Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 152 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN MỸ LINH

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH : 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2008


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN MỸ LINH

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH : 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2008


2

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN ........................................

Cán bộ chấm nhận xét 1: ...........................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2:............................................................................................

Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, Ngày ……tháng……năm 2008


i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

Tp.Hồ Chí Minh, ngày…tháng....năm 2008
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và Tên học viên
Ngày, tháng, năm sinh
Chuyên ngành

: NGUYỄN MỸ LINH Giới tính: NỮ
: 16 -02 -1982
Nơi sinh : Đồng Nai
: Quản lý môi trường MSHV : 02606607

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

I.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Tổng quan về tình hình quản lý CTNH ở Việt Nam và trên thế giới
- Tổng quan về tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý, quản lý CTNH tại các KCN
tỉnh Đồng Nai
- Tính tốn lượng CTNH phát sinh tại các KCN tỉnh Đồng Nai hiện tại, dự báo
lượng CTNH đến năm 2020
- Đề xuất hệ thống thu gom, vận chuyển CTNH cho các KCN tỉnh Đồng Nai, vạch
tuyến thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại phù hợp với điều kiện hiện tại và quy
hoạch giao thông của tỉnh đến năm 2020.
- Sử dụng phần mềm Arcview-GIS thể hiện tuyến vận chuyển
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại phù hợp với điều
kiện hiện tại của tỉnh.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Tháng 2 năm 2008
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày tháng 11 năm 2008
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CN BỘ MÔN QL
(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)
CHUYÊN GÀNH

TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN
Nội dung và đề cương luận văn thạc sỹ đã được Hội đồng chun ngành thơng qua.
Ngày......Tháng......Năm…….
TRƯỞNG PHỊNG ĐT-SĐH
TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc Sỹ chun
ngành Quản lý mơi trường tại trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành được luận văn này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu, tất cả quý thầy cô trong trường Đại học Bách Khoa và các thầy
cô Khoa Môi trường đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu để
em hồn thành được luận văn này.
Cơ Lê Thị Hồng Trân và cô Trịnh Ngọc Đào đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận
tình trong thời gian từ khi bắt đầu thực hiện cho đến khi hoàn tất luận văn.
Các anh chị trong Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên môi trường
tỉnh Đồng Nai đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian em
thực hiện luận văn.
Các quý công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu để em có đủ

điều kiện thực hiện luận văn.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu, tài
liệu.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên
Nguyễn Mỹ Linh


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cùng với sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp tại Đồng Nai là sự phát
sinh lượng chất thải nguy hại ngày càng tăng đã ảnh hưởng tới chất lượng môi trường
và cuộc sống của con người tại khu vực. Hiện tại CTNH đã và đang là vấn đề môi
trường được quan tâm không chỉ tại Đồng Nai mà còn là vấn đề của cả nước, của cả
thế giới. Khi các KCN của tỉnh Đồng Nai đi vào hoạt động một cách đầy đủ và ổn định
thì khối lượng chất thải nguy hại phát sinh và gia tăng càng được các nhà quản lý môi
trường quan tâm nhiều hơn nữa
Chất thải nguy hại hiện nay của tỉnh chưa được thu gom triệt để và xử lý theo
đúng qui định, chưa có một hệ thống quản lý hồn chỉnh, chính thức nên vẫn cịn một
lượng lớn chất thải nguy hại được thải bỏ bừa bãi, không đúng qui định gây nên tình
trạng ơ nhiễm mơi trường. Chính vì vậy mà việc “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp
quản lý chất thải nguy hại tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” là hết sức cần thiết
và có ý nghĩa thực tiễn. Tính tốn lượng chất thải nguy hại và dự báo khối lượng chất
thải nguy hại phát sinh đến năm 2020 để giúp ban quản lý khu công nghiệp cũng như
các nhà quản lý chất thải nguy hại nắm được tốc độ phát sinh chất thải nguy hại, từ đó
có các biện pháp quản lý CTNH được tốt hơn. Hệ thống thu gom được nghiên cứu dựa
trên các cơ sở khoa học, đúng quy định pháp luật nhằm tách biệt CTNH tại các KCN,
sau đó vận chuyển theo lộ trình thích hợp về các khu xử lý, chơn lấp nhằm đảm bảo an

tồn vệ sinh mơi trường và phù hợp với quy hoạch của tỉnh trong thời gian tới. Thêm
vào đó, việc vạch tuyến thu gom, vận chuyển có sử dụng phần mềm Arcview để giúp
cơng tác quản lý thơng tin dữ liệu cho tồn bộ hệ thống được chặt chẽ hơn, thuận lợi
hơn trong quá trình vận chuyển, kiểm tra, giám sát.
Luận văn đề xuất một hệ thống quản lý chất thải nguy hại cho các KCN tại tỉnh
Đồng Nai sử dụng các giải pháp quản lý môi trường và các giải pháp kỹ thuật... nhằm
mục tiêu giúp cho công tác quản lý chất thải nguy hại tại các KCN của tỉnh được thuận
lợi, hạn chế các vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường.


