Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của việt nam thông qua phân tích emergy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 130 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

VĂN NỮ THÁI THIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
THÔNG QUA PHÂN TÍCH EMERGY

CHUN NGÀNH QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
Mã số: 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2008


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1:....................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2:....................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN


THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . .


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên

: VĂN NỮ THÁI THIÊN

Phái

: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 20 - 06 - 1982

Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành

MSHV : 02606619


: Quản lý môi trường

I- TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của
Việt Nam thông qua phân tích Emergy
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường ở Việt Nam thơng
qua phân tích emergy.
- Đề xuất định hướng các giải pháp trong khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên
môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: ngày 21 tháng 01 năm 2008

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : ngày 30 tháng 11 năm 2008
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

: Tiến sĩ Đặng Viết Hùng
CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chun ngành thơng qua.
Ngày
TRƯỞNG PHỊNG ĐT – SĐH

tháng

năm 2008


TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CÁM ƠN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường với đề tài ”Đánh giá
hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của Việt Nam thông qua
phân tích Emergy” là sự thể hiện những kiến thức của tác giả đã thu nhận được
trong suốt những năm học đại học và cao học dưới sự dạy dỗ tận tình của các Thầy
Cơ, đặc biệt là các Thầy Cô trong Khoa Môi Trường của Trường Đại học Bách
Khoa TPHCM.
Tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn chân thành đến Thầy Tiến sĩ
Đặng Viết Hùng đã hết lịng dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để Tơi hồn thành
cơng việc nghiên cứu khoa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM,
Khoa Sau Đại học và các Thầy Cô trong Bộ môn Quản lý và Kỹ thuật Môi trường
đã cho Tôi cơ hội được học và dạy cho Tôi kiến thức quý giá.
Con xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của con đến ba me. Cám ơn ba me
đã sinh con ra, nuôi nấng, dạy dỗ yêu thương và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con
được học hành đến ngày hôm nay.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu nhất của Tôi đã
nhiệt tình ủng hộ, khích lệ và động viên Tơi trong suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2008
Văn Nữ Thái Thiên


TÓM TẮT LUẬN VĂN


Khái niệm emergy (emergy được phát âm vần “m”) là nền tảng khoa học cho
một hệ thống đánh giá khoa học đại diện cho cả hai giá trị kinh tế và môi trường
trong cùng một thước đo (Odum, 1996). Phân tích emergy dựa trên giá trị thực với
đơn vị là solar emjoule (sej) cho thấy rõ sự đóng góp quan trọng của các loại tài
ngun mơi trường đối với hoạt động phát triển kinh tế xã hội con người.
Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của Việt Nam đã được
đánh giá thông qua phân tích emergy cho thấy chỉ có khoảng 81% trong tổng lượng
emergy sử dụng có nguồn gốc nội địa, trong đó nguồn tài nguyên tái tạo chỉ chiếm
28% còn lại 53% là sự đóng góp của tài ngun khơng tái tạo cho phát triển kinh tế.
Hai nguồn tài nguyên tái tạo đóng góp nhiều nhất cho phát triển kinh tế, đặc biệt là
hoạt động sản xuất nơng nghiệp chính là nước sông và nước mưa với lượng emergy
tương ứng là 2.085,97E+20 và 1.579,06E+20 sej/năm. Nơng nghiệp là hoạt động
kinh tế chính ở Việt Nam, đóng góp 21% trong tổng lượng emergy đã sử dụng trong
nước. Chỉ số emergy tính theo đầu người của Việt Nam có giá trị 1,6E+16 sej/năm
và chỉ số emergy/tiền là 2,35E+13 sej/$ biểu hiện mức sống người dân vẫn còn thấp
so với các nước phát triển. Khả năng duy trì cuộc sống của nguồn tài nguyên tái tạo
được chỉ đủ cân bằng với khoảng 23,7 triệu người tương đương với 1/4 dân số trong
khu vực. Chỉ số bền vững emergy của Việt Nam là 0,94.
Qua các kết quả phân tích, Việt Nam nên có định hướng giảm tỉ lệ gia tăng
dân số, thay đổi cơ cấu kinh tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng
cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh khai thác mạnh các nguồn tài nguyên tái tạo
(đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió) nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế nhưng vẫn có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.


