Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch cho tỉnh đắk nông đến năm 2010 định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 141 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HỒNG PHƯỢNG TRÂM

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHO TỈNH ĐẮK NÔNG
ĐẾN NĂM 2010 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : Quản lý Mơi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 04 tháng 04 năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: HỒNG PHƯỢNG TRÂM

Giới tính : Nam


/ Nữ

Ngày, tháng, năm sinh

: 18/12/1981

Nơi sinh : TP.HCM.

Chun ngành

: Quản lý Mơi trường

Khố (Năm trúng tuyển)

: 2005

1- TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CHO TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2010 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2020
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
• Nghiên cứu phương pháp luận về xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
du lịch.


Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện
trạng mơi trường tỉnh Đắk Nơng.



Tìm hiểu hiện trạng kinh doanh du lịch tại tỉnh Đắk Nông và nghiên cứu định hướng

quy hoạch tổng thể du lịch của tỉnh. Qua đó, đánh giá tác động và dự báo chất lượng
môi trường trong giai đoạn phát triển du lịch.



Xây dựng các vấn đề môi trường ưu tiên trong hoạt động du lịch tỉnh Đắk Nơng, từ đó
đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh doanh du lịch cho
tỉnh Đắk Nông đến 2010 và định hướng đến 2020.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 01/2007

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

: 08/01/2008

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS. TS. NGUYỄN VĂN PHƯỚC
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Đã ký)

NGUYỄN VĂN PHƯỚC

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Đã ký)


NGUYỄN THỊ VÂN HÀ


LỜI CÁM ƠN
Sau hơn 2 năm được đào tạo nâng cao về kiến thức chuyên môn ngành
quản lý môi trường tại trường Đại học Bách Khoa,luận văn này như một
kết quả đáp lại sự chỉ dạy và truyền đạt kinh nghiệm tận tình của các thầy
cô trong suốt quá trình học tập tại trường.
Để thực hiện và hoàn thành tốt luận văn, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến thầy Nguyễn Văn Phước đã nhiệt tình ủng hộ,hướng dẫn và giúp
em bổ sung kiến thức trong suốt thời gian làm luận văn.
Xin chân thành cám ơn đến Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Đắk Nông
đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn
và hỗ trợ tận tình trong công tác tham vấn cộng đồng.
Xin chân thành cám ơn tất cả Thầy Cô trong Khoa Môi Trường trường Đại
học Bách Khoa Tp.HCM cũng như các Thầy Cô giảng dạy cao học môi
trường khóa 2005 đã tận tâm truyền đạt kiến thức,kinh nghiệm quý báu
của mình để giúp em hoàn thành tốt bài luận văn này.
Xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã động viên khuyến khích và
ủng hộ để em theo đuổi và hoàn tất luận văn.
Tuy không phải là lần đầu thực hiện luận văn,nhưng chắc chắn đề tài cũng
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm.Kính mong sự chỉ dẫn của
Quý thầy cô, anh chị và sự góp ý chân tình của bạn bè để luận văn được
hoàn thiện hơn.
TP.HCM, 04/2008
Học viên Hoàng Phượng Traâm


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tỉnh Đắk Nơng mới được thành lập từ 01/01/2004 trên cơ sở tách ra từ 6

huyện phía Nam của tỉnh Đắk Lắk với tổng diện tích tự nhiên là 6.514,38 ha. Tỉnh
Đắk Nông sở hữu nhiều đồi núi, sơng suối, thác nước và các khu di tích văn hóa, vì
thế đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình du lịch tham quan, du lịch văn hoá
sinh thái, du lịch dã ngoại nghỉ dưỡng,…
Với những tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông, chúng ta có thể
thấy rằng cơng cuộc phát triển du lịch tại tỉnh trong một tương lai gần là điều gần
như tất yếu. Tuy nhiên, với hoạt động phát triển du lịch mà khơng có sự quy hoạch
và quản lý đúng đắn ngay từ bây giờ sẽ dẫn đến việc phát triển không bền vững
trong tương lai, gây hại nghiêm trọng đến chất lượng môi trường cũng như gây tác
động xấu đến hệ tài ngun thiên nhiên vốn có của tồn tỉnh.
Để tìm ra giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho tỉnh
Đắk Nông trong giai đoạn phát triển kinh doanh du lịch sắp tới, luận văn đã xây
dựng một kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cho tỉnh Đắk Nông
với từng bước tìm hiểu và nghiên cứu như: Nghiên cứu phương pháp xây dựng kế
hoạch bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; Tóm lược tổng quan, hiện trạng
mơi trường, hiện trạng du lịch cũng như các định hướng quy hoạch tổng thể du lịch
của tỉnh Đắk Nơng. Qua đó, đánh giá tác động và dự báo chất lượng môi trường
trong giai đoạn phát triển du lịch của tỉnh.
Từ những hiện trạng và dự báo, luận văn đã xây dựng các vấn đề môi trường
ưu tiên trong hoạt động du lịch của tỉnh, từ đó đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường
trong hoạt động phát triển kinh doanh du lịch cho tỉnh Đắk Nông từ nay đến 2010
và định hướng đến 2020.
Nhìn chung, kế hoạch được đề ra ln chú trọng việc định hướng ngành du
lịch tỉnh Đắk Nông phát triển theo hướng bền vững, ưu tiên việc phát triển du lịch
sinh thái nhằm giữ gìn và phát huy nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của tỉnh
đồng thời bảo vệ chất lượng môi trường tỉnh luôn trong lành, sạch đẹp.


