Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁXUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.34 KB, 50 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁXUẤT
KHẨU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT
KHẨU
1. kháI quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sản xuất bao
bì và hàng xuất khẩu.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất
khẩu.
Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là một doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc Bộ Thương mại. Với hơn 30 năm lịch sử hình thành và phát triển, ra đời
vào ngày 27/12/197, ban đầu là Xí nghiệp bao bì II. Trong thời gian này, doanh
nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu Nhà nước đề ra. Chính nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung đã khiến cho doanh nghiệp hoạt động rất khó khăn. Tình hình sản xuất kinh
doanh yếu kém, kĩ thuật thiếu thốn, lạc hậu; sản phẩm doanh nghiệp sản xuất
không đáp ứng được nhu cầu sử dụng do chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã nghèo
nàn, giá thành cao, gây ứ đọng vốn. Chính vì vậy mà doanh nghiệp luôn trong tình
trạng thua lỗ kéo dài, nợ nần chồng chất.
Nhận thức thấy sai lầm của nền kinh tế cũ, nước ta đã thực hiện công cuộc
đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị truờng có sự quản lý của Nhà nước. Không tách ra
khỏi bối cảnh đó, đến năm 1991, Chính phủ tiến hành tổ chức, sắp xếp lại các
doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp được tách ra hoạt động độc lập và lấy tên là Xí
nghiệp liên hiệp sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu.
Nhận thấy sự tiến bộ vượt bậc của Xí nghiệp, ngày 04/06/1996, theo Quyết
định số 766 và 767/TM-TCCB của Bộ Thương Mại, xí nghiệp được thành lập lại
và lấy tên chính thức là Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Tên giao dịch
của công ty là : Production for Packing and Exporting Goods Company, viết tắt là
PROMEXCO và đặt trụ sở giao dịch tai Km9, QL1A, xã Hoàng Liệt, Huyện
Thanh Trì, Hà Nội (nay là phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Bước
đầu trong tiến trình phát triển, công ty đã tiến hành xây dựng lại cơ sở hạ tầng, mua
Gỗ mua về
Chế biến


Thuê ngoài chế biến
Phơi (sấy)
Dọc
Xẻ
Bào
Máy thẩm Cắt Đóng (lắp ghép)
Hoàn thiện
sắm trang thiết bị sản xuất , cải tiến dây chuyền công nghệ, vực dậy mặt hàng
truyền thống. Tiếp đó, công ty tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng phạm
vi kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, ngành nghề kinh doanh. Công ty tiến hành
biên giảm tinh chế, sắp xếp hợp lí hoá cơ cấu lao động, tạo ra một bộ máy làm việc
hiệu quả.
1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty xuất bao bì và hàng xuất khẩu với ngành nghề kinh doanh đa dạng,
tham gia vào 3 lĩnh vực hoạt động: sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ,
trong đó hoạt động kinh doanh thương mại là chủ yếu.
1.2.1.Hoạt động sản xuất của công ty.
Đối với công ty, hoạt động sản xuất được Ban Giám đốc rất quan tâm, chú
ý. Đây là một trong những chiến lược phát triển lâu dài của công ty.
Công ty có 8 xí nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất. Sản phẩm chủ yếu của
các xí nghiệp là các loại bao bì và các sản phẩm làm từ gỗ như: ván sàn Pơmu, ván
tinh chế, gỗ ốp lát, đồ thủ công , mỹ nghệ và các đồ dùng trang trí nội thất. Sản
phẩm chủ yếu của doanh nghiệp chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng. Ngoài
ra, doanh nghiệp cũng tiến hành sản xuất các loại mặt hàng mới( đối với đồ thủ
công mỹ nghệ và một số đồ trang trí nội thất) để giới thiệu với khách hàng.
Các xí nghiệp sẽ tự tiến hành sản xuất sản phẩm, hoặc nhờ gia công chế
biến, hoặc nhận sản phẩm từ bên ngoài để tiến hành gia công chế biến.
Có thể khái quát chung sơ đồ sản xuất của công ty như sau
1.2.2. Hoạt động kinh doanh thương mại.
Trong lĩnh vực thương mại, công ty đã đưa ra thị trường rất nhiều hàng phục