iv

ABSTRACT
Following the expanding sweeping of Dong Nai provincial industries is the
raising of hazardous waste which is increasing day to day, this affects to
environmental quality and to peopole’s life in these areas. In the present, the hazardous
waste has been the environmental problems that were concerned not only by Dong Nai
province but also by the country and all over the world. When industrial zones in Dong
Nai have done into the operating full and stable, hazardous waste quantities have
generated and increased attracting the consideration of environmental managers more
and more.
Hazardous waste of the province hasn’t been collected actually yet, processed
rightly; it also hasn’t had an perfect manageable system and those led to still having a
large hazardous waste quantity was thrown rashly, not following the regulation that
produced polluted environmental state. As the result of the fact that the researching
which is “Research and propose of the resolution for the collecting, transporting and
managing of industrial hazardous waste of industrial zones at Dong Nai province” is
totally important and has a practical significance. Thus, now calculating and forcasting
the amount of hazardous waste growing up to 2020 sustains management committee of
industrial parks as well as hazardous waste managers in seizing the speed producing it.

From those, bringing forward to soultion for managing it is better.The collecting
system was reserached based on science bases, legalisation to split hazardous waste
from industrial zones, then it’s transported through the suitable cycle to processing
stations, to disposal for assurance of environmental sucure safety and for conpatition
with the scheme of the province in the coming years. In addtion, drawing the
collecting, transporting route by using Arcview software supported for the database
manageable mission that helped the whole system more coherent, advantageous in
transporting, inspecting, supervising process.This thesis proposed one hazardous waste
manageable system of industrial zones at Dong Nai province by using environmentally
manageable and technical solutions, etc in order to assist for hazardous waste
management missions smoothly, litmit the polluted issues and protect the environment.


v

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN ------------------------------------------------------------- i
LỜI CẢM ƠN----------------------------------------------------------------------------------ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ---------------------------------------------------------------------iii
ABTRACT ------------------------------------------------------------------------------------ iv
MỤC LỤC --------------------------------------------------------------------------------------v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT------------------------------------------------------------- vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ----------------------------------------------------------------- vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ----------------------------------------------------------------- viii
MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------------1
MỤC TIÊU LUẬN VĂN---------------------------------------------------------------------2
NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN -------------------------------------------------------------2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -----------------------------------------------------------2
PHẠM VI NGHIÊN CỨU -------------------------------------------------------------------4


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI , TÌNH
HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỊAI NƯỚC VỂ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI .................................................................................................6
1.1. Tổng quan về quản lý chất thải nguy hại ...........................................................6
1.1.1. Định nghĩa về chất thải nguy hại................................................................6
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại .....................................................7
1.1.3. Phân loại CTNH ........................................................................................8
1.1.4. Thu gom CTNH.........................................................................................9
1.1.5. Vận chuyển CTNH ..................................................................................10
1.1.6. Các phương pháp xử lý CTNH ................................................................11
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về quản lý CTNH .......................................23
1.2.1. Tại thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................23
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về CTNH tại Đồng Nai..........................................24
1.3. Các nghiên cứu về quản lý CTNH trên thế giới...............................................25
1.3.1. Các nghiên cứu về quản lý CTNH trên thế giới........................................25
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI.........................................................32
2.1. Tổng quan về Đồng Nai..................................................................................32
2.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................32
2.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội của Đồng Nai.................................................32
2.2. Khái quát về tình hình phát triển các KCN của tỉnh Đồng Nai ........................34
2.2.1. Tình hình hoạt động các KCN hiện tại.....................................................34
2.3. Tổng khối lượng CTNH từ năm 2005 đến năm 2007 ......................................36
2.4. Hiện trạng thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý CTNH của các doanh nghiệp
tại Đồng Nai ..........................................................................................................36


vi

2.4.1. Lưu trữ ....................................................................................................36

2.4.2. Thu gom ..................................................................................................37
2.4.3. Vận chuyển..............................................................................................39
2.4.4. Xử lý .......................................................................................................40
2.4.5. Vị trí khu xử lý CTNH.............................................................................41
2.5. Đánh giá công tác quản lý CTNH tại các KCN ...............................................41
2.6. Đánh giá công tác quản lý CTNH của tỉnh......................................................43
2.6.1. Thuận lợi .................................................................................................43
2.6.2. Khó khăn .................................................................................................44
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ TÍNH TĨAN VÀ DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CTNH
PHÁT SINH TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI.................46
3.1. Điều tra, khảo sát số lượng các cơ sở sản xuất tại các KCN trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai...............................................................................................................46
3.2. Tính tốn lượng CTNH phát sinh tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .....49
CHƯƠNG IV : ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTNH TẠI CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH ĐỒNG NAI .........................................................60
4.1. Đề xuất hệ thống phân loại, thu gom CTNH tại các doanh nghiệp trong KCN 61
4.1.1. Phân loại theo quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 ..........61
4.1.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro cho mơi trường và sức khỏe con người trong
q trình thu gom, phân loại bằng biện pháp nhận dạng nhãn mác ....................62
4.2. Đề xuất xây dựng các trạm trung chuyển cho từng nhóm KCN.......................63
4.2.1. Lựa chọn vị trí trạm trung chuyển............................................................63
4.2.2. Xác định công suất trạm trung chuyển .....................................................65
4.2.3. Thuyết minh hoạt động của trạm trung chuyển ........................................65
4.2.4. Ngăn ngừa rủi ro cho môi trường và sức khỏe con người trong quá trình
tồn chứa CTNH.................................................................................................66
4.3. Đề xuất tuyến vận chuyển CTNH ...................................................................68
4.3.1. Dựa trên cơ sở định hướng quy hoạch giao thơng đến năm 2020 của tỉnh
Đồng Nai...........................................................................................................68
4.3.2. Tiêu chí vạch tuyến thu gom, vận chuyển CTNH.....................................70
4.3.3. Vận chuyển CTNH từ các doanh nghiệp đến trạm trung chuyển ..............70

