Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện tân hưng tỉnh long an từ năm 2009 2015 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 189 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN HỮU TRƯỜNG

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN
TÂN HƯNG - TỈNH LONG AN TỪ NĂM 2009 - 2015 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản lý Mơi trường
Mã số ngành: 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2008


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

TS. NGUYỄN THẾ VINH
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS NGUYỄN VĂN PHƯỚC
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. LÊ PHÁT QƯỚI
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA MÔI TRƯỜNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA,
ngày . . . . . tháng . . . . năm 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày 15 tháng 7 năm 2008
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:
NGUYỄN HỮU TRƯỜNG
Phái: Nam
Ngày, tháng, năm sinh:
19/10/1981
Nơi sinh: Đồng Nai
Chuyên ngành:
Quản lý môi trường
MSHV: 02606625
I- TÊN ĐỀ TÀI:
“XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN HƯNG TỈNH LONG AN TỪ NĂM 2009 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
ƒ Thu thập, tổng hợp tài liệu và tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
ƒ Nghiên cứu các kế hoạch bảo vệ mơi trường trong và ngồi nước.
ƒ Khảo sát, đánh giá hiện trạng để xác định các vấn đề mơi trường đất, nước, khơng
khí, chất thải rắn và tìm ngun nhân gây ơ nhiễm.

ƒ Xác định thứ tự ưu tiên các vấn đề môi trường cần được xây dựng thành kế hoạch
hành động.
ƒ Đề xuất một số giải pháp quy hoạch, công nghệ, quản lý và kinh tế.
ƒ Xây dựng các kế hoạch hành động ưu tiên bảo vệ tài nguyên và môi trường cho
huyện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21/01/2008
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/7/2008
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên):
- TS. NGUYỄN THẾ VINH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chun ngành thơng qua.
TRƯỞNG PHỊNG ĐT – SĐH

Ngày
tháng
năm 2008
TRƯỞNG KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CẢM ƠN
Kính gửi lời cảm ởn chân thành đến:
Tiến sĩ Lê Thị Hồng Trân – Phó Trưởng Khoa Mơi trường, Tiến sĩ Nguyễn

Thế Vinh – Phó Trưởng Khoa Mơi trường, Thạc sĩ Dương Thị Thành – Cán
bộ Bộ môn Kỹ thuật mơi trường, người đã hướng dẫn tận tình cho tơi trong
suốt q trình thực hiện Luận văn cao học này.
Cùng các Thầy, Cô giảng dạy trong Khoa Môi trường – Trường Đại học Bách
khoa Tp.HCM, những người đã truyền đạt kiến thức chun ngành giúp ích
cho tơi rất nhiều trong quá trình thực hiện Luận văn và làm việc sau này.
Các bạn học viên lớp cao học Quản lý mơi trường khóa 2006 đã trao đổi kiến
thức chun ngành mơi trường giúp ích cho tơi suốt q trình học và thực hiện
Luận văn.
Các em sinh viên Khoa Môi trường lớp M003 – QLMT, gồm: Hồ Thị Ngọc
Hà, Hồ Minh Trung, Lê Mạnh Tiến, Phạm Mai Trâm đã cùng tôi tham gia
thực hiện thu thập tài liệu liên quan, lấy mẫu ngồi thực địa và thí nghiệm
phân tích mẫu.
Các Anh, Chị làm việc tại Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phòng Kinh tế,
Trạm Thủy lợi,… huyện Tân Hưng – tỉnh Long An đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi tham khảo tài liệu liên quan đến luận văn.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là bạn gái Nguyễn Thị Phương
Trang những người đã động viên tinh thần và lo lắng cho tơi trong suốt q
trình thực hiện Luận văn này.
Tp.HCM, ngày 15 tháng 7 năm 2008
Học viên

Nguyễn Hữu Trường


ii

ABSTRACT
Tan Hung district located in the marsh area of Dong Thap Muoi has been
influenced by flood. In addition, infrastructures are both lack of quantity and poor

quality, and agriculture activities are the mainly works in this area that has caused
many difficulties in economic and social development of district. Although Tan Hung
district has been invested by government, low academic standard and lack of staffs
with professional skills have affected the poor quality of environment in the district.
It can be said that the environmental issues such as soil, water and air pollution
in Tan Hung district have affected the people living in this area. This thesis was carried
out some positive ways in protecting the environment and economic and social
development in Tan Hung as well.
This thesis determined the priority of environmental issues those need to
establish action plan to rely on result of assess the current environmental situation, and
estimated pollution levels that based on the requirements of local environmental
protection dealing with integrated social-economic plans and environmental strategies
of Long An province.
In that base on, This thesis was also build environmental protection plans of Tan
Hung district from 2009 to 2015 and extending to 2020 as: The protecting water
environmental plan in flood out area, plan of clear water supply and rural
environmental sanitation, plan of expant produce agriculture environmental manage,
solid waste manage plan, plan of increase manage ability and environmental protection
awareness of community. Inside, The protecting environmental plans have determined
the specific targets and the detail responsibilities for each branch of district in order to
improve the environmental quality and increase quality of life.
This thesis with its feasibility would hopefully be helpful to the task of natural
resources and environmental management. Moreover, it also brings lots of positive
meaning to local people who live in Tan Hung district in particular and in Long An
province in general.