vụ sản xuất lẫn tiêu dùng. Sản phẩm của doanh nghiệp được bán theo 2 phương
thức: bán buôn, bán lẻ với nhiều hình thức: bán thẳng, bán qua kho và gửi bán qua
đại lí.
Ngoài xuất khẩu các sản phẩm tinh chế từ gỗ, công ty còn khai thác các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ (đồ thuỷ tinh, đồ pha lê, gốm sứ); mặt hàng nông sản (gạo,
chè, càphê, điều, bông sợi) và hải sản. Đây là những mặt hàng không phải là lợi thế
của doanh nghiệp, song doanh nghiệp cũng cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm,
đặc biệt đối với hàng thủ công mỹ nghệ. Các mặt hàng nông sản và hải sản được
xuất khẩu dưới dạng nguyên vật liệu thô, chưa tinh chế. Các loại mặt hàng này do
các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Giang, Móng Cái thu gom từ các cơ
sở địa phương nhằm đa dạng hoá sản phẩm , da dạng hoá mặt hàng kinh doanh và
mở rộng thị trường.
Ngoài xuất khẩu, doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến hoạt động nhập khẩu.
Các mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm phục vụ thco nhu
cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư như: linh kiện và xe gắn máy, ô tô chuyên
dùng và xe chở khách, vải các loại, đồ thuỷ tinh, pha lê... (chủ yếu được nhập từ
CHLB Đức).Bên cạnh mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng, doanh nghiệp cũng nhập
khẩu các thiết bị dùng cho văn phòng như giấy, máy tính và phụ kiện và nhập
nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp: gỗ tròn, gỗ hộp
các loại. Có thể nói rằng, hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, mặc dù mới
bước đầu được quan tâm song cũng đã rất phong phú và đa dạng.
 Tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu từ lâu, ngay từ đầu doanh nghiệp đã
nhận làm dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trong nước.
Công ty tiếp nhận hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp giao cho, sau đó tiến
hành bán hàng ra nước ngoài. Gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác của
doanh nghiệp đã giảm đi do khả năng xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp
trong nước đã tăng lên, và hoa hồng thu được từ hoạt động này cũng không cao.
1.2.3 .Các hoạt động khác.
Xuất phát từ nhu cầu du lịch ngày một tăng lên của nhân dân và du khách
nước ngoài, công ty nhanh chóng nắm bắt và tổ chức các hoạt động như: kinh

doanh khách sạn, kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, nhận trông giữ xe qua đêm,
cho thuê kho bãi.
Trong nền kinh tế vận hành với nền kinh tế thị trường, sự năng động, sáng
tạo của các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh sản xuất, tìm kiếm thị trường...là vô
cùng quan trọng. Quán triệt quan điểm này, công ty sản xuất bao bì và hàng xuất
khẩu đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tổ chức kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với
ngành nghề kinh doanh đa dạng thực sự là thuận lợi, đồng thời cũng là thách thức
đối với doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển trong tương lai.
1.3. Tình hình phát triển của Doanh nghiệp.
Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là một trong những công ty được
thành lập với mục đích phát huy nội lực và phát triển nền kinh tế đất nước. Sau
nhiều năm hình thành và phát triển, công ty đã tham gia vào nhiều thị trường kinh
doanh với những thuận lợi và khó khăn riêng.Có thể nói về tình hình phát triển của
công ty như sau:
1.3.1.Thị trường kinh doanh.
Trong những năm qua để đảm bảo cho sự phát triển cân bằng, tận dụng tối
đa nguồn lực sẵn có, công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã tiến hành kinh
doanh đồng thời trên cả 2 thị trường: thị trường trong nước và ngoài nước. Bởi lẽ,
trên thị trường nội địa, mặc dù lợi nhuận không cao song nhu cầu lại lớn; ngược lại
trên thị trường nước ngoài tuy chúng ta còn phải cạnh tranh với những đối thủ
mạnh nhưng lợi nhuận lại cao.
* Thị trường xuất khẩu.
 Thị trường là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, đăc biệt là thị trường xuất khẩu.Nhận thức rõ điều đó,
trong thời gian qua, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đã không
ngừng cố gắng trong việc duy trì và củng cố các bạn hàng truyền thống;
đồng thời thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng mới. Thị trường xuất khẩu
của công ty ngày càng mở rộng, cơ cấu thị trường cũng có những thay đổi
tích cực.
Đến nay, thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty vẫn là thị trường Đài

Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Âu:Pháp, CHLB Đức, LB Nga.
Đây là những thị trường trọng điểm nhất, vì những thị trường này rất ưa chuộng về
sản phẩm gỗ của công ty có chất lượng tốt và đa dạng về loại gỗ. Châu Á có một
đặc điểm là rất thích sử dụng những vật liệu bằng gỗ trong gia đình. Do vậy, Châu
Á luôn luôn là thị trường tiềm năng để công ty có thể khai thác.
Thị trường và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty đã được thống kê
như sau:
-Thị trường Đài Loan: cửa Pơmu, ván tinh chế, hàng thủ công mỹ nghệ,
trang trí nội thất, chè đen.
-Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc: hoa quả nông sản, thuỷ hải sản(như
Mực, sứa...), lâm sản (gỗ xẻ…), dược liệu(bột Hoàng Liên).
-Thị trường Nhật Bản, CHLB Đức, Mỹ: hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải
sản.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của công ty cũng
có những thăng trầm. Nhiều mặt hàng kim ngạch xuất khẩu tăng, nhưng ngược lại
cũng có những mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm.
*Thị trường nhập khẩu.
 Bên cạnh thị trường xuất khẩu công ty còn tiến hành hoạt động nhập khẩu.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty được nhập chủ yếu tại các thị
trường như sau:
- Thị trường Singapore: các bộ chi tiết máy vi tính, đồ điện tử.
- Thị trường Hàn Quốc: vải các loại, ô tô chở khách, máy chuyên dụng.
- Thị trường Trung Quốc: phụ tùng máy nông nghiệp.
- Thị trường Lào, Inđônêxia: gỗ các loại.
- Thị trường Campuchia: dược liệu.
- Thị trường CHLB Đức: thuỷ tinh, pha lê.
*Thị trường tiêu thụ trong nước.
Hàng hoá của công ty được bán ra thị trường trong nước với đầy đủ các mặt
hàng dưới nhiều hình thức khác nhau. Sản phẩm của công ty đựoc tiêu thụ chủ yếu
trên thị trường Hà Nội ( đồ trang trí nội thất, thuỷ tinh pha lê, vải…), Thành phố

