Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁXUẤT KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.21 KB, 37 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁXUẤT
KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1. Sự cần thiết phải quản lý và kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu .

1.1.1. Khái niệm.
Đứng trên nhiều góc độ khác nhau, khái niệm về hoạt động xuất khẩu được
hiểu theo nhiều nghĩa. Song ta có thể định nghĩa như sau:
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động bán hàng ra nước ngoài, bao
gồm cả trường hợp “ tạm nhập tái xuất”, kể cả xuất khẩu tại chỗ.
Tạm nhập tái xuất được hiểu là hàng đã nhập về trong nước, khơng phải chế
biến thêm, cũng có trường hợp hàng khơng về trong nước, sau khi nhập giao ngay
hàng đó cho người mua nước ngoài thứ 3.
Như vậy, khái niệm về hoạt động xuất khẩu là hoạt động mà sản phẩm
không chỉ tiêu thụ trên thị trường nước ngoài, mà tiêu thụ ngay trên thị trường nội
địa. Sản phẩn tiêu thụ rất đa dạng, bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ.
1.1.2. Ý nghĩa.

Là một hoạt động thương mại Quốc tế, xuất khẩu đóng vai trị rất quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, là hoạt động để một quốc gia có thể thực hiện một cách
có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Như vậy, hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa
sau:
- Xuất khẩu có vai trị tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ sự nghiệp
Cơng nghiệp hố- Hiện đại hố đất nước. Để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại
phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hố-Hiện đại hố đất nước, địi hỏi phải có
vốn, đặc biệt đối với nước ta. Nguồn vốn này có thể được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau, song nguồn quan trọng nhất, hiệu quả nhất chính là vốn thu được
từ hoạt động xuất khẩu.
- Hoạt động xuất khẩu giúp cho một nước có thể khai thác hiệu quả lợi thế
thương mại, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Nó giúp cho một quốc
gia mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mình. Ngoại thương cho phép một




nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với một lượng nhiều hơn giới hạn khả
năng sản xuất.
- Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất của các nước thay đổi,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo điều
kiện phân cơng hố, chun mơn hố trong sản xuất.
- Xuất khẩu tác dụng tích cực đến việc giải quyết việc làm và cải thiện đời
sống nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để thúc đẩy và mở rộng mối kinh tế đối ngoại.
- Riêng đối với các doanh nghiệp, xuất khẩu đóng vai trị là động lực để
thúc đẩy hoạt động đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, cải thiện mẫu
mã, nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao trình độ đội ngũ cơng
nhân viên, để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp , tạo
chỗ đứng trên thị trường.
1.1.3 . Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà
hàng hoá, dịch vụ của quốc gia này có thể bán cho một quốc gia khác, là cầu nối
giữa sản xuất trong nước và tiêu dùng nước ngồi. Với tính chất đó, hoạt động xuất
khẩu có các đặc điểm sau:
- Thời điểm lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất
khẩu bao giờ cũng dài hơn thời gian lưu chuyển hàng hóa nội địa, do phải tiến
hành qua 2 giai đoạn: giai đoạn tạo nguồn hàng và giai đoạn bán hàng xuất khẩu.
- Đối tượng kinh doanh xuất khẩu là những hàng hoá, dịch vụ chủ yếu thuộc
thế mạnh trong nước, như nguyên vật liệu, hải sản, lâm sản, khoáng sản..., hàng
tiêu dùng gia công xuất khẩu, các hàng chế biến...
- Xuất khẩu thường được thực hiện theo 2 phương thức: xuất khẩu trực tiếp
và xuất khẩu uỷ thác.
- Giá xuất khẩu đựoc tính theo nhiều giá, chủ yếu là giá CIF, và giá FOB.

Đối với giá CIF, trị giá hàng xuất khẩu là giá giao nhận hàng tại biên giới nước
mua. Giá FOB, trị giá giao nhận hàng tại biên giới nước bán.


- Thời điểm giao, nhận hàng và thanh toán thường có khoảng cách dài, thời
điểm thanh tốn tiền hàng có thể là trả trước, trả ngay, trả sau hoặc trả kết hợp tuỳ
vào hợp đồng thương mại đã ký kết giữa hai bên.
+ Trả trước là sau khi hợp đồng được ký kết hoặc sau khi bên xuất khẩu
nhận được đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, khi hàng chưa giao cho bên nhập khẩu
thì bên nhập khẩu đã giao cho bên xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ số tiền hàng.
+ Trả ngay là việc thanh tốn tồn bộ giá trị hàng hóa trong khoản thời gian
từ lúc chuẩn bị hàng để bốc lên tàu cho đến lúc hàng đó đến tay người mua.
+ Trả sau là việc bên nhập khẩu thanh toán giá trị tiền hàng xuất khẩu sau
khi hàng giao trong một khoảng thời gian nhất định.
- Có nhiều phương thức thanh tốn được áp dụng trong thanh toán hàng xuất
khẩu như phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu,
phương thức mở L/C, song phương thức chủ yếu được sử dụng là phương thức
thanh toán bằng thư điện tử ( mở L/C).
- Giá cả thanh toán do 2 bên thoả thuận, và ghi rõ trong hợp đồng ngoại
thương dựa trên quy định trong INCOTERMS 2000.
- Các chỉ tiêu kinh doanh của đơn vị xuất khẩu được phản ánh bằng ngoại
tệ .Vì vậy mức độ thực hiện các chỉ tiêu không chỉ lệ thuộc vào kết quả hoạt động
ngoại thương mà còn bị chi phối bởi sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ, và phương pháp kế
toán xuất khẩu. Đồng tiền được sử dụng trong thanh tốn quốc tế là những ngoại tệ
mạnh có khả năng thanh toán trên thị trường quốc tế như: USD, GBP, DEM,
JPY,...
- Hai bên mua và bán có pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác
nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh cảu từng
nước và luật thương mại quốc tế.
1.1.4. Các hình thức xuất khẩu.


