Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN PHỐI KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.94 KB, 33 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TÀI CHÍNH VÀ PHÂN PHỐI KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG DOANH
NGHIỆP
I. KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP:
1.vai trò của kết quả tài chính:
Khi tiến hành hoạt dộng kinh doanh của mịnh, bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng đều phải quan tâm đến hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là một mục tiêu phấn
dấu trong mọi hoạt động, là tiêu chí quan trọng mà mọi doanh nghiệp hướng tới và
nó được phản ánh rõ rệt nhất qua chỉ kết quả tài chính trong doanh nghiệp.
Kết quả tài chính là một chỉ tiêu đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế về các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là kết qủa cuối cùng của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuền
vầ toàn bộ chi phí của các hoạt động đã thực hiện được biểu diễn dưới chỉ tiêu lỗ
lãi.
Trong điệu kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, một doanh nghiệp
có thể tồn tại hay không, điều đó phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra kết
quả tài chính tốt hay không. Viềc thực hiện tốt các chie tiêu kết quả tài chính là
điệu kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính cuả doanh nghiệp được vững
chắc. kết quả tài chính ảnh hửng trực tiếp đến khả năng thannh toán chi trả, khả
năng tái tạo nguồn vốn kinh doanh và điều quan trọng là tạo nên uy tín của doanh
nghiệp trên thương trường và trong các mối quan hệ kinh doanh. Mặ khác kết quả
tài chính là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp có thể bổ sung vốn như việc
trích lâp cac quỹ, từ đó tạo điều kiện cho quá trình tái đầu tư cho sản xuất kinh
doanh, đổi mới, hiện đại hoá máy móc, thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh cũng
như có điệu kiện hơn nữa để nâng cao dời sống của cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp.
Nâng cao kết quả tài chính cũng đồng thời giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt
trách nhiẹm của mình với nhà nước, với người lao động.
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kết quả tài chính nguồn tích luỹ cơ
bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế xã hội.Hoạt động kinh doanh có hiệu quả
là điệu kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể tích luỹ, thực hiện quá trình tái sản


xuất mở rộng đối với doanh nghiệp mình. Đồng thời khi mỗi doanh nghiệp với tư
cách là một tế bào trong nền kinh tế thực hiện tái sản xuất mở rộng thì quá trình tái
sản xuất xã hội cũng tất yếu là quá trình tái sản xuất mở rộng. Đóng góp của doanh
nghiệp vào ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập sẽ giúp nhà nước có điều
kiện tập trung thêm vốn đầu tư, mở rộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, kích thích nền
kinh tế phát triển, đưa đất nước tiến lên giàu mạnh.
Như vậy ta có thể thấy kết quả tài chính là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh đich
thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . đây là mục tiêu, là động lực
đề doanh nghiệp phấn đấu, là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nâng cao kết quả tài chính là điều kiện để doanh nghiệp nói riêng và toàn
bộ nền kinh tế nói chung phát triển.
2. Nội đung và phương pháp xác định kết quả tài chính:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm 3 loại:
- hoạt động sản xuất kinh doanh
- Hoạt động tài chính
- Hoạt động bất thường
Tương ứng với từng loại hoạt động đó, kết quả tài chính trong doanh nghiệp
cũng bao gồm 3 bộ phận cấu thành:
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Kết quả hoạt động tài chính
- Kết quả hoạt động bất thường
2.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh :
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả của hoạt động tiêu thụ về
sản phẩm hàng hoá,lao vụ, dịch vụ đã thực hiện. nó là phần chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng với các khoản chi phí kinh doanh
Công thức xác định:
Trong đó:

Cụ Thể:
 Doanh thu bán hàng: Là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ với giá trị