4.3.4. Đề xuất tuyến vận chuyển CTNH từ trạm trung chuyển đến khu xử lý ....71
4.3.5. Đề xuất lịch trình vận chuyển ..................................................................78
4.3.6. Ngăn ngừa rủi ro cho môi trường và sức khỏe con người trong quá trình
vận chuyển CTNH.............................................................................................81
4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai...................83
4.4.1. Giải pháp quản lý ....................................................................................83
4.4.2. Giải pháp kinh tế ................................................................................... 105
4.4.3. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 111
4.4.4. Biện pháp hỗ trợ .................................................................................... 118
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ....................................................... 122
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 122
5.2. Kiến nghị...................................................................................................... 123


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ TNMT: Bộ Tài nguyên môi trường
Bộ XD: Bộ xây dựng
BVMT: Bảo vệ môi trường
CN&XD: công nghiệp và xây dựng
CTRCN: chất thải rắn công nghiệp
CTNH: chất thải nguy hại
DNTN: doanh nghiệp tư nhân
DV: dịch vụ
ĐTNN: đầu tư nước ngồi
ĐRM: đánh giá rủi ro mơi trường
KCN: khu công nghiệp
KHCN: khoa học công nghệ
KTTĐPN: kinh tế trọng điểm phía Nam

LD50: liều lượng gây chết 50
KT- XH: kinh tế - xã hội
NĐ-CP: nghị định – chính phủ
NLTS: nơng lâm thủy sản
QĐ: quyết định
QL: quốc lộ
TCHQ: tổng cục hải quan
TCXDVN: tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
THC: tổng hydrocacbon
TN&MT: Tài nguyên và môi trường
TTg: thủ tướng


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng phân loại của WHO về mức độ độc hại của hóa chất độc hại
Bảng 1.2: Một số sự khác biệt giữa hấp thụ khí và hấp thụ hơi
Bảng 1.3 : Giá trị của chỉ số cháy
Bảng 1.4: Thơng số địa chất cơng trình việc thiết kế cho nền đáy bãi có hai trường
hợp
Bảng 1.5: Bảng dạng chất thải nguy hại năm 1986 ở Hoa Kỳ
Bảng 1.6: Bảng nồng độ lớn nhất và trung bình các hóa chất gây ơ nhiễm tìm thấy
trong các thành phần mơi trường: khơng khí, nước ngầm, đất tại bãi chơn lấp CTNH
ABC
Bảng 2.1: Tình hình xây dựng hạ tầng, cho thuê đất tại các khu công nghiệp Đồng
Nai được phê duyệt
Bảng 2.2: Tổng lượng CTNH trong toàn tỉnh từ năm 2005 đến năm 2007
Bảng 2.3: Quy mô khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Quang Trung huyện
Thống Nhất

Bảng 3.1: Số lượng nhà máy đầu tư vào các ngành nghề trong KCN
Bảng 3.2: Số lượng nhà máy điều tra phân theo ngành nghề
Bảng 3.3: Bảng hệ số phát thải trung bình của các ngành nghề sản xuất tính trên
cơng suất sản xuất
Bảng 3.4: Hệ số phát thải theo từng khu công nghiệp
Bảng 3.5: Bảng so sánh khối lượng CTNH theo 2 cách tính
Bảng 3.6: Tải lượng CTNH ở một số ngành thuộc KCN đã điều tra
Bảng 3.7: Bảng hệ số phát thải CTNH ở một số ngành thuộc KCN đã điều tra
Bảng 3.8: Bảng hệ số phát thải tính trên diện tích và số lượng nhà máy theo từng
khu công nghiệp
Bảng 3.9: Dự báo cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.10: Dự báo tăng trưởng các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.11 Bảng hệ số phát thải trung bình theo các ngành nghề sản xuất


ix

Bảng 3.12: Bảng dự báo phát sinh CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai
Bảng 4.1: Bảng các trạm trung chuyển CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai
Bảng 4.2: Công suất trạm trung chuyển
Bảng 4.2: Lịch trình vận chuyển CTNH theo điều kiện hiện tại
Bảng 4.3: Lịch trình vận chuyển tại tram trung chuyển số 4 của xe 4 tấn (D1) trong
tháng
Bảng 4.4: Lịch hoạt động cụ thể của từng xe
Bảng 4.5 : Nguyên nhân và cơ chế phát tán chất ô nhiễm vào các thành phần môi
trường
Bảng 4.6: Bảng phân công trách nhiệm từng bộ phận
Bảng 4.7: Bảng phân hạng màu sắc các cơ sở công nghiệp
Bảng 4.8: Bảng diễn giải hệ thống xếp loại môi trường công nghiệp
Bảng 4.9: Nhu cầu đối với kế hoạch quản lý chất thải nguy hại