ABSTRACT

Emergy (spelled with an “m”) concept is the basic for a science-based
evaluation system representing both the environmental values and the economic

values in a common measure (Odum, 1996). Its unit is emjoule or solar emjoule
(sej). Method of emergy analysis based on real wealth expressed the contribution of
all types of resources in economic development and human society.
The current status of environment resources exploitation of Vietnam which
was evaluated by emergy analysis expressed that about 81% (renewable resources
were 28% and nonrenewable resources were 53%) in total used emergy were
derived from natural resources within the country and were contributed for
economic development. Two renewable resources contributed the most in
Vietnam’s economy, especially in argriculture, were river chemical (2.085,97E+20
sej/year) and rain chemical (1.579,06E+20 sej/year). Argriculture is the main
economic activity in Vietnam. It contributed 21% of total emergy used within the
country. The ratio of emergy to capital was 1,6E+16 sej/year and the ratio of
emergy to dollar was 2,35E+13 sej/$. They expressed Vietnamese living cost still
low when it was compared with the developed countries. The renewable carrying
capacity at present living standard just balanced about 23.7 million people, equally
to 1/4 total people in Vietnam. Emergy sustainable index of Vietnam was 0,94.
Through analysed results, Vietnam should aim at decreasing the number of
population, change the economic structure, do research and apply technological
advantages to increase the quality of products and speed up the exploitation of
renewale resources (especially sunlight and wind energy) in order to match the
demand of economic development. However, Vietnam is able to achieve sustainable
development in the future.


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề và sự cần thiết của đề tài.............................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài...............................................................................................2
1.3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu...................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
1.5. Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................4
1.5.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................4
1.6. Tính mới của đề tài........................................................................................4

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM.......................................................................... 6
2.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................7
2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội...........................................................................10
2.3. Hiện trạng môi trường tài nguyên thiên nhiên............................................19
2.3.1. Hiện trạng tài nguyên tái tạo được khai thác và sử dụng.....................19
2.3.2. Hiện trạng tài nguyên không tái tạo được khai thác và sử dụng .........23
2.3.2.1. Tài nguyên đất ...............................................................................23
2.3.2.2. Tài nguyên nước ............................................................................26
2.3.2.3. Tài nguyên rừng.............................................................................31
2.3.2.4. Tài nguyên khoáng sản ..................................................................34
2.3.2.5. Tài nguyên thủy hải sản.................................................................37
2.3.2.6. Tài nguyên du lịch .........................................................................38


2.3.3. Hiện trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ........................................39
2.3.3.1. Sự mất đất, suy thoái tài nguyên đất .............................................39
2.3.3.2. Sự suy thối, ơ nhiễm nguồn nước ................................................41
2.3.3.3. Suy thối tài nguyên khoáng sản do khai thác quá mức ...............45
2.3.3.4. Suy thối và giảm diện tích rừng...................................................47

2.3.3.5. Suy thối tài ngun thủy hải sản..................................................50
2.3.4. Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.....................................................................................................53
2.3.4.1. Quan điểm......................................................................................53
2.3.4.2. Mục tiêu và nội dung .....................................................................54
2.3.4.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược ...............................................58
2.3.4.4. Tổ chức thực hiện ..........................................................................58

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH EMERGY...................... 60
3.1. Hệ thống cấp bậc năng lượng......................................................................60
3.2. Năng lượng (energy) và emergy .................................................................62
3.3. Định nghĩa emergy ......................................................................................62
3.4. Các biểu tượng ngôn ngữ năng lượng trong biểu đồ hệ thống năng lượng63
3.5. Hệ số chuyển hóa ........................................................................................64
3.6. Empower......................................................................................................67
3.7. Emergy và tiền (emdollar) ..........................................................................67

