Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.56 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty tiền thân là Cục Điện Lực thuộc Bộ công nghiệp nặng, đến 1975
thống nhất nước nhà đổi tên thành Công ty điện lực I với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh trên phạm vi miền Bắc. Cho tới tháng 3 năm 1995 Công ty điện lực I trở
thành đơn vị thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam, sau khi tách các nhà
máy phát điện và sở điện lực Hà Nội về trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam
(EVN). Tháng 3 năm 1995 Công ty điện lực I là một doanh nghiệp Nhà nước
(DNNN), thành viên của EVN. Công ty có 39 đơn vị trực thuộc gồm 26 sở điện lực
quản lý kinh doanh ở 26 tỉnh và thành phố miền Bắc ngoại trừ Hà Nội, Hải Phòng;
3 trường đào tạo bồi dưỡng; 10 đơn vị phụ trợ và kinh doanh khác.
Công ty điện lực I có tổng số vốn kinh doanh khoảng 1900 tỷ đồng và 15.110
cán bộ công nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Đến hết năm 2000 tổng số khách hàng của Công ty điện lực I là 79.179 hộ,
hàng năm số lượng khách hàng tăng từ 9 đến 14 %.
Công ty điện lực I được Tổng công ty giao vốn, tài sản và những nguồn lực
khác, được phép huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước dưới mọi hình thức
theo qui định của nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình. Công ty có trách
nhiệm bảo toàn vốn được giao, không ngừng tích luỹ vốn để phát triển và làm tròn
nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công ty hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở
tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước, hoạt động theo pháp luật và sự
phân cấp của EVN. Các đơn vị trực thuộc Công ty điện lực I cũng hạch toán độc
lập có con dấu và trụ sở riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng, có tư cách
pháp nhân do Công ty phân cấp và uỷ quyền.
2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty.
2.1. Chức năng, quyền hạn của Công ty
2.1.1. Về công tác lập kế hoạch
* Kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Công ty xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở đảm
bảo các mục tiêu, chỉ tiêu và sự cân đối nguồn lực công ty phù hợp với kế


hoạch của Tổng công ty giao.
- Căn cứ vào kế hoạch 5 năm được duyệt để tính toán phân bổ kế hoạch năm,
công ty phân bổ và lập kế hoạch toàn diện hàng năm để trình Tổng công ty
duyệt về các mặt phát triển, cải tạo, nâng cấp, đại tu phát triển lưới điện phân
phối trong phạm vi Công ty quản lý kế hoạch lưới điện thương phẩm, cung
ứng điện cho các thành phần kinh tế và các địa phương, kế hoạch chương trình
chống tổn thất điện năng, giảm chi phí kinh doanh, kế hoạch đổi mới công
nghệ, thiết bị lưới điện, thông tin, liên lạc trong kinh doanh phân phối điện
năng.
- Công ty chỉ đạo lập, duyệt, giao kế hoạch hàng năm, hàng quí cho các đơn vị
trực thuộc. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế kể trên.
* Kế hoạch về xây dựng
- Lập kế hoạch xây dựng các công trình điện hàng năm trong phạm vi quản lý
thuộc mọi nguồn vốn và trình Tổng công ty duyệt như lập đề cương khảo sát
thực tế phục vụ cho dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng tiến độ tổng dự
toán nhóm A, nhóm B, nghiên cứu lập bản vẽ thi công công trình của Tổng
công ty.
2.1.2. Quản lý đầu tư phát triển
- Công ty điện lực I được Tổng công ty uỷ quyền hoặc cho tổ chức thực hiện
các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty, được Tổng công
ty giao cho các nguồn lực để thực hiện dự án theo quyết định phân cấp của
Tổng công ty.
- Công ty lập và trình Tổng công ty kế hoạch chuẩn bị đầu tư các công trình
thuộc nhóm C và các công trình khác được Tổng công ty giao sau khi
BCNCKT được duyệt; tiến hành đấu thầu và chọn thầu theo quyết định phân
cấp của Tổng công ty
- Lập và trình Tổng công ty kế hoạch xây dựng các công trình thuộc đơn vị
quản lý.
- Công ty lập và trình Tổng công ty kế hoạch phát triển điện nông thôn 5 năm
và hàng năm theo đặc thù của lưới điện công ty quản lý. Nghiên cứu và trình

