Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty AASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.01 KB, 48 trang )

Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện kiểm toán các khoản dự
phòng tại Công ty AASC
I.Những bài học kinh nghiệm từ việc kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty
Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán
1.1 Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm từ công tác kiểm toán tại
Công ty AASC
Trải qua hơn 10 năm hoạt động với bề dầy 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực kiểm toán Công ty AASC đã không ngừng phát triển. Mặc dù hoạt động kiểm
toán ở nước ta trong thời gian qua chưa thực sự trở thành công cụ kiểm soát hữu
hiệu trong nền kinh tế nhưng cũng đã hình thành một cơ chế kiểm soát và đánh
giá các hoạt động của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Cùng với các Công ty
kiểm toán khác trong nước như VACO, các Công ty kiểm toán Quốc tế, AASC đã
khẳng định vị thế của mình trên thị trường kiểm toán còn rất mới mẻ này.
Với những kết quả đạt được trong thời gian qua phần nào đã chứng tỏ sự
thành công vượt bậc của AASC. Ban đầu khi mới thành lập Công ty chỉ có 8
thành viên, vốn hoạt động kinh doanh rất ít ỏi, nay Công ty đã mở rộng mạng lưới
kinh doanh tới khắp nơi trong cả nước, doanh thu không ngừng tăng lên qua các
năm, số lượng nhân viên và cộng tác viên được đào tạo chuyên sâu, có bài bản…
Để đạt được những thành công đó không thể không kể đến vai trò lãnh đạo
của Ban Giám đốc Công ty, họ là những người tiên phong trong công cuộc tìm
kiếm và mở rộng thị trường, là những người trụ cột chính cho sự phát triển của
Công ty. Ban Giám đốc Công ty đã điều hành, điều phối hoạt động tại Văn phòng
cũng như tại các Chi nhánh một cách có hiệu quả ; tham chủ động trực tiếp trong
việc lập kế hoạch kiểm toán chiến lược cho các Công ty khách hàng và lên kế
hoạch kiểm toán cho các Phòng nghiệp vụ; trực tiếp kiểm tra, giám sát kết quả
kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện tại các Công ty khách hàng ; đưa ra các
chính sách khuyến khích đối với nhân viên của mình… vì vậy hoạt động của
Công ty trong những năm qua luôn đi vào nề nếp và quy củ.
Góp phần vào những thành công của Công ty còn phải kể đến đội ngũ nhân
viên lành nghề, đầy nhiệt huyết. Tham gia vào các cuộc kiểm toán của Công ty
đều có những kiểm toán viên có trình độ chuyên môn vững vàng. Đội ngũ nhân


viên trong trong những năm qua luôn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn, cập nhật với những thay đổi của thời đại, làm việc với tinh thần cao, luôn ý
thức được trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo uy tín đối
với Công ty khách hàng. Đặc biệt với sự trẻ hoá đội hình nhân viên trong những
năm gần đây đã giúp Công ty giải quyết được những khó khăn trước đây vì họ có
đủ những kiến thức bắt nhịp với thời đại, sẵn sàng đi khắp nơi khi công việc cần.
Mặc dù có những bước tiến lớn trong các lĩnh vực kinh doanh song Công ty
AASC không tránh khỏi những khó khăn trong hoạt động kiểm toán:
Một trong những khó khăn hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt của các Công
ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Sự ra đời của các Công ty kiểm toán tư
nhân cũng như các Công ty kiểm toán có uy tín lâu nay trên thị trường đã tạo nên
một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để đứng vững được trên thị trường đồng
thời giữ được các khách hàng quen thuộc, Công ty buộc phải nâng cao chất lượng
dịch vụ và nhiều khi phải hạ giá phí kiểm toán tới mức rất thấp, điều đó có nghĩa
là chất lượng kiểm toán sẽ không thể tốt hơn và doanh thu của Công ty vì thế
cũng bị ảnh hưởng.
Thêm vào đó, về phía Nhà nước, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm
toán vẫn thực sự chưa ổn định. Các Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán chưa được
ban hành đầy đủ, do vậy Công ty vẫn phải dựa nhiều vào cơ sở các Chuẩn mực
Kế toán, Kiểm toán Quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Các chính sách, chế độ Kế
toán còn nhiều bất cập, mâu thuẫn với thực tế … cũng là những khó khăn trong
kiểm toán của Công ty.
Mặt khác, ở nước ta hiện nay nhu cầu kiểm toán đối với các doanh nghiệp
là chưa nhiều. Trừ những Công ty có quy mô lớn, các Công ty mà Nhà nước yêu
cầu phải kiểm toán bắt buộc mới kiểm toán thì còn lại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ vẫn chưa ý thức được nhu cầu kiểm toán đối với họ. Họ luôn có tâm lý cố
gắng giữ kín thông tin. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ cho Công ty kiểm toán
khi tìm kiếm khách hàng.
Đối với các Công ty được kiểm toán, khi kiểm toán viên tiến hành kiểm
toán cũng đã gây cản trở lớn cho Công ty. Ví dụ như thái độ dè dặt, thiếu hợp tác

