Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY RƯỢU HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.73 KB, 41 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY RƯỢU HÀ NỘI
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY RƯỢU HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Rượu Hà Nội được thành lập từ năm 1898 sau 104 năm thành lập và
phát triển, công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Công ty rượu có tiền thân là
nhà máy rượu nằm trong hãng Phongten Đông dương của Pháp. Thời kỳ đầu mới
thành lập, nhà máy có nhiệm vụ chủ yếu sản xuất rượu phục vụ cho chủ nghĩa thực
dân phong kiến.
Từ năm 1945 đến năm 1954, nhà máy ngừng hoạt động do có chiến tranh
xảy ra, năm 1954 với sự kiện lịch sử giải phóng thủ đô. Nhà máy thuộc về nhân
dân nhưng phải hai năm sau tức là năm 1956 nhà máy mới được khôi phục hoạt
động trở lại. Tuy ở thời kỳ này đất nước còn có chiến tranh nên cơ sở vật chất còn
nghèo nàn, lạc hậu và việc sản xuất rượu được thực hiện theo phương pháp Amylo-
một phương pháp sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gạo, điều này ảnh hưởng không
nhỏ tới đời sống nhân dân vì gạo là lương thực chủ yếu, còn nền nông nghiệp thì
quá nghèo nàn, lạc hậu.
Năm 1957, nhân chuyến đi thăm hỏi động viên cán bộ của công nhân viên
nhà máy, Bác Hồ đã chỉ thị việc sản xuất rượu, phải được tiếp tục phát triển như
thay nguyên liệu bằng sắn. Chấp hành chỉ thị của Bác, tập thể cán bộ công nhân
viên đã tích cực nghiên cứu và cải tiến qui trình công nghệ. Kết quả là một phương
pháp mới ra đời (phương pháp Mycomlte) thay cho phương pháp Amylo ban đầu,
đặc biệt là dùng nguyên liệu từ ngô, khoai, sắn thay cho sử dụng gạo .
Cho đến năm 1990, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên
thế giới, nhà máy đã áp dụng phương pháp lên men trực tiếp thay thế phương pháp
nấm mốc (phương pháp Mycomlte). Với phương pháp này, nhà máy đã giảm được
lao động nặng nhọc cho người lao động, tiết kiệm chi phí, tạo cho người lao động
một đời sống ổn định hơn.
Thỏng 7 năm 1993, do yờu cầu của cụng tỏc quản lý, nhà mỏy đó chủ động
cải tiến bộ mỏy quản lý từ mụ hỡnh nhà mỏy với cỏc phõn xưởng thành công ty


với các xí nghiệp thành viờn.
Trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ tập thể cụng nhõn
viờn trong cụng tỏc quản lý, sản xuất kinh doanh, nắm bắt kịp thời nhu cầu thị
trường, sản xuất ra đến đâu đều được tiêu thụ hết đến đó. Cụng ty đó khụng ngừng
nõng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hạ giá thành, nâng cao uy tín trên
thị trường và đặc biệt là đảm bảo mức thu nhập thoả đáng cho cỏn bộ cụng nhõn
viờn.Tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của Cụng ty đó đi vào thế ổn định và có chiều
hướng phát triển tương đối thuận lợi.
Tên doanh nghiệp : Công ty Rượu Hà Nội .
Tên giao dịch : HALICO (Hanoi Liquor company).
Địa chỉ : 94, Lò Đúc, Hai Bà Trưng- Hà nội.
Điện thoại : 9713249- 9719163-8213147.
Fax : ( 84.4 ) 8212662.
2. Nhiệm vụ kinh doanh, tổ chức hệ thống kinh doanh và quản lý
2.1. Nhiệm vụ kinh doanh
Hiện nay công ty rượu Hà Nội sản xuất đồ uống với mục đích phục vụ thoả
mãn nhu cầu trên toàn quốc. Công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh tổng hợp: dịch
vụ bán hàng, uỷ thác xuất nhập khẩu nhằm:
 Tăng thu cho Ngân sách Nhà nước
 Góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho cán bộ
công nhân.
 Góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà
nước.
Nguyên tắc hoạt động của công ty là:
 Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
 Quản lý điều hành theo chế độ trực thuộc tổng công ty trên cơ sở quyền
làm chủ tập thể của CNVC.
 Công ty hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao

động.
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Sản xuất cổn rượu bia các loại với khối lượng:
+Rượu 800 tr lít/năm
+Cồn 4000 tr lít/năm
- Sản xuất nước giải khát;
- Tham gia công tác XNK và kinh doanh tổng hợp;
- Công ty tổ chức sản xuất và kinh doanh trên cơ sở nguồn vốn hiện có, tham
gia liên kết với các thành phần kinh tế để luôn đảm bảo hoạt động của công ty có
lãi.
Trải qua hơn 100 năm xây dựng và trưởng thành, công ty Rượu Hà Nội đang
ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường với sự lớn mạnh về mọi mặt.
Với sự nỗ lực của nhà máy, sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc cũng như sự
gắn bó nhiệt tình của cán bộ công nhân viên chức, công ty đã thực hiện chuyển đổi
thành công từ chế độ hạch toán bao cấp của Nhà nước sang chế độ tự hạch toán,
vừa sản xuất vừa kinh doanh đảm bảo có lãi để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp.
Công ty đang từng bước hoàn thiện dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc hiện
đại và đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề cho
sản xuất, nghiên cứu mở rộng mặt hàng kinh doanh mới nhằm thu hút đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng. Các sản phẩm của công ty với chất lượng cao, mẫu mã đẹp được
khách hàng tín nhiệm và có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường, đạt nhiều huy
chương vàng tại các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được thể hiện qua một
số chỉ tiêu:
Thực hiện nghĩa vụ sản xuất kinh doanh
Tiếp nối truyền thống của Nhà máy rượu Hà Nội, Công ty rượu Hà Nội ngày
hôm nay đã không ngừng vươn lên về mọi mặt hoàn thành tốt và vượt mọi chỉ tiêu
của Nhà nước giao, là một trong số các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi.
Cùng với mặt hàng rượu Lúa mới, rượu Nếp mới truyền thống có thế mạnh trong
nhiều năm qua, công ty đã chú trọng vào việc nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới

với các nồng độ khác nhau phù hợp với mọi giới, và các sở thích khác nhau của
khách hàng: Rượu 45 độ, Rượu40 độ, Rượu25 độ, Rượu hoa quả và đặc biệt là các
sản phẩm mới: Rượu nho, Rượu dâu, Vang nổ và Cồn toàn bộ bao gồm cồn tinh
chế, cồn xanh rất có uy tín trên thị trường cả về chất lượng và mẫu mã.
Đầu tư xây dựng cơ bản:
Công ty đã và đang đầu tư, trang bị cho dây chuyền sản xuất mới với việc
nhập các thiết bị hiện đại của nước ngoài: hai lò hơi nấu cồn của Đài Loan, quy
trình nấu rượu với hệ thống nồi hơi mới của Pháp. Công ty đã đầu tư rất nhiều vào
việc nghiên cứu sản phẩm mới và khuyến khích các sáng kiến kỹ thuật có lợi cho
công ty. Trong những năm tới để đáp ứng yêu cầu sản xuất, doanh nghiệp có dự
định nâng cấp hệ thống nhà kho như: kho cơ điện, kho bao bì, kho nguyên liệu để
đảm bảo cho chất lượng của nguyên liệu trong kho.
Công tác lao động
Tổng số cán bộ công nhân viên chức trong công ty là 710 người, trong đó có
55 kỹ sư và 30 cán bộ trung cấp. Công ty rất chú trọng đến việc chăm lo một cách
tốt nhất cho đời sống người lao động, công ty đã bỏ tiền xây dựng khu tập thể Nhà
máy Rượu để phân nhà cho cán bộ CNVC, khu tập thể cho những người độc thân.
Hơn nữa, công ty còn có khu trạm xá để khám sức khoẻ định kỳ cho CNVC, mua
BHYT. Công ty luôn chú trọng công tác an toàn lao động cho công nhân, cung cấp
đầy đủ thiết bị lao động cho công nhân khi làm việc và đề ra quy chế làm việc cho
công nhân một các an toàn, tránh các bệnh nghề nghiệp, xây dựng nhà trẻ mẫu giáo
chăm lo cho con em của CBCNVC.
Quan hệ hợp tác
Công ty xây dựng được nhiều mối quan hệ hợp tác tốt với chính quyền địa
phương nơi công ty đóng trụ sở với việc tham gia tích cực vào các phát động của
chính quyền. Ngoài ra, trong hoạt động sản xuất kinh doanh với nỗ lực mở rộng thị
trường tiêu thụ, công ty đã xây dựng quan hệ hợp tác tốt với các công ty rượu khác
trong nước như: công ty Rượu thành phố Hồ Chí Minh… Công ty còn xây dựng
các quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh doanh nước ngoài trong việc cung cấp
nguyên liệu sản xuất chất lượng cao...