Tổng công ty duyệt các chính sách về đầu tư và giá điện cho nông thôn.
- Lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng năm phát triển điện nông thôn bằng
các nguồn vốn, kể cả vốn tranh thủ của nước ngoài. Từng bước cải tạo lưới
điện nông thôn tiến tới mỗi hộ dùng điện có công tơ riêng.
2.1.3. Quản lý tài chính - kế toán
Công ty có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn và các nguồn lực được
Tổng công ty giao. Được huy động các nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ kinh
doanh có lãi. Được giữ lại vốn khấu hao cơ bản, được mua cổ phiếu trái phiếu theo
qui định của Nhà nước.
Công ty phải nộp các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế đất,
thuế tài nguyên (nếu có), thuế thu trên vốn và các khoản Công ty trực tiếp kinh
doanh. Nộp lợi nhuận cho Tổng công ty theo qui định, lợi nhuận còn lại từ hoạt
động sản xuất kinh doanh Công ty được trích lập các quỹ theo qui định của Nhà
nước và của Tổng công ty. Công ty thực hiện hạch toán - kế toán - thống kê theo
chế độ hiện hành hạch toán - kế toán - thống kê của Nhà nước và của Tổng công
ty. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quí trình Tổng công ty duyệt. Xây dựng
bảng tổng kết tài sản và quyết toán định kỳ của Công ty.
2.1.4. Công tác kinh doanh điện năng
Công ty mua điện của Tổng công ty theo giá bán buôn nội bộ thông qua hợp
đồng kinh tế, mua điện của các nhà cung cấp khác theo giá thoả thuận (nếu có) và
bán điện cho khách hàng theo giá qui định của Nhà nước đối với từng đối tượng dử
dụng điện. Những khách hàng chưa có giá qui định của Nhà nước thì thoã thuận
giá bán, trình Tổng công ty duyệt trước khi kí hợp đồng bán điện.
Không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về khối lượng
và chất lượng điện, an toàn liên tục và ổn định; quản lý chặt chẽ khách hàng, điện
năng thương phẩm mua và bán, giảm dư nợ tiền điện, thực hiện giá bán theo đúng
đối tượng của biểu giá Nhà nước qui định.
Công ty lập chương trình và biện pháp tổ chức thực hiện giảm tổn thất điện
năng kỹ thuật và thương mại. Xây dựng và thực hiện chế độ giao tiếp kinh doanh
văn minh, lịch sự, chống mọi tiêu cực, cửa quyền, phiền hà. Thực hiện cải tiến các

thủ tục kí hợp đồng mua bán điện. Không ngừng đổi mới công nghệ trong công tác
kinh doanh.
2.1.5. Tổ chức và đào tạo cán bộ lao động
Tiến hành qui hoạch, đào tạo, lựa chọn, sử dụng lao động và cán bộ phù hợp
với qui định của Nhà nước và pháp luật.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân thuộc Công ty quản lý. Nghiên
và áp dụng các tiêu chuẩn, các chức danh, các định mức và định biên lao động: tiêu
chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn viên chức Nhà nước.
Trình Tổng công ty xem xét, ra quyết định thành lập và giải thể các đơn vị,
các xí nghiệp trực thuộc. Căn cứ vào bộ máy quản trị được Tổng công ty duyệt,
Công ty được quyền thành lập các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ.
Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn định mức - định biên lao động, đánh giá
tiền lương và qui chế trả lương, trả thưởng nội bộ Công ty. Xây dựng huấn luyện
và tổ chức thực hiện các nội qui, qui chế về kỷ luật lao động, bảo hộ lao động, qui
trình kỹ thuật an toàn, qui định sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện để công nhân
viên chức nắm vững và thực hiện đầy đủ các nội qui qui chế đó. Xây dựng các tổ
chức khen thưởng, tổ chức các hình thức thi đua phát huy sáng kiến cải tiến và hợp
lý hoá sản xuất.
2.1.6. Công tác thanh tra an toàn lao động
- Lập kế hoạch an toàn lao động
- Qui trình qui phạm: phổ biến theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra định kỳ
và bất thường việc thực hiện chỉ thị, thể lệ qui định qui trình qui phạm về an
toàn lao động, môi trường…
- Thanh tra thiết bị
- Tập huấn kiểm tra qui trình điều tra tai nạn lao động
- Thanh tra kiểm tra giải quyết đơn khiếu nại tố cáo
2.1.7. Quản lý vật tư thiết bị
Công ty được quyền tổ chức mua bán vật tư, thiết bị với các tổ chức trong và
nước để phục vụ cho nhiệm vụ của mình. Được nhận uỷ thác xuất nhập khẩu vật
tư, thiết bị cho các đơn vị trong ngành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng chính

sách của Nhà nước và qui định trong phân cấp của Tổng công ty, phù hợp với thị
trường.
2.2. Nhiệm vụ của Công ty
- Quản lý vận hành an toàn các trạm biến áp, các thiết bị truyền tải cao, trung
và hạ thế, đảm bảo cung cấp đủ điện, ổn định và chất lượng cao, thực hiện tốt
Kế hoạch 5 năm của Tổng công ty giao.
- Xây dựng phương án qui hoạch và phát triển lưới điện cao, trung và hạ thế
cho các thời kỳ kế hoạch 5 năm và lâu dài, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của xã hội.
- Thực hiện sữa chữa và bảo dưỡng từ trùng tu đến đại tu các thiết bị trên lưới
điện nhằm ngày càng hoàn thiện lưới điện thuộc phạm vi quản lý của Công ty.
- Tổ chức thực hiện hệ thống kinh doanh truyền tải và phân phối điện năng trên
toàn lưới điện thuộc miền quản lý của Công ty. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thu
nộp tiền điện và đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
2.3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty
- Tổ chức kinh doanh bán điện cho các hộ tiêu dùng điện trên địa bàn thuộc
phạm vi quản lý.
- Khảo sát và thiết kế lưới điện
- Thí nghiệm và sửa chữa các thiết bị điện
- Tổ chức xây lắp và sửa chữa lưới điện
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện.
- Tổ chức các dịch vụ khác về điện
3. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty điện lực I
Tổ chức quản lý Công ty điện lực I gồm:
- 1 giám đốc: giúp vệc cho giám đốc có 3 phó giám đốc và 15 phòng chức
năng.
- Các đơn vị trực thuộc Công ty (Bao gồm 26 Điện lực các tỉnh thành, các
trung tâm xí nghiệp; các khách sạn, trường).
Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty điện lực I

Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của quản lý sản xuất
kinh doanh, chịu sự lãnh đạo của Ban giám đốc, bảo đảm cho mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty được liên tục.
Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng:
- Chấp hành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra, thông qua các chỉ thị
của giám đốc.
- Phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty
- Đề xuất với Giám đốc Công ty những chủ trương, biện pháp để giải quyết
những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường công tác quản lý tổ chức cán bộ và đào tạo cán bộ.
Nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc chính của Công ty
Các điện lực tỉnh (thành phố) có nhiệm vụ:
- Quản lý vận hành kinh doanh bán điện năng trên địa bàn tỉnh
- Thiết kế xây dựng cải tạo sữa chữa đường dây và trạm điện từ 35 KV trở
xuống.
- Lập dự án đầu tư các công trình từ trạm 35 KV trở xuống
4. Đặc điểm kinh doanh điện năng của Công ty
Đặc điểm về sản phẩm điện năng, về ngành điện là các yếu tố căn bản tạo
nên tính chất đặc thù trong kinh doanh buôn bán điện năng.
Phòng
LĐTL
KT
PHÒ
NG
Phòng
LĐTL
KT
GIÁM ĐỐC
ph.
điều

phối
lưới
điện
T.T
Kỹ
thuật
máy
tính
Ph.
kỹ
thuậ
t
Ph.
than
h
tra
an
toàn
Ph.
quản

xây
dựng
Ph.
kinh
tế
đối
ngoạ
i
Ph.

kiểm
toán
&
KT
Ph
.điện
nông
thôn
Ph.
KD
điện
nâng
Ph.
Vật
tư và
xuất
nhập
khẩ
U
Ph.
tài
chín
h kế
toán
Ph.
than
h tra
bảo
vệ
Ph.

tổ
chức
cán
BỘ
Ph.
KH
SX
&
ĐT
XD
Điện lực Lào CaiĐiện lực Hoà BìnhĐiện lực Vĩnh PhúcĐiện lực Hưng Yên Ban QLDA lưới điện XN CƯ vật tư
Điện lực Phú Thọ
Điện lực Quảng Ninh
T.T thí nghiệm điện
XN giao nhận VCĐiện lực Bắc NinhĐiện lực Hà Tĩnh
TT Tư vấn XD ĐL
Điện lực Bắc CạnĐiện lực Sơn La
XN Xây lắp điệnĐiện lực Lai ChâuĐiện lực Cao Bằng
XN sứ tt cách điện
Điện lực Hà NamĐiện lực Ninh Bình
Điện lực Tuyên Quang
Điện lực Nghệ An
Điện lực Lạng Sơn
Điện lực Yên Bái
Điện lực Hà Tây
Điện lực Hải dương
Điện lực Bắc Giang
Điện lực Th. Nguyên
Điện lực Nam Định
Điện lực Hà Giang Khách sạn ĐL IĐiện lực Thái BìnhĐiện lực Thanh HoáĐiện lực Nam Định

văn phòng
CÔNG TY
LĐTL
Phòng
LĐTL
Phó GĐ
ĐTXD
Phó GĐ
ĐTXD
Phó GĐ
SX -KT
Đặc điểm thứ nhất, trong quá trình kinh doanh điện năng tổn thất điện năng
là điều không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan. Tuy nhiên bằng các biện pháp
kỹ thuật cũng như biện pháp quản lý có thể làm giảm tỷ lệ tổn thất xuống.
Đặc điểm thứ hai, nhu cầu về điện năng tăng trưởng cùng với sự phát triển
đi lên của nền kinh tế. Điện năng có một vai trò quan trong trong đời sống xã hội,
ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con
người, góp phần tăng trưởng quốc phòng, cũng cố an ninh và phát triển nền kinh tế
đất nước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khi mức sống của người dân
được nâng cao thì nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn. Như vậy nhu cầu về điện
năng luôn có xu hướng tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là một
thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh điện năng. Các doanh nghiệp
này không phải lo lắng nhiều về việc tiêu thụ hàng hoá, tìm kiếm thị trường. Chi
phí để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá như quảng cáo, tiếp thị hay khuyến
mại sẽ nhỏ hơn các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa thông thường.
Đặc điểm thứ ba, việc tổ chức kinh doanh mua bán điện vẫn do Nhà nước
độc quyền. Như chúng ta biết rằng, nước ta bước vào cơ chế thị trường nhưng có
một đặc điểm của kinh tế thị trường là chỉ quan tâm đến các nhu cầu có khả năng
thanh toán, còn các nhu cầu cơ bản như: điện, nước, y tế, giáo dục…kinh tế thị
trường khó có thể giải quyết được. Để khắc phục khuyết tật của thị trường Nhà