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Huyện Tân Hưng nằm trong vùng ngập sâu Đồng Tháp Mười nên thường xuyên
bị ảnh hưởng của lũ. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng vừa thiếu vừa yếu lại không đồng bộ,
ngành nghề phát triển chủ yếu là SXNN đã gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã
hội. Tân Hưng đã được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và trung ương, tuy nhiên do trình
độ học vấn của người dân chưa cao, dân cư sống rãi rác, nên mức độ nhận thức về bảo
vệ mơi trường cịn hạn chế, đồng thời đội ngũ cán bộ quản lý của cấp huyện, xã chưa
đủ năng lực nên góp phần làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của huyện.
Nhận thấy được những vấn đề môi trường của huyện đang bị ảnh hưởng nghiêm
trọng làm ô nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người dân. Luận văn được thực hiện nhằm đề xuất kế hoạch hành động
cụ thể cho những vấn đề môi trường nổi cộm đang gặp phải với việc lồng ghép vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Luận văn đã xác định thứ tự ưu tiên các vấn đề môi trường cần được xây dựng
thành kế hoạch hành động dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo
mức độ ô nhiễm, yêu cầu BVMT của địa phương có lồng ghép vào quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và chiến lược BVMT tỉnh Long An.
Trên cơ sở đó, Luận văn xây dựng các chương trình hành động ưu tiên BVMT
huyện Tân Hưng từ năm 2009 đến 2015 và định hướng đến năm 2020 như: chương
trình quản lý mơi trường nước mặt vùng ngập lũ, chương trình cấp nước sạch và
VSMT nơng thơn, chương trình quản lý mơi trường phát triển SXNN, chương trình
quản lý chất thải rắn, chương trình nâng cao năng lực quản lý và nhận thức BVMT
trong cộng đồng. Trong đó, các chương trình hành động đã xác định được mục tiêu,
nhiệm vụ cụ thể cho các ngành của huyện cần tập trung đầu tư thực hiện nhằm cải thiện
chất lượng môi trường, nâng cao đời sống cho người dân.
Đề tài khả thi sẽ đóng góp nhiều giá trị hữu ích cho cơng tác quản lý tài nguyên
và môi trường, đồng thời mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho cộng đồng dân cư của
huyện Tân Hưng nói riêng và của tỉnh Long An nói chung.


iv


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i
Tóm tắt luận văn.............................................................................................................. ii
Mục lục........................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................. viii
Danh mục hình vẽ .......................................................................................................... ix
Danh mục bảng biểu....................................................................................................... xi
Lý lịch trích ngang ....................................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG HUYỆN TÂN HƯNG..................................................................................01
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................03
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................03
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................03
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................03
1.4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................04
1.4.1. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................04
1.4.2. Phương pháp và các cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu được áp dụng ...............06
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................14
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC........................................................16
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.......................................................20


v

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TÂN HƯNG ĐẾN NĂM 2015
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN....................................................................23
3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................23
3.1.2. Địa hình .............................................................................................................24
3.1.3. Địa chất .............................................................................................................24
3.1.4. Điều kiện khí hậu ..............................................................................................25
3.1.5. Chế độ thủy văn ................................................................................................25
3.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN...........................................................26
3.2.1. Tài nguyên đất...................................................................................................26
3.2.2. Tài nguyên nước................................................................................................27
3.2.3. Tài nguyên rừng ................................................................................................27
3.2.4. Tài nguyên thủy sản ..........................................................................................28
3.2.5. Tài nguyên khoáng sản......................................................................................28
3.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ..............................................28
3.3.1. Dân số và lao động............................................................................................28
3.3.2. Tăng trưởng kinh tế...........................................................................................29
3.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...............................................................................31
3.3.4. Thu nhập dân cư................................................................................................31
3.3.5. Hiện trạng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu .........................................31
3.3.6. Hiện trạng cơ sở hạ tầng....................................................................................34
3.4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TÂN HƯNG ĐẾN
NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 .......................................................36
3.4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển .....................................................................36
3.4.2. Định hướng phát triển các ngành chính ............................................................37