2.2. Tổ chức hệ thống kinh doanh và quản lý
Tháng 07 năm 1993, do sự tác động của nền kinh tế thị trường, nhà máy
rượu Hà Nội đã chủ động cải tiến bộ máy quản lý, nâng cấp từ nhà máy với các
phân xưởng thành công ty rượu với các thành viên. Công ty là đơn vị hạch toán
độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, là một đơn vị sản xuất kinh doanh bao gồm
cả sản xuất, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu trực tiếp .
Các xí nghiệp thành viên không hạch toán độc lập. Mọi công việc hạch toán
đều do phòng kế toán của công ty thực hiện, kế toán của xí nghiệp chỉ thực hiện
việc ghi chép ban đầu, tính giá thành công xưởng của sản phẩm sản xuất. Ngoài ra
các xí nghiệp thành viên không có quan hệ trực tiếp với ngân sách nhà nước cũng
như với cơ quan tài chính, ngân hàng. Các phòng ban của công ty có sự sắp xếp
thay đổi thích ứng với nền kinh tế thị trường.
Việc nâng cấp quản lý đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho công ty, nhất
là trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã có thể xuất khẩu trực tiếp bỏ qua nhiều
khâu trung gian, mở ra nhiều hướng kinh doanh phong phú trong cả lĩnh vực sản
xuất và lĩnh vực thương mại. Công ty đã chủ động xắp xếp lại nhân lực thực hiên
giảm biên chế, giảm lao động gián tiếp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng
năng xuất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế để đứng vững trên thị trường cạnh
tranh
Sơ đồ 11: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý công ty
rượu Hà Nội:
Giỏm đốc
Phú giỏm đốc sản xuất
Phú giỏm đốc kinh doanh
Văn phũng
Phũng tàI vụ
Phũng kế hoạch vật tư
Phũng thị trường
Phũng kỹ thuật cụng nghệ
Phũng nghiờn cứu phỏt triển