nước đứng ra tổ chức cung ứng hàng hoá công cộng vì lợi ích của toàn xã hội. Điện
năng là một trong những hàng hoá thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho
quảng đại tầng lớp nhân dân. Chính vì lẽ đó, đối với điện năng Nhà nước vẫn độc
quyền kinh doanh, quản lý thông qua hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước -
Các công ty Điện lực. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp kinh doanh điện năng
chưa bị nguy cơ cạnh tranh đe doạ. Các quyết định quản lý, kinh doanh của công ty
chưa chịu sự chi phối của môi trường cạnh tranh mà chỉ phụ thuộc vào môi trường
kinh doanh và bản thân người lãnh đạo doanh nghiệp.
Đặc điểm thứ tư, giá cả hàng hoá điện năng do Nhà nước ấn định và quản
lý. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ do hoạt động của qui
luật Cung - Cầu quyết định, nhưng điện năng lại do Nhà nước độc quyền quản lý.
Các Công ty điện lực mua điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam, sau đó tổ
chức kinh doanh bán cho các khách hàng mua điện. Giá mua điện do Tổng công ty
quy định được tính toán dựa trên việc đảm bảo bù đắp các chi phí sản xuất, truyền
tải, khấu hao thiết bị máy móc…có tham khảo ý kiến của các Công ty điện lực
thành viên. Tuy hạch toán độc lập nhưng các Công ty kinh doanh điện năng không
chủ động trong việc lựa chọn nhà cung cấp và không thể tác động vào giá mua sản
phẩm đầu vào. Việc cung ứng các yếu tố đầu vào hoàn toàn phụ thuộc vào Tổng
công ty, mọi quyết định của Tổng công ty về giá điện đều có ảnh hưởng sâu sắc,
toàn diện đến hoạt động của các Công ty điện lực. Còn giá bán điện năng cho
khách hàng mua điện, các Công ty điện lực vẫn không có quyền quyết định, giá
bán này do Uỷ ban vật giá Nhà nước qui định theo mục đích sử dụng điện của
khách hàng. Như vậy, thực chất hoạt động kinh doanh bán điện ở các Công ty điện
lực là việc tổ chức cung ứng điện năng phục vụ cho nhu cầu của xã hội với tổn thất
nhỏ nhất và cố gắng thu hết tiền bán điện. Để đảm bảo kinh doanh có lãi, các Công
ty điện lực phải cố gắng tổ chức bộ máy kinh doanh, quản lý, vận hành, đồng thời
phải áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật để giảm tỷ lệ tồn thất xuống dưới mức
cho phép, cố gắng thu hết nợ phát sinh..
Đặc điểm thứ năm, chi phí vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.
Hàng hoá điện năng có tính chất kỹ thuật nên việc quản lý kinh doanh ngoài các

yêu cầu về mặt kinh tế còn phải quản lý cả hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối,
trạm biến áp, các đồng hồ đo đếm điện năng và phải phối hợp chặt chẽ các hoạt
động từ việc vận hành lưới điện, sữa chữa, đại tu, ghi chỉ số công tơ, thu tiền
điện…tạo thành một vòng khép kín của quá trình quản lý. Chính vì vậy, chi phí
vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.
Đặc điểm thứ sáu, về phương diện đo đếm cũng mang tính chất chất đặc
biệt, ở những ngành nghề kinh doanh thông thường, người bán có thể dùng phương
tiện đo đếm chung để cân, đong, đo đếm hàng hoá cho khách hàng, còn trong kinh
doanh điện, đồng hồ đo điện là phương tiện đặc biệt dùng để đo lường sản lượng
điện khách hàng đã tiêu thụ. Khách hàng tiêu dùng điện năng trước, thanh toán tiền
mua điện sau. Do đó khoảng cách về mặt thời gian giữa việc tiêu dùng điện và việc
trả tiền điện nên hiện tượng chây ỳ, không chịu trả tiền là hiện tượng không thể
tránh khỏi, gây khó khăn cho hoạt động của các Công ty điện lực.
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
* Một vài nét về tình hình phát triển điện năng
Theo thống kê gần đây thì sản xuất và tiêu thụ điện năng trên thế giới chiếm
trên 10.000 TWh (Tera oát giờ). Hầu như tất cả các nước đều sản xuất ra điện
năng. Sự tiêu thụ điện năng cho một đầu người hàng năm đối với mỗi nước có khác
nhau thể hiện sức sản xuất của cải vật chất cho xã hội và mức sống sử dụng điện
trung bình của người dân nước đó.
Việc sử dụng các dạng năng lượng khác nhau để biến thành điện năng của mỗi
nước tuỳ vào tình hình tài nguyên và đường lối phát triển điện năng của mỗi nước.
Nhà máy nhiệt điện là một dạng nguồn điện kinh điển sử dụng nhiên liệu: than
dầu, khí đốt, chiếm tỷ lệ khá cao.
Khoảng 79,5% tổng sản lượng điện năng là do nhiệt điện sản xuất ra, khoảng
6,7% tổng sản lượng điện do nhà máy thuỷ điện sản xuất ra; phần còn lại trong
tổng số này tuyệt đại đa số là do nhà máy điện nguyên tử sản xuất ra. Các dạng
nguồn điện như phong điện, năng lượng mặt trời chiếm tỷ lệ khá nhỏ không đáng
kể trong tổng sản lượng này.

Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội loài người, đặc biệt từ thập kỷ chín
mươi trở lại đây, thế giới đang phải đối phó với sự tăng trưởng nhanh nhu cầu về
sử dụng điện. Đầu tư vào ngành điện cũng tăng lên một cách khác thường: Năm
1989 tăng 70 tỷ đô la so với năm 1985, tiếp theo là 5 năm sau tăng tăng lên gấp đôi
đạt tới 190 tỷ đô la và dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ lên tới 1300 tỷ đô la.
Với nhu cầu khối lượng vốn đầu tư lớn như trên sẽ là một thách thức rất lớn
không phải chỉ với ngành điện mà cả các ngân hàng trong nhiều nước và quốc tế.
Nhiều dự báo cho rằng trước cuộc khủng hoảng vừa qua Châu Á đã là một
khu vực đầu tư cho ngành điện rất cao, sau khủng hoảng nhờ kinh tế hồi phục, đầu
tư sẽ tăng vì nhu cầu sản xuất điện ngày càng tăng.
Quan hệ giữa tăng tốc độ tăng nhu cầu sử dụng điện với tốc độ tăng GDP
hàng năm và mức tiêu thụ điện cho đầu người/năm 1991 ở các khu vực chủ yếu
(Bảng 2.2) cho thấy ở những nước mức tiêu thụ điện cho đầu người thấp thì tốc độ
tăng nhu cầu sử dụng điện cao. Do tốc độ tăng trưởng cao, Châu Á sẽ chiếm 50%
tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới từ nay đến năm 2020.

Bảng 2.2: Mối quan hệ tốc độ tăng GDP và nhu cầu sử dụng điện
ở các khu vực chủ yếu năm 1991
Khu vực
Tốc độ
tăng GDP
Tốc độ tăng nhu
cầu điện
Điện cho đầu
người/năm
1991 (KWh)
Bắc Mỹ +2,6% +2,1% 12835
Tây Âu +2,5% +2,0% 5720
Đông Á +6,2% + 5,6% 609
Nam Á +5,6% +6,6% 210

Trung Quốc +7,8% +5,9% 588
Nguồn: Tạp chí Điện Lực số 5/năm 2000
Tăng nhu cầu tiêu thụ điện nên cần tăng công suất nguồn, kéo theo tăng nhu
cầu đầu tư về truyền tải và phân phối điện, ước tính chiếm 1/3 toàn bộ kinh phí đầu
tư cho ngành Điện của các nước. Riêng khu vực Châu Á, đầu tư vào nguồn lại
chiếm khoảng 50% toàn bộ đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Tất cả những yêu cầu phát triển đầu tư trên đè nặng lên ngành tài chính mỗi
quốc gia và cả thế giới.
Đối với Việt Nam do hậu quả chiến tranh kéo dài nên cơ sở vật chất kỹ thuật
trong ngành điện rất non yếu. Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta xây dựng nhà
máy thuỷ điện Hoà Bình (1920MW), thuỷ điện Trị An (420 MW), nhiệt điện Phả
Lại (440 MW)… đến nay số lượng các nhà máy đã được tăng cường và đưa vào
đưa vào sử dụng như thuỷ điện YALY, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ… Ngoài ra
công suất phát ra của nhiều nhà máy như: Thủ Đức, Chợ Quán, Yên Phụ vv…
cũng được nâng lên đáng kể.
Chúng ta đã xây dựng và đưa vào vận hành đường dây siêu cao thế 500KV
Bắc Nam với công suất truyền tải 500MW. Sản lượng điện năng năm 1994 đạt 14
tỷ KWh, bình quân khoảng 200 KWh/1 người.1 năm. Đến nay sản lượng điện năm
2000 đạt 26,53 tỷ KWh, bình quân đầu người 340 KWh/1người.1 năm, phấn đấu
đạt 1500 KWh/1 người.1 năm vào năm 2020 (so với Thái Lan hiện nay xấp xĩ
1500 KWh/1 người.1 năm). Rõ ràng con số này còn ít so với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
* Công tác đầu tư XDCB ngành Điện
Thứ nhất, về tình hình thực hiện vốn đầu tư
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản ngành Điện Việt Nam trong những năm
qua đã vượt qua mọi khó khăn phức tạp để có thêm nhiều công trình nguồn và lưới
điện phục vụ kịp thời cho nền kinh tế - xã hội. Có thể thấy khả năng thực hiện vốn
đầu tư xây dựng điện đều tăng dần qua qua các năm, bình quân trong 6 năm xấp xỉ
60% năm, cụ thể:
 Năm 1995 vốn ĐTXD thực hiện 1.874 tỷ đồng