CHƯƠNG 4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 68
4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu .....................................................68
4.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu...........................................................68
4.3. Phương pháp phân tích định lượng emergy................................................69
4.3.1. Biểu đồ hệ thống năng lượng: ..............................................................69
4.3.2. Bảng phân tích emergy.........................................................................70
4.3.3. Chỉ số emergy.......................................................................................73
4.4. Sơ đồ phương pháp emergy ........................................................................77


CHƯƠNG 5

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 78
5.1. Kết quả phân tích.........................................................................................78
5.1.1. Biểu đồ hệ thống năng lượng chi tiết của Việt Nam............................78
5.1.2. Bảng phân tích emergy của Việt Nam .................................................78
5.1.3. Kết quả tính tốn các chỉ số emergy ....................................................82
5.1.4. So sánh các chỉ số emergy của Việt Nam với một số nước khác ........84
5.2. Đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng khai thác sử dụng tài nguyên
môi trường của Việt Nam .....................................................................................91
5.2.1. Đối với tài nguyên tái tạo .....................................................................91
5.2.2. Tình hình đáp ứng của tài nguyên tái tạo.............................................93
5.2.3. Đối với tài ngun khơng tái tạo ..........................................................95
5.2.4. Tình hình xuất nhập khẩu.....................................................................95
5.2.5. Nhận xét các ngành nơng nghiệp, công nghiệp và dịch vụ .................97
5.2.6. Áp lực lên môi trường và hiện trạng bền vững ....................................97
5.3. So sánh kết quả phân tích emergy với định hướng mục tiêu Chiến lược
Bảo vệ Môi trường Quốc gia năm 2010 – 2020 ...................................................98

CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 100
6.1. Kết luận .....................................................................................................100
6.2. Kiến nghị ...................................................................................................101

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Mật độ dân số các vùng và cả nước Việt Nam năm 2006 .......................10
Bảng 2.2. Bảng GDP năm 2001 đến 2006 của Việt Nam........................................11

Bảng 2.3. Sản lượng lúa của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2006.......................12
Bảng 2.4. Bảng diện tích và sản lượng cây trồng hàng năm và lâu năm .................13
Bảng 2.5. Bảng xếp hạng nông sản chủ yếu của một số nước Đông Nam Á ..........14
Bảng 2.6. Số lượng gia súc, gia cầm ........................................................................15
Bảng 2.7. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu năm 2005, 2006 .......................16
Bảng 2.8. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2006...............17
Bảng 2.9. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam năm 2006 ..............18
Bảng 2.10. Lượng khách du lịch quốc tế đến phân theo mục đích Việt Nam .........19
Bảng 2.11. Bảng hiện trạng sử dụng đất Việt Nam ...................................................24
Bảng 2.12. Bảng diện tích rừng năm 2006 phân chia theo chức năng ....................32
Bảng 2.13. Sản lượng khai thác gỗ và diện tích rừng trồng.....................................33
Bảng 2.14. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu ngành vật liệu xây dựng .............36
Bảng 2.15. Bảng diện tích rừng bị thiệt hại từ năm 2000 đến 2006 ........................50
Bảng 4.1. Dạng bảng phân tích emergy ...................................................................70
Bảng 4.2. Bảng phân tích emergy của Việt Nam .....................................................72
Bảng 4.3. Bảng tính tốn các chỉ số emergy ............................................................76
Bảng 5.1. Bảng phân tích emergy của Việt Nam năm 2006....................................79
Bảng 5.2. Bảng kết quả tính toán các chỉ số emergy ...............................................82
Bảng 5.3. Các chỉ số đánh giá hiện trạng của một số quốc gia................................85