Hồ Chí Minh, Hà Giang, Quảng Ninh và một số vùng lân cận Hà Nội
1.3.2. Phân tích một số chỉ tiêu phát triển qua những năm gần đây.
 Sau 3 năm hoạt động trong giai đoạn chiến lược 2001-2005 ta có bảng kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty như sau: (Bảng số 1)
Qua số liệu quyết toán hàng năm, phân tích thấy rằng, tốc độ sản xuất kinh
doanh từ năm 2001 đến năm 2003 có tăng trưởng đáng kể. Các chỉ tiêu đều tăng
khá mạnh. So với năm 2000, bình quân 3 năm doanh thu tăng 132%, trong đó sản
xuất kinh doanh nội bộ tăng 127%, kinh doanh xuất khẩu tăng 145%. Trước đây,
doanh số chỉ đạt tối đa là 37 tỷ đồng (năm 1997)thì đến nay bình quân đã đạt trên
100 tỷ đồng/năm, cao nhất là 180.279 triệu đồng (năm 2002). Với việc tăng doanh
thu, các khoản nộp Ngân sách cũng tăng, trên dưới 2 tỷ đồng nộp vào Ngân sách.
Vốn kinh doanh của công ty cũng ổn định, đảm bảo ổn định ở mức 7 tỷ. Với mục
đích nâng cao đời sống nhân viên trong công ty, công ty cũng bước đầu đạt được
thành công, với việc dần nâng cao mức sống của người lao động, thu nhập bình
quân của công nhân viên đạt 784.000
đồng, mặc dù còn chưa cao song phần nào giải quyết được những khó khăn cho
người lao động.
Như vậy ta thấy rằng: Doanh nghiệp đã đạt được những mục tiêu tăng
trưởng, tuy nhiên doanh thu bán hàng còn thất thường, không ổn định.Trong 2
năm gần đây xu hướng xuất khẩu giảm hơn so với bán hàng nội địa (VD:năm 2002
bán hàng nội địa là 108418 triệu đồng, trong khi đó xuất khẩu chỉ đạt 71861 triệu
đồng). Điều này cho thấy tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Năm 2003, xuất khẩu giảm đi chỉ bằng 1/2 năm 2002.Và nói chung tình hình của
doanh nghiệp trong năm 2003 đã giảm. Điều này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận và
các khoản nộp Ngân sách Nhà nước của công ty

Bảng số 1: Bảng một số chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh
T
Stt
Chỉ tiêu Đơn

vị
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Bìnhquân
3 năm
Sonăm
2000
1 Tổng doanh thu
-Nội địa
-Xuất khẩu
Triệu
đồng
10674 112013 180279 131657 141316 132%
65641 50006 108418 87130 81851 127%
41143 62007 71861 44527 59465 145%
2 Tổng LN trước thuế ” 78 106 152 82 133 171%
3 Các khoản thuế nộp
NSNN
-Thuế VAT
-Thuế XNK
-Thuế TNDN
-Khoản nộp khác
” 1095 2287 2875 2011 2391 218%
” 428 367 738 608 571 133%

” 631 1540 1654 958 1384 219%
” 25 34 49 26 36 144%
” 11 346 434 419 399
4 Số lao động bq Người 209 254 271 285 270 129%
5 TNBQ 1lao động Ngàn
đồng
435 592 848 912 784 180%
6 Vốn kinh doanh Triệu
đồng
7352 7352 7352 8152 7619 104%
(Trích báo cáo quyết toán trong năm 2000, 2001,2002,2003)
1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh.
Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu với nhiệm vụ sản xuất và kinh
doanh thương mại được tổ chức thành 8 xí nghiệp thành viên và 3 chi nhánh hoạt
động chủ yếu tại Miền Bắc nước ta. Mỗi xí nghiệp, mỗi chi nhánh lại được tổ chức
thành các phòng ban, các bộ phận chức năng phù hợp với quy mô của mỗi đơn vị.
Tại các xí nghiệp, dưới các phòng ban có thể còn được tổ chức thành các phân
xưởng sản xuất, chế biến và gia công.
Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty mở 3 chi nhánh tại
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Giang và Quảng Ninh (Móng Cái). Các chi nhánh này
có nhiệm vụ là kinh doanh thương mại cả trong và ngoài nước, với nhiều ngành
nghề đa dạng. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của các chi nhánh là hàng thủ công
mỹ nghệ, hàng tiêu dùng và một số linh kiện phục vụ sản xuất. Các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ sau khi được thu gom từ các cơ sở địa phương sẽ tiến hành bán sang
thị trường nước ngoài. Ngược lại,đối với hàng tiêu dùng và một số linh kiện phục
vụ sản xuất, các chi nhánh nhập từ bên ngoài và tiêu thụ tại thị trượng nội địa. Sự
kết hợp của hai hoạt động xuất, nhập khẩu đem lại thị trường rộng lớn cho sản
phẩm của công ty.
Đối với 8 xí nghiệp thành viên, công ty thực hiện triệt để cơ chế khoán nội
bộ, tạo môi trường hoạt động tự do trong khuôn khổ đối với các đơn vị. Cơ chế

