, tiến hành
các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, thu hút các khách hàng đến với công
ty.
- Ký hợp đồng với các khách hàng là các tổ chức, cá nhân
- Duy trì các mối quan hệ của công ty với các đối tác, đề xuất và xây
dựng phương án mở các chi nhánh, đại diện của công ty.
- Thông báo cho các bộ phận có liên quan trong công ty về nội dung các
hợp đồng, phối hợp với các bộ phận có liên quan theo dõi việc thanh toán và
quá trình thực hiện hợp đồng.
7
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
- Phòng kinh doanh phải thực sự trở thành chiếc cầu nối giữa doanh

nghiệp với thị trường. Trong điều kiện nhất định, phòng kinh doanh có trách
nhiệm thực hiện nghiên cứu và phát triển, là bộ phận chủ yếu trong việc xây
dựng các chiến lược, sách lược hoạt động hướng tới thị trường của công ty.
 Phòng chế biến: tổ chức công tác sản xuất sản phẩm. Trong phòng có 2
bộ phận là tổ vật tư và tổ kỹ thuật
- Tổ vật tư chuyên lo cung ứng đầy đủ vật tư, nguyên phụ liệu cho quá
trình sản xuất, đảm bảo cả về tiến dộ cung ứng vật tư và chất lượng vật tư
cung cấp.
- Tổ kỹ thuật có nhiệm vụ thiết kế các mẫu sản phẩm thêu ren và mây tre
đan đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật, và hình thức,
giám sát và tổ chức quy trình sản xuất, đảm bảo được các tiêu chuẩn sản xuất
đã đề ra.
 Xưởng thêu ren: nơi tạo ra các sản phẩm thêu ren theo mẫu đã được
thiết kế.
 Xưởng sản xuất mây tre đan, cói: nơi các lao dộng thủ công lành nghề
tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chế tác từ mây, tre, cói..
 KCS: Nơi thành phẩm được kiểm tra trước khi đóng gói và nhập kho
thành phẩm.
Tất cả các phòng ban và các tổ sản xuất đều có quan hệ mật thiết với
nhau, có nghĩa vụ giúp đỡ Giám đốc một cách tích cực trên tất cả các mặt để
Giám đốc ra được những quyết định kịp thời và có hiệu quả.
8
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
8
NGUYÊN LIỆU NHÀ IN XƯỞNG THÊU
TỔ ĐÓNG GÓI
KHO THÀNH PHẨM TỔ KCS
PHỤ LIỆUTỔ KỸ THUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
3.1.1 Đặc điểm quy trình sản xuất

Quy trỡnh sản xuất kinh doanh ra thành phẩm thêu đều phải trải qua
giai đoạn sau:

Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất tại công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm
Khi tiến hành sản xuất thì vải được xuất ra từ kho nguyên liệu và được
chuyển xuống nhà in, ở đây nhà in thực hiện công việc của mình theo đúng
mẫu mã, kích thước do phòng kỹ thuật thiết kế. Sau khi vải được in sẽ được
chuyển xuống xưởng thêu. Tại đây, các công nhân thêu lành nghề sẽ dùng chỉ
thêu và các phụ liệu đi kèm để tạo ra các sản phẩm thêu độc đáo. Khi công
đoạn thêu đã hoàn thành, sản phẩm được kiểm tra xem có sai sót gì không rồi
được chuyển xuống bộ phận giặt là. Tiếp theo, sản phẩm được chuyển tới bộ
phận KCS để kiểm tra một lần nữa trước khi được chuyển tới bộ phận đóng
gói. Sau cùng thành phẩm đạt chuẩn sẽ được nhập kho, kết thúc giai đoạn sản
xuất.
Nói tóm lại, quá trình sản xuất ở đây từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một
quy trình sản xuất đều được phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các tổ sản
xuất và phòng kỹ thuật đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục
9
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
9
Kế toán trưởng
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Thủ quỹKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Kế toán tổng hợpKế toán vốn bằng tiền và xác định công nợKế toán nguyên vật liệu và TSCĐ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Quy trình sản xuất các sản phẩm mây tre đan, cói cũng diễn ra tương tự,
nguyên vật liệu được nhập về, chuyển vào kho, khi quá trình sản xuất bắt đầu
chúng được chuyển tới xưởng sản xuất mây tre đan và các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ. Tại đây, chúng được những người thợ thủ công dùng bàn tay khéo
léo tạo ra các sản phẩm theo mẫu được bộ phận thiết kế chuyển xuống. Sau
khi sản phẩm cơ bản đã hoàn thành chúng được đưa vào giai đoạn hấp sấy để
chống mốc và mối mọt. Trước khi nhập kho, thành phẩm được bộ phận KCS