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ...........9
Hình 2.2 Biểu đồ sản lượng lúa Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2006..................12
Hình 3.1. Hệ thống năng lượng được tổ chức theo bậc ...........................................61
Hình 3.2. Chuỗi chất lượng emergy thường dùng để tính hệ số chuyển hố ..........63
Hình 3.3. Chuyển hố năng lượng qua các bước .....................................................66
Hình 3.4. Sơ đồ tính hệ số chuyển hố của một sản phẩm ......................................67
Hình 4.1. Trật tự sắp xếp các nguồn tài nguyên với sự tăng dần hệ số chuyển hố từ

trái qua phải...............................................................................................................70
Hình 4.2. Đồ thị tóm tắt các dịng emergy ...............................................................73
Hình 4.3. Hình minh họa các dòng emergy vào và ra khỏi hệ thống ......................74
Hình 4.4. Sơ đồ phương pháp emergy......................................................................77
Hình 5.1. Biểu đồ hệ thống năng lượng chi tiết của Việt Nam................................78
Hình 5.2. Đồ thị các dịng emergy của Việt Nam ....................................................81
Hình 5.3. Biểu đồ các dòng emergy và dòng tiền Việt Nam ...................................83
Hình 5.4. Đồ thị các chỉ số emergy của Việt Nam...................................................84
Hình 5.5. Đồ thị so sánh tài nguyên tái tạo được ở một số nước.............................87
Hình 5.6. Đồ thị khả năng đáp ứng của tài nguyên tái tạo của một số nước ...........88
Hình 5.7. Đồ thị so sánh emergy sử dụng trên một đơn vị diện tích của một số
nước...........................................................................................................................88
Hình 5.8. Đồ thị so sánh emergy sử dụng trên đầu người của một số nước..........89
Hình 5.9. Đồ thị so sánh emergy sử dụng trên đơn vị tiền tệ của một số nước......89
Hình 5.10. Đồ thị so sánh các chỉ số emergy của một số nước ...............................90


1

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề và sự cần thiết của đề tài
Trong 11 năm qua nền kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt. Bình quân thu nhập

theo đầu người tăng 47% từ 289 (1995) lên 723 USD/năm (2006) (phần 2 - Niên
giám thống kê 2007) cho thấy cường độ phát triển của Việt Nam là đáng khích lệ

nhưng những vấn đề đi kèm như ô nhiễm môi trường và suy thoái, cạn kiệt tài
nguyên cũng đang ở mức báo động. Thêm vào đó, tỉ lệ gia tăng dân số Việt Nam
trung bình hàng năm vẫn cao với 1,3% trong khi ở các nước phát triển như Nhật,
Singapore, Mỹ, Canada…tỉ lệ này chỉ chưa đến 0,8%. Tổng số dân Việt Nam là
84.155.774 người (Tổng cục Thống kê 2007) với mật độ trung bình tương ứng là
254 người/km2 khá dày so với thế giới (43 người/km2). Hai vấn đề phát triển kinh
tế và bùng nổ dân số đã tạo một áp lực khá lớn lên tài nguyên môi trường. Nguồn
tài nguyên rừng bị suy giảm trong các năm qua là một ví dụ minh hoạ rõ nét nhất.
Nếu như năm 1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ của rừng đạt 43% thì sau hơn 60
năm, tỷ lệ che phủ hiện nay chỉ cịn 36,7% (Theo Cục Bảo vệ Mơi trường, 2005).
Mặt khác, tài nguyên môi trường phục vụ cho phát triển kinh tế phần lớn là tài
nguyên không tái tạo như khoáng sản, dầu mỏ, than đá…nên càng khai thác càng
cạn kiệt. Nhu cầu thì ngày càng tăng trong khi tài ngun khơng tái tạo thì lại có
giới hạn. Bên cạnh đó, sự quan tâm chưa đúng mức đến các vấn đề ô nhiễm làm
cho chất lượng và trữ lượng của các nguồn tài nguyên môi trường Việt Nam đang
đứng trước nguy cơ không bền vững.
Từ trước đến nay, đồng tiền vẫn là thước đo cho sự phát triển. Thiên nhiên
cung cấp các nguồn nguyên đầu vào dồi dào cho nền kinh tế nhưng tiền tệ lại