của khách hàng, gây khó dễ đối với kiểm toán viên, hoặc cung cấp các thông tin
không chính xác, đầy đủ… Điều này dẫn đến kết quả kiểm toán đã phản ánh
không thực sự trung thực, hợp lý, khách quan , có nhiều trường hợp kết quả đó
không nhất trí với kết quả kiểm tra của cơ quan thuế. Chính vì vậy mà rủi ro kiểm
toán khi tiến hành kiểm toán là rất cao và Công ty cũng đã không ít lần gặp phải
những trường hợp như vậy.
Khó khăn nữa trong kiểm toán Công ty khách hàng là hiện nay mặc dù
Công ty AASC đã xây dựng quy trình kiểm toán chung cho các khách hàng của
mình song quy trình đó vẫn còn nhiều bất cập khi ứng dụng vào thực tế. Khi tiến
hành kiểm toán, kiểm toán viên nhiều khi phải sử dụng kinh nghiệm kiểm toán
của mình để kiểm toán . Rõ ràng khó khăn này cũng cản trở chất lượng kiểm toán
của AASC.
1.2 Bài học kinh nghiệm từ kiểm toán các khoản dự phòng tại AASC:
Qua thực tiễn kiểm toán Báo cáo tài chính cho kỳ kết thúc niên độ kế toán
ngày 31/12/2002 tại khách hàng của AASC (Công ty ABC) cho thấy: thực tế kiểm
toán các khoản dự phòng được thực hiện thống nhất theo quy trình kiểm toán
chung cũng như quy trình kiểm toán được AASC xây dựng, từ khâu lập kế hoạch
kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến khâu kết thúc kiểm toán. Các thủ tục kiểm
toán luôn được vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình kiểm toán. Công ty
AASC đã tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực
kiểm toán quốc tế được thừa nhận. Cụ thể như sau:
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:
Để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu với việc tiếp cận
khách hàng, sau đó là lập kế hoạch kiểm toán. Tiếp cận khách hàng là giai đoạn
đầu tiên của quy trình kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp
cận khách hàng là tìm kiếm thêm những khách hàng mới và giữ vững uy tín đối
với khách hàng cũ, ngay từ đầu Công ty AASC đã thực hiện tốt công tác này. Bắt
đầu là việc gửi thư chào hàng tới các khách hàng kiểm toán, thư chào hàng đơn
giản, xúc tích nhưng nêu bật lên được sức thu hút đối với các khách hàng. Việc
tiếp cận khách hàng không dập khuôn, máy móc mà linh hoạt tuỳ thuộc vào mối

quan hệ giữa công ty và khách hàng. Thường là Ban lãnh đạo Công ty đảm nhận
trách nhiệm này. Thực tế cho thấy việc tiếp cận khách hàng được tiến hành nhanh,
gọn, nhanh chóng đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Khi ký kết hợp đồng kiểm
toán, Công ty cũng đã tuân thủ theo luật định hiện hành, phù hợp với chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số 210 “Hợp đồng kiểm toán”.
Khi lập kế hoạch kiểm toán, tính thận trọng nghề nghiệp buộc kiểm toán
viên phải thực hiện đầy đủ các bước từ thu thập thông tin về tình hình kinh doanh
của khách hàng, về cơ sở pháp lý của khách hàng cho tới việc tìm hiểu hệ thống
kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro trọng yếu. Đối với các khách hàng thường niên,
kiểm toán viên thường cập nhật từ hồ sơ kiểm toán chung, các vấn đề thay đổi đều
được kiểm toán viên ghi lại (Công ty ABC). Còn đối với các khách hàng mới,
kiểm toán viên tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn Ban Giám đốc, quan sát hoạt
động của khách hàng, hoặc nhờ chuyên gia khi cần thiết… Việc tìm hiểu hệ thống
kiểm soát nội bộ được tiến hành khá đầy đủ. Các thông tin mới về sự thay đổi
HTKSNB đều được kiểm toán viên thu thập và ghi lại.
Mô hình đánh giá mức độ trọng yếu của Công ty được đánh giá hợp lý. Tuy
mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu nhưng nhìn chung thực sự hiệu quả trong
việc giúp kiểm toán viên định hướng các công việc kiểm toán cũng như việc đưa
ra các bút toán điều chỉnh dựa vào mức độ trọng yếu đối với từng khoản mục.
Như vậy, các công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong khâu lập kế
hoạch đã tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch
kiểm toán”.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, đồng thời phân công công việc cho các
kiểm toán viên và lên lịch kiểm toán các khách hàng, kiểm toán viên tiến hành
kiểm tra chi tiết một cách toàn diện các khoản mục trên Báo cáo tài chính theo
quy trình kiểm toán chung đã được xây dựng. Kiểm toán các khoản dự phòng
cũng được thiết kế một cách chặt chẽ theo quy trình kiểm toán chung. Trong quá
trình kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán luôn bám sát tiến trình thực hiện công
việc của các trợ lý để kiểm tra tiến độ thực hiện và chất lượng công việc. Các vấn