Có 2 hình thức xuất khẩu:
*Xuất khẩu theo Nghị định thư (Hiệp định): Đây là quan hệ kinh tế giữa
Chính phủ Việt Nam với nước ngồi, kí kết Nghị định thư hay Nghị định thương
mại về việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Nghị định thư được kí kết giữa Chính phủ
Việt Nam với chính phủ nước ngồi này vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính


chính trị. Sau khi kí Nghị định thư, Chính phủ sẽ tiến hành lập kế hoạch và giao
chỉ tiêu cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng.
Số ngoại tệ thu được thơng qua hoạt động xuất khẩu, thì doanh nghiệp có thể
được sử dụng, bán cho Nhà nước hay nộp lại cho Nhà nước tuỳ theo quy định của
từng thời kỳ. Nếu phải nộp lại cho Nhà nước thì doanh nghiệp nộp vào quỹ tập
trung của Nhà nước thông qua tài khoản của Bộ thương mại và sau được thanh
toán bằng tiền Việt Nam theo quy định của Bộ thương mại.
Hình thức xuất khẩu này khơng khuyến khích các doanh nghiệp do lợi nhuận
thu được khơng cao, và cịn bị phụ thuộc vào Chính phủ.
*Xuất khẩu ngồi Nghị định thư (ngồi Hiệp định): Đây là hình thức kí kết
hợp đồng thương mại giữa các đơn vị kinh tế trong nước với các đối tác nước
ngồi, khơng cần thơng qua Nghị định thư hay Hiệp định. Nhưng hàng hoá xuất
khẩu phải tuân theo Nghị định của Nhà nước. Đồng thời các đơn vị xuất khẩu phải
làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, đặc biệt là thuế xuất khẩu.
Khi xuất khẩu, số ngoại tệ thu được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
hoặc bán cho Nhà nước theo quy định của từng thời kì.
Hình thức xuất khẩu này cho phép các doanh nghiệp được quyền chủ động
tìm kiếm khách hàng, thực hiện hợp đồng. Hoạt động này đem lại lợi ích kinh tế
lớn cho các doanh nghiệp và ít chịu tác động từ phía Nhà nước, song nó cũng hàm
chứa nhiều rủi ro trong quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài.
1.1.5. Các phương thức kinh doanh xuất khẩu.


*Phương thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia
hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, kí kết hợp đồng với nước ngồi
trực tiếp giao hàng và thanh toán tiền hàng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở sự cân đối về tài chính, có
quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán, xác
định phạm vi kinh doanh, nhưng trong khn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của
Nhà nước.
Những đơn vị kinh doanh theo phương thức này là các đơn vị có uy tín lớn
trên thị trường Quốc tế, có am hiểu về hoạt động xuất khẩu.


*Phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác.
Phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà
trong đó các đơn vị tham gia hoạt động xuất khẩu khơng đứng ra trực tiếp đàm
phán với nước ngồi mà phải nhờ một đơn vị xuất khẩu có uy tín trên thị trường
thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu cho mình.
Theo định nghĩa, có 2 bên thamgia hoạt động xuất khẩu uỷ thác:
+ Bên giao uỷ thác xuất khẩu (bên uỷ thác): Là bên có đầy đủ điều kiện tham
gia hoạt động xuất khẩu. Bên uỷ thác đóng vai trò là người sử dụng dịch vụ.
+ Bên nhận uỷ thác xuất khẩu: bên nhận uỷ thác xuất khẩu là bên đứng ra
thay mặt cho bên uỷ thác kí kết, thực hiện hợp đồng với người nước ngoài. Bên
nhận uỷ thác đóng vảai trị là người cung cấp dịch vụ, được hưởng hoa hồng theo
sự thoả thuận của 2 bên trong hợp đồng uỷ thác và phải nộp thuế giá trị gia tăng.
1.1.6. Các phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu.

Phương thức thanh toán được hiểu là cách thức nhận trả tiền trong dịch vụ
mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Đây được xem là
điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế cũng như trong
hoạt động kinh doanh ngoại thương. Có nhiều phương thức thanh tốn được áp

dụng trong giao dịch buôn bán, và phương thức nào được áp dụng là phụ thuộc vào
thông lệ quốc tế và điều khoản trong hợp đồng kinh tế. Các phương thức thanh
toán quốc tế dùng trong hoạt động ngoại thương bao gồm:
* Phương thức chuyển tiền (Remittance).
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó, khách hàng (người
nhập khẩu) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một
người khác (người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển
tiền do khách hàng yêu cầu.
Phương tiện chuyển tiền có thể là điện báo hoặc bằng thư, thông qua các
Ngân hàng trung gian, do vậy phải trả phí cho Ngân hàng.
Các bên tham gia phương thức thanh toán này bao gồm: người nhập khẩu,
người xuất khẩu, Ngân hàng chuyển tiền đến, Ngân hàng đại lý của Ngân hàng
chuyển tiền.


Có thể khái qt trình tự tiến hành nghiệp vụ thanh toán này qua sơ đồ
sau: (Sơ đồ số 1)
Sơ đồ số 1: Trình tự thanh tốn theo phương thức chuyển tiền
Ngân hàng
(1): 2 bên thực hiện giao dịch thương mại. Ngân hàng đại
3
chuyển tiền

(2): Bên nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển tiền xuất khẩu.
(3): Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản của người xuất khẩu tại Ngân hàng
4
3
2
đại lý và gửi giấy báo Nợ cho người chuyển tiền.
(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu và gửi giấy báo Có