2

không quan tâm đến chúng. “Tiền chỉ được trả cho con người chứ khơng bao giờ
trả cho mơi trường vì những thứ nó tạo ra” (Odum, 1996). Nếu các nguồn đầu vào
từ môi trường này không được đánh giá một cách đầy đủ và đúng mực thì việc
khai thác sử dụng bền vững chúng có lẽ sẽ khơng thực hiện được. Vì vậy, làm thế
nào để định lượng được giá trị, vai trị quan trọng của các tài ngun mơi trường
này đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong sự phát triển bền vững?
Nếu định lượng được chúng thì trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ có những định hướng,
chiến lược để bảo tồn và khai thác sử dụng chúng một cách hợp lý theo xu hướng

phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây, khái niệm emergy đã được sử dụng để đánh giá
kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên trong cùng một hệ đơn vị. Đây là một thước
đo giá trị được dùng để định hướng đề xuất và ra quyết định làm thế nào để quản
lý tốt nhất các nguồn tài nguyên, dân số và kinh tế trong khu vực.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu cần thiết trên, luận văn với đề tài ”Đánh giá
hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên mơi trường của Việt Nam thơng qua
phân tích emergy” được thực hiện để góp phần bổ sung thêm cơ sở cho những
định hướng hành động trong bảo vệ tài nguyên môi trường trước mắt và lâu dài.
1.2.

Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của luận văn là định lượng một cách rõ ràng vai trị quan trọng của

tài ngun mơi trường đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam thông qua phân tích
emergy. Qua đó, tác giả sẽ đề xuất những định hướng thiết thực nhất để vừa khai
thác hợp lý tài nguyên môi trường phục vụ nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội,
vừa bảo vệ môi trường một cách bền vững trong tương lai.
1.3.

Phạm vi và nội dung nghiên cứu
Trong luận văn này, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong lãnh thổ nước

Việt Nam bao gồm những nội dung sau :
– Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng tài nguyên


3

môi trường được khai thác sử dụng

– Tổng quan về phương pháp phân tích emergy và những khái niệm có
liên quan
– Đánh giá hiện trạng môi trường Việt Nam thông qua kết quả phân tích
– Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường ở Việt
Nam thông qua phân tích emergy.
– Đề xuất các định hướng giải pháp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên môi trường Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau :
– Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
9 Thu thập, tổng hợp tất cả cơ sở dữ liệu, thông tin về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường của Việt Nam
9 Thu thập và lựa chọn những số liệu cần thiết đáng tin cậy thông qua
các báo cáo, niên giám thống kê,…để kết quả tính tốn có độ chính
xác cao
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
9 Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp và thống kê xử lý theo
yêu cầu của mục tiêu đề tài
– Phương pháp phân tích Emergy
9 Xây dựng biểu đồ hệ thống năng lượng của các nguồn tài nguyên
9 Lập bảng phân tích emergy cho các dịng năng lượng
9 Tính tốn các chỉ số emergy
9 Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá thực trạng khai thác sử dụng tài


4


nguyên môi trường ở Việt Nam
1.5.

Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
– Khái niệm emergy là thước đo giá trị dựa trên khoa học. Nó có thể kết nối
được tất cả các loại tài nguyên (năng lượng, nguyên liệu, hàng hóa…)
quy về cùng một hệ đơn vị.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
– Phân tích emergy có thể đánh giá được giá trị thực của tài nguyên
– Đây là cở sở khoa học có khả năng hỗ trợ, định hướng cho việc ra quyết
định và góp phần xây dựng chiến lược bảo vệ tài ngun mơi trường.
– Góp phần định hướng xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh
tế và bảo vệ tài ngun mơi trường.

1.6.

Tính mới của đề tài
Đây là phương pháp mới dùng để định lượng giá trị tài nguyên thiên nhiên.