ABSTRACT
Daknong Province was established from Jan 1st,2004; separated from the 6

southern districts of Daklak Province with covering 6,514.38 ha in area. It owns so
many of hills and mountains, rivers and streams, waterfalls and cultural monuments,
as the result it creates advantages conditions for tourism forms such as visiting
tourism , cultural tourism, ecotourism, relaxing tourism,….
With the tourism-development potentialities, we can see that tourism
development at Daknong is an evident fact in the future. However, if tourism
operations develop without correct programming and managing from now, they will
lead into unstable development in the future, not only cause of serious damage to
environmental quality but also create bad influences to natural resources of
province.
In order to find out solutions of protecting natural resources and
environments for Daknong province in future period of

tourism-business

development, this thesis appoint to build up a plan to protect environment for
Daknong’s tourism operation with gradually study and research as: Research the
methods set up environment protecting plan in tourism; Summarizing overview,
environment status, tourism status as well as the tendencies for general tourism
programming of Daknong Province. Thence, assess environmental impact and
predict environmental quality in tourism-development period.
According to the status and prediction, the thesis set up the priority
environment matters of Daknong tourism

activities, thence propose the

environmental protecting plan for Daknong tourism-business developments from
now to 2010 and up to 2020.
In general, proposed plan always focus on Daknong’s tourism orientation to
stable development, priority to develop ecotourism in order to maintain and

promote plentiful natural resources as well as protect environmental quality in fresh
and clean.


Luận văn Thạc sĩ
Xây dựng Kế hoạch BVMT trong phát triển Du lịch cho tỉnh Đắk Nông
đến năm 2010 định hướng đến năm 2020

MỤC LỤC
Nhiệm vụ luận văn
Lời cám ơn
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Chương Mở Đầu
1. Đặt vấn đề

1

2. Tính cần thiết của đề tài

2

3. Mục tiêu

2

4. Nội dung thực hiện

3


5. Phạm vi nghiên cứu

4

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4

Chương 1: Phương pháp xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực hoạt động du lịch
1.1

Tổng quan về Du lịch

6

1.1.1 Khái niệm Du lịch - Du lịch sinh thái

6

1.1.2 Những đặc trưng của du lịch

7

1.1.3 Tài nguyên du lịch

8

1.2


Khái niệm về Môi trường du lịch và Phát triển bền vững

9

1.3

Các vấn đề liên quan giữa môi trường và phát triển du lịch

10

1.4

Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho việc xây dựng kế hoạch hành
động bảo vệ môi trường du lịch

11

1.5

1.4.1

Cơ sở khoa học

11

1.4.2

Cơ sở pháp lý

13


Kinh nghiệm từ các kế hoạch bảo vệ môi trường du lịch trong nước và
quốc tế

15

1.5.1

Trong nước

15

1.5.2

Quốc tế

18

1.6

Mục đích áp dụng xã hội hóa trong kế hoạch bảo vệ môi trường du lịch

19

1.7

Tổng quan phương pháp xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực du lịch

21


HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang i


Luận văn Thạc sĩ
Xây dựng Kế hoạch BVMT trong phát triển Du lịch cho tỉnh Đắk Nông
đến năm 2010 định hướng đến năm 2020

Chương 2: Tổng Quan tỉnh Đắk Nông
2.1

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên tỉnh Đắk
Nơng

23

2.1.1

Vị trí địa lý

23

2.1.2

Điều kiện tự nhiên

25


2.1.3

Tài nguyên nhiên nhiên

27

2.2

Đặc điểm dân số và nguồn lực

29

2.3

Tình hình kinh tế - xã hội

30

2.3.1

Tình hình phát triển kinh tế

30

2.3.2

Tình hình xã hội

33


2.4

2.5

2.6

Tài nguyên nhân văn – xã hội

35

2.4.1

Sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo

35

2.4.2

Các ngành nghề thủ công truyền thống

36

2.4.3

Các lễ hội truyền thống

36

2.4.4


Văn hóa truyền thống

38

2.4.5

Các di tích lịch sử, cơng trình kiến trúc

39

Cơ sở hạ tầng tỉnh Đắk Nơng

41

2.5.1

Giao thơng

41

2.5.2

Cấp điện

42

2.5.3

Thủy lợi


42

2.5.4

Cấp nước

42

2.5.5

Bưu chính viễn thơng

43

Hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Nông

43

2.6.1

Hiện trạng môi trường nước

43

2.6.2

Hiện trạng mơi trường khơng khí và tiếng ồn

45


2.6.3

Tình hình quản lý chất thải rắn

45

2.6.4

Hiện trạng môi trường đất

46

2.6.5

Diễn biến rừng và đa dạng sinh học

46

2.6.6

Thiên tai và sự cố môi trường

48

2.6.7

Những vấn đề môi trường cấp bách tại địa phương

49


2.6.8

Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại tỉnh Đắk

50

HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang ii


Luận văn Thạc sĩ
Xây dựng Kế hoạch BVMT trong phát triển Du lịch cho tỉnh Đắk Nông
đến năm 2010 định hướng đến năm 2020