Bên nhập khẩu
Bên xuất khẩu
1
cho người xuất khẩu.
*Phương thức ghi sổ.
Phương thức ghi sổ là phương thức mà trong đó, người bán (người xuất
khẩu) mở một tài khoản để ghi nợ cho người mua sau khi người bán hoàn thành
thủ tục giao hàng hay dịch vụ. Định kỳ (tháng, quý, năm) người mua trả tiền cho
người bán.
Phương thức này có đặc điểm sau:
+ Đây là phương thức thanh tốn khơng có sự tham gia của Ngân hàng với
chức năng là mở tài khoản để thanh toán và thực thi thanh toán.
+ Người bán mở tài khoản để thanh toán. Nếu người mở tài khoản thì tài
khoản ấy chỉ để theo dõi, khơng có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên.
+ Phương thức này chỉ có lợi cho người mua.
Áp dụng phương thức này nếu rủi ro xảy ra thì người xuất khẩu phải chịu
phần thiệt thòi. Ở người xuất khẩu, áp dụng phương pháp này sẽ được tín dụng
nhập khẩu và có quyền từ chối khơng thanh tốn nếu hàng khơng đúng phẩm chất,
quy cách theo hợp đồng.
Sơ đồ trình tự hạch tốn (Sơ đồ số 2)
Ngân hàng bên
xuất khẩu

Ngân hàng bên
nhập khẩu

Sơ đồ số 2: Phương thức ghi sổ
3

(1): Người xuất khẩu giao hàng hoá, dịch vụ cùng các chứng từ thanh toán.

3
3
(2): Báo Nợ trực tiếp.
Người xuất khẩu

2
1

Người nhập khẩu


(3): Người mua định kỳ thanh toán cho người bán. Ngân hàng bên xuất
khẩu gửi giấy báo Có cho người xuất khẩu, Ngân hàng bên nhập khẩu gửi giấy báo
Nợ cho bên nhập khẩu.
*Phương thức nhờ thu.
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh tốn mà trong đó, người xuất
khẩu sau khi đã giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho bên nhập khẩu thì sẽ kí phát
hối phiếu địi tiền bên nhập khẩu, rồi uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu nợ số
tiền ở bên nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu lập ra.
Phương thức thanh toán nhờ thu gồm có 2 loại:
+ Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức thanh tốn mà trong đó người bán uỷ
thác cho Ngân hàng thu hộ tiền cho người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập
ra,cịn chứng từ hàng hố gửi thẳng cho người mua khơng thơng qua Ngân hàng.
Phương thức này được áp dụng trong trường hợp người bán và người mua
tin tưởng lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty
con hoặc chi nhánh của nhau. Đây là phương thức khơng được áp dụng nhiều vì nó
khơng bảo đảm quyền lợi cho người bán, do việc nhận hàng của người mua hồn
tồn tách rời khâu thanh tốn nên người mua có thể nhận hàng và khơng thanh tốn
tiền hoặc trả chậm. Đối với người mua, phương thức này cùng không tiện lợi, vì
nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ hàng hố, người mua trả tiền trong khi khơng

biết hàng có đúng quy cách, phẩm chất hay khơng.
Trình tự thanh toán theo sơ đồ sau: (Sơ đồ số 3)
Ngân hàng bên
Sơ đồ số
bán

2

Ngân hàng đại lý

3: Phương thức nhờ thu phiếu trơn
4b

(1): Người bán gửi hàng và chứng từ thanh tốn cho người mua, lập hối
3
4b
1b
phiếu địi tiền người mua và uỷ thác cho Ngân hàng của mình địi tiền hộ.
(2): Ngân hàng bên bán gửi thư uỷ nhiệm kèm hối phiếu cho Ngân hàng đại
lý.
Bên bán
1a
Bên mua
(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu.


(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho Ngân hàng bên bán, Ngân hàng bên
bán trả lại tiền cho người bán. Nếu người mua chấp nhận hối phiếu, Ngân hàng giữ
lại hoặc gửi cho người bán và đòi tiền khi đến hạn.
+ Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh tốn mà trong

đó, người bán uỷ thác cho Ngân hang thu hộ tiền người mua không những căn cứ
vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm với điều kiện là
nếu người mua chưa trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì Ngân hàng chưa trao bộ
chứng từ hàng hố cho bên mua để nhận hàng.
Trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, bên bán uỷ nhiệm cho
Ngân hàng của mình ngồi việc thu hộ tiền, cịn khống chế chứng từ hàng hoá đối
với người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa phương thức nhờ thu kèm chứng
từ với phương thức nhờ thu phiếu trơn. Với cách khống chế này, quyền lợi của
người bán được bảo vệ hơn, tuy nhiên vẫn có những điểm yếu sau: chỉ có thể
khống chế được quyền định đoạt hàng hố chứ khơng khống chế được việc trả tiền
của người mua, vì người mua sau khi chấp nhận hối phiếu có thể chưa trả tiền khi
nhận chứng từ hàng hố hoặc khơng trả tiền khi tình hình thị trường hàng mua bất
lợi cho họ. Và việc trả tiền quá chậm chạp, có thể kéo dài đến vài tháng.
Sơ đồ trình tự theo sơ đồ: (Sơ đồ số 4)
Ngân hàng bên
Sơ đồ số 4:
bán

2
Ngân hàng
Phương thức nhờ thu kèm đại lý từ
chứng
4

(1): Người bán giao hàng, lập chứng từ thanh toán, hối phiếu nhờ Ngân hàng
4
3
4
1
thu hộ.

(2): Ngân hàng bên bán chuyển cho Ngân hàng đại lý bộ chứng từ thanh
toán.
Bên bán
1
Bên mua
(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu bên mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu.
(4): Ngân hàng đại lý trao chứng từ hàng hoá sau khi người mua trả tiền
hoặc chấp nhận hối phiếu. Sau đó chuyển tiền cho Ngân hàng bên bán, và Ngân
hàng bên bán chuyển tiền cho bên bán.