được thoả thuận ghi trên hoá đơn bán hàng. Doanh thu theo hoá đơn được
chia thành hai trường hợp:
 Đối với các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
doanh thu theo hoá đơn là toàn bộ số tiện bán hàng, cung ứng dịch vụ không
có thuế GTGT
Kết quả hoạt động = Doanh thu - Giá vốn - Chi phí - Chi phí
sản xuất kinh doanh thuần hàng bán bán hàng QLDN
Doanh thu = Doanh thu - giảm giá - hàng bán - Thuế TTDB
thuần bán hàng hàng bán bị trả lại thuế XK
 Đối với cac cơ sở kinh doanh nộp thuế GTTG theo phương pháp trực tiếp,
doanh thu theo hoá đơn là trị giá bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh
toán bao gồm cả thuế GTGT
 Giảm giá hàng bán: phản ánh trị giá của số sản phẩm, hàng hoá mà doanh
nghiệp giảm giá cho khách hàng do khách hàng mua hàng với số lượng lớn
hay thanh toan nhanh theo quy định của doanh nghiệp
 Hàng bán bị trả lại : Phản ánh trị giá của số sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ bị
khách hàng trả lại do các nguyên nhân như: sai quy cách chất lượng sản
phẩm hay vi phạm những điệu khoản đã thoả thuận, cam kết trong hợp đồng.
 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuê suất khẩu: la các khoản thuế gián thu mà doanh
nghiệp nộp cho ngân sách nhà nước khi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
 Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn thực tế của số sản phẩm hàng hoa
dịch vụ đã tiêu thủ trong kỳ.
 Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của các khoản chi phí doanh nghiệp
đã bỏ ra trong kỳ nhằm thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hay
dịch vụ như: chi phí Vận chuyển, chi phí tiền lương nhân viên bán hàng, chi
phí bảo quản hàng hoá, các chi phí phụ vụ trực tiếp cho quá trình bán hàng.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp : Là biểu hiện bằng tiền của các khoản chi phí
mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thưc hiện hoạt động chỉ đạo, điều hành công
việc kinh doanh của doanh nghiệp . Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
chi phí quản lý hành chính, chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài

sản cố định, chi phí dự phòng và các khoản chi phí khác có liên quan.
2.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính:
Kết quả hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài
chính với chi phí hoạt đông tài chính.
Công thưc xác định:
Trong đó:
 Thu nhập hoạt động tài chính : Là khoản thu do các hoạt động đầu tư tài
chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại bao gồm:
- Lãi đầu tư chứng khoán
- Thu nhập được chia từ hoạt động kinh doanh
- Thu nhập về cho vay vốn
- Thu nhập về kinh doanh bất động sản
- Triết khấu thanh toán được hưởng
- Lãi tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng
- Hoàn nhập dự phòng đầu tư chứng khoán
- Lãi về mua bán ngoại tệ
- Thu từ các hoạt động đầu tư tài chính khác
 Chi phí hoạt động tài chính: Là các khoản chi phí và khoản lỗ liên quan đến
hoạt động đầu tư tài chính bao gồm:
- Lỗ từ đầu tư chứng khoán
- Lỗ từ hoạt động liên doanh
- Chi phí về cho thuê vốn hay cho thuê tài TSCĐ
- Chi phí về đầu tư chứng khoán
- Chi phí về đầu tư kinh doanh bất động sản
Kết quả hoạt động = thu nhập hoạt động - chi phí hoạt động
tài chính tài chính tài chính
- Chiết khấu thanh toán cho khách hàng
- Lãi phải trả do vay vốn
- Trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán
- Lỗ từ việc bán ngoại tệ

- Chi phí hoạt động đầu tư tài chính khác
2.3 Kế toán kết quả hoạt động bất thường:
Hoạt động bất thường là hoạt động mà doanh nghiệp không dự tính đến trong
quá trình kinh doanh. Nó là phần chênh lệch giữa thu nhập bất thường và chi phí
bất thường.
Công thức xác định:
Trong đó:
 Thu nhập bất thường: Là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tinhd
trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện được hoặc là
những khoản thu mang tính không thường xuyên, bao gôm:
- Thu từ thanh lý, nhượng bánTSCĐ
- Thu nhập do hàng dôi thừa tự nhiên
- Số tiền được phạt do đối tác vi phạm hợp đồng
- Số xử lý phát sinh bồi thường vật chất lớn hơn giá trị tài sản
- Thu hội nợ khó đòi đã xử lý
- Tài sản được biếu tặng
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi
- Công nợ không xác định được chủ
- Thu từ hoạt động bất thương khác
 Chi phí bât thường: Là những khoản vay xảy ra không thường xuyên, là
những chi phí phát sinh từ những nghiệp vụ riền biêtt với hoạt đọng thong
Kết quả hoạt động = thu nhập hoạt động - chi phí hoạt động
bất thường bất thường bất thường
thường của doanh nghiệp. những chi phí này có thể do nguyen nhân chủ quan
hay khách quan mang lại, bao gồm:
- Chi phí nhượng bán, thanh lý TSCD bao gộmtoàn bbộ giá trị còn lại của tài
sản
- Số tiền phạt do vi phạm hợp điịng kinh tế, bị kỷ luật trong thanh toán tài
chính tín dụng
- Số tiền xử lý bồi thường vật chất nhỏ hơn giá trị tài sản