này tạo ra quyền chủ động, năng động, sáng tạo trong việc tổ chức kinh doanh của
các xí nghiệp. Tại các xí nghiệp đồng thời diễn ra 2 hoạt động: vừa sản xuất vừa
kinh doanh thương mại. Chính vì vậy mà với cơ chế khoán nội bộ, các xí nghiệp
phải chủ động trong việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng cho hoạt động
sản xuất, đồng thời cũng phải chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, chủ
động kí kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh nội địa. Sự chủ động này thể
hiện tính năng động, sáng tạo của mỗi đơn vị thành viên. Riêng đối với các hợp
đồng xuất nhập khẩu, các xí nghiệp phải trình lên ban giám đốc phương án kinh
doanh đã được lập. Sau khi xem xét, phê duyệt, công ty sẽ tạo điều kiện cho xí
nghiệp thực hiện tốt nhất các hợp đồng này.
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị , công ty giao
hoặc tạm giao cho các đơn vị động (chủ yếu bằng tiền). Sau khi nhận vốn, các đơn
vị phải có trách nhiệm bảo quản và có biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả,
đồng thời chịu trách nhiệm bồi hoàn trước Giám đốc công ty nếu có thất thoát.
Trong trường hợp cần thiết khi công ty yêu cầu huy động hoặc thu hồi thì đơn vị
phải có trách nhiệm thu hồi kịp thời.
Các đơn vị cũng có thể huy động vốn từ bên ngoài để phục vụ sản xuất kinh
doanh, và phải chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và trước pháp luật về việc
huy động này. Sau khi huy động huy động vốn, các đơn vị mua sắm các thiết bị
cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh.
Hàng năm , công ty có kế hoạch giao cho các đơn vị cơ sở với các chỉ tiêu
về doanh thu, về bảo toàn và phát triển vốn, về nghĩa vụ với Nhà nước ,về việc làm
và thu nhập của người lao động. Trên cơ sở các chỉ tiêu công ty giao cho, các xí
nghiệp tiến hành lên phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện sản xuất
kinh doanh , hoàn thành kế hoạch công ty giao theo quy định và quy chế quản lý
của công ty, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.5. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý là toàn bộ những người lãnh đạo điều hành hoạt động của
công ty. Đây là bộ phận đầu não, là bộ phận quyết định sự thành hay bại của bất kì
doanh nghiệp nào. Công ty có phát triển lớn mạnh hay không, tuỳ thuộc vào trình

độ, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn và tính liêm khiết của mỗi thành viên
trong bộ máy của công ty.
Căn cứ vào mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý của
công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu. Bao gồm:
- Giám đốc công ty: theo quyết định bổ nhiệm của Bộ Thương Mại, Giám
đốc công ty là người đứng đầu bộ máy quản lý, có quyền hành cao nhất trong công
ty, là người chỉ đạo trực tuyến các phòng, ban, chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc
công ty, là người phối hợp các phòng, ban, chi nhánh, xí nghiệp hoạt động theo
một bộ máy thống nhất, đồng thời phải có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước Bộ Thương Mại và
trước pháp luật.
- Phó Giám đốc: công ty có một Phó Giám đốc có nhiệm vụ quản lý nội
chính của công ty, phối hợp với Giám đốc điều hành hoạt động của công ty, đồng
thời kiêm giữ chức chủ tịch Công Đoàn bảo vệ quyền lợi của nhân viên.
- Trưởng, phó các phòng chức năng: Phòng Tổ chức hành chính, phòng kế
hoạch –kinh doanh xuất nhập khẩu (gọi tắt là phòng KD-XNK) và phòng Kế toán
Tài chính bên cạnh nhiệm vụ chính là quản lý, điều hành, hướng dẫn nghiệp vụ
cho phòng mình, cho các đơn vị thành viên, còn có chức năng tham mưu cho Giám
đốc về các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
- Giám đốc chi nhánh, Giám đốc xí nghiệp: Đây là những người đứng đầu
mỗi chi nhánh, mỗi xí nghiệp, có quyền điều hành cao nhất và quyết định các vấn
đề liên quan trong phạm vi đơn vị mình phụ trách, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Giám đốc công ty, có nhiệm vụ báo cáo và chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trước Giám đốc công ty.
Mối quan hệ giữa các đơn vị trong công ty như sau:
- Giữa các phòng chức năng với Giám đốc và Phó giám đốc là mối quan hệ
tham mưu, giúp việc, là sự tuân thủ, chấp hành nhiệm vụ được giao.
- Giữa Giám đốc và các phòng ban, xí nghiệp: là mối quan hệ chỉ đạo trực
tuyến.
- Giữa các phòng chức năng với nhau: là mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ trong