Nông
Chương 3: Hiện trạng du lịch, Định hướng quy hoạch tổng thể du lịch
giai đoạn 2004 - 2010 định hướng 2020 và Đánh giá tác động môi trường
trong giai đoạn phát triển du lịch.
3.1

3.2

3.3

Hiện trạng du lịch tỉnh Đắk Nơng

53

3.1.1


Các địa điểm du lịch có giá trị

54

3.1.2

Các loại hình du lịch hiện nay

59

3.1.3

Hiện trạng kinh doanh và phát triển dịch vụ du lịch tỉnh Đắk
Nông

60

3.1.4

Hiện trạng và những kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch trong tương lai

63

3.1.5

Hiện trạng tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch
tỉnh Đắk Nông


64

Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông
giai đoạn 2004 – 2010 định hướng 2020

66

3.2.1

Dự báo số lượng khách du lịch tại Đắk Nông đến 2020

66

3.2.2

Định hướng phát triển các loại hình và các sản phẩm du lịch

67

3.2.3

Định hướng phát triển không gian du lịch

71

3.2.4

Định hướng đầu tư phát triển du lịch

76


Đánh giá tác động và dự báo chất lượng môi trường trong hoạt động
phát triển du lịch giai đoạn 2004 – 2010 định hướng 2020

79

3.3.1

Môi trường khơng khí

79

3.3.2

Mơi trường nước

84

3.3.3

Chất thải rắn - Chất thải nguy hại

89

3.3.4

Mơi trường đất và diện tích rừng

90


3.3.5

Đa dạng sinh học

91

3.3.6

Sự cố môi trường

92

Chương 4: Đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch
cho tỉnh Đắk Nông đến năm 2010 và định hướng đến 2020
4.1

Các vấn đề môi trường ưu tiên trong phát triển kinh doanh du lịch tại
tỉnh Đắk Nông

93

4.1.1

93

Cơ sở xây dựng các vấn đề môi trường ưu tiên trong hoạt
động du lịch tại tỉnh Đắk Nơng

HVTH: Hồng Phượng Trâm


Trang iii


Luận văn Thạc sĩ
Xây dựng Kế hoạch BVMT trong phát triển Du lịch cho tỉnh Đắk Nông
đến năm 2010 định hướng đến năm 2020

4.2

4.3

4.1.2

Các vấn đề môi trường ưu tiên trong hoạt động du lịch tại
Đắk Nông

93

4.1.3

Các dự án du lịch trong tương lai và thứ tự ưu tiên các khu
du lịch cần được bảo tồn tại tỉnh Đắk Nông

95

Đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường du lịch tỉnh Đắk Nông trong giai
đoạn khai thác và phát triển du lịch đến 2010 và định hướng đến 2020

96


4.2.1

Kế hoạch bảo vệ chất lượng mơi trường khơng khí trong hoạt
động du lịch tỉnh Đắk Nông

96

4.2.2

Kế hoạch bảo vệ chất lượng môi trường nước trong hoạt
động du lịch tỉnh Đắk Nông

102

4.2.3

Kế hoạch quản lý chất thải rắn trong hoạt động du lịch tỉnh
Đắk Nông

108

4.2.4

Kế hoạch bảo vệ hệ sinh thái rừng và sự đa dạng sinh học
trong hoạt động du lịch tỉnh Đắk Nông

114

Các giải pháp chung cho việc phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ môi
trường du lịch tại tỉnh Đắk Nông.


119

Chương 5: Kết luận - Kiến nghị
5.1

Kết luận

124

5.2

Kiến nghị

126
128

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang iv


Luận văn Thạc sĩ
Xây dựng Kế hoạch BVMT trong phát triển Du lịch cho tỉnh Đắk Nông
đến năm 2010 định hướng đến năm 2020

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1: Những tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường

10

Bảng 2.1: Biến động dân số và mật độ dân số năm 2004 và 2005

29

Bảng 2.2: Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước chính tại một số vị trí

43

quan trắc tiêu biểu
Bảng 2.3: Mực nước ngầm tỉnh Đắk Nông tháng 4 năm 2004 (trung bình)

44

Bảng 2.4: Hiện trạng diện tích các loại rừng phân theo địa phương

47

Bảng 3.1: Chỉ tiêu về khách du lịch của tỉnh Đắk Lắk cũ.