vi

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG
HUYỆN TÂN HƯNG

4.1. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG ĐẤT...................44
4.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC ...............46
4.2.1. Hiện trạng mơi trường nước mặt.......................................................................46
4.2.2. Hiện trạng mơi trường nước ngầm....................................................................55
4.3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ ....58
4.4. NHỮNG THÁCH MÔI TRƯỜNG ĐẶT RA CHO HUYỆN TÂN HƯNG ..........61
4.4.1. Vấn đề cấp nước sạch........................................................................................61
4.4.2. Vấn đề Nhà vệ sinh nông thôn ..........................................................................63
4.4.3. Vấn đề rác thải sinh hoạt...................................................................................65
4.4.4. Vấn đề phân bón và thuốc BVTV.....................................................................68
4.4.5. Vấn đề chăn ni...............................................................................................69
4.4.6. Vấn đề nuôi trồng thủy sản ...............................................................................70
4.4.7. Vấn đề môi trường trong điều kiện đặc biệt (ngập lũ)......................................72
4.4.8. Vấn đề công tác quản lý nhà nước về môi trường ............................................72
4.5. DỰ BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ...................................................73
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ SẮP XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG HUYỆN TÂN HƯNG
5.1. ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG .........................................................79
5.1.1. Yêu cầu và phương pháp...................................................................................79
5.1.2. Tổng hợp các vấn đề mơi trường chính ............................................................80
5.1.3. Kết quả xếp hạng các vần đề môi trường..........................................................82
5.2. SẮP ĐẶT ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG ...........................................85
5.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU
TIÊN CAO .....................................................................................................................87


vii

CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG HUYỆN
TÂN HƯNG

6.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG HUYỆN
TÂN HƯNG...................................................................................................................92
6.2. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ƯU TIÊN BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG HUYỆN TÂN HƯNG..................................................................................93
6.2.1. Chương trình quản lý mơi trường nước mặt vùng ngập lũ ...............................93
6.2.2. Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn ........................99
6.2.3. Chương trình quản lý mơi trường phát triển sản xuất nơng nghiệp................112
6.2.4. Chương trình quản lý chất thải rắn..................................................................119
6.2.5. Chương trình nâng cao năng lực quản lý và nhận thức bảo vệ môi trường trong
cộng đồng .....................................................................................................................131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................141
Tài liệu tham khảo........................................................................................................144
Phụ lục


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD (Biological Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh học.
BVTV: Bảo vệ thực vật.
BVMT: Bảo vệ môi trường.
COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học.
CTR: Chất thải rắn.
DO: Oxy hịa tan.
IPM: Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp.
ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức.
SS (Suspended Solids): Chất rắn lơ lửng.
SXNN: Sản xuất nông nghiệp.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.

TCCP: Tiêu chuẩn cho phép.
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường.
UBND: Ủy ban Nhân dân.
UNICEF (The United Nations Children's Fund): Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc.
VSMT: Vệ sinh môi trường.


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Tân Hưng trong tỉnh Long An.........................................23
Hình 4.1: Đồ thị độ pH trong nước mặt .........................................................................47
Hình 4.2: Đồ thị chất rắn lơ lửng trong nước mặt..........................................................48
Hình 4.3: Đồ thị hàm lượng DO trong nước mặt...........................................................48
Hình 4.4: Đồ thị hàm lượng COD trong nước mặt ........................................................49
Hình 4.5: Đồ thị hàm lượng BOD5 trong nước mặt .......................................................49
Hình 4.6: Đồ thị hàm lượng Nitrate ...............................................................................50
Hình 4.7: Đồ thị hàm lượng P-PO4- ...............................................................................51
Hình 4.8: Đồ thị hàm lượng SO42-..................................................................................51
Hình 4.9: Đồ thị Fe tổng ................................................................................................52
Hình 4.10: Đồ thị hàm lượng Mn...................................................................................52
Hình 4.11: Đồ thị hàm lượng vi sinh .............................................................................53
Hình 4.12: Đồ thị độ giá trị pH trong nước ngầm..........................................................55
Hình 4.13: Đồ thị giá trị độ cứng (CaCO3) trong nước ngầm........................................56
Hình 4.14: Đồ thị giá trị nồng độ Sulfate.......................................................................56
Hình 4.15: Đồ thị giá trị nồng độ Fe trong nước ngầm..................................................57
Hình 4.16: Đồ thị giá trị nồng độ Mn trong nước ngầm ................................................57
Hình 4.17: Đồ thị giá trị nồng độ Cl- trong nước ngầm.................................................58
Hình 4.18: Nồng độ CO ở các vị trí lấy mẫu .................................................................59