đề phát hiện luôn được đưa ra thảo luận để tìm ra hướng giải quyết. Kiểm toán
viên cũng đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để kiểm toán như
quy trình phân tích trên Báo cáo tài chính, thủ tục kiểm tra chi tiết số dư…
Thực tế khi tiến hành kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty ABC cho
thấy công việc kiểm toán chi tiết thực hiện chưa thực sự đầy đủ. Kiểm toán viên
chủ yếu kiểm tra chi tiết tính hợp lý, chính xác của các con số ghi sổ mà chưa
thực hiện các thủ tục kiểm tra khác nhằm phát hiện các sai sót như liệu các khoản
dự phòng được lập có thực sự thuộc quyền sở hữu của Công ty hay không, Công
ty đã trích lập dự phòng một cách đầy đủ không…
Giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Giai đoạn
này cũng được kiểm toán viên tuân thủ chặt chẽ theo quy trình kiểm toán chung.
Để hình thành nên ý kiến của mình về các khoản dự phòng trên Báo cáo kiểm
toán, trước đó kiểm toán viên tiến hành rà soát và đánh giá lại các vấn đề phát
sinh trong quá trình kiểm toán, kiểm tra các chênh lệch giữa số liệu kiểm toán với
số liệu trên sổ sách kế toán, soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán,
hoàn thiện các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên .Trường hợp có sự chênh lệch
cần phải điều chỉnh, kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh đối với khoản mục
trên Báo cáo tài chính của Công ty khách hàng. Đối với các bút toán điều chỉnh,
sau khi có sự thoả thuận với khách hàng, đồng thời căn cứ vào mức độ trọng yếu
của các khoản mục sẽ là căn cứ để kiểm toán viên hình thành ý kiến trên Báo cáo
kiểm toán. Trong trường hợp có sự yêu cầu từ phía khách hàng trong vấn đề tư
vấn sau kiểm toán, Công ty sẽ phát hành thư quản lý tới khách hàng.
Nhìn chung các công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán được kiểm
toán viên tiến hành hợp lý, nhanh gọn. Báo cáo kiểm toán của Công ty AASC
được trình bày ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, phù hợp với Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 700 về “ Báo cáo kiểm toán”.
II. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán các khoản dự phòng.
Có thể nói sự ra đời của các Công ty Kiểm Toán Việt Nam từ đầu thập niên
90 đã mở ra một hướng đi mới cho lĩnh vực Kiểm Toán. Sau hơn 10 năm hoạt

động, một thời gian không phải là nhiều nhưng các Công ty Kiểm toán Độc lập đã
đạt được một khối lượng công việc đáng khích lệ.
Sự ra đời của Kiểm toán Độc lập đã khẳng định vai trò của nó đối với nền
kinh tế Quốc dân trong việc kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, có
thực sự lành mạnh hay không, có đủ tin tưởng với các nhà đầu tư hay không…
điều đó chỉ có thể khẳng định qua hoạt động kiểm toán. Nói cách khác, Kiểm toán
chính là một công cụ sắc bén đảm bảo cho nền kinh tế Nhà nước phát triển một
cách vững mạnh.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì đây vẫn chỉ là một loại hình dịch vụ còn rất mới
mẻ. So với bề dày lịch sử của ngành kiểm toán trên thế giới, Kiểm toán Độc lập
tại Việt Nam còn quá non trẻ, sức cạnh tranh với các công ty Kiểm toán Quốc Tế
chưa cao, uy tín trên thị trường chưa được mở rộng, hoạt động kiểm toán còn
nhiều bất cập giữa lý luận và thực tiễn. Do vậy, để khẳng định vị thế của mình
trên trường Quốc tế, Kiểm toán Độc lập ở nước ta phải tự tìm cho mình một
hướng đi mới, một trong những hướng đi đó là phải tự hoàn thiện công tác kiểm
toán ở Việt Nam.
Thêm vào đó, trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam
sẽ không thể đứng vững nếu không tự hoà nhập. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế
thế giới, của các liên minh đa Quốc Gia đã chứng tỏ xu thế toàn cầu hoá là một tất
yếu. Chính vì vậy trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng xúc tiến hội
nhập. Sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối vớiViệt Nam, Việt Nam đã bình
thường hoá quan hệ với nhiều nước trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế
như quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), tham gia khu mậu dịch
tự do ASEAN, AFTA, APEC và trong tương lai sẽ tiếp tục tiến trình hội nhập đặc
biệt là gia nhập vài tổ chức kinh tế thế giới ( WTO ) . Sự hội nhập này mang đến
cho Việt Nam rất nhiều điều kiện có lợi trong nền kinh tế nước nhà. Song kéo
theo với nó là buộc các doanh nghiệp phải cải thiện kỹ thuật để tăng sức cạnh
tranh. Kiểm toán Việt nam không nằm ngoài xu thế đó. Đứng trước cơ hội mở
rộng thị phần song phải đối đầu với các Công ty kiểm toán Quốc tế lớn mạnh, bất