* Phương thức mở L/C.
Phương thức mở L/C là phương thức trong đó, Ngân hàng (Ngân hàng mở
L/C) theo yêu cầu của khách hàng ( người xin mở L/C) cam kết sẽ trả một số tiền
nhất định cho người khác (người hưởng L/C) hoặc chấp nhận hối phiếu do người
do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình cho Ngân
hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nhữngquy định đề ra trong thư tín
dụng.
Sơ đồ trình tự thanh tốn bằng thư điện tín dụng: (Sơ đồ số 5)
Sơ đồ mở
Ngân hàng số 5:
L/C

2
Phương thức thanh tốn bằng thư tín dụng
Ngân hàng
5

6


thơng báo L/C

(1): Người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng làm đơn xin mở L/C gửi đến
Ngân hàng nhất định mà 2 bên mua bán đã thoả thuận, yêu cầu Ngân hàng này trả
6
5
3
1
tiền cho người8 bán7( người xuất khẩu) nếu người xuất khẩu nộp bộ chứng từ thanh
toán phù hợp với những quy định trong L/C.
(2): NgânNgười nhập L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C, mở L/C và thơng báo
hàng mở
Người xuất
4
khẩu
cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngồi (Ngân hàng thơng báo) để thơng báo
khẩu
cho người xuất khẩu biết về thư tín dụng đó.
(3): Khi nhận được thông báo này, Ngân hàng thông báo sẽ thơng báo cho
người xuất khẩu tồn bộ nội dung thơng báo về L/C đó, khi nhận được bản gốc thư
tín dụng gửi ngay cho người xuất khẩu.
(4): Người xuất khẩu sau khi nhận và kiểm tra kỹ nội dung trongL/C, nếu
chấp nhận thì tiến hành giao hàng hóa cho người nhập khẩu theo L/C. Nếu không
chấp nhận mà cần sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong thư tín dụng thì điện
sửa đổi cho Ngân hàng mở L/C đề nghị người nhập khẩu sửa lại, hoặc điện sửa đổi
thẳng đến người nhập khẩu cho phù hợp với hợp đồng. Mọi sửa đổi nội dung phải
có sự xác nhận của Ngân hàng mở L/C mới có hiệu lực.
(5): Sau khi giao hàng cho người nhập khẩu, hoặc chủ phương tiện vận tải,
người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo u cầu của L/C, xuất trình qua
Ngân hàng thơng báo cho Ngân hàng mở L/C xin thanh toán trong thời hạn xuất

trình của chứng từ.


(6): Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng
mở L/C để Ngân hàng này trả tiền cho người xuất khẩu. Ngân hàng mở L/C kiểm
tra bộ chứng từ thanh toán. Nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho
người xuất khẩu. Nếu thấy khơng phù hợp thì Ngân hàng mở L/C từ chối thanh
toán và trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(7): Ngân hàng mở L/C chuyển giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi
nhận hàng.
(8): Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì hồn trả tiền
cho Ngân hàng mở L/C, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
Đây là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến trong thanh tốn
Quốc tế, vì phương thức này đảm bảo được quyền lợi ích cả người xuất khẩu và
người nhập khẩu.
1.1.7. Giá cả và tiền tệ áp dụng trong xuất khẩu.

* Giá cả.
Giá cả là yếu tố quan trọng trong hợp đồng ngoại thương, là điều kiện để xác
định địa điểm giao hàng trong hợp đồng. Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là
sự phân chia trách nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản chi phí và rủi
ro, được quy định trong Luật buôn bán Quốc tế (INCOTERMS 2000). Tuỳ theo sự
thoả thuận của hai bên mà giá cả có thể bao gồm nhiều yếu tố: giá trị hàng hố, bao
bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác...
Căn cứ vào điều kiện về địa điểm giao hàng, giá trong hợp đồng mua bán
ngoại thương có thể có 4 nhóm: C, D. E. F.
+ Nhóm C: người bán trả cước phí vận chuyển quốc tế (CER, CIF, CPT,
CIP).
+ Nhóm D: Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi giao hàng đến
địa điểm đã thoả thuận (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP).

+ Nhóm E: Hàng hố thuộc quyền của người mua tại địa điểm của người bán
(EXW).
+ Nhóm F: Người mua chịu chi phí và rủi ro về vận chyển quốc tế (FoB,
FCA, FAS).
Trong buôn bán ngoại thương sử dụng phổ biến 2 loại giá: FOB, CIF.


- Giá FOB là giá giao hàng tại cảng người xuất khẩu. Như vậy, giá FOB bao
bồm giá thực tế hàng xuất khẩu và các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng lên
tàu. Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro có thể xảy ra trong q trình vận chuyển.
Người bán không chịu trách nhiệm kể từ khi hàng được chất lên phương tiện vận
chuyển.
- Giá CIF là giá giao tại cảng người mua. Giá cả hàng hoá bao gồm trị giá
hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng và chi phí bảo hiểm. Người bán
có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuắt khẩu, trả các phí tổn và phí vận chuyển
cần thiết, và mua bảo hiểm hàng hải.
*Tiền tệ.
Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiêng tệ mạnh để
thanh toán, điều khoản này được quy định rõ trong hợp dồng. Điều kiện tiền tệ cho
biết việc sử dụng các loại tiền nào để tính tốn và thanh tốn trong các hợp đồng
ngoại thương, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động.
1.2. Yêu cầu quản lý hoạt động lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu.

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu rất phức tạp, nên việc quản lý
lưu chuyển hàng hoá cần được quan tâm.
Để quản lý tốt lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong nội bộ doanh nghiệp thì
doanh nghiệp cần đảm bảo những điều cơ bản sau:
- Có đội ngũ công nhân viên hiểu biết nhất định về các hoạt động liên quan
đến xuất khẩu, bảo đảm thực hiện tốt, đúng Luật thương mại Quốc tế.
- Thường xuyên kiểm tra các đơn vị trong quá trình kinh doanh hàng xuất

khẩu.
- Có sự tách biệt giữa người quản lý hàng tồn kho, người quản lý vốn bằng
tiền… với người ghi chép các nghiệp vụ liên quan. Ngồi ra cịn phân cơng một số
nhân viên làm nhiệm vụ ghi sổ để kiểm tra công việc của người này thông qua
công việc của người kia.
1.3. Nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu.

