Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TỔ CHỨC NÓI CHUNG VÀ BÁO CÁO KQKD NÓI RIÊNG TẠI CÔNG TY CPA HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.18 KB, 12 trang )

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TỔ CHỨC NÓI CHUNG VÀ BÁO CÁO KQKD NÓI
RIÊNG TẠI CÔNG TY CPA HÀ NỘI
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CPA - HÀ
NỘI
Kiểm toán hiện nay vẫn còn là mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên sự phát triển
của CPA đã thể hiện vai trò của kiểm toán độc lập trong việc quản lý nền kinh tế.
CPA là Công ty kiểm toán trách nhiệm hữu hạn đầu tiên ra đời 1999 và hiện
nay đang ngày càng phát triển bằng uy tín và chất lượng phục vụ của Công ty.
Với một đội ngũ nhân viên được đào tạo có trình độ và chương trình kiểm
toán hết sức khoa học và hiệu quả. Hoạt động kiểm toán của Công ty ngày càng
được tín nhiệm với chất lượng cao, vượt lên cả sự mong đợi của khách hàng.
Công tác kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và Báo cáo KQKD nói
riêng tại CPA đều được đánh giá là tốt. Cuộc kiểm toán đều được triển khai một
cách khoa học và được chia 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu của mỗi cuộc kiểm toán. Công việc tìm hiểu khách
hàng, KTV căn cứ vào môi trường hoạt động (lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, các
đối tác bên trong, mối quan hệ bên ngoài, sản phẩm... ) và môi trường pháp lý của
đơn vị được kiểm toán (Quy trình kế toán, quyết định thành lập, các đơn vị chủ
quản... )
Qua tìm hiểu đánh giá về hệ thống KSNB khách hàng KTV đánh giá mức
độ trọng yếu và rủi ro. Đây là công việc khó khăn đòi hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp
và những nhận định mang tính khoa học.
Bước tiếp theo là lập kế hoạch chi tiết. Đây là công việc khó khăn nhất và
cũng là công việc được CPA chú ý nhiều nhất. Công việc này được chi tiết hóa
theo từng khoản mục. Đối với mỗi khoản mục chủ yếu hoặc mang tính chất trọng
yếu, KTV đều lập một kế hoạch kiểm toán chi tiết. Trong quá trình thực hiện kiểm
toán , nếu có thay đổi kế hoạch thì phải báo cáo lại với chủ nhiệm kiểm toán
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Tại CPA, do công việc lập kế hoạch tốt nên việc thực hiện kế hoạch đơn


giản. Thêm vào đó các chương trình kiểm toán, khoản mục giấy tờ làm việc đầy đủ
và chi tiết tạo cho công việc của KTV đạt được hiệu quả rất cao. Cũng chính vì có
điều kiện trên đã giúp KTV thực hiện công việc một cách toàn diện, rất ít các
khoản mục trọng yếu bị bỏ sót. Điều đó đã tạo chất lượng cao cho dịch vụ kiểm
toán của CPA.
Qua thực tế kiểm toán tại Công ty Liên doanh quốc tế cũng như các Công ty
khách hàng khác cho thấy.
KTV CPA đã áp dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp thu thập bằng
chứng kiểm toán đảm bảo độ tin cậy và tính đầy đủ của bằng chứng thu được với
chi tiết hợp lý.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán Báo cáo Tài chính nói chung cũng như
Báo cáo KQKD nói riêng ta phân đoạn theo khoản mục nhưng luôn có mối liên hệ,
đối chiếu với nhau khi thực hiện kiểm toán, luôn có mối liên hệ chặt chẽ giữa các
KTV thực hiện các khoản mục khác nhau.
Thực tiễn kiểm toán tại nhiều Công ty cũng cho thấy trình độ nhân viên
thành thạo nghiệp vụ, rất có kinh nghiệm trong các hoạt động đã thực hiện với điều
kiện Việt Nam hiện nay. Có những hợp đồng kiểm toán do yêu cầu của thời gian
kiểm toán cũng như giá phí mà KTV có thể rút ngắn một số thủ tục kiểm toán mà vẫn
có thể nắm bắt, thực hiện tốt cuộc kiểm toán.
Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
Giai đoạn này KTV đi vào hoàn tất mọi công việc kiểm toán soát xét lại quá
trình kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối
cùng của cuộc kiểm toán mà trong đó KTV đưa ra những ý kiến của mình về Báo
cáo KQKD của đơn vị. Cáo Báo cáo Kiểm toán của CPA được thiết lập đầy đủ, chi
tiết, rõ ràng đúng theo chuẩn mực Việt Nam và chuẩn mực quốc tế được thừa nhận.
Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, CPA luôn tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm
để những lần kiểm toán sau được tốt hơn.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN CỦA CPA THÔNG QUA KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM 2002.
Năm 2002 là năm Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển mặc dù tình hình thế