kì Công ty Kiểm toán nào ở Việt Nam cũng phải hoàn thiện công tác kiểm toán,
trước hết là chương trình kiểm toán phải hiệu quả và linh hoạt. Có như vậy kiểm
toán Việt Nam mới có thể đứng vững được trong một xu thế toàn cầu hoá như
hiện nay.
Tiếp theo, một trong những điều kiện cần thiết phải hoàn thiện quy trình
kiểm toán kiểm toán nói chung cũng như quy trình kiểm toán các khoản mục nói
riêng đó là môi trường pháp lý tại Việt Nam chưa thực sự tạo điều kiện cho các
nhà kiểm toán hoạt động. Hiện nay nước ta đã ban hành được một số Chuẩn mực
kế toán, kiểm toán nhưng vẫn còn nhiều bất cập khi đi vào thực tế, chưa tạo ra
được một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động kiểm toán, điều đó đã làm cho
công việc kiểm toán của kiểm toán viên gặp rất nhiều khó khăn. Để hạn chế
những bất cập của chế độ thì Công ty kiểm toán nhất thiết phải tự hoàn thiện qui
trình kiểm toán cho mình.
Ngoài ra, qua thực tế kiểm toán Báo cáo tài chính tại các công ty khách
hàng nói chung cũng như qua kiểm toán các khoản dự phòng tại công ty ABC do
AASC thực hiện cho thấy quy trình kiểm toán còn nhiều hạn chế. Ví dụ như việc
tìm hiểu, đánh giá HTKSNB chưa thực sự đầy đủ; các thủ tục phân tích khi kiểm
toán chưa mang lại hiệu quả cao theo đúng tầm quan trọng của nó; khi kiểm tra
chi tiết các khoản mục dự phòng kiểm toán viên mới chỉ tập trung vào việc kiểm
tra tính chính xác, trung thực, hợp lệ của các số dư, chưa đi sâu kiểm tra các
nghiệp vụ phát sinh cũng như tính hiện hữu của các nghiệp vụ phát sinh… Hơn
thế nữa, quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được Công ty thiết kế chung cho
mọi khách hàng nên rõ ràng không thể bao quát hết được, nhất là những khách
hàng kinh doanh trong các lĩnh vực mang tính đặc thù.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, nhu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán sao
cho khoa học hơn, phù hợp hơn là thực sự cần thiết không chỉ đối với công ty
AASC mà còn đối với tất cả các công ty kiểm toán khác. Một quy trình kiểm toán
hiệu quả luôn là một lợi thế đối với bất kỳ một Công ty kiểm toán nào. Nó không
những cho phép Công ty kiểm toán giảm bớt chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro, tạo
uy tín với khách hàng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các khách hàng kiểm

toán. Để hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung phải hoàn thiện quy trình kiểm
toán đối với từng khoản mục. Quy trình kiểm toán các khoản dự phòng tại Công
ty AASC hiện chưa thực sự có hiệu quả, do vậy cần thiết phải hoàn thiện quy
trình kiểm toán các khoản dự phòng.
III. Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng
trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC
Từ những kiến thức đã học tại nhà trường, trên cơ sở những hiểu biết thực
tế khi kiểm toán các khoản dự phòng tại AASC, Em xin nêu một số nhận xét và
những đề xuất hy vọng sẽ góp phần vào việc hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo
cáo tài chính nói chung, quy trình kiểm toán các khoản dự phòng nói riêng tại
Công ty AASC.
1.Hoàn thiện chương trình kiểm toán chuẩn đối với các khoản dự
phòng
Các khoản dự phòng tuy phát sinh không nhiều tại các khách hàng của
AASC nhưng thực sự đó là những khoản mà Công ty khách hàng rất dễ điều
chỉnh thêm bớt vì các khoản này liên quan đến nhiều lợi ích của chính các khách
hàng. Do liên quan đến lợi ích của khách hàng, các khách hàng có thể ghi không
đúng sự thực đối với các khoản dự phòng nhằm hạch toán tăng chi phí để làm
giảm lợi nhuận, từ đó giảm thuế thu nhập phải nộp Nhà nước. Các khoản dự
phòng chính là nguyên do nảy sinh rất nhiều sai phạm và khó có thể kiểm soát
được chúng, do vậy rủi ro khi kiểm toán các khoản dự phòng thường cao.
ý thức được vấn đề đó, Công ty AASC đã thiết kế các thủ tục kiểm toán đối
với các khoản dự phòng.Tuy nhiên, quy trình chuẩn đối với các khoản dự phòng
chưa được xây dựng. Kiểm toán các khoản dự phòng chỉ được thiết kế chung khi
kiểm toán các khoản mục có liên quan. Ví dụ như kiểm toán khoản mục đầu tư tài
chính trong đó có dự phòng đầu tư tài chính(ngắn hạn, dài hạn), kiểm toán các
khoản phải thu khách hàng có dự phòng nợ phải thu khó đòi, kiểm toán hàng tồn
kho có dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Vẫn biết là cần có sự phối kết khi kiểm
toán các khoản dự phòng với mỗi khoản mục liên quan nhưng có thể sẽ tốt hơn
nếu xây dựng một quy trình chuẩn để kiểm toán riêng các khoản dự phòng.Việc