* Yêu cầu hạch toán hàng xuất khẩu.
Hạch toán hàng xuất khẩu cần thực hiện những yêu cầu sau:


- Theo dõi, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, từ khi mua
hàng xuất khẩu, xuất khẩu và thanh tốn hàng xuất khẩu, từ đó kiểm tra, giám sát
tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Mở sổ theo dõi, ghi chép, phản ánh chi tiết theo từng hợp đồng xuất khẩu
từ khi đàm phán, ký kết đến khi thanh toán và quyết toán hợp đồng.
- Tính tốn, xác định chính xác giá mua hàng xuất khẩu, thuế và các khoản
chi có liên quan đến hợp đồng xuất khẩu để xác định kết quả nghiệp vụ xuất khẩu.
* Nguyên tắc hạch toán.
-Giá xuất hàng xuất khẩu: theo giá bình quân, FIFO, LIFO, ...
-Giá bán hàng xuất khẩu là giá ghi trên hoá đơn. Doanh nghiệp bán theo giá
nào thì ghi theo giá đó.
- Đối với số ngoại tệ thu được phải quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá
khốn hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do
Nhà nước Việt Nam công bố.
- Đối với hàng xuất khẩu khi mua hàng chịu thuế GTGT, khi xuất khẩu thuế
suất GTGT 0% thì được hồn thuế GTGT đầu vào (trừ hàng nông, lâm, thuỷ hải
sản mua của người nông dân).
2. Kế tốn q trình tạo nguồn hàng xuất khẩu.
2.1. Các phương thức tạo nguồn hàng.


Nguồn hàng cho xuất khẩu là tồn bộ hàng hố, dịch vụ của đơn vị, tổ chức,
cá nhân có khả năng xuất khẩu. Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, các doanh
nghiệp có thể tự sản xuất, có thể thu gom hoặc ký kết hợp đồng thu mua với khách
hàng. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại hàng hoá và từng hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mà lựa chọn cho mình một hình thức thu gom phù hợp. Nguồn hàng
ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện hợp đồng, và uy tín của bên xuất khẩu, do vậy
đây là khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu.
Các phương thức tạo nguồn hàng xuất khẩu:
* Các đơn vị trực tiếp sản xuất, gia công, chế biến:
Theo phương thức này, doanh nghiệp tự mua nguyên vật liệu, mua sắm dây
chuyên sản xuất để sản xuất sản phẩm, gia cơng, chế biến. Sản phẩm tạo ra có thể


do daonh nghiệp nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng mà sản xuất, hoặc do
doanh nghiệp sản xuất căn cứ vào đơn đặt hàng ký kết với người nước ngoài.
* Mua trực tiếp:
Theo phương thức này, doanh nghiệp cử cán bộ thu mua trực tiếp tìm nguồn
hàng và lý kết hợp đồng mua hàng. Các đơn vị xuất khẩu trực tiếp khai thác, tổ
chức giao nhận hàng và mua hàng tại địa điểm bán của người cung cấp. Nhà cung
cấp có thể là các cá nhân nhỏ lẻ tại các địa phương hoặc dơn vị sản xuất lớn trên
thị trường.
* Đặt hàng gia công xuất khẩu:
Theo phương thức này, doanh nghiệp xuất khẩu sau khi mua hàng về, sẽ tiến
hành ký kết hợp đồng với các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, giao vật tư,
nguyên liệu cho các đơn vị gia công để sản xuất theo hợp đồng. Sau khi kết thúc
thời gian gia công, hai bên tiến hành giao hàng, thanh toán tiền hàng và thanh lý
hợp đồng gia công hàng xuất khẩu.
* Chuyển hàng thu mua:
Trên cơ sở hợp đồng, định lỳ bên bán chuyển hàng đến cho đơn vị xuất

khẩu; hoặc đến thời hạn quy định của xuất khẩu, người bán chuyển hàng trực tiếp
cho bên nhập khẩu.
* Hàng đổi hàng:
Theo phương thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu ký kết hợp đồng đổi
hàng với các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu. Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, các
doanh nghiệp giao hàng và đổi lấy hàng xuất khẩu. Khoản chênh lệch về giá trị
hàng hoá trao đổi sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Hàng
hoá trao đổi thường là máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.


2.2. Kế tốn q trình tổ chức nguồn hàng.
2.2.1. Tính giá hàng nhập kho.

Tính giá hàng xuất khẩu là cơng tác quan trọng trong việc tổ chức nguồn hàng
xuất khẩu, địi hỏi phải tính giá chính xác giá trị hàng hố lưu chuyển. Ngun tắc
tính giá là giá gốc, tức là giá bao gồm tồn bộ chi phí hình thành lên sản phẩm, hàng
hoá cho đến khi nhập kho. Giá gốc là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ
hợp lý, hợp lệ chứng minh các khoản chi phí hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra sản
phẩm và nhập kho chờ xuất khẩu.
Giá gốc của hàng nhập kho chờ xuất khẩu được xác định tuỳ theo từng
nguồn hàng nhập:
* Đối với hàng mua ngồi thì giá gốc bao gồm:
Giá
gốc

Giá mua ghi
Thuế
Chi
phí
= trên hố đơn +

+ khẩu
thu mua
người bán
có)

nhập
Các khoản giảm
(nếu - trừ hàng mua,
hàng bán trả lại

+ Giá mua ghi trên hố đơn có thuế GTGT nếu doanh nghiệp tính thuế theo
phương pháp trực tiếp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp
khấu trừ thì giá mua khơng bao gồm thuế GTGT.
+ Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm từ nơi mua về
doanh nghiệp, chi phí thuê kho bãi, chi phí bảo hiểm, hao hụt trong định mức khi
mua, tiền cơng tác phí cho người đi mua...
* Đối với hàng gia cơng xong nhập kho thì giá trị hàng nhập kho là giá thực
tế xuất kho và chi phí phát sinh trong q trình gia cơng như chi phí vận chuyển
bốc dỡ, tiền th gia cơng, chi phí nhân viên...
* Đối với hàng tự sản xuất: Giá trị hàng nhập kho là giá thành sản phẩm (chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân cơng trực tiếp + chi phí quản lý chung
phân bổ) và các chi phí khác.
2.2.2. Chứng từ sử dụng và quy trình ln chuyển chứng từ.