60

Bảng 3.2: Lượng khách du lịch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2002 – 2004

60

Bảng 3.3: Thu nhập du lịch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2002 – 2004


62

Bảng 3.4: Dự báo khách du lịch đến Đắk Nông thời kỳ 2005-2020

67

Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu phịng lưu trú của Đắk Nơng thời kỳ 2005 – 2020

67

Bảng 3.6: Danh mục các dự án đầu tư du lịch tỉnh Đắk Nông

76

Bảng 3.7: Các hạng mục cơng trình chính của dự án phát triển cụm du lịch thị

78

xã Gia Nghĩa và phụ cận
78

Bảng 3.8: Các hạng mục cơng trình đầu tư cho dự án phát triển khu du lịch
sinh thái Nam Nung
Bảng 3.9 : Hệ số ơ nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO

81

Bảng 3.10: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí


82

Bảng 3.11: Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi

84

trường
Bảng 3.12: Tác động của các chất gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước

88

Bảng 3.13: Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt dự kiến tại các khu du

89

lịch

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Kết quả khảo sát khách du lịch

94

Biểu đồ 4.2: Các loại hình du lịch du khách thích áp dụng tại Đắk Nơng

94

HVTH: Hồng Phượng Trâm

Trang v



Luận văn Thạc sĩ
Xây dựng Kế hoạch BVMT trong phát triển Du lịch cho tỉnh Đắk Nông
đến năm 2010 định hướng đến năm 2020

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nơng

24

Hình 2.2: Lễ hội Ăn trâu

37

Hình 2.3: Cồng chiêng M’Nơng

38

Hình 2.4: Bộ Sử thi lưu giữ tại Bn Bu Prăng

39

Hình 2.5: Chùa Pháp Hoa

40

Hình 2.6: Rừng bị đe dọa bởi sự chặt phá và đốt rừng làm rẫy

47


Hình 3.1: Bản đồ du lịch tỉnh Đắk Nơng

53

Hình 3.2: Thác Dray Sáp

54

Hình 3.3: Bằng cơng nhận di tích của thác Dray Sáp

54

Hình 3.4: Khu du lịch Thác Trinh Nữ

55

Hình 3.5: Thác Gia Long

55

Hình 3.6: Thác Dray Nur

56

Hình 3.7: Thác Liêng Nung

56

Hình 3.8: Thác Ba Tầng


57

Hình 3.9: Thác Đắk G’Lun

58

Hình 3.10: Làng Văn hóa đồng bào dân tộc M’Nơng

59

Hình 3.11: Sơ đồ quy hoạch Thị xã Gia Nghĩa

72

Hình 3.12: Các bụi cây hai bên đường bám đầy đất đỏ

80

Hình 3.13: Hệ thống cống thải của Khu du lịch Thác Trinh Nữ

86

HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang vi


Chương Mở đầu

Chương MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Đắk Nông là tỉnh được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk, có tổng diện tích 6.514,38
ha. Tài nguyên thiên nhiên lớn nhất của tỉnh là rừng tự nhiên với 394.037 ha, với
độ che phủ trên 60%. Đất đai tỉnh Đắk Nơng phì nhiêu, màu mỡ thích hợp cho
nhiều loại cây nơng nghiệp, cơng nghiệp ngắn và dài ngày như: cà phê, tiêu,
điều, chè, cao su, đậu đỗ các loại, ngô, dâu tằm, và cây ăn quả,… Ngồi ra, tỉnh
Đắk Nơng có hệ thống sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai chảy qua tạo nên nhiều
thác nước vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ hấp dẫn du khách đồng thời chúng còn là
nguồn thuỷ năng lớn để khai thác thuỷ điện.
Rừng núi, sông hồ, các thác nước phong phú trong tương lai sẽ trở thành
những điểm du lịch hấp dẫn thuộc tỉnh Đắk Nông như: Khu du lịch cụm thác
Dray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ, Khu du lịch văn hóa sinh thái Liêng Nung, Khu
bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung,…
Tỉnh Đắk Nông với nguồn tài nguyên phong phú và nhiều vùng còn nguyên
sơ sẽ là triển vọng lớn trong việc phát triển kinh tế rừng, khai khống thuỷ điện,
cây cơng nghiệp, cây nơng nghiệp, chế biến, thương mại và đặc biệt là hoạt động
kinh doanh du lịch của tỉnh.
Tuy nhiên, với hoạt động phát triển du lịch trong tương lai mà khơng có sự
quy hoạch và quản lý đúng đắn sẽ dẫn đến việc phát triển không bền vững, gây
hại nghiêm trọng đến chất lượng môi trường cũng như gây tác động xấu đến hệ
tài nguyên thiên nhiên vốn có của tồn tỉnh.
Vì thế các ban ngành, cơ quan chức năng cần có sự tính tốn, đánh giá tác
động môi trường và xây dựng một kế hoạch quản lý một cách hợp lý thì các ảnh
hưởng của du lịch lên môi trường sinh thái sẽ được giảm thiểu và thúc đẩy được
hoạt động kinh doanh du lịch phát triển theo hướng bền vững.

HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang 1



Chương Mở đầu

2. Tính cần thiết của đề tài
Tính mới của đề tài
Định hướng phát triển theo hướng du lịch sinh thái ngay trong giai đoạn quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nơng. Bên cạnh đó, các cơng tác xã
hội hóa sẽ được lồng ghép trong kế hoạch hành động bảo vệ mơi trường.
Tính cần thiết của đề tài
Với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nơng, chúng ta có thể thấy
rằng cơng cuộc phát triển du lịch tại tỉnh Đắk Nông trong một tương lai gần là
điều gần như tất yếu. Và với một vấn đề hết sức thực tế rằng Đắk Nơng cịn là
một tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng cho du lịch gần như là con số 0, điều đó sẽ càng là
một động lực kích thích khách du lịch muốn khám phá và tìm hiểu vẻ đẹp hoang
sơ của nó.
Do đó, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông đã rất sáng suốt trong việc xây dựng Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2004 – 2010 định hướng 2020.
Tuy nhiên, để phát triển hoạt động du lịch tại tỉnh Đắk Nơng một cách bền vững
thì một kế hoạch bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch cụ thể trong giai đoạn
phát triển kinh doanh du lịch là hết sức cấp bách và cần thiết. Đề tài này sẽ đáp
ứng được những điều đó.
3. Mục tiêu
Mục tiêu chung:
- Bảo tồn đa dạng tài nguyên thiên nhiên trong công cuộc phát triển du lịch
sinh thái tiến đến phát triển bền vững cho tỉnh Đắk Nơng.
- Bảo tồn văn hóa dân tộc và hệ sinh thái du lịch mà vẫn bảo đảm sự phát triển
kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Nông.
Mục tiêu cụ thể:
− Phân tích hiện trạng du lịch và mơi trường tỉnh Đắk Nơng, dự báo xu thế


HVTH: Hồng Phượng Trâm

Trang 2


Chương Mở đầu

biến đổi môi trường do phát triển kinh doanh du lịch trên cơ sở quy hoạch
tổng thể mạng lưới du lịch của tỉnh.
− Căn cứ vào những phân tích đánh giá từ hiện trạng, xây dựng một kế hoạch
bảo vệ mơi trường đất, nước, khơng khí, rừng và đa dạng sinh học cho tỉnh
Đắk Nông.
− Xây dựng hệ thống quản lý chung cho các khu du lịch theo hướng du lịch
sinh thái nhằm tiến đến phát triển một cách bền vững.
4. Nội dung thực hiện
Bước 1: Tìm hiểu chung tỉnh Đắk Nơng
1.

Tìm hiểu tổng qt về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã
hội tỉnh Đắk Nông;

2.

Thu thập các thông tin: về dân số, lao động, tình hình qui hoạch phát triển
của tỉnh có liên quan đến du lịch và môi trường, cơ sở hạ tầng tại phương;

3.

Tìm hiểu cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại tỉnh Đắk Nông.


Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu về hiện trạng kinh doanh du lịch và môi
trường tỉnh Đắk Nông
4.

Điều tra khảo sát tình hình khách tham quan du lịch, nhu cầu du lịch theo các
tuyến du lịch có sẵn.

5.

Thống kê các chỉ tiêu, dữ liệu về tình trạng kinh doanh du lịch tại tỉnh trong
thời gian gần đây.

6.

Thu thập các số liệu về hiện trạng môi trường đất, môi trường nước, mơi
trường khơng khí, tình hình quản lý chất thải rắn và đa dạng sinh học tại tỉnh.

Bước 3: Phân tích, đánh giá những tác động có thể lên mơi trường do phát triển
kinh doanh du lịch tỉnh Đắk Nông trong tương lai
7.

Đánh giá sơ bộ về hiện trạng môi trường du lịch tỉnh;

HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang 3


Chương Mở đầu


8.

Phân tích, dự báo chất lượng mơi trường do phát triển kinh doanh du lịch
trong tương lai.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường
9.

Vạch ra các vấn đề môi trường ưu tiên tại địa phương đặc biệt là trong lĩnh
vực kinh doanh du lịch;

10.

Xác định mục tiêu cho từng vấn đề môi trường;

11.

Đề xuất các phương án bảo vệ mơi trường đất, nước, khơng khí, rác thải do
phát triển du lịch và du lịch sinh thái;

12.

Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển du lịch tỉnh
Đắk Nông đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với những đặc trưng về du
lịch riêng biệt nhằm đưa ra một kế hoạch quản lý môi trường phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và định hướng quy hoạch tổng thể du lịch của tỉnh
Đắk Nông.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
A. Phương pháp luận:
-

Định hướng phát triển du lịch bền vững dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, môi trường, các thể chế và chính sách của tỉnh.

-

Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch cho tỉnh Đắk
Nông đến năm 2010 theo định hướng mục tiêu chung của tồn tỉnh.

B. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
¾ Phương pháp tiếp cận khảo sát:
-

Thu thập thông tin, số liệu.

-

Điều tra khảo sát thực địa.

HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang 4


Chương Mở đầu

-


Tiếp cận các tài liệu có liên quan.