Bảng 4.10: Phạm vi ứng dụng các phương pháp phục hồi CTNH
Bảng 4.11: Bảng các quá trình xử lý CTNH
Bảng 4.12: Tỷ lệ phối trộn % khối lượng
Bảng 4.13: Các công nghệ thường được sử dụng đốt CTNH


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Một số dạng xe thường được dùng trong vận chuyển CTNH
Hình 1.2: Một số hình ảnh xe chuyên dụng vận chuyển CTNH trên thế giới
Hình 1.3: Sơ đồ tháp hấp thụ
Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống chưng cất
Hình 1.5: Sơ đồ tháp hấp phụ
Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống xử lý dạng sệt áp dụng xử lý đất ơ nhiễm
Hình 1.7: Q trình Composting chất thải dạng chất đống
Hình 1.8: Quá trình composting chất thải trong bể phản ứng kín
Hình 1.9: Quy trình tách và thu hồi dầu
Hình 1.16: Thu hồi dung mơi từ nước thải có lẫn dung mơi
Hình 1.11: Hệ thống tiêu hủy chất thải
Hình 1.12: Các mơ hình chơn lấp CTNH
Hinh 1.13 : Hệ thống lót kép đáy bãi chơn lấp an tịan trường hợp địa chất 1
Hinh 1.14: Hệ thống lót kép đáy bãi chơn lấp bãi chơn lấp an tịan trường hợp địa
chất 2
Hình 1.15: Mơ hình BCL an tịan CTNH hồn chỉnh
Hình 1.10: Kiểm tóan chất thải trong nhà máy
Hình 2.1: Khu vực lưu trữ CTNH của cơng ty Azonobel
Hình 2.2: Thu gom CTNH tại cơng ty KMV và cơng ty Sanyo
Hình 4.1: Quy trình quản lý chất thải nguy hại
Hình 4.2: Sơ đồ hoạt động trạm trung chuyển

Hình 4.3: Tuyến số 1 theo điều kiện hiện tại
Hình 4.4 : Tuyến số 1 sau khi quy hoạch giao thông 2020 hồn tất
Hình 4.5: Tuyến số 2 theo điều kiện hiện tại
Hình 4.6: Tuyến số 2 sau khi quy hoạch giao thơng 2020 hồn tất
Hình 4.7: Tuyến số 3 theo điều kiện hiện tại
Hình 4.8 : Tuyến số 3 sau khi quy hoạch giao thơng 2020 hồn tất


xi

Hình 4.9: Tuyến số 4 theo điều kiện hiện tại
Hình 4.10: Tuyến số 4 sau khi quy hoạch giao thông 2020 hồn tất
Hình 4.11: Tuyến số 5 theo điều kiện hiện tại
Hình 4.12 : Tuyến số 5 sau khi quy hoạch giao thơng 2020 hồn tất
Hình 4.13 : Tuyến số 6 theo điều kiện hiện tại
Hình 4.14: Tuyến số 6 sau khi quy hoạch giao thơng 2020 hồn tất
Hình 4.15: Tuyến số 7 theo điều kiện hiện tại
Hình 4.16: Tuyến số 7 sau khi quy hoạch giao thơng 2020 hồn tất
Hình 4.17 : Mơ hình đánh giá rủi ro mơi trường
Hình 4.18: Con đường di chuyển trong mơi trường khơng khí và nước ngầm từ bãi
chơn lấp CTNH
Hình 4.19: Cây hiện tượng và cây sai lầm trong nhận biết các mối nguy hại
Hình 4.20: Các giai đọan kiểm tóan CTNH tại nhà máy trong KCN
Hình 4.21: Sơ đồ tổ chức đối phó của cơng ty, nhà máy khi có sự cố CTNH
Hình 4.22: Mơ hình quản lý bảo vệ mơi trường theo kiểu ‘tam giác’
Hình 4.23: Ví dụ về trung tâm trao đổi chất thải tại KCN
Hình 4.24: Sơ đồ xử lý CTNH tại khu xử lý
Hình 4.25: Sơ đồ quản lý CTNH phương thức quản lý bằng thông tin