Chứng từ kế toán là những minh chứng bằng văn bản về các nghiệp vụ kế
tốn tài chính đã phát sinh và thực sự hồn thành. Thơng qua việc lập chứng từ, kế
tốn kiểm tra được tính chất hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


Chứng từ kế toán là căn cứ để thực hiện việc ghi sổ và lập báo cáo. Đối với nhà

quản lý, chứng từ giúp nhà quản lý có thơng tin kịp thời, chính xác để đưa ra quyết
định kinh doanh. Chứng từ kế tốn cịn là căn cứ để xác minh nghĩa vụ kiểm tra kế
toán và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp kinh tế có thể xảy ra.
Các chứng từ sử dụng bao gồm:
- Chứng từ gốc: Tuỳ theo nguồn hàng nhập mà chứng từ có thể khác nhau.
+ Hàng mua ngồi: sử dụng Hố đơn GTGT (đơn vị tính thuế theo phương
pháp khấu trừ), hoặc sử dụng Hố đơn bán hàng (đơn vị tính thuế theo phương
pháp trực tiếp).
+ Đối với hàng hố là nơng, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến, người bán
không có Hố đơn thì người mua phải lập Bảng kê hàng hoá mua vào làm cơ sở để
khấu trừ thuế GTGT. Khi hàng này được xuất khẩu thì khơng được hoàn thuế
GTGT.
+ Đối với hàng nhập khẩu: Chứng từ sử dụng là Hoá đơn thương mại, tờ
khai hải quan hàng nhập khẩu.
+ Hàng th ngồi gia cơng chế biến: hợp đồng gia công chế biến.
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá, sản phẩm.
- Phiếu nhập kho: do bộ phận cung ứng lập (hàng mua ngoài), bộ phận sản
xuất lập (hàng tự sản xuất), hoặc do kế toán hàng tồn kho lập.
*Quy trình lập và luân chuyển chứng từ như sau:
Nghiệp
vụ nhập
kho

Người giao hàng

Ban kiểm nghiệm

Cán bộ CƯ

Đề nghị nhập


Lập biên bản KN

Lập phiếu NK

Phụ trách CƯ

Thủ kho

Kế toán HTK
BQ,
LT

Ký PNK

Kiểm nhận hàng

Ghi sổ


2.2.3. Hạch tốn chi tiết q trình tạo nguồn hàng.

Hạch toán chi tiết là việc ghi chép sự biến động thường xuyên, liên tục tình
hình biến động nhập, xuất, tồn cả về hiện vật và giá trị của từng loại hàng hoá
trong doanh nghiệp.
Việc hạch toán được tiến hành tại 2 nơi: Kho và phịng kế tốn.
Tuỳ vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp về cơ cấu mặt hàng, mức độ
biến động, trình độ nhân viên kế tốn, mà doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3
phương pháp : thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển, và sổ số dư.
* Theo phương pháp thẻ song song.

- Nguyên tắc hạch toán:
+Ở kho: thủ kho ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của sản pphẩm,hàng
hoá về hiện vật trên thẻ kho
THẺ KHO (Phụ lục).
+Phịng kế tốn: Kế tốn hàng tồn kho ghi chép biến động của sản phẩm,
hàng hoá cả về hiện vật và giá trị trên sổ chi tiết sản phẩm hàng hoá. Mỗi loại sản
phẩm, hàng hóa ghi ít nhất 1 trang sổ chi tiết.
SỔ CHI TIẾT SẢN PHẨM HÀNG HỐ (Phụ lục).
- Trình tự hạch toán: (Sơ đồ số 7)
+Ở kho: căn cứ vào Phiếu nhập kho, xuất kho, thủ kho thực hiện nhập xuất
sản phẩm về hiện vật.
Cuối ngày và định kỳ, ghi vào thẻ kho cho từng loại sản phẩm, hàng hoá.
Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi ghi xong Thẻ kho chuyển chứng từ cho kế
tốn hàng tồn kho thơng qua Bảng giao nhận chứng từ.
Thủ kho thường xuyên đối chiếu giữa số tồn sản phẩm thực tế với số tồn về
hiện vật trên các Thẻ kho
Cuối tháng, thủ khi tính ra số tồn về hiện vật trên các Thẻ kho
+Phòng kế toán:
Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được chứng từ do thủ kho chuyển đến,
kế toán HTK ghi giá trị tính thành tiền.
Kế tốn HTK ghi vào sổ chi tiết vât liệu cả về hiện vật và giá trị cho từng
loại sản phẩm.


Cuối tháng, tính ra số tồn cả về hiện vật và giá trị cho từng loại sản phẩm
trên sổ chi tiết sản phẩm. Lập kế hoạch đối chiếu số liệu với thủ kho và kế toán
tổng hợp.
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn (Phụ lục).
Phiếu NK, XK


Thẻ kho

Sổ kế toán tổng hợp

Thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp N-X-T

Sơ đồ số 7: Sơ đồ hạch toán chi tiết thẻ song song
2.2.4 Phương pháp sổ đối chiếu ln chuyển.