x

Hình 4.19: Lấy mẫu khơng khí tại bãi rác......................................................................59
Hình 4.20: Nồng độ bụi ở các vị trí lấy mẫu..................................................................60
Hình 4.21: Độ ồn ở các vị trí lấy mẫu............................................................................60
Hình 4.22: Trạm cấp nước tại xã Hưng Điền B và xã Thạnh Hưng ..............................62
Hình 4.23: Rác thải sinh hoạt trên bờ kênh Trung ương................................................66
Hình 4.24: Thu gom và vận chuyển rác tại Thị trấn Tân Hưng.....................................67
Hình 4.25: Số lượng gia súc gia cầm năm 2003 ............................................................69
Hình 4.26: Hoạt động chăn ni tại xã Hưng Điền B....................................................70
Hình 5.1: Tỷ lệ mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo thống kê của cục y tế.........................88
Hình 6.1: Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước ngầm ......................................................103
Hình 6.2: Sơ đồ cơng nghệ KATAWA........................................................................103
Hình 6.3: Sơ đồ cơng nghệ trạm xử lý nước ngầm ALUWAT....................................104
Hình 6.4: Sơ đồ cơng nghệ trạm xử lý nước mặt .........................................................104
Hình 6.5: Sơ đồ công nghệ trạm cấp nước di động công suất 5 m3/h..........................105
Hình 6.6: Nhà vệ sinh có bể tự hoại và nhà vệ sinh kiểu nâng ....................................107
Hình 6.7: Sơ đồ hướng dẫn phân loại rác tại nguồn ....................................................121
Hình 6.8: Sơ đồ hệ thống quản lý công tác thu gom rác cho khu vực theo hình thức thu
gom từ nguồn ...............................................................................................................123


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá các biện pháp ....................................................................09
Bảng 1.2: Hệ thống chính và các thành phần sử dụng để đánh giá chỉ số C .................12

Bảng 1.3: Thang chỉ số để đánh giá môi trường ............................................................12
Bảng 1.4: Đánh giá sắp đặt ưu tiên các vấn đề môi trường ưu tiên cần giải quyết........13
Bảng 3.1: Tổng hợp diện tích các nhóm và loại đất ở huyện Tân Hưng .......................26
Bảng 3.2: Phân bố dân cư theo xã..................................................................................29
Bảng 3.3: Tổng sản phẩm (GDP) huyện Tân Hưng 1995 – 2003..................................30
Bảng 3.4: Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực (GDP) huyện Tân Hưng .........................31
Bảng 3.5: Diễn biến diện tích rừng trồng - huyện Tân Hưng ........................................33
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp về trồng trọt và chăn nuôi.....................39
Bảng 3.7: Chỉ tiêu sản xuất ngành lâm nghiệp ..............................................................41
Bảng 3.8: Chỉ tiêu chủ yếu ngành thủy sản....................................................................42
Bảng 4.1: Diễn biến sử dụng đất qua các năm 1995 – 2003..........................................44
Bảng 4.2: Diễn biến sử dụng đất của huyện Tân Hưng đến năm 2015 .........................45
Bảng 4.3: Tính chất phân và nước tiểu con người* .......................................................64
Bảng 4.4: Thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Tân Hưng.......................................65
Bảng 4.5: Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủy sản ở huyện Tân Hưng............................71
Bảng 4.6: Diễn biến lũ qua các năm ..............................................................................72
Bảng 4.7: Nhu cầu sử dụng nước của huyện Tân Hưng ................................................74


xii

Bảng 4.8: Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Tân Hưng
từ đây đến năm 2020 ......................................................................................................75
Bảng 4.9: Dự báo khối lượng chất thải do chăn nuôi ....................................................76
Bảng 4.10: Quy hoạch sản xuất ngành nơng nghiệp......................................................77
Bảng 4.11: Chủng loại phân bón thường sử dụng..........................................................77
Bảng 5.1: Thang đánh giá xếp hạng chỉ số U ................................................................80
Bảng 5.2: Tổng hợp các vấn đề mơi trường chính của huyện Tân Hưng ......................80
Bảng 5.3: Bảng đánh giá chỉ số phức tạp các vấn đề môi trường của huyện Tân Hưng
(Chỉ số Ctổng) ..................................................................................................................83

Bảng 5.4: Đánh giá xếp hạng các vấn đề môi trường của huyện...................................84
Bảng 5.5: Bảng sắp đặt thứ tự ưu tiên các vấn đề môi trường của huyện Tân Hưng ....86
Bảng 6.1: Kế hoạch hành động quản lý môi trường nước mặt vùng ngập lũ ................97
Bảng 6.2: Chỉ tiêu phấn đấu nước sạch và vệ sinh môi trường .....................................99
Bảng 6.3: Kết quả nguồn nước đầu vào mùa khô ........................................................105
Bảng 6.4: Kế hoạch hành động cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn .......110
Bảng 6.5: Kế hoạch hành động quản lý môi trường phát triển sản xuất nông nghiệp.117
Bảng 6.6: Kế hoạch hành động quản lý chất thải rắn ..................................................128
Bảng 6.7: Kế hoạch hành động nâng cao năng lực quản lý và nhận thức bảo vệ môi
trường trong cộng đồng................................................................................................138


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG HUYỆN TÂN HƯNG
Cùng với q trình phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thì các khu
đơ thị, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh
chóng, một phần đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, mặt khác tạo
ra một số lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp,
chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v... Do vậy, việc xử lý và
quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách
của công tác BVMT ở nước ta hiện nay.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của cơng tác BVMT, Chính phủ đã
soạn thảo và ban hành nhiều văn bản pháp quy về công tác BVMT như: Nghị quyết số
41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho
BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững, Luật Bảo vệ Môi trường (1994, 2006), kế
hoạch hành động quốc gia về môi trường giai đoạn 1996-2000, quyết định số