công việc.
- Giữa các phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc: là mối quan hệ quản lý
và hướng dẫn các nghiệp vụ chuyên môn.
Ta có thể khái quát mô hình bộ máy tổ chức quản lý của công ty theo sơ đồ
như sau: (Phụ lục)
1.6. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công.
Bộ máy kế toán của công ty là tập hợp đồng bộ các lao động kế toán để đảm
bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ các chức năng
thông tin và kiểm tra tất cả các mặt hoạt động kinh tế của đơn vị.
Phù hợp với hình thức tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh
doanh; phù hợp với địa bàn kinh doanh rộng, quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh đa
dạng , bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình phân tán 2 cấp.
Theo hình thức tổ chức kế toán phân tán, tổ chức bộ máy phân thành:
- Cấp công ty(phòng KT_TC).
- Cấp đơn vị cơ sở ( Kế toán phòng KH-KDXNK, phòng vật tư tổng hợp,
các chi nhánh, xí nghiệp).
Trong đó kế toán cấp công ty và kế toán cấp cơ sở đều có sổ sách kế toán
riêng và bộ máy nhân sự riêng.
Phòng KT-TC (kế toán cấp công ty) là nơi thực hiện khâu tổng hợp số liệu
báo cáo của các cấp cơ sở, lập báo cáo tài chính cho cơ quan tổ chức quản lý; chịu
trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ hoạt động của đơn vị cơ sở trước Nhà nước, các
bạn hàng, nhà cung cấp, các bên đầu tư, cho vay.
Phòng KT-TC có các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên công ty.
- Theo dõi chặt chẽ các hợp đồng vay vốn của công ty, theo đó các đơn vị là
các xí nghiệp, chi nhánh, phòng KH-KD, phòng kinh doanh vật tư tổng hợp muốn
huy động vốn từ Ngân Hàng phải làm phương án trình giám đốc và kế toán trưởng
phê duyệt. Công ty sẽ trực tiếp vay vốn Ngân Hàng và phân phối lại cho các đơn
vị cơ sở.
- Trực tiếp theo dõi các khoản công nợ với nhà cung cấp, với khách hàng

thanh toán trực tiếp qua tài khoản của công ty.
- Trực tiếp thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước sau khi thu lại của
các đơn vị thành viên.
- Theo dõi tình hình biến động, tình hình sử dụng Tài sản cố định của toàn
công ty.
Với nhiệm vụ đó, công việc tại phòng KT-TC được phân công như sau:
- Trưởng phòng(kế toán trưởng) : kế toán trưởng công ty là người đứng đầu
bộ máy kế toán, điều hành chung mọi hoạt động trong phòng; chịu trách nhiệm
trực tiếp trước Giám đốc về mọi hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán của
toàn công ty; có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức bộ máy kế
toán, tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và thực hiện công tác hạch toán kế toán từ
văn phòng công ty xuống các đơn vị thành viên. Ngoài ra, kế toán trưởng còn kiêm
hạch toán Tài sản cố định của công ty.
- Phó phòng: là người hỗ trợ công việc cho trưởng phòng; đồng thời, đảm
nhiệm phần hành thanh toán và tổng hợp số liệu kế toán, tài chính từ báo cáo của
các đơn vị cơ sở thành viên và của phòng cuối mỗi quý.
- 01 kế toàn đảm nhiệm phần hành vật tư và chi tiết công nợ.
- 01 kế toán đảm nhiệm phần hành kế toán thuế.
- 01 kế toán đảm nhiệm phần hành kế toán Ngân hàng.
- 01 thủ quỹ
Các đơn vị trực thuộc quan hệ với nhau theo nguyên tắc hạch toán kinh tế nội
bộ . Bộ phận kế toán có thể chỉ gồm một nhân viên kế toán, có thể gồm một trưởng
phòng kế toán và các kế toán viên. Các bộ phận này có trách nhiệm theo dõi, hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị cơ sở từ khâu tập hợp và phân loại
chứng từ ban đầu , ghi chép vào các sổ có liên quan đến lập báo cáo theo quy định
nội bộ nộp lên phòng Kế toán –Tài chính vào cuối quý.
Tại các xí nghiệp, với chức năng chính là sản xuất, gia công, chế biến, bộ
phận kế toán sẽ được chủ động tổ chức đảm nhiệm hạch toán cụ thể, chi tiết các
phần hành có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất như:
- Phần hành hàng tồn kho(nguyên liệu, thành phẩm, công cụ dung cụ).

- Phần hành tiền lương và chi phí nhân viên.
- Phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Phần hành tài sản cố định thuộc vốn tự có của đơn vị, ngoài ra đối với tài
sản do công ty giao quyền sử dụng, các đơn vị phải có trách nhiệm theo dõi và báo
cáo tình hình sử dụng lên công ty.
Tại phòng KH-KD và phòng kinh doanh vật tư tổng hợp là những phòng
hoạt động có doanh thu, nhân viên kế toán được phân cấp theo dõi, hạch toán các
nghiệp vụ mua hàng, bán hàng, tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình thu
mua hàng hoặc xuất khẩu hàng, tập hợp chi phí quản lý, phản ánh giá vốn, doanh
thu và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Riêng đối với các nghiệp vụ gửi tiền, rút tiền khỏi tài khoản của công ty tại
Ngân hàng, các nghiệp vụ vay vốn tín dụng thì nhất thiết phải thông qua phòng
KT-TC, do kế toán tiền mặt trực tiếp theo dõi. Nguyên tắc nằy nhằm đảm bảo tính
thống nhất và chặt chẽ trong quản lý tài chính của công ty.
Đối với các chi nhánh, do hoạt động khác địa bàn nên được hạch toán độc
lập mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi chi nhánh và hoàn toàn tự chủ
về mặt tài chính , tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phải nộp với cơ quan thuế
và cơ quan chức năng khác.
Cuối quý, các bộ phận kế toán cơ sở phải nộp về phòng KT-TC báo cáo
quyết toán sản xuất kinh doanh với 5 loại bắt buộc sau:
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Báo cáo công nợ.
- Báo cáo tổng hợp chữ T.
- Bảng cân đối tài khoản.
- Biên bản kiểm kê hàng tồn kho.
Trên cơ sở đó, phòng KT-TC tổng hợp số liệu và lập báo cáo quyết toán toàn
công ty.
Bộ phận kế toán tại chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh
Bộ phận kế toán tại phòng kinh doanh vật tư tổng hợp
NhânViên 1Thủquỹ