- Xử ký thiệt hại phát sinh trong quál trình sản xuất kinh doanh
- Ngân sách truy thu thuế
- Các khoản chi phí bất thương khác
Sau khi xác định kết quả kinh doanh của từng loại hoạt động, cuối kì kế toán
tổng hợp chung kết quả của các hoạt đông trong doanh nghiệp:
Đây là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhât
định. Nếu kết quả tài chính của doanh nghiệp là một số dương dchứng tỏ doanh
nghiệp kinh doanh có lãi và ngược lại chửng tỏ doanh nghiệp không bảo toàn được
vốn và kinh doanh chưa hiệu quả.
3. Các biện pháp nhằm nâng cao kết quả tài chính .
Kết quả tài chính là chỉ tiêu phán ánh việc thực hiện mục tiêu kinh doanh, là
nhân tố quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó không ngừng nâng cao
kết quả tài chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp hướng tới trong hoạt
đông kinh doanh của mình. Xuất phát từ mục tiêu đó , trong hoạt động kinh doanh,
các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu để phát huy mọt cách tốt
Kết quả = kết quả hoạt động + kết quả hoạt động + kết quả hoạt động
tài chính SXKD tài chính bất thường
nhất lợi thế của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp khác nhau có đặc điểm kinh
doanh khác nhau nên giải pháp cụ thể cũng khác nhau. Tuy nhiên dưới góc độ lí
luận, có một số giải pháp chung như sau:
3.1. Nâng cao doanh thu tiêu thụ:
Doanh thu tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả tài chính và nầng cao doanh thu tieu thụ là mục tiêu hàng đầu của các
doanh nghiệp. Dể nâng cao doanh thu tiêu thụ các doanh nghiệp cần thực hiện các
biện pháp sau:
 Khai thác tốt nguồn hàng:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá hiện nay, cạnh
tranh là một điệu tất yếu do đó có nhiều nguồn hàng cung cấp khác nhau với giá cả
chất lượng không giống nhau. Tìm được nguồn hàng tốt có nghĩa là doanh nghiệp
tìm được nơi bán hàng với giá thấp và chất lượng hợp lý. khi tìm được nguồn hàng

như vậy sẽ giảm được giá vốn hàng bán, chi phí thu mua dẫn đến nâng caô kết quả
tài chính.Do đó doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường, khôn khoea
trong viêc lựa chọn nguồn cung cấp tốt.Chảng hạn nguồ cung cấp đó phải ổn
định,chất lượng hàng hoá tốt, có uy tín, giá cả hợp lý, dảm bảo đáp ứng nhu cầu
của doanh nghiệp
 Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ
Trong diều kiện các nhân tố khac tương đối ổn định, số lượng hàng hoá tiêu thụ
trong kỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tơí tổng mức lợi nhuận. Trong trường hợp này, để
đẩy nhanh tốc đọ tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải thực hiện các biẹn pháp sau:
- Xác định cơ câud mặt hàng kinh doanh hợp ks, phù hợp với nhu cầu của thị
trường.
- Có chính sách giá cả phù hợp trong từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm
hàng hoá.
- Đa dạng hoá các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán nhằm
khai thác triệt để thị trường tiêu thụ.
- Bố trí mạng lưới kinh doanh hợp lý, thuận tiện cho khách hàng.
3.2 Phấn đấu hạ thấp chi phí kinh doanh:
Trong quá trinh hoạt đông kinh doanh và quản lý kinh tế, việc quản lý và sử
dụng chi phí giữ vi trò quan trọng, đòi hỏi phải đảm bảo tót kế hoạch sản xuất kinh
doanh, mở rộng quy mô và tăng tôca độ lưu chuyển hàng hoá, tăng doanh thu.
Đồng thời việc hạ thấp chi phí phải gắn liền với nguyên tắc tiết kiện hợp lý. Do đó
việc hạ thấp chi phí cần phải có tính toán toàn diện và phải mang hiệu quả kinh tế.
Việc đánh giá chi phí phát sinh trong kỳ phải được xem xét một cách đúng đắn,
cần xem xét việc sử dụng chi phí cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh vaaaf những
nguyên tắc quản lý tài chính hay không. Từ đó, kế toán cần tìm ra những mặt còn
tồn tại bất hợp lý trong việc quản ký và sử dụng chi phí để co biênn pháp quản lý
phù hợp. Như vậy vai trò của kế toán là hạn ché một cách tối đa các khoản chi phí
không cần thiết.
Doanh nghiệp phải kết hợp giữa việc Vận dụng quy luật giá trị, đòn bẩy kinh tế
với việc khuyến khích đông viên mọi người, mọi bộ phận trong doanh nghiệp đẻ