¾ Phương pháp SWOT (Thế mạnh –Điểm yếu–Cơ hội–Thách thức):
Phân tích các thông tin thu thập được nhằm hệ thống lại các vấn đề. Từ đó
xác định điểm mạnh, điểm yếu và mức độ ưu tiên của các vấn đề nhằm tìm ra
một kế hoạch bảo vệ mơi trường tối ưu trong hoạt động du lịch tại tỉnh Đắk
Nơng.
¾ Nghiên cứu các phương pháp:
-

Phương pháp đánh giá tác động môi trường ;

-

Phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý mơi trường.

¾ Phương pháp tham khảo ý kiến:
-

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chính quyền địa phương về sự khả thi
của kế hoạch bảo vệ môi trường với những điều kiện thực tế tại tỉnh.

-

Tham khảo các chuyên gia về định hướng quy hoạch du lịch của tỉnh.

-

Tham vấn ý kiến khách du lịch.


HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang 5


Chương 1: Phương pháp xây dựng Kế hoạch hành động BVMT
trong lĩnh vực hoạt động du lịch

Chương 1
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1

Tổng quan về Du lịch
1.1.1 Khái niệm Du lịch - Du lịch sinh thái
a)

Du lịch

¾

Theo định nghĩa của I.I.Pirojnik (1995)
"Du lịch là dạng của hoạt động dân cư trong thời gian rãnh rỗi, liên

quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên,
nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức văn hóa hay thể thao, kèm theo việc tiêu thụ các giá
trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa. Bên cạnh đó du lịch cịn là một ngành kinh

tế xã hội có kinh doanh, có lợi nhuận lớn".
¾

Theo Pháp lệnh du lịch tháng 2/1999
"Du lịch là hoạt động của con người ngồi nơi cư trú thường xun

của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định".
b)

Du lịch sinh thái

¾

Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)
"Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với

mơi trường tại những vùng cịn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu
biết thiên nhiên, có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách,
đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhân dân địa
phương".

HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang 6


Chương 1: Phương pháp xây dựng Kế hoạch hành động BVMT
trong lĩnh vực hoạt động du lịch


¾

Theo định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam
"Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn

hố bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn
và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương".
1.1.2 Những đặc trưng của du lịch
Mọi hoạt động của phát triển du lịch đều được thực hiện trên cơ sở
khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm
theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ đem lại nhiều lợi ích về kinh
tế xã hội, lợi ích đem lại cho khách du lịch.
a)

Các đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch:



Tính đa ngành: thể hiện ở đối tượng khai thác để phục vụ du lịch như
sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa lịch sử,... Thu nhập
của xã hội từ du lịch mang lại nguồn thu cho các ngành kinh tế thông
qua các sản phẩm cung cấp cho khách du lịch như điện, nước, nơng sản,
hàng hóa.



Tính đa thành phần: thể hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du
lịch, ở những người phục vụ, ở những cộng đồng cư dân địa phương,...
tham gia vào hoạt động du lịch.




Tính liên vùng: biểu hiện thông qua các tour, tuyến du lịch đến các khu,
điểm du lịch trong một khu vực hay một quốc gia hay giữa các quốc gia
với nhau.



Tính mùa vụ: biểu hiện ở những thời gian diễn ra hoạt động du lịch
tập trung cao trong năm.



Tính xã hội hóa: thể hiện ở sự thu hút nhiều người, nhiều ngành, nhiều
cấp trong xã hội tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động du lịch.



Tính đa mục tiêu: biểu hiện những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên
nhiên, cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc
sống của người tham gia hoạt động du lịch, của cộng đồng cư dân địa
phương, của khách du lịch. Qua đó mở rộng được sự giao lưu văn hóa,

HVTH: Hồng Phượng Trâm

Trang 7


Chương 1: Phương pháp xây dựng Kế hoạch hành động BVMT
trong lĩnh vực hoạt động du lịch


kinh tế và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi thành viên trong xã
hội.
b)

Các đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái có những đặc trưng của du lịch, bên cạnh đó cịn chứa

đựng những đặc trưng riêng bao gồm:


Du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần hơn với tự nhiên, tạo sự
cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với mục tiêu bảo vệ mơi
trường.



Hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục, nâng cao ý thức của
người tham gia du lịch bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường,
qua đó đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.



Phát triển du lịch sinh thái phải có sự tham gia của cộng đồng người
dân địa phương.

1.1.3 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di
tích cách mạng, giá trị nhân văn,...được sáng tạo ra từ sức lao động của con
người, nhằm sử dụng thỏa mãn du lịch và nó cũng là yếu tố để hình thành

nên các khu, điểm, tuyến du lịch hấp dẫn.
Tài nguyên du lịch gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn.
1.1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên đều là tài nguyên du lịch tự nhiên ở dạng
đang sử dụng trực tiếp vào hoạt động du lịch hoặc ở dạng tiềm năng.
Các dạng địa hình đặc biệt có giá trị lớn trong việc thu hút
khách du lịch: địa hình núi cho người leo núi, cho du lịch sinh thái;
núi, thung lũng, các hang động và các đảo trên biển; các sông suối
đẹp, các mạch nước, ghềnh thác; các hồ trên núi, các bãi biển-bờ
biển; các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn động vật và thực vật quý;

HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang 8


Chương 1: Phương pháp xây dựng Kế hoạch hành động BVMT
trong lĩnh vực hoạt động du lịch

các yếu tố khí hậu đặc biệt cho du lịch như nhiệt độ không khí, sự
trong lành, mức độ chiếu sáng; các cảnh quan văn hóa, thẩm mỹ.
1.1.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có di sản văn hóa, di sản hạ
tầng cơ sở.
-

Di sản văn hóa: là khảo cổ, những cơng trình và di tích kỷ
niệm lịch sử, những di tích văn hóa đã được xếp hạng,
thắng cảnh và những kiến trúc địa phương, văn hóa dân

gian, ...