Xớ nghiệp Cồn
XN Rượu mùi
XN Tổng hợp
XN Cơ đIện

Với cơ cấu bộ máy: mỗi phòng ban, xí nghiệp đều có trách nhiệm, chức
năng riêng, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Giữa các
phòng ban, các xí nghiệp thành viên có quan hệ mật thiết với nhau đảm bảo quá
trình sản xuất tiến hành nhịp nhàng, cân đối có hiệu quả.
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty:
Ban lãnh đạo:
Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiêm phụ trách chung chỉ đạo toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là người đại diện hợp pháp của công ty.
Phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, phó giám đốc phụ trách kinh
doanh là người giúp việc, tham mưu cho giám đốc trong mọi lĩnh vực kinh doanh
và hoạt động kinh doanh của công ty.
Các phòng chức năng .
Các phòng chức năng thực hiện nhiệm vụ chức năng, tham mưu cho giám
đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh về từng mặt, được sự điều hành trực tiếp
của giám đốc, cụ thể :
+ Phòng tổ chức hành chính:
Tham mưu cho giám đốc về tình hình tổ chức nhân sự, điều hoà, tuyển chọn
và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu và điều kiện lao động sản xuất kinh doanh
của công ty trong từng thời kỳ; quản lý những khâu liên quan đến công tác hành
chính: Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý con dấu của công ty; phụ
trách công tác thi đua, khen thưởng,...,bảo vệ tài sản của công ty.
+ Phòng kế toán:
Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo tài
chính, theo dõi sự biến động của toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản, thực
hiện chức năng giám sát bằng tiền mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Đây là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, quản lý công ty. Đồng thời tham
mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác quản lý tài chính.Thông qua mua sắm,
nhập xuất vật tư, tập hợp chi phí,...để lập báo cáo kế toán kịp thời, chính xác chỉ
đạo công tác thống kê các cho xí nghiệp thành viên và toàn công ty.
+ Phòng thị trường:
Có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới Marketing,đồng
thời phụ trách các hoạt động kinh doanh tổ chức các hợp đồng mua và bán, vận
chuyển, tìm thị trường tiêu thụ, tổ chức các cửa hàng đại lý,các điểm giới thiệu và
tiêu thụ sản phẩm. Với chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty về mặt thị
trường, nhu cầu thị trường, tiếp thị bán hàng, để từ đó có những quyết định sáng
suốt trong việc sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Phòng kỹ thuật :
Chuyên kiểm tra công nghệ sản xuất rượu, kiểm tra chất lương sản xuất sản
phẩm, kiểm tra cấp bậc công nhân cải tiến bao bì mẫu mã phát minh nghiên cứu
mới những công nghệ sản xuất đem lại hiệu quả cao, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất
rượu.
+ Phòng nghiên cứu phát triển :
Quản lý kỹ thuật cơ điện lên các định mức kinh tế kỹ thuật cơ khí, lập kế
hoạch sửa chữa, nghiên cứu chế thử thiết bị mới, lập các phương án cải tạo .
+ Phòng kế hoạch vật tư:
Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị
trường, lập kế hoạch mua sắm, dự trữ vật tư, điều động sản xuất đảm bảo cung ứng
vật tư đầy đủ vật tư phục vụ cho sản xuất, thay mặt giám đốc theo dõi, giám sát
tình hình thực hiện kế hoạch toàn công ty và các đơn vị trực thuộc, tham mưu cho
lãnh đạo về công tác kế hoạch,…
+Các xí nghiệp thành viên :
Với bộ máy đơn giản gọn nhẹ đã phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các xí nghiệp phải tự mình đảm nhận kế hoạch vật
tư đặt ra, thực hiện sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất, với chi phí thấp nhất
và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Đồng thời đảm nhận chức năng cung cấp

thông tin cần thiết cho các phòng ban liên quan khi có yêu cầu.Nhân viên thống kê
kế toán xí nghiệp tự tính lương cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp mình, lập
các báo cáo về sản lượng, tình hình tiêu hao nguyên vật liệu ...tính giá thành công
xưởng, chuyển lên cho phòng kế toán theo dõi và lập báo cáo tổng hợp.
- Xớ nghiệp cồn : Là xớ nghiệp sản xuất chớnh cú nhiệm vụ sản xuất cồn
96
o
.Tổng số cán bộ công nhân viên là 130 người, được chia thành các tổ sản xuất
như tổ nấu, tổ vận chuyển, tổ chưng cất, tổ lũ hơi, tổ CO
2
. Bộ mỏy quản lý cú 4
người gồm 1Giám đốc, 1phú giỏm đốc, một nhõn viờn thống kờ và một đốc công .
- Xí nghiệp Rượu mùi : Là xí nghiệp sản xuất chính có nhiệm vụ sản xuất
các loại rượu mùi như rượu cam, rượu chanh, rượu nho...tổng số cán bộ công nhân
viên là 90 người trong đó cú 86 cụng nhõn, được chia thành các tổ sản xuất như tổ
pha chế, tổ đóng chai, tổ bao bỡ, tổ chọn rượu. Bộ máy quản lý gồm 1 Giỏm đốc, 1
phú giỏm đốc, một nhõn viờn thống kờ và 1 đốc cụng .
- Xí nghiệp tổng hợp: Xí nghiệp này bao gồm hai phân xưởng là phân xưởng
bao bỡ và phõn xưởng rượu vang, có nhiệm vụ sản xuất bao bỡ cho cỏc xớ nghiệp
khỏc và sản xuất rượu vang. Tổng số cán bộ công nhân viên là 120 người, chia
thành các tổ sản xuất. Trong phân xưởng rượu vang có tổ lên men, tổ chạy
máy.Trong phân xưởng bao bỡ cú tổ in, tổ đóng, tổ cắt... Bộ mỏy quản lý bao gồm
1giỏm đốc, một phú giỏm đốc, 1 nhõn viờn kế toỏn phụ thuộc và 2 đốc cụng.
- Xí nghiệp cơ điện : là một xí nghiệp phụ trợ có nhiệm vụ phục vụ cho các xí
nghiệp chính như sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị...đảm bảo cho quỏ trỡnh
sản xuất được nhịp nhàng cân đối, liên tục và có hiệu quả. Tổng số cán bộ công
nhân viên là 60 người được chia thành các tổ như tổ điện, tổ nề mộc, tổ nguội. Bộ
phận quản lý gồm 1 Giỏm đốc, 1cỏn bộ kỹ thuật, 1 nhõn viờn thống kờ và một đốc
cụng
3. Tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán

Hạch toỏn kế toỏn là cụng cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý cỏc
hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Do đó tổ chức cụng tỏc kế toỏn khoa học
và hợp lý cú vai trũ hết sức quan trọng trong cụng tỏc quản lý.
Cụng ty Rượu Hà nội đó chỳ trọng tới việc tổ chức cụng tỏc kế toỏn để thực
hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của kế toỏn đối với quản lý, đảm bảo sự lónh đạo
tập trung thống nhất của Giỏm đốc, kế toán trưởng tới các nhân viên kế toán, bộ
máy kế toỏn của Cụng ty được tổ chức theo mụ hỡnh tập trung.(xem sơ đồ 12)
Sơ đồ 12:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Trưởng phòng kế toán (kiêm kế toán tổng hợp)
Nhân viên thống kê ở các phân xưởng
Kế toán thanh toán (Kế toán tiền mặt, tiền gửi NH)
Kế toán NVL SX
Kế toán TSCĐ và tiền lương, BHXH
Thủ quỹ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Phó phòng kế toán (kiêm kế toán tiêu thụ thành phẩm)

Với công tác tổ chức kế toán tập trung đã tạo thuận lợi cho công tác kế toán,
phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo và quản lý tình hình tài chính của công ty và
từng xí nghiệp thành viên. Nhìn chung bộ máy kế toán gọn nhẹ, kiểm tra xử lý
thông tin kịp thời, chặt chẽ nên đã tiết kiệm được chi phí hạch toán và nâng cao
hiệu quả công tác kế toán.
Sơ đồ 13: Sơ đồ hạch toán tại Công ty Rượu Hà Nội
Chứng từ gốc
Bảng kê
Sổ chi tiết
Bảng phân bổ
Nhật ký- chứng từ
Sổ cái TK

Báo cáo kế toán
Ghi chú Ghi hàng ngày:
Đối chiếu :
Ghi cuối tháng:
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
I. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại công ty
1.1.Phân loại nguyên vật liệu
Tổ chức và quản lý vật liệu trước hết là xác định các loại vật liệu cần dùng và
phân loại chúng một cách thích hợp, để hạch toán, để quản lý vật liệu, sử dụng, dự
trữ tại kho một cách chặt chẽ, chính xác, đầy đủ.
Vật liệu dùng trong sản xuất và kinh doanh của công ty Rượu Hà Nội rất
phong phú và đa dạng. Khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công
ty tương đối lớn chiếm 35% khối lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp với trên
200 loại vật liệu khác nhau. Mỗi loại vật liệu sử dụng lại có chức năng và công
dụng khác nhau nên công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu theo mục đích sử
dụng nhằm nhận biết được từng loại từng thứ vật liệu tạo điều kiện cho quản lý và
sử dụng có hiệu quả.
Trên góc độ mục đích tiêu dùng, vật liệu được phân thành các loại:
- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu của quá trình sản xuất. Đối với
2 sản phẩm chính của công ty là rượu và cồn thi nguyên vật liệu chính là: sắn lát,
sắn bột, gạo nếp, đường,…
- Nguyên vật liệu phụ: là các vật liệu phục vụ cho nhu cầu thí nghiệm và sản
xuất các vật liệu phụ trợ cho sản xuất, làm tăng chất lượng của vật liệu chính (VD
sản xuất bao gói đóng hộp) bao gồm: nút, can nhựa, nhãn, các loại hương liệu và
phẩm màu, axít, giấy các loại, vật liệu điện, vật liệu xây dựng, que hàn, bông lọc,
pin, đèn,…
- Nhiên liệu: là các loại vật liệu cung cấp nhiệt cho sản xuất như: dầu FO, dầu
DH40, dầu nhờn, xăng, các loại sơn (sơn chống gỉ, sơn ghi)…
- Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng máy móc, thiết bị để thay thế, sửa chữa
các loại máy móc, thiết bị như: long đen, ốc vít…