thiết kế đó sẽ giúp Công ty kiểm toán có thể thực hiện kiểm toán tốt hơn, chặt chẽ
hơn các khoản dự phòng được trích lập tại các Công ty khách hàng và từ đó hạn
chế được những vấn đề thiếu sót khi kiểm toán các khoản dự phòng mà trước đây
Công ty đã xây dựng. Cụ thể: các thủ tục kiểm toán các khoản dự phòng chưa
được đánh giá cao,việc kiểm tra chỉ là đối chiếu các giá trị ghi sổ cuối kỳ đối với
những khoản dự phòng mà khách hàng đã lập. Còn đối với các khoản dự phòng
theo quy định hiện hành phải trích lập những khách hàng đã bỏ sót chưa trích lập (
xem xét điều kiện trích lập) thì công ty chưa thiết kế các thủ tục để kiểm tra chi
tiết. Do vậy việc phát hiện các sai sót chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán
viên. Tuy nhiên cho dù khả năng phán xét và trình độ nghiệp vụ của kiểm toán
viên cao thì vẫn có khả năng còn những khiếm khuyết. Bên cạnh đó chế độ kiểm
toán đối với các khoản dự phòng luôn phải thay đổi. Tiếp theo Thông tư số 64/TT-
BTC quy định về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng là Thông tư 107/TT-
BTC lại có quy định khác khi xử lý dự phòng, tiếp theo nữa là các Chuẩn mực kế
toán mới được ban hành trong đó Chuẩn mực hàng tồn kho cũng có quy định mới
về dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Sự thay đổi liên tục đó đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến quy trình kiểm toán của công ty. Để giải quyết vấn đề này, chương
trình kiểm toán các khoản dự phòng nên được bổ sung cập nhật làm nền tảng cho
hoạt động của kiểm toán viên trong Công ty. Theo đó chương trình có thể bổ sung
theo hướng thiết kế chương trình theo các mục tiêu kiểm toán kết hợp với các quy
định hiện hành về các khoản dự phòng của Bộ Tài chính và các quy tắc trong
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.
Với trình độ và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán nhiều năm
thì việc thiết kế chương trình kiểm toán chuẩn đối với các khoản dự phòng tại
Công ty AASC là hoàn toàn có khả năng thực hiện được
2. Hoàn thiện công tác tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của các công ty
khách hàng.
Tìm hiểu và đánh giá HTKSNB được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên
của quy trình kiểm toán ( lập KHKT). Trong giai đoạn này kiểm toán viên tiến
hành thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến HTKSNB của khách hàng

gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, kiểm toán nội bộ và các thủ tục
kiểm soát. Việc tìm hiểu hệ thống KSNB có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá
rủi ro kiểm soát từ đó xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm
toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được.
Qua tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC cho thấy việc tìm
hiểu HTKSNB được tiến hành song chưa sâu. Tìm hiểu HTKSNB chủ yếu thông
qua phỏng vấn ban GĐ. Các tài liệu thu thập được lại rất ít trong hồ sơ kiểm toán,
chủ yếu chỉ gồm các bản sao về quy chế quản lý, quy chế hoạt động tài chính, Báo
cáo tài chính, Biên bản họp Hội đồng Quản trị… Các thông tin thu được đều được
xếp hết vào một File hồ sơ thường niên, không có sự chắt lọc, phân tích, tổng hợp,
điều này sẽ gây cản trở tới các lần kiểm toán tiếp thư khi phải tìm kiếm những
thông tin cần thiết, nhất là công việc có thể được giao cho người khác thực hiện.
Việc xây dựng một hệ thống các câu hỏi để tìm hiểu HTKSNB đối với các khoản
mục đã được Công ty AASC thiết kế song chưa thực sự hiệu quả. Bảng câu hỏi
được lưu trữ trên hồ sơ kiểm toán của mỗi khách hàng nhưng nhiều khi không có
dấu hiệu của công tác kiểm tra ( đánh dấu tích). Đối với các khoản dự phòng, do
việc kiểm toán các khoản này là không nhiều nên hệ thống các câu hỏi chưa được
thiết kế một cách đầy đủ.
Còn đối với việc đánh giá HTKSNB : tại Công ty, trong mỗi cuộc kiểm
toán đều thực hiện công việc này, tuy nhiên mức độ đánh giá chỉ mang tính khái
quát, không chi tiết và thường không lưu lại trên giấy tờ làm việc, việc đánh giá
chủ yếu qua sự phán xét của kiểm toán viên.
theo Em, để đáp ứng nhu cầu kiểm toán và nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác kiểm toán, trong công việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB sẽ tốt hơn
nếu kiểm toán viên mở rộng các kỹ thuật kiểm toán, không chỉ qua phỏng vấn
Ban Giám đốc khách hàng mà thực hiện điều tra đối với hệ thống kế toán toàn
Công ty. Việc tìm hiểu có thể thực hiện qua việc đưa ra một hệ thống các câu hỏi
tắt lược Có/ không. Sau khi có được thông tin về khách hàng, kiểm toán viên nên
tóm tắt lại các thông tin đó dưới Bảng tường thuật hoặc Lưu đồ. Như vậy vừa đạt
được sự hiểu biết đầy đủ, vừa làm cơ sở hình thành nên các ý kiến tư vấn cho

khách hàng. Các tài liệu liên quan đến tình hình kinh doanh, cơ sở pháp lý của
khách hàng nên chắt lọc và sắp xếp cẩn thận trong các File để tiện theo dõi. Công
việc đánh giá HTKSNB nên lưu lại những đánh giá của kiểm toán viên .
Đối với các khoản dự phòng, sẽ hiệu quả hơn khi hệ thống câu hỏi được
thiết lập nhằm tìm hiểu và đánh giá HTKSNB . Các câu hỏi có thể là:
Hạch toán các khoản dự phòng có được theo dõi chi tiết theo từng loại
không.
Cơ sở trích lập các khoản dự phòng là gì, có tuân thủ theo các quy định
hiện hành về trích lập và xử lý các khoản dự phòng không.
Giá trị thị trường có được theo dõi để đảm bảo đưa ra các quyết định về
chúng một cách kịp thời không.
Các khoản dự phòng có thực sự tồn tại tại ngày 31/12 không.
Có mở sổ phụ theo dõi không, có đối chiếu giá trị thị trường với giá trị ghi
sổ vào thời điểm cuối niên độ kế toán không…
3. Việc áp dụng các thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 quy định: “ kiểm toán viên phải
thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giám đốc, soát xét
tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai
đoạn khác trong quy trình kiểm toán”.
Tại Công ty AASC, qua kiểm toán đối với Công ty ABC cho thấy, thủ tục
phân tích được áp dụng trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm
toán viên chỉ phân tích ở mức độ cơ bản, đó là so sánh chênh lệch đầu kỳ, cuối kỳ
của các khoản mục trên Báo cáo tài chính để xem những biến động bất thường,
đồng thời phân tích một số chỉ suất tài chính để đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Việc phân tích như vậy sẽ cho phép kiểm toán viên có được cái
nhìn cụ thể hơn sau khi tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng. Song sẽ không thể
đánh giá chính xác nếu chỉ phân tích một vài biến động như vậy. Trường hợp
kiểm toán cụ thể đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính sẽ hiệu quả hơn
khi kiểm toán viên sử dụng quy trình phân tích trong việc đánh giá các tỷ suất liên
quan trực tiếp đến khoản mục đấy. Ví dụ phân tích tỷ suất dự phòng nợ phải thu