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về phân tích emergy đã được thực hiện
ngày càng nhiều trên thế giới như Anh, Úc, Mỹ, Hàn, Braxin, Canada, Trung
Quốc, Thái Lan, Lào…. bao gồm phân tích emergy ở quy mơ khu vực và quốc gia
(Choi, 2003; Higgins, 2003; Huang et al., 1995; Lee et al., 1994; Qin et al., 2000)
và đánh giá Emergy trong việc so sánh các dự án khai thác sử dụng tài nguyên môi
trường (Brown et al., 1996; Kang et al., 2002; Martin, 2002; Ton et al., 1998),
phân tích emergy và mơ hình hố năng lượng trong việc sử dụng bền vững hạ lưu
vực sông Mê Kông (Đặng Viết Hùng, 2003)… Tuy nhiên, vẫn chưa có phân tích
Emergy nào cho nguồn tài ngun mơi trường của nước Việt Nam.
Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên dùng cơng cụ phân tích emergy đánh giá một

cách toàn diện về giá trị và vai trị quan trọng của tài ngun mơi trường đối với


5

phát triển kinh tế, đồng thời bổ sung thêm một cơng cụ kiểm tốn mới vào quỹ
cơng cụ vốn eo hẹp đã và đang được sử dụng từ trước tới nay ở Việt Nam.


6

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MƠI TRƯỜNG
VIỆT NAM

- Tên nước: Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Quốc ca: Tiến quân ca
- Thủ đơ: Hà Nội
- Vị trí địa lý: 16° vĩ Bắc, 1090 kinh Đông
- Thành phố lớn nhất: Thành Phố Hồ Chí Minh
- Ngơn ngữ chính: Việt Nam
- Thể chế: Xã Hội Chủ Nghĩa
- Ngày Quốc khánh: mùng 02 tháng 9 năm 1945
- Tổng diện tích: 331.689 km² xếp thứ 65 thế giới
- Dân số (năm 2006) : 84.155.774 người xếp thứ 13 thế giới
- Mật độ dân số: 254 /km² xếp thứ 46 thế giới
- Tổng thu nhập bình quân theo đầu người năm 2006: 723 USD/người.



7

2.1. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam (tọa độ địa lý: 16° vĩ Bắc, 109° kinh Đông) nằm ở cực Đông Nam
bán đảo Đơng Dương. Phía Đơng giáp biển đơng và vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp
Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Trung Quốc. Việt
Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281km), Lào (2.130 km) và
Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển
Đông và vịnh Thái Lan. Nước Việt Nam có hình chữ S và khoảng cách từ Bắc tới
Nam là khoảng 1.650km, vị trí hẹp nhất theo chiều Đông sang Tây là 50km. Với
đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh
giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải
lý làm vùng đặc quyền kinh tế.
Việt Nam có diện tích 331.678 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền
và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần
và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được
Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu
km². Địa thế có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ
khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm 40%, đồi 40%.
Miền Bắc gồm có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng; miền Trung là
phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là
vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi
Păng, thuộc dãy núi Hồng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện
tích đất Việt Nam.
Dân số Việt Nam năm 2006 là 84.155.774 người, mật độ 254 người/km2
(Niên giám thống kê năm 2007).
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa từ giữa
tháng 5 đến giữa tháng 10, và mùa khô từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 5) và khí
hậu gió mùa ở miền bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa
đông). Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hồ một phần bởi các



8

dịng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84%
suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, và nhiệt độ từ 5°C đến
37°C.
Việt Nam có nhiều mỏ khống sản trên đất liền, rừng tự nhiên và một số mỏ
dầu, khí, quặng khống sản ngồi khơi. Hàng năm, Việt Nam ln phải phịng
chống bão và lụt lội.
Việt Nam được chia ra 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương và thủ
đô là Hà Nội. 64 đơn vị hành chính của Việt Nam lần lượt là: An Giang, Bà RịaVũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình
Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đăk Lăk,
Đăk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội,
Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phịng, Hậu Giang, Hịa Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng
Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ,
Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc
Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Ngun, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế,
Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái
Dưới cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Việt Nam được chia thành
quận, huyện, thị xã hay thành phố trực thuộc tỉnh.