256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến
lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, quyết
định số 153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định
hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt
Nam)… Đây chính là bước đầu định hướng cho cấp tỉnh, huyện xây dựng và thực hiện
các kế hoạch BVMT trong xây chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Long An là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL). Phía
Bắc giáp với tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Đơng giáp Thành phố Hồ Chí Minh,
phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang và phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Nằm ở vị trí bản lề
giữa Đông và Tây Nam Bộ, giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cận kề với


2

thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hóa lớn nhất cả nước,
Long An có điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Kinh
tế của tỉnh Long An hiện đang là nền kinh tế nông nghiệp, lúa gạo là sản phẩm chủ
yếu, lao động nông nghiệp chiếm 70%. Tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn 20012005 nền kinh tế của Long An đã có bước tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng GDP
cao hơn mức bình quân của cả nước, đạt bình quân hàng năm trên 9,3% trong cả giai
đoạn (2001-2005). Trong đó nơng - lâm - ngư nghiệp tăng 5,9%; công nghiệp xây dựng
tăng 16,7% và thương mại dịch vụ tăng 7,9%. Tuy nhiên, phát triển kinh tế luôn gắn
liền với các vấn đề tài nguyên và môi trường, nếu chỉ lo mỗi việc phát triển kinh tế thì
tương lai khơng xa sẽ làm cho nguồn tài ngun cạn kiệt, suy thối, mơi trường bị ơ
nhiễm. Sớm nhận định được những vấn đề trên, ngày 04 tháng 02 năm 2005 Ban
Thường vụ tỉnh Long An ra chỉ thị số 34/CT-UBT về việc tổ chức thực hiện Nghị
quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơng tác BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp theo, UBND tỉnh ra Quyết định số 2049/QĐUBT ngày 16 tháng 5 năm 2005 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành chương
trình hành động thực hiện chỉ thị của Tỉnh Ủy.
Chấp hành Chủ trương của tỉnh Long An, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã
tiến hành xây dựng các chương trình hành động nhằm nắm bắt được tiến trình ơ nhiễm

mơi trường do việc đơ thị hóa để có hướng quản lý và điều tiết cho phù hợp, đồng thời
hoạch định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với công tác BVMT cho tương
lai. Tân Hưng là huyện được thành lập từ năm 1994, trên cơ sở tách ra từ huyện Vĩnh
Hưng, là huyện biên giới thuộc vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An, với qui mô
11 xã và 01 thị trấn. Do vậy, Tân Hưng vẫn còn nhiều khó khăn trong xây dựng và phát
triển, đời sống nhân dân trong huyện còn ở mức thấp. Cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu
lại không đồng bộ gây khó khăn trong cơng tác phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến chưa
đảm bảo sức khỏe cho người dân do trình trạng thiếu nước sạch và VSMT kém vẫn còn
xảy ra nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, vẫn cịn tình trạng ơ nhiễm mơi trường


3

nước do sử dụng phân bón, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu,… Hiện tượng ngập nước
nhưng thiếu nước sạch vẫn còn xảy ra, tài nguyên rừng và sinh học suy giảm. Vấn đề
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại các cụm, tuyến dân cư chưa được quan
tâm. Năng lực quản lý của cán bộ cấp huyện, xã chưa thật sự phù hợp với tốc độ phát
triển của địa phương, đồng thời nhận thức của người dân về quản lý môi trường, đặc
biệt là các xã vùng nông thơn chưa cao. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây
dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Tân Hưng - tỉnh Long An từ năm 2009 2015 và định hướng đến năm 2020” là việc làm cần thiết, giúp cho cơ quan quản lý
của huyện Tân Hưng có được nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện BVMT và hiểu
được tầm quan trọng của tài nguyên và môi trường, đồng thời giúp cho kinh tế - xã hội
của huyện Tân Hưng phát triển theo hướng bền vững.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát: thực hiện chiến lược BVMT của tỉnh Long An nói riêng
và chiến lược BVMT quốc gia nói chung góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội
của Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể: xây dựng kế hoạch BVMT cho huyện Tân Hưng giai đoạn
2009-2015 và định hướng đến năm 2020, phù hợp với điều kiện đặc thù của huyện là
nằm ở đỉnh nguồn lũ, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.

1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu: các môi trường thành phần trên địa bàn huyện Tân
Hưng, tỉnh Long An.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
-

Môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, khơng khí và hiện trạng sử dụng đất,
hiện trạng cấp nước sạch của huyện Tân Hưng.

-

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Hưng - tỉnh Long An, giai đoạn
năm 2006 - 2015 và định hướng đến năm 2020.


4

-

Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại các cụm, tuyến dân cư trên địa bàn huyện.