1

MỞ ĐẦU
Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa cao,
đặc biệt là sự phát triển của các khu công nghiệp của tỉnh. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của các khu cơng nghiệp thì ơ nhiễm môi trường cũng là vấn đề cần được
quan tâm, trong đó vấn đề về chất thải nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp là
một trong những vấn đề quan trọng nhất vì tính chất nguy hại và sự ảnh hưởng lâu
dài của chúng tới môi trường và con người. Hiện tại Đồng Nai đang gặp rất nhiều
khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải nguy hại, cụ thể
là chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển CTNH riêng biệt, CTNH còn chôn lấp
chung với rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng tới môi trường nghiêm trọng. CTNH
cũng chưa được vận chuyển theo những tuyến đường phù hợp đảm bảo khoảng cách
an tồn và phịng tránh được những sự cố xảy ra, chưa quản lý chặt chẽ việc phát
sinh, thu gom, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Từ những thực tế nêu trên, luận văn “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản
lý chất thải nguy hại tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” được thực hiện nhằm
đề xuất các giải pháp thu gom, vận chuyển CTNH theo những tuyến đường phù hợp
với quy hoạch giao thông và quy hoạch CTNH của tỉnh, đảm bảo an toàn vệ sinh
môi trường, nâng cao hệ thống quản lý CTNH hiện tại góp phần vào cơng cuộc
cơng nghiệp hóa của tỉnh Đồng Nai, hướng đến sự phát triển bền vững trong thời
gian tới.


2

MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý CTNH cho các KCN tỉnh Đồng
Nai một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
- Tổng quan về tình hình quản lý CTNH ở Việt Nam và trên thế giới
- Tổng quan về tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý, quản lý CTNH tại các
KCN tỉnh Đồng Nai
- Tính tốn lượng CTNH phát sinh tại các KCN tỉnh Đồng Nai hiện tại, dự
báo lượng CTNH phát sinh đến năm 2020
- Đề xuất hệ thống thu gom, vận chuyển CTNH cho các KCN tỉnh Đồng Nai,
vạch tuyến thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại phù hợp với điều kiện hiện tại
và quy hoạch giao thông của tỉnh đến năm 2020.
- Sử dụng phần mềm Arcview-GIS thể hiện tuyến vận chuyển
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại phù hợp với
điều kiện hiện tại của tỉnh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập thông tin, số liệu về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch
phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai;
- Thu thập số liệu về hiện trạng chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại các
KCN tỉnh Đồng Nai từ nguồn chính là Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Đồng Nai;
- Các tài liệu trong nước và nước ngồi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
các quy trình quản lý, các văn bản pháp luật, phương thức thu gom, vận chuyển và
các phương pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại.


3

2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Thu thập số liệu, tài liệu, lập phiếu điều tra (279 phiếu) thu thập thơng tin về
tình hình thu gom, tái chế, tái sử dụng, thải bỏ và quản lý chất thải nguy hại của
từng doanh nghiệp. Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở Phụ lục 1.
3. Phương pháp thống kê

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê và tính tóan các số liệu thu
thập được từ 279 phiếu về tình hình phát sinh CTNH của các doanh nghiệp tại KCN
tỉnh Đồng Nai, từ đó xác định hệ số phát thải, tính tốn và dự báo lượng chất thải
nguy hại đến năm 2020, đồng thời xác định số chuyến xe để vạch tuyến thu gom,
vận chuyển chất thải nguy hại cho phù hợp.
4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo, phỏng vấn, trao đổi với các chuyên viên phụ trách về chất thải
nguy hại tại địa phương và các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý CTNH trên địa
bàn lân cận.
5. Phương pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
Sử dụng phần mềm Arcview hiển thị dữ liệu không gian, khai thác dữ liệu
thuộc tính, hỗ trợ trong việc trình bày kết quả vạch tuyến thu gom, vận chuyển,
quản lý thông tin dữ liệu chất thải nguy hại cho các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
6. Phương pháp đánh giá rủi ro môi trường
Sử dụng phương pháp đánh giá rủi ro để xác định các mối nguy hại và ước
lượng các rủi ro của CTNH đối với môi trường và sức khỏe con người…bao gồm:
xác định các sự cố, các mối nguy hại , đánh giá độc tính, đánh giá phơi nhiễm, đặc
tính rủi ro và quản lý rủi ro.
Tính mới của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất một hệ thống quản lý CTNH cho các
KCN tại Đồng Nai một cách thích hợp mà từ trước đến nay vấn đề này chưa được
giải quyết thoả đáng.