 Năm 1996 vốn ĐTXD thực hiện 3.875 tỷ đồng, tăng 106% so với năm 1995
 Năm 1997 vốn ĐTXD thực hiện 5.181 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 1996
 Năm 1998 vốn ĐTXD thực hiện 9.945 tỷ đồng tăng 92% so với năm 1997
 Năm 1999 vốn ĐTXD thực hiện 13.285 tỷ đồng tăng 34% so với năm 1998
 Năm 2000 vốn ĐTXD thực hiện 21.920 tỷ đồng tăng 65% so với năm 1999
 Năm 2001 vốn ĐTXD thực hiện 30.688 tỷ đồng tăng 40% so với năm 2000
Thứ hai, về khối lượng đầu tư xây dựng
Giai đoạn 1996 - 2001, đã hoàn thành và đưa vào vận hành:
 Các nhà máy phát điện với tổng công suất 828 MW, trong đó phải kể đến
nhà máy điện tuốc bin khí Phú Mỹ 2 - 1 mở rộng, các tuốc bin khí Bà Rịa,
Cần Thơ để đảm bảo cấp điện cho nền kinh tế, đồng thời cải thiện điện áp
còn thấp ở một số khu vực.
 Gần 2000 km đường dây truyền tải với dung lượng xấp xỉ 3500 MVA và
khoảng 6000 km với 4000 MVA cho đường dây và trạm biến áp phân phối
22 - 35 KV.
 Đã đưa điện lưới về tỉnh Lai Châu là tỉnh cuối cùng trong cả nước được cấp
điện lưới quốc gia, tới 10 huyện, 191 xã nông thôn vùng sâu, vùng xa và
góp phần vào việc thực hiện chương trình đưa điện về nông thôn theo Nghị
quyết đại hội Đảng lần thứ IX
 Ngoài ra còn đầu tư xây dựng một số công trình đường dây và trạm sang
các tỉnh Sầm Nưa, Xê Pôn, Lạc Xao bán điện cho nước CHDCND Lào.
Thứ ba, về công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng
Trong những năm qua công tác quản lý các dự án đầu tư ngày càng được củng
cố, hoàn thiện, mặc dù khối lượng các công trình được triển khai xây dựng tăng
gấp nhiều lần so với năm 1995. Cùng với sự chỉ đạo điều hành sâu sát của Tổng
công ty, các Ban quản lý dự án nguồn và lưới điện, các Công ty điện lực, các Công
ty truyền tải điện đã khắc phục mọi khó khăn để quản lý các công trình đảm bảo
chất lượng và tiến độ. Riêng về công tác đấu thầu, cho đến nay các Ban quản lý và
các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã nắm vững và ngày càng rút ra nhiều
kinh nghiệm trong công tác tổ chức đấu thầu, xét thầu. Thực hiện tốt các công trình

đấu thầu quốc tế là những công việc khá mới mẻ trong công tác quản lý đầu tư và
xây dựng ở nước ta, đem lại hiệu quả to lớn, giảm vốn đầu tư cho các công trình,
tiết kiệm được một lượng vốn lớn cho Nhà nước.
Thứ tư, các đơn vị tư vấn xây dựng điện cũng đã được củng cố trong thời gian
qua để từng bước nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế. Các đơn vị này đã có
nhiều cố gắng, bố trí và tập trung lực lượng lập hồ sơ thiết kế đáp ứng kịp thời cho
công tác thi công các công trình.
Nhìn chung với những kết quả đạt được trên cho thấy công tác đầu tư xây
dựng các công trình điện của Tổng công ty trong thời gian qua đã cơ bản thực hiện
Theo tổng sơ đồ phát triển giai đoạn 4 được Chính phủ phê duyệt, kịp thời phục vụ
cung cấp đủ điện cho nền kinh tế - xã hội.
Tuy vậy, cũng phải thấy rằng công tác đầu tư xây dựng còn chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển của đất nước. Theo Tổng sơ đồ giai đoạn 4 được thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, để đáp ứng được nhu cầu điện cho nền kinh tế với tốc độ
tăng trưởng bình quân 15%/năm cần phải đầu tư vào các công trình nguồn điện,
lưới điện khoảng 1 - 1,5 tỷ USD/năm. Thực tế trong thời gian qua, hàng năm Tổng
cổng ty mới đưa vào làm việc trên 200 MW về nguồn điện làm cho việc vận hành
các nhà máy điện hết sức khó khăn dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về thiếu điện vào mùa
khô hàng năm hết sức căng thẳng.
Trên đây là một vài nét tổng quan chung về tình hình phát triển điện năng của
thế giới và Việt Nam, tình hình công tác đầu tư xây dựng cơ bản các công trình
điện trong phạm toàn ngành.
1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty điện lực I
Việt Nam bắt đầu cải tổ hệ thống kinh tế có kế hoạch từ Đại hội Đảng lần thứ
VI, đưa đất nước ta chuyển dần từ nền kinh tế “mệnh lệnh” sang nền kinh tế thị
trường. Đến Đại hội VII của Đảng quyết định chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế xã hội giai đoạn 1991- 2000 với mục tiêu của chiến lược “Đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.
Sau đại hội VI, nhất là sau đại hội VII công cuộc đổi mới được triển khai