-

Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn
huyện Tân Hưng.

-

Tổ chức quản lý của cấp huyện, cấp xã và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện
Tân Hưng.


1.4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Thu thập tài liệu, tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của huyện Tân Hưng, bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ
nhưỡng, tài nguyên rừng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã
hội, giáo dục và y tế.
- Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Hưng đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2015, bao gồm quy hoạch hiện trạng điều chỉnh sử dụng đất, các kết
quả nghiên cứu tình hình lũ lụt, hiện trạng chăn nuôi thủy sản, hiện trạng SXNN, công
nghiệp và thương mại dịch vụ,… trong những năm qua.
Nội dụng 2: Khảo sát, đánh giá hiện trạng mơi trường khơng khí, đất, nước mặt,
nước ngầm, chất thải rắn tại huyện Tân Hưng.
Nước sạch và VSMT bao gồm, cấp nước: khảo sát chất lượng các nguồn nước
của huyện (nước mưa, nước mặt, nước ngầm), chất lượng các nguồn nước đang được
sử dụng trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Khảo sát hiện trạng cấp nước sạch, các
biện pháp khai thác, xử lý và sử dụng các nguồn nước. Đồng thời, thu thập các số liệu
quan trắc về chất lượng nước mặt trong điều kiện ngập lũ. VSMT: khảo sát các kiểu
nhà vệ sinh hiện có ở huyện. Khảo sát hiện trạng và đề xuất các biện pháp thu gom, xử
lý rác sinh hoạt và chất thải chăn nuôi tương ứng với đặc điểm phân bố dân cư vùng.


5

Hiện trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV trong hoạt động SXNN và
đề xuất giải pháp kỹ thuật bón phân, quản lý q trình sử dụng thuốc BVTV. Các vấn
đề về chất thải và nước thải trong hoạt động sản xuất, hoạt động chăn nuôi.
Thu thập dữ liệu: điều tra, thu thập ý kiến cộng đồng về các vấn đề ô nhiễm môi

trường, như chất thải rắn, cấp nước và VSMT nông thôn, nước mặt trong điều kiện
ngập lũ, nước ngầm, nước thải sinh hoạt, khơng khí,… Dự kiến số lượng phiếu điều tra
50 phiếu (dành cho các hộ dân chăn nuôi thủy sản, SXNN, kinh doanh mua bán, các hộ
dân sống theo các cụm, tuyến dân cư,…).
Lấy mẫu 20 mẫu khơng khí: khu dân cư, khu vực bãi rác, khu vực chợ và Trung
tâm Thị trấn Tân Hưng; cầu Ông Sấu - xã Tân Thạnh; cầu Vĩnh Đại - xã Vĩnh Đại; khu
vực nhà dân - rừng tràm - xã Vĩnh Đại; khu vực ruộng nước - cầu Vĩnh Lợi và khu vực
nuôi cá - cầu Cái Môn - xã Vĩnh Lợi; khu vực dân cư - xã Vĩnh Thạnh; cầu KT2 - xã
Vĩnh Châu B; khu vực dân cư và khu vực nuôi cá - xã Vĩnh Châu A; khu vực dân cư xã Vĩnh Bửu; UBND xã Thạnh Hưng; UBND xã Hưng Hà; UBND xã Hưng Điền B;
UBND xã Hưng Điền; khu vực trồng lúa xã Hưng Điền (phụ lục 2: bản đồ vị trí lấy
mẫu nước).
Lấy mẫu nước mặt 20 mẫu: tại xã Thạnh Hưng (kênh 79, kênh KT3); xã Vĩnh
Thạnh (kênh Trung ương, Sông Vàm Cỏ Tây); xã Vĩnh Châu B (kênh KT2, kênh Cả
Môn, kênh 5.04, trại nuôi cá bè); Thị trấn Tân Hưng (kênh Trung ương); xã Hưng Điền
B (kênh KT7); xã Hưng Thạnh (kênh Kô Be, nước đồng ruộng). (phụ lục 1: bản đồ vị
trí lấy mẫu nước).
Lấy 10 mẫu nước ngầm: tại UBND xã Hưng Điền B, UBND xã Hưng Thạnh,
Thạnh Hưng, Thị trấn Tân Hưng, Vĩnh Đại, Vĩnh Châu B. (phụ lục 1: bản đồ vị trí lấy
mẫu nước).
Lấy 10 mẫu nước thải: nước thải lò mổ heo tại Thị trấn Tân Hưng, nước thải tại
tuyến dân cư KT7, nước thải theo kênh trung ương, nước thải tại nơi nuôi thủy sản,
nước đồng ruộng (phụ lục 1: bản đồ vị trí lấy mẫu nước).