kiểm tra để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc. Bộ máy kế
toán công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế
toán trong phạm vi công ty, tổ chức các thông tin kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo
kiểm tra các bộ phận trong công ty, thực hiện đầy đủ ghi chép ban đầu và chế
độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính.
Do công ty thực hiện công tác kế toán tập trung vì vậy để đảm bảo sự lãnh
đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất trực tiếp của trưởng phòng kế toán và phù
hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất, bộ máy Kế toán
của công ty được tổ chức như sau:

10
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm
Tại phòng kế toán của công ty TNHH Thêu ren xuất khẩu Đồng Tâm
hiện có 7 kế toán, trong đó có 1 kế toán trưởng và 6 kế toán viên.
- Kế toán trưởng:
Là người tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của công ty.
+ Nhiệm vụ của kế toán trưởng: Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, khoa
học, hợp lý phù hợp với quy mô phát triển của công ty và theo yêu cầu đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế.
+ Phân công lao động kế toán hợp lý, hướng dẫn toàn bộ công việc kế
toán trong phòng kế toán, đảm bảo cho từng bộ phận kế toán, từng nhân viên

kế toán phát huy được khả năng chuyên môn, tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa các
bộ phận kế toán có liên quan, góp phần thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ
của kế toán cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để phục vụ cho việc chỉ đạo
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tổ chức kiểm kê định kỳ tài sản, vật tư tiền vốn, xác định giá trị tài
sản theo mặt bằng thị trường.
+ Chịu trách nhiệm lập và nộp đúng hạn báo cáo quyết toán thống kê
với chất lượng cao. Tổ chức bảo quản giữ tài liệu chứng từ, giữ bí mật các số
liệu thuộc quy định của Nhà nước.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Có nhiệm vụ lấy số liệu theo dõi sự biến động của số lượng lao động
trong công ty từ phòng tổ chức hành chính, hàng tháng tính lương và các
11
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
khoản trích theo lương rồi chuyển số liệu lại cho phòng tổ chức để trả lương
và các khoản khác cho người lao động.
- Bộ phận kế toán vật liệu và tài sản cố định:
Tổng hợp số liệu về tình hình thu mua vận chuyển, nhập xuất tồn kho
nguyên vật liệu, tính giá thành thực tế của vật liệu thu mua kiểm tra tình hình
thực hiện kế hoạch về cung ứng nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng, mặt
hàng.
Phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố
định hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển tài sản cố định kiểm tra việc
bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định Tính toán phân bổ khấu hao
tài sản cố định hàng tháng vào chi phí hoạt động. Lập dự toán sửa chữa tài sản
cố định kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn và dự toán chi phí sửa
chữa lớn, phản ánh tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
- Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính
giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của công ty.
Phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất, từng
phân xưởng theo các yếu tố chi phí, khoản mục giá thành theo sản phẩm và
công việc. Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế sản xuất
của sản phẩm, công việc hoàn thành, tổng hợp kết quả hạch toán kinh tế của
các phân xưởng, thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản
phẩm. Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ:
Theo dõi và hạch toán kế toán vốn bằng tiền, nguồn vốn và các quỹ công ty,
theo dõi chi phí và các khoản công nợ nội bộ, thanh toán với ngân sách Nhà
12
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
nước và phân phối lợi nhuận. Ngoài ra kế toán vốn bằng tiền còn giúp kế toán
trưởng và các kế toán khác trong việc tổng hợp và lập báo cáo tài chính.
- Bộ phận kế toán tổng hợp:
Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về nhập, xuất tiêu thụ thành phẩm, về
các loại vốn, các loại quỹ công ty, xác định kết quả lỗ lãi, các khoản thanh
toán với ngân sách nhà nước, với ngân hàng với khách hàng và với nội bộ
công ty.
Ghi chép sổ Cái, lập Bảng cân đối tài sản và báo cáo thuộc phần việc do
mình phụ trách và một số báo cáo chung không thuộc nhiệm vụ của các bộ
phận trên, kiểm tra tính chung thực của các báo cáo của công ty trước khi
Giám đốc duyệt.
Báo cáo, phân tích hoạt động kinh tế của công ty.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Bảo quản tiền mặt, thu tiền và thanh toán chi trả cho các đối tượng