4

Tính khoa học của đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu khảo sát thực tế tại các cơ sở công
nghiệp tại các KCN trong địa bàn Tỉnh, đánh giá đầy đủ, kèm theo các phương pháp

dự báo có độ tin cậy cao. Các phương pháp quản lý CTNH được đề xuất dựa trên cơ
sở lý thuyết thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý CTNH trên thế giới, các phương
pháp đánh giá rủi ro môi trường đối với chất thải nguy hại, kiểm tóan chất thải, các
giải pháp phân hạng…. đã được sử dụng tại các nước phát triển, nay được áp dụng
trong đề tài kết hợp với điều kiện thực tế của Tỉnh.
Tính thực tiễn của đề tài
Đề tài mang tính thực tiễn cao vì đã đề xuất một hệ thống quản lý và các tuyến
thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại cho các KCN của tỉnh Đồng
Nai một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay, góp phần giảm khả năng ô
nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Nếu thực hiện thành cơng sẽ trở thành cơng
trình điểm để nghiên cứu áp dụng cho các tỉnh thành lân cận. Việc nghiên cứu sát
với điều kiện thực tế của tỉnh nên kết quả của đề tài cịn góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải nguy hại tỉnh Đồng Nai.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Chỉ tính tốn lượng chất thải cơng nghiệp nguy hại tại các KCN điển hình
của tỉnh Đồng Nai. Các doanh nghiệp, cơ sở lớn nhỏ khác nằm ngoài KCN chỉ đưa
ra những con số tham khảo chung về tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại.
- Những thành phần chất thải công nghiệp nguy hại có khả năng tái chế, tái
sử dụng được đơn vị tư nhân có chức năng thu gom, xử lý nên giới hạn đề tài chỉ
vạch tuyến và xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển đối với các chất thải nguy
hại khơng cịn giá trị thương mại của các KCN tỉnh Đồng Nai.
- Áp dụng phần mềm GIS giới hạn ở mức độ xây dựng tuyến vận chuyển và
quản lý thơng tin dữ liệu trên bản đồ số hóa.


5

- Đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài như sau:
+ Bởi vì chất thải rắn cơng nghiệp khơng nguy hại tại Đồng Nai hiện đã có

nhiều đề tài nghiên cứu, ngoài ra việc thu thập số liệu và tổng hợp thơng tin địi hỏi
nhiều thời gian nên đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở CTNH tại 8 KCN tỉnh
Đồng Nai.
+ Do hiện trạng hoạt động của một số khu công nghiệp chưa ổn định nên
việc điều tra phiếu thơng tin và việc tính tốn hệ số phát thải hiện tại chỉ tính cho
các KCN sau:
 KCN Biên Hòa I, II;
 KCN Amata;
 Loteco;
 KCN Nhơn Trạch I, II, III;
 KCN Gò Dầu;
+ Dự báo lượng CTNH phát sinh đến năm 2020 được tính cho 24 KCN
nhưng việc vạch tuyến vận chuyển CTNH chỉ thực hiện cho 8 KCN nêu trên.


6

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ,
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỊAI NƯỚC VỂ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1. Tổng quan về quản lý chất thải nguy hại
Quá trình quản lý chất thải nguy hại bắt đầu ngay từ quá trình sinh ra chất
thải đến quá trình xử lý và khâu cuối cùng là thải bỏ chất thải. Khi phát sinh chất
thải, ta nghĩ ngay tới các biện pháp để giảm lượng phát thải chất nguy hại nhất. Sau
đó mới tìm cách xử lý lượng chất thải sinh ra để giảm tác động của chất nguy hại
gây ra cho con người và môi trường. Sau xử lý lượng chất thải thực sự phải thải bỏ
cuối cùng cần được giải quyết để đảm bảo vệ sinh và an toàn.
1.1.1. Định nghĩa về chất thải nguy hại
Chất nguy hại : là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể hay tiềm ẩn
đối với con người và các sinh vật do : không phân huỷ sinh học hay tồn tại lâu bền

trong tự nhiên, có khả năng gia tăng số lượng đáng kể khơng thể kiểm sốt được, sự
tích luỹ của nó ở mức nào đó có thể gây tử vong hay gây những tác động tiêu cực.
(Micheal, 2001)
Chất thải nguy hại : là chất nguy hại khơng cịn giá trị sử dụng ở một thời
điểm nhất định, được loại ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất hoặc trong các hoạt
động khác.
Đặc tính chất thải là một đòi hỏi thiết yếu trong việc phát triển một kế hoạch
quản lý chất thải công nghiệp hiệu quả (Sharma và Lewis, 1994). Ưu tiên đến việc
xây dựng những chiến lược cho việc kiểm soát và xử lý chất thải, chúng ta cần biết
chất thải có chứa những thành phần nguy hại hay không. Một trọng những hệ thống
đơn giản nhất cho việc xác định đặc tính chất thải công nghiệp là xem xét những
ngành công nghiệp tiềm ẩn sự phát sinh chất thải nguy hại như: mạ điện, dầu hỏa,
thuộc da, thuốc trừ sâu, công nghiệp acquy axit chì,…
Chất nguy hại là chất có một trong các tính chất sau :
- Tính dễ cháy : là chất có nhiệt độ cháy dưới 600C, Chất có thể cháy do ma
sát, sự thay đổi về hoá học… thường gặp nhất là xăng, dầu, benzen…