6

Lấy mẫu chất thải rắn: tại khu vực chợ thuộc Thị trấn Tân Hưng, tại các bãi rác
tạm thuộc trung tâm các xã.
Phân tích dự báo mối quan hệ của sự phát triển giữa kinh tế - xã hội - môi
trường của huyện giai đoạn từ năm 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Nội dung 3: Xây dựng các kế hoạch ưu tiên BVMT và tài nguyên cho huyện
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, bao gồm:
Chương trình quản lý mơi trường nước mặt vùng ngập lũ của huyện; cấp nước
sạch và VSMT nông thôn; quản lý môi trường phát triển SXNN; quản lý chất thải rắn;
nâng cao năng lực quản lý và nhận thức cộng đồng về BVMT.
Lập kế hoạch hành động chi tiết của các chương trình theo ưu tiên từng giai
đoạn (05 chương trình ưu tiên: Chương trình quản lý mơi trường nước mặt vùng ngập
lũ; cấp nước sạch và VSMT nông thôn; quản lý môi trường phát triển SXNN; quản lý
chất thải rắn; nâng cao năng lực quản lý và nhận thức cộng đồng về BVMT).
1.4.2. Phương pháp và các cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu được áp dụng
1.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu:
a) Một số định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu:
Quy hoạch mơi trường là “q trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học
để xây dựng các chính sách và biện pháp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên,
BVMT nhằm định hướng các hoạt động phát triển trong khu vực, bảo đảm mục tiêu
phát triển bền vững”.
Lập kế hoạch BVMT để chỉ việc lập kế hoạch, trong đó các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội được xem xét một cách tổng hợp với mục tiêu về môi trường nhằm
đảm bảo khả năng thực tế cho việc thực hiện phát triển bền vững. Lê Thạc Cán (1994).
Kế hoạch BVMT là sản phẩm của quá trình quy hoạch mơi trường hay lập kế hoạch
BVMT.
Về cơ bản hai thuật ngữ trên đều chỉ quá trình hoạch định lộ trình BVMT với
mục tiêu phát triển bền vững. Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất, phân định rõ


7

rệt về hai khái niệm trên. Tuy nhiên một ước lệ thường được chấp nhận là khác nhau về
quy mô và chi tiết. Quy hoạch môi trường dùng cho quy mơ lớn (diện tích, vùng, cấp
quản lý), kế hoạch BVMT dùng cho quy mơ nhỏ hơn và địi hỏi chi tiết cụ thể hơn.

Trong nghiên cứu này lập kế hoạch BVMT được hiểu theo ý trên.
b) Quan điểm chung về xây dựng kế hoạch BVMT:
Đối với một địa bàn rộng có nhiều áp lực về mơi trường thì kế hoạch hành động
quản lý môi trường cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Kế hoạch BVMT phải mang tính năng động có khả năng cải tiến liên tục. Các
hoạt động trong kế hoạch phải được giám sát và xem xét thường xuyên, từ đó rút ra
được những bài học kinh nghiệm, đề ra những hoạt động sửa đổi phù hợp với tình hình
phát triển của huyện.
- Kế hoạch BVMT phải mang tính khả thi. Phải tham khảo rộng rãi, xác lập
những nội dung ưu tiên, phải có sự thống nhất giữa các cơ quan liên quan, đồng thời
phải có sự phân cơng, thỏa thuận về vai trị trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia
trong quá trình kế hoạch được thực hiện.
- Kế hoạch BVMT phải mang tính kế thừa các chiến lược và kế hoạch hiện hữu
hơn là lặp lại hoặc bắt đầu từ đầu.
- Kế hoạch BVMT phải nằm trong khung chiến lược lớn. Cụ thể là kế hoạch
BVMT huyện Tân Hưng phải nằm trong khung của chiến lược, kế hoạch BVMT Tỉnh
Long An.
c) Tổng quan về phương pháp xây dựng kế hoạch BVMT:
Theo hướng dẫn của các chuyên gia thế giới và kết quả của cuộc hội thảo góp ý
ngày 4 tháng 7 năm 2001, phương pháp xây dựng kế hoạch BVMT được tiến hành 4
bước cơ bản sau:


8

1. Xác định
những vấn đề
chính

2. Xây dựng

khung kế
hoạch.