-

Di sản hạ tầng: đường sá, cơng trình hạ tầng, cơng viên
cho giải trí du lịch.

1.2

Khái niệm về Mơi trường du lịch và Phát triển bền vững
a) Môi trường du lịch
Môi trường du lịch bao gồm môi trường tự nhiên và mơi trường kinh tế
xã hội.
Mơi trường tự nhiên: Đó là tất cả các yếu tố môi trường bao gồm địa
hình, địa chất, đất, sinh vật, thủy văn và khí hậu, cảnh quan tại điểm du lịch
hay trung tâm du lịch.
Môi trường kinh tế - xã hội: bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế tại các
điểm du lịch hay trung tâm du lịch như nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, các hàng hóa phục vụ cho
du lịch, ... các cơ sở hạ tầng về đường sá, các phương tiện giao thông , khách
sạn, nhà nghỉ, giáo dục, y tế...
b) Phát triển bền vững
"Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội, mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".
Trên cơ sở này có thể hiểu du lịch bền vững là "Đáp ứng các nhu cầu về
du lịch hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của
thế hệ tương lai. Điều này được thực hiện bằng cách điều chỉnh mức độ sử

HVTH: Hoàng Phượng Trâm


Trang 9


Chương 1: Phương pháp xây dựng Kế hoạch hành động BVMT
trong lĩnh vực hoạt động du lịch

dụng tài nguyên du lịch, trong giới hạn của khả năng tái sinh và tăng trưởng
tự nhiên của chúng". ( Bramwell,1991).
1.3

Các vấn đề liên quan giữa môi trường và phát triển du lịch
Du lịch ngày nay đã là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh,
chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Sự phát
triển du lịch đồng thời làm xuất hiện nhiều nhân tố tích cực, cũng như tiêu cực
đến môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội. Trong q trình phát triển của
du lịch những mâu thuẫn phát sinh do các chủ thể tham gia hoạt động du lịch
ln hướng tới lợi ích và mục tiêu khác nhau. Đó chính là ngun nhân cơ bản
gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững.
Do đó, hoạt động du lịch phải gắn liền với ý thức của người tham gia du
lịch và các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền
vững, để từ đó du lịch trở thành một ngành kinh tế bền vững.
Bảng 1.1 : Những tác động của hoạt động phát triển du lịch đến mơi trường
Tác động tích cực

Mơi trường
tự nhiên

Tác động tiêu cực

− Tăng cường hiệu quả sử dụng − Ơ nhiễm mơi trường nước tại

đất.
− Giảm sức ép do khai thác tài

chỗ, các vấn đề môi trường đối
với chất thải rắn.

nguyên quá mức từ các hoạt − Tăng sức ép lên quỹ đất.
động dân sinh kinh tế.
− Góp phần đảm bảo chất lượng
nước.
− Góp phần cải thiện điều kiện
vi khí hậu.
− Tạo vẻ đẹp cảnh quan cho khu
vực phát triển du lịch.
− Hạn chế các lan truyền ô nhiễm
cục bộ.

− Tác động xấu đến môi trường,
hệ sinh thái nhạy cảm, có tính đa
dạng sinh học cao: rạn san hô,
rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới,
thác nước...
− Cuộc sống và tập quán quần cư
của động vật hoang dã bị ảnh
hưởng do lượng khách du lịch
đến vào các thời điểm quan
trọng trong chu kỳ sống.

HVTH: Hoàng Phượng Trâm


Trang 10


Chương 1: Phương pháp xây dựng Kế hoạch hành động BVMT
trong lĩnh vực hoạt động du lịch

Môi trường − Tăng trưởng kinh tế khu vực.
xã hội

− Các giá trị văn hố truyền thống

− Tạo cơng ăn việc làm, tăng thu

của cộng đồng dân cư vùng núi

nhập cho người dân địa phương,

cao dễ bị biến đổi do tiếp xúc

nâng cao chất lượng cuộc sống.

với nền văn hoá mới.

− Cải thiện điều kiện hạ tầng cơ sở − Di tích văn hố, khảo cổ dễ bị
và dịch vụ xã hội cho địa
phương.
− Thúc đẩy phát triển các làng
nghề truyền thống.
− Bảo tồn và phát triển giá trị văn
hóa truyền thống.