tiet kiệm chi phí. Kế toán cần phải lập dự toán chi phí ngắn hạn, căn cứ vào các
báo cáo tài chính quý, năm sau đó phân cấp quản lý chi phí. Với các chi phí chiếm
tỉ trọng lớn cần tiến hành kiểm tra thường xuyên hay định kỳ, nhằm nắm bắt các
chi phí phát sinh không hợp lý. Cần ra sức hạn chế những khoản chi phí gây ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang cần vốn , việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết. Việc sử dụg vốn có hiệu quả
là việc tổ chức quá trình Vận động, lưu chuyển hàng hoà tốt. Vòng quay vốn càng
nhanh là cơ sở không ngừng mở rộng lưu chuyển, rút ngắn thời gian lưu thông
trong xã hội. Các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng
cách : bố trí hơpj lý cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp , tăng năng suất lao động,
đánh giá tài sản cố định theo giá thị trường, xử lý các tài sản thừa...
Ngoài ra để nâng cao kết quả tài chính , doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của
mình để làm tăng kết quả về hoạt động tài chính và hạn chế các khoản chi phí bất
thường. Bên cạnh đó cần có ,một số hoạt động bổ sung mang tính hỗ trợ như: tăng
cường công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, thực hiện đúng chế độ tái chính kế
toán.
II.PHÂN PHỐI KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP.
1.Vai trò, ý nghĩa và yêu cầu của việc phân phối kết quả tài chính :
Phân phối kết quả tài chính trong doanh nghiệp là quâ trình chia và sử dụng các
khoản lợi nhuận thu được sau một thời kỳ hoạt động kinh doanh. Hay nói cách
khác, phân phối kết quả tài chính là viẹc giải quýet các mối quan hệ giữa tích luỹ
và tiêu dùng, giữa doanh nghiệp và nhá nước, giữa doanh nghiệp với tập thể người
lao động.
Như vậy, phân phối kết quả tài chính không phải chỉ là việc phan chia số tièn lão
đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế. Việc phân phối
đúng dắn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sản xuát kinh doanh phát triển, tăng hơn
nữa lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển công
việc kinh doanh của mình.
Với ý nghĩa đó, quá trình phân phối kết quả tài chính của doanh nghiệp phải

đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quá trình phân phối kết quả tài chính phải đảm bảo giải quyết mối quan hệ
cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tái sản xuất và kinh doanh giản đơn với tái
sản xuất và kinh doanh mở rộng. Mối quan hệ này được thể hiện ở tỉ lệ trích lập
các quỹ của doanh nghiệp, trong đó phần lợi nhuận tái đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh được chú trọng một cách thoả đáng.
- Quá trình phân phối kết quả tài chính phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về
mặt lợi ích giữa: nhà nước - Doanh nghiệp - Người lao động.Mối quan hệ này được
thẻ hiện ở tỉ lệ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và tỉ lệ trích lập các quỹ khen
thưởng, phúc lợi... của doanh nghiệp.
2. Nội dung và nguyên tắc phân phối kết quả tài chính:
Kết quả tài chính được tính toán vào cuối kỳ kế toán nhưng chỉ được xác định
ký duyệt chính thức khi kết thúc niên độ kế toán. Vì vậy, kết quả tài chính chỉ được
phân phối chính thức khi nó được xét duyệt chính thưc khi kết thúc niên độ kế
toán. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng đáp ứng các nhu cầu chi tiêu, trong kỳ,
doanh nghiệp vẫn tạm phân phối theo kế hoạch kết quả tài chính cho các đối tượng
có liên quan. Dựa trên yêu cầu đó, kết quả tài chính của doanh nghiệp được phân
phối theo hai giai đoạn
Giai đoạn 1: Tạm phân phối theo kế hoạch được tiến hành hàng tháng, quý. Số
tạm phân phối còn lại không được vượt quá 70% số lợi nhuận còn lại trong kỳ.
Giai đoạn 2: phân phối chính thức khi báo cáo quyết toán năm được
duyệt.Doanh nghiệp cần tiến hành tổng hợp và điều chỉnh số được phân phối trong
kỳ.
- Nếu số tạm phân phối nhỏ hơn số phân phối chính thức thì phải điều chỉnh
tăng phần chênh lệch
- Nếu sô tam phân phối lớn hơn số phân phối chính thức thì kế toán phải điều
chỉnh giảm số chênh lệch.

×