khó đòi / tổng các khoản phải thu, tỷ suất dự phòng giảm giá hàng tồn kho/ tổng
hàng tồn kho, tỷ suất quay vòng vốn, quay vòng hàng tồn kho… Ngoài ra, mọi
vấn đề phân tích và đánh giá kiểm toán viên nên trình bày trên giấy tờ làm việc.
Thực tế cho thấy khi phân tích kiểm toán viên chỉ đưa ra bảng so sánh mà chưa có
được những nhận xét tổng quát, hầu như những nhận định kiểm toán viên thu
được chỉ được tổng kết qua trực quan.
4. Hoàn thiện kiểm toán chi tiết các khoản dự phòng
Tại Công ty AASC, các thủ tục kiểm toán chi tiết được thiết kế đến từng
khoản mục trên Báo cáo tài chính. Các khoản dự phòng cũng được thiết kế theo
các khoản mục có liên quan ( khoản mục đầu tư tài chính, phải thu khách hàng,
hàng tồn kho ). Việc thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm kiểm tra số dư của
các khoản dự phòng trên Báo cáo tài chính tại AASC phần nào đã định hướng cho
kiểm toán viên những công việc để phát gian lận, sai sót. Tuy nhiên, như đã phân
tích, các khoản dự phòng chỉ là một phần nhỏ khi kiểm toán các khoản mục đầu
tư tài chính, phải thu khách hàng, hàng tồn kho nên các thủ tục kiểm tra chi tiết
chỉ được thiết kế một cách sơ lược. Cụ thể như sau:

Đối với dự phòng giảm giá đầu tư tài chính:
theo quy định tại Thông tư 107/ 2001/TT-BTC quy định về việc trích lập và
xử lý các khoản dự phòng, các loại chứng khoán giảm giá được trích lập dự phòng
bao gồm: các chứng khoán của doanh nghiệp đầu tư theo quy định của pháp luật
và được mua bán trên thị trường chứng khoán. Như vậy, dựa vào những quy định
đó kiểm toán viên sẽ tiến hành xem xét cả tính tuân thủ cũng như tính chính xác
trong việc trích lập dự phòng của khách hàng.
theo quy trình kiểm toán dự phòng giảm giá đầu tư, đối với các loại chứng
khoán được chấp nhận, thủ tục kiểm toán được thiết kế để kiểm tra chi tiết là đối
chiếu giá ghi sổ với giá trên thị trường chứng khoán vào thời điểm khoá sổ kế
toán. Công việc này nhằm kiểm tra xem liệu chứng khoán có thực sự bị giảm giá
hay không. Tuy nhiên, nếu chỉ kiểm tra như vậy kiểm toán viên có thể sẽ bỏ sót
những chứng khoán có khả năng bị giảm giá nhưng Công ty khách hàng chưa đưa

vào dự phòng. Mặt khác, thủ tục để kiểm tra mệnh giá chứng khoán ghi sổ hay
kiểm tra tính hiện hữu phát sinh vẫn chưa được thiết kế. Điều này cho thấy nếu
chỉ kiểm tra giá trên thị trường vào thời điểm 31/12 thì kết luận kiểm toán sẽ
không chính xác. theo Em, có thể những công việc này kiểm toán viên đều biết
và thực hiện kiểm toán theo kinh nghiệm của mình nhưng trong quy trình kiểm
toán nên xây dựng chi tiết hơn các thủ tục kiểm tra chi tiết để công việc kiểm toán
mang lại hiệu quả cao.

Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Thủ tục kiểm tra chi tiết dự phòng nợ phải thu khó đòi được Công y AASC
thiết kế một cách phù hợp. Trên thực tế khi tiến hành kiểm toán dự phòng nợ phải
thu khó đòi cho thấy các công việc được tiến hành theo đúng trình tự kiểm toán.
Tuy vậy, trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên còn nhiều phần thu thập chưa
được đầy đủ, các nhận xét mới chỉ mang tính chất sơ lược. theo em, khi kiểm
toán, các vấn đề phát sinh mà kiểm toán viên phát hiện ra trong quá trình kiểm
toán cần được ghi nhận trên giấy tờ làm việc, các nhận xét sau khi kiểm toán nên
tổng hợp lại để tiện theo dõi.

Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Để kiểm tra chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tại Công ty AASC,
thủ tục kiểm tra bao gồm: kiểm tra chi tiết đơn giá ghi sổ, đơn giá lập dự phòng và
đơn giá trên thị trường vào thời điểm cuối niên độ kế toán.
Cũng giống như thủ tục kiểm tra đối với dự phòng giảm giá chứng khoán,
các thủ tục như vậy cũng chỉ có thể kiểm tra được số dư của cuối kỳ, chưa thực sự
chính xác. Nó vẫn có thể bỏ sót nghiệp vụ trích lập dự phòng và chưa thể biết các
loại hàng tồn kho doanh nghiệp đã lập có thực sự thuộc quyền quản lý của doanh
nghiệp hay không. Thực tế khi kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại
Công ty ABC cho thấy số liệu trên Bảng kê về các khoản dự phòng được Công ty
ABC trích lập đều được kiểm toán viên chấp nhận là đã phù hợp, chỉ trừ những
loại hàng tồn kho côngn ty đã trích lập mà thiếu chứng từ gốc thì kiểm toán viên

mới loại khỏi giá trị dự phòng. kiểm toán viên chủ yếu chỉ kiểm tra tính cộng dồn
ghi sổ, chưa kiểm tra được tính hiện hữu phát sinh, chưa có các thủ tục kiểm toán
để tìm kiếm thêm các koại hàng tồn kho theo quy định cần phải trích lập. Mặt
khác, khi kiểm tra giá trị thị trường, do tính đặc thù của mặt hàng Công ty ABC
kinh doanh, kiểm toán viên vẫn chưa thể kiểm tra được hết giá của hàng tồn kho
trên thị trường vào thời điểm cuối năm, chỉ trừ một số mặt hàng phổ biến kiểm
toán viên mới có được nhận xét, Như vậy rõ ràng chấp nhận với kết quả kiểm toán
đưa ra trong còn chứa đựng nhiều sai sót sẽ tạo ra rủi ro lớn cho Công ty kiểm
toán. Hơn thế nữa, các thủ tục kiểm toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
tại Công ty AASC mới chỉ được thiết kế theo quy định hướng dẫn tại Thông tư
107. Việc ra đời của Chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho cũng đã có những thay
đổi trong việc nhìn nhận khoản dự phòng này.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán, phù hợp với quy định hiện hành
Công ty nên xây dựng các thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản dự phòng một cách
đầy đủ hơn, khả thi hơn. Với trình độ và kinh nghiệm trong ngành Công ty hoàn
toàn có thể thực hiện một cách dễ dàng.
Kết luận
Trải qua một thời gian hoạt động tuy chưa nhiều nhưng Kiểm toán Độc lập
tại Việt Nam đã dần khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Sự nhìn nhận
của mọi người đối với lĩnh vực kiểm toán đã thay đổi. Hoạt động kiểm toán không
phải đơn thuần là hoạt động kiểm tra kế toán mà nó còn là công cụ quản lý đối với
nền kinh tế vĩ mô. Với cách nhìn nhận đó, các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng
vào hoạt động kiểm toán của Việt Nam. Kiểm toán sẽ mang lại cho họ một sự tin
tưởng vững chắc vào tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó có được những quyết
định đúng đắn.
Như vậy có thể nói cùng với những thành công trong ngành kiểm toán nói
chung, Công ty AASC cũng đã, đang và sẽ tạo đà vững bước trong tương lai.
Được học tập và tìm hiểu thực tiễn trong môi trường kiểm toán tại Công ty
Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC) là một niềm vinh dự
đối với các sinh viên chúng em. Với mong muốn tìm hiểu và đóng góp những ý

kiến nhỏ bé của mình trong thời gian thực tập tại Công ty, Em đã nghiên cứu về
quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty và đi sâu nghiên cứu quy trình
kiểm toán các khoản dự phòng trên Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực
hiện. Có thể nói hiện nay hầu như các doanh nghiệp chưa ý thức được sự cần thiết
của việc trích lập dự phòng và Nhà nước cũng chưa có những quy định thống nhất
đối với việc trích lập dự phòng đó, do vậy nhiều khi các Công ty trích lập dự
phòng một cách chủ quan, máy móc. Còn đối với Công ty kiểm toán do mức độ
trích lập dự phòng của các khách hàng là chưa nhiều nên cũng chưa có được một
quy trình kiểm toán chuẩn, vì thế mà gây khó khăn cho Công ty khi tiến hành
kiểm toán.
Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp,
với những kiến thức đã học và bằng thực tế thu được trong quá trình thực tập, Em
đã mô tả quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trên Báo cáo tài chính tại một
khách hàng cụ thể do Công ty AASC thực hiện, qua đó rút ra được những bài học
kinh nghiệm khi kiểm toán các khoản dự phòng nói riêng, kiểm toán Báo cáo tài
chính nói chung, đồng thời đóng góp một phần nhỏ những nhận xét hy vọng sẽ
góp phần vào hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng cũng như quy
trình kiểm toán chung của Công ty.
Trong quá trình thực tập, do trình độ và thời gian có hạn, việc tìm hiểu
khách hàng chưa được sâu, những ý kiến của Em chỉ mang tính chất gợi mở chắc
chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy Em rất mong sự đóng góp của thầy, cô, của các
anh chị trong Công ty để có được một bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Trần Mạnh
Dũng, Ban lãnh đạo Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán
AASC, các anh chị kiểm toán viên phòng kiểm toán thương mại và dịch vụ đã tạo
điều kiện cho Em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2003
phụ lục 1
31/12/2001 31/12/2002
Chênh lệch