Bộ phận kế toán tại phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu
Kế toán phó (Phó phòng TC-KT)
NhânViên 3
Bộ phận kế toán tại XN Bộ phận kế toán tại chi nhánh Hà Giang
Kế toán trưởng(trưởng phòng KT-TC)
NhânViên 2
Bộ phận kế toán tại chi nhánh Móng Cái – Quảng Ninh
Ngoài ra, hàng tháng, các xí nghiệp, phòng KD-KH, phòng vật tư tổng hợp
phải lập bảng kê khai thuế GTGT của hàng hoá , dịch vụ mua vào và hàng hoá,
dịch vụ bán ra; nộp các khoản phí quản lý, các khoản BHXH, BHYT của đơn vị
mình lên công ty, từ đó phòng KT-TC sẽ lập báo cáo quyết toán và ngân sách Nhà
nước.
Sơ đồ 16: Bộ máy kế toán tại công ty
1.7. Hệ thống chứng từ và tài khoản sử dụng.
Công tác kế toán của công ty được thực hiện trê cơ sở pháp lý là Quyết định
số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 và các văn bản hướng dẫn chế
độ hạch toán kế toán có liên quan do Bộ Tài chính ban hành.
1.7.1.Hệ thống tài khoản
Trên cơ sở pháp lý đó và với phương pháp Kê khai thường xuyên được áp
dụng, hệ thống tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm các tài khoản sau:
(Phụ lục).
Trong những năm qua, mặc dù kinh doanh có lãi, song do trước đây công ty
làm ăn thua lỗ, nên hầu hết các Tài khoản mà nguồn hình thành từ Lợi nhuận sau
thuế (TK’421) không được trích lập theo quy định( TK’431, TK’416, TK’415).
Do không tham gia buôn bán trái phiếu hay tham gia góp vôn liên doanh nên
công ty cũng không sử dụng các Tài khoản phản ánh các nghiệp vụ liên quan.
Là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, nên công ty thường xuyên có hợp
động kí quỹ ngắn hạn, do vậy công ty có sử dụng TK’144 (không sử dụng
TK’244).
Để đảm bảo sử dụng TK, hạch toán chính xác, nhân viên kế toán của công ty

cũng luôn được cập nhật các chuẩn mực mới. Cụ thể là công ty đã tiến hành xử lý
chênh lệch tỷ giá theo Chuẩn mực mới, Chỉ sử dụng TK’413 vào sử lý chênh lệch
tỷ giá cuối kì.
Tuy nhiên, do đặc điểm kinh doanh của công ty, nên một số Tài khoản công
ty không sử dụng, như TK’242, TK’3357.
Mặc dù doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX để hạch toán, song công
ty vẫn sử dụng TK’611 để phản ánh quá trình xuất, nhập hàng tồn kho. Điều này là
sai với Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Như vậy công ty đã sử dụng khá đầy đủ các Tài khoản do Nhà nước ban
hành, việc sử dụng các Tài khoản cấp 2, 3 … được doanh nghiệp sử dụng linh hoạt,
tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc và yêu cầu quản lý. Tuy nhiên việc áp dụng một
số TK còn chưa chính xác, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh.
1.7.2. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong công ty.
Để thực hiện đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc ghi sổ kế toán phù hợp
với điều kiện của đơn vị, công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ như sau:(Phụ lục).
Hệ thống chứng từ này doanh nghiệp sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh xảy ra tại cả công ty lẫn các đơn vị cơ sở. Sau khi đã được kiểm
tra, phân loại theo các phần hành, kế toán viên tiến hành ghi chép các nghiệp vụ từ
chứng từ lên sổ sách kế toán. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, chứng từ
được chuyển vào lưu trữ, và được huỷ sau một thời gian quy định riêng cho từng
loại chứng từ. Tại mỗi đơn vị, chứng từ sẽ được Ban lãnh đạo tại các đơn vị phê
duyệt theo trách nhiệm của mỗi người, không cần thông qua Giám đốc, Kế toán
trưởng của trên công ty(trừ các hoạt động liên quan đến vay vốn Ngân hàng). Cuối
tháng, chứng từ sẽ được tập hợp và chuyển về công ty, Ví dụ như Bảng kê thuế
GTGT có kèm theo hoá đơn GTGT...
1.8. Hệ thống sổ và báo cáo kế toán sử dụng trong doanh nghiệp.
Công ty lựa chọn hình thức ghi sổ là hình thức Nhật ký- chứng từ kế toán để
ghi chép các nghiệp vụ.
Đối với các đơn vị thành viên , sổ sách được tổ chức để vừa đáp ứng yêu cầu
phản ánh các hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình, vừa đảm bảo cung