Trình tự hạch tốn (sơ đồ số 8)
- Kho: Giống thẻ song song.
- Phòng kế toán
Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được chứng từ do thủ kho chuyển đến
ghi đơn giá tính thành tiền.
Kế toán phân loại chứng từ thành 2 loại: loại chứng từ nhập để lập Bảng kê
nhập cả về hiện vật và giá trị. Loại chứng từ xuất để lập Bảng kê xuất cả về hiện
vật và giá trị.
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng kê nhập, xuất vào sổ đối chiếu luân chuyển cho
từng loại sản phẩm.
Cuối tháng tính ra số tồn cả về hiện vật và giá trị cho từng loại sản phẩm trên
sổ đối chiếu luân chuyển. Số tồn cuối tháng này là số tồn đầu tháng sau.
Cuối tháng kế toán lập kế hoạch đối chiếu số liệu.
SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN (Phụ lục)
PNK

Bảng kê nhập

Thẻ kho


Sổ đối chiếu luân chuyển

PXK

Bảng kê xuất

Bảng tổng hợp NXT

Sổ kế toán tổng hợp


Sơ đồ số 8: Sơ đồ trình tự hạch tốn theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển
* Phương pháp sổ số dư
Trình tự hạch tốn (Sơ đồ số 9)
- Ở kho: Về cơ bản giống như phương pháp thẻ song song.
Nhưng cuối tháng, trên cơ sở số liệu của Thẻ kho của sản phẩm, hàng hoá
tồn cuối tháng, thủ kho vào Sổ số dư cho từng loại sản phẩm, hàng hóa về hiện vật.
Sau khi lập xong Sổ số dư, chuyển cho kế tốn.
- Phịng kế tốn:
Hàng ngày hay định kỳ, kế toán nhận chứng từ do thủ kho chuyển, ghi đơn
giá, tính thành tiền.
Phân loại chứng từ theo định kỳ.
Tổng hợp số liệu về giá trị, ghi vào Bảng luỹ kế NXT.
Cuối tháng tính ra số tiền trên Bảng kê luỹ kế NXT của từng loại sản phẩm,
hàng hoá.
Cuối tháng, sau khi nhận được Sổ số dư do thủ kho chuyển đến, kế tốn ghi
đơn giá tính thành tiền của từng loại sản phẩm trên Sổ số dư. Sau đó đối chiếu số
liệu giữa Bảng kê luỹ kế NXT với Sổ số dư về giá trị cho từng loại sản phẩm.

Sổ số dư (phụ lục)
Bảng luỹ kế nhập xuất tồn (Phụ lục).
PNK

Phiếu giao nhận chứng từ nhập

Thẻ kho

PXK

Sổ số dư

Bảng luỹ kế NXT

Sổ kế toán tổng hợp

Phiếu giao nhận chứng từ xuất

Sơ đồ số 9: Sơ đồ trình tự hạch toán theo phương pháp sổ số dư
2.2.5. Hạch toán tổng hợp q trình tạo nguồn hàng.

Sản phẩm hàng hố có thể được doanh nghiệp kiểm kê theo từng nghiệp vụ
nhập xuất, nhưng cũng có thể doanh nghiệp kiểm kê một lần vào cuối kỳ. Tương


ứng với hai phương pháp kiểm kê trên, trong kế tốn sản phẩm, hàng hố có 2
phương pháp hạch tốn tổng hợp là Kê khai thường xuyên và Kiểm kê định kỳ.
Phương pháp Kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh
thường xun, liên tục, có tính hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn hàng hố, sản
phẩm trên sổ kế toán. Giá trị sản phẩm, hàng hoá trên sổ kế tốn có thể xác định ở

bất kì thời điểm nào trong kỳ hạch toán. Phương pháp này áp dụng phổ biến trong
các doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn.
Phương pháp Kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả
kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng hố cuối kỳ và từ đó tính ra giá trị xuất sử
dụng trong kỳ. Theo phương pháp này, trong kỳ kế toán chỉ theo dõi, phản ánh
hàng hó nhập. Giá trị hàng hố nhập khơng được phản ánh trên Tài khoản hàng tồn
kho mà phản ánh trên Tài khoản riêng trung gian. Phương pháp Kiểm kê định kỳ
thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật tư hàng hoá,
đơn giá thấp, và xuất nhập kho nhiều lần.
* Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán.
+ Phương pháp Kê khai thường xuyên.
Kế toán sử dụng các Tài khoản sau:
TK” 151: Hàng mua đang đi đường.
TK” 155 : Thành phẩm
TK” 156 : Hàng hoá.
TK” 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
TK” 111, 112, 331...
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ:
TK” 611: Mua hàng.
TK” 155, 156,157,133
Hàng ngày kế toán phản ánh các nghiệp vụ nhập mua hàng, kế tốn sử dụng
TK” 611. Cịn các TK” 155, 156, 157 chỉ sử dụng để phản ánh hàng hoá tồn đầu kỳ
và hàng tồn cuối kỳ.
* Chú ý: Đối với hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương
mại kế toán ghi giảm trực tiếp trên TK” 611.
Nợ TK” 331…


Có TK” 611



TK” 156

TK”111, 112, 331
Giá mua hàng nhập kho

TK “632

Giá vốnhàng bán

TK” 133
Thuế GTGT

Thuế GTGT

TK” 157

Giá mua hàng chuyển thẳng đi bán
TK” 154

TK”155, 157
Giá trị thực tế hàng gia cơng hồn thiện; nhập kho sản phẩm hoàn thành

Sơ đồ số 10: Sơ đồ hạch tốn q trình tạo nguồn hàng theo phương
pháp KKTX
TK” 151,155, 1561, 157
TK” 151,155, 1561, 157

TK” 611


Đầu kỳ kết chuyển hàng tồn kho

Kết chuyển cuối kỳ

TK” 111, 112,331
Hàng mua trong kỳ

TK”151
Giá trị hàng mua đang đi đường CK

TK”133
Thuế GTGT
TK” 632
TK” 631
Sản phẩm nhập kho

Giá vốn hàng bán

Sơ dồ số 11: Sơ đồ trình tự hạch tốn q trình tạo nguồn hàng theo
phương pháp KKĐK


3. Hạch tốn q trình xuất khẩu hàng hố.
3.1. Những vấn để chung về xuất khẩu hàng hoá.
3.1.1. Thời điểm xác định hàng hồn thành xuất khẩu.