theo chứng từ được duyệt.
+ Hàng tháng vào sổ quỹ, lên các báo cáo quỹ, kiểm kê số tiền thực tế
trong két phải khớp với số dư trên báo cáo quỹ. Thủ quỹ phải có trách nhiệm
bồi thường khi để xảy ra thất thoát tiền mặt do chủ quan gây ra và phải
nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý tiền mặt.
+ Hàng tháng tổ chức đi thu tiền ở các tổ chức hay cá nhân còn thiếu và
rút tiền mặt ở tài khoản ngân hàng về nhập quỹ.
3.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm
Hiện nay cụng ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm ỏp dụng:
Niên độ kế toán: năm dương lịch
Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam
(VNĐ)
13
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: thu chi ngoại
tệ theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Hệ thống tài khoản kế toỏn sử dụng: cụng ty TNHH Thêu ren Đồng
Tâm hiện đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số
15/2006/QĐ – BTC – “Quyết định về việc ban hành chế độ kế toán DN” ngày
20/3/2006 của Bộ Tài chính
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường
xuyên
Phương pháp xác định thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp xác định giá vốn của hàng tiêu thụ: Nhập trước – Xuất
trước.
Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
☆ Đặc điểm tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Cụng ty hiện nay ỏp dụng “Chế độ chứng từ kế toán” ban hành theo

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi và bổ sung. Các chứng từ bao gồm:
- Các chứng từ về “Lao động tiền lương”: Bảng chấm công, Bảng thanh
toán tiền lương, Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xó hội, Bảng thanh toỏn bảo
hiểm xó hội, Bảng thanh toỏn tiền thưởng, Phiếu báo làm thêm giờ...
- Các chứng từ về “ Mua hàng”: Hợp đồng mua hàng, cam kết thanh
toán, giao hàng, hợp đồng nhập khẩu ủy thỏc...
- Cỏc chứng từ về “Hàng tồn kho”: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho,
Thẻ kho, Biờn bản kiểm kờ sản phẩm, hàng húa...
- Các chứng từ về “Bán hàng”: Hóa đơn GTGT, Thẻ quầy hàng...
- Các chứng từ về “Tiền tệ”: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm
ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền, Bảng kiểm kờ quỹ...
14
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
- Các chứng từ về “TSCĐ”: Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ,
Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ...
☆ Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Căn cứ vào nội dung và quy mô nghiệp vụ kinh tế phát sinh cụ thể của
Công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm, hệ thống tài khoản của công ty được xây
dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do nhà nước ban hành
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, công ty đó vận dụng linh hoạt hệ thống
tài khoản
☆ Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ sách kế toỏn:
Cụng ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm ỏp dụng hỡnh thức NKC.
 Đặc điểm:
Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, đồng thời căn cứ vào quy
mô, đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của cán
bộ kế toán cũng như điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán xử lý thông tin,