9

Nguồn:
Hình 2.1. Bản đồ hành chính nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Bảng 2.1. Mật độ dân số các vùng và cả nước Việt Nam năm 2006



10

Diện tích
(km2)

Mật độ dân số
(người/km2)

18.207,9

14.862,5

1.225

Đơng Bắc

9.458,5

64.025,2

148

Tây Bắc

2.606,9

37.533,8


69

10.668,3

51.552,0

207

Dun Hải Nam Trung Bộ

7.131,4

33.166,1

215

Tây Nguyên

4.868,9

54.956,6

89

Đông Nam Bộ

13.798,4

34.807,7


396

Đồng Bằng Sông Cửu Long

17.415,5

40.604,7

429

Cả nước

84.155,8

331.211,6

254

Khu vực

Dân số trung bình
(nghìn người)

Đồng Bằng Sơng Hồng

Bắc Trung Bộ

Nguồn: Phần 2 (Dân số và lao động )- Niên giám thống kê năm 2007
2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của

thế giới. Nền kinh tế của các nước trong khu vực đứng đầu là Singapo, tiếp sau đó
là Mã Lai, Thái Lan, Inđơnêxia có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm
vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á – Thái Bình Dương.
Trong nhiều năm liên tục trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau
thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đạt khá cao. Vị
thế của ASEAN ngày càng được khẳng định.
Nền kinh tế nước Việt Nam trong năm 2006 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.
Tỷ trọng GDP với nông nghiệp 15,97%, lâm nghiệp 1.2 %, công nghiệp và xây
dựng 40.97%, dịch vụ 38,01% (niên giám thống kê năm 2007). Hầu hết các chỉ
tiêu kinh tế chủ yếu do Quốc Hội đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) tăng gần 8,2% (kế hoạch 8%), trong đó khu vực nơng - lâm


11

nghiệp và thủy sản tăng 3,23% (kế hoạch 3,8%), khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 10,46% (kế hoạch 10,2%), riêng công nghiệp tăng 10,28% và khu vực dịch vụ
tăng 8,26% (kế hoạch tăng 8%). GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu
đồng, tương đương 723 USD, tăng 47% so năm 1995.
Bảng 2.2. Bảng GDP năm 2001 đến 2006 của Việt Nam
Năm

GDP (tỉ đồng)

2001

481.295

2002


535.762

2003

613.443

2004

715.307

2005

839.211

2006

973.970

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Bảng 2.2 liệt kê giá trị tổng sản phẩm tăng dần qua các năm cho thấy kinh tế Việt
Nam đang có xu hướng phát triển rất tốt.
™ Về nơng nghiệp
Ngành kinh tế quan trọng nhất của nước Việt Nam là sản xuất nông
nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 theo giá thực tế phân theo ngành
hoạt động là 197,9 nghìn tỉ đồng tăng 8% so với giá trị năm 2005, trong đó trồng
trọt chiếm 145,8 nghìn tỉ đồng (73,7%), chăn nuôi và dịch vụ chiếm lần lượt 48,5
(2,5%) và 3,6 nghìn tỉ đồng (1,8%) (theo niên giám thống kê 2007).
Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2006 là 8.353,8 nghìn
ha trong đó diện tích trồng lúa chiếm 7.324,8 nghìn ha, diện tích trồng ngơ chiếm
1027,2 nghìn ha. Năng suất của lúa đạt 48,9 tạ/ha tăng 0,1% và sản lượng đạt 35,83

triệu tấn tưong đương với sản lượng thu hoạch của năm 2005, sản lượng ngô đạt 37


12

tạ/ha tương đương với 3,8 triệu tấn cũng bằng sản lượng năm 2005. Bình quân sản
lượng lương thực theo đầu người năm 2006 là 471,2 kg (niên giám thống kê 2007).
Sau đây là bảng sản lượng lúa những năm vừa qua:
Bảng 2.3. Sản lượng lúa của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2006
Năm

2000

Sản lượng lúa
(nghìn tấn)

2001

2002

2003

2004

2005

2006

24.963,7 32.108,4 34.447,2 34.568,8 36.148,9 35.832,9 35.849,5


Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
2000

2001

2002 2003 2004 2005
Sản lượng lúa x 1000 tấn

2006

Hình 2.2 Biểu đồ sản lượng lúa Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2006

Đồ thị hình 2.2 cho thấy sản lượng lúa tăng mạnh từ năm 2000 đến 2001,
sau đó tăng chậm lại. Trong 6 năm từ 2001 tới 2006, năm 2004 có sản lượng lúa
thu hoạch cao nhất với 36.148,9 nghìn kilogram.