- Vật liệu luân chuyển: là các loại chai, lọ, hộp giấy…
Trên cơ sở phân loại như trên, công ty hiện đã xây dựng được 5 kho riêng biệt
để bảo quản lưu giữ nguyên vật liệu. Bao gồm:
- Kho nguyên liệu: đây là kho bảo quản chủ yếu là sắn lát và hương liệu.
- Kho Lĩnh Nam (không nằm trong công ty): kho này bảo quản chủ yếu là sắn bột,
sắn lát và một số loại chai như chai vang, sâm panh
- Kho cơ khí: đây là kho chứa nhiều vật liệu khác nhau với số lượng lớn nhất trong 5
kho. Từ axít, vanni, phẩm màu, đến vật liệu điện, sắt thép, công cụ dụng cụ nhỏ,
một số loại chai, nút cũng được lưu giữ tại đây.
- Kho bao bì: đây là kho chuyên bảo quản nút, vỏ hộp, giấy gói, can nhựa, nhãn mác
các loại.
- Kho chai: được thiết kế để bảo quản các loại chai, lọ tuy nhiên có cũng chứa cả két
gỗ, xi măng, cát, phế liệu.
Việc phân loại trên giúp cho quá trình quản lý và kiểm tra, hạch toán nguyên vật
liệu được thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc phân loại trên là chưa khoa học, việc sắp
xếp nguyên vật liệu ở các kho chưa thống nhất, có một loại vật liệu nhưng lại được
bảo quản ở nhiều kho khác nhau (ví dụ chai), đặc biệt là chưa có tài khoản để phản
ánh và quản lý phế liệu thu hồi sau quá trình sản xuất. Vật liệu thu hồi sau sản xuất
thường được quản lý tại các phân xưởng và chỉ báo lại cho các kho biết số lượng
phế liệu thu hồi. Điều này khiến cho công tác quản lý bị phân tán, dễ xảy ra mất
mát và nhầm lẫn. Hơn nữa, không phải loại vật liệu nào cũng có yêu cầu về bảo
quản như nhau nên công ty cũng cần phải quan tâm đến điều này nhằm giảm bớt
lượng nguyên liệu hao hụt và tiết kiệm chi phí.
1.2. Tính giá vật liệu
* Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Vật liệu nhập kho được tính theo giá thực tế. Việc đánh giá theo giá thực tế
giúp cho hạch toán chính xác, giảm khối lượng ghi sổ song bên cạnh đó cũng khiến
cho việc hạch toán thường chậm và chưa phát huy được vai trò của kế toán trong
quản lý.
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho thì giá trị nguyên vật liệu nhập

kho bằng giá mua ghi trên hoá đơn của người bán cộng với tất cả các chi phí thực
tế phát sinh liên quan đến quá trình thu mua nguyên vật liệu nhập kho (chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, tiền ăn ở đi lại cho cán bộ thu mua…) cộng với tiền thuế nhập
khẩu (nếu có) trừ đi các khoản giảm giá hàng mua được hưởng. Trường hợp công
ty mua ngoài các loại vật tư mà được dùng trực tiếp cho việc sản xuất rượu- là một
mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt- ví dụ nút rượu thì ngay cả khi trên hoá đơn
của người bán ghi thuế GTGT nhưng khoản tiền này công ty sẽ không được khấu
trừ. Do đó, khoản thuế này sẽ được tính vào giá trị thực tế của nguyên vật liệu nhập
kho.
- Đối với nguyên vật liệu tự gia công nhập kho: Trường hợp mua sắn lát
chuyển cho bộ phận say sát thành sắn bột nhập kho thì giá trị thực tế của nguyên
vật liệu là giá trị vật liệu mang đi chế biến (giá sắn lát cộng các chi phí để xay xát,
chi phí máy móc, tiền điện và các chi phí bằng tiền khác…)
* Tính giá vật liệu xuất kho: Giá trị nguyên vật liệu xuất kho là chỉ tiêu
quan trọng làm cơ sở lập bảng phân bổ nguyên vật liệu từ đó tập hợp chi phí và
tính giá thành để xác định chính xác giá bán sao cho có lãi. Do đó, việc lựa chọn
phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho sao cho phù hợp với tình hình biến
động của giá cả trên thị trường là rất khó.
Đối với những nguyên vật liệu quan trọng, nhập, xuất thường xuyên, số lượng
lớn như đường, các loại chai, giấy..thì công ty sử dụng đơn giá thực tế vật liệu xuất
kho là phương pháp giá bình quân gia quyền. Với phương pháp tính giá như vậy,
cuối tháng kế toán mới tính được giá vật liệu xuất kho.
Giá bình
quân (P
BQ
)
=
Giá trị NVL tồn ĐK + Giá trị NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn ĐK
+