phòng Kế toán áp dụng hình thức Kế toán " Nhật ký chung" có sử dụng nhật
ký đặc biệt.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước
hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt sau đó từ
sổ Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt chuyển số liệu để ghi sổ Cái.
Hệ thống sổ kế toán công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm áp dụng.
- Sổ kế toán chi tiết được mở tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý
- Sổ theo dõi thanh toán.
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, các loại nhật ký đặc biệt và Sổ Cái
Mục đích theo dõi chi tiết hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng quý
và liên tục trong cả năm vì vậy việc ghi chép được tiến hành thường xuyên,
liên tục. Cuối quý kế toán ghi sổ có nhiệm vụ đối chiếu khoá sổ và lưu trữ tập
trung
15
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
15
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái TK 155,632,641, 642, 911
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ NK đặc biệt Số thẻ kế toán chi tiết
Bảng CĐ số phát sinh
Báo cáo tài chính
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
 Trỡnh tự hạch toỏn theo hỡnh thức Nhật ký chung tại cụng ty

Ghi chỳ Ghi hàng ngày
Kiểm tra đối chiếu
Ghi định kỳ
Sơ đồ 2.5. Quy trình hạch toán tại công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm

3.3 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
tại công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm.
3.3.1 Các phương pháp tiêu thụ và hình thức thanh toán của công ty
Phương thức tiêu thụ: Hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong Công ty
TNHH Thêu ren Đồng Tâm chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp. Ngoài ra còn có
một số khách hàng nội địa như khách hàng Cimax.
16
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Do khách hàng của công ty chủ yếu là các đối tác nước ngoài nên việc
thanh toán thường là thanh toán sau và thanh toán qua ngân hàng.
3.3.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ
Theo chế độ quy định, kế toỏn tại Cụng ty lấy hóa đơn giỏ trị GTGT
làm chứng từ gốc làm căn cứ để hạch toỏn doanh thu. Để theo dừi doanh thu
bỏn hàng, tỡnh hỡnh thanh toỏn của khỏch hàng kế toỏn sử dụng hai tài khoản
: TK 511, TK 131.
Để phản ánh quá trình tiêu thụ thành phẩm, kế toán công ty TNHH
Thêu ren Đồng Tâm sử dụng các sổ kế toán: Nhật ký bán hàng, nhật ký thu
tiền, nhật ký chung, sổ cái tài khoản.
Khi có chỉ định xuất hàng của bên khách hàng nước ngoài gửi về. Bộ
phận XNK làm thủ tục hải quan để xuất hàng và lập phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ ghi rõ mã hàng, số lượng, số kiện, nơi đến…Khi hàng đã xuất
và được chi cục hải quan xác nhận số lượng thực xuất thì bộ phận XNK làm
INVOICE đòi tiền khách hàng nước ngoài. Phòng Kế toán có nhiệm vụ tập
hợp tờ khai hải quan, Invoice, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để đối
chiếu, kiểm tra. Sau đó viết hoá đơn GTGT. Hầu hết thành phẩm đều là xuất
khẩu ra nước ngoài nên thuế suất bằng 0. Một số mặt hàng xuất bán trong
nước và xuất làm mẫu hay gửi DHL, phi mậu dịch (không có tờ khai hải
quan) thì phải viết hoá đơn GTGT 10%.