cấp thông tin đầy đủ cho phòng KT-TC.
Sau khi các đơn vị trực thuộc nộp báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh
theo quy định nội bộ, phòng KT-TC có trách nhiệm tổng hợp số liệu, lập và nộp
báo cáo theo quy định.
- Báo cáo quý : sau 15 ngày sau quý
- Báo cáo năm : sau 30 ngày sau khi hết quý 4
Niên độ kế toán của công ty là 1 năm tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
Hệ thống báo cáo của doanh nghiệp bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
-Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Lập phương án kinh doanh
Thu gom hàng từ các cơ sở địa phương hoặc kí hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp khác.
Nhập mua hàng từ nước ngoài
Mua nguyên vật liệu
Thuê ngoài gia công chế biến
Các xí nghiệp tự sản xuất
Nhập kho hoặc xuất bán thẳng
- Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hoá.
- Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hoá
............
Trong đó, hàng quý công ty phải nộp 2 báo cáo là Bảng cân đối kế toán và
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Riêng Thuyết minh báo cáo tài chính công ty
phải nộp vào cuối năm và báo cáo lưu chuyển tiền tệ bắt đầu được thực hiện, ghi
chép và báo cáo bắt đầu từ năm 2004.
1.9. Đặc điểm chính sách kế toán một số nghiệp vụ cơ bản.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Doanh nghiệp sử dụng phương pháp
Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá xuất kho: theo giá thực tế đích danh.

- Tỷ giá hối đoái: tỷ giá thực tế
- Hạch toán chi tiết: doanh nghiệp áp dụng phương pháp thẻ song song để
hạch toán chi tiết hàng hàng hoá, thành phẩm.
2.Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại công ty sản xuất bao
bì và hàng xuất khẩu
2.1.Thực trạng kế toán tạo nguồn hàng xuất khẩu tại công ty sản xuất bao bì hàng
xuất khẩu
2.1.1.Các phương thức tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Đối với bất kì công ty nào, để có thể sản xuất hay kinh doanh thương mại luôn
quan tâm tới vấn đề tạo nguồn. Là đơn vị kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm gỗ,
nông , lâm, thuỷ hải sản và dược liệu, nguồn hàng để xuất khẩu của công ty được
thu mua từ rất nhiều nguồn: trong và ngoài nước. Các đơn vị trong công ty chủ
động tìm kiếm nguồn hàng phục vụ cho hoạt động của mình.
Nguồn hàng của công ty được mô tả như sau:
Như vậy có thể thấy sản phẩm của công ty được hình thành từ 4 nguồn :
 - Thu gom từ các cơ sở địa phương và các doanh nghiệp trong nước: đây là
hình thức áp dụng đối với hàng nông, lâm, thuỷ hải sản. VD: Sứa ướp muối,
cá Hố ướp đá, gạo...Trong trường hợp này, các đợn vị tự tìm hiểu về mối
hàng tại các cơ sở địa phương và các đơn vị đã sơ chế hàng. Mặt hàng này
doanh nghiệp mua có thể nhập kho hoặc xuất bán thẳng.
- Nhập khẩu từ nước ngoài: các mặt hàng này chủ yếu là dược phẩm, đó là
bột Hoàng Liên thô (hay bột Hoàng Đằng). Đây là dược liệu mà trong nước chưa
có, và công ty thu mua từ Campuchia. Đối với hàng này, công ty xuất khẩu theo
hình thức “tạm nhập tái xuất”, hàng hoá không được nhập kho mà xuất bán thẳng
ra nước ngoài.
 - Hàng doanh nghiệp tự sản xuất: đó là hàng trang trí nội thất (giường, tủ,
khung cửa...), đó là các sản phẩm được sản xuất từ gỗ. Sau khi nhận được đơn đặt
hàng, hoặc chủ động tạo sản phẩm mới, doanh nghiệp tiến hành mua nguyên vật
liệu và tự lập phương án kinh doanh sản xuất sản phẩm. Nguồn nguyên vật liệu đầu
vào chủ yếu được thu mua từ các nguồn :

+ Công ty nhập khẩu gỗ từ Lào, cụ thể là Xí nghiệp thương mại phát triển
xuất nhập khẩu sở Thương mại du lịch tỉnh Xiểng Khoảng Lào: gỗ thông, gỗ Giáng
Hương, gỗ Lim. Trước đây công ty có thể nhập khẩu gỗ tròn từ Lào, nhưng theo
Luật mới của Lào, công ty không được nhập gỗ tròn, mà phải xẻ ngay tại Lào rồi
mới đem về nước. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu gỗ trong và gỗ hộp tại
Inđonêxia.
+ Tại thị trường trong nước, công ty mua hàng qua các khâu trung gian như:
quân khu 4 Bộ Quốc phòng, công ty thương mại tổng hợp Quảng Bình, công ty
xuất nhập khẩu Thạch Hãng Quảng Trị với các loại gỗ như: gỗ Pơmu, gỗ Samu, gỗ
Dầu....
- Thuê ngoài gia công chế biến: cũng đối với các sản phẩm được chế biến từ
gỗ, công ty tiến hành thuê ngoài gia công chế biến, rồi nhập kho. Sau đó được bán
sang thị trường nước ngoài. VD: Ván sàn gỗ Samu, tượng....
2.1.2. Kế toán tạo nguồn hàng xuất khẩu tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất
khẩu.
2.1.2.1. Chứng từ sử dụng.
Do hàng xuất khẩu của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau,
nên việc lựa chọn và sử dụng chứng từ của công ty rất đa dạng:
- Trong trường hợp thu mua hàng nông lâm, thuỷ hải sản từ các cơ sở địa
phương, từ các đơn vị khác: sau khi kiểm nhận hàng, bộ phận kinh doanh sẽ lập
Phiếu kê mua hàng. Phiếu kê mua hàng được lập thành 3 liên: 1 liên lưu tại quyển,
1 liên giao cho người bán, và 1 liên dùng để luân chuyển trong công ty.
- Trong trường hợp công ty mua hàng với các doanh nghiệp khác: chứng từ
sử dụng là Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn GTGT, hoặc hoá đơn bán hàng do nhà cung
cấp giao.
- Trong trường hợp công ty tự sản xuất: chứng từ sử dụng ngoài các chứng
từ tập hợp chi phí, tại các xí nghiệp sử dụng Phiếu nhập kho.
- Trong trường hợp thuê ngoài gia công chế biến: sau khi giao nguyên vật
liệu cho các đơn vị thuê ngoài, chứng từ sử dụng là Phiếu xuất kho. Sau khi hết hạn
gia công, bộ phận kinh doanh sau khi nhận hàng, kiểm kê hàng, sẽ lập Hoá đơn