giới và khu vực có nhiều bất ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị. Đây là năm Bộ Tài
chính đang chuẩn bị đưa ra luật Kế toán Việt Nam. Theo đó để phù hợp với chủ
trương phát triển của Nhà nước, Ban Giám đốc cũng đề ra phương hướng phát
triển cho những năm tiếp theo. Để chuẩn bị tham gia vào thị trường chứng khoán,
Ban Giám đốc đang định hướng tăng vốn chủ sở hữu lên 2 tỷ (VND) theo đúng
yêu cầu. Các chiến lược mở rộng đối tác với các Công ty nước ngoài đặc biệt là
sau khi ký hiệp định thương mại với Mỹ sẽ có rất nhiều Công ty tới Việt Nam để
kinh doanh.
Về nội bộ Công ty, Ban Giám đốc tiếp tục củng cố hoàn thiện bộ máy quản
lý, cơ sở vật chất và đặc biệt Công ty luôn chú trọng đến vấn đề nhân lực. Đây là
ưu tiên hàng đầu để phát triển dịch vụ. Công ty rất nhiều nhân viên tham gia các
lớp học đào tạo cao cấp. Nhờ đó đội ngũ nhân viên Công ty ngày càng lớn mạnh và
có trình độ, kinh nghiệm.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Những khó khăn và hướng giải quyết.
Kiểm toán Báo cáo KQKD giúp cho doanh nghiệp thấy được hiệu quả hoạt
động cũng như hiệu quả của công tác quản lý của doanh nghiệp. Góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển sản xuất, góp
phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trong thực tế những năm gần đây, mặc dù đã có sự phát triển vượt bậc song
hoạt động kiểm toán ở Việt Nam còn cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới đất nước va các yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nói chung và công tác kiểm toán độc lập nói riêng
là một việc khó khăn song lại rất cần thiết.
- Khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán và các vấn đề có liên quan chưa
được hoàn chỉnh. Các chuẩn mực kiểm toán đã được ban hành song chưa đầy đủ
cũng như cần đến sự kiểm nghiệm của thực tế.
- Chưa có cơ sở đánh giá và chưa có lực lượng kiểm soát chất lượng kiểm
toán giữa các Công ty. Bộ Tài chính chỉ thực hiện kiểm tra rất sơ bộ ở các Công ty
hiện tại chỉ là sự kiểm soát chất lượng kiểm toán của mình do đó mang tính chất

chủ quan chưa hiệu quả. Do đó cần có một tổ chức và quy chế về kiểm tra chất
lượng kiểm toán ở Việt Nam.
- Các Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam rất khó khăn khi muốn thành
lập hoặc duy trì hoạt động (đủ 5 KTV- có chứng chỉ CPA). Công ty kiểm toán Việt
Nam gặp khó khăn về chi phí tiền lương, do bị khống chế trên doanh thu sẽ không
đảm bảo cạnh tranh bình đẳng vì các Công ty nước ngoài trả lương rất cao. Điều
này cũng làm chảy máu chất xám do các nhân viên có nhiều kinh nghiệm dễ bị thu
hút bởi các Công ty có lương cao.
- Các Công ty TNHH gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đào tạo: về kinh
phí đào tạo, nội dung chương trình đào tạo và các nội dung khác...
- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các Công ty kiểm toán Việt
Nam, giảm giá phí kiểm toán do đó chất lượng kiểm toán không đảm bảo dẫn đến
đưa tin thiếu trung thực.
Nguy cơ hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán sẽ
làm các Công ty mạnh sẽ mạnh hơn và yếu sẽ yếu đi. Các Công ty mạnh khi những
cơ sở phương tiện sẵn có sẽ phát triển ngày một mạnh hơn. Còn các cơ sở mới còn
đang từng bước phát triển và củng cố.
Nguy cơ rủi ro kiểm toán, hiện tại hầu hết các Công ty rải rác đã xayra các
rủi ro trong các dịch vụ.
+ Định giá TSCĐ thế chấp vay ngân hàng.
+ Kiểm toán Báo cáo quyết toán XDCB
+ Kiểm toán Báo cáo Tài chính (Ngân hàng công thương- Minh Phụng)
+ Kiểm toán các Doanh nghiệp lỗ liên tục 3 năm
+ Kiểm toán Báo cáo Tài chính không được cơ quan thuế chấp nhận
* Các biện pháp cần thiết
- Về phía Bộ Tài chính
Gấp rút ban hành các chuẩn mực, quy định để làm cơ sở cho việc đào tạo,
đánh giá hoạt động kiểm toán. Hoàn chỉnh khung pháp lý để tạo ra môi trường
pháp lý cho hoạt động kiểm toán được thuận lợi, hoàn chỉnh.
Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra kiểm soát hoạt động nghề nghiệp của các

Công ty kiểm toán. Thiết lập nên một hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán
nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán tạo ra niềm tin cho những người quan tâm.
Nâng cao chất lượng thi tuyển và cấp giấy phép hành nghề cho các Công ty
kiểm toán. Vì chất lượng KTV có quyết định rất nhiều tới cuộc kiểm toán do đó
ngày nâng cao chất lượng kiểm toán viên là yêu cầu cấp thiết.
- Về phía Công ty kiểm toán
Cần có chiến lược kinh doanh và chiến lược hoạt động để đảm bảo cho hoạt
động và chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng cao. Tìm tòi các biện pháp
hoạt động, chiến lược với khách hàng, công tác chào hàng...
Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực, chế độ nhằm ngày hoàn
thiện về mặt pháp lý các hoạt động kiểm toán.
Phối hợ thành lập hội kiểm toán, kế toán làm nhiệm vụ hỗ trợ các KTV,
kiểm tra, chỉ đạo đạo đức nghiệp vụ kiểm toán và các dịch vụ đào tạo.
2. Một số kiến nghị đề xuất hoàn thiện công tác kiểm toán Báo cáo KQKD của
Công ty CPA - Hà Nội.
* Kế hoạch tìm hiểu môi trường kiểm soát, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng
như hoạt động kinh doanh của khách hàng

×