7

- Chất có tính ăn mịn : là chất trong nước tạo mơi trường pH<3 hay >12.5
có khả năng ăn mịn thép. Thường gặp là những chất axít hay bazơ mạnh
- Chất có hoạt tính hố học cao : Là chất dễ dàng chuyển hoá hoá học, dễ
phản ứng mãnh liệt khi gặp nước, tạo hỗn hợp gây nổ hay tiềm năng gây
nổ với nước, sinh khí độc khi trộn với nước hay mơi trường axít ...
- Chất có tính độc hại : là những chất mang trong nó những thành phần có
tính độc đặc thù đối với con người và môi trường, như : Kim loại nặng Hg,
Pb, Cd, As... Các dung môi hữu cơ như tuluen C6H5CH3 , benzen C6H6 ,
cloroform... các chất có hoạt tính sinh học, chất hữu cơ khó phân huỷ…
- Chất có khả năng gây ung thư hay đột biến gen như dioxin, asen,

Cadmium, benzene, hợp chất chứa clo…
- Chất có tính phóng xạ : là chất phát ra tia bức xạ đặc biệt nguy hiểm vì
giác quan khơng nhận biết được, vì các bức xạ khơng có mùi vị, khơng
nhìn thấy được, khơng sờ thấy được, khơng phát nhiệt. Phóng xạ là tính
chất của một số nguyên tử phát sinh tia bức xạ thành nguyên tố khác, là
hiện tượng thuần tuý của hạt nhân. Có 2 loại bức xạ :
+ Bức xạ hạt : tia anpha (), Beta (), Notron
+ Bức xạ điện từ : tia X, tia gama ()
Một vấn đề cần được quan tâm hiện nay là tác động lâu dài của chất thải
nguy hại. Đó là vấn đề của các chất độc bền. Các sản phẩm biến đổi thứ yếu như
dioxin và furan sinh ra từ quá trình khử các chất hữu cơ bằng clor và các hợp chất
nguyên tử thơm từ q trình nhiệt phân nhiên liệu hóa thạch là chất ô nhiễm rất
nghiêm trọng trong 12 chất ô nhiễm hữu cơ bền. Các sự nổ lực toàn cầu đang vận
động để quản lý các vấn đề này ngay từ việc xác định nguồn, thời tiết và các đường
lan truyền của mơi trường đến tính độc lâu dài, quản lý sức khỏe và chữa bệnh
(Kaiser and Enserink, 2000).
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình cơng nghiệp, các hoạt động thương mại
tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất


8

thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do
bản chất của cơng nghệ hay do trình độ dân trí dẫn đến việc phát thải chất thải có
thể là vơ tình hay cố ý. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại có thể chia thành 4
nguồn chính như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp (sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung
môi metyl clorua, xi mạ sử dụng xyanit, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là
toluen hay xylen…)

- Từ hoạt động nông nghiệp (các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại)
- Thương mại (quá trình nhập- xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho
sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng…)
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (sử dụng pin, sử dụng dầu nhớt bôi trơn,
ắc quy các loại, các nghiên cứu khoa học ở các phịng thí nghiệm..)
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động cơng nghiệp là nguồn phát sinh
chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại hình cơng nghiệp. So với
các nguồn thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn
định nhất.
1.1.3. Phân loại CTNH
Hiện tại các nước phát triển với công nghệ hiện đại đã phân loại, thu gom,
vận chuyển CTNH theo đúng quy trình.
 Việc phân loại CTNH theo tiêu chuẩn quốc tế: được chia thành 9 nhóm
dựa trên những mối nguy hại và tính chất chung:
-

Nhóm 1: Chất nổ

-

Nhóm 2: Các chất khí nén, hóa lỏng hay hịa tan có áp

-

Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy

-

Nhóm 4: Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những
chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy



9

-

Nhóm 5: Những tác nhân oxy hóa và các peroxit hữu cơ

-

Nhóm 6: Chất độc và chất gây nhiễm bệnh

-

Nhóm 7: Những chất phóng xạ

-

Nhóm 8: Những chất ăn mịn

-

Nhóm 9: Những chất nguy hại khác

 Phân loại theo mức độ độc hại của chất thải: dựa vào giá trị LD50, tổ chức
y tế thế giới (WHO) chia các hóa chất độc thành 05 nhóm sau:
Bảng 1.1: Bảng phân loại của WHO về mức độ độc hại của hóa chất độc hại
Tên nhóm

Mức độ độc


LD50 (mg/kg trọng lượng)

Nhóm IA

Cực độc

<5

Nhóm IB

Rất độc

5 – 50

Nhóm II

Độc trung tính

50 – 500

Nhóm III

Độc tương đối

500 – 2000

Nhóm IV

Độc nhẹ


> 3000

1.1.4. Thu gom CTNH
Cơng tác thu gom và vận chuyển CTNH là cả một quá trình mang chất thải
từ nơi phát sinh đến các trạm trung chuyển và cuối cùng là nơi xử lý hay bãi chơn
lấp an tịan hay là Khu lien hiệp xử lý chất thải.
Các loại hình dịch vụ thu gom CTNH:
Hệ thống dịch vụ thu gom được chia làm 2 loại là thu gom chất thải có phân
loại tại nguồn và thu gom chất thải không phân loại tại nguồn. Đối với CTNH, việc
phân loại tại nguồn được chính cơng nhân trong nhà máy sản xuất thực hiện ngay
tại nơi phát sinh trước khi đưa đến nơi tập trung. Phân loại rác tại nguồn là bước
tiên phong cho khâu tái chế chất thải rắn, một việc làm rất quan trọng, cần thiết
được quan tâm coi trọng.
Các loại hệ thống thu gom CTNH:
a) Hệ thống Container cố đinh (SCS- Stationnary Container System):