mạnh mẽ trên khắp đất nước với mô hình nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Điều đó, một mặt làm cho các ngành kinh tế - kỹ thuật nói chung,
ngành điện và cụ thể là Công ty điện lực I nói riêng phải đương đầu với những khó
khăn thách thức mới có khi rất phức tạp. Năng lực của Công ty vốn đã không đáp
ứng yêu cầu sử dụng điện của khu vực phía Bắc trước đây, nay càng trở nên bất
cập so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, bộc lộ các mặt yếu kém về khả năng
phục vụ lẫn khai thác kinh doanh. Trong khi đó, hệ thống lưới điện toàn miền cùng
với quá vận hành đã bị hao mòn do thời gian, do các điều kiện tự nhiên, do con
người…làm cho các công trình vận hành kém chất lượng, tổn thất điện năng cao,
không an toàn trong khai thác và sử dụng lưới điện. Nhưng mặt khác, chính bản
thân công cuộc đổi mới đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho ngành điện nói chung
và cho Công ty điện lực I nói riêng. Chủ trương “Điện lực phải đi trước một bước”
của Đảng và Nhà nước ngày càng trở nên vấn đề bức xúc, được cụ thể hoá trong
chiến lược đầu tư phát triển của ngành.
Đầu tư xây dựng cơ bản - một bộ phận cốt yếu trong hoạt động đầu phát triển
nói chung, nó đóng góp trực tiếp vào quá trình tái sản xuất TSCĐ, có vai trò to lớn
đối với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, góp phần tăng trưởng
kinh tế xã hội.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành điện, của hoạt động đầu tư xây dựng
cơ bản, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Công ty điện lực I coi đầu tư xây dựng cơ
bản là nhiệm vụ hàng đầu.
Thời gian qua nhất là trong giai đoạn 1996 - 2001, tiếp tục công cuộc đổi mới
của cả nước, Công ty điện lực I đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động đầu tư XDCB để
góp phần mở rộng mạng lưới cung cấp điện năng, tăng thu nhập của người lao
động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện của khách hàng các khu vực xa
xôi héo lánh trên địa bàn thuộc diện quản lý của Công ty.
1.1. Về nguồn vốn đầu tư XDCB
Vốn đầu tư XDCB của Công ty điện lực I chủ yếu từ các nguồn cơ bản sau:
- Vốn trong nước: bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn khấu

hao cơ bản, vốn huy động của khách hàng.
- Vốn nước ngoài: vốn vay của các tổ chức tín dụng như ODA, FDI, WB,
ADB, SIDA,…
Đối với nguồn vốn trong nước của công ty cũng chủ yếu từ hai nguồn cơ bản
là nguồn là nguồn vốn khấu hao và nguồn vốn vay tín dụng. Bản chất của nguồn
vốn khấu hao là vốn hình thành từ việc thực hiện khấu hao trên giá trị tài sản để tái
sản xuất các tài sản cố định. Trước đây công ty trích khấu hao hàng năm và nộp
toàn bộ cho Nhà nước, sau đó hàng năm Nhà nước sẽ cấp phát vốn đầu tư XDCB
từ ngân sách. Bây giờ KHCB trích được để lại Công ty 100% và Công ty chủ động
sử dụng theo kế hoạch được duyệt cho đầu tư XDCB và Nhà nước không cấp từ
ngân sách nữa. Tuy nhiên trong phần vốn KHCB vẫn còn một bộ phận vốn KHCB
do Tổng công ty cấp (Nguồn vốn từ việc trích khấu hao trên giá trị tài sản của
Tổng công ty), nguồn vốn này sử dụng cho việc đầu tư những công trình ưu tiên
đưa điện tới vùng sâu, vùng xa - Những công trình nếu Công ty tiến hành đầu tư sẽ
bị lỗ. Còn nguồn vốn vay tín dụng chủ yếu là vay từ ngân hàng, nguồn vốn này chỉ
chiếm một phần nhỏ nằm trong nguồn vốn trong nước bởi vì Công ty chỉ vay ngân
hàng khi không tìm được nguồn vốn để đầu tư mà nhu cầu đầu tư thật bức thiết và
cấp bách.
Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đầu tư XDCB đã nêu
ra, Công ty điện lực I đã không ngừng phát triển lưới điện đáp ứng nhu cầu phục
vụ xã hội, mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Đã quán triệt tốt Nghị quyết 22 của
TW, thực hiện phát triển lưới điện tới các vùng sâu, vùng xa và hải đảo, đã thực
hiện hỗ trợ các xã nghèo để triển khai thực hiện công trình điện khí hoá nông thôn
và tiến hành tiếp nhận lưới điện của một số khách hàng. Đã không ngừng củng cố
và cải tạo lưới điện để đảm bảo an toàn cung cấp điện năng.
Tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 1996 - 2001 là:
2.848.855 triệu đồng
Trong đó:
- Nguồn vốn trong nước là 2.152.707 triệu đồng; chiếm 86,53% tổng vốn đầu
tư.