3. Lựa chọn
các phương án
cho kế hoạch.

4. Xây dựng kế
hoạch hành dộng.

Bước 1: Xác định những vấn đề chính:
Bất kỳ một kế hoạch BVMT nào đều phải tập trung vào những vấn đề và tác
động mơi trường chính. Trong xây dựng kế hoạch, điều quan trọng là xác định tất cả
các vấn đề và tác động tiềm tàng, sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Điều này
đảm bảo bằng tất cả các vấn đề sẽ được đánh giá và kế hoạch sẽ được tập trung vào các
vấn đề ưu tiên.
Những thông tin cơ bản như các số liệu ô nhiễm, các loại nguồn thải được phân
tích và đánh giá, từ đó rút ra được các vấn đề tiềm tàng và thứ tự ưu tiên sẽ được xây
dựng trên các nền tảng đó. Đồng thời ta sẽ kết hợp xem xét với những kế hoạch và
hành động đã và đang được thực hiện nhằm đưa ra những thông tin xác định, từ đó sắp
xếp và thống nhất theo thứ tự ưu tiên.
Bước 2: Xây dựng khung kế hoạch hành động BVMT
Dựa trên những vấn đề chính đã được xác định trong bước 1, những mục tiêu và
chỉ tiêu đã được xác lập để được tập trung vào giải quyết những vấn đề mơi trường ưu
tiên. Chính những mục tiêu này đã hình thành nên khung ban đầu của kế hoạch BVMT,
trong đó có các thành phần của kế hoạch hành động.
Bước 3: Xây dựng các phương án BVMT
Xây dựng các kịch bản quản lý mơi trường và sau đó so sánh, lựa chọn những
kịch bản thích hợp nhất. Trình tự các bước thực hiện là:
- Xác định tất cả những biện pháp tiềm tàng để giải quyết những vấn đề ưu tiên

và đảm bảo là các biện pháp thích hợp nhất đã được chọn mặc dù chưa được đánh giá.


9

- Xác định tính khả thi của biện pháp tiềm tàng, trong trường hợp xét thấy
khơng có khả năng áp dụng trong vòng 10 năm tới, biện pháp sẽ được loại bỏ.
- Những biện pháp còn lại được đánh giá về các mặt hiệu quả, chi phí, khả năng
áp dụng và thời gian thực hiện.
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá các biện pháp
Yếu tố
Tính hiệu quả
Chi phí
Tính khả thi

Tiêu chí lựa chọn
Cao (H), Vừa (M), thấp (L)
Cao (H), Vừa (M), thấp (L)
1 = tính khả thi thấp nhất; 5 = tính khả thi
cao nhất.
Xét đến các yếu tố:
• Dễ dàng thực hiện;
• Nguy cơ;
• Tác động về văn hóa, xã hội;
• Tác động lên những vấn đề mơi
trường khác;
• Tính cạnh tranh với những biện
pháp khác;
• Tính sẵn có của biện pháp.
Thời gian

ST = ngắn hạn (3 năm)
MT = trung hạn (3-5 năm)
LT = dài hạn (> 5 năm)
Trong quá trình lựa chọn, các biện pháp có khả năng áp dụng và hiệu quả nhất
được hình thành. Sau đó, những biện pháp trong danh mục này được sử dụng thiết lập
các kịch bản quản lý môi trường bằng sự phối hợp giữa các biện pháp này và được thực
hiện ở những thời điểm khác nhau. Sau đó, những kịch bản quản lý môi trường sẽ được
so sánh với dự báo phát triển kinh tế - xã hội, ô nhiễm môi trường, từ đó những kịch
bản thích hợp nhất sẽ được lựa chọn.
Bước 4: Xây dựng chương trình hành động BVMT
Phương pháp xây dựng kế hoạch gồm các công việc:
- Thiết lập chi tiết các mục tiêu và chỉ tiêu.
- Xây dựng chi tiết chiến lược 10 năm để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu.


10

- Xây dựng kế hoạch hành động chi tiết cho những mục tiêu ưu tiên.
- Xác định khoảng cao nhất và thấp nhất của những biện pháp và hành động.
Tạo cơ sở ban đầu cho các cơ quan chính quyền dự trù kinh phí hàng năm hoặc tìm
kiếm các nguồn tài trợ trong và ngồi nước.
- Tiến hành phân tích chi phí lợi ích các biện pháp áp dụng theo các mức
cao/vừa/thấp nhằm mục đích:
+ Xác định những biện pháp thích hợp được chọn là trên phương diện hiệu quả
với chi phí.
+ Kiểm tra lại tính khả thi của kế hoạch.
+ Xác định những chỉ tiêu thực tế có thể đạt được trong khoản chi phí cho phép.
d) Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp điều tra nhằm thu
thập số liệu, kết quả hiện có. Thừa kế tối đa các kết quả của những nghiên cứu đã được

công bố liên quan đến các vấn đề, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các số liệu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các kết quả
đã nghiên cứu về hiện trạng, tài nguyên tại huyện Tân Hưng. Trên cơ sở đó tổng hợp,
phân tích cho phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu để xây dựng kế hoạch
BVMT của huyện.
Điều tra khảo sát trọng điểm: lên kế hoạch, xác định các khu vực trọng điểm cần
nghiên cứu, tổ chức khảo sát thực địa nắm tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cũng
như những thông tin liên quan đến việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên
và các vấn đề mơi trường chính trong khu vực.
Phương pháp xác định các vấn đề môi trường: sự thay đổi là bản chất gắn kết với
sự phát triển của cộng đồng. Thay đổi là một thách thức đi kèm, đồng thời với một cơ
hội mới và một vấn đề mới cần phải được giải quyết. Trong khuôn khổ của nghiên cứu
việc xác định các vấn đề môi trường được thực hiện thông qua 3 hình thức sau:


×