− Tạo điều kiện giao lưu văn hóa.

xuống cấp.
− Vào mùa du lịch, thường xảy ra
ách tắc giao thông, nhu cầu cấp
điện, nước ...vượt quá khả năng
của địa phương.
− Lan truyền các tiêu cực xã hội,
bệnh tật.

− Nâng cao nhận thức bảo vệ môi − Mâu thuẫn giữa người làm du
trường, yêu thiên nhiên.

lịch với dân địa phương do việc
phân bố lợi ích và chi phí trong
hoạt động du lịch.
− Vấn đề an ninh quốc gia, an toàn
xã hội thêm phức tạp.

1.4

Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho việc xây dựng kế hoạch hành động
bảo vệ môi trường du lịch
1.4.1 Cơ sở khoa học
Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu
cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu trong tương
lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi
trường sống. Như vậy, phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội một cách bền vững nhờ khoa học cơng nghệ tiên tiến mà cịn
phải đảm bảo những điều kiện môi trường thiết yếu cho con người đang tồn


HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang 11


Chương 1: Phương pháp xây dựng Kế hoạch hành động BVMT
trong lĩnh vực hoạt động du lịch

tại và cho các thế hệ sẽ tồn tại (những người đang sống và những người sẽ
sống).
"Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp
ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó
vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển
du lịch trong tương lai". Du lịch bền vững đưa ra kế hoạch quản lí các nguồn
tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của
con người, mặt khác vẫn duy trì được sự toàn vẹn về mặt xã hội, sự đa dạng
về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho con
người.
Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, muốn cho
ngành du lịch thật sự có thể phát triển bền vững cần phải dựa vào 3 yếu tố:
-

Thứ nhất là thị trường về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du
lịch ngày càng gia tăng;

-

Thứ hai là phát triển phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên;


-

Thứ ba là du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải
thiện phúc lợi cho các cộng đồng.
Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả ba nhân tố trên gắn bó

chặt chẽ với nhau, để cho người ta nhận biết như một ngành du lịch sinh thái,
đảm bảo môi trường và cảnh quan cho mọi điểm du lịch. Chính vì vậy, các
chun gia du lịch đã khẳng định "cần chú ý sự tập trung vào du lịch bền
vững cùng với vai trị của nó trong sự phát triển cộng đồng và bảo tồn là vô
cùng quan trọng". Vì nếu chỉ riêng phát triển du lịch khơng thơi thì khơng
phải là sự phát triển bền vững, vấn đề đặt ra là sự phát triển bền vững ấy như
thế nào và để cho ai?

HVTH: Hoàng Phượng Trâm

Trang 12


Chương 1: Phương pháp xây dựng Kế hoạch hành động BVMT
trong lĩnh vực hoạt động du lịch

1.4.2

Cơ sở pháp lý

Điều 45 - Luật Bảo vệ Môi trường của Nước CHXHCN Việt Nam số
52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch :

1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch phải thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau đây:
a) Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch
và hướng dẫn thực hiện;
b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý cơng trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất
thải;
c) Bố trí lực lượng làm vệ sinh mơi trường.
2. Khách du lịch có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:
a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch,
điểm du lịch;
b) Vứt chất thải vào thiết bị thu gom chất thải đúng nơi quy định;
c) Giữ gìn vệ sinh nơi tham quan du lịch;
d) Không được xâm hại cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự
nhiên, các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì phối hợp với bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có
liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường
trong hoạt động du lịch theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg ban hành ngày ngày 29 tháng 5 năm
2006 về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai
đoạn 2006 - 2010
Nội dung của Chương trình:

HVTH: Hồng Phượng Trâm

Trang 13


Chương 1: Phương pháp xây dựng Kế hoạch hành động BVMT

trong lĩnh vực hoạt động du lịch

a) Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch; thúc đẩy hội nhập quốc tế;
nâng cao nhận thức của toàn dân về phát triển du lịch; nâng cao hình ảnh
của Việt Nam trên trường quốc tế;
b) Thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch;
c) Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng các sản
phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và
thế giới; bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch bền vững;
d) Đổi mới, tăng cường thể chế, chính sách phát triển du lịch; khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; đẩy mạnh hội nhập quốc
tế.
Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2005 về việc Phê
duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu
vực miền Trung - Tây Nguyên
Mục tiêu chung của Đề án:
-

Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về du lịch biển, du lịch văn hoá - lịch sử,
du lịch sinh thái, đẩy mạnh phát triển du lịch của các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc, đưa du lịch trở thành một trong những lĩnh vực quan
trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa
phương, thực hiện chủ trương xố đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh,
quốc phịng, trật tự an tồn xã hội.

-

Phấn đấu từ năm 2010 trở đi, du lịch giữ vai trò là một trong những
ngành kinh tế chủ lực của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và là động
lực đẩy mạnh phát triển du lịch cả nước.


Chương trình nghị sự 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Chính trị về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước
Một trong những nhiệm vụ của chương trình đề ra là ”Bảo vệ cảnh
quan, phát triển cây xanh, quy hoạch hợp lý và xây dựng hệ thống các cơng

HVTH: Hồng Phượng Trâm

Trang 14


×