13

Diện tích gieo trồng và sản lượng một số cây cơng nghiệp hàng năm và lâu

năm được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.4. Bảng diện tích và sản lượng cây trồng hàng năm và lâu năm năm
2005, 2006.
Diện tích

Sản lượng

(Nghìn ha)

(Nghìn tấn)

2005

Cây cơng
nghiệp
hàng năm

Cây cơng
nghiệp lâu
năm

2006

2005

2006

Bơng

25,8


20,9

33,5

28,6

Cói

12,5

12,3

80,5

90,0

Mía

266,3

288,1

14.948,7

16.719,5

Lạc

269,6


246,7

489,3

462,5

Đậu tương

204,1

185,6

292,7

258,1

Chè

122,5

122,9

570,0

648,9

Cà phê

497,4


497,0

752,1

985,3

Cao su

482,7

522,2

481,6

555,4

Hồ tiêu

49,1

48,5

80,3

78,9

Dừa

132,0


133,9

977,2

1000,7

Điều

348,1

401,8

240,2

273,1

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007
Diện tích cây cơng nghiệp hàng năm của nước ta là 753,6 nghìn ha giảm
24,7 nghìn ha (3.17%) so với năm 2005. Do vậy, nhưng sản lượng cây công
nghiệp hàng năm năm 2006 đạt 17.558,7 nghìn tấn tăng 1.714 nghìn tấn so với
năm 2005. Diện tích cây lâu năm năm 2006 là 1.726,3 nghìn ha, tăng 94,5 nghìn


14

ha so với năm 2005. Sản lượng các cây công nghiệp chủ yếu đều tăng khá, trong đó
chè tăng 13,8%; cà phê tăng 31%;…(bảng 2.4).
Bảng 2.5. Bảng xếp hạng nông sản chủ yếu của một số nước Đông Nam Á năm
2006

Lúa
(nghìn tấn)
Sản
lượng
Việt Nam

Chè
(nghìn tấn)

Xếp
hạng

35.849,5

2

1,0

9

Cam-pu-chia

6.264,1

6

In-đơ-nê-xi-a

54.400,0


1

Lào

2.660,0

7

Ma-lai-xi-a

2.154,0

Mi-an-ma

Bru-nây

Sản
lượng
648,9

Cà phê
(nghìn tấn)

Xếp
hạng
1

Sản
lượng
985,3


Cao su
(nghìn tấn)

Xếp
hạng
1

Sản
lượng

Xếp
hạng

555,4

4

0,2

8

0,4

7

21,4

7


171,4

2

652,7

2

2.350,0

2

8

2,9

5

40,0

5

1.283,6

3

25.200,0

4


25,0

3

2,8

6

40,0

6

Phi-li-pin

15.326,7

5

104,1

3

351,6

5

Thái Lan

29.269,0


3

46,9

4

3.157,0

1

6,0

4

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007
Bảng 2.5 thể hiện thứ tự xếp hạng sản phẩm nông nghiệp của các nước
Đông Nam Á. Sản lượng các cây nông nghiệp thế mạnh là lúa, chè, cà phê, cao su.
So với các nước Bru-nây, Campuchia, Inđơnêxia, Lào, Malaixia, Mianma,
Philippin và Thái Lan thì Việt Nam có sản lượng lúa thu hoạch đạt 35.849,5 nghìn
tấn đứng thứ 2 sau Inđơnêxia (54.400 nghìn tấn) nhưng sản lượng chè và cà phê lại


×