Đó là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá, tức là khi người
xuất khẩu mất quyền sở hữu hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ, hoặc có
quyền địi tiền ở người nhập khẩu. Do vậy, thời điểm ghi chép hồn thành xuất
khẩu là khi hàng hóa hồn thành thủ tục hải quan, xếp lên phương tiện vận chuyển

và dời ga, biên giới, cầu cảng.
* Hàng được coi là xuất khẩu trong các trường hợp sau:
- Hàng xuất bán cho thương nhân nươc ngoài theo hợp đồng đã ký.
- Hàng gửi đi triển lãm sau đó bán thu bằng ngoại tệ
- Hàng bán cho du khách nước ngoài, Việt kiều.
- Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển , máy bay cho người nước ngoài.
- Hàng viện trợ cho nước ngồi thơng qua các Hiệp định, Nghị định thư do
Nhà nước ký kết với nước ngoài.
* Tuỳ theo phương thức giao nhận hàng, thời điểm xác định hàng hoàn thành
xuất khẩu như sau:
- Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển : là thời điểm thuyền trưởng ký vào
vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục xuất khẩu để dời cảng.
- Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt: hàng xuất khẩu được tính từ ngày
hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu.
- Nếu hàng vận chuyển bằng đường hàng không: hàng xuất khẩu được xác
định từ khi cơ trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận
hoàn thành các thủ tục hải quan.
- Hàng đưa đi hội chợ triển lãm: hàng xuất khẩu được tính khi hồn thành
thủ tục bán thu bằng ngoại tệ.


3.2. Hạch tốn q trình xuất khẩu.
3.2.1. Trình tự, thủ tục xuất khẩu hàng hoá.

- Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá là một trong những hoạt động kinh doanh
chủ yếu của hoạt động ngoại thương. Một nghiệp vụ xuất khẩu hàng hố được tiến
hành theo trình tự , thủ tục sau:
Ký kết hợp đồng xuất khẩu

3.2.2. Chứng từ sử dụng trong kế toán xuất khẩu hàng hoá:


Chứng từ trong khẩu mở L/C , hàng hoá baohợp đồng quy định sử từ thanh toán, này)
Yêu cầu bên nhập xuất khẩu kiểm tra L/C(nếu gồm: bộ chứng dung phương thứ các
chứng từ ngân hàng, các chứng từ xuất hàng...
Bộ chứng từ thanh tốn bao gồm:
- Hóa đơn thương mại: là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán
Xin giấy phép xuất khẩu
- Bảng kê đóng gói: là bảng kê khai tất cả hàng hoá đựng trong một kiện
hàng
Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu, thuê phương tiện vận tải(nếu cần), tiến hành tập trung hàng hố, đóng bao bì, kí mã hiệu hàng hoá, kiểm tra c
- Giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hoá.
- Giấy chứng nhận phẩm chất: là chứng từ xác nhận phẩm chất của hàng hoá
Làm thủ tục cuả hàng
thực giao và chứng minh phẩm chất hải quan hoá phù hợp với hợp đồng.
- Giấy chứng nhận số lượng
Mua dịch y hàng
- Giấy chứng nhận kiểmbảo hiểmtế hoá
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Tờ khai hải quan Giao hàng hoá theo địa điểm giao hàng
- Vận đơn đường biển, vận đơn đường không: chứng nhận của đơn vị vận tải
về loại hàng, số lượng, nơi đến,thủ tục thanh toán
nơi đi.
Làm
3.2.3. Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá, kế toán sử dụng các tài khoản:
TK” 151, 156, 157 Giải quyết khiếu nại (nếu có)
TK” 632, 511, 131, 331, 413
TK 413 chỉ sử dụng vào cuối kỳ khi đánh giá lại các khoản mục có gốc

tiền tệ.


3.2.4. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
3.2.4.1. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp :(Sơ đồ số 12 )

*Phương pháp KKTX:
- Giao hàng để xuất khẩu
Nợ TK” 157
Nợ TK” 632
Có TK” 1561, 151
-Xác định doanh thu hàng xuất khẩu:
Nợ TK” 1112, 1122, 131
Nợ TK” 635: chênh lệch giảm tỷ giá ngoại tệ
Có TK” 511
Có TK” 515: chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK” 007
- Kết chuyển giá vốn:
Nợ TK” 632
Có TK” 157, 1561,151
- Đối với số ngoại tệ nếu doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước thì được nhà
nước thanh tốn lại bằng tiền Việt Nam.
Nợ TK” 1111, 1121
Có TK” 1112, 1122
- Đối với thuế xuất khẩu
+ Nếu doanh nghiệp xuất khẩu theo giá FOB
Nợ TK” 511
Có TK” 3333
+ Nếu doanh nghiệp xuất khẩu theo giá CIF
Nợ TK” 138

Có TK” 3333
Khi hàng được coi là xuất khẩu, kết chuyển thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK” 511
Có TK” 138
- Nếu doanh nghiệp được hoàn lại thuế giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu


Nợ TK” 111, 112
Có TK” 133
TK”151,156

TK”632
(2)

TK”157
(1)

TK” 3333
(3)

TK”511

(7)

(5)
(4)

TK” 157

TK” 635


TK”111, 112
(10)

(8)

TK”111,112,331

TK” 515

(9)

(6)

Sơ đồ số 12: Sơ đồ hạch tốn q trình xuất khẩu trực tiếp
(1): Hàng xuất khẩu nhập kho hoặc hàng mua chuyển thẳng (giá CIF)
(2): Hàng xuất kho hoặc hàng mua chuyển thẳng xuất khẩu (giá FOB)
(3): Giá vốn hàng bán (CIF)
(4): Ghi nhận doanh thu.
(5): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng.
(6): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm.
(7): Phản ánh thuế xuất khẩu(FOB)
(8): Phản ánh thuế xuất khẩu(CIF)
(9): Thuế xuất khẩu khi hàng xuất khẩu theo giá CIF đã được xác định doanh
thu.
(10): Nộp thuế XK
*Phương pháp KKĐK
Tương tự phương pháp KKTX, tuy nhiên giá vốn ghi nhận vào thời điểm
cuối kỳ.



×