Ví dụ: Công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm nhận giấy báo kế hoạch
xuất hàng cho PASGIANO. BELONIKAS.A vào ngày 05 tháng 05 năm 2009, bộ
phận XNK mở tờ khai hải quan xuất hàng thành phẩm.
(Mẫu tờ khai hải quan bảng 2.6 )
Tại Công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm, ngày 05 tháng 05 năm 2009
lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để xuất hàng đến Cảng Hải phòng
(Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: mẫu 2.7 )
17
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Khi đã xuất hàng và khách hàng đã chấp nhận thanh toán, bộ phận XNK
làm INVOICE để đòi tiền.
(Mẫu invoice đòi tiền: mẫu 2.9 )
INVOICE sẽ được lập làm 3 bản. 01 bản giao cho khách hàng làm căn cứ
thanh toán tiền, 01 bản chuyển cho phòng Kế toán, 01 bản lưu tại bộ phận
XNK
Tập hợp số liệu từ phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, tờ khai hải
quan, Invoice kế toán viết hoá đơn giá trị gia tăng.
(Mẫu hoá đơn GTGT: mẫu 2.10 )
Ghi chú: Hoá đơn giá trị gia tăng không có giá trị thanh toán trong trường
hợp xuất khẩu hàng ra nước ngoài, khách hàng chỉ căn cứ vào INVOICE để
trả tiền.
Tất cả cỏc hoạt động tiờu thụ thành phẩm từ xuất hàng, lập Invoice đũi
tiền, viết hoỏ đơn GTGT và khỏch hàng thanh toỏn tiền đều được kế toỏn
theo dừi trờn sổ tổng hợp theo dừi thành phẩm.
Căn cứ vào các hóa đơn GTGT, kế toán phản ánh trên sổ chi tiết bán
hàng, mỗi sản phẩm mở một trang sổ, mỗi lần xuất hàng bán ghi 1 dòng.
(Mẫu sổ chi tiết bán hàng: bảng 2.15 )
Cuối kỳ kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết doanh thu bán hàng căn cứ

vào số liệu trên sổ chi tiết bán hàng, mỗi loại sản phẩm tiêu thụ ghi 1 dòng.
(Mẫu bảng tổng hợp chi tiết doanh thu bán hàng: bảng 2.20 )
Để ghi sổ tổng hợp, kế toán căn cứ vào các chứng từ bán hàng ghi vào
nhật ký bán hàng.
(Mẫu sổ nhật ký bán hàng: bảng 2.16 )
Từ sổ nhật ký bán hàng kế toán vào sổ cái TK 511, 512
(Mẫu sổ cái tài khoản 511: bảng 2.21 )
18
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Ở Công ty TNHH Thêu ren Đồng Tâm thuế GTGT được tính theo
phương pháp khấu trừ, hàng xuất khẩu thuế GTGT đầu ra bằng 0%, hàng bán
trong nước thuế suất đầu ra bằng 10%. Để phản ánh nghĩa vụ và tình hình nộp
thuế của Công ty đối với Nhà nước, kế toán mở TK 3331- thuế GTGT phải
nộp. Cuối tháng căn cứ vào các hoá đơn GTGT kế toán vào bảng kê hoá đơn
chứng từ hàng hoá bán ra theo mẫu 02/GTGT, mỗi hoá đơn được ghi một
dòng, khi có thông báo của cơ quan thuế, kế toán lập tờ khai thuế GTGT.
Trong tờ khai thuế sẽ khai cụ thể các dòng với các loại hàng hoá với mức thuế
suất khác nhau.
Thuế GTGT sẽ được ghi sổ Nhật ký chung, rồi từ nhật ký chung
chuyển sang sổ cái Tài khoản 33311
Về các khoản giảm trừ doanh thu:
Các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Do công ty luôn
chú trọng đến chất lượng sản phẩm nên trong quý II năm 2009 công ty không
phát sinh nghiệp vụ nào liên quan đến các khoản giảm trừ nói trên. Nếu có
phát sinh thì các khoản giảm trừ này sẽ được phản ánh trên sổ chi tiết bán
hàng, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 531, 532 và sổ cái tài khoản 511.
Cụng ty áp dụng chiết khấu bỏn hàng để khuyến khích khỏch hàng mua
với khối lượng lớn . Cụ thể:

- Khách hàng mua hàng có giá trị trên 100 triệu đồng đến dưới 200
triệu đồng được hưởng chiết khấu thương mại 1.0%.
- Khách hàng mua hàng có giá trị trên 200 triệu đồng đến dưới 500
triệu đồng được hưởng chiết khấu thương mại 1.5%.
- Khách hàng mua hàng có giá trị trên 500 triệu đồng được hưởng chiết
khấu thương mại 1.8%.
Căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung các bút
toán liên quan đến chiết khấu thương mại trong kỳ, hàng tháng hoặc định kỳ
19
SV: Đỗ Thị Uyên Lớp: KT1C
19

×