Phần I. Tài sản
A. TSLĐ và ĐTDH 105.518.029.7
67
113.724.038.78
0
8.206.009.01
3 8%
I. Tiền 3.382.102.642 1.957.273.080 -
1.424.829.56
2 -42%
1.Tiền mặt tại quỹ 307.773.386 255.019.792 -52.753.594 -17%
2.Tiền gửi Ngân hàng 3.074.329.256 1.702.253.288 -
1.372.075.96
8 -45%
II.Các khoản đầu tư
TCNH
III.Các khoản phải thu 50.553.444.94
0
45.676.291.27
3
-
4.877.153.66
7 -10%
1.Phải thu khách hàng 48.076.862.87
8
43.342.518.63
7
-
4.734.344.24
1 -10%

2.Trả trước cho người
bán
1.799.995.848 2.731.298.454
931.302.606 52%
3.Thuế GTGT được
khấu trừ
378.644.100 0
-378.644.100
-
100
%
4.Khoản phải thu khác 486.297.414 301.525.990 -184.771.424 -38%
5.Dự phòng nợ phải
thu khó đòi
(188.355.300) (700.051.358)
-511.696.058
272
%
IV.Hàng tồn kho 49.155.640.70
9
65.517.661.41
4
16.362.020.7
05 33%
1.Nguyên vật liệu 19.971.587.39
3
24.445.667.33
0
4.474.079.93
7 22%

...
7.Dự phòng giảm giá
HTK
(6.200.000.000
)
(6.700.000.000
) -500.000.000 8%
V. TSLĐ khác 2.126.841.431 354.805.805 -
1.772.035.62
6 -83%
B/TSCĐ và ĐTDH 35.459.070.43
8
41.838.204.16
7
6.379.133.72
9 18%
I. TSCĐ 35.459.070.43 33.366.226.21 - -6%
8 8 2.092.844.22
0
II.Các khoản đầu tư
dài hạn
III.Chi phí trả trước
dài hạn
8.471.977.949 8.471.977.94
9
Tổng tài sản 140.977.100.2
05
155.62.242.94
7
14.585.142.7

42 10%
Phần II. Nguồn vốn
A/Nợ phải trả 94.741.722.37
3
102.104.183.4
24
7.362.461.05
1 8%
I. Nợ ngắn hạn 69.745.907.52
5
87.778.652.90
1
18.032.745.3
76 26%
II.Nợ dài hạn 23.199.943.68
4
11.841.669.543 -
11.358.274.14
1 -49%
III.Nợ khác 1.795.871.164 2483.860.980 687.989.816 38%
B/Nguồn vốn chủ sở
hữu
46.235.377.83
2
53.458.069.52
3
7.222.691.69
1 16%
I. Nguồn vốn - quỹ 43.377.932.42
5

49.829.302.25
7
6.451.369.83
2 15%
II.Nguồn kinh phí,
quỹ khác
2.897.445.407 3.628.857.266
731.411.859 25%
Tổng nguồn vốn 140.977.100.2
05
155.562.242.9
47
14.585.142.7
42 10%
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy ABC
từ 01/01/2002 đến 31/12/2002
Đơn vị tính:VNĐ
Chỉ tiêu Số tiền
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 213.216.634.364
Các khoản giảm trừ 1.333.251.713
Chiết khấu thương mại 0
Giảm giá hàng bán 117.545.10
Hàng bán bị trả lại 1.015.706.613
Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 0
1.Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 212.183.382.651
2.Giá vốn hàng bán 177.754.142.972
3.Lợi tức gộp 34.329.239.679
4.Thu nhập hoạt động tài chính 319.349.646
5.Chi phí hoạt động tài chính 4.267.732.647
6.Chi phí bán hàng 13.905.428.052

7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.967.304.000
8.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 9.508.124.626
9.Các khoản thu nhập khác 4.418.784.349
10.Chi phí khác 442.776.930
11.Lợi tức khác 3.976.007.419
12.Tổng lợi nhuận trước thuế 13.484.132.054
13.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 4.119.922.254
14. Lợi nhuận sau thuế 9.364.209.791
Bảng cân đối số phát sinh năm 2002 - Toàn Nhà máy
Các khoản dự phòng
Tài
khoản
Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cuối kỳ
Dư có Nợ Có Dư có
139 188.355.300 83.267.968 509.555.926 614.643.258
159 6.200.000.000 500.000.000 1.000.000.000 6.700.000.000
Bảng cân đối số phát sinh năm 2002 - Văn phòng
Các khoản dự phòng
SHTK Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cuối kỳ
Dư có Nợ Có Dư có
139 0 200.000.000 200.000.000
159 5.000.000.000 500.000.000 4.500.000.000
Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Chi nhánh 2
Các khoản dự phòng
SHTK Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cuối kỳ
Dư có Nợ Có Dư có
139 45.127.000 99.535.725 144.662.725
159 0 0 0 0
Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Chi nhánh 3
Các khoản dự phòng

SHTK Đầu kỳ Phát sinh Cuối kỳ
Dư có Nợ Có Dư có
139 143.228.300 83.267.968 59.960.332

×