GTGT.
- Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài: chứng từ sử
dụng là Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn thương mại, tờ khai hải quan hàng xuất khẩu,
bộ chứng từ thanh toán.
- Khi nhập kho hàng hoá, thành phẩm, kế toán sử dụng Phiếu nhập kho.
- Khi thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, kế toán sử dụng Phiếu chi (nếu
thanh toán bằng tiền mặt), sử dụng uỷ nhiệm chi, giấy báo Nợ của ngân hàng (nếu
thanh toán bằng chuyển khoản).
Bảng kê hàng nhập kho
Bảng lưu chuyển nhập xuất tồn
Bảng tổng hợp chữ TBảng cân đối số phát sinhBáo cáo
Chứng từ thanh toán
Bảng kê chi quỹ tiền mặtBảng kê công nợ với nhà cung cấpBảng kê công nợ với công ty
Chứng từ mua hàng
Phiếu nhập kho
Thẻ kho(do thủ kho lập)
Thẻ kho( do kế toán lập)
Tài khoản phụ 611
2.1.2.2.Hạch toán quá trình tổ chức nguồn hàng.
Để hạch toán quá trình nhập, xuất hàng hoá, doanh nghiệp sử dụng TK’611
để hạch toán.
Trình tự hạch toán như sau: (sơ đồ 17 )
Sơ đồ số 17: Hạch toán quá trình tạo nguồn hàng
Các báo cáo: Báo cáo bán ra, Xuất khẩu trực tiếp, Báo cáo Xuất nhập khẩu.
Để chứng minh cho quá trình hạch toán tạo nguồn hàng xuất khẩu, ta xét
một số nghiệp vụ sau:
 Nghiệp vụ Nhập kho lô hàng cá Hố ướp đá.
Để chuẩn bị xuất bán hàng cho công ty Phát triển sản nghiệp Khang Hưng,
chi nhánh Đông Hưng, Trung Quốc theo Hợp đồng mua bán số 78 ngày
06/11/2003. Ngày 12/2/2004, công ty nhập mua 4500 kg cá Hố ướp đá của Ông

Trần Hoàng Sơn, trú tại Hải Phòng. Tổng giá thanh toán là 128.250.000đ. Công ty
thanh toán ngay tiền cho người bán.
Kế toán phản ánh như sau:
* Hạch toán ban đầu:
-Ngày 12/2 công ty tiến hành thu mua cá Hố ướp đá. Do đây là hàng thuỷ
sản được thu mua của người nông dan, nên nhân viên thu mua lập Phiếu kê mua
hàng. Hàng không chịu thuế GTGT.
- Cùng trong ngày, hàng được chuyển về kho công ty. Tai kho,thủ kho tiến
hành kiểm nghiệm hàng. Hàng được kiểm nghiệm với số lượng đúng bằng 4.500
kg.
- Kế toán phòng KH-KD lập Phiếu nhập kho sau khi hàng được kiểm
nghiệm và nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại quyển, 1
liên dùng để luân chuyển và ghi sổ.
Ta có thể khái quát sơ đồ hạch toán như sau:
Nghiệp
vụ nhập
kho
Cán bộ mua hàng
Lập PKMua hàng
Thủ kho
Nhập kho
Kế toán P. KH-
KD
Lập phiếu NK
Phụ trách CƯ
Ký PNK
Thủ kho
Kiểm nhận hàng
Kế toán HTK
Ghi sổ

BQ,
LT
Sơ đồ số 18: Trình tự luân chuyển chứng từ nhập Cá Hố ướp đá
BIỂU 1
PHIẾU KÊ MUA HÀNG
Ngày 12 tháng 2năm 2004
Mẫu số:13-BH
.....
Quyển số:1
- Họ tên người bán: ông Trần Hoàng Sơn Số:4
- Địa chỉ: Hải Phòng
- Họ tên người mua: Phòng KH-KD, PROMEXCO.
- Địa chỉ: Km9, QL1A, Hoàng Liệt, Hoàng Mai,HN
- Hình thức thanh toán: thanh toán ngay bằng tiền mặt.

×