- Nguồn vốn nước ngoài là 696.148 triệu đồng, chiếm 13,47% tổng vốn đầu tư.
Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư XDCB được thể hiện cụ thông qua bảng
sau:
Bảng 2.3: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư XDCB thời kỳ 1996 - 2001
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Tổng vốn đầu tư 142.915 246.456 260.932 584.665 744.421 868.466
* Vốn trong nước 115.761 187.307 195.699 445.515 565.760 642.665
- Vốn KHCB 103.027 159.210 162.430 365.322 452.608 492.281
- Vốn vay tín dụng 12.734 29.097 33.269 80.193 113.152 150.384
- Nguồn vốn khác 0 0 0 0 0 0
* Vốn nước ngoài 27.154 59.149 65.233 139.150 178.661 225.801
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện Kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty
năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001
Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy rằng hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản thời gian qua của Công ty điện lực I đã không ngừng được đẩy mạnh, khối
lượng vốn đầu tư đã tăng lên cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng khá cao, làm tăng lượng điện thương phẩm, đáp ứng cơ bản
nhu cầu tiêu thụ điện của các cơ sở SXKD cũng như cho tiêu dùng sinh hoạt của
nhân dân trên địa bàn quản lý.
1.2. Về công tác Kế hoạch đầu tư XDCB
Kế hoạch hoá hoạt động đầu tư vừa là một nội dung, vừa là công cụ để quản
lý hoạt động đầu tư, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch đầu tư XDCB là một nội dung cơ bản nằm trong kế hoạch sản xuất
kinh doanh của toàn của Công ty. Công ty xây dựng kế hoạch theo từng năm, nội
dung cơ bản kế hoạch đầu tư XDCB gồm hai phần: phần một là phần đánh giá tình
hình thực hiện Kế hoạch đầu tư XDCB năm báo cáo. Nêu rõ mục tiêu, tiến độ, khối
lượng và vốn đầu tư đã thực hiện của từng công trình thể hiện bằng biểu thực hiện
Kế hoạch vốn đầu tư (phân theo nguồn huy động và cơ cấu vốn); phần hai : kế
hoạch vốn đầu tư XDCB của năm sau.

Kế hoạch đầu tư XDCB là công cụ quan trọng để Công ty điện lực I chỉ đạo
và hướng dẫn các đơn vị thực hiện sao cho đạt kết quả mong muốn, nâng cao hiệu
quả mỗi đồng vốn bỏ ra. Nó không chỉ đưa ra các chỉ tiêu thực hiện trong những
giai đoạn tới mà còn xây dựng nên các giải pháp thực hiện chúng với sự hỗ trợ,
tham gia góp ý thảo luận của các đơn vị thực hiện kế hoạch nhằm đạt được những
thành tích tốt nhất trong khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đối với Công ty để có kế hoạch chính thức của một dự án đầu tư phải qua
các giai đoạn sau:
- Cơ sở khảo sát, lập kế hoạch của đơn vị
- Bảo vệ kế hoạch với Công ty
- Chỉ định tư vấn chuẩn bị các thủ tục đầu tư
- Tư vấn đi khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trình duyệt
- Lập TKKT,TDT trình duyệt.
Giai đoạn năm 1996 - 2002, tiếp tục trên con đường đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, Công ty điện lực I cũng đã xây dựng nên các chỉ tiêu kế
hoạch đầu tư XDCB với giai đoạn sau luôn cao hơn giai đoạn trước. Kế hoạch đầu
tư xây dựng cụ thể các năm của công ty thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Kế hoạch đầu tư XDCB giai đoạn 1996 - 2002
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng vốn đầu tư 81.066 262.717 444.187 654.825 879.795 901.067 1.261.103
* Vốn trong nước 64.853 192.756 306.489 491.119 698.506 666.866 802.603
-Vốn KHCB 51.234 171.550 275.840 392.895 553.640 464.031 672.046
-Vốn vay tín dụng 13.619 21.206 30.649 98.224 144.866 202.835 50.557
- Nguồn vốn khác 0 0 0 0 0 0 80.000
* Vốn nước ngoài 16.313 69.961 137.698 163.706 181.289 234.201 458.500
Nguồn: Tổng hợp Kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty năm 1996, 1997,
1998,1999, 2000, 2001, 2002
1.3. Về công tác lập các thủ tục đầu tư xây dựng (ĐTXD)
Chúng ta đều biết rằng, giai đoạn chuẩn bị đầu tư (CBĐT) lập các BCĐT,

BCTKT, BCKT là giai đoạn đầu tiên trong trình tự đầu tư xây dựng của một dự
án. Giai đoạn này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó xác định được mức độ hiệu
quả của một quyết định đầu tư và quyết định đến việc thực hiện giai đoạn tiếp theo.
Theo qui định của Công ty, việc thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư cơ bản
phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đáp ứng các điều kiện về pháp lý, phù hợp với các qui chế quản lý và các qui
định hiện hành.
- Đảm bảo phù hợp với qui hoạch và kế hoạch của ngành, các cân đối tổng thể
đảm bảo cho dự án có khả năng thực hiện.
Thực tế cho thấy, đối với những dự án có giai đoạn CBĐT thực hiện tốt thì
việc đầu tư đạt hiệu quả rõ rệt, việc triển khai các giai đoạn tiếp theo thuận lợi,
công trình đưa vào khai thác đạt hiệu quả, quyết toán công trình nhanh gọn, dứt
điểm. Đối với những dự án có giai đoạn CBĐT thực hiện không tốt, thì việc triển
khai thực hiện các giai đoạn tiếp theo sẽ gặp nhiều vướng mắc, việc kết thúc công
trình bị kéo dài, thậm chí không quyết toán được.
Nhiệm vụ của công tác lập các thủ tục đầu tư xây dựng là một phần thực
hiện nhiệm vụ của giai đoạn CBĐT là lập các BCĐT, BCNCTKT, BCKT, tiếp đó
là lập các TKKT, TKKTTC, TDT, DT chi tiết, hồ sơ mời thầu, xét thầu… - trong
giai đoạn thực hiện đầu tư. Các thủ tục đầu tư xây dựng trên là khâu chiếm nhiều
thời gian nhất trong quá trình chuẩn bị đầu tư và có khi cả quá trình thực hiện dự
án.

×