10

Hệ thống này có thể được dùng để thu gom mọi loại chất thải. Container
chứa chất thải vẫn giữ nguyên ở ngay vị trí thu gom khi lấy tải. Hệ thống này chia
thành hai loại chính: (1) Hệ thống thu gom lấy tải cơ giới, (2) Hệ thống thu gom lấy
tải thủ công.
Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị
thiết bị ép chất thải. Đây là ưu điểm chính của hệ thống container cố định, hệ số sử
dụng thể tích container rất cao so với hệ thống container di động.
Nhược điểm lớn của hệ thống này là thân xe thu gom có cấu tạo phức tạp sẽ
gây khó khăn trong vấn đề bảo trì. Mặt khác hệ thống này khơng thích hợp để thu
gom các chất thải có kích thước lớn.

b) Hệ thống Container di động (HCS- Hauled Container System): Trong
hệ thống Container di động, các container được sử dụng để chứa chất thải và được
vận chuyển đến bãi đổ, đổ bỏ chất thải và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc
vị trí thu gom mới.
Hệ thống Container di động thích hợp cho các nguồn phát sinh chất thải với
tốc độ lớn bởi vì sử dụng các container có kích thước lớn.
Theo lý thuyết, hệ thống này chỉ cần một nhân cơng. Trong thực tế, để đảm bảo an
tồn khi chất tải và dở tải, đặc biệt đối với CTNH, thường sắp xếp 2 nhân công cho
mỗi xe thu gom.
Trong hệ thống Container di động, chất thải được đổ vào container một cách
thủ cơng, khơng có bộ phận nén ép nên hệ số sử dụng container thấp.
1.1.5. Vận chuyển CTNH
Các phương tiện vận chuyển CTNH được thiết kế đúng tiêu chuẩn, đạt yêu
cầu về kỹ thuật, đảm bảo an tồn trong q trình vận chuyển và có hệ thống kiểm
sốt chặt chẽ trong q trình vận chuyển.
Điểm đến cuối cùng nằm ở vị trí thuận tiện đường bộ thì những phương tiện
phổ biến nhất dùng để vận chuyển chất thải từ nhà máy đến trạm trung chuyển và từ
trạm trung chuyển đến nơi xử lý là các loại xe có toa móc, toa kéo. Các loại xe chở
chất thải cần thỏa mãn những yêu cầu: (1) chi phí vận chuyển thấp nhất, (2) chất thải


11

được bảo quản kín trong suốt q trình vận chuyển, (3) xe được chọn phải phù hợp với
các đường giao thông tuyến vận chuyển, (4) tải trọng xe không vượt quá giới hạn cho
phép của đường, (5) phương pháp bốc dỡ tải đơn giản và phù hợp. Tuy nhiên đối với
CTNH thường gồm các loại: thùng đựng và bao bì dính hóa chất, bùn cặn, bã sơn, cặn
dầu…thì khơng phải là CTNH nguyên chất mà chỉ là các vật liệu dính sót hóa chất
hoặc các loại hóa chất thừa thành cặn, khơng có giá trị sử dụng nên hoạt tính khơng
cịn cao. Vì thế, có thể chọn loại xe có thùng chứa nhiều ngăn khác nhau không tiếp

xúc nhau. Loại xe chuyên dụng này đáp ứng được nhu cầu vận chuyển CTNH phát
sinh từ các KCN, do có cấu tạo và thiết kế đặc biệt nhằm tránh các sự cố xảy ra trong
quá trình vận chuyển. Một số loại xe chuyên dụng trong vận chuyển CTNH trên thế
giới được trình bày ở Hình 1.1 và 1.2

1.1.6. Các phương pháp xử lý CTNH
Những phương pháp xử lý CTNH đang được áp dụng tại một số nước trên thế giới:
- Phương pháp hóa học và hóa lý
- Phương pháp sinh học
- Phương pháp ổn định hóa rắn
- Phương pháp tận dụng chất thải
- Phương pháp nhiệt
- Chôn lấp chất thải nguy hại
Phương pháp hóa học và hóa lý
Hấp thụ khí
Là kỹ thuật được dùng để xử lý nước ngầm bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ bay
hơi với nồng độ thấp <200 mg/l, khơng thích hợp với chất ơ nhiễm kém bay hơi
H’≤ 0,01. Các thiết bị sử dụng: tháp đệm, tháp mâm, hệ thống phun, khuếch tán khí
hay khơng khí cơ học. Trong các thiết bị này, tháp đệm là thiết bị hay được sử dụng
nhất. (Hình 1.3)


×