Số lượng NVL nhập trong kỳ
Giá thực tế NVL xuất dùng = (P
BQ
) x Số lượng NVL xuất dùng
Còn với nhiều loại nguyên vật liệu khác, để cho việc tính giá được kịp thời và
đơn giản thì kế toán nguyên vật liệu thường lấy giá xuất chính là giá nhập của
nguyên vật liệu đó trên phiếu nhập gần nhất hoặc giá xuất có thể là giá bình quân
nhập vật liệu trong kỳ theo công thức:
Giá thực tế NVL xuất
dùng mỗi loại
=
Giá bình quân
nhập mỗi loại
x
Số lượng NVL xuất
dùng mỗi loại
2. Tổ chức chứng từ kế toán
2.1. Chứng từ kế toán nhập kho
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công ty hiện nay là do mua ngoài. Căn cứ
vào kế hoạch sản xuất, ban lãnh đạo đề ra cho từng xí nghiệp, nhân viên tiếp liệu của
phòng kế hoạch vật tư làm đơn xin tạm ứng tiền đi mua hoặc liên hệ với nhà cung
cấp chở hàng đến để đảm bảo tốt nhất và kịp thời nhất những loại vật tư cần dùng.
Ngoài ra, nhân viên ở các xí nghiệp mỗi tháng được tạm ứng 1.000.000 để mua
những vật liệu cần thiết.
Biểu số 1
HÓA ĐƠN GTGT
Liên 2 (giao cho khách hàng)
Ngày 26 tháng 1 năm 2002
Mẫu số: 01 GTKT- BLL
Ký hiệu: AA/99/A

Số: 20
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Ánh sao
Địa chỉ: Số TK
Điện thoại Mã số: 0100799805-1
Họ tên người mua: Trần Kim Quy
Đơn vị: 94 Lò Đúc
Hình thức thanh toán:
ST
T
Tên hàng hóa, địch
vụ
đvị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Vòng bi 6311 Cái 20 343.500 6.870.000
Thuế suất:
5%
Cộng tiền hàng: 6.870.000
Tổng tiền thuế: 343.500
Tổng tiền thanh toán: 7.213.500
Tổng số tiền viết bằng chữ: bảy triệu hai trăm mười ba ngàn năm trăm đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Lúc này, nguyên vật liệu dù đã nằm trong kho nhưng chưa đủ chứng từ để
được thanh toán vì chưa có “Phiếu nhập kho”. Nguyên vật liệu về đến công ty,
trước khi nhập kho sẽ được các nhân viên phòng KCS lập “Biên bản kiểm nghiệm
vật tư” để kiểm tra chất lượng, quy cách, phẩm chất, số lượng thực nhập đúng tiêu
chuẩn (biểu số 2).
Biểu số 2
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ
Căn cứ vào hoá đơn số 20 ngày 26/1/2002 của Công ty TNHH Ánh sao.
Theo HĐ số … ngày…tháng…năm
Ban kiểm nghiệm gồm:

Ông: Nguyễn Văn Tuấn- Trưởng phòng Kế hoạch- Vật tư- Trưởng ban.
Bà: Nguyễn Thị Bình- PhòngKCS- uỷ viên.
Bà: Nguyễn Thị Lan- PhòngKCS- uỷ viên.
Đã kiểm nghiệm các loại vật tư sau:
Phương thức kiểm nghiệm:
TT Tên, nhãn hiệu, quy
cách vật tư
Số lượng
Theo CT Thực tế KN Đúng QC Kđúng QC
1 Vòng bi 6